You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-------***-------

BÀI TẬP NHÓM

Thị trường phái sinh quốc tế: Hợp đồng quyền chọn

Họ và tên: Nguyễn Thu Phương – 11214861


Nguyễn Thị Ngọc Khuyên – 11217441
Hầu Trương Thương – 11217481
Lưu Thị Ngọc Trâm – 11195170
Eam Inoeu - 11219902
Lớp học phần: Lớp QTTCQT_01
GV hướng dẫn: TS. Phan Thị Thanh Hương

Hà Nội, Tháng 10 năm 2023


MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN................................................................2
1. Định nghĩa...........................................................................................................................2
2. Đặc điểm..............................................................................................................................2
3. Các loại hợp đồng quyền chọn...........................................................................................3
4. Quyền chọn trên thị trường ngoại hối..............................................................................3
II. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG.........................................................................................................5
1. Quyền chọn mua (Call Option).........................................................................................5
2. Quyền chọn bán (Put Option)............................................................................................5
III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NGƯỜI BÁN VÀ NGƯỜI MUA............................................7
IV. MỤC TIÊU HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN.......................................................................7
1. Đầu tư kiếm lời:..................................................................................................................7
2. Quản lý rủi ro ngoại hối:....................................................................................................8
V. TÍNH THANH KHOẢN CỦA THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH QUỐC TẾ QUYỀN CHỌN
9
1. Khái niệm............................................................................................................................9
2. Yếu tố tác động tính thanh khoản.....................................................................................9
VI. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN.............................................12
2. Cách lựa chọn áp dụng hợp đồng quyền chọn..................................................................12
3. Lưu ý quan trọng khi thực hiện hợp đồng quyền chọn....................................................13
VII. BÀI HỌC THỰC TẾ........................................................................................................13
4.1. Ví dụ minh họa:................................................................................................................13
4.2. Ví dụ thực tế......................................................................................................................14
VIII. THỰC TRẠNG HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN TẠI VIỆT NAM.................................16
1. Phương thức mua hợp đồng quyền chọn........................................................................16
2. Phương thức bán hợp đồng quyền chọn.........................................................................16
I. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
1. Định nghĩa
Hợp đồng quyền chọn (Option Contract) là hợp đồng cho phép người mua nó có
quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc được bán:
 Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở
 Tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai
 Với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.
Tại thời điểm xác định trong tương lai, người mua quyền có thể thực hiện hoặc không
thực hiện quyền mua (hay bán) tài sản cơ sở. Nếu người mua thực hiện quyền mua (hay
bán), thì người bán quyền buộc phải bán (hay mua) tài sản cơ sở. Thời điểm xác định
trong tương lai gọi là ngày đáo hạn; thời gian từ khi ký hợp đồng quyền chọn đến ngày
thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn. Mức giá xác định áp dụng trong ngày đáo hạn
gọi là giá thực hiện (exercise price hay strike price).

2. Đặc điểm
Cùng là chứng khoán phái sinh nên hợp đồng quyền chọn cũng có một số đặc điểm tương
đồng với hợp đồng kỳ hạn hay hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, loại chứng khoán phái sinh
này cũng có một số đặc điểm riêng biệt so với 2 loại kia, cụ thể:
 Tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn có thể là bất kỳ loại hàng hóa nào. Các tài
sản cơ sở trong giao dịch này không cần được chuẩn hóa về số lượng, khối lượng,
giá trị hay các điều khoản.
 Loại chứng khoán phái sinh này được quyền giao dịch trên thị trường OTC và
không được niêm yết. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chỉ có duy
nhất hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh được niêm yết .
 Việc trao đổi và thanh toán tài sản thường không xảy ra vào thời điểm ký kết hợp
đồng. Tùy vào kiểu quyền chọn mà hoạt động này sẽ được thực hiện sau đó hay tại
thời điểm đáo hạn.
 Trong giao dịch các bên tham gia vào hợp đồng không cần phải ký quỹ mà thay
vào đó phải chịu phí quyền chọn (premium). Trong đó, người mua quyền chọn có
nghĩa vụ phải trả cho người bán quyền chọn một khoản phí nhất định.
 Tại thời điểm đáo hạn, người mua có thể quyết định giữa việc thực hiện quyền
(mua hay bán) hoặc không thực hiện quyền chứ không bắt buộc. Trong trường hợp
bên người mua thực hiện quyền thị người bán phải có nghĩa vụ thực hiện theo các
điều khoản theo như hợp đồng. Có nghĩa là sẽ bán nếu là hợp đồng quyền chọn
mua hay mua nếu đó là quyền chọn bán với mức giá như đã thỏa thuận.
 Nếu lỗ, người mua Option chỉ lỗ trong phạm vi tiền cược (khoản phí)
Ngoài ra, các bên tham gia hợp đồng này có thể đóng vị thế của mình bằng cách tham gia
một hợp đồng quyền chọn khác nhưng ở vị thế đối với vị thế trước đó. Hiểu đơn giản,
nếu bạn đang sở hữu quyền chọn mua thì bạn có thể đóng vị thế bằng việc bán lại quyền
chọn mua đó hay nếu bạn đã bán một quyền chọn mua thì sẽ đóng vị thế bằng cách mua
một quyền chọn mua với cùng giá thực hiện, cùng tài sản cơ sở và cùng ngày đáo hạn.
3. Các loại hợp đồng quyền chọn
Quyền chọn cho phép được mua gọi là quyền chọn mua (call option), quyền chọn cho
phép được bán gọi là quyền chọn bán (put option).
 Quyền chọn mua trao cho người mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không phải
nghĩa vụ, được mua một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm
trong tương lai với một mức giá xác định.
 Quyền chọn bán trao cho người mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không phải
nghĩa vụ, được bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm
trong tương lai với một mức giá xác định.
Đối với quyền chọn mua, ta có người mua quyền chọn mua (holder) và người bán quyền
chọn mua (writer). Đối với quyền chọn bán, ta cũng có người mua quyền chọn bán và
người bán quyền chọn bán. Một cách phân loại khác là chia quyền chọn thành quyền
chọn kiểu châu Âu (European options) và kiểu Mỹ (American options).
 Quyền chọn kiểu châu Âu (European options) là loại quyền chọn chỉ có thể được
thực hiện vào ngày đáo hạn chứ không được thực hiện trước ngày đó.
 Quyền chọn kiểu Mỹ (American options) là loại quyền chọn có thể được thực hiện
vào bất cứ thời điểm nào trước khi đáo hạn.
Quyền chọn có thể được dựa vào các tài sản cơ sở như cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái
phiếu, lãi suất, ngoại hối, kim loại quý hay nông sản. Nhưng nhìn chung nếu phân theo
loại tài sản cơ sở thì có thể chia quyền chọn thành quyền chọn trên thị trường hàng hoá,
quyền chọn trên thị trường tài chính và quyền chọn trên thị trường ngoại hối. Quyền chọn
có thể được mua bán trên thị trường tập trung (như Thị trường quyền chọn Chicago –
CBOE, Thị trường HĐ tương lai quốc tế London – LIFFE, ...) hay các thị trường phi tập
trung (OTC).
4. Quyền chọn trên thị trường ngoại hối
Trong các bài trước, chúng ta đã thấy mặc dù hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng hoán
đổi và hợp đồng tương lai có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro ngoại hối, nhưng vì là
những hợp đồng bắt buộc thực hiện khi đến hạn nên nó cũng đánh mất đi cơ hội kinh
doanh, nếu như tỷ giá biến động thuận lợi. Đây là nhược điểm lớn nhất của hợp đồng có
kỳ hạn và hợp đồng tương lai. Để khắc phục nhược điểm này, một số ngân hàng thương
mại đã nghiên cứu đưa ra một dạng hợp đồng mới, hợp đồng quyền chọn tiền tệ (currency
options contract).
Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên tỷ giá hối đoái được Sở Giao Dịch Chứng
Khoán Philadelphia đưa ra đầu tiên vào năm 1983. Ngày nay thị trường quyền chọn là
một trong những phân khúc thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thị trường hối
đoái toàn cầu và nó chiếm khoản chừng 7% doanh số giao dịch hàng ngày.
Nói chung, quyền chọn (options) là một công cụ tài chính cho phép người mua nó
có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua (call) hay bán (put) một công cụ tài chính
khác ở một mức giá và thời hạn được xác định trước. Người bán hợp đồng quyền chọn
phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nếu người yêu cầu. Bởi vì quyền chọn là một tài sản tài
chính nên nó có giá trị và người mua phải trả một khoản chi phí nhất định (premium cost)
khi mua nó. Để có thể hiểu rõ thêm khái niệm quyền chọn, một số thuật ngữ liên quan
cần được giải thích chi tiết hơn như sau:
• Người mua quyền (holder) – Người bỏ ra chi phí để được nắm giữ quyền chọn và
có quyền yêu cầu người bán có nghĩa vụ thực hiện quyền chọn theo ý mình.
• Người bán quyền (writer) – Người nhận chi phí mua quyền của người mua quyền,
do đó, có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo yêu cầu của người mua quyền.
• Tài sản cơ sở (underlying assets) – Tài sản mà dựa vào đó quyền chọn được giao
dịch. Giá cả trên thị trường của tài sản cơ sở là căn cứ để xác định giá trị của quyền chọn.
Tài sản cơ sở có thể là hàng hoá như cà phê, dầu hỏa, vàng,.. hay chứng khoán như cổ
phiếu, trái phiếu hoặc ngoại tệ như EUR, CHF, CAD,...
• Tỷ giá thực hiện (exercise or strike rate) – Tỷ giá sẽ được áp dụng nếu người mua
quyền yêu cầu thực hiện quyền chọn.
• Trị giá hợp đồng quyền chọn (volume) – Trị giá được chuẩn hóa theo từng loại
ngoại tệ và thị trường giao dịch.
• Thời hạn của quyền chọn (maturity) – Thời hạn hiệu lực của quyền chọn. Quá thời
hạn này quyền không còn giá trị.
• Phí mua quyền (premium) – Chi phí mà người mua quyền phải trả cho người bán
quyền để được nắm giữ hay sở hữu quyền chọn. Chi phí này thường được tính bằng một
số nội tệ trên mỗi ngoại tệ giao dịch.
• Loại quyền chọn – Loại quyền mà người mua nắm giữ. Loại quyền chọn nào cho
phép người mua có quyền được mua một loại tài sản cơ sở ở mức giá xác định trước
trong thời hạn nhất định gọi là quyền chọn mua (call). Ngược lại, loại quyền chọn nào
cho phép người mua có quyền được bán gọi là quyền chọn bán (put).
• Kiểu quyền chọn – Kiểu giao dịch do hai bên thỏa thuận cho phép người mua
quyền được lựa chọn thời điểm thực hiện quyền. Kiểu quyền chọn cho phép người mua
quyền được thực hiện bất cứ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của quyền chọn gọi là
quyền chọn kiểu Mỹ. Kiểu quyền chọn chỉ cho phép người mua thực hiện khi quyền chọn
đến hạn gọi là quyền chọn kiểu châu Âu.
Quyền chọn có thể áp dụng cho nhiều loại thị trường với nhiều loại hàng hóa khác nhau.
Do vậy có nhiều loại quyền chọn khác nhau theo những loại thị trường khác nhau, chẳng
hạn quyền chọn trên thị trường hàng hoá, quyền chọn trên thị trường chứng khoán và
quyền chọn trên thị trường ngoại hối. Ở đây chỉ đề cập đến quyền chọn trên thị trường
ngoại hối với hai hình thức khác nhau: quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán
(put option). Quyền chọn mua là kiểu hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có
quyền, nhưng không bắt buộc, được mua một số lượng ngoại tệ ở một mức giá và trong
thời hạn được xác định trước. Quyền chọn bán là kiểu hợp đồng quyền chọn cho phép
người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được bán một số lượng ngoại tệ ở một
mức giá và trong thời hạn được xác định trước. Nếu tỷ giá biến động thuận lợi người mua
sẽ thực hiện hợp đồng (exercise the contract), ngược lại người mua sẽ không thực hiện
cho đến khi hợp đồng hết hạn. Ở đây cũng cần thiết phân biệt hai kiểu hợp đồng quyền
chọn: Hợp đồng quyền chọn theo kiểu Mỹ và hợp đồng quyền chọn theo kiểu châu Âu.
Hợp đồng quyền chọn theo kiểu Mỹ (American Options) cho phép người mua nó có
quyền thực hiện hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn. Trong khi
quyền chọn theo kiểu châu Âu (European Options) chỉ cho phép người mua thực hiện
hợp đồng khi hợp đồng đến hạn (at maturity).

Giá trị của quyền chọn tùy thuộc vào tỷ giá thực hiện (exercise or strike price) và sự biến
động của tỷ giá trên thị trường. Tỷ giá biến động có thể làm cho quyền chọn trở nên sinh
lợi (in-the-money), hòa vốn (at-the-money) hoặc lỗ vốn (out-of-the- money). Nếu đặt E là
tỷ giá thực hiện và S là tỷ giá trên thị trường giao ngay, chúng ta có các trường hợp có thể
xảy ra như sau đối với một hợp đồng quyền chọn:
• Quyền chọn mua:
1. S > E ⇒ hợp đồng sinh lợi
2. S = E ⇒ hợp đồng hòa vốn
3. S < E ⇒ hợp đồng lỗ vốn

• Quyền chọn bán:


1. S < E ⇒ hợp đồng sinh lợi
2. S = E ⇒ hợp đồng hòa vốn
3. S > E ⇒ hợp đồng lỗ vốn.

II. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG


1. Quyền chọn mua (Call Option)
Nhà đầu tư sẽ chọn loại hợp đồng Call Option khi dự đoán giá hàng hoá, chẳng hạn như
cổ phiếu tăng trong tương lai. Lúc này, người mua sẽ trả phí quyền chọn cho người bán
hợp đồng. Sau đó, hợp đồng cho phép người sở hữu có quyền mua tài sản cơ sở với mức
giá xác định tại thời điểm nhất định theo thoả thuận. Nếu giá tài sản tăng, nhà đầu tư sẽ
được hưởng lợi từ sự chênh lệch giá hiện tại so với giá thỏa thuận.
Hay nói cách khác:
 Người bán Call Option nhận được một khoản phí từ người mua Call Option.
Khoản phí này được gọi là tiền cược.
 Người mua Call Option là người có quan điểm là mức giá đó sẽ tăng lên vào thời
điểm thanh toán.
 Đến thời hạn thực hiện hợp đồng, nếu giá thị trường cao hơn giá thực hiện ghi
trong hợp đồng thì người thực hiện quyền mua Call Option có quyền thực hiện
quyền mua của mình.
Nếu người bán Call Option giữ tài sản cơ sở cho đến khi bán thì sẽ được gọi là quyền
chọn có bảo đảm.
2. Quyền chọn bán (Put Option)
Nhà đầu tư ưu tiên chọn quyền chọn bán khi dự đoán giá cổ phiếu, hàng hóa có xu
hướng giảm trong tương lai. Theo đó, người mua quyền chọn sẽ thanh toán phí cho người
bán hợp đồng. Người sở hữu put option sẽ được bán tài sản cơ sở với mức giá xác định,
tại thời điểm nhất định. Nếu giá tài sản giảm, nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận từ
chênh lệch giá. Hợp đồng quyền chọn bán có thể coi là một bảo hiểm cho nhà đầu tư khi
giao dịch một cổ phiếu.
Hay nói cách khác:
 Người bán Put Option nhận được một khoản phí từ người mua Put Option. Khoản
phí này được gọi là tiền cược.
 Người mua Put Option là người có quan điểm là mức giá đó sẽ giảm xuống vào
thời điểm thanh toán.

VÍ DỤ:
Giả sử vào ngày 1 tháng 5, giá cổ phiếu của Cory's Tequila Co. là 67 USD và phí tiền
cược là 3,15 USD cho Quyền chọn Mua July 70, tức ngày đáo hạn là thứ Sáu thứ 3 của
tháng 7 và giá thực hiện là 70 USD. Tổng giá trị của hợp đồng là 3,15 USD x 100 = 315
USD. Trên thực tế, sẽ phải tính đến tiền hoa hồng, nhưng tạm thời chúng ta sẽ bỏ qua
chúng trong ví dụ này.

Hợp đồng quyền chọn cổ phiếu là quyền chọn mua 100 cổ phiếu; đó là lý do tại sao bạn
phải nhân hợp đồng với 100 để có được tổng giá. Giá thực hiện là 70 USD có nghĩa là giá
cổ phiếu phải tăng đến mức lớn hơn 70 USD trước khi quyền chọn mua có giá trị; hơn
nữa, vì giá hợp đồng là 3,15 USD/cổ phiếu nên giá hòa vốn sẽ là 73,15 USD/cổ phiếu.

Giả sử đầu tháng 5, giá cổ phiếu là 67 USD, nó thấp hơn giá thực hiện 70 USD, vì vậy
quyền chọn này không đem lại giá trị. Nhưng đừng quên rằng bạn đã trả $315 cho quyền
chọn này, vì vậy hiện tại bạn đang bị lỗ.

Ba tuần sau, giá cổ phiếu là 78 USD. Hợp đồng quyền chọn đã tăng cùng với giá cổ phiếu
và hiện có giá trị 8,25 USD x 100 = 825 USD. Trừ đi số tiền bạn đã trả cho hợp đồng và
lợi nhuận của bạn là ($8,25 - $3,15) x 100 = $510. Bạn gần như đã nhân đôi số tiền của
chúng ta chỉ sau ba tuần! Bạn có thể bán quyền chọn của mình, được gọi là "đóng vị thế
của bạn" và thu lợi nhuận – tất nhiên, trừ khi bạn cho rằng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng...

Giả sử chúng ta để nó tiếp tục.

Đến ngày đáo hạn, giá đột ngột tụt giảm mạnh về 62 USD. Bởi vì giá này thấp hơn giá
thực hiện 70 USD của chúng ta và không còn thời gian nên hợp đồng quyền chọn sẽ
không còn giá trị. Lúc này, chúng ta lỗ mất mức phí cược ban đầu là 315 USD.

Tóm lại, đây là những gì đã xảy ra với khoản đầu tư quyền chọn của chúng tôi:
III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NGƯỜI BÁN VÀ NGƯỜI MUA

Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia


Call option – Quyền chọn mua Put option – Quyền chọn bán

Người mua call Người bán call Người mua put Người bán put
option (holder) option (writer) option (holder) option (writer)

Quyền Mua tài sản cơ Nhận phí quyền Bán tài sản cơ Nhận phí quyền
sở chọn sở chọn

Nghĩa Trả phí quyền Bán tài sản cơ Trả phí quyền Mua tài sản cơ
vụ chọn sở chọn sở

IV. MỤC TIÊU HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN


Giao dịch quyền chọn vừa trình bày trên đây có thể sử dụng cho cả 2 mục tiêu: đầu
cơ và phòng ngừa rủi ro ngoại hối.
1. Đầu tư kiếm lời:
Về đầu tư kiếm lời, ví dụ, khách hàng G có thể đầu cơ bằng cách mua 100.000EUR
giữ đó để ba tháng sau khi EUR lên giá bán lại kiếm lời. Muốn vậy, ngay hiện tại G phải
bỏ ra 100.000 x 1,2482 = 124.820 USD để mua 100.000EUR. Do không có được ngay ở
hiện tại số tiền khá lớn này nên giấc mơ đầu cơ của G khó có thể thực hiện được. Thời cơ
không thể đến được, dù G là người có hiểu biết. Để tạo điều kiện cho G thử thời vận,
ACB chào cho G một hợp đồng quyền chọn mua, có những điều khoản như sau:
• Người bán quyền: ACB
• Người mua quyền: G
• Loại quyền: chọn mua (call)
• Kiểu quyền: kiểu Mỹ
• Số lượng ngoại tệ: 100.000EUR
• Tỷ giá thực hiện: 1,2502
• Thời hạn hiệu lực của quyền chọn: 90 ngày kể từ ngày thoả thuận
• Phí mua quyền: 0,02USD cho mỗi EUR.
Với hợp đồng quyền chọn, G không phải mua 100.000EUR và do đó không phải
bỏ ra 124.820USD ở hiện tại. G chỉ mua quyền được mua trị giá 100.000EUR ở mức tỷ
giá 1,2502 USD cho mỗi EUR và chi phí mua quyền G phải bỏ ra ở hiện tại là: 0,02 x
100.000 = 2.000USD. Chỉ bỏ ra 2.000USD thay vì phải bỏ ra 124.820USD có thể dễ
dàng hơn cho G thử thời vận của mình.
Với tỷ giá thực hiện là 1,2502 và phí mua quyền chọn mua là 0,02, điểm hoà vốn
của G sẽ là 1,2502 + 0,02 = 1,2702, tức là ở mức giá này lợi nhuận G kiếm được từ
quyền chọn vừa đủ để trang trải chi phí mua quyền, do đó, G không kiếm được đồng lời
nào. Sau khi mua quyền chọn, việc EUR lên giá hay xuống giá bao nhiêu so với USD sẽ
trở thành mối quan tâm đến quên ăn mất ngủ của G.
2. Quản lý rủi ro ngoại hối:
a. Phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với khoản phải trả
Doanh nghiệp có thể thương lượng với ngân hàng mua quyền chọn mua. Khi ấy ngân
hàng,bên bán quyền ,sẽ xem xét chào cho doanh nghiệp,bên mua quyền ,một quyền chọn
mua có nội dung bao gồm:
 Trị giá quyền chọn (K),bằng hoặc tương đương trị giá phải trả khoản phải trả
 Tỷ giá thực hiện (E)
 Phí mua quyền bằng K.P trong đó P là phí mua quyền chọn tính trên mỗi đồng
ngoại tệ
 Kiểu quyền chọn (Âu hoặc Mỹ)
 Thời hạn hiệu lực của quyền chọn (T),bằng hoặc tương đương thời hạn của khoản
phải trả.
Tất cả những nội dung của quyền chọn đã được 2 bên thỏa thuận trước,ở thời điểm thỏa
thuận, tỷ giá giao ngay trên thị trường đã biết nhưng ở thời điểm đến hạn tỷ giá giao ngay
trên thị trường chưa biết.

b. Phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với khoản phải thu
Đề phòng rủi ro ngoại hối đối với khoản phải thu,doanh nghiệp có thể thương lượng với
ngân hàng mua quyền chọn bán.Khí ấy ngân hàng,bên bán quyền,sẽ xem xét chào cho
doanh nghiệp,bên mua quyền,một quyền chọn bán có nội dung bao gồm:
 Trị giá quyền chọn (K),bằng hoặc tương đương trịgiá khoản phải thu
 Trị giá thực hiện (E)
 Phí mua quyền bằng K.P trong đó P là phí muaquyền chọn tính trên mỗi đồng
ngoại tệ
 Kiểu quyền chọn (Âu hoặc Mỹ)
 Thời hạn hiệu lực của quyền chọn (T),bằng hoặc tương đương thời hạn của khoản
phải thu.
Tất cả những nội dung này của quyền chọn đã được 2 bên thỏa thuận trước.Ở thời điểm
thỏa thuận,tỷ giá giao ngay trên thị trường đã biết nhưng ở thời điểm khoản phải đến hạn
tỷ giá giao ngay trên thị trường thì chưa biết.
V. TÍNH THANH KHOẢN CỦA THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH QUỐC TẾ
QUYỀN CHỌN

1. Khái niệm
Tính thanh khoản của hợp đồng quyền chọn là khả năng của hợp đồng quyền chọn
được mua hoặc bán nhanh chóng với giá thị trường hợp lý. Tính thanh khoản của hợp
đồng quyền chọn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như khối lượng giao dịch, chênh lệch tỉ giá,
độ sâu thị trường và pháp luật.
Một số loại hợp đồng quyền chọn có tính thanh khoản cao hơn so với các loại
khác. Ví dụ, hợp đồng quyền chọn được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng
khoán phái sinh có tính thanh khoản cao hơn so với hợp đồng quyền chọn không được
niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC.
.
2. Yếu tố tác động tính thanh khoản
2.1. Khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch: Đây là số lượng hợp đồng được giao dịch trong một khoảng
thời gian nhất định. Khối lượng giao dịch cao hơn cho thấy nhiều hoạt động thị trường và
sự quan tâm đến hợp đồng quyền chọn hơn.
Thị trường chứng khoán phái sinh quyền chọn tại Mỹ là một trong những thị
trường lớn và sôi động nhất thế giới. Theo số liệu của Cboe Global Markets, khối lượng
giao dịch hàng ngày của các quyền chọn trên các cổ phiếu, chỉ số và ETF tại Mỹ trong
tháng 9/2023 đạt trung bình 40.8 triệu hợp đồng, tăng 6.5% so với tháng 8/2023 và tăng
32.4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý III/2023, khối lượng giao dịch hàng ngày
đạt trung bình 38.9 triệu hợp đồng, tăng 7.2% so với quý II/2023 và tăng 35.1% so với
quý III/20221. Theo số liệu của Options Clearing Corporation (OCC), khối lượng giao
dịch hàng tuần của các quyền chọn tại Mỹ trong tuần từ ngày 16/10/2023 đến ngày
22/10/2023 đạt 203.6 triệu hợp đồng, giảm 0.4% so với tuần trước. Trong tuần này, các
quyền chọn trên cổ phiếu chiếm 80.9% khối lượng giao dịch, các quyền chọn trên chỉ số
chiếm 14.5% và các quyền chọn trên ETF chiếm 4.6%.
Giá trị doanh thu trung bình hàng ngày của các quyền chọn giao dịch trao đổi tại
Hoa Kỳ từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 3 năm 2023, theo sàn giao dịch:

2.2. Chênh lệch tỷ giá


Chênh lệch giá chào mua: Đây là sự chênh lệch giữa mức giá cao nhất mà người
mua sẵn sàng trả và mức giá thấp nhất mà người bán sẵn sàng chấp nhận cho một hợp
đồng quyền chọn. Chênh lệch giá thầu-yêu cầu hẹp hơn cho thấy mức giá cạnh tranh hơn
và chi Hiện nay, không có một con số chính xác về chênh lệch giá chào mua và bán của
thị trường phái sinh quốc tế quyền chọn tại Mỹ, vì nó phụ thuộc vào từng hợp đồng cụ
thể. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các thông tin về giá bid và ask của các quyền chọn
trên các trang web như Mitrade, CBOE, hoặc các công ty môi giới khác.phí giao dịch
thấp hơn đối với hợp đồng quyền chọn.
Nhà giao dịch có thể tìm thấy các chỉ báo này trên nhiều nguồn khác nhau, chẳng
hạn như trang web trao đổi, nền tảng môi giới hoặc nhà cung cấp dữ liệu. Ví dụ: Cboe
Global Markets xuất bản báo cáo hàng ngày và hàng tháng về khối lượng giao dịch, lãi
suất mở, chênh lệch giá thầu và độ sâu thị trường cho các hợp đồng quyền chọn được liệt
kê trên trang web của mình. Thương nhân cũng có thể sử dụng các công cụ như máy sàng
lọc hoặc máy quét để lọc và so sánh các hợp đồng quyền chọn khác nhau dựa trên tiêu chí
thanh khoản của chúng.

2.3. Độ sâu thị trường


Độ sâu thị trường: khả năng của thị trường chấp nhận lượng giao dịch lớn mà
không làm ảnh hưởng đến giá cả. Độ sâu thị trường phái sinh quốc tế quyền chọn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng người tham gia, khối lượng giao dịch, tính thanh
khoản, sự biến động của giá cả, sự minh bạch của thông tin…
Độ sâu thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng người tham gia, khối
lượng giao dịch, sự biến động của giá cả, sự minh bạch của thông tin… Thị trường phái
sinh quyền chọn tại Mỹ là một thị trường có tính thanh khoản và độ sâu cao, là một trong
những thị trường lớn nhất và phát triển nhất thế giới.

2.4. Pháp luật


Pháp luật về thị trường phái sinh quyền chọn là những xu hướng và hướng đi của pháp
luật trong việc điều chỉnh và phát triển thị trường này trong tương lai. Pháp luật có thể
được dự báo dựa trên các yếu tố như: nhu cầu và tiềm năng của thị trường, sự biến đổi
của môi trường kinh doanh và kỹ thuật số, sự cạnh tranh và hợp tác giữa các quốc gia và
khu vực, sự can thiệp và ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế…
Một số ví dụ về pháp luật về thị trường phái sinh quyền chọn có thể là:
 Việt Nam: Theo báo cáo của Bộ Tài chính, khung pháp lý về thị trường chứng
khoán phái sinh tại Việt Nam đã được ban hành khá đầy đủ bao gồm các Luật,
nghị định chung về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh và
các thông tư, chế hướng dẫn về các quy định trên. Tuy nhiên, để phát triển thị
trường này một cách bền vững và hiệu quả, cần có những điều chỉnh và bổ sung
phù hợp với thực tiễn và quốc tế. Một số hướng đi của pháp luật tương lai có thể
là: hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước, nâng cao năng lực giám sát và kiểm tra,
xây dựng hệ thống thông tin minh bạch và công bằng, xây dựng cơ sở dữ liệu và
hệ thống thanh toán hiện đại, xây dựng chính sách thuế ưu đãi và khuyến khích
đầu tư, xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp nhanh chóng và hiệu quả…

 Mỹ: Thị trường phái sinh quyền chọn tại Mỹ là một trong những thị trường lớn
nhất và phát triển nhất thế giới. Pháp luật về thị trường này được điều chỉnh
bởi hai cơ quan chính là Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và Ủy ban
Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC). Pháp luật về thị trường này có thể được
ảnh hưởng bởi các yếu tố như: sự biến động của kinh tế toàn cầu, sự phát triển của
công nghệ blockchain và tiền mã hóa, sự gia tăng của các rủi ro môi trường và khí
hậu, sự cạnh tranh và hợp tác giữa các khu vực kinh tế lớn… Một số hướng đi họ
đang thực hiện có thể là: nâng cao tiêu chuẩn an toàn và minh bạch cho các sản
phẩm phái sinh mới, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc thiết lập các quy chuẩn
và nguyên tắc cho thị trường phái sinh toàn cầu, xây dựng cơ chế ứng phó với các
rủi ro vĩ mô và khủng hoảng tài chính, xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư vào
các sản phẩm phái sinh liên quan đến môi trường và khí hậu…
VI.ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN

Ưu Nhược
- Nhà đầu tư sẽ có nhiều thời gian phân tích về xu - Công ty phải bỏ chi phí ra mua
hướng, biến động giá của hàng hoá. Khoảng thời quyền chọn, cho dù có thực hiện
gian từ lúc mua đến lúc đáo hạn khá dài, sẽ giúp hay không thực hiện quyền chọn
nhà đầu đánh giá xu hướng biến động giá của hàng - Hợp đồng quyền chọn khá phức
hoá đó như thế nào, từ đó quyết định mua hay bán. tạp, nếu nhà đầu tư không hiểu rõ
- Giao dịch hợp đồng quyền chọn kết hợp, cho đặc điểm, ứng dụng kết hợp loại
phép nhà đầu tư tối ưu mức lợi nhuận cao nhất khi hợp đồng phù hợp, sẽ dễ gây tổn
giao dịch. Nếu biến động giá diễn biến đúng xu thất lớn.
hướng mà người chơi dự đoán. Thông qua việc bán - Hợp đồng quyền chọn được mua
quyền chọn, nhà đầu tư có thể thu lại mức lợi nhiều so với dự kiến, bởi các
nhuận kép, tối ưu lợi nhuận. thành phần đầu cơ. Lúc này, tình
- Option contract là công cụ bảo hiểm, giảm thiểu trạng đầu cơ sẽ gây biến động
rủi ro khi đầu tư cổ phiếu. Nhà đầu tư chọn mua vượt ngưỡng biên độ dự kiến của
quyền chọn bán, trong trường hợp giá cổ phiếu đi giá chứng khoán.
ngược với dự đoán ban đầu. Lúc này, lợi nhuận từ - Giao dịch tại Việt Nam chủ yếu
quyền chọn bán mang lại, sẽ giảm thiểu thiệt hại trên thị trường phi tập trung. Do
do cổ phiếu đang nắm giữ xuống giá. vậy, tính thanh khoản của hợp
- Cho phép nhà đầu tư hưởng lợi từ biến động giá đồng quyền chọn khá thấp.
chứng khoán mà không cần thanh toán hết toàn bộ
giá trị chứng mã chứng khoán đó.
- Giúp công ty vừa kiểm soát được rủi ro ngoại hối
vừa giúp công ty tận dụng được cơ hội đầu cơ nếu
như tỷ giá biến động thuận lợi, cho phép công ty
đạt được cả hai mục tiêu: phòng ngừa rủi ro và đầu
cơ.

2. Cách lựa chọn áp dụng hợp đồng quyền chọn


 Hợp đồng quyền chọn bán có thể được lựa chọn sử dụng như là giải pháp phòng
ngừa rủi ro ngoại hối khi nào có một thị trường quyền chọn tập trung hoặc phi tập
trung sẵn sàng cho loại giao dịch này.
 Mặt khác, nếu sự biến động tỷ giá của một loại ngoại tệ nào đó so với nội tệ rất
khó dự đoán thì công ty nên chọn hợp đồng quyền chọn như là giải pháp phòng
ngừa rủi ro ngoại hối.
3. Lưu ý quan trọng khi thực hiện hợp đồng quyền chọn
 Thực hiện giao dịch hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam chưa thực sự phổ biến.
Giao dịch sản phẩm phái sinh này cũng có những ưu – nhược điểm riêng. Nhà đầu
tư cần nắm rõ một số lưu ý quan trọng khi giao dịch, đầu tư:

 - Nhà đầu tư cần phân tích kỹ thị trường, đánh giá tiềm năng tăng trưởng, biến
động giá của tài sản một cách chính xác. Nhà đầu tư cần cập nhật thông tin báo
cáo tài chính, biến động, sự kiện thị trường… Từ đó đưa ra dự đoán về khả năng
tăng – giảm giá, chọn loại quyền chọn phù hợp.
 - Nhà đầu tư cần tỉnh táo, để bỏ quyền chọn kịp thời, khi biến động giá không đi
theo đúng dự đoán ban đầu. Lúc này, việc cắt lỗ bằng cách bỏ quyền chọn sẽ giúp
người sở hữu chỉ lỗ 1 khoản nhỏ.
 - Nhà đầu tư cần lưu ý hợp đồng quyền chọn bị đầu cơ có thể ảnh hưởng đến giá
cổ phiếu. Do vậy, nhà đầu tư cần thực hiện các phân tích kỹ thuật chính xác, nhận
định giá chứng khoán để linh hoạt chọn quyền chọn phù hợp.
 - Nhà đầu tư có thể chọn nắm giữ cả hai loại quyền chọn mua và quyền chọn bán.
Đây là một chiến lược giúp đảm bảo an toàn cho đầu tư chứng khoán, gia tăng lợi
nhuận tối đa, nếu không chắc chắn về xu hướng biến động giá.
 - Trường hợp mua quyền chọn mua và giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện, nhà đầu
tư nên cân nhắc bán cổ phiếu để thu lợi nhuận. Tránh tâm lý chờ đợi để giá tăng
cao hơn nữa, nguy cơ thị trường bị đầu cơ là rất lớn.
 - Trường hợp mua quyền chọn bán và giá cổ phiếu hiện tại thấp hơn giá thực hiện,
người sở hữu quyền chọn có thể thỏa thuận bán cổ phiếu cao hơn giá thực hiện để
thu lợi nhuận. Mức lợi nhuận này sẽ là chênh lệch giá cổ phiếu hiện tại và giá thực
hiện, cộng với phí quyền chọn.
VII. BÀI HỌC THỰC TẾ
4.1. Ví dụ minh họa:

Quyền chọn bán xi măng có giá thực hiện PHĐ = 55.000đ. Nếu vào ngày đáo hạn 10/8/N,
giá xi măng là PT = 60.000đ, thì nếu người mua quyền chọn bán thực hiện quyền sẽ bán
với giá 55.000đ/bao, trong khi có thể ra thị trường để bán với giá 60.000đ/bao. Như vậy,
quyền sẽ không được thực hiện và giá trị nhận được bằng 0. Ngược lại, giả sử vào ngày
đáo hạn, giá xi măng là PT = 50.000đ. Nếu thực hiện quyền, người mua quyền chọn bán
sẽ bán với giá 55.000đ/bao, trong khi nếu bán trên thị trường thì chỉ có thể bán với giá
50.000đ/bao. Như vậy, người có quyền chọn bán sẽ thực hiện quyền và khoản lợi nhận
được là 5.000đ/bao.

Bán quyền chọn bán:

 Nếu PT >= PHĐ, người mua quyền chọn bán sẽ không thực hiện quyền và người
bán quyền chọn bán cũng nhận giá trị VT = 0.
 Nếu PT < PHĐ, người mua quyền chọn bán sẽ thực hiện quyền và người bán
quyền chọn bán bắt buộc phải mua với giá PHĐ trong khi lẽ ra có thể mua trên thị
trường với giá PT. Như vậy, nếu PT < PHĐ,người bán quyền chọn bán sẽ bị lỗ hay
nhận được giá trị P>

Tóm lại, giá trị nhận được đối với người bán quyền chọn bán vào lúc đáo hạn là: P =
min[(PT - PHĐ);0]
4.2. Ví dụ thực tế

Tháng 9/2020, Financial Times đưa tin SoftBank Group rót hàng tỷ USD vào hợp đồng
quyền chọn dựa trên cổ phiếu công nghệ và được gọi là “Cá voi Nasdaq”.

SoftBank nhấn mạnh với nhà đầu tư rằng các vị thế trị giá hàng tỷ USD của tập đoàn tập
trung vào một số cổ phiếu blue-chip ngành công nghệ, bao gồm Microsoft và Facebook.
Điều khác biệt là lần này họ sử dụng chiến lược quyền chọn Call spread thay vì giao dịch
ngắn hạn với đòn bẩy cao.

Giao dịch gần đây của SoftBank tập trung vào nhóm 7 công ty công nghệ: Amazon.com
Inc., Adobe Inc., Alphabet Inc., Netflix Inc., Salesforce.com Inc., Microsoft và Facebook.
Họ thường mua các quyền chọn Call trạng thái đang lỗ và hưởng lợi nếu giá cổ phiếu
tăng, và sau đó bán quyền chọn Call với giá cao hơn.
Cổ đông SoftBank đã chùn bước sau khi tập đoàn lấn sân sang giao dịch chứng khoán
phái sinh lần đầu được tiết lộ vào tháng 9, làm giá trị thị trường công ty xuống 17 tỷ
USD.

SoftBank đã kiếm được hàng tỷ USD nhờ việc đặt cược vào cổ phiếu thông qua các hợp
đồng quyền chọn. Financial Times cho biết SoftBank đã chi 4 tỷ USD trong vài tháng
năm 2020 để mua các công cụ phái sinh đối với cổ phiếu công nghệ.

Khối lượng đặt cược giá lên đối với hợp đồng quyền chọn mua của cổ phiếu công nghệ
tăng vọt trong tháng 9/2020

Tuy nhiên, tính đến 9/9/2020, cổ phiếu SoftBank giảm 7,1% và giảm tổng cộng 14% kể
từ đầu tuần đến nay. Theo tuyên bố của SoftBank, tập đoàn đã mua vào một lượng lớn trị
giá hàng tỷ USD các cổ phiếu công nghệ như Amazon (1,04 tỷ USD), Netflix (189 triệu
USD), Adobe (248 triệu USD) và Alphabet (475 triệu USD). Tuy nhiên cuối tuần qua
một loạt các báo đưa tin con số thực tế lớn hơn rất nhiều vì Softbank đã mua hàng tỷ
USD hợp đồng quyền chọn mua các cổ phiếu này.
Dù giảm mạnh trong phiên hôm đó, cổ phiếu Softbank vẫn tăng hơn 20% kể từ cuối năm
2019. Theo Financial Times, SoftBank vẫn đang lãi khoảng 4 tỷ USD từ việc sử dụng
hợp đồng phái sinh. Trong quá khứ tập đoàn đã lãi lớn khi thực hiện chiến lược tương tự
trên cổ phiếu của nhà sản xuất chip Nvidia.

Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm các nước và thực trạng Việt Nam, đề tài cho thấy khả
năng áp dụng tại Việt Nam và đưa ra một số giải pháp để phát triển thị trường sản phẩm
này. Theo đó, Việt Nam có thể triển khai sản phẩm này trong giai đoạn 2019 - 2020, sau
khi đã có 1 thời gian thử nghiệm phát triển hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu, và sản
phẩm quyền chọn nên phát triển là sản phẩm quyền chọn chỉ số cổ phiếu. Trong đó cần
chú ý một số đặc điểm của sản phẩm như về hệ số nhân nên để thấp, loại hợp đồng nên
chọn là hợp đồng kiểu châu Âu, giới hạn vị thế của sản phẩm. Về giải pháp liên quan đến
chủ thể tham gia trên thị trường, cần chú trọng phát triển và nâng cao vai trò của hệ thống
nhà tạo lập thị trường, bên cạnh đó để đảm bảo quản lý rủi ro thị trường hiệu quả, một
chủ thể thị trường nữa cần được quản lý đó là các thành viên bù trừ, thành viên giao dịch
trên TTCKPS với quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu ký quỹ. Về giải pháp quản lý rủi ro thị
trường quyền chọn, có thể áp dụng kinh nghiệm các nước trong việc áp dụng Tiêu chuẩn
phân tích rủi ro danh mục, là phương pháp dựa trên kịch bản để đô lường rủi ro của danh
mục, sau đó tính toán các yêu cầu bổ sung ký quỹ trên cơ sở rủi ro danh mục tổng thể,
ngoài ra cần có những yêu cầu về ký quỹ với các loại ký quỹ bao gồm ký quỹ ban đầu, ký
quỹ duy trì, ký quỹ thành viên bù trừ. Về khung pháp lý, cần xây dựng các quy định pháp
lý về hợp đồng quyền chọn mà trước hết là hợp đồng quyền chọn chỉ số. Về hạ tâng công
nghệ, hợp đồng quyền chọn có những đặc điểm khác biệt so với hợp đồng tương lai về
chức năng định giá quyền chọn, chức năng hỗ trợ người sử dụng trong việc lựa chọn thực
hiện các chiến lược quyền chọn để phòng ngừa rủi ro, chức năng thanh toán tính phí
quyền chọn, chức năng phân biệt ký quỹ giữa người mua và người bán, do đó hạ tầng
công nghệ phải đáp ứng những khác biệt này.
VIII. THỰC TRẠNG HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN TẠI VIỆT NAM

Kể từ ngày 26/06/2023, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đã chính thức triển
khai giao dịch các Hợp đồng Quyền chọn hàng hóa trên phạm vi toàn quốc.
Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại
Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Theo Quyết định số 556/QĐ/TGĐ-MXV, Ban hành đặc tả Hợp đồng Quyền chọn hàng
hóa Giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, sẽ có 8 sản phẩm quyền chọn bắt
đầu được giao dịch kể từ hôm nay, bao gồm: Ngô (CBOT), Đậu tương (CBOT), Lúa mì
(CBOT), Cà phê Arabica (ICE US), Đường 11 (ICE US), Dầu thô WTI (NYMEX), Dầu
thô Brent (ICE EU) và Khí tự nhiên (NYMEX).
Tất cả sản phẩm này đều được MXV quy định mức phí giao dịch tối đa 350.000
đồng/hợp đồng, áp dụng đối với cả quyền chọn mua và quyền chọn bán. Giao dịch sẽ
được thực hiện trên phần mềm CQG và quản trị trên nền tảng M-System do MXV tự xây
dựng và phát triển.
1. Phương thức mua hợp đồng quyền chọn
MXV cũng đã ban hành quy định về phương thức thực hiện quyền chọn Hợp đồng Quyền
chọn hàng hóa. Theo đó, đối với những tài khoản giao dịch nắm giữ vị thế mở mua Hợp
đồng Quyền chọn:
- Khách hàng nắm giữ vị thế mở mua Hợp đồng Quyền chọn có quyền được gửi thông
báo yêu cầu thực hiện quyền chọn khi có nhu cầu.
- Khách hàng gửi thông báo yêu cầu thực hiện quyền chọn trong khoảng thời gian từ
08h00 đến 22h00 các ngày giao dịch.
- Trong khoảng thời gian từ khi Khách hàng gửi thông báo yêu cầu thực hiện quyền chọn
đến khi nhận được thông báo của MXV về việc yêu cầu thực hiện quyền chọn của Khách
hàng được hoàn tất, Khách hàng không được phép thực hiện tất toán vị thế mở mua đang
trong quá trình xử lý yêu cầu thực hiện quyền chọn.
- Khi thực hiện quyền chọn, tài khoản giao dịch của Khách hàng sẽ được MXV ghi nhận
bổ sung vị thế mở Hợp đồng Kỳ hạn tiêu chuẩn cơ sở, đồng thời loại bỏ vị thế mở mua
Hợp đồng Quyền chọn.
- Trường hợp qua ngày giao dịch cuối cùng, Khách hàng nắm giữ vị thế mở mua Hợp
đồng Quyền chọn ở trạng thái sinh lời, nếu Khách hàng không gửi thông báo yêu cầu
thực hiện quyền chọn cho MXV, thì Hợp đồng Quyền chọn này vẫn sẽ được thực hiện.
- Khách hàng nắm giữ vị thế mở mua ở trạng thái bị lỗ mà muốn thực hiện quyền chọn
hoặc ở trạng thái sinh lời mà không muốn thực hiện quyền chọn khi qua ngày giao dịch
cuối cùng, sẽ phải gửi thông báo cho MXV.
2. Phương thức bán hợp đồng quyền chọn
Còn đối với những tài khoản giao dịch nắm giữ vị thế mở bán Hợp đồng Quyền chọn
hàng hóa:
- Khách hàng nắm giữ vị thế mở bán Hợp đồng Quyền chọn có nghĩa vụ nhận thông báo
chỉ định thực hiện quyền chọn.
- Trong khoảng thời gian từ khi Khách hàng nhận được thông báo chỉ định thực hiện
quyền chọn đến khi nhận được thông báo của MXV về việc thực hiện quyền chọn cho
Tài khoản giao dịch của Khách hàng được hoàn tất, Khách hàng không được phép thực
hiện tất toán vị thế mở bán đang trong quá trình thực hiện quyền chọn.
- Khi thực hiện quyền chọn, tài khoản giao dịch của Khách hàng sẽ được MXV ghi nhận
bổ sung vị thế mở Hợp đồng Kỳ hạn tiêu chuẩn cơ sở, đồng thời loại bỏ vị thế mở bán
Hợp đồng Quyền chọn.
Các quy định này sẽ được các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc MXV, Thành viên Kinh
doanh, Thành viên môi giới của MXV chịu trách nhiệm thi hành.

You might also like