You are on page 1of 6

Câu 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động kinh doanh du lịch.

Các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động đối với các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch ở nước ta hiện nay.
Khái niệm về năng suất lao động
Khi phản ánh về năng suất lao động sẽ liên quan đến 2 yếu tố
- Phụ thuộc vào chính bản thân người lao động có khả năng, năng lực đê thực hiện
công việc.
- Phản ánh trình độ của doanh nghiệp tổ chức trong việc quản lý sử dụng yếu tố
nguồn lực, nguồn lao động để đảm bảo đạt được hiệu quả kinh doanh mong muốn
- Như vậy năng suất lao động vừa là chỉ tiêu đánh giá đội ngũ lao động vừa là chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp
Khái niệm chung: Năng suất lao động là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng lao
động sống trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy nó cũng là chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả kinh tế, phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt được với các chi phí lao động
sống bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
+ Nhân tố chủ quan
-Sức lao động gồm: Sức khoẻ của người lao động, số lượng lao động, trình độ chuyên
môn, trình độ văn hóá, phẩm chất đạo đức của 207 người lao động,... Một cơ sở kinh
doanh du lịch xác định được số lượng lao động vừa đủ sẽ tiết kiệm một phần đáng kể chi
phí lao động, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ. Dù làm việc ở bất cứ bộ phận nào,
người lao động cũng cần có sức khỏẻ. Sức khoẻ tác động trực tiếp đến công việc của
người lao động, đặc biệt, sức khoẻ là tiêu chuẩn quan trọng đối với công nhân bếp, nhân
viên khuân vác. Các cơ sở kinh doanh cần có chế độ tuyển dụng và bố trí lao động phù
hợp với từng loại công việc.
Người lao động cần có trình độ chuyên môn nhất định, có trình độ giao tiếp, ứng xử, hiểu
biết tâm lý khách hàng. Một phần lớn người lao động trong kinh doanh du lịch có sự tiếp
xúc trực tiếp với khách như nhân viên trực cửa, khuân vác, nhân viên lễ tân, nhân viên
phục vụ bàn, bar,...
cho nên, yêu cầu về hình thức, thái độ của nhân viên là hết sức quan trọng. Thông qua
mối quan hệ trực tiếp nhân viên - khách hàng, các cơ sở kinh doanh du lịch nói riêng và
ngành du lịch nói chung đã quảng bá bản sắc văn hóa địa phương, văn hóa của nước đến
du lịch cho khách. Mối quan hệ này tác động trực tiếp đến tỷ lệ quay trở lại của khách du
lịch.
-Cơ sở vật chất kỹ thuật: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp du lịch bao
gồm mạng lưới các cơ sở kinh doanh cùng các trang thiết bị, dụng cụ. Số lượng, quy mô,
sự phân bố vị trí, loại hình các cơ sở trực thuộc có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao
động của ngành, doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã phát triển các cơ sở của mình
mạnh mẽ, trở thành những tập đoàn nổi tiếng như: ITT Sheraton, Boston, Massachusetts
USA - 1941 cơ sở lưu trú;
Trusthouse Forte (London, UK) - 1970 cơ sở lưu trú; Marriott (Washington, USA) - 1929
cơ sở ăn uống; Holiday Inn (Atlanta, Georgia, USA) - 1954 khách sạn Mỹ,... Các tập
đoàn, các công ty luôn quy hoạch mạng lưới cơ sở, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển
của họ.
Mức trang bị công cụ, máy móc, dụng cụ chuyên dùng và hiệu quả sử dụng chúng là
nhân tố có thể lượng hoá được mức độ tác động đến năng suất lao động. Hoạt động kinh
doanh du lịch là hoạt động mà khả năng cơ giới hoá, tự động hoá rất hạn chế. Đối với
kinh doanh nhà hi việc áp dụng các thiết bị, máy móc vào chế biến sản phẩm ăn uống có
khả quan hơn. Việc trang bị các thiết bị cơ, điện, lạnh vào bộ phận bếp góp phần giảm
nhẹ điều kiện lao động nặng nhọc của công nhân bếp. Xu hướng đặt các quầy bán hàng tự
động buffet và các quầy cocktail ở tiền sảnh trong các khách sạn dịch vụ hạn chế
(Economy Hotel), đã tiết kiệm được một phần chi phí lao động của khách sạn, tiết kiệm
chi phí và tạo thuận lợi cho khách hàng. Hệ thống đăng ký đặt phòng qua máy tính tạo
năng suất lao động cho bộ phận đăng ký đặt phòng cao hơn. Tuy nhiên, những đầu tư để
bổ sung, đối mới các trang thiết bị, tiện nghi trong nhà hàng, khách sạn lại là những
khoản chi phí đáng kể. Mặt khác, chúng được sử dụng trong thời gian tương đối dài
nhưng nhanh bị lạc hậu, những hao mòn vô hình càng gia tăng khoản chi phí này. Bù lại,
luôn duy trì vẻ sang trọng, lịch sự lại tạo được uy tín và thu hút khách đến nhà hàng,
khách sạn.
-Đối tượng lao động: Trong lĩnh vực du lịch, đối tượng lao động chính là khách hàng, mà
khách hàng sẽ chi phối trực tiếp đến khả năng lao động của người lao động. Nếu không
có khách hàng thì mọi hoạt động sản xuất sản phẩm sẽ không được diễn ra. Vì vậy doanh
nghiệp luôn duy trì đôi tượng lao động thông qua các hoạt động chăm sóc, thu hút khách
hàng của doanh nghiệp.
Tuy nhiên khách hàng là yếu tố không thể kiểm soát và quản lý được, ví dụ như có những
thời điểm rất đông khách và ngược lại có những thời điểm vắng khách.... Từ đó dẫn tới
hiệu quả lao động không ổn định.
-Trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh: các yếu tố tổ chức quản lý là những yếu tố tác
động toàn diện lên hoạt động kinh doanh du lịch. Vai trò đầu não trong doanh nghiệp
thuộc về nhà quản trị cấp cao, là người tạo dựng bộ máy quản lý, hoạch định, lãnh đạo,
kiểm tra,... mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nhà quản trị phải có năng lực và phẩm chất
nhất định mới có thể điều hành có hiệu quả mọi hoạt động. Để tổ chức lao động tốt, phải
quản lý từ khâu tuyển dụng, đến khâu bố trí, phân công, sử dụng lao động, bên cạnh đó,
vấn đề khen thưởng và kỷ luật lao động cũng không thể xem nhẹ vì nó tác động vào mặt
trí lực của người lao động, kích thích họ quan tâm đến thành quả lao động đạt được.
Yêu cầu về văn minh phục vụ khách hàng là yêu cầu được quán triệt trong các ngành dịch
vụ bởi khách hàng là người đánh giá chất lượng dịch vụ quan trọng nhất. Đây là nhân tố
có tính chất đặc trưng cho hoạt động kinh doanh du lịch, có tác động khác nhau đến năng
suất lao động.
1.4.2. Nhân tố khách quan
- Tính thời vụ: Là nhân tố tác động to lớn tới năng suất lao động vì trong mùa cao điểm,
lượng khách hàng lớn từ đó đẩy sức lao động của nhân viên lên hết công suất, doanh
nghiệp luôn cần một lượng lớn lao động vào thời điểm này nhằm đáp ứng kịp thời cũng
như thỏa mãn được lượng khách hàng đông đảo trong vụ du lịch. Ngược lại khi trái vụ du
lịch lượng khách hàng giảm dần tới năng suât lao động giảm, doanh nghiệp cũng chỉ cân
một lượng nhỏ nhân viên đê duy trì một số hoạt động cơ bản. Điều này cũng khiến doanh
nghiệp cần bố trí cũng như cân
đối nguồn lực một cách hợp lí, có những chính sách về lao động nhằm sử dụng nguồn lực
này 1 một cách hiệu quả.
- Yếu tố cạnh tranh: Yếu tố này sẽ tác động đến năng suất lao động trên 2 mặt:
- Cạnh tranh lành mạnh ( chất lượng sản phẩm, dịch vụ ): Ở đây, doanh nghiệp sẽ
đẩy mạnh đầu tư vào các yếu tố sản xuất kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh
doanh một cách hiệu quả từ đó làm doanh thu của doanh nghiệp tăng lên,năng suất
lao động cũng tăng theo
- Cạnh tranh không lành mạnh: Doanh nghiệp "làm giá" các sản phẩm dịch vụ của
mình, chi phí sản xuất cũng bị cắt xén dẫn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi
xuống từ đó giảm uy tín của doanh nghiệp dẫn tới khách hàng giảm doanh thu và
năng suất lao động cũng sẽ giảm theo.
- Giá cả thị trường: tác động trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp do đó nó ảnh
hưởng lớn đến năng suất lao động. Giá cả chi phối rất lớn đến kết quả đầu ra cũng
như chi phí đầu vào.
Kết quả đầu ra bị ảnh hưởng thông qua doanh thu mà doanh nghiệp có thế đạt được trong
một thời kì nhất định. Chi phí đầu vào liên quan đến giá cả sức lao động mà doanh
nghiệp phải trả cho lao động trong thời kì đó. Doanh nghiệp cần cân nhắc và xem xét
đồng thời cả 2 yếu tố trên nhằm có sự điều chỉnh sao cho luôn đảm bảo năng suất lao
động được tốt nhất.
- Chế đô, chính sách của nhà nước: thể hiện thông qua các công cụ quản lí của nhà nước
rõ nhất là thuế - tác động trực tiếp tới lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận được, nó cũng bao
gồm cả phần thuế ảnh hướng tới doanh thu, nếu doanh nghiệp không thể quản lí tốt sẽ
dẫn tới việc vượt chi về mặt chi phí. Do đó mà doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc và
xem xét về những chế độ chính sách của nhà nước thể hiện qua thế ví dụ như thế thu
nhập, thuế GTGT... Đối với chi phí đầu vào thì chế độ chính sách của nhà nước cũng có
sự tác động lớn thể hiện qua các chính sách về mức lương tối thiểu, mức lương vùng, quy
định thời gian làm việc...
Các biện pháp để nâng cao năng suất lao động trong ngành du lịch ở Việt Nam hiện nay
bao gồm:
- Đào tạo và phát triển nhân lực: Cung cấp đào tạo chuyên sâu về dịch vụ du lịch và kỹ
năng mềm cho nhân viên, đồng thời thúc đẩy việc nhân viên tự tìm tòi, học hỏi và tự
nâng cao trình độ bản thân thông qua các khóa đào tạo trực tuyến, qua mạng internet và
tạo môi trường học tập ngay tại doanh nghiệp. Ngoài ra, cần áp dụng công nghệ trong
quản lý nhân sự vì đó chính là cách để tiết kiệm thời gian, gia tăng hiệu quả của hoạt
động quản lý, thúc đẩy nhân viên hòa nhập với môi trường làm việc chuyên nghiệp.
- Áp dụng công nghệ thông tin: Sử dụng các công nghệ mới như phần mềm quản
lý khách sạn, đặt vé trực tuyến để tối ưu hóa quy trình làm việc. Tăng cường liên kết, hợp
tác tốt với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thuận lợi hơn trong nắm bắt
tiêu chuẩn, kỹ thuật mới, tiếp cận tri thức và công nghệ mới.
- Tăng cường quản lý hiệu quả: Áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại để tối
ưu hóa quy trình làm việc và tăng cường hiệu suất làm việc của nhân viên.
- Khuyến khích sáng tạo và đổi mới: Tạo điều kiện để nhân viên đề xuất ý tưởng mới và
thúc đẩy sự sáng tạo trong công việc.
- Cải thiện điều kiện làm việc và phúc lợi cho nhân viên: Tạo ra môi trường làm việc tích
cực và hỗ trợ cho nhân viên để họ có thể làm việc hiệu quả hơn.

Câu 2: Năm nay khách sạn A thành phố Hạ Long đạt được một số chỉ tiêu kết quả
hoạt động kinh doanh thể hiện qua bảng dưới đây
1. Lập bảng
So sánh
STT Các chỉ tiêu ĐV Năm trước Năm nay
+/- %
1 D trđ 33500 38300 +4800 114.33
D lưu trú trđ 19200 24050 +4850 125.26
C lưu trú % 57.31 62.79 +(5.48) -
D ăn uống trđ 9600 11100 +1500 115.62
C ăn uống % 28.66 28.98 +(0.32) -
D# trđ 4700 3150 -1550 67.02
C# % 14.03 8.23 -(5.8) -
Số lao động bình quân
2 (R) ng 73 74 +1 101.37
Số LĐBQTT (RTT) ng 62 65 +3 104.84
R’TT % 84.93 87.84 +(2.91) -
3 W trđ/ng 458.904 517.567 +(58.66) 112.78
WTT trđ/ng 540.322 589.231 +(48.90) 109.05
4 P trđ 4800 5150 +350 107.29
5 Pbq (n) trđ/ng 65.75 69.59 +(3.84) 105.84
Pbq (t) trđ/ng 5.48 5.8 +(0.32) 105.84
6 P' % 14.33 13.45 -(0.88) -

o Nhìn chung, tình hình lao động – tiền lương của doanh nghiệp năm nay khá tốt:
doanh thu, năng suất lao động, tiền lương có xu hướng tăng, tỷ suất tiền lương có
xu hướng giảm:
− Doanh thu năm nay tăng 14.33%, tương đương với 4800 triệu đồng, trong đó
doanh thu ăn uống và doanh thu lưu trú có xướng tăng, riêng doanh thu khác có
chiều hướng giảm, cụ thể là giảm 1550 triệu đồng. Tuy nhiên doanh thu dịch vụ
khác chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng doanh thu, cụ thể là 8.23% trong năm nay,
do đó sự sụt giảm của nó không gây ảnh hưởng nhiều tới doanh thu.
− Số lao động bình quân năm nay tăng 1.37% tương đương 1 người so với năm
ngoái, trong đó Số lao động bình quân trực tiếp tăng 4.84% tương đương 3 người so với
năm ngoái. Số lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong số lao động bình quân, cụ
thể là 87.84% trong năm nay do đó sự tăng trưởng của lao động chủ yếu đến từ số
lao động trực tiếp.
− Năng suất lao động:

⮲ Tổng doanh thu năm nay so với năm ngoái tăng 14.33%, số lao động bình quân tăng
1.37%, tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của số lao động bình quân dẫn
tới năng suất lao động tăng, cụ thể là tăng 12.78%, tương đương tăng 58.66 triệu
đồng/1 người.
⮲ Tổng doanh thu năm nay tăng 14.33%, số lao động bình quân trực tiếp tăng 4.84%,
tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của số lao động bình quân trực tiếp
dẫn tới năng suất lao động tăng, cụ thể là tăng 9.05%, tương đương 48.90 triệu
đồng/1 người.
− Quỹ lương tăng 7.29% so với năm ngoái tương đương 350 triệu đồng. Số lao động
bình quân tăng 1.37%, tốc độ tăng của tổng quỹ lương lớn hơn tốc độ tăng của số
lao động bình quân dẫn tới tiền lương bình quân tăng, cụ thể là 3.84 triệu đồng/1ng/1
năm và 0.32 triệu đồng/1ng/1 tháng.
− Quỹ lương tăng 7.29%, tổng doanh thu năm nay tăng 14.33%, tốc độ tăng của quỹ
lương thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu do đó tỷ suất lương giảm 0.88%.

o Mức tiết kiệm, vượt chi về quỹ lương:

± P = -(0.88) x 38300/100= - 337.04


Từ phép tính trên, có thể thấy rằng, năm nay doanh nghiệp đã tiết kiệm được 337.04
triệu đồng.
o Mối quan hệ giữa 3 chỉ tiêu: năng suất lao động, tiền lương bình quân và tỷ suất
lương: P’ giảm sẽ tốt cho doanh nghiệp do vậy W và Pbq phải tăng lên, theo đó
tốc độ tăng của Pbq phải < tốc độ tăng của W. Theo bảng, tốc độ tăng của W >
Pbq, như vậy mối quan hệ giữa 3 chỉ tiêu này khá tốt.

o Có thể nói rằng khách sạn A đã thực hiện tốt kế hoạch lao động – tiền lương,
doanh nghiệp đã có các biện pháp để tăng được doanh thu, khuyến khích người lao
động nâng cao được năng suất lao động, đồng thời có các biện pháp đãi ngộ phù
hợp để kịp thời động viên người lao động mà vẫn tiết kiệm được chi phí lương.
Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì tình trạng này, nâng cao hơn
nữa hiệu quả sử dụng lao động, vừa khuyến khích người lao động nâng cao năng
suất, tiết kiệm được quỹ lương vừa thúc đẩy quy mô kinh doanh và đảm bảo mục
tiêu của doanh nghiệp.

You might also like