You are on page 1of 10

Bài làm

1.Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Xây dựng mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh: Quán Cà phê đặc sản - Specitaly Coffee

Tên chính CÔNG TY CỔ PHẦN Tên giao VN IKIGAI


thức THƯƠNG MẠI IKIGAI VIỆT dịch TRADING.,JSC
NAM

Mã doanh 0108670948 Ngày cấp 27/03/2019


nghiệp

Cơ quan Chi cục thuế Quận Long Biên Ngày bắt 28/03/2019
thuế quản lý đầu hoạt
động

Lý do đóng Ngày đóng 09/03/2022


cửa cửa

THÔNG TIN NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

Ngành nghề Bán buôn thực phẩm Lĩnh vực Kinh tế tư nhân
chính kinh tế

Loại hình Cổ phần Loại hình tổ Tổ chức kinh tế SXKD


kinh tế chức dịch vụ, hàng hoá

Khái niệm cho mô hình kinh doanh, tập trung vào hạt café: Về bản
chất: Các vùng khí hậu địa lý đặc biệt tạo ra hạt cà phê có đặc điểm hương vị
độc đáo gọi là “Specialty Coffee”. Nhằm đem lại trải nghiệm cho những
người sành café, tác giả thực hiện việc nhập nguyên liệu từ các nông trại từ
một số vừng đặc biệt về để kinh doanh.

Hình thức sản xuất kinh doanh

Kinh doanh dịch vụ đồ uống

Đặc điểm hoạt động

- Phải làm cả 3 việc Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ và sẽ có rất


nhiều quy trình, công việc cần phải lo và sắp xếp vì vậy sẽ tốn thời gian ban
đầu để quán có thể vận hành thật tốt

- Phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Mặt bằng, thời tiết, con người, khách
hàng, mô hình kinh doanh, đầu vào, trang trí, thiết kế v.v….

- Thời gian thu hồi vốn dài và có nguồn thu ổn định

- Đề cao vấn đề khách hàng trung thành

- Giá cả, chi phí có phần cao hơn các quán café truyền thống từ 2-3 lần

- Điều kiện cần để trở thành Specialty Coffee:

1. Có nguồn gốc từ nông trại tiềm năng, nguồn giống tốt ;

2. Khâu thu hái, chế biến, bảo quản đúng phương pháp ;

3. Quá trình chiết xuất (pha chế) chuẩn mực.

- Điều kiện đủ: Có điểm Cupping (tức điểm đánh giá chất lượng hương
vị theo SCA) từ 80 trở lên.

Thời gian làm việc

- Từ 8h – 22h hàng ngày từ T2-CN, gồm 2 ca

- Hoạt động trong cả các ngày lễ, trừ 1 số như Tết

- Các hoạt động nghỉ đột xuất sẽ được thông báo cụ thể trên Mạng Xã
Hội
Cơ cấu tổ chức

Quản lý

Nhân viên
Kế toán Barista
phục vụ

Cơ cấu nhân sự

Chức danh công việc Số lượng

Quản lý 1

Kế toán 1

Barista 3

Nhân viên phục vụ 5

Quản lý: Thực hiện quản trị các hoạt động của quán gồm cả con người và vật
chất. Ghi nhận và triển khai các vấn đề nguyên vật liệu,… Triển khai các
chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình kinh doanh ở thời điểm hiện tại.
Thực hiện các báo cáo cho cấp trên

Kế toán: Thực hiện các công tác tài chính – kế toán của doanh nghiệp.
Lương, chấm công, xuất nhập nguyên vật liệu,….

Barista: Nhân viên phá chế chính, ngoài hạt café đây là nhân tố thuộc về linh
hồn của đồ uống, có vai trò đặc biệt quan trọng trong mô hình kinh doanh
kiểu này.
Nhân viên phục vụ: Tiến hành chăm sóc khách hàng, cung cấo dịch vụ của
quán, hỗ trợ khách hàng trong các trường hợp được yêu cầu, thực hiện các
công tác như thu ngân, lau dọn cơ bản,….

2. Xác định mục tiêu chính sách tiền lương

- Với đặc thù khá đặc biệt và cần có tính chính xác, chuyên môn cao.
Cần phải xây dưng chính sách lương hợp lý, nhất là cho đối tượng Barista,
người làm chủ vai trò điều chế, chiết xuất café. Việc này ngoài kiến thức nền
tảng còn là kinh nghiệm cá nhân do đó một tiệm café đặc sản có được hưởng
ứng hay không phụ thuộc rất nhiều vào người pha chế.

- Mức lương xây dựng cần phải tạo điều kiện cho người lao động đảm
bảo mức sống, ngoài ra là các chi phí nâng cao tay nghề ( vốn rất quan trọng
cho Barista)

- Tạo động lực thúc đẩy phát triển dài hạn và gắn bó với đơn vị.

3. Xây dựng chính sách tiền lương

CSTL 1: Lương theo vị trí chức danh

Quỹ lương: Quỹ lương dự kiến hàng tháng được tính trên cơ sở mức lương
bình quân của tất cả các nhân viên (Không tính quản lý)

Quỹ lương dự kiến = ∑ (Mức lương bình quân i x số lao động tại vị trí i )

Trong đó:

- Mức lương bình quân i: Mức lương bình quân tại chức danh nhất định

- Số lao động tại vị trí i: Số lao động của vị trí chức danh i

Lương
Hệ số lương x Lương cơ bản
L¿ × Số ngày lao động thực tế ±Các khoản trừ
Số ngày lao động tiêu chuẩn
Trong đó: - Hệ số lương: Hệ số lương của người lao động với một vị trí chức
danh

- Lương cơ bản: Mức lương cơ bản của mỗi vị trí chức danh

- Số ngày công cơ bản: Số ngày công tiêu chuẩn trong 1 khoảng thời
gian tính lương.

- CKT: Các khoản trừ, Khoản trừ BHXH,BHYT,… theo quy định của
nhà nước hoặc của doanh nghiệp.

Giải trình các tham số của chính sách tiền lương

Lương cơ bản

Doanh nghiệp sử dụng các tiêu chí đánh giá nhất định, xây dựng lương
cơ bản cho mỗi vị trí chức danh. Đây là mức tiền lương tối thiểu mà người
trúng tuyển nhận được cho vị trí đó. Lương thực nhận được tính theo hệ số
lương dựa trên cơ sở các đặc điểm của mỗi cá nhân so với tiêu chuẩn tối thiểu
của công việc. Xây dựng lương cơ bản theo phương án này gồm:

Bước 1: Phân tích yếu tố công việc thành các giá trị đặc thù, gồm các
giá trị đặc thù chính để tính tỷ trọng về tầm quan trọng và các tiêu chuẩn đánh
giá cho mỗi giá trị.

Bước 2: Từ các thông tin thu thập được. Xây dựng bảng đánh giá và
gán số điểm cho các tiêu chí. Từ số điểm và các giá trị này, đưa ra được lương
cơ bản tối thiểu và các yêu cầu tối thiểu cho vị trí chức danh
Bảng tiêu chí đánh giá dự kiến cho mức lương cơ bản

Tiêu chí Điểm tối đa Mức yêu cầu tối thiểu

Kỹ năng, các chứng chỉ 80 50


nghề pha chế café đặc sản

Thời gian kinh nghiệm 30 20

Sơ yếu lý lịch, các yếu tố 50 40


cần thiết cho vị trí

Thái độ, tính cách yêu cầu 10 5


cho vị trí

Tổng 170 115

Với mỗi điểm tương ứng với một lượng tiền nhất định phù hợp với điều kiện
kinh tế của cửa hàng

Ví dụ. Từ bảng điểm ta có thể tính được mức lương cơ bản tối thiểu và tối đa
cho 1 người lao động mới tham gia làm việc tại cửa hàng, Giải sử mức lương
cho 1 điểm = 60.000 đồng.

=> Lương tối thiểu = 6.630.000 đồng/ tháng

=> Lương tối đa = 10.200,000 đồng/ tháng

Hệ số lương: Dựa trên cơ sở bảng điểm đã có vào mỗi đợt xét duyệt tăng
lương, người quản lý thực hiện tái chấm điểm cho các chức danh. Với số
lượng điểm vượt hơn so với mức cơ bản, người lao động được tăng lương
thông qua mức tăng về hệ số lương.

CSTL2: Chính sách làm theo giờ

TLtg = (Lvtcv x Ntt)/Ncđ

Trong đó:
TLtg: Tiền lương thời gian

Lvtcv: Mức lương thỏa thuận theo vị trí công việc

Ntt: Số ngày làm việc thực tế

Ncđ: Ngày công chế độ tháng tính theo chế độ làm việc do Nhà nước quy
định

Giải trình tham số

Lvtcv: Mức lương thỏa thuận theo vị trí công việc.


Đối với tham số này, cũng có 2 cách để xây dựng mức lương.
Cách 1: Người lao động và nhà tuyển dụng deal lương với nhau, quá trình
tăng lương sau này cũng tăng lên khi có dịp tăng lương và thỏa thuận từ cả 2.
Cách 2: Dùng phương phương án xây dựng mức lương tường tự trong chính
sáhc tiền lương 1. Cụ thể.
Bước 1: Phân tích yếu tố công việc thành các giá trị đặc thù, gồm các
giá trị đặc thù chính để tính tỷ trọng về tầm quan trọng và các tiêu chuẩn đánh
giá cho mỗi giá trị.
Bước 2: Từ các thông tin thu thập được. Xây dựng bảng đánh giá và
gán số điểm cho các tiêu chí. Từ số điểm và các giá trị này, đưa ra được lương
cơ bản tối thiểu và các yêu cầu tối thiểu cho vị trí chức danh
Bảng tiêu chí đánh giá dự kiến cho mức lương cơ bản
Tiêu chí Điểm tối đa Mức yêu cầu tối thiểu
Kỹ năng, các chứng chỉ 80 50
nghề pha chế café đặc sản

Thời gian kinh nghiệm 30 20


Sơ yếu lý lịch, các yếu tố 50 40
cần thiết cho vị trí
Thái độ, tính cách yêu cầu 10 5
cho vị trí
Tổng 170 115

Với mỗi điểm tương ứng với một lượng tiền nhất định phù hợp với điều kiện
kinh tế của cửa hàng
Ntt: Số ngày lao động thực tế: Tham số này là thời gian làm việc thực tế của
người lao động hưởng lương thời gian, được tính bằng cách chấm công. Hoàn
thành 1 lần thời gian lao động cơ bản tại doanh nghiệp được tính 1 công.
Thông thường là 8 giờ
Ntc: Số ngày lao động tiêu chuẩn: Theo chế độ ngày công của doanh
nghiệp. Với cơ sở ngày lao động tiêu chuẩn là 26 ngày/ tháng
4. Phân tích Chính sách tiền lương cho mô hình kinh doanh
So sánh ưu nhược điểm

Chính sách Ưu điểm Nhược điểm

CSTL 1 - Dễ dàng tính toán lương - Không mở rộng được


- Nhân sự được đảm bảo khoảng thu nhập
nhận đủ quyền lao động - Tính linh động trong nhân
- Cố định được nhân sự sự của CSTL thấp, với các
vị trí nhân viên phục vụ
- Quy trình tăng lương đủ thường xuyên có sự thay đổi
khả năng tạo động lực cho
người lao động phát triển
theo thời gian.

CSTL 2 - Lương dễ hiểu cho nhân sự - Trong nhiều trường hợp số


- Có khả năng mở rộng mức lương nhận được không
lương theo thời gian công tương xừng với giá trị tạo ra.
hiến - Nhân sự làm theo hợp
đồng thời gian thường có
tính không ổn định. Vị trí
barista cần tính ổn định cao
- Sử dụng 2 chính sách
lương, tuy không quá phức
táp nhưng cũng tốn thêm
thời lượng cho hoạt động
tính lương.

Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương

Yếu tố bên trong:

Tiềm lực vốn: Tuy cùng quy mô với các cửa hàng café khác tuy nhiên
chi phí cho 1 quá café đặc sản lớn hơn khá nhiều. Nguyên do đến từ nguyên
liệu, người pha chế và quy trình bảo quản. Khả năng thu hồi vốn cũng không
hề nhanh.

Nhân sự: 2 vị trí Quản lý và Barista có vai trò quan trọng nhất, người
quản lý bắt buộc cũng phải có các kiến thức cơ bản về café. Nguồn nhân lực
cho vị trí Barista không quá lớn, tương đối hạn chế. Với các mô hình Café đặc
sản thường có xu hướng đào tạo 1 số nhân viên ở vị trí khác trước cho cửa
hàng và cho học thêm để giảm chi phí tuyển dụng

Cơ sở vật chất: Ngoài vị trí cho người sử dụng dịch vụ, các máy móc
chuyên dùng cho pha chế cũng có chi phí tương đối lương

Yếu tố bên ngoài

Pháp luật: Các quy định của Nhà nước mang tính bắt buộc liên quan
đến hệ thống thù lao như: quy định về tiền lương tối thiểu, nguyên tắc xây
dựng thang bảng lương, các quy định về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, thuế thu nhập cá nhân, các quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi,…
buộc các doanh nghiệp phải thực hiện. Khi các quy định này ổn định, phù hợp
thì tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp và ngược lại, nếu hay
thay đổi điều chỉnh, không ổn định, không phù hợp sẽ gây khó khăn cho
doanh nghiệp, có thể làm mất tính chủ động của doanh nghiệp.

Đối thủ cạnh tranh: Các quán café đặc sản thường có mật độ tương đối
thấp, các quá giải khát cùng khu vực thì lại thường không có đối tượng mục
tiêu của quán café. Quá trình cạnh tranh thường diễn ra trên không gian mạng.
Ghi nhận chính sách tiền lương hợp lý

Với mô hình đặc thù, khách hàng quay lại và trở thành khách hàng
trung thành đến chủ yếu từ barista với các quy trình, hương vị pha chế đặc
trưng, cũng như tính quen thuộc. Do đó lựa chọn mô hình CSTL 1 mang tính
hợp lý hơn khi mà nhân sự ccó tính cố định cao hơn, ít thay đổi so với trường
hợp 2.

5. Thông qua và ra quyết định chính sách

Bước 1: Tiến hành xây dựng chính sách tiền lương: Quản lý và Kế toán kết
hợp triển khai xây dựng chính sách tiền lương. Thu thập các thông tin cơ bản
về giá cả thị trường, các nhiệm vụ thực tế, khối lượng công việc thực tế,…

Bước 2: Xây dưng chính sách sơ bộ: Tiến hành thử nghiệm, đánh giá lương
thông qua việc mô phỏng một số lần nhất định xem trong các trường hợp xấu
nhất có các vấn đề gì và tinh chỉnh

Bước 3: Tiến hành trình bày kế hoạch tiền lương cho chủ trực tiếp của quán
café, nếu các vấn đề và ghi nhận góp ý, sửa đổi

Bước 4: Thông qua và công bố đến toàn bộ nhân sự

Bước 5: Theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh trong những trường hợp có sự thay
đổi về thị trường lao động hoặc quá trình kinh doanh của công ty

You might also like