You are on page 1of 27

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI


SINH TẠI VIỆT NAM

GVHD: Bùi Ngọc Toản


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1
Lớp học phần: 2411702024604

1
TP. Hồ Chí Minh 2024

2
THÀNH VIÊN NHÓM

Họ và tên MSSV Mức độ hoàn thành

Vũ Nguyễn Tú Trinh 2121011584 100%

Nguyễn Thị Hà Phương 2121013707 100%

Nguyễn Đặng Thanh Trúc 2121013439 100%

Đỗ Khánh Vy 2121004606 100%

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................................5


A.Tổng quan............................................................................................................................5
Công cụ phái sinh là gì?..........................................................................................................5
Giao dịch phái sinh là gì?........................................................................................................5
Lợi ích của công cụ tài chính phái sinh là gì?.........................................................................5
Những ai thường sử dụng công cụ phái sinh?.........................................................................5
B.Các công cụ phái sinh:.........................................................................................................6
I. Hợp đồng quyền chọn......................................................................................................6
1. Khái niệm:....................................................................................................................6

3
2. Các loại hợp đồng quyền chọn:....................................................................................7
3. Đặc điểm:.....................................................................................................................9
4. Ưu và nhược điểm của hợp đồng quyền chọn:..........................................................10
II. Hợp đồng tương lai.......................................................................................................11
1.Khái niệm....................................................................................................................11
2. Các loại hợp đồng tương lai.......................................................................................11
3.Đặc điểm.....................................................................................................................12
4.Ưu và nhược điểm của hợp đồng tương lai.................................................................13
III.Hợp đồng kỳ hạn..........................................................................................................15
1.Khái niệm....................................................................................................................15
2. Các loại hợp đồng kỳ hạn..........................................................................................16
3. Đặc điểm....................................................................................................................16
4.Ưu và nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn....................................................................17
IV. Hợp đồng hoán đổi......................................................................................................17
1. Khái niệm...................................................................................................................17
2. Các loại hợp đồng hoán đổi.......................................................................................18
3. Đặc điểm....................................................................................................................19
4.Ưu và nhược điểm của hợp đồng hoán đổi.................................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG................................................................................................21
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN......................................................................................................25
A. Những mặt đạt được....................................................................................................25
B. Khó khăn, hạn chế.......................................................................................................25
C. Giải pháp......................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................27

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU


A. Tổng quan
Công cụ phái sinh là gì?
Công cụ phái sinh là các hợp đồng tài chính có giá trị phụ thuộc vào một tài sản cơ sở
hoặc một nhóm tài sản. Các tài sản thường được sử dụng là cổ phiếu, trái phiếu, tiền
tệ, hàng hóa và các chỉ số thị trường.
Giá trị của các tài sản cơ bản liên tục thay đổi theo điều kiện thị trường. Nguyên tắc cơ
bản đằng sau việc giao kết các hợp đồng phái sinh là thu lợi nhuận bằng cách đầu cơ
vào giá trị của tài sản cơ sở trong tương lai.

4
Giao dịch phái sinh là gì?
Giao dịch phái sinh là khi các nhà giao dịch suy đoán về hành động giá trong tương lai
của một tài sản thông qua việc mua hoặc bán các hợp đồng phái sinh với mục đích đạt
được lợi nhuận nâng cao khi so sánh với việc mua hoàn toàn tài sản cơ sở.
Lợi ích của công cụ tài chính phái sinh là gì?
Ngoài việc tạo ra lợi nhuận, có nhiều lý do khác đằng sau việc sử dụng các hợp đồng
phái sinh. Một số trong số đó là:
Lợi thế của chênh lệch giá: Giao dịch chênh lệch liên quan đến việc mua một hàng
hóa hoặc chứng khoán với giá thấp ở một thị trường và bán nó với giá cao ở thị trường
khác. Bằng cách này, bạn được hưởng lợi từ sự khác biệt về giá cả của hàng hóa ở hai
thị trường khác nhau.
Bảo vệ chống lại sự biến động của thị trường: Sự biến động giá của một tài sản có
thể làm tăng xác suất thua lỗ của bạn. Bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm trên thị
trường chứng khoán phái sinh giúp bạn tự bảo vệ mình trước sự giảm giá của cổ phiếu
mà bạn sở hữu. Ngoài ra, bạn có thể mua các sản phẩm để bảo vệ chống lại sự tăng giá
trong trường hợp có cổ phiếu mà bạn định mua.
Thặng dư quỹ: Một số cá nhân sử dụng các công cụ phái sinh như một phương tiện
chuyển giao rủi ro. Tuy nhiên, những người khác sử dụng nó để đầu cơ và kiếm lời.
Tại đây, bạn có thể tận dụng các biến động giá mà không thực sự bán cổ phiếu cơ sở.
Những ai thường sử dụng công cụ phái sinh?
Mỗi loại cá nhân sẽ có mục tiêu tham gia thị trường phái sinh khác nhau, cụ thể:
Người không thích rủi ro
Họ nhắm đến công cụ phái sinh để đảm bảo danh mục đầu tư của mình trước rủi ro thị
trường và biến động giá cả. Họ làm điều này bằng cách giả định một vị thế ngược lại
trên thị trường phái sinh. Bằng cách này, họ chuyển rủi ro mất mát cho những người
khác sẵn sàng chấp nhận.
Để đổi lại các khoản bảo hiểm rủi ro có sẵn, họ cần phải trả một khoản phí bảo hiểm
cho người chấp nhận rủi ro.
Nhà đầu cơ
Đây là những người chấp nhận rủi ro của thị trường phái sinh. Họ muốn chấp nhận rủi
ro để kiếm lợi nhuận. Họ có một quan điểm hoàn toàn trái ngược so với những người
không thích rủi ro. Sự khác biệt về quan điểm này giúp họ kiếm được lợi nhuận khổng
lồ nếu cược đúng.
Giao dịch ký quỹ
Ký quỹ đề cập đến số tiền tối thiểu mà bạn cần ký quỹ với nhà môi giới để tham gia
vào thị trường phái sinh. Nói một cách đơn giản bạn có thể mượn tiền để đầu tư thay vì
sử dụng vốn của bản thân.
5
Các nhà kinh doanh chuyên kinh doanh chênh lệch giá: Những người này sử dụng sự
không hoàn hảo của thị trường có rủi ro thấp để kiếm lợi nhuận. Họ đồng thời mua
chứng khoán có giá thấp trên một thị trường và bán chúng với giá cao hơn trên thị
trường khác. Điều này chỉ có thể xảy ra khi cùng một chứng khoán được niêm yết ở
các mức giá khác nhau trên các thị trường khác nhau.
B.Các công cụ phái sinh:
Gồm 4 công cụ:
- Hợp đồng quyền chọn
- Hợp đồng tương lai
- Hợp đồng kỳ hạn
- Hợp đồng hoán đổi

I. Hợp đồng quyền chọn


1. Khái niệm:
Hợp đồng quyền chọn là một công cụ phái sinh tài chính cho phép người nắm giữ nó
có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) được bán hoặc mua một hàng hóa hoặc tài sản tài
chính vào một ngày trong tương lai với mức giá đã xác định trước.
Hợp đồng quyền chọn là một thỏa thuận giữa hai bên để tạo điều kiện cho một giao
dịch tiềm năng liên quan đến một tài sản ở mức giá và ngày định sẵn.
Quyền chọn mua có thể được mua dưới dạng đặt cược đòn bẩy vào sự tăng giá của tài
sản, trong khi quyền chọn bán được mua để thu lợi nhuận từ việc giảm giá.
Mua một quyền chọn cung cấp quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán tài
sản cơ bản.
2. Các loại hợp đồng quyền chọn:
a. Phân loại theo kiểu quyền chọn:
Quyền chọn mua (Call Option)
Quyền chọn mua (Call option): một quyền chọn mua cho người mua sở hữu quyền
được mua một loại tài sản cơ sở ở một mức giá cố định (gọi là giá thực hiện) trong một
khoản thời gian xác định. Đổi lại, người mua quyền phải trả ngay cho người bán quyền
một khoản tiền gọi là phí quyền chọn, người bán quyền có nghĩa vụ phải bán tài sản
khi người mua thực hiện quyền (nghĩa là mua tài sản).
Người mua quyền chọn mua (Call buyer): người mua quyền chọn mua hi vọng là giá
tài sản cơ sở sẽ tăng và sẵn sàng trả một cái giá nhỏ (là phí mua quyền chọn) để đầu cơ
tăng giá. Kỳ vọng này được phản ánh trong một tỉ số phổ biến đó là tỉ số Put Call. Đây
là tỉ lệ giữa số quyền chọn bán trên số quyền chọn mua đã được giao dịch.

6
Người mua quyền chọn bán (Put buyer): có quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) được
bán tài sản cơ sở cho người bán quyền chọn tại một mức giá thực hiện xác định (Y).
Đổi lại, người mua quyền chọn bán phải trả một khoản phí (P) cho người bán quyền.

Quyền chọn bán (Put Option)


Quyền chọn bán: người mua sở hữu quyền được bán tài sản cơ sở tại một giá cố định
cho người bán quyền chọn bán. Đổi lại, người mua quyền phải trả cho người bán một
khoản phí. Người bán quyền có nghĩa vụ phải trả cho người bán một khoản phí. Người
bán quyền có nghĩa vụ phải mua tài sản khi người mua thực hiện quyền (nghĩa là bán
tài sản).
Người bán quyền chọn mua (Call writer): người bán hay còn gọi là người viết quyền
chọn mua hy vọng giá tài sản sẽ đi ngang hoặc giảm giá. Do hi vọng như thế nên họ
bán quyền chọn mua trên các tài sản, đó là thứ mang lại cho họ thu nhập thêm thực sự
để bù trừ cho sự giảm giá tài sản. Sự phòng hộ này giúp cho những ai đang sở hữu tài
sản mà không phải bán chúng.

7
Người bán quyền chọn bán (Put writer): người bán hay người viết quyền chọn bán
nhận được một khoản phí để đổi lại phải sẵn sàng mua tài sản cơ sở ở mức giá thực
hiện nếu người mua quyền thực hiện quyền.

b. Phân loại theo cách thức thực hiện quyền:


- Quyền chọn kiểu Mỹ: bên mua được thực hiện quyền vào bất cứ thời điểm nào trong
khoảng thời gian tính cho đến khi đáo hạn.
- Quyền chọn kiểu Châu Âu: bên mua chỉ có thể thực hiện quyền vào ngày đáo hạn
hợp đồng.
c. Hợp đồng quyền chọn không được chuẩn hóa nên phân loại theo tài sản cơ sở
sẽ làm cho hợp đồng quyền chọn trở nên đa dạng hơn, một số loại hợp đồng đang
được giao dịch phổ biến trên thế giới như:
- Quyền chọn hàng hóa: Là quyền chọn mà tài sản cơ sở là một loại hàng hóa cơ bản
(nông sản, kim loại quý, kim loại công nghiệp…). Theo đó, người nắm giữ quyền chọn
có quyền được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một số
lượng nhất định hàng hóa cơ sở với giá thỏa thuận trước vào hoặc trước một ngày cụ
thể.
- Quyền chọn cổ phiếu: Là quyền chọn được thiết kế với tài sản cơ sở là cổ phiếu đơn
lẻ. Về mặt khái niệm, quyền chọn cổ phiếu đơn lẻ đem lại cho người nắm giữ nó
quyền mua hoặc bán một cổ phiếu cụ thể với số lượng nhất định ở mức giá xác định
vào tại thời điểm xác định.
- Quyền chọn chỉ số chứng khoán/cổ phiếu/trái phiếu: Xây dựng dựa trên một chỉ số
cổ phiếu. Chỉ số cổ phiếu này có thể đại diện cho toàn bộ thị trường nói chung hay cho
những khu vực/ngành cụ thể trên thị trường. Nhà đầu tư có thể tiếp cận với toàn bộ thị
trường hoặc với những phân mảng cụ thể của thị trường (xác định theo ngành – như
công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng…; hoặc khu vực – như quy mô
vốn hóa lớn, quy mô vốn hóa nhỏ) chỉ thông qua một giao dịch duy nhất thay vì đồng
thời thực hiện nhiều giao dịch với các cổ phiếu đơn lẻ khác nhau.
- Quyền chọn ngoại hối: hợp đồng này cho phép người nắm giữ hợp đồng được mua
hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định với tỷ giá đã được ấn định trước tại một thời

8
điểm xác định trong tương lai hoặc trước thời điểm đó. Tài sản cơ sở là tiền tệ, giá
thực hiện là tỷ giá giữa 2 đồng tiền đã được xác định trước.
- Quyền chọn lãi suất: người nắm giữ quyền chọn sẽ được áp dụng một mức lãi suất ấn
định trước cho một khoản tiền gửi hoặc một khoản tiền cho vay vào một thời điểm xác
định trong tương lai hoặc trước thời điểm đó.
- Quyền chọn hợp đồng tương lai: đây là loại hợp đồng quyền chọn cho phép người
mua được quyền bán hoặc mua một số lượng cụ thể các hợp đồng tương lai với mức
giá ấn định trước tại một thời điểm trong tương lai hoặc trước thời điểm đó. Tài sản cơ
sở trong loại này chính là hợp đồng tương lai.
3. Đặc điểm:
- Hợp đồng quyền chọn cũng có những đặc điểm tương đồng với hợp đồng tương lai.
Tuy nhiên, loại hợp đồng phái sinh này cũng có một số đặc điểm riêng biệt so với 2
loại kia.
- Tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn có thể là bất kỳ loại hàng hóa nào. Các loại
tài sản cơ sở trong giao dịch này không cần được chuẩn hóa về khối lượng, số lượng,
giá trị hay các điều khoản khác.
- Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường OTC.
- Việc thanh toán tài sản và trao đổi thường không xảy ra vào thời điểm ký kết hợp
đồng. Tùy vào việc kiểu quyền chọn mà các hoạt động sẽ thực hiện sau đó hay tại thời
điểm đáo hạn.
- Trong giao dịch các bên tham gia vào hợp đồng không cần phải ký quỹ mà thay vào
đó phải chịu chi phí quyền chọn. Trong đó, người mua quyền chọn có nghĩa vụ cần
phải trả cho người bán quyền chọn một khoản phí nhất định.
- Tại thời điểm đáo hạn, người mua có thể quyết định giữa việc thực hiện quyền mua
hay bán hoặc có thể không thực hiện. Trong các trường hợp bên người mua thực hiện
quyền người bán phải có nghĩa vụ phải thực hiện theo các điều khoản theo như hợp
đồng. Điều này có nghĩa là sẽ bán nếu hợp đồng quyền chọn mua hay bán theo mức
giá thỏa thuận.
- Nếu lỗ, người mua sẽ chỉ lỗ trong phạm vi tiền cược khoản phí.
- Ngoài ra, đối với các bên tham gia hợp đồng này có thể đóng vị thế của mình bằng
cách tham gia một hợp đồng quyền chọn khác nhau nhưng ở vị thế đối với vị thế trước
đó. Hiểu đơn giản, nếu bạn đang sở hữu quyền chọn thì mua bạn có thể đóng vị thế
bằng việc bán quyền chọn mua với cùng giá thực hiện, cùng tài sản cơ sở và cùng ngày
đáo hạn.
- Phí thực hiện quyền chọn: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của phí thực
hiện quyền chọn. Có thể hiểu là nhà đầu tư có thể giả định mức phí thực hiện quyền
chọn được phục thuộc vào tối thiểu 04 yếu tố: Giá thực hiện, giá tài sản cơ sở, biến
động của thị trường tương ứng và thời gian còn lại tính đến ngày đáo hạn. Mỗi thành

9
phần đem lại một tác động khác nhau đối với các chi phí thực hiện các quyền mua và
bán.
4. Ưu và nhược điểm của hợp đồng quyền chọn:
Ưu điểm:
Một trong những lợi thế lớn nhất của hợp đồng quyền chọn là đòn bẩy. Bằng cách mua
các hợp đồng quyền chọn thay vì mua toàn bộ tài sản cơ sở, các nhà đầu tư có thể kiếm
lợi nhuận tương tự với số vốn ban đầu thấp hơn rất nhiều.
Hợp đồng quyền chọn cũng cung cấp cho các nhà giao dịch các tính năng đặc biệt
khác, bằng cách kết hợp các hợp đồng đặt và bán khác nhau với các mức giá thực hiện
khác nhau và ngày hết hạn khác nhau, các nhà giao dịch quyền chọn có thể thiết lập
các giao dịch có mục tiêu và chiến lược để tạo ra lợi nhuận
Mua hợp đồng quyền chọn bán có thể là một giải pháp thay thế ít rủi ro hơn so với
việc bán khống tài sản cơ sở nào đó. Ngoài chi phí mua lại tương đối thấp, khoản lỗ từ
hợp đồng mua bán được giới hạn ở mức 100% phí mua quyền chọn bán, và thường rất
thấp.
Nhược điểm:
Vấn đề lớn nhất của giao dịch quyền chọn là giảm giá trị theo thời gian. Bởi vì tất cả
các hợp đồng quyền chọn gần đến ngày đáo hạn thì phần giá trị thời gian của chúng
luôn giảm. Các nhà giao dịch khác kiên nhẫn có thể đợi hàng tháng hoặc hàng năm để
chiến lược của họ được hoàn thiện, nhưng các nhà giao dịch quyền chọn cần hành
động giá được nhắm mục tiêu của họ xảy ra trước ngày đáo hạn phái sinh.
Trong khi cổ phiếu niêm yết trên các sàn giao dịch lớn hiếm khi về giá trị 0$ nhưng
các hợp đồng quyền chọn có thể hết hạn sử dụng và trở nên không có giá trị.

II. Hợp đồng tương lai


1.Khái niệm
Hợp đồng tương lai là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên ra đời trên thị trường,
là một hợp đồng chuẩn hóa giữa bên bán và bên mua về việc giao dịch một tài sản cơ
sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá xác định trước.
Như vậy, khi tham gia vào hợp đồng tương lai, bên mua và bên bán đều được biết
trước về:
+ Loại hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là gì.
+ Khối lượng hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là bao nhiêu.
+ Thời điểm diễn ra giao dịch đó.
+ Giá giao dịch.

10
2. Các loại hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai thường được phân loại căn cứ vào tài sản làm cơ sở (ví dụ:
hàng hóa cơ bản, tiền tệ, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu…) cho hợp đồng.
2.1. Hợp đồng tương lai hàng hóa cơ bản
- Hàng hóa cơ bản ở đây bao gồm các loại nông sản, kim loại và năng lượng. Hợp
đồng tương lai nông sản có thể được lập cho các loại ngũ cốc, bột, dầu, gia súc,
thịt gia súc, gỗ, bông, cà phê, ca cao…
- Nhóm các sản phẩm kim loại gồm vàng, bạc, nhôm, platinum, palladium, chì,
niken, thiếc, kẽm và đồng. Nhóm sản phẩm năng lượng chủ yếu gồm dầu nóng,
dầu thô, khí thiên nhiên, xăng không chì, than, propane và điện.
- Thông thường, các hợp đồng tương lai đối với hàng hóa cơ bản đều được áp dụng
phương thức chuyển giao vật chất khi đáo hạn.
2.2. Hợp đồng tương lai tiền tệ
- Hàng hóa cơ sở cho loại hợp đồng tương lai này rất đa dạng: đồng bảng Anh, đồng
yên Nhật, đồng đôla Canada, đồng real Brazil, đồng đô la Úc, đồng franc Thụy Sỹ,
đồng Euro…Hợp đồng tương lai tiền tệ có thể giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro
hoặc tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động của tỷ giá hối đoái.
2.3. Hợp đồng tương lai lãi suất và hợp đồng tương lai trái phiếu
- Hợp đồng tương lai lãi suất là loại chứng khoán phái sinh có thể được sử dụng để
đối phó với những biến động của lãi suất ngắn hạn (kỳ hạn dưới 1 năm) trong khi
hợp đồng tương lai trái phiếu thường gắn liền với thị trường công cụ nợ kỳ hạn từ
1 năm trở lên. Theo đó, ở hợp đồng tương lai lãi suất, tài sản/ công cụ cơ sở
thường thấy bao gồm tín phiếu kho bạc, các khoản tiền gửi (ví dụ: tiền gửi bằng
đồng đôla Mỹ ở các thị trường ngoài nước Mỹ)….
- Với hợp đồng tương lai trái phiếu, tài sản cơ sở của hợp đồng thường là trái phiếu
chính phủ (có thể được lựa chọn với những thời hạn trái phiếu khác nhau).
2.4. Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu
- Tài sản cơ sở của loại hợp đồng tương lai này là một chỉ số cổ phiếu nhất định.
Các chỉ số cổ phiếu được chọn có thể là chỉ số chung toàn thị trường, chỉ số ngành
hay chỉ số được tính từ một nhóm/rổ cổ phiếu nào đó.
- Các hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu được thanh toán bằng tiền khi đáo hạn, tức
là không diễn ra sự chuyển giao danh mục cổ phiếu cấu thành chỉ số cơ sở giữa
các bên tham gia hợp đồng.
2.5. Hợp đồng tương lai cổ phiếu
- Đây là nhóm hợp đồng tương lai xây dựng cho các cổ phiếu riêng lẻ. Cổ phiếu cơ
sở của hợp đồng là những cổ phiếu được niêm yết trên các sở giao dịch chứng

11
khoán và thường đòi hỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, đặc biệt là về
tính thanh khoản trên thị trường.
3. Đặc điểm
Để nắm rõ về hợp đồng tương lai - một công cụ của chứng khoán phái sinh thì
nhà đầu tư phải biết rõ các đặc điểm của hợp đồng tương lai, từ đó giúp NĐT
có nhiều lợi thế khi tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh tốt hơn.
3.1. Tính chuẩn hóa
Hợp đồng tương lai là một công cụ được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng
khoán phái sinh. Vì vậy, đặc điểm hợp đồng tương lai là các điều khoản của hợp đồng
đều được chuẩn hóa.
Cụ thể, sở giao dịch nơi niêm yết hợp đồng tương lai sẽ quy định cụ thể các nội dung
chi tiết của một hợp đồng, như: loại và chất lượng tài sản cơ sở, quy mô của hợp đồng
(số lượng tài sản cơ sở giao dịch tương ứng với một hợp đồng), cách thức giao – nhận
cũng như thanh toán giữa hai bên khi hợp đồng đáo hạn…
3.2. Được niêm yết
Được niêm yết và tiêu chuẩn trên Sở giao dịch chứng khoán phái sinh, vì vậy hợp
đồng tương lai được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở,..
3.3. Bù trừ và ký quỹ
Trên thị trường hợp đồng tương lai, ký quỹ là biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa
vụ mang tính bắt buộc theo hợp đồng đối với cả bên mua và bên bán khi hợp đồng
được thanh toán. Nhà đầu tư tham gia thị trường này phải đáp ứng các yêu cầu về ký
quỹ do sở giao dịch và trung tâm thanh toán bù trừ quy định cụ thể cho từng loại
HĐTL.
Hợp đồng tương lai yêu cầu các bên tham gia thực hiện ký quỹ để:
 Đảm bảo việc thanh toán mang tính bắt buộc.
 Thanh toán và bù trừ theo giá thực tế hằng ngày và sẽ thông báo lỗ lãi vào tài
khoản ký quỹ của nhà đầu tư theo giá thực tế và gọi ký quỹ bổ sung khi cần. Do
đó làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của các bên tham gia.
3.4. Dễ đóng vị thế
Nhà đầu tư tham gia HĐTL có thể thực hiện đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham
gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương lai tương tự. Từ đó, giúp người sử dụng hợp
đồng tương lai linh hoạt trong việc sử dụng vốn.
3.5. Đòn bẩy tài chính
Khi tham gia thị trường hợp đồng tương lai nhà đầu tư có khả năng thu được những
khoản lợi nhuận hết sức ấn tượng chỉ với một số tiền đầu tư ban đầu rất nhỏ (so với
việc đầu tư trên thị trường tài sản cơ sở).

12
Một nhà đầu tư muốn mua hay bán hợp đồng tương lai chỉ cần đáp ứng yêu cầu ký quỹ
với tính chất là khoản cam kết tài chính đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Khi dự đoán của nhà đầu tư về biến động giá của tài sản cơ sở trở thành hiện thực, nhà
đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận từ vị thế hợp đồng tương lai mà mình nắm giữ. Do hiệu
ứng đòn bẩy của khoản tiền ký quỹ, mức sinh lời trên thị trường này thường cao hơn
nhiều so với mức sinh lời trên thị trường tài sản cơ sở.
3.6. Tính cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
Khi giao dịch HĐTL, cả hai bên giữ vị thế mua và bán của hợp đồng đều bị ràng buộc
bởi những quyền và nghĩa vụ nhất định.
Cụ thể, khi đáo hạn HĐTL, bên bán có nghĩa vụ giao một khối lượng tài sản cơ sở xác
định cho bên mua và có quyền được nhận tiền từ bên mua còn bên mua có nghĩa vụ trả
tiền theo thỏa thuận trong HĐTL và nhận tài sản chuyển giao từ bên bán.
3.7. Tính thanh khoản
Căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng, NĐT tham gia vào thị trường mua bán
HĐTL đều biết được trước một cách rõ ràng họ có thể (hoặc sẽ) mua – bán cái gì, cách
thức giao dịch vào thời điểm nào trong tương lai.
Vì vậy, các NĐT có thể mở và đóng vị thế khi cần một cách dễ dàng. Điều này làm
cho thị trường hợp đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao, và biến hợp đồng tương
lai thành công cụ thuận lợi cho các nhà đầu tư sử dụng vào những mục đích khác nhau.
4. Ưu và nhược điểm của hợp đồng tương lai
Ưu điểm
- Phòng ngừa rủi ro:
+ Đầu tiên, hợp đồng tương lai mang đến sự đảm bảo cao khi đầu tư. Hợp đồng này
đem lại cho những ai muốn quản lý rủi ro biến động giá có cơ hội chuyển đổi sự
rủi ro này sang bất kỳ ai sẵn sàng chấp nhận rủi ro, với hy vọng sẽ không ngừng
gia tăng lợi nhuận. Quá trình chuyển đổi này được gọi là phòng ngừa rủi ro.
+ Người phòng ngừa rủi ro có thể cố định được mức giá hoặc lãi suất mà họ chấp
nhận được và hạn chế. Thậm chí họ cũng có thể loại bỏ những thiệt hại mà biến
động bất lợi giá gây ra.
- Tính thanh khoản cao:
Hiện nay, hợp đồng tương lai là sản phẩm được niêm yết và chuẩn hóa. Căn cứ
vào các điều khoản của hợp đồng, người tham gia đều được biết trước một cách rõ
ràng và cụ thể nhất họ sẽ mua gì hoặc bán gì, vào thời điểm nào trong tương lai và
giao dịch nó như thế nào.
Cùng với tính chất nhất quán này, nhà đầu tư tham gia vào thị trường có thể mở và
đóng vị thế khi cần thiết một cách dễ dàng, nhanh chóng. Điều này cũng giúp cho hợp

13
đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao. Từ đó, nó dần dần biến hợp đồng tương lai
thành công cụ thuận lợi để các nhà đầu tư sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
- Đòn bẩy tài chính:
+ Khi tham gia hợp đồng tương lai, bạn có thể sẽ thu được những khoản lợi nhuận
“khổng lồ” với số vốn đầu tư ban đầu rất nhỏ. Một nhà đầu tư muốn bán hay mua
hợp đồng thì chỉ cần đáp ứng được yêu cầu ký quỹ, với tính chất quan trọng là cam
kết tài chính đảm bảo thực hiện hợp đồng.
+ Nếu dự đoán (kỳ vọng) của bạn về biến động giá của tài sản cơ sở đúng, bạn sẽ thu
được lợi nhuận từ vị thế hợp đồng tương lai mà mình nắm giữ. Nhờ vào hiệu ứng
đòn bẩy, mức sinh lời trên thị trường chứng khoán phái sinh thường cao hơn nhiều
so với thị trường cơ sở.
- Giao dịch dễ dàng, thuận tiện:
+ Giao dịch hợp đồng tương lai được diễn ra tương tự với giao dịch cổ phiếu. Nếu
bạn dự đoán thị trường tăng điểm thì sẽ đặt lệnh mua để mở vị thế mua hợp đồng
tương lai. Khi thị trường tăng đúng với kỳ vọng, bạn sẽ thu được lợi nhuận.
+ Ngược lại, nhà đầu tư có thể mở vị thế bán hợp đồng tương lai để kiếm lời trong
thị trường giảm điểm
- Mua/bán liên tục:
+ Trong hợp đồng tương lai, bạn có thể ngay lập tức đóng vị thể vừa mở (bất kể là vị
thế mua hay bán). Vì thế, nhà đầu tư có thể liên tục mở và đóng vị thế trong phiên
giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận dựa trên mọi biến động của thị trường.
+ Đây là ưu điểm khác biệt nổi trội của hợp đồng tương lai so với thị trường cơ sở.
Bởi trong thị trường cổ phiếu, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu phải chờ ít nhất 2 ngày
để số cổ phiếu ấy về tài khoản rồi mới có thể bán.
- Cơ hội kiếm lợi nhuận khi thị trường giảm điểm:
+ Hiện nay, trên thị trường cổ phiếu, nhà đầu tư không có công cụ để tìm kiếm lợi
nhuận khi thị trường giảm điểm. Ngược lại, trong hợp đồng tương lai, bạn có thể
tham gia vào vị thế bán hợp đồng bất cứ khi nào.
+ Điều kiện duy nhất mà bạn cần đáp ứng là ký quỹ bổ sung đầy đủ theo yêu cầu lúc
tham gia hợp đồng. Lúc này, nếu chỉ số của thị trường giảm điểm đúng như dự
đoán, nhà đầu tư sẽ có được lợi nhuận từ giao dịch bán hợp đồng tương lai của
mình.
Nhược điểm:
Bên cạnh các ưu điểm vượt trội, hợp đồng tương lai vẫn có một số nhược điểm mà các
nhà đầu tư cần lưu ý dưới đây.

14
Rủi ro của hiệu ứng đòn bẩy: Đòn bẩy tài chính là một trong những ưu nhược điểm
của hợp đồng tương lai. Đây là yếu tố góp phần tạo nên sức hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư vào hợp đồng này nói riêng và thị trường chứng khoán phái sinh nói chung.
Không ít người vẫn nghĩ rằng đòn bẩy tài chính là một chiếc cần câu vô cùng lợi hại.
Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu ứng đòn bẩy tài chính sẽ chỉ tạo ra những con số lợi
nhuận ấn tượng nếu dự báo (kỳ vọng) của người sử dụng hợp đồng về chiều hướng
biến động giá tài sản cơ sở trở thành hiện thực.
Ngược lại, trong trường hợp sự thay đổi về giá tài sản cơ sở trên thị trường không
đúng với các dự đoán, thua lỗ sẽ xảy ra. Đặc biệt, do tác động của đòn bẩy, mức thua
lỗ sẽ tính theo phần trăm số vốn đầu tư ban đầu. Điều này tương đương với việc bạn có
thể sẽ bị thua lỗ lớn hơn rất nhiều so với đầu tư trên thị trường giao ngay.
Yêu cầu ký quỹ bổ sung: Một nhược điểm lớn khác của hợp đồng tương lai chính là
yêu cầu ký quỹ bổ sung.
+ Cơ chế thanh toán của hợp đồng tương lai là thanh toán hàng ngày.
+ Trong đó, các khoản lãi/lỗ phát sinh từ hợp đồng đều được hiện thực hóa mỗi ngày
và phản ánh ngay trên tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư.
Nếu số tiền trên tài khoản ký quỹ xuống thấp hơn hoặc bằng so với mức ký quỹ duy
trì, nhà đầu tư buộc phải thực hiện ký quỹ bổ sung ngay. Do đó, khi tham gia vào hợp
đồng tương lai, các nhà đầu tư cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất định về khả năng
tài chính. Bởi nếu không thực hiện ký quỹ bổ sung kịp thời khi có yêu cầu, vị thế của
bạn sẽ bị đóng lại. Điều này sẽ gây nên nhiều thua lỗ và có thể dẫn đến việc phá sản.

III. Hợp đồng kỳ hạn


1. Khái niệm
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa hai bên ( người mua và người bán) để mua hoặc
bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay.
=> Như vậy, hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng giao sau, đối lập với hợp đồng giao
ngay
Các bên tham gia:
- Người mua: là bên đồng ý mua tài sản nhất định vào một thời điểm nhất định trong
tương lai với giá đã thỏa thuận hôm nay.
- Người bán: là bên đồng ý bán tài sản nhất định vào một thời điểm nhất định trong
tương lai với giá đã thỏa thuận hôm nay.
2. Các loại hợp đồng kỳ hạn
- Hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu: Tài sản cơ sở của loại hợp đồng kỳ hạn này dựa trên cổ
phiếu

15
- Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu: Tài sản cơ sở của loại hợp đồng kỳ hạn này dựa
trên trái phiếu.
- Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa: Ở đây tài sản cơ sở là các loại hàng hoá có thực như
cà phê, lúa, gạo, dầu thô…
- Hợp đồng giao dịch tiền tệ kỳ hạn :Loại hợp đồng giao dịch kỳ hạn này biểu thị
các bên thỏa thuận ký kết sẽ mua hoặc bán với số lượng ngoại tệ theo một tỷ giá
được xác định, trong một thời điểm đã ký kết trong tương lai.
- Hợp đồng lãi suất kỳ hạn:Loại hợp đồng kỳ hạn này biểu thị các bên đã thỏa thuận
đồng ý lãi suất sẽ trả được vào một ngày thanh toán đã ký kết trong tương lai.
- Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch: Loại hợp đồng kỳ hạn này được thực hiện
thanh toán bằng thỏa thuận giao dịch tiền mặt, không phải giao nhận bằng tài sản
gốc.
3. Đặc điểm
- Giá của hợp đồng là giá thực hiện trong tương lai nhưng được định tại thời điểm ký
hợp đồng
- Đến ngày đáo hạn, các bên phải bắt buộc thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng.
- Hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận và ký kết bởi hai bên, không qua trung gian và
không phải trả bất kỳ khoản phí nào.
- Tài sản cơ sở là bất kỳ loại tài sản nào mà không cần phải được chuẩn hóa về khối
lượng, chất lượng hay giá trị… như hợp đồng tương lai.
- Hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao dịch trên thị trường OTC, không được niêm yết và
giao dịch trên thị trường tập trung như hợp đồng tương lai
- Người tham gia hợp đồng kỳ hạn có thể đóng vị thế bằng cách mở một vị thế ngược
đối với một hợp đồng kỳ hạn tương tự.
- Không thực hiện ký quỹ
- Tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn thấp dẫn đến rủi ro cao hơn.
- Các bên tham gia của hợp đồng kỳ hạn sẽ phải đối mặt với 2 rủi ro chính: rủi ro
thanh khoản và rủi ro thanh toán.
+ Rủi ro thanh khoản: Vì không được niêm yết trên một sàn giao dịch nào cả mà chỉ là
hợp đồng riêng biệt giữa 2 bên nên hợp đồng kỳ hạn không được trao đổi trên thị
trường, dẫn đến tính thanh khoản thấp.
+ Rủi ro thanh toán: thứ nhất là không có bất kỳ một khoản tiền ký quỹ nào giữa các
bên, thứ hai là không có trung gian đứng ra làm nhiệm vụ thanh toán bù trừ và lời lỗ
của hợp đồng kỳ hạn sẽ được thanh toán khi hợp đồng đáo hạn, như vậy, rủi ro thanh
toán của hợp đồng kỳ hạn cao trong khi hợp đồng tương lai có thể phòng ngừa được
loại rủi ro này.

16
4. Ưu và nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn
Ưu điểm:
- Ưu điểm lớn nhất của hợp đồng kỳ hạn là phòng chống rủi ro.
- Tài sản cơ sở không bị ràng buộc bởi những tiêu chuẩn về khối lượng, chủng loại
nên nguồn cung cấp cho hợp đồng kỳ hạn rất đa dạng
- Người trung gian thu được một khoản thu nhập từ việc ký quỹ và thực hiện thanh
toán
Nhược điểm:
- Tính thanh khoản thấp: Hợp đồng kỳ hạn có tính thanh khoản thấp nên tính rủi ro
khá cao, đặc biệt về khả năng thanh toán giữa các bên.
- Hợp đồng kỳ hạn chỉ có bên mua và bên bán tham gia, nên trường hợp có 1 bên
không có khả năng thực hiện hợp đồng như đã ký kết thì sẽ gây ra nhiều khó khăn
cho bên còn lại.
- Lãi lỗ được xác định vào ngày cuối của hợp đồng nên dễ dàng bị sự quản lý của cơ
quan thuế
- Do chỉ thực hiện vào cuối thời hạn hợp đồng nên đánh mất cơ hội đầu cơ.

IV. Hợp đồng hoán đổi


1. Khái niệm
Trong lĩnh vực tài chính, hợp đồng hoán đổi (swap contract), là một công cụ tài chính
phái sinh (derivative) trong đó hai bên sẽ trao đổi một dòng tiền (cash flow) này lấy
một dòng tiền khác của bên kia. Những dòng tiền này gọi là các nhánh của swap
(legs), được tính dựa trên giá trị nguyên tắc danh nghĩa, mà giá trị danh nghĩa này
thường không được trao đổi giữa các bên. Kết quả là hợp đồng hoán đổi có thể được
sử dụng để tạo ra những giá trị của hàng hóa cơ sở không được đảm bảo tài trợ, vì các
bên có thể kiếm lời hay chịu lỗ từ sự biến động giá cả mà không ký gửi khoản giá trị
danh nghĩa bằng tiền mặt hay bằng tài sản đảm bảo.

Các hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa các loại rủi ro tài chính (như
rủi ro về lãi suất thay đổi, rủi ro về tỷ giá, rủi ro về giá cổ phiếu), để hưởng các ưu đãi
dành cho các công ty trong nước, hoặc để nhằm mục đích đầu cơ.

Hợp đồng hoán đổi không thể được mua bán trao đổi như là các loại chứng khoán hay
hợp đồng tương lai, mà chúng thực sự là những hợp đồng cá biệt giữa hai bên xác
định. Do đó, cách duy nhất để thoát ra khỏi hợp đồng này là bằng thỏa thuận song
phương với phía đối tác để huỷ hợp đồng, hoặc bằng cách chuyển nhượng nó cho bên
thứ ba với điều kiện có sự đồng ý của phía đối tác.

2. Các loại hợp đồng hoán đổi


2.1 Hoán đổi lãi suất (Interest rate swap)

17
Interest rate swap là một hợp đồng phái sinh mà theo đó một bên trao đổi dòng lãi suất
để lấy dòng tiền mặt của một bên khác.

Được sử dụng để quản lý tài sản hoặc nợ cố định hay thả nổi, hoặc đầu cơ kiếm lợi từ
sự thay đổi lãi suất. Đây là một công cụ rất phổ biến và có tính thanh khoản cao.

Hợp đồng thông dụng nhất là một bên trả một mức lãi suất cố định (the swap rate) cho
bên kia, trong khi nhận lại một lãi suất thả nỗi (thường gắn với lãi suất tham chiếu
LIBOR). Trong đó:

- A trả lãi suất cố định cho B (A nhận lãi suất thay đổi)
- B trả lãi suất cố định cho A (B nhận lãi suất thay đổi)
2.2 Hoán đổi tiền tệ (Currency swap)
Currency swap là một hợp đồng về trao đổi ngoại tệ theo đó hai bên sẽ trao đổi khoản
tiền gốc và lãi cố định của một khoản vay để lấy một khoản tiền gốc và lãi cố định
tương đương một khoản vay của một đồng tiền khác.

Hoán đổi tiền tệ thường kết hợp với hóa đổi lãi suất.

2.3 Hoán đổi tín dụng (Credit swap)


Credit Swap là một hợp đồng phái sinh tín dụng mà theo đó bên mua sẽ thanh toán
một khoản tiền định kỳ cho bên bán, đổi lại họ sẽ nhận được khoản bồi thường nếu
công cụ tài chính cơ sở bị mất khả năng thanh toán.

2.4 Hoán đổi hàng hóa (Commodity swap)


Commodity Swap là một thỏa thuận mà theo đó giá thả nổi của hàng hóa (giá giao
ngay) được trao đổi lấy giá cố định trong một khoản thời gian xác định.

Người sử dụng hàng hóa muốn đảm bảo giá ở mức tối đa và đồng ý trả cho tổ chức tài
chính một mức giá cố định. Đổi lại người sử dụng sẽ nhận được những khoản thanh
toán dựa trên giá cả thị trường cho những hàng hoá liên quan. Ngược lại, người sản
xuất muốn cố định thu nhập và đồng ý trả giá thị trường cho tổ chức tài chính, đổi lại
cho việc nhận những khoản thanh toán cố định cho hàng hoá.

2.5 Hoán đối chứng khoán vốn (Equity swap)


Equity Swap là hợp đồng hoán đổi mà tổ hợp các dòng tiền được thỏa thuận trao đổi
giữa hai bên vào một ngày xác định trong tương lai. Hai dòng tiền thường được đề cập
như là những vế của hợp đồng Swap; một trong hai vế thường gắn với một lãi suất thả
nổi như LIBOR. Vế này được xem như là vế nổi. Vế còn lại dựa trên kết quả của một
cổ phiếu hoặc một chỉ số thị trường. Vế này được xem như là vế cổ phiếu. Hầu hết

18
những hợp đồng loại này gồm một vế lãi suất thả nổi đối với vế cổ phiếu, mặc dù một
số loại hợp đồng tồn tại với hai vế cổ phiếu.

3. Đặc điểm
Cần lưu ý là rất khó thu xếp một hợp đồng hoán đổi trực tiếp hai bên là những người
sử dụng sản phẩm cuối cùng.

Việc sử dụng nhà giao dịch hợp đồng hoán đổi, hay là tổ chức trung gian, có lợi cho cả
hai bên tham gia hợp đồng với hai lí do sau:

– Sử dụng trung gian làm giảm thời gian tìm kiếm để đi đến kí kết hợp đồng hoán đổi.

– Việc sử dụng trung gian có thể làm giảm chi phí đánh giá chất lượng tín dụng.

Đối tác phía bên kia hoặc sẽ thanh toán luồng tiền thả nổi căn cứ vào một tham số
khác, hoặc thanh toán luồng tiền cố định.

Thời điểm các bên tham gia hợp đồng hoán đổi tiến hành thanh toán các luồng tiền
được gọi là ngày thanh toán, và khoảng thời gian giữa các ngày thanh toán được gọi là
kì thanh toán.

Vào một ngày thanh toán cụ thể, một bên đối tác sẽ tiến hành chuyển trả tiền cho bên
kia và phía bên kia cũng sẽ chuyển trả một khoản tiền ngược lại (Ngoại trừ trường hợp
của hợp đồng hoán đổi tiền tệ), cả hai luồng tiền thanh toán của các bên trong hợp
đồng hoán đổi nói chung sẽ được thực hiện bằng cùng một loại tiền tệ.

Kết quả là, các bên thường thỏa thuận chỉ trao đổi luồng tiền ròng mà một bên nợ bên
kia, hay là áp dụng nguyên tắc bù trừ ròng (netting).

Đối với hợp đồng hoán đổi tiền tệ và một số dạng hợp đồng hoán đổi đặc biệt khác,
các luồng tiền thanh toán không được ghi nhận theo cùng một loại tiền tệ; khi đó việc
bù trừ ròng không thể diễn ra mà các bên phải chuyển cho nhau các luồng tiền theo
nghĩa vụ phát sinh một cách độc lập.

Một điểm cần lưu ý nữa là hợp đồng hoán đổi chủ yếu được thanh toán bằng tiền mặt,
rất hiếm trường hợp yêu cầu chuyển giao vật chất tài sản cơ sở.

Hợp đồng hoán đổi chủ yếu được giao dịch trên thị trường OTC, vì vậy các điều khoản
của hợp đồng thường được thiết kế linh hoạt cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của các
bên. Mặc dù hợp đồng hoán đổi được coi là một trong những dạng chứng khoán phái

19
sinh ra đời muộn nhất, nhưng đây có lẽ là công cụ quan trọng nhất nếu xét về quy mô
của thị trường.

4. Ưu và nhược điểm của hợp đồng hoán đổi

Ưu điểm

Trong giao dịch hoán đổi, các bên tham gia bao gồm ngân hàng và khách hàng đều có
những lợi ích nhất định.

Với khách hàng lợi ích thể hiện ở chỗ khách hàng thỏa mãn được nhu cầu ngoại tệ
hoặc nội tệ của mình ở thời điểm hiện tại, tức là vào ngày hiệu lực, đồng thời cũng
thỏa mãn nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ vào này đáo hạn. Điều này giống như hợp
đồng kỳ hạn, do đó khách hàng có thể phòng ngừa được rủi ro biến động tỷ giá.

Với ngân hàng lợi ích thể hiện ở chỗ một mặt ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng góp phần nâng cao uy tín và gia tăng giá trị thương hiệu của mình. Mặt
khác, ngân hàng có thể kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và bán ngoại tệ.

Nhược điểm

Nó là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất chấp tỷ giá
trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào. Điền này có mặt lợi là bảo hiểm được rủi
ro ngoại hối cho khách hàng nhưng đồng thời đánh mất đi cơ hội kinh doanh nếu như
tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách hàng.

Nó chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời điểm đáo hạn,
mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt quảng thời gian giữa hai thời
điểm đó.

Chính hạn chế này khiến cho hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi chỉ có thể là công
cụ bảo hiểm rủi ro và thích hợp với nhu cầu bảo hiểm rủi ro của khách hàng hơn là nhu
cầu kinh doanh hay đầu cơ kiếm lời từ sự biến động tỷ giá. Để bổ sung cho hạn chế
này của giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi ngân hàng phát triển thêm một loại
công cụ khác, đó là hợp đồng giao sau.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG


Ở Việt nam, các nghiệp vụ phái sinh mới bắt đầu được sử dụng từ đầu những năm
2000. Tuy nhiên, các nghiệp vụ phái sinh còn mang tính thí điểm và đơn lẻ. Số lượng
giao dịch của các công cụ này còn hết sức khiêm tốn.
Như vậy, mặc dù thị trường các công cụ tài chính phái sinh đã hình thành ở Việt Nam,
nhưng còn rất nhỏ bé và chưa phổ biến. Bản thân các khách hàng nói chung, các doanh

20
nghiệp Việt Nam nói riêng còn dè dặt áp dụng công cụ phái sinh. Được biết, với Ngân
hàng HSBC mặc dù hoạt động tại Việt Nam đã hơn 6 năm với trên 1.000 doanh nghiệp
là khách hàng “ruột” (2007), nhưng sau 2 năm được phép sử dụng các công cụ phái
sinh, mới chỉ có một vài doanh nghiệp trong số hàng ngàn doanh nghiệp khách hàng
đó dám ứng dụng nghiệp vụ này. Chỉ riêng việc thực hiện một giao dịch hoán đổi giữa
hai đồng tiền, ngân hàng này cũng mất tới nửa năm để giải thích, thỏa thuận. Các hợp
đồng quyền chọn ngoại tệ cũng thường phải mất một vài tháng mới được ký kết. Theo
HSBC, việc xúc tiến các dịch vụ phái sinh quản lý rủi ro cho khách hàng là doanh
nghiệp vẫn đang được ngân hàng này tích cực khuyến khích. Với Ngân hàng TMCP
Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn ít được khách
hàng áp dụng, thậm chí có công cụ chưa có khách hàng nào giao dịch.
Đến 2017, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam chính thức hoạt động từ ngày
10/8/2017. Sau 6 năm vận hành, thị trường đã có bước phát triển đáng ghi nhận. Kết
quả đó góp phần tích cực vào việc ổn định thị trường cơ sở, hoàn thiện cấu trúc thị
trường chứng khoán theo thông lệ quốc tế và phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Thị trường công cụ phái sinh Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng hiện nay đã có những
bước phát triển tích cực trong những năm gần đây.
Hợp đồng quyền chọn:
Thời gian qua ở Việt Nam, quyền chọn ngoại tệ dường như là công cụ phái sinh được
thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong
bối cảnh tỷ giá luôn ở trạng thái tăng giảm liên tục. Trong khi đó, quyền chọn cổ phiếu
chỉ mới được thí điểm bước đầu ở VCBS.
Đến ngày 18/3/2009 theo Công văn số 1820/NHNN-QLNH của Ngân hàng Nhà nước
thì nghiệp vụ quyền chọn tiền đồng dừng thí điểm từ ngày 23/3/2009.
Ở Việt Nam, các nghiệp vụ phái sinh nói chung và options nói riêng mới bắt đầu được
sử dụng từ đầu những năm 2000. Tuy nhiên, các nghiệp vụ options này còn mang tính
thí điểm và đơn lẻ. Số lượng giao dịch của các công cụ này còn hết sức khiêm tốn:
Về quyền chọn ngoại tệ: NHNN đã cho phép thực hiện thí điểm đối với Eximbank,
VIB, Vietcombank; ACB, BIDV, Techcombank, NHTMCP Quân đội, nhưng doanh số
về hoạt động này vẫn không đáng kể so với doanh số các hoạt động truyền thống. Mặc
dù thị trường các công cụ tài chính phái sinh, quyền chọn ngoại tệ đã hình thành ở Việt
Nam, nhưng còn rất nhỏ bé và chưa phổ biến.
Về tổng giá trị giao dịch hợp đồng quyền chọn:
- Theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HSX), tổng giá trị giao
dịch hợp đồng quyền chọn trên thị trường phái sinh Việt Nam năm 2022 đạt
1.238.988 tỷ đồng, tăng 124,6% so với năm 2021.
- Trong đó, giá trị giao dịch hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu đạt 1.193.744 tỷ
đồng, chiếm 96,3% tổng giá trị giao dịch.

21
- Giá trị giao dịch hợp đồng quyền chọn trên chỉ số chứng khoán đạt 45.244 tỷ
đồng, chiếm 3,7% tổng giá trị giao dịch.
Về số lượng hợp đồng quyền chọn được giao dịch:
- Năm 2022, số lượng hợp đồng quyền chọn được giao dịch trên thị trường phái
sinh Việt Nam đạt 13.704.443 hợp đồng, tăng 141,4% so với năm 2021.
- Trong đó, số lượng hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu đạt 13.294.194 hợp
đồng, chiếm 96,3% tổng số lượng hợp đồng được giao dịch.
- Số lượng hợp đồng quyền chọn trên chỉ số chứng khoán đạt 410.249 hợp đồng,
chiếm 3,7% tổng số lượng hợp đồng được giao dịch.
Như vậy, điểm lại những mốc chính xuất hiện của các công cụ phái sinh cũng như
quyền chọn ở Việt Nam, dễ nhận thấy rằng nó chưa được thị trường đón nhận như là
một công cụ không thể thiếu trong phòng ngừa rủi ro.
Hợp đồng tương lai:
- Trước 2017, hợp đồng tương lai vẫn còn khá mới mė ở Việt Nam Hiện tại ở
Việt Nam, SGD hàng hóa Việt Nam (VNX) thực hiện niêm yết và giao dịch
Hợp đồng tương lai của 3 nhóm hàng hóa gồm : cà phê (Robusta và Arabica),
cao su (RSS3) và thép thỏi cán nóng (HRC). Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn
Thương Tín (Sacom– STE) giao dịch chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp,
nông nghiệp, mà trọng tâm là sắt thép trên các sàn giao dịch hàng hóa lớn như
LIFFE (London), NYBOT (Newyork), ICE (Newyork), Tocom (Tokyo),
SICOM (Singapore),… song các ngân hàng thực hiện hợp đồng chỉ mới đóng
vai trò là trung gian môi giới giúp doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng tương
lai hàng hóa tại các sở giao dịch nước ngoài.
- Tới 2017, sau những thành công đã đạt được trên thị trường cơ sở, ngày
10/8/2017, TTCK phái sinh chính thức được khai trương giao dịch tại Sở Giao
dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Trên cơ sở định hướng của Chính phủ là
giao dịch từ sản phẩm đơn giản đến sản phẩm phức tạp, HNX đã lựa chọn sản
phẩm ra mắt đầu tiên là hợp đồng tương lai (HĐTL) trên chỉ số VN30, tiếp đó
sản phẩm HĐTL trái phiếu chính phủ (TPCP) kỳ hạn 5 năm và 10 năm.
- Sau gần 6 năm hoạt động, TTCK phái sinh đã có sự tăng trưởng vượt các kỳ
vọng đặt ra và trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong
bối cảnh thị trường cơ sở nhiều biến động. Đặc biệt, thời gian qua, số lượng tài
khoản giao dịch chứng khoán phái sinh vẫn tiếp tục có xu hướng tăng. Đến cuối
tháng 3/2023, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 1.244.709 tài khoản,
tăng 2,08% so với tháng trước.
Cụ thể:
- Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán VN 30:
+ Kết quả giao dịch HĐTL chỉ số VN30 (thống kê theo tháng) trong thời
gian gần đây, trong đó các hợp đồng đã được giao dịch với đa dạng các
22
kỳ hạn, được đáo hạn và thanh toán theo đúng thời hạn của hợp đồng.
Hơn nữa, biến động giá của các HĐTL chỉ số VN30 nhìn chung tăng
giảm không quá lớn. Kết quả này cho thấy giao dịch HĐTL chỉ số VN30
bước đầu đem lại sự an toàn nhất định cho nhà đầu tư và thị trường. Đặc
biệt, thị trường đã đạt được một số kết quả khá ấn tượng trong thời gian
vừa qua.
+ Theo HNX, khối lượng hợp đồng mở (OI) tăng mạnh, tại phiên giao dịch
cuối tháng 3/2023, OI đạt 64.443 hợp đồng, tăng 6,14% so với tháng
trước. Phiên giao dịch ngày 30/3/2023 ghi nhận khối lượng mở OI cao
nhất trong tháng với 71.190 hợp đồng, đây cũng là mức OI cao nhất của
hợp đồng tương lai VN30 từ trước đến nay trên thị trường phái sinh.
- Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm:
+ Nối tiếp thành công của giao dịch HĐTL chỉ số VN30, ngày 4/7/2019,
HNX triển khai giao dịch HĐTL TPCP kỳ hạn 5 năm. HĐTL TPCP kỳ
hạn 5 năm tại Việt Nam có tài sản cơ sở là trái phiếu giả định có những
đặc điểm tương tự một trái phiếu Chính phủ với mệnh giá 100.000 đồng,
kỳ hạn 5 năm, lãi suất danh nghĩa 5%/năm, trả lãi định kỳ 12 tháng/lần,
trả gốc một lần khi đáo hạn.
+ Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, việc lựa chọn kỳ hạn của trái
phiếu là 5 năm được cân nhắc dựa trên thanh khoản cũng như tỷ trọng
của loại kỳ hạn này trong cơ cấu kỳ hạn phát hành trên thị trường giao
ngay. Theo thống kê của HNX, TPCP kỳ hạn 5 năm được Kho bạc Nhà
nước phát hành nhiều nhất trên thị trường sơ cấp, có tính thanh khoản tốt
trên thị trường thứ cấp và được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu đầu tư và
phòng ngừa rủi ro của các nhà đầu tư.
- Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm:
+ Ngày 28/6/2020, HNX tiếp tục giới thiệu HĐTL TPCP kỳ hạn 10 năm.
Đây là sản phẩm thứ ba trên TTCK phái sinh, tiếp tục góp phần đa dạng
hoá sản phẩm giao dịch trên thị trường, đồng thời được kỳ vọng là sản
phẩm phòng vệ rủi ro hiệu quả cho thị trường TPCP.
+ Tài sản cơ sở của sản phẩm này là TPCP giả định có kỳ hạn 10 năm,
mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất danh nghĩa 5,0%/năm, trả lãi định kỳ
cuối kỳ 12 tháng/lần, trả gốc một lần khi đáo hạn. Bảng cho thấy một số
hợp đồng được giao dịch trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, kết quả
giao dịch HĐTL TPCP vẫn còn khiêm tốn về nhiều mặt so với HĐTL
chỉ số VN30 trong thời gian qua.
Hợp đồng kỳ hạn:
Tại Việt Nam, giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh
đầu tiên theo Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Mặc dù tài sản cơ
sở của HĐ kỳ hạn rất phong phú và đa dạng nhưng do còn thiếu văn bản pháp lý quy

23
định và điều chỉnh nên tại Việt Nam, HĐ kỳ hạn hầu như chỉ thực hiện với tài sản cơ
sở là các sản phẩm ngoại hối.
Và, thông qua những văn bản pháp lý có được, các ngân hàng thương mại được phép
kinh doanh ngoại tệ đều thực hiện công cụ phái sinh này với các khách hàng của mình.
Tuy nhiên, nếu so với giao dịch giao ngay (spot) thì HĐ kỳ hạn vẫn chưa phát triển
(chỉ bằng 1/3 tổng giao dịch giao ngay). Cho dù, nó mang tính chất phòng ngừa rủi ro
tốt hơn giao dịch giao ngay. Hoạt động mua bán hợp đồng kỳ hạn của các nhà đầu cơ
trên thị trường OTC không phát triển.
Hợp đồng hoán đổi:

Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều tổ chức kinh doanh giao dịch hoán đổi, các tổ chức
kinh doanh giao dịch hoán đổi thường giao dịch chủ yếu trên thị trường OTC. Các tổ
chức thực hiện các hợp đồng hoán đổi chủ yếu là các ngân hàng, như ngân hàng
TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP Eximbank, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam,... Nhìn vào doanh số thực hiện hoán đổi tiền tệ tại một số NHTM Việt Nam
cho thấy trong những năm gần đây giá trị giao dịch hoán đổi tiền tệ ngày càng tăng.

Thị trường hợp đồng hoán đổi tại Việt Nam đang phát triển, nhưng vẫn còn non trẻ so
với các nước trong khu vực. Khối lượng giao dịch hoán đổi tăng trưởng trong những
năm gần đây, nhưng vẫn còn thấp so với tiềm năng. Hoạt động giao dịch chủ yếu tập
trung ở các ngân hàng lớn, các doanh nghiệp lớn và một số tổ chức tài chính khác.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, khối lượng giao dịch hoán đổi lãi suất tại Việt
Nam đạt 2.333 tỷ đồng vào năm 2022, tăng trưởng 13,5% so với năm 2021. Khối
lượng giao dịch hoán đổi tỷ giá hối đoái đạt 1.894 tỷ đồng vào năm 2022, tăng trưởng
10,2% so với năm 2021.

Hoán đổi lãi suất là loại hình phổ biến nhất, chiếm hơn 80% tổng khối lượng giao
dịch.

-> Hoán đổi tỷ giá hối đoái và hoán đổi hàng hóa đang dần được quan tâm và sử dụng
nhiều hơn.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

A. Những mặt đạt được

Loại công cụ tài chính phái sinh được phổ biến nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay là
công cụ tài chính phái sinh tiền tệ. Ngoài ra, một số ít ngân hàng thương mại Việt Nam
đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép thực hiện thí điểm mua/ bán một
số loại công cụ tài chính phái sinh khác như công cụ tài chính phái sinh về tín dụng,
hoán đổi lãi suất, quyền chọn về vàng, kỳ hạn về hàng hóa.

24
Hơn nữa, việc TTCKPS được đưa vào hoạt động giúp NĐT có nhiều cơ hội tìm kiếm
lợi nhuận khi thị trường giảm cũng như thị trường tăng. Đây là giải pháp hữu hiệu để
giữ chân NĐT, tránh tình trạng họ tháo chạy khỏi TTCK khi thị trường cơ sở sụt giảm.
Cụ thể, thống kê tại các thị trường quốc tế cho thấy, khi thị trường cơ sở giảm điểm
mạnh thì thanh khoản trên thị trường phái sinh tăng mạnh; ngược lại, khi thị trường cơ
sở tăng điểm trở lại thì thanh khoản trên thị trường phái sinh giảm.

B. Khó khăn, hạn chế


Là kênh đầu tư còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên số lượng công cụ tài chính chưa đa
dạng, chưa tạo nhiều tiện ích nên chưa hấp dẫn đối với khách hàng.
Mức độ am hiểu của nhà đầu tư về thị trường vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều nhà đầu tư
mới chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm và thăm dò chứ chưa thực hiện giao dịch. Nhiều
nhà đầu tư tham gia thị trường phái sinh mà chưa trang bị đầy đủ kiến thức về thị
trường và các sản phẩm phái sinh. Điều này dẫn đến nguy cơ rủi ro cao cho nhà đầu tư,
đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân.
Một số sản phẩm phái sinh tại Việt Nam, đặc biệt là hợp đồng quyền chọn và hoán đổi,
còn có thanh khoản thấp. Điều này gây khó khăn cho nhà đầu tư khi muốn giao dịch
và có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
Chênh lệch giá giao ngay và giá tương lai là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư. Tại Việt Nam, chênh lệch giá
giao ngay và giá tương lai của một số sản phẩm phái sinh còn cao. Điều này làm giảm
hiệu quả phòng ngừa rủi ro và có thể khiến nhà đầu tư chịu lỗ.
Khung pháp lý của thị trường phái sinh Việt Nam đã được cải thiện trong những năm
gần đây, nhưng vẫn còn một số hạn chế.
Ví dụ, quy định về giao dịch ký quỹ, quản lý rủi ro, và giải quyết tranh chấp cần được
hoàn thiện hơn.
Hoạt động giám sát và quản lý thị trường còn cần tăng cường
C. Giải pháp
- Cơ quan quản lý thị trường tiếp tục nghiên cứu triển khai những sản phẩm phái
sinh mới trong thời gian tới, cụ thể là HĐTL trên chỉ số cổ phiếu khác.. Ngoài ra,
có thể triển khai hợp đồng quyền chọn trên chỉ số chứng khoán; HĐTL, hợp đồng
quyền chọn trên cổ phiếu đơn lẻ, qua đó góp phần đa dạng hóa sản phẩm phái sinh
trên thị trường.
- Nên có nhiều chính sách thu hút những nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước
ngoài tham gia giao dịch trên TT phái sinh Việt Nam. Đây là đối tượng có vai trò
quan trọng trong phát triển giao dịch và tăng tính thanh khoản thị trường, bởi lẽ
giao dịch phái sinh đòi hỏi nhà đầu tư am hiểu về sản phẩm, quản trị rủi ro và danh
mục đầu tư đa dạng. Để thu hút được các nhà đầu tư này, cần tăng cường minh

25
bạch thông tin, không ngừng cải tiến kỹ thuật giao dịch và tăng cường quảng bá về
thị trường; giảm chi phí giao dịch.
- Đa dạng mục tiêu sử dụng các công cụ phái sinh theo hướng phòng ngừa rủi ro,
đầu cơ và kinh doanh chênh lệch giá. TT phái sinh đã hoạt động gần 24 năm với
sự phát triển năm sau cao hơn năm trước, nhà đầu tư cũng đã nắm được cơ chế
hoạt động và các rủi ro đi kèm. Do đó, trong tương lai khi TTCK phái sinh Việt
Nam phát triển ở giai đoạn kế tiếp, sản phẩm được đa dạng hóa, nhà đầu tư có thể
tham gia vào thị trường với nhiều chiến lược kinh doanh khác nhau, thu hút sự
tham gia từ nhiều nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, qua đó góp phần
làm tăng tính thanh khoản và sự ổn định của thị trường phái sinh.
- Hoàn thiện khung pháp lý: Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường
công cụ phái sinh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật
- Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan chức năng: thường xuyên tổ chức các khóa
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý về thị trường công cụ phái sinh.
Trang bị các thiết bị, phần mềm hiện đại để giám sát thị trường.
- Tăng cường thanh khoản cho thị trường: Khuyến khích các nhà đầu tư tổ chức
tham gia thị trường, giảm chi phí giao dịch.

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://tapchinganhang.gov.vn/thuc-trang-cung-ung-phai-sinh-tai-cac-to-chuc-tin-
dung-viet-nam-va-mot-so-khuyen-nghi.htm
https://luanvan.co/luan-van/de-tai-thuc-trang-thi-truong-hop-dong-ky-han-o-viet-
nam-58588/?fbclid=IwAR21nQTNcwI2H3i0ujQHFviJo-
mWo9mAMcLeCaPJL1cPbqP8Gvl9iuHUBfY
https://vmex.vn/hop-dong-quyen-chon-la-gi-cac-loai-hop-dong-quyen-chon/
https://hotroontap.com/thuc-trang-quyen-chon-ngoai-te-va-quyen-chon-chung-khoan-
o-viet-nam-hien-nay-bai-4/
https://www.bsc.com.vn/tin-tuc/tin-chi-tiet/651689-tim-hieu-ve-uu-nhuoc-diem-cua-
hop-dong-tuong-lai-trong-chung-khoan-phai-sinh
https://tapchitaichinh.vn/phat-trien-cac-cong-cu-chung-khoan-phai-sinh-o-viet-
nam.html
https://luatminhkhue.vn/hop-dong-hoan-doi-swap-la-gi.aspx

https://econtract.efy.com.vn/hddt/hop-dong-hoan-doi.html

27

You might also like