You are on page 1of 4

HƯỚNG DẪN CÁC PHƯƠNG PHÁP HÍT THỞ

A.CHUẨN BỊ
Ngồi: Với cột sống thẳng đứng, với bụng được kiểm soát, với hai
cánh tay ở hai bên mình. Hãy mở rộng lồng ngực, đẩy sườn ra phía trước,
và sau đó đẩy cơ hoành xuống để vùng bụng dưới cũng nhô ra.
Đứng: Đứng thẳng với ngón chân và gót chân chạm vào nhau, với
vai ưỡn ra sau và ngực đưa ra phía trước. Bụng dưới được kiểm soát chặt
chẽ.
Nằm: Thẳng, ngay ngắn, thoải mái.
Nhớ rằng phải hít thở làm căng cả 3 phần: ngực (phần trên phổi),
giữa ngực và bụng - ức (phần giữa phổi) và phần bụng (phần dưới phổi).
B. THỰC HÀNH
1. Hít Thở bình thường trước khi tập các bài tập:
Đếm nhịp điệu hơi thở qua nhịp đập của tim: Đặt ngón tay phải lên
cổ tay trái để đếm nhịp đập của mạch. Đếm từ 1 đến 6. Đếm cho đến khi
quen trong đầu mà không cần nhẩm nữa để lúc thở không nghĩ đến việc
đếm nhịp đập nữa.
Hãy hít vào từ từ hơi thở trọn vẹn, ngực và bụng, trong khi đếm 6
nhịp, giữ nó trong khi tim đập 3 lần. Sau đó thở ra bằng lỗ mũi trong 6
nhịp đập của tim. Thở ra, giữ cho phổi trống rỗng trong 3 nhịp đập, và
sau đó bắt đầu lại.
Hãy lặp lại, bao nhiêu lần tùy ý, nhưng không làm cho bạn bị mệt.
Ngay khi bạn cảm thấy mệt, hãy dừng lại.
Sau đó bắt đầu với bài thở đầu tiên RẤT QUAN TRỌNG là Thở
Thanh lọc.
2. Hít Thở thanh lọc:
Hãy hít vào một cách trọn vẹn, 3 hơi trọn vẹn. Phải là hơi thở sâu,
hơi thở sâu thật sự, sâu nhất có thể làm được, hãy làm phồng căng những
lá phổi, hãy kéo chính bạn lên và làm cho bạn tràn đầy không khí.

Trang 1 | 4
Bây giờ, với hơi thở thứ 3 giữ lại không khí đó trong khoảng 4 giây,
mím môi lại như thể sắp sửa huýt sáo, nhưng không phồng má ra. Hãy
thổi một ít không khí qua đôi môi hé mở với tất cả sức mạnh mà bạn có
thể. Hãy thổi nó ra một cách mãnh liệt, hãy để cho nó đi tự do. Sau đó
dừng lại trong 1 giây, trong khi vẫn giữ chỗ không khí còn lại. Hãy thổi
nó ra một ít nữa, vẫn với tất cả sức mạnh mà bạn có thể dồn lại được.
Dừng lại một 1 nữa, và sau đó thổi ra chỗ không khí còn lại sao cho
không còn một chút không khí nào ở bên trong những lá phổi của bạn.
Hãy thổi ra mãnh liệt nhất mà bạn có thể.

3. Hít Thở làm tăng sức mạnh thần kinh:

Đứng thẳng. Hít vào càng nhiều càng tốt, sau đó khi bạn nghĩ rằng
các lá phổi của bạn tràn đầy sức mạnh không thể, hơn được nữa. Hãy thở
ra từ từ. Chầm chậm.

Lại làm đầy trọn vẹn những lá phổi và giữ hơi thở đó. Hãy mở rộng
hai cánh tay thẳng ra phía trước mặt, không cần nỗ lực nào cả, chỉ giữ hai
cánh tay ở phía trước mặt với sức mạnh vừa đủ để giữ chúng nằm ngang,
nhưng chỉ sử dụng nỗ lực ít nhất có thể.

Đưa hai bàn tay ngược trở về phía vai, dần dần co các cơ lại và làm
cho chúng kéo căng để đến lúc hai bàn tay có thể chạm vào vai, các cơ
bắp sẽ khá căng, và nắm chặt bàn tay lại. Siết tay chặt đến nỗi chúng rung
lên vì nỗ lực. Vẫn giữ các cơ bắp căng, đẩy nắm đấm ra từ từ, sau đó kéo
chúng trở lại thật nhanh vài lần, có lẽ khoảng sáu lần. Tốc độ kéo ngược
nắm đấm và sau đó căng các cơ bắp sẽ quyết định lợi ích nhận được
nhiều đến đâu.

Thở ra một cách mạnh mẽ, thực sự mãnh liệt với miệng, với đôi môi
mím lại, và chỉ có một lỗ mà qua đó thổi hơi thở mạnh hết mức có thể làm
được. Sau khi làm như thế một vài lần, kết thúc bằng cách thực hành bài
thở thanh lọc một lần nữa.

4. Hít Thở kiểm soát tinh thần:

Trang 2 | 4
Ngồi thẳng lưng, và hít vào một hơi thở trọn vẹn. Rồi hít một hơi thở
thanh lọc. Sau đó hít vào một hơi theo tỉ lệ 1, 4, 2. Đó là (chúng ta hãy sử
dụng giây đồng hồ cho một sự thay đổi!) hít vào trong 5 giây, sau đó nín
thở trong bốn lần năm giây, tức là 20 giây. Sau khi nín thở xong, bạn hãy
thở ra trong 10 giây.

5. Hít Thở quên đau đớn:

Nằm xuống, hay ngồi thẳng lưng, nằm hay ngồi không quan trọng.
Sau đó thở nhịp nhàng, duy trì ý nghĩ rằng với mỗi hơi thở, cơn đau sẽ
biến mất với mỗi lần thở ra, cơn đau đang được đẩy ra ngoài. Hãy hình
dung rằng mỗi khi bạn hít vào là bạn đang hít vào sức sống để thay thế
cho cơn đau, hãy hình dung rằng mỗi lần bạn thở ra là bạn đang đẩy cơn
đau ra ngoài.

Hãy đặt tay bạn lên phần cơ thể đang bị ảnh hưởng của cơn đau, và
hình dung rằng với bàn tay của mình, với mỗi hơi thở, bạn đang tẩy sạch
nguyên nhân của cơn đau. Hãy làm điều này trong 7 lần thở trọn vẹn.
Sau đó cố gắng thở thanh lọc, rồi nghỉ trong một vài giây, thở từ từ và
bình thường trở lại. Nếu vì bất cứ lý do nào, bạn vẫn còn bị đau, hãy lặp
lại điều tương tự, thực hiện một lần, hay hai lần nữa cho đến khi cuối
cùng cơn đau giảm xuống.

6. Hít Thở khi mệt mỏi hoặc có nhu cầu bất ngờ về năng lượng:

Một lần nữa, không quan trọng là đứng hay ngồi, mà hãy giữ chân
sát với nhau, ngón chân và gót chân chạm vào nhau. Sau đó, đan các
ngón tay của hai bàn tay vào với nhau, và để tay và chân tạo thành vòng
tròn khép kín. Thở nhịp nhàng vài lần, những hơi thở sâu hơn, và thở ra
từ từ. Sau đó tạm dừng trong ba nhịp đập, và tiếp theo thực hiện phép
thở thanh lọc. Bạn sẽ thấy sự mệt mỏi biến mất.

7. Hít Thở khi căng thẳng:

Hãy hít vào thật sâu, tất nhiên là thở bằng lỗ mũi, và nín thở trong
10 giây. Sau đó thở ra từ từ với hơi thở luônđược kiểm soát hoàn toàn. Tự
cho phép mình thở bình thường hai hay ba lần, và sau đó lại hít vào thật
Trang 3 | 4
sâu trong 10 giây để không khí ngập tràn phổi của bạn. Nín thở lần nữa,
và thở ra từ từ, lại trong 10 giây. Làm như thế ba lần, mà không bị ai để ý,
và bạn sẽ thấy rằng bạn đang hoàn toàn yên tâm. Tiếng đập thình thịch
của trái tim bạn sẽ dừng lại và bạn sẽ cảm thấy tự tin hẳn lên.

Nếu bạn cảm thấy run rẩy hoặc căng thẳng, vậy thì hãy hít một hơi
thật sâu và giữ nó trong một giây hoặc lâu hơn, vì bạn có thể dễ dàng làm
điều đó trong khi người kia vẫn đang nói. Điều này sẽ khôi phục niềm tin
đang bị suy giảm của bạn.

8. Hít Thở khi nâng vật nặng:

Hít vào một hơi thật sâu và nín thở trong khi nâng. Khi việc nâng
vật đó kết thúc, bạn có thể để hơi thở ra từ từ và tiếp tục thở bình thường.

9. Hít Thở kiểm soát giận giữ:

Hít một hơi thật sâu. Nín thở trong vài giây, và sau đó thở ra thật
chậm.

10. Hít thở nếu có rối loạn trong dạ dày, gan và máu:

Hãy hít vào trọn vẹn, lấy vào được nhiều không khí nhất có thể, và
giữ nó ở trong cho đến khi cảm thấy nhoi nhói nhẹ nhàng, rất nhẹ nhàng
trên thái dương ở bên trái và bên phải. Ngay khi đó thở ra thật mạnh qua
miệng, THẬT MẠNH MẼ, không chỉ để nó trôi ra, mà thổi nó ra qua
miệng với tất cả sức lực mà bạn có thể dồn vào. Sau đó cần phải thực hiện
phép thở thanh lọc.

Trang 4 | 4

You might also like