You are on page 1of 1

Lập kế hoạch khắc phục rủi ro

Sau khi xác định và định lượng cần đưa ra cách khắc phục rủi ro phù hợp. Lên kế hoạch khắc phục rủi
ro bao gồm đưa ra các lựa chọn và xác định các chiến lược để giảm thiểu rủi ro tiêu cực, tối đa hóa
rủi ro tích cực

5 chiến lược ứng phó với rủi ro tiêu cực:

Né tránh rủi ro: bằng cách loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây ra nó

Chấp nhận rủi ro (hay Chấp nhận hậu quả nếu rủi ro xảy ra): không thay đổi các kế hoạch về phạm vi,
chi phí, chất lượng và tiến độ để đối phó rủi ro

Chuyển giao rủi ro (hay Chuyển trách nhiệm và hậu quả của rủi ro cho một bên thứ ba): thường được
sử dụng trong việc xử lý rủi ro tài chính. Rủi ro thường được chuyển giao cho các doanh nghiệp bảo
hiểm

Giảm thiểu rủi ro: tác động của rủi ro được hạn chế tối thiểu bằng cách giảm xác suất xảy ra của nó

Leo thang rủi ro: nếu rủi ro vượt ra ngoài phạm vi dự án hoặc phương hướng đề xuất xử lý vượt quá
thẩm quyền của quản lý dự án thì cần chuyển cho quản lý cấp cao hơn trong tổ chức
5 chiến lược ứng phó với rủi ro tích cực:

Khai thác rủi ro: làm bất cứ thứ gì để đảm bảo rủi ro tích cực sẽ xảy ra

Chia sẻ rủi ro: phân phối quyền sở hữu rủi ro cho bên khác

Nâng cao rủi ro (hay tăng cơ hội): bằng cách xác định và tối ưu hóa các yếu tố chủ chốt của rủi ro tích
cực

Chấp nhận rủi ro: được áp dụng cho cả những rủi ro tích cực khi nhóm dự án không thực hiện bất kỳ
hành động nào đối với rủi ro đó

Leo thang rủi ro

2. Các quy trình quản lý rủi ro

You might also like