You are on page 1of 110

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH


KHOA CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
––o0o—

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ NHIỆT-LẠNH

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÔ HÌNH CẤP


ĐÔNG VÀ ỨNG DỤNG PLC
ĐIỀU KHIỂN

GVHD: Th. S Trần Việt Hùng


SVTH:
Thái Đình Lâm 15038431
Vũ Đình Tuấn 15035071
Lê Trung Tú 15085661
Võ Văn Hoài Thương 15031731
Âu Dương Xuyên 15034591
LỚP: DHNL 11
NIÊN KHÓA: 2015- 2019

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 06 năm 2019


i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Họ và tên: MSSV:
Thái Đình Lâm 15038431
Vũ Đình Tuấn 15035071
Lê Trung Tú 15085661
Võ Văn Hoài Thương 15031731
Âu Dương Xuyên 15034591

Ngành: Kỹ thuật công nghệ Nhiệt- Lạnh Năm học: 2018- 2019

Tên đề tài
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÔ HÌNH CẤP ĐÔNG VÀ ỨNG DỤNG PLC
ĐIỀU KHIỂN
I/ Thông tin thực hiện đề tài:
Số liệu cho trước:
Các thiết bị của mô hình cấp đông có tại khoa.
II/ Nội dung đề tài:
1. Tìm hiểu về mô hình cấp đông
2. Tra cứu một số vấn đề về mô hình cấp đông để lấy tư liệu thiết kế mô hình cấp
đông và tự động hóa cho mô hình.
3. Thực hiện, giải quyết bài toán tính chọn các thiết bị củamô hình.
4. Chọn các thiết bị tự động hóa (PLC) phù hợp cho việc điều khiển hoạt động của
mô hình cấp đông.
5. Thực hiện thực nghiệm, lấy kết quả, kết luận.
III/ Ngày giao nhiệm vụ: 12/2018
IV/ Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 03/06/2019

Bộ môn Giảng viên hướng dẫn


ii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày.......tháng.......năm 2019

Giáo viên hướng dẫn


iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày.......tháng.......năm 2019

Giáo viên phản biện


iv

LỜI CẢM ƠN
Đồ án này được thực hiện trong thời gian khoảng 12 tuần. Do thời gian có hạn cũng
như hạn chế về chuyên môn và kiến thức của chúng em nên không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các quý thầy cô và các bạn.

Nhân đây, chúng em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới khoa Công nghệ kỹ thuật
Nhiệt- Lạnh, trường đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã tạo những điều kiện thuận
lợi nhất cho chúng em thực hiện được đồ án này. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới thầy Trần Việt Hùng vì sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình của thầy
trong suốt thời gian chúng em thực hiện đồ án.

Xin chân thành cảm ơn.


Sinh viên thực hiện:
Thái Đình Lâm
Vũ Đình Tuấn
Lê Trung Tú
Võ Văn Hoài Thương
Âu Dương Xuyên
v

LỜI CAM KẾT


Chúng tôi xin cam đoan bản đồ án này do chúng tôi tự tính toán, thiết kế và nghiên
cứu dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Việt Hùng.
Để hoàn thành đồ án này, chúng tôi chỉ sử dụng những tài liệu đã ghi trong mục
tài liệu tham khảo, ngoài ra không sử dụng bất cứ tài liệu nào khác mà không được ghi.
Nếu sai chúng tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định.
Nhóm tác giả:
Thái Đình Lâm
Vũ Đình Tuấn
Lê Trung Tú
Võ Văn Hoài Thương
Âu Dương Xuyên
vi

TÓM TẮT
Ngày nay, đất nước ta ngày càng đổi mới, phát triển theo xu hướng công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước, các ngành nghề đều đóng góp tích cực cho công cuộc phát
triển này. Trong đó, có sự đóng góp của ngành nhiệt lạnh, đưa nước ta trở thành một
nước có nền công nghiệp phát triển hiện đại và bền vững, góp phần tạo nên sự ổn định
cho nền kinh tế quốc dân.
Các công nghệ mới ngày càng được cải tiến và phát triển không ngừng. Đặc biệt
là trong lĩnh vực tự động hóa, hầu như tự động hóa có mặt trong tất cả các hệ thống điều
khiển của các thiết bị, trong đó có hệ thống cấp đông. Song hành với sự phát triển đó,
các công nghệ ngày càng chính xác và phức tạp hơn, đòi hỏi chúng ta phải có đội ngũ
nguồn nhân lực có trình độ cao để vận hành cũng như bảo trì cho hệ thống khi hệ thống
xảy ra các sự cố.
Tại khoa công nghệ nhiệt lạnh – ĐHCN TPHCM, kiến thức đã học về tự động hóa
hệ thống lạnh được giảng dạy trong bộ môn tự động hóa hệ thống nhiệt – lạnh với đa số
kiến thức là lý thuyết. Các thiết bị thực hành tự động hóa chưa có nhiều trong các mô
hình tại khoa, sinh viên chỉ học lý thuyết mà không được thực hành thì khả năng tiếp
cận thực tế sau này sẽ rất khó khăn. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên được học, tiếp
cận với thực tế và được sự phân công của khoa công nghệ Nhiệt Lạnh với sự hướng dẫn
của thầy Trần Việt Hùng. Chúng em nhận đề tài: “TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÔ HÌNH
CẤP ĐÔNG VÀ ỨNG DỤNG PLC ĐIỀU KHIỂN”. Địa điểm thuộc phòng thực hành
X6.7, khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh – Đại học Công nghiệp Tp Hồ Chí Minh.
vii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................iv
LỜI CAM KẾT ..............................................................................................................v
TÓM TẮT .....................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..................................................x
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... xiii
LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................xv
Chương 1: TỔNG QUAN .............................................................................................1
1.1. Tổng quan về hệ thống cấp đông .......................................................................1
1.1.1. Sơ lược về cấp đông .......................................................................................1
1.1.2. Các phương pháp cấp đông [1] .......................................................................1
1.1.3. Ứng dụng của phương pháp cấp đông ............................................................7
1.2. Tổng quan về PLC .............................................................................................. 8
1.2.1. Tổng quát ........................................................................................................8
1.2.2. Lịch sử phát triển [2] ......................................................................................9
1.2.3. Các ứng dụng trong công nghiệp và trong dân dụng ....................................11
1.2.4. Ưu điểm và nhược điểm ...............................................................................11
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...............................................................................13
2.1. Tính cách nhiệt cách ẩm kho cấp đông ...........................................................13
2.2.1 Kết cấu tường bao quanh ...............................................................................13
2.1.2 Xác định bề dày lớp cách nhiệt ......................................................................13
2.1.3 Kiểm tra đọng sương .....................................................................................14
2.2. Tính cân bằng nhiệt kho cấp đông ..................................................................14
2.2.1 Tính nhiệt thất thoát qua vách .......................................................................14
2.2.2 Tính dòng nhiệt do sản phẩm tạo ra............................................................... 14
2.2.3 Dòng nhiệt do vận hành kho ..........................................................................15
2.2.4 Dòng nhiệt do thông gió buồng lạnh ............................................................. 16
2.2.5 Dòng nhiệt sản phẩm vào hô hấp ...................................................................16
2.2.6 Dòng nhiệt tổn thất cho toàn bộ kho .............................................................. 17
2.3. Chọn thông số của chế độ làm việc ..................................................................17
2.3.1. Chọn các thông số của chế độ làm việc ........................................................17
2.3.2. Chọn cấp nén cho hệ thống [6] .....................................................................18
2.4. Sơ đồ nguyên lý và cấu tạo hệ thống ............................................................... 19
viii
2.4.1. Cấu tạo ..........................................................................................................19
2.4.2. Nguyên lý hoạt động .....................................................................................20
2.4.3. Các thiết bị chính của hệ thống.....................................................................21
2.5. Xác định tải nhiệt cho thiết bị và máy nén .....................................................24
2.5.1. Máy nén hạ áp và cao áp...............................................................................24
2.5.3. Thiết bị ngưng tụ và bay hơi [7] ...................................................................26
2.5.4. Thiết bị trung gian ........................................................................................31
Chương 3: TỔNG QUAN PLC ..................................................................................33
3.1. Giới thiệu về PLC .............................................................................................. 33
3.1.1. Phân loại PLC ............................................................................................... 33
3.1.2. Cấu trúc PLC ................................................................................................ 37
3.1.3 Nguyên lý hoạt động ......................................................................................38
3.2. Bộ điều khiển lập trình loại nhỏ Logo! của hãng SIEMENS ........................38
3.2.1. Giới thiệu Siemens LOGO! 230RC [10] ......................................................39
3.2.2. Kết nối và đấu nối dây LOGO! 230RC ........................................................40
3.3. Lệnh lập trình Logo! 230RC [2] .....................................................................42
3.3.1. Danh sách hàm ↓ 𝐂𝐨 ....................................................................................42
3.3.2 Các hàm cơ bản ↓ 𝐁𝐅 .....................................................................................43
3.3.3 Các hàm đặc biệt ↓ 𝐒𝐅 ...................................................................................44
Chương 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ.........................................................................46
4.1. Tính toán thiết kế mô hình cấp đông sản phẩm .............................................46
4.1.1. Kích thước kho cấp đông có sẵn ...................................................................46
4.2.2 Tính toán nhiệt tải cho kho cấp đông............................................................. 49
4.2.3. Xác định tải nhiệt cho thiết bị và cho máy nén [3] .......................................51
4.2. Sơ đồ, tính toán chu trình lạnh và tính chọn thiết bị .....................................52
4.2.1. Thông số làm việc .........................................................................................52
4.2.2. Sơ đồ chu trình, tính toán chu trình lạnh ......................................................52
4.2.3. Tính chọn máy nén .......................................................................................55
4.2.4. Tính toán thiết bị ngưng tụ ...........................................................................59
4.2.5.Tính toán thiết bị bay hơi ...............................................................................64
4.2.6. Tính toán thiết bị trung gian .........................................................................68
4.2.7. Chọn van tiết lưu...........................................................................................70
Chương 5: LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG ....................................................73
5.1. Lắp đặt mô hình kho cấp đông ........................................................................73
ix
5.1.1. Bản vẽ bố trí lắp đặt thiết bị..........................................................................73
5.1.2. Lắp đặt, hoàn thiện hệ thống.........................................................................73
5.2. Lắp đặt hệ thống điều khiển.............................................................................77
5.2.1. Sơ đồ mạch điện cần thiết cho mô hình cấp đông ........................................77
5.2.2. Lưu đồ điều khiển .........................................................................................78
5.2.3. Sơ đồ mạch điện ...........................................................................................80
5.2.4. Lập trình trên PLC ........................................................................................81
5.3. Vận hành ............................................................................................................85
5.3.1. Kiểm tra hệ thống .........................................................................................85
5.3.2. Khởi động hệ thống ......................................................................................85
5.3.3. Dừng hệ thống .............................................................................................. 86
5.4. Thực nghiệm lấy thông số.................................................................................86
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ............................... 91
6.1. Kết quả nghiên cứu ...........................................................................................91
6.2. Kết luận về đề tài ............................................................................................... 91
6.3. Hướng phát triển của đề tài .............................................................................92
6.4. Đề xuất và kiến nghị..........................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................93
x

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

δ bề dày của vật liệu m


λ hệ số dẫn nhiệt W/m. K
α hệ số cấp nhiệt của không khí W/(m2 . K)
k hệ số truyền nhiệt W/(m2 . K)
ks hệ số kiểm tra đọng sương W/(m2 . K)
ts nhiệt độ đọng sương ℃
t1 nhiệt độ bên ngoài kho cấp đông ℃
t2 nhiệt độ bên trong kho cấp đông ℃
Q1 nhiệt thất thoát qua vách W
∆T chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài ℃
Q 21 dòng nhiệt do sản phẩm tạo ra W
M năng suất buồng bảo quản lạnh đông tấn /24h
F diện tích m2
Q 21 dòng nhiệt do sản phẩm tạo ra W
hi entanpy kJ/kg
E dung tích kho tấn
Q 22 dòng nhiệt do bao bì tỏa ra W
Mb khối lượng bao bì đưa vào cùng sản phẩm t/24h
Cb nhiệt dung riêng của bao bì kJ/kg.K
A định mức chiếu sáng trên một m2 phòng W/m2
a bội số tuần hoàn không khí
pk khối lượng riêng của không khí trong buồng m3 /kg
Q3 dòng nhiệt vận hành W
Q4 dòng nhiệt tổn thất do không khí nóng đưa vào W
Q5 dòng nhiệt sản phẩm vào hô hấp W
t0 nhiệt độ sôi của môi chất lạnh ℃
tk nhiệt độ ngưng tụ của môi chất ℃
t ql nhiệt độ quá lạnh của lỏng trước van tiết lưu ℃
t qn nhiệt hơi hút về máy nén (nhiệt độ quá nhiệt) ℃
t tg nhiệt độ trung gian ℃
π tỉ số nén
pk áp suất ngưng tụ bar
p0 áp suất bay hơi bar
m1 lưu lương hơi thực tế nén qua máy nén hạ áp (kg/s)
xi

Vtt thể tích hút thực tế máy nén (m3 /s)
c hệ số tính đến thể tích chết
tl hệ số tính đến tổn thất do van tiết lưu
w hệ số tính đến tổn thất do hơi hút vào xilanh bị đốt nóng
r hệ số tính đến tổn thất do rò rỉ môi chất qua piston xilanh
c tỷ số thể tích chết
Ns công nén đoạn nhiệt kW
ni hiệu suất chỉ thị %
NI công suất chỉ thị kW
Nms công suất ma sát kW
ρms áp suất ma sát riêng Pa
Ne công suất hữu ích kW
Nel công suất tiếp điện kW
ntd hiệu suất truyền động của khớp
nel hiệu suất động cơ
m3 lưu lương hơi thực tế nén qua máy nén cao áp kg/s
Qk phụ tải nhiệt yêu cầu của thiết bị ngưng tụ W
∆t k độ lệch nhiệt độ logarit trung bình °K
qkf mật độ dòng nhiệt W/m2
𝜀𝑐 hệ số làm cánh
h chiều cao cánh mm
dE đường kính tương đương mm
F01 diện tích phần không cánh của ống m2
Fc1 diện tích phần có cánh m2
ωmax tốc độ tại khe hẹp m/s
Re hệ số Reynolds
Nu hệ số Nusselt

Chữ viết tắt


PLC Programmable Logic Controller
IQF Individual Quickly Freezer
SCR Silicon Controlled Rectifier
CNC Computer Numerical Control
MNHA Máy nén hạ áp
MNCA Máy nén cao áp
TBTGKỐLỐ Thiết bị trung gian kiểu ống lồng ống
xii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2. 1 Kết cấu vách ngoài kho lạnh [3]...................................................................13


Bảng 2. 2 Ứng dụng của panel cách nhiệt [3] .............................................................. 13
Bảng 2. 3 Entanpy của sản phẩm [4] ............................................................................15
Bảng 2. 4 Dòng nhiệt tỏa ra khi sản phẩm “hô hấp”, W/t, ở nhiệt độ khác nhau [3] ..17

Bảng 3. 1 Các hàm lập trình trong PLC LOGO! 230RC..............................................42


Bảng 3. 2 Danh sách các hàm trong hàm cơ bản BF ...................................................43
Bảng 3. 3 Danh sách các hàm trong hàm đặc biệt SF ..................................................44

Bảng 4. 1 Kích thước các tấm panel .............................................................................46


Bảng 4. 2 Các lớp vỏ tủ cấp đông .................................................................................46
Bảng 4. 3 Thông số các điểm nút của chu trình lạnh ...................................................54
Bảng 4. 4 Tổng hợp thông số so sánh thiết bị ............................................................... 72

Bảng 5. 1 Địa chỉ đầu vào, đầu ra PLC ........................................................................82


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. 1 Tủ đông tiếp xúc .............................................................................................. 2


Hình 1. 2 Buồng cấp đông I.Q.F dạng thẳng .................................................................3
Hình 1. 3 Buồng cấp đông I.Q.F kiểu xoắn của SEAREFICO .......................................4
Hình 1. 4 Quy trình hoạt động của hệ thống cấp đông nhúng nitơ lỏng ........................5
Hình 1. 5 Tủ đông gió đối lưu cưỡng bức .......................................................................6
Hình 1. 6 Sơ đồ nguyên lý tủ cấp đông gió .....................................................................7

Hình 2. 1 Sơ đồ nhiệt kho cấp đông gió........................................................................20


Hình 2. 2 Dàn ngưng tụ giải nhiệt bằng gió .................................................................22
Hình 2. 3 Dàn ngưng tụ giải nhiệt bằng gió .................................................................22
Hình 2. 4 Thiết bị trung gian kiểu ống lồng ống ..........................................................23

Hình 3. 1 Micro PLC ....................................................................................................33


Hình 3. 2 Small PLC (LOGO! 230RC, 12/24RCE) ......................................................34
Hình 3. 3 PLC SIEMENS S7-200..................................................................................34
Hình 3. 4 PLC S7- 300, S7- 400 ...................................................................................35
Hình 3. 5 PLC S7- 1200, S7-1500 ................................................................................36
Hình 3. 6 Các thành phần cơ bản của một PLC ...........................................................38
Hình 3. 7 PLC LOGO! 230RC ......................................................................................39
Hình 3. 8 Nối nguồn và tín hiệu ngõ vào ......................................................................40
Hình 3. 9 Sơ đồ kết nối ngõ ra dạng relay ....................................................................41
Hình 3. 10 Sơ đồ kết nối ngõ ra transistor ...................................................................41
Hình 3. 11 Các ngõ vào/ra của PLC LOGO! ............................................................... 42

Hình 4. 1 Chu trình 2 cấp nén, 2 van tiết lưu, làm mát trung gian toàn phần .............52
Hình 4. 2 Đồ thị log p-i .................................................................................................53
Hình 4. 3 Thông số máy nén hạ áp ...............................................................................56
Hình 4. 4 Thông số máy nén cao áp .............................................................................58
Hình 4. 5 Máy nén cao áp model UR9A030HV ............................................................ 59
Hình 4. 6 Catalog chọn dàn ngưng tụ ..........................................................................60
Hình 4. 7 Dàn ngưng Kewely FNF ...............................................................................60
xiv
Hình 4. 8 Dàn bay hơi FN-1.6/5.7 ................................................................................64
Hình 4. 9 Thông số van tiết lưu trung gian ...................................................................70
Hình 4. 10 Thông số van tiết lưu chính.........................................................................71
Hình 4. 11 Chọn ruột van tiết lưu .................................................................................71

Hình 5. 1 Sơ đồ bố trí thiết bị .......................................................................................73


Hình 5. 2 Chế tạo và lắp đặt dàn lạnh ..........................................................................74
Hình 5. 3 Chế tạo thiết bị trung gian kiểu ống lồng ống ..............................................74
Hình 5. 4 Bố trí thiết bị hệ thống ..................................................................................74
Hình 5. 5 Kết nối đường ống theo sơ đồ bố trí ............................................................. 75
Hình 5. 6 Nén nitơ thử xì hệ thống................................................................................75
Hình 5. 7 Nạp gas, chạy thử hệ thống ..........................................................................76
Hình 5. 8 Hoàn thiện mô hình về mặt cơ khí ................................................................ 76
Hình 5. 9 Sơ đồ mạch điện mô hình cấp đông .............................................................. 77
Hình 5. 10 Sơ đồ công nghệ ..........................................................................................78
Hình 5. 11 Lưu đồ điều khiển .......................................................................................79
Hình 5. 12 Sơ đồ mạch điện mô hình cấp đông ............................................................ 80
Hình 5. 13 Tủ điện điều khiển mô hình cấp đông chưa lắp PLC .................................81
Hình 5. 14 Sơ đồ lập trình điều khiển mô hình cấp đông .............................................81
Hình 5. 15 Lập trình trực tiếp trên PLC .......................................................................82
Hình 5. 16 Sơ đồ khối kết nối PLC ...............................................................................83
Hình 5. 17 Lắp đặt PLC hoàn thiện tủ điện điều khiển ................................................84
Hình 5. 18 Mô hình kho cấp đông hoàn chỉnh ............................................................. 85
Hình 5. 19 Cá trước và sau khi cấp đông .....................................................................87
Hình 5. 20 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ của cá và kho trong thời gian cấp
đông ............................................................................................................................... 87
Hình 5. 21 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ của cá và kho trong thời gian cấp
đông ............................................................................................................................... 88
Hình 5. 22 Biểu đồ thể hiện nhiệt độ của cá và kho cấp đông .....................................88
xv

LỜI MỞ ĐẦU
A. Đặt vấn đề

Các loại thực phẩm nói chung, thủy sản nói riêng là loại thực phẩm cung cấp nhiều
chất dinh dưỡng cho cơ thể và không thể thiếu trong đời sống. Thủy sản chủ yếu được
đánh bắt ở xa bờ, sau đánh bắt thủy sản chủ yếu được ngư dân bảo quản bằng nước đá
nên thời gian bảo quản không được lâu, ảnh hưởng đến độ tươi của thủy sản. Giải pháp
được đưa ra là làm lạnh đông để giúp bảo quản thủy sản được lâu dài, nâng cao chất
lượng sản phẩm, thuận tiện cho việc xuất khẩu cũng như bày bán ở các siêu thị. Để làm
lạnh đông thực phẩm người ta thường sử dụng hệ thống cấp đông.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta đang bước vào giai đoạn thực hiện
công nghiệp hóa hiện đại hóa, bất cứ ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến tự động
hóa. Phải khẳng định rằng, hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây
chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế. Theo nhận định của nhiều chuyên gia,
ngành này luôn có thu nhập cao và không bao giờ sợ thất nghiệp trong hiện tại và cả
tương lai.
Có thể thấy là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các
dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược
phẩm,…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong
và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động,…là rất hữu ích và quan trọng.
Vấn đề đặt ra là việc vận hành và điều khiển hệ thống cấp đông và tìm hiểu nguyên
lý hoạt động sau đó điều khiển tự động hệ thống một cách dễ dàng. Phương pháp được
sử dụng phổ biến là lập trình theo nguyên lý hoạt động của hệ thống, để thiết lập các
thiết bị tự động làm việc và hoạt động đúng trình tự mà không cần đến sự tác động của
con người, để góp phần cải thiện năng suất cũng như bảo vệ các thiết bị trong hệ thống.
Xuất phát từ những vấn đề trên mà đồ án này được hình thành. Đồ án này nhằm
thiết kế hệ thống điều khiển cho mô hình cấp đông nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu,
so sánh giữa tính toán lý thuyết và thực tiễn, sấy ở máy sấy thăng hoa, nghiên cứu thực
nghiệm và một số mục đích khác.
xvi
B. Mục đích đề tài
- Nghiên cứu, tính toán, thiết kế mô hình cấp đông 2 cấp và ứng dụng PLC để điều
khiển mô hình cấp đông.
- So sánh giữa quá trình tính toán thiết kế trên lý thuyết và thực nghiệm trên thực
tế. Từ đó, tiến hành nghiên cứu phương án sửa chữa, khắc phục tối ưu nhất.
- Khẳng định tính ưu việt của phương pháp cấp đông, là một trong những phương
pháp giúp đảm bảo độ tươi sống của thực phẩm (thủy sản) bảo quản thực phẩm trong
thời gian lâu dài, giữ được hầu như nguyên vẹn bản chất tươi sống của thực phẩm và là
khuynh hướng của tương lai. Ngoài ra, đồ này án này còn nhằm giúp sinh viên được
học, tiếp cận với thực tế, những công nghệ mới.

C. Nhiệm vụ

- Tận dụng các thiết bị, thông số các thiết bị có sẵn tại khoa, tính toán thiết kế mô
hình kho cấp đông.
- Sử dụng thiết bị điểu khiển tự động (PLC) phù hợp với việc vận hành hệ thống.
D. Kết cấu của chuyên đề
Chuyên đề này bao gồm các chương như sau:
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
- CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN PLC
- CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
- CHƯƠNG 5: LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG
- CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Chương 1: TỔNG QUAN


1.1. Tổng quan về hệ thống cấp đông
1.1.1. Sơ lược về cấp đông
- Cấp đông: là phương pháp phổ biến được sử dụng để bảo quản các loại sản phẩm
như thực phẩm, rau củ quả, thịt, hải sản,… Phương pháp này thực hiện hạ nhiệt độ của
thực phẩm xuống đến nhiệt độ đông lạnh trong thời gian ngắn sau đó mới đưa vào hệ
thống lạnh để bảo quản.
- So với việc bảo quản chỉ dùng hệ thống lạnh, việc cấp đông đưa thực phẩm vào
tình trạng đông lạnh trong thời gian ngắn nên giữ được chất lượng sản phẩm ở mức tốt
nhất. Ngoài ra, việc cấp đông sẽ cần thiết trong trường hợp bảo quản thực phẩm có
hạn sử dụng ngắn, dễ bị hỏng, nếu chỉ đưa vào hệ thống lạnh bảo quản theo cách thông
thường, hệ thống lạnh này sẽ không kịp hạ nhiệt độ sản phẩm về mức cần thiết để bảo
quản trước khi sản phẩm bị hỏng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cấp đông:
+ Loại máy cấp đông.
+ Nhiệt độ, điều kiện vận hành máy cấp đông.
+ Tốc độ gió trong buồng.
+ Nhiệt độ, hình dạng, bề dày, diện tích tiếp xúc, mật độ, loại sản phẩm.
1.1.2. Các phương pháp cấp đông [1]
Thiết bị cấp đông có rất nhiều dạng, hiện nay ở nước ta thường sử dụng phổ biến
các hệ thống sau:
- Tủ cấp đông tiếp xúc (Contact Freezer).
- Hệ thống băng chuyền cấp đông nhanh dạng rời IQF (Individual Quickly
Freezer):
+ Hệ thống cấp đông có băng chuyền cấp đông thẳng.
+ Hệ thống cấp đông có băng chuyền dạng xoắn.
+ Hệ thống cấp đông siêu tốc.
- Hệ thống cấp đông nhúng nitơ lỏng.
- Kho cấp đông gió đối lưu cưỡng bức (Air Blast Freezer).
a) Tủ cấp đông tiếp xúc (Contact Freezer)
- Phương pháp cấp đông tiếp xúc được sử dụng cấp đông sản phẩm dạng khối
(block), đặt trên các khay và được kẹp giữa các tấm lắc cấp đông. Các tấm lắc được

Chương 1: Tổng quan Trang 1


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
chế tạo từ hợp kim nhôm bên trong rỗng để cho môi chất lạnh chảy qua, nhiệt độ bay
hơi t 0 đạt từ−40 ÷ −45℃. Nhờ tiếp xúc với các tấm lắc có nhiệt độ rất thấp, quá
trình trao đổi nhiệt tương đối hiệu quả và thời gian làm đông ngắn so với làm đông
dạng khối trong các kho cấp đông gió, khoảng 1,5 ÷ 2 giờ/mẻ nếu cấp dịch bằng
bơm hoặc 4 ÷ 4,5 giờ/mẻ nếu cấp dịch từ bình giữ mức theo kiểu ngập dịch. Cấp
dịch bằng tiết lưu trực tiếp rất ít sử dụng trong hệ thống cấp đông do trao đổi nhiệt
kém và thời gian cấp đông kéo dài.
- Phương thức trao đổi nhiệt giữa thực phẩm và các tấm lắc trong tủ đông tiếp
xúc là dẫn nhiệt.
- Ảnh hưởng của mức độ tiếp xúc bề mặt truyền nhiệt trong tủ đông tiếp xúc:
+ Nhiệt truyền qua nhiều lớp kim loại.
+ Bề mặt tiếp xúc không phẳng.
+ Kích thước, hình dạng khuôn đựng thực phẩm không đúng tiêu chuẩn.
+ Chiều cao khuôn và bề dày sản phẩm khác nhau.
+ Sức ép không đạt yêu cầu.

Hình 1. 1 Tủ đông tiếp xúc


b) Hệ thống băng chuyền cấp đông nhanh dạng rời IQF
* Hệ thống cấp đông có băng chuyền cấp đông thẳng
- Tủ đông được ghép từ những tấm cách nhiệt và được đặt trực tiếp trên nền
nhà. Bên trong có băng chuyền thẳng chạy xuyên dọc tủ để vận chuyển sản phẩm.
Dàn lạnh với quạt gió phía trên tạo ra dòng khí lạnh thổi xuống bề mặt băng chuyền.
Không khí lấy nhiệt của thực phẩm và đưa vào dàn lạnh. Băng chuyền vừa nâng đỡ

Chương 1: Tổng quan Trang 2


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
thực phẩm vừa nhận nhiệt của thực phẩm để truyền vào không khí. Tấm băng chuyền
được tạo từ những móc liên kết, nhờ đó nó có thể chuyển động mềm dẻo, uốn lượn
trên những con lăn, đồng thời cho không khí xuyên qua để tăng sự trao đổi nhiệt.
- Xử lý sản phẩm thủy sản sau lạnh đông để kéo dài thời gian bảo quản cần mạ
băng bao gói sản phẩm.

Hình 1. 2 Buồng cấp đông I.Q.F dạng thẳng


- Ưu điểm: Thiết bị đơn giản, sản phẩm đưa vào và ra ở hai đầu dễ dàng và
nhanh chóng. Thiết bị không gỉ giúp vệ sinh dễ dàng hơn.
- Nhược điểm: Chiều dài băng chuyền lớn nên tốn diện tích. Tổn thất nhiệt ở
cửa ra vào hàng, hệ thống này dùng cửa là khe hở nhỏ phù hợp với từng loại nguyên
liệu.
* Hệ thống cấp đông có băng chuyền dạng xoắn
- Buồng cấp đông với băng tải kiểu xoắn có cấu tạo nhỏ gọn, nên tổn thất lạnh
không lớn, hiệu quả làm lạnh cao và không gian lắp đặt nhỏ. Tuy nhiên việc chế tạo,
vận hành và sửa chữa khá phức tạp, nhất là việc bố trí băng tải.
- Buồng có 4 cửa ra vào ở 2 phía rất tiện lợi cho việc kiểm tra, vệ sinh và bảo
trì. Nền buồng được gia cố thêm lớp nhôm để làm sàn và máng thoát nước, nhôm đúc
có gân dạng chân chim chống trượt. Buồng có hệ thống rửa vệ sinh bằng nước và thổi
khô băng tải bằng khí nén và hệ thống búa làm rung để chống các sản phẩm dính vào
nhau và băng tải.

Chương 1: Tổng quan Trang 3


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Hình 1. 3 Buồng cấp đông I.Q.F kiểu xoắn của SEAREFICO


- Ưu điểm:
+ Toàn bộ thiết bị bay hơi làm bằng hợp kim là nhôm để thuận tiện cho việc vệ
sinh, ngoài ra còn tăng hiệu quả cao trong quá trình cấp đông. Nó hoạt động trong 8
giờ mà không cần rã đông.
+ Vành đai: được làm bằng dây thép không gỉ. Các thực phẩm có thể đông lạnh
trực tiếp tại đây. Các vành đai này rất trơn tru, cho nên không để lại dấu vết của thực
phẩm khi đi qua đây.
+ Tháp xoắn ốc và lá chắn gió bên ngoài của thiết bị bay hơi có thiết kế là thiết
kế lá chắn gió đối xứng và vòng tròn trượt. Thiết kế này làm tăng sự trao đổi nhiệt
để đông lạnh thực phẩm.
+ Thành phần chính làm từ thiết bị không gỉ, đáp ứng được yêu cầu vệ sinh
thiết bị.
- Nhược điểm: chế tạo, lắp đặt, sửa chữa bảo dưỡng lại phức tạp do cách bố trí
băng tải.
* Hệ thống cấp đông siêu tốc
- Băng tải của buồng cấp đông siêu tốc có cấu tạo tương tự với băng chuyền
dạng thẳng. Bên trong bố trí 1 hoặc 2 băng tải sản phẩm có khả năng điều chỉnh tốc
độ vô cấp, tùy theo yêu cầu cấp đông của nhiều sản phẩm khác nhau. Các dàn lạnh
xếp thành 2 dãy 2 bên băng tải. Ống hướng gió giúp nhiệt lạnh từ khí tập trung hơn
vào sản phẩm. Buồng cấp có bao che cách nhiệt polyurethen dày 150-200mm hai
bên mặt inox. Buồng cấp đông có cửa ra vào kiểu kho lạnh với hệ thống điện trở
nhiệt sưởi cửa, đồng thời bên trong cũng có đèn chiếu sáng.

Chương 1: Tổng quan Trang 4


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
- Ưu điểm:
+ Cùng thời gian cấp đông nhanh như máy cấp đông sử dụng nitơ lỏng.
+ Hạn chế mất nước tối thiểu, cùng với chi phí vận hành bằng một nửa so với
cách dùng nitơ lỏng.
+ Chất lượng tuyệt vời, không cháy lạnh, sản phẩm không dịch chuyển trong
máy.
+ Sản phẩm giữ nguyên được hình dạng ban đầu.
+ Đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp.
+ Lắp đặt nhanh, theo khối hoàn chỉnh, có thể mở rộng để tăng công suất,
dùng được cho cả hệ thống lạnh NH3 và Freon.
+ Thích hợp với sản phẩm mỏng dẹp như cá fillet, tôm, bánh khoai, bánh
nướng và các sản phẩm trứng.
- Nhược điểm: Hầu như hệ thống này khắc phục các nhược điểm của 2 loại hệ
thống kiểu xoắn và thẳng, tuy nhiên song hành với đó thiết bị hiện đại cho nên giá
thành thiết bị rất cao.
c) Hệ thống cấp đông nhúng nitơ lỏng
- Thực phẩm được di chuyển trên các băng chuyền và được phun làm lạnh
bằng nitơ lỏng có nhiệt độ bay hơi rất thấp −196℃, vì vậy thời gian làm lạnh đông
cực nhanh, từ 5 đến 10 phút. Hiện nay phương pháp này được ứng dụng rộng rãi.

Hình 1. 4 Quy trình hoạt động của hệ thống cấp đông nhúng nitơ lỏng
- Ưu điểm: quá trình thoát nhiệt từ sản phẩm được tăng cường, rút ngắn thời
gian đông, hạn chế sự tạo thành tinh thể đá to ở tế bào sản phẩm, hạn chế sự chuyển
của nước trong thực phẩm.

Chương 1: Tổng quan Trang 5


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
- Nhược điểm: môi trường lỏng gây bẩn thực phẩm và hỏng thiết bị, ảnh
hưởng đến ngoại hình sản phẩm, dễ làm cho sản phẩm bị rỉ hóa cũng như hao hụt
khối lượng.
d) Kho (tủ) cấp đông gió đối lưu cưỡng bức (Air Blast Freezer)
- Sử dụng cấp đông các sản phẩm dạng rời với khối lượng nhỏ, thường được
trang bị trong các xí nghiệp nhỏ và trung bình. Năng suất chủ yếu từ 200 ÷
500 kg/h. Kho cấp đông thực phẩm nhờ quá trình đối lưu cưỡng bức. Cấu tạo và
hình dáng tương tự tủ đông tiếp xúc. Bên trong tủ có các cụm dàn lạnh, quạt gió, hệ
thống giá đặt các khay chứa hàng cấp đông. Các sản phẩm dạng rời như tôm, cá
fillet,... được đặt trên khay với một lớp mỏng, được làm lạnh nhờ gió tuần hoàn với
tốc độ lớn, nhiệt độ rất thấp, khoảng −35℃, do đó thời gian làm lạnh ngắn.

Hình 1. 5 Tủ đông gió đối lưu cưỡng bức

Chương 1: Tổng quan Trang 6


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Hình 1. 6 Sơ đồ nguyên lý tủ cấp đông gió


1- Máy nén; 2- Tháp giải nhiệt; 3- Bình chứa; 4- Bình ngưng; 5- Bình tách dầu; 6- Bình tách lỏng; 7-
Bình trống tràn; 8- Tủ đông gió; 9- Bình thu hồi dầu; 10- Bình trung gian; 11- Bể nước xả băng; 12-
Bơm xả băng; 13- Bơm giải nhiệt
- Ưu điểm:
+ Không khí có nhiệt dung riêng nhỏ nên giảm nhiệt độ nhanh.
+ Khi tiếp xúc không gây các tác động cơ học vì thế giữ nguyên hình dáng kích
thước thực phẩm, đảm bảo thẩm mỹ.
+ Hoạt động liên tục, dễ tự động hoá sản xuất.
+ An toàn thực phẩm, giữ được độ tươi ngon, bổ dưỡng của thực phẩm, thời
gian bảo quản lâu hơn.
+ Đảm bảo cung cấp sản phẩm ổn định.
- Nhược điểm:
+ Giá thành thiết bị cao (đối với các hệ thống lớn).
+ Thực phẩm dễ bị khô do bay hơi nước bề mặt và dễ bị ôxi hoá do tiếp xúc
nhiều với khí O2.
1.1.3. Ứng dụng của phương pháp cấp đông
- Hiện nay, bảo quản thủy sản bằng hệ thống cấp đông được ứng dụng phổ biến
rộng rãi hơn. Tính năng chính của phương pháp này là làm chậm lại sự ươn hỏng và
sản phẩm được rã đông sau thời gian bảo quản lạnh đông hầu như không bị thay đổi

Chương 1: Tổng quan Trang 7


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
tính chất ban đầu của nguyên liệu tươi. Phương pháp này được ứng dụng trong chế
biến, xuất khẩu thủy sản hay cả trên tàu cá khi đánh bắt cần một thời gian bảo quản để
đưa thủy sản về đất liền. Thủy sản lạnh đông xuất khẩu thường rất quan trọng với các
nước đang phát triển do giá thành sản phẩm cao như tôm lạnh đông, mang lại thu nhập
có giá trị cao so với các loại sản phẩm thực phẩm khác tiêu thụ nội địa.
→ Kết luận: Qua việc tìm hiểu về phương pháp cấp đông, phân tích ưu nhược điểm
của các hệ thống cấp đông hiện có trong thực tế, thì hệ thống cấp đông gió đối lưu
cưỡng bức có những nhiều ưu điểm phù hợp với việc nghiên cứu và thực hiện đồ án
của nhóm như sau:
- Hệ thống được sử dụng để cấp đông các sản phẩm với khối lượng nhỏ, có thể trang
bị cho trường học để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu, có thể chạy với số lượng
hàng nhỏ và rất nhỏ.
- Hệ thống được sử dụng phổ biến trên thị trường, hiện đang được nghiên cứu chế
tạo với giá cả hợp lý để sử dụng rộng rãi hơn.
- Hệ thống đơn giản, vận hành không phức tạp, chi phí đầu tư phù hợp với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
- Hệ thống thường có dạng tủ nên chắc chắn có thể vận chuyển đến nơi khác khi cần,
hệ thống không phức tạp có thể chế tạo với quy mô nhỏ.
- Ngoài ra, tại khoa Công nghệ nhiệt lạnh hiện chưa có một thiết bị tủ cấp đông hoàn
chỉnh, nên việc thiết kế, chế tạo một mô hình tủ cấp đông quy mô với các thiết bị có
sẵn tại khoa là điều hết sức cần thiết, nhằm phục vụ nhu cầu học tập nghiên cứu cho
các bạn sinh viên, cũng như giúp các bạn có thể tiếp cận các mô hình trên thực tế.
→ Vì những lý do trên mà nhóm đã thống nhất để thực hiện đồ án liên quan đến hệ
thống cấp đông.
1.2. Tổng quan về PLC
1.2.1. Tổng quát
Trong quá trình thực hiện cơ khí hoá - hiện đại hoá các ngành công nghiệp nên việc
yêu cầu tự động hoá các dây chuyền sản xuất ngày càng tăng. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể
trong tự động hoá công nghiệp đòi hỏi tính chính xác cao nên trong kỹ thuật điều khiển
có nhiều thay đổi về thiết bị cũng như thay đổi về phương pháp điều khiển.
Trong lĩnh vực điều khiển người ta có hai phương pháp điều khiển là: phương pháp
điều khiển nối cứng và phương pháp điều khiển lập trình được.

Chương 1: Tổng quan Trang 8


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
* Phương pháp điều khiển nối cứng:
- Trong các hệ thống điều khiển nối cứng người ta chia ra làm hai loại: nối cứng
có tiếp điểm và nối cứng không tiếp điểm.
- Điều khiển nối cứng có tiếp điểm: là dùng các khí cụ điện như contactor, relay,
kết hợp với các bộ cảm biến, các đèn, các công tắc... các khí cụ này được nối lại với
nhau thành một mạch điện cụ thể để thực hiện một yêu cầu công nghệ nhất định. Ví
dụ như: mạch điều khiển đổi chiều động cơ, mạch khởi động sao - tam giác, mạch điều
khiển nhiều động cơ chạy tuần tự.
- Đối với nối cứng không tiếp điểm: là dùng các cổng logic cơ bản, các cổng logic
đa chức năng hay các mạch tuần tự (gọi chung là IC số), kết hợp với các bộ cảm biến,
đèn, công tắc và chúng cũng được nối lại với nhau theo một sơ đồ logic cụ thể để thực
hiện một yêu cầu công nghệ nhất định. Các mạch điều khiển nối cứng sử dụng các linh
kiện điện tử công suất như SCR (diode chỉnh lưu), Triac để thay thế các contactor
trong mạch động lực.
- Trong hệ thống điều khiển nối cứng, các linh kiện hay khí cụ điện được nối vĩnh
viễn với nhau. Do đó khi muốn thay đổi lại nhiệm vụ điều khiển thì phải nối lại toàn
bộ mạch điện. Khi đó với các hệ thống phức tạp thì không hiệu quả và rất tốn kém.
* Phương pháp điều khiển lập trình được:
- Đối với phương pháp điều khiển lập trình này thì ta có thể sử dụng những phần
mềm khác nhau với sự trợ giúp của máy tính hay các thiết bị có thể lập trình được trực
tiếp trên thiết bị có kết nối thiết bị ngoại vi. Ví dụ như: LOGO!, EASY, ZEN.
SYSWIN, CX- PROGRAM.
- Chương trình điều khiển được ghi trực tiếp vào bộ nhớ của bộ điều khiển hay
một máy tính. Để thay đổi chương trình điều khiển ta chỉ cần thay đổi nội dung bộ nhớ
của bộ điều khiển, phần nối dây bên ngoài không bị ảnh hưởng. Đây là ưu điểm lớn
nhất của bộ điều khiển lập trình được.

1.2.2. Lịch sử phát triển [2]

- Vào khoảng năm 1968, các nhà sản xuất ô tô đã đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đầu
tiên cho thiết bị điều khiển logic. Mục đích đầu tiên là thay thế cho các tủ điều khiển
cồng kềnh, tiêu thụ nhiều điện năng và thường xuyên phải thay thế các rơ le do hỏng
cuộn hút hay gãy các thanh lò xo tiếp điểm. Mục đích thứ hai là tạo ra một thiết bị điều
khiển có tính linh hoạt trong việc thay đổi chương trình điều khiển. Các yêu cầu kỹ

Chương 1: Tổng quan Trang 9


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
thuật này chính là cơ sở của các máy tính công nghiệp, mà ưu điểm chính của nó là sự
lập trình dễ dàng bởi các kỹ thuật viên và các kỹ sư sản xuất. Với thiết bị điều khiển
lập trình, người ta có thể giảm thời gian dừng trong sản xuất, mở rộng khả năng hoàn
thiện hệ thống sản xuất và thích ứng với sự thay đổi trong sản xuất. Một số nhà sản
xuất thiết bị điều khiển trên cơ sở máy tính đã sản xuất ra các thiết bị điều khiển khả
lập trình còn gọi là PLC.
- Những PLC đầu tiên được ứng dụng trong công nghiệp ô tô vào năm 1969 đã
đem lại sự ưu việt hơn hẳn các hệ thống điều khiển trên cơ sở rơ le. Các thiết bị này
được lập trình dễ dàng, không chiếm nhiều không gian trong các xưởng sản xuất và có
độ tin cậy cao hơn các hệ thống rơ le. Các ứng dụng của PLC đã nhanh chóng rộng
mở ra tất cả các ngành công nghiệp sản xuất khác.
- Khi các vi xử lý được đưa vào sử dụng trong những năm 1974 – 1975, các khả
năng cơ bản của PLC được mở rộng và hoàn thiện hơn. Các PLC có trang bị vi xử lý
có khả năng thực hiện các tính toán và xử lý số liệu phức tạp, điều này làm tăng khả
năng ứng dụng của PLC cho các hệ thống điều khiển phức tạp. Các PLC không chỉ
dừng lại ở chỗ là các thiết bị điều khiển logic, mà nó còn có khả năng thay thế cả các
thiết bị điều khiển tương tự. Vào cuối những năm 1970 với việc truyền dữ liệu đã trở
nên dễ dàng nhờ sự phát triển nhảy vọt của công nghiệp điện tử. Các PLC có thể điều
khiển các thiết bị cách xa hàng vài trăm mét. Các PLC có thể trao đổi dữ liệu cho nhau
và việc điều khiển quá trình sản xuất trở nên dễ dàng hơn. Thiết bị điều khiển khả lập
trình PLC chính là các máy tính công nghiệp dùng cho mục đích điều khiển máy, điều
khiển các ứng dụng công nghiệp thay thế cho các thiết bị “cứng” như các rơ le, cuộn
hút và các tiếp điểm. Ngày nay chúng ta có thể thấy PLC trong hàng nghìn ứng dụng
công nghiệp. Chúng được sử dụng trong công nghiệp hoá chất, công nghiệp chế biến
dầu, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp cơ khí, công nghiệp xử lý nước và chất thải,
công nghiệp dược phẩm, công nghiệp dệt may, nhà máy điện hạt nhân, trong công
nghiệp khai khoáng, trong giao thông vận tải, trong quân sự, trong các hệ thống đảm
bảo an toàn, trong các hệ thống vận chuyển tự động, điều khiển robot, điều khiển máy
công cụ CNC ...
Các PLC có thể được kết nối với các máy tính để truyền, thu thập và lưu trữ số liệu
bao gồm cả quá trình điều khiển bằng thống kê, quá trình đảm bảo chất lượng, chẩn
đoán sự cố trực tuyến, thay đổi chương trình điều khiển từ xa. Ngoài ra PLC còn được

Chương 1: Tổng quan Trang 10


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
dùng trong hệ thống quản lý năng lượng nhằm giảm giá thành và cải thiện môi trường
điều khiển trong các các hệ thống phục vụ sản xuất, trong các dịch vụ và các văn phòng
công sở. Sự ra đời của máy tính cá nhân PC trong những năm tám mươi đã nâng cao
đáng kể tính năng và khả năng sử dụng của PLC trong điều khiển máy và quá trình
sản xuất. Các PLC giá thành không cao có thể sử dụng như các thiết bị lập trình và là
giao diện giữa người vận hành và hệ thống điều khiển. Nhờ sự phát triển của các phần
mềm đồ hoạ cho máy tính cá nhân, các PLC cũng được trang bị các giao diện đồ hoạ
để có thể mô phỏng hoặc hiển thị các hoạt động của từng bộ phận trong hệ thống điều
khiển. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các máy CNC, vì nó tạo cho ta
khả năng mô phỏng trước quá trình gia công, nhằm tránh các sự cố do lập trình sai.
Máy tính cá nhân và PLC đều được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điều khiển sản
xuất và cả trong các hệ thống dịch vụ.

1.2.3. Các ứng dụng trong công nghiệp và trong dân dụng

Các bộ điều khiển lập trình loại nhỏ nhờ có nhiều ưu điểm và các tính năng tích
hợp bên trong nên nó được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và trong dân dụng như:
- Trong công nghiệp:
+ Điều khiển động cơ.
+ Máy công nghệ.
+ Hệ thống bơm.
+ Hệ thống nhiệt.
- Trong dân dụng:
+ Chiếu sáng.
+ Bơm nước.
+ Hệ thống báo động.
+ Tưới tự động,...
1.2.4. Ưu điểm và nhược điểm
* Ưu điểm:
- Kích thước nhỏ, gọn, nhẹ.
- Sử dụng nhiều cấp điện áp.
- Tiết kiệm không gian và thời gian.
- Giá thành rẻ.
- Lập trình được trực tiếp trên thiết bị bằng các phím bấm và có màn hình giám sát.

Chương 1: Tổng quan Trang 11


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
* Nhược điểm:
- Số ngõ vào, ra không nhiều nên không phù hợp cho điều khiển những yêu cầu
điều khiển phức tạp.
- Ít chức năng tích hợp bên trong.
- Bộ nhớ dung lượng nhỏ.
→ Kết luận: hệ thống lạnh đông thường được vận hành theo mẻ sản phẩm, thời
gian cấp đông thường là cố định, hầu hết các hệ thống cấp đông thường được điều
khiển bởi các thiết bị relay, timer,... thường được lắp đặt hoạt động với nguyên lý cố
định nên mức độ tự động hóa không cao nên ứng dụng PLC hoặc vi xử lý để điều
khiển hoạt động cho hệ thống lạnh là điều cần thiết, mức độ tự động hóa sẽ cao hơn,
ta dễ dàng thay đổi nguyên lý hoạt động cho hệ thống một các dễ dàng mà không tốn
nhiều thời gian, một số loại PLC có tích hợp màn hình điều khiển có thể lập trình ngay
trên PLC mà không cần dùng cáp lập trình, giúp việc vận hành trở nên dễ dàng hơn
mà không tốn nhiều công sức, chi phí đầu tư hợp lý.

Chương 1: Tổng quan Trang 12


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT


2.1. Tính cách nhiệt cách ẩm kho cấp đông
2.2.1 Kết cấu tường bao quanh
- Xây dựng vách, nền và trần kho lạnh có kết cấu như sau:
Bảng 2. 1 Kết cấu vách ngoài kho lạnh [3]

Bề dày Hệ số dẫn nhiệt


Vật liệu
δ(m) λ(W⁄m. K)
Vữa 0,02 0,8
Cách ẩm bitum 0,004 0,3
Cách nhiệt polystirol 0,2 0,047
Lớp vữa và tâm thép 0,02 0,88
Cộng 0,244 2,027

2.1.2 Xác định bề dày lớp cách nhiệt


Bảng 2. 2 Ứng dụng của panel cách nhiệt [3]
Ứng dụng Nhiệt độ, Chiều dày, Hệ số truyền
(℃) (m) nhiệt, (W⁄m2 . K)
Điều hòa không khí công nghiệp 20 0,05 0,43
Kho mát 0÷5
0,075 0,3
Tường ngăn kho lạnh -20
Kho lạnh -20
0,1 0,22
Tường ngăn kho lạnh sâu -25
Kho lạnh -20 ÷ -25
0,125 0,18
Tường ngăn -35
Kho lạnh -20 ÷ -25
0,15 0,15
Kho cấp đông -40
Kho lạnh -35 0,175 0,13
Kho lạnh đông sâu -60 0,2 0,11

- Bề dày lớp cách nhiệt được tính theo công thức:


1 1 δi 1
δ1 = δ2 = δ3 = [ − ( + ∑ + )] (m) (2.1)
k α1 λ i α2
Trong đó:
α1 = 23,3 W/(m2 . K): hệ số cấp nhiệt của không khí bên ngoài (tường có chắn
gió).
α2 = 9 W/(m2 . K): hệ số cấp nhiệt của không khí trong phòng (đối lưu cưỡng
bức).
δi : bề dày của vật liệu làm tường.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 13


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
λi : hệ số truyền nhiệt của vật liệu làm tường.
⟹ Ta có δ1 = δ2 = δ3 = 0,15 m
- Hệ số truyền nhiệt k
1
k= W/(m2 . K)
1 δ δ 1 (2.2)
+ ∑ i + cn +
α1 λi λcn α2
⟹ Ta có k = 0,15 W/(m2 . K)
2.1.3 Kiểm tra đọng sương
- Điều kiện để vách ngoài của kho lạnh không bị đọng sương:
t1 − t s W
k s = 0,95 × α1 × ( ⁄m2 . K) (2.3)
t1 − t 2
Trong đó:
t1 : nhiệt độ bên ngoài kho cấp đông (℃)
t s : nhiệt độ đọng sương của không khí bên ngoài (℃)
t 2 : nhiệt độ bên trong kho cấp đông (℃)

α1 : hệ số cấp nhiệt của không khí bên ngoài (W⁄m2 . K)

0,95: hệ số an toàn


2.2. Tính cân bằng nhiệt kho cấp đông
2.2.1 Tính nhiệt thất thoát qua vách
Q1 = k. F. ∆T (W) (2.4)

Trong đó:

k- hệ số truyền nhiệt, (W⁄m2 . K).

F: diện tích vách tường, (m2 ).


∆T: chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài, (℃).
2.2.2 Tính dòng nhiệt do sản phẩm tạo ra
- Dòng nhiệt do trái cây tỏa ra
M × (h1 − h2 ) × 1000 × 1000
Q 21 = ,W (2.5)
24 × 3600
M: năng suất buồng bảo quản lạnh đông (tấn /24h)
h1 , h2 : enthanpy của sản phẩm trước và sau khi xử lý lạnh:

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 14


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
Bảng 2. 3 Entanpy của sản phẩm [4]

H12  314, 281


GD1: H  H12
H 2,2  265, 775
GD 2 : H  H 2,2
Enthalpy H (kJ/kg) H 18  56, 795
GD3 : H  H 18
H 10  94, 084
H ref  H 10
H ref  220,197

M = 8%. E (tấn/24h)
Với: M: khối lượng hàng nhập vào bảo quản lạnh đông.
E: dung tích phòng bảo quản lạnh đông.
- Dòng nhiệt do bao bì tỏa ra:
Mb × Cb (t1 − t 2 ) × 1000 × 1000
Q 22 = ,W (2.6)
24 × 3600
Với Mb : khối lượng bao bì đưa vào cùng sản phẩm (t/24h)
Cb : Nhiệt dung riêng của bao bì (kJ/kgK)
t1 , t 2 : nhiệt độ bao bì trước và sau khi bảo quản lạnh đông
Ta có: Khối lượng bao bì gỗ : Mb = 10% × M (tấn/h)
Nhiệt dung riêng của bao bì gỗ : Cb (kJ/kgK)
Nhiệt độ bao bì trước khi bảo quản: t1 (℃)
Nhiệt độ bao bì sau khi bảo quản: t 2 (℃)
Tổng nhiệt do sản phẩm tỏa ra là:
Q 2 = Q 21 + Q 22 (W) (2.7)

2.2.3 Dòng nhiệt do vận hành kho


- Dòng nhiệt do đèn chiếu sáng:
Q 31 = A × F (2.8)

Trong đó: A: định mức chiếu sáng trên một m2 phòng, (W⁄m2 )

F: Diện tích phòng lạnh, (m2 )


- Dòng nhiệt do người tỏa ra:
Q 32 = 350 × n (W) (2.9)

Trong đó: 350: nhiệt lượng do người tỏa ra khi làm việc nặng
n : số người làm việc trong phòng.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 15


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
- Dòng nhiệt do động cơ điện:
Q 33 = 1000 × N (W) (2.10)
N: công suất động cơ điện.
- Dòng nhiệt khi mở cửa:
Q 34 = B × F (W) (2.11)
Trong đó: B: dòng nhiệt do tổn thất kho lạnh mở cửa cho 1 𝑚2 phòng lạnh,
F: diện tích phòng lạnh, (𝑚2 )
Vậy dòng nhiệt vận hành:
Q 3 = Q 31 + Q 32 + Q 33 (W) (2.12)

2.2.4 Dòng nhiệt do thông gió buồng lạnh


- Với nhiệt độ trong buồng 𝑡𝑏 = -40℃, nhiệt độ môi trường t n = 33℃
- Khối lượng riêng của không khí trong buồng pk = 1,28 m3 /kg
- Bội số tuần hoàn không khí a = 3
V × a × pk kg
Mk = ( ⁄s) (2.13)
24 × 3600
- Dòng nhiệt tổn thất do không khí nóng đưa vào:
Q 4 = Mk × (h1 − h2 ) × 1000 (W) (2.14)

2.2.5 Dòng nhiệt sản phẩm vào hô hấp


Q 5 = E(0,1qn + 0,9qhq ) (W) (2.15)
Trong đó: E- là dung tích kho lạnh:

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 16


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
Bảng 2. 4 Dòng nhiệt tỏa ra khi sản phẩm “hô hấp”, W/t, ở nhiệt độ khác nhau [3]

Nhiệt độ,℃
Thứ tự Rau hoa quả
0 2 5 15 20
1 Mơ 18 27 50 154 199
2 Chanh 9 13 20 46 58
3 Cam 11 13 19 56 69
4 Đào 19 22 41 131 181
5 Lê xanh 20 27 46 161 178
6 Lê chín 11 21 41 126 218
7 Táo xanh 19 21 31 92 121
8 Táo chín 11 14 21 58 73
9 Mận 21 35 65 184 232
10 Nho 9 17 24 49 78
qn , qhq – dòng nhiệt tỏa ra của sản phẩm có nhiệt độ vào kho lạnh và
nhiệt độ bảo quản trong kho lạnh.
2.2.6 Dòng nhiệt tổn thất cho toàn bộ kho
Q = Q1 + Q 2 + Q 3 + Q 4 + Q 5 (W) (2.16)

2.3. Chọn thông số của chế độ làm việc


2.3.1. Chọn các thông số của chế độ làm việc
Chế độ làm việc của một hệ thống lạnh được đặc trưng bằng ba nhiệt độ sau:
- Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh t 0
- Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất t k .
- Nhiệt độ quá lạnh của lỏng trước van tiết lưu t ql .
- Nhiệt hơi hút về máy nén (nhiệt độ quá nhiệt) t qn .
* Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh
- Phụ thuộc vào nhiệt độ buồng lạnh.
- Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh dùng để tính toán thiết kế có thể lấy như sau:
t 0 = t b − ∆t 0 (2.17)
t b = −30℃- nhiệt độ tủ cấp đông.

∆t 0 = 10℃- hiệu nhiệt độ yêu cầu ,oC. Theo [3] trang 205

Vậy ta có: t 0 = −30 − 10 = −40℃

* Nhiệt độ ngưng tụ t k
- Phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường làm mát của thiết bị ngưng tụ
t k = t mt + ∆t k , ℃ (2.18)

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 17


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
Trong đó:

t mt - nhiệt độ môi trường bên ngoài, oC

Do thiết bị ngưng tụ được chọn để thiết kế trong hệ thống lạnh là thiết bị
ngưng tụ kiểu dàn ngưng giải nhiệt gió cưỡng bức.

Mà t mt ≈ 35℃, ở TPHCM [5]

∆t k = 3 ÷ 5℃- hiệu nhiệt độ ngưng tụ yêu cầu [3]

Thay vào ta có: → t k = 35 + 5 = 40°C

* Nhiệt độ quá lạnh t ql


- Là nhiệt độ môi chất lỏng trước khi đi vào van tiết lưu. Nhiệt độ quá lạnh càng
thấp thì năng suất lạnh càng lớn, vì vậy người ta cố gắng hạ nhiệt độ quá lạnh xuống
càng thấp càng tốt. Tuy nhiên đối với máy lạnh một cấp không có hồi nhiệt (amoniac)
nhiệt độ quá lạnh khi qua thiết bị trao đổi nhiệt ngược chiều cũng vẫn cao hơn nhiệt
độ nước vào 3 ÷ 5℃.
t k = t mt + ∆t k , ℃ (2.19)
Thay vào ta có:

t ql = −6,5 + (3 ÷ 5)℃

Chọn t ql = −3℃

* Nhiệt độ hơi hút t qn

- Là nhiệt độ của hơi hút trước khi vào máy nén. Nhiệt độ hơi hút bao giờ cũng
lớn hơn nhiệt độ sôi của môi chất.

- Đối với máy freon do nhiệt độ cuối tầm nén thấp nên nhiệt độ quá nhiệt hơi hút
có thể chọn rất cao. Trong các máy nén freon, độ quá nhiệt hơi hút đạt được trong
thiết bị hồi nhiệt với môi chất R22 khoảng 25℃. [3]

t qn = t 0 + 25℃ = −40 + 25 = −15℃


2.3.2. Chọn cấp nén cho hệ thống [6]
- Đối với máy nén pittông tỉ số nén càng cao, thì hệ số cấp càng nhỏ, nhiệt độ cuối
quá trình nén càng cao, nhất là đối với môi chất amoniac. Như vậy, tỉ số nén cao dẫn
đến những điều kiện làm việc không thuận lợi của máy nén. Khi tỉ số nén lớn hơn 9 đối
với NH3 hoặc 13 đối với freon phải chuyển chu trình một cấp nén sang 2 hoặc nhiều cấp

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 18


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
nén có làm mát trung gian. Tuy vậy việc lựa chọn 1 hoặc 2 cấp nén còn phụ thuộc vào
nhiều điều kiện của từng trường hợp cụ thể vì một cấp nén ngược lại có ưu điểm so với
2 cấp nén là đơn giản, dễ sử dụng, ít thiết bị và giá thành rẻ hơn. Đây cũng lại là một bài
toán tối ưu về kinh tế, nhưng nếu chọn máy một cấp nén cần phải khống chế chế độ làm
việc của máy nén và các thiết bị không được vượt quá những giới hạn cho phép về nhiệt
độ, độ bền và an toàn do đơn vị chế tạo thiết bị quy định.
- Nếu số giờ hoạt động của máy trong năm nhỏ hoặc rất nhỏ, thường người ta chọn
máy một cấp nén, phải chấp nhận hệ số lạnh nhỏ nhưng giảm được đáng kể số vốn đầu
tư, lắp đặt và ngược lại.
- Mục đích của chu trình 2 cấp là:
+ Cải thiện hệ số cấp λ của máy nén khí tỉ số nén π ≥ 9.
+ Giữ cho nhiệt độ cuối tầm nén không quá cao t 2 < 160℃.
+ Đạt nhiệt độ sôi tương đối thấp −40℃ có trường hợp đạt đến −60℃.
Để xác định chu trình 2 cấp nén người ta dựa vào tỉ số nén của hệ thống người ta
dùng công thức:
- Đối với môi chất NH3:
pk
π= ≥9 (2.20)
p0
- Đối với môi chất freon:
pk
π= ≥ 13 (2.21)
p0

Hệ thống cấp đông sử dụng môi chất freon R22 có các thông số làm việc như sau:
- Nhiệt độ bay hơi t 0 = −400 C → p0 = 1,0533 bar
- Nhiệt độ ngưng tụ t k = 40℃ → pk = 15,268 bar
pk 15,268
π= = = 14,5 > 13
p0 1,0533
→ Chọn chu trình 2 cấp nén
2.4. Sơ đồ nguyên lý và cấu tạo hệ thống
2.4.1. Cấu tạo
Kho đông gió là một giải pháp rất kinh tế dùng cấp đông các sản phẩm đông lạnh
rời cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì chi phí đầu tư bé vận hành tiện lợi, có thể chạy
với số lượng hàng nhỏ và rất nhỏ.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 19


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Hình 2. 1 Sơ đồ nhiệt kho cấp đông gió


1- Máy nén cao áp; 2- Quạt dàn nóng; 3- Bình chứa cao áp; 4- Phin lọc; 5- Mắt gas; 6- Van tiết lưu
trung gian; 7- Thiết bị trung gian kiểu ống lồng ống; 8- Bình tách dầu; 9- Van điện từ hồi dầu;
10- Van chặn; 11- Máy nén hạ áp; 12- Van tiết lưu chính; 13- Dàn lạnh.
2.4.2. Nguyên lý hoạt động
- Hơi môi chất sau khi ra khỏi thiết bị bay hơi được máy nén hạ áp hút về nén
đoạn nhiệt đến nhiệt độ trung gian (điểm 2) rồi được sục vào thiết bị trung gian kiểu
ống lồng ống và được làm mát hoàn toàn thành hơi bão hòa khô, hỗn hợp hơi bão hòa
khô được tạo thành ở thiết bị nhiệt được máy nén cao áp hút về và nén đoạn nhiệt đến
áp suất ngưng tụ pk (điểm 4). Sau đó đi vào thiết bị ngưng tụ và nhả nhiệt trong môi
trường làm mát ngưng tụ thành lỏng cao áp (điểm 5). Tại đây nó chia thành 2 dòng,
một dòng nhỏ qua van tiết lưu giảm áp suất đến áp suất trung gian ptg (điểm 7) rồi đi
vào thiết bị trung gian kiểu ống lồng ống. Ở đây, lượng hơi tạo thành do van tiết lưu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 20


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
cùng với lượng hơi tạo thành do làm mát trung gian hoàn toàn hơi nén trung áp và
lượng hơi do làm quá lạnh lỏng cao áp trong thiết bị trung gian kiểu ống lồng ống được
hút về máy nén cao áp. Một dòng lỏng cao áp còn lại đi vào ống nhỏ thiết bị trung gian
kiểu ống lồng ống và được quá lạnh đến điểm 6 sau đó đi qua van tiết lưu 2 giảm áp
suất đến áp suất bay hơi (điểm 10). Sau đó đi vào thiết bị bay hơi nhận nhiệt của sản
phẩm cần làm lạnh hóa hơi đẳng áp đẳng nhiệt thành hơi (điểm 1’) kết thúc chu trình
khép kín.
- Nguyên lý cấp đông của hệ thống là làm lạnh bằng không khí đối lưu cưỡng
bức. Sản phẩm cấp đông dạng block hoặc dạng rời được đặt trong các khay và chất lên
các xe cấp đông. Xe cấp đông làm bằng vật liệu inox, có nhiều tầng, khoảng cách giữa
các tầng đủ lớn để sau khi xếp các khay sản phẩm vào vẫn còn khoảng hở nhất định
để không khí lạnh tuần hoàn đi qua. Không khí lạnh tuần hoàn cưỡng bức trong hệ
thống xuyên qua khe hở giữa các khay và trao đổi nhiệt về cả hai phía. Quá trình trao
đổi nhiệt ở đây là trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức, phía trên trao đổi trực tiếp với sản
phẩm, phía dưới trao đổi qua khay cấp đông và dẫn nhiệt vào sản phẩm.
- Nhiệt độ không khí trong buồng cấp đông đạt -30 ÷ -400C. Do đó thời gian cấp
đông khá nhanh, đối với sản phẳm dạng rời khoảng 3 giờ/mẻ, sản phẩm dạng block
khoảng 7 đến 9 giờ/mẻ.
2.4.3. Các thiết bị chính của hệ thống
- Máy nén: Hệ thống sử dụng 1 máy nén cao áp và 1 máy nén hạ áp. Các loại máy
nén lạnh thường hay được sử dụng là MYCOM, Samsung, Bitzer, Copeland,...

- Dàn ngưng tụ giải nhiệt bằng gió: được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống và
công nghiệp. Cấu tạo gồm một dàn ống trao đổi nhiệt bằng ống thép hoặc ống đồng có
cánh nhôm hoặc cánh sắt bên ngoài, bước cánh nằm trong khoảng 3 ÷ 10mm. Không
khí được quạt thổi, chuyển động ngang bên ngoài qua dàn ống với tốc độ khá lớn. Quạt
dàn ngưng thường là quạt kiểu hướng trục. Mật độ dòng nhiệt của dàn ngưng không
khí đạt khoảng 180 ÷ 340 W/m2, hệ số truyền nhiệt k = 30 ÷ 35 W/m2.K, hiệu nhiệt
độ ∆t = 7¸8oC.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 21


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Hình 2. 2 Dàn ngưng tụ giải nhiệt bằng gió


- Dàn lạnh trao đổi nhiệt bằng gió:

Hình 2. 3 Dàn ngưng tụ giải nhiệt bằng gió


- Van tiết lưu: hay còn gọi là thiết bị giãn nở là 1 trong 4 thiết bị chính trong hệ
thống lạnh. Nó làm nhiệm vụ điều tiết lưu lượng của dòng môi chất lỏng cấp cho thiết
bị bay hơi duy trì áp suất và nhiệt độ bay hơi với công nghệ làm lạnh yêu cầu. Van tiết
lưu được sử dụng phổ biến là của hãng Danfoss.
- Vỏ kho: Vỏ kho được lắp ghép từ các tấm panel Polyurethan. Riêng nền kho,
không sử dụng các tấm panel mà được xây bê tông có khả năng chịu tải trọng lớn. Nền
kho được xây và lót cách nhiệt giống như nền kho xây. Để gió tuần hoàn đều trong
kho người ta làm trần giả tạo nên kênh tuần hoàn gió.

- Các thiết bị khác: Ngoài thiết bị đặc biệt đặc trưng cho hệ thống cấp đông, còn

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 22


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
có các thiết bị khác như bình chứa cao áp, thiết bị trung gian kiểu ống lồng ống,...và
một số thiết bị phụ khác.
+ Bình chứa cao áp: được bố trí ngay sau thiết bị ngưng tụ dùng để chứa môi chất
lỏng ở áp suất cao, giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ, duy trì sự
cấp lỏng liên tục cho van tiết lưu. Thường nó được đặt dưới thiết bị ngưng tụ và được
cân bằng áp suất với thiết bị ngưng tụ bằng các đường ống cân bằng hơi và lỏng.
+ Thiết bị trung gian kiểu ống lồng ống: người ta sử dụng thiết bị này vào nhiều
mục đích khác nhau: [7]
Ngưng tụ hơi môi chất lạnh (bình ngưng kiểu ống lồng ống): lỏng môi chất chảy
bên trong ống nhỏ còn hơi môi chất lạnh nhả nhiệt cho nước ngưng tụ bên ngoài ống
nhỏ.
Làm quá lạnh môi chất lạnh ở thể lỏng (bình quá lạnh amoniac lỏng): nước lạnh
chảy trong ống nhỏ còn amoniac lỏng chảy giữa các ống.
Đốt nóng nước: nước để đốt nóng chảy trong ống nhỏ, còn nước được đốt nóng
chảy giữa các ống.
Làm mát dầu: nước lạnh chảy trong các ống nhỏ, thường được làm cánh bên
ngoài, dầu cần làm mát chảy giữa các ống.

Hình 2. 4 Thiết bị trung gian kiểu ống lồng ống

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 23


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

2.5. Xác định tải nhiệt cho thiết bị và máy nén
2.5.1. Máy nén hạ áp và cao áp
a) Máy nén hạ áp
- Lưu lương hơi thực tế nén qua máy nén hạ áp:
QO
m1 = (kg/s) (2.22)
q0

- Thể tích hút thực tế MNHA:


VttHA = v1 . m1 (m3 /s) (2.23)

- Hệ số cấp máy nén hạ áp:


 = c . tl . k . w . r (2.24)
Trong đó:
c - hệ số tính đến thể tích chết.
tl - hệ số tính đến tổn thất do van tiết lưu.
w - hệ số tính đến tổn thất do hơi hút vào xilanh bị đốt nóng.
r - hệ số tính đến tổn thất do rò rỉ môi chất qua piston xilanh.
1
p0 − ∆p0 ptg + ∆ptg m p0 − ∆p0
i = c . tl . k = − c [( ) − ] (2.25)
p0 p0 p0

c: tỷ số thể tích chết , c = 0,03 ÷ 0,05.


Thường lấy ∆p0 = 5. 103 Pa, ∆ptg = 10. 103 Pa
- Thể tích hút lý thuyết cấp hạ áp:
VttHA
VltHA = (m3 /s) (2.26)
HA

- Công nén đoạn nhiệt cấp hạ áp:


NsHA = m1 . l1 = m1 . (i2 − i1 ) (kW) (2.27)

- Hiệu suất chỉ thị:


T0
ni = + b. t tg (2.28)
Ttg
b = 0,001 trang 217 [3]
- Công suất chỉ thị:
NSha
NIha = kW (2.29)
ni
- Công suất ma sát:

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 24


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Nms = VttHA . ρms (kW) (2.30)


ρms – áp suất ma sát riêng. ρms = 49 ÷ 69 Pa, [3]
- Công suất hữu ích:
NeHA = Ni + Nms (kW ) (2.31)

- Công suất tiếp điện cấp hạ áp:


NeHA
NelHA = (2.32)
Ntd . nel

ntd - hiệu suất truyền động của khớp, đai ntd = 1[3]
nel - hiệu suất động cơ, nel = 0,85

b) Máy nén cao áp


- Lưu lương hơi thực tế nén qua máy nén cao áp:

h2 − h6
m3 = m1 (kg/s) (2.33)
h3 − h7

- Thể tích hút thực tế MNCA:


VttCA = v3 . m3 (m3 /s) (2.34)

- Hệ số của cấp cao áp:


1
ptg − ∆ptg pk + ∆pk ptg − ∆ptg
m
 = i . w = [ − c [( ) − ]] . 0,93 (2.35)
ptg ptg ptg

- Thể tích hút lý thuyết cao áp:


VttCA
VltCA = (m3 /s) (2.36)

- Công nén đoạn nhiệt cấp cao áp:
NsCA = m3 . l2 = m3 . (i4 − i3 ) (kW) (2.37)
- Hiệu suất chỉ thị cấp cao áp:
Ttg
ni = + b. t tg (2.38)
Tk
b = 0,001 trang 217 [3]

- Công suất chỉ thị cấp cao áp:


NsCA
NiCA = (kW) (2.39)
ni
- Công suất ma sát cấp cao áp:

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 25


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Nms = VttCA . ρms (kW) (2.40)

ρms - áp suất ma sát riêng. ρms = 49 ÷ 69 Pa. Chọn ρms = 69 Pa trang 218 [3]

- Công suất hữu ích:


NeCA = Ni + Nms (kW ) (2.41)

- Công suất tiếp điện cấp cao áp:


NeCA
NelCA = (2.42)
Ntd . nel
ntd - hiệu suất truyền động của khớp, đai ntd = 1

nel - hiệu suất động cơ, nel = 0,85

2.5.3. Thiết bị ngưng tụ và bay hơi [7]


a) Thiết bị ngưng tụ
* Tính diện tích trao đổi nhiệt
Qk Qk
F= = (m2 ) (2.43)
k. ∆t k k. qkf
Trong đó:
Q k - phụ tải nhiệt yêu cầu của thiết bị ngưng tụ, W.
k- hệ số truyền nhiệt, W/m2 K..
∆t k - độ lệch nhiệt độ logarit trung bình, °K.
qkf : Mật độ dòng nhiệt, W/m2 .
* Tính độ chênh lệch nhiệt độ trung bình
- Khi tính toán có thể coi nhiệt độ trong thiết bị ngưng tụ là không đổi.
- Độ chênh nhiệt độ trung bình được tính theo công thức:
∆t max − ∆t min
∆t tb = (℃)
∆t (2.44)
ln max
∆t min
Trong đó:

∆t max = t k − t ′kk (2.45)


∆t min = t k − t ′′kk (2.46)

* Xác định hệ số truyền nhiệt k


Do ống có chiều dày mỏng (d2 /d1 = 1,3 < 1,4) nên quá trình truyền nhiệt trong
vách trụ có thể coi là truyền nhiệt qua vách phẳng. Lúc đó hệ số truyền nhiệt k có
thể tính theo công thức:

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 26


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
1
k=
1 δ 1 (2.47)
+ +
𝛼1 𝜆 𝛼2 . 𝜀𝑐
Trong đó:
α1 , α2 - hệ số trao đổi nhiệt trong và ngoài ống trao đổi nhiệt W/m2 K.
λ - hệ số dẫn nhiệt của vật liệu làm ống W/m. K.
δ - chiều dày vách.
𝜀𝑐 - hệ số làm cánh.
Hệ số làm cánh được tính theo công thức
nc (dc 2 − d2 2 )
εc = 1 +
2. d1 . l
nc - số cánh trên 1 ống.
1
nc =
sc
* Tính hệ số trao đổi nhiệt bên ngoài 𝛼2
Chiều cao cánh:
dc − d2
h= (mm) (2.48)
2
Đường kính tương đương:
F1
F01 d2 + Fc1 √ c
2. nc (2.49)
dE = 1
F0 + Fc1
Trong đó:
F01 - diện tích phần không cánh của ống.
F01 = π. d2 . nc . sc (m2 )
Fc1 - diện tích phần có cánh.
dc 2 − d2 2
Fc1
= 2π . nc (m2 )
4
Tốc độ tại khe hẹp tính theo công thức:
ω
ωmax = (m/s)
d 2. h. δc (2.50)
1−( 2+ )
s1 s1 . sc

Nhiệt độ không khí trung bình:


t tb = 0,5(t ′kk + t ′′kk ) (2.51)

Thông số vật lý của không khí khô ở nhiệt độ 35,5℃ ta có:

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 27


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

ρk = 1,1446 kg/m3 ; v = 16,528. 10−6 m2 /s ; λk = 2,7195. 10−2 W/mK


Hệ số Re:
ωmax . dE
Re = (2.52)
v
Hệ số Nu với ống xếp sole:
Nu = 0,35. Re0,6 (2.53)
Hệ số tỏa nhiệt của cánh:
Nu. λk
αc = (W/m2 K) (2.54)
dE
Hệ số tỏa nhiệt tương đương của phía ống có cánh:
Fc1
α2 = αc . 1 (ηc + χ) (W/m2 K) (2.55)
F2
Trong đó:
ηc : Hiệu suất cánh, ηc = 0,95.[3]
F01
χ= 1
Fc
F21 = Fc1 + F01
* Tính hệ số trao đổi nhiệt bên trong α1 :
0,25
λ3 . ρ2 . g. r
α1 = 1,2αN = 1,2.0,728 ( ) , W/m2 K (2.56)
μ. ∆t. dng
Trong đó:
r = 166,22 kJ/kg - nhiệt ẩn hóa hơi của môi chất.
ρ = 1133 kg/m3 - khối lượng riêng của môi chất lỏng trong dàn ngưng.
λ = 0,0772 - hệ số dẫn nhiệt của môi chất trong dàn ngưng.
∆t = t k − t w - độ chênh nhiệt độ ngưng tụ và vách ống, °K.
μ = 2,19. 10−4 Pa. s- độ nhớt động lực học của môi chất lỏng trong dàn
ngưng.
g - gia tốc trọng trường, g = 9,81 m2 /s
1
k= (W/m2 K)
1 δ 1
+ +
α1 λ α2 . εc
Diện tích trao đổi nhiệt bên trong:
Qk
F1 = m2
k. ∆t k
b) Thiết bị bay hơi
* Tính diện tích trao đổi nhiệt
Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 28
Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
Q0 Q0
F= =
k. ∆t 0 k. qkf
* Tính độ chênh lệch nhiệt độ trung bình
∆t max − ∆t min
∆t tb = ,℃
∆t max
ln
∆t min
Trong đó:
∆t max = t k − t ′kk
∆t min = t k − t ′′kk
* Xác định hệ số truyền nhiệt k
Hệ số truyền nhiệt k có thể tính theo công thức:
1
k=
1 δ 1
+ +
𝛼1 𝜆 𝛼2 . 𝜀𝑐
Hệ số làm cánh được tính theo công thức:
F1 = n. π. d2 . l
π. d2 2
Fm = 2. (m. s1 . lc − n. ) . nc
4
nc - số cánh trên 1 ống.
1
nc =
sc
n = 60 - tổng số ống.
m = 15 - số ống trong hàng ống dọc.
lc = s2 . z, m.
Với : z = 4 - số hàng ống.
F2
εc =
F1
Mà : F2 = Fm + F1
Fm
→ εc = 1 +
F1
* Tính hệ số trao đổi nhiệt bên ngoài 𝛼2
Chiều cao cánh:
dc − d2 22 − 10
h= = = 6 mm
2 2
Đường kính tương đương:

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 29


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Fc1
F01 d2 + Fc1 √
2. nc
dE =
F01 + Fc1
Trong đó:
F01 - diện tích phần không cánh của ống.F01 = n. π. d2 . l (m2 )
dc 2 −d2 2
Fc1 - diện tích phần có cánh.Fc1 = 2π . nc (m2 )
4

Tốc độ tại khe hẹp tính theo công thức:


ω
ωmax = (m/s)
d 2. h. δc
1−( 2+ )
s1 s1 . sc
Nhiệt độ không khí trung bình:
t tb = 0,5(t ′kk + t ′′kk )
Hệ số Re:
ωmax . dE
Re =
v
Hệ số Nu với ống xếp so le: Nu = 0,35. Re0,6
Hệ số tỏa nhiệt của cánh:
Nu. λk
αc = , W/m2 K
dE
Hệ số tỏa nhiệt tương đương của phía ống có cánh:
Fc1
α2 = αc . (η + χ), W/m2 K
F21 c
tan(𝛽. ℎ)
ηc =
𝛽. ℎ

2. 𝛼𝑐
β=√
𝑐 . 𝛿𝑐

c – hệ số dẫn nhiệt cánh nhôm.(W/mK)


F01
χ= 1
Fc
F21 = Fc1 + F01
* Tính hệ số trao đổi nhiệt bên trong α1 :

0,6
ω. ρ1 0,2
α1 = A. q . ( )
d1
A – hệ số A.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 30


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
ω - tốc độ môi chất lỏng trên đường ống. (m/s)
q - mật độ dòng nhiệt ( W/m2 )
θ = t w − t 0 chênh lệch nhiệt độ.
2.5.4. Thiết bị trung gian
- Nhiệt lượng trao đổi nhiệt:
Q = m. cP . ∆t (2.57)

- Nhiệt độ trung bình:


∆t = t 2 − t 3
a) Đối với ống nhỏ d1
Hệ số Reynolds:
w1 . d1
Re1 =
v1
Trong đó: w1 = 7 ÷ 12 m/s, chọn w1 = 12 m/s
Nhiệt độ bề mặt:
t2 − t3
t f1 =
2
Hệ số Nusselt:
Nu1 = 0,021(Re1 )0,8 . Pr1 0,43 (2.58)
Hệ số tỏa nhiệt α1 :
Nu1 . λ1
α1 = , W/m2 K (2.59)
d1
b) Đối với ống lớn d2
Hệ số Reynolds:
w 2 . d2
Re2 =
v2
Trong đó: w2 = 0,4 ÷ 1 m/s, chọn w2 = 1 m/s
Nhiệt độ bề mặt:
t5 − t6
t f2 =
2
Hệ số Nusselt:
Nu2 = 0,021(Re2 )0,8 . Pr2 0,43
Hệ số tỏa nhiệt α2 :
Nu2 . λ2
α2 =
d2

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 31


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
Hệ số truyền nhiệt:
1
k= (W/m2 K)
1 δ 1
+ +
α1 λ α2
Thiết bị trung gian trao đổi nhiệt ngược chiều:
∆t max = t 2 − t 5
∆t min = t 3 − t 6
Nhiệt độ trung bình logarit:
∆t max − ∆t min
∆t tb =
∆t
ln max
∆t min
Diện tích trao đổi nhiệt thiết bị trung gian:
Q
F= (m2 )
k. ∆t
Tổng chiều dài ống trao đổi nhiệt:
F
l= (m) (2.60)
π. d1

Vậy chiều dài mỗi đoạn ống trao đổi nhiệt


l
∆li = (m)
4

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 32


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Chương 3: TỔNG QUAN PLC


3.1. Giới thiệu về PLC
PLC viết tắt của Programmable Logic Controller, là thiết bị điều khiển lập trình
được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua
một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự
các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động
vào PLC, dùng để thay thế các mạch relay (rơ le) trong thực tế. PLC hoạt động theo
phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì
đầu ra sẽ thay đổi theo đó.
3.1.1. Phân loại PLC
* Theo hãng sản xuất
Các nhãn hiệu như Siemens, Ormon, Misubishi, Alenbratlay…
* Theo version
PLC Siemens có các họ như Logo!, S7-200, S7-300, S7-400,…
Misubishi có các họ như Alpha, Fx, Fx0, Fx0N,Fx1N,Fx2N,...
* Theo kích cỡ
- Loại 1: Micro PLC (PLC siêu nhỏ)

Hình 3. 1 Micro PLC


Micro PLC thường được ứng dụng trong các dây chuyền sản xuất nhỏ, các ứng
dụng trực tiếp trong từng thiết bị đơn lẻ (ví dụ: điều khiển băng tải nhỏ). Các PLC này
thường được lập trình bằng các bộ lập trình cầm tay, một vài micro, PLC còn có khả
năng hoạt động với tín hiệu I/O tương tự (analog). Các tiêu chuẩn của một Micro PLC
như sau:
+ 32 ngõ vào/ra.
+ Sử dụng vi xử lý 8 bit.

Chương 3: Tổng quan PLC Trang 33


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
+ Thường dùng thay thế relay.
+ Bộ nhớ dung lượng 1K.
+ Ngõ vào/ra là tín hiệu số.
+ Có timer và counter.
+ Thường được lập trình bằng các bộ lập trình cầm tay.
- Loại 2: PLC cỡ nhỏ (Small PLC)

Hình 3. 2 Small PLC (LOGO! 230RC, 12/24RCE)


Small PLC thường được dùng trong việc điều khiển các hệ thống nhỏ (ví dụ: điều
khiển động cơ, dây chuyền sản xuất nhỏ), chức năng của các PLC này thường được giới
hạn trong việc thực hiện chuỗi các mức logic, điều khiển thay thế rơle.
Hãng Siemens có PLC loại nhỏ như S5- 95U, S5- 90U, S5- 1000U, S7- 200 là các
loại PLC loại nhỏ, có số lượng ngõ vào/ra nhỏ hơn 256, cấu tạo tương tự như PLC loại
trung bình, vì đều là dạng module. Điểm khác biệt là dung lượng bộ nhớ, số lượng ngõ
vào/ ra. Chúng được sử dụng hầu hết ở các nước có nền công nghiệp phát triển.

Hình 3. 3 PLC SIEMENS S7-200

Chương 3: Tổng quan PLC Trang 34


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
Các tiêu chuẩn của một small PLC như sau:
+ Có 256 ngõ vào/ra (I/O).
+ Dùng vi xử lý 8 bit.
+ Thường dùng thay thế các rơle.
+ Dùng bộ nhớ 2K.
+ Lập trình bằng ngôn ngữ dạng hình thang (ladder) hoặc liệt kê.
+ Có timer/ counter/ thanh ghi dịch (shift register).
+ Đồng hồ thời gian thực.
+ Thường được lập trình bằng bộ lập trình cầm tay.
- Loại 3: PLC cỡ trung bình (Medium PLC) và lớn

Hình 3. 4 PLC S7- 300, S7- 400


PLC cỡ trung bình điều khiển được tín hiệu tương tự, xuất nhập dữ liệu, ứng dụng
được những thuật toán, thay đổi được các đặc tính của PLC nhờ vào hoạt động của phần
cứng và phần mềm ( nhất là phần mềm).
PLC cỡ lớn của Siemens là các seri S7- 300, S7- 400, S7- 1200, S7- 1500, các loại
này có số lượng ngõ vào/ra rất lớn.

Chương 3: Tổng quan PLC Trang 35


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Hình 3. 5 PLC S7- 1200, S7-1500


Các thông số của PLC trung bình và lớn như sau:
+ Có khoảng 1024 ngõ vào/ra (I/O).
+ Dùng vi xử lý 8 bit.
+ Thay thế rơle và điều khiển được tín hiệu tương tự.
+ Bộ nhớ 4K, có thể nâng lên 8K.
+ Tín hiệu ngõ vào/ra là tương tự hoặc số.
+ Có cá lệnh dạng khối và ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ cấp cao.
+ Có timer/counter/Shift Register.
+ Có khả năng xử lý chương trình con (qua lệnh JUMP,...).
+ Thực hiện các thuật toán (cộng, trừ, nhân, chia,...).
+ Giới hạn dữ liệu với bộ lập trình cầm tay.
+ Có đường tín hiệu đặc biệt ở module vào/ra.
+ Giao tiếp với các thiết bị khác qua cổng RS232.
+ Có khả năng hoạt động với mạng.
+ Lập trình qua màn hình máy tính để dễ quan sát.
* Theo số lượng các đầu vào/ra
Ta có thể phân PLC thành bốn loại sau:
- Micro PLC là loại có dưới 32 kênh vào/ra.
- PLC nhỏ có đến 256 kênh vào/ra.
- PLC trung bình có đến 1024 kênh vào/ra.
- PLC có đến trên 1024 kênh vào/ra.
- Các micro-PLC: thường có ít hơn 32 đầu vào/ra. Ở hình vẽ bên là ví dụ về
PLC họ T100MD-1616 do hãng Triangle Research International sản xuất. Cấu tạo
tương đối đơn giản và toàn bộ các bộ phận được tích hợp trên một bảng mạch có

Chương 3: Tổng quan PLC Trang 36


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
kích thước nhỏ gọn. Micro-PLC có cấu tạo gồm tất cả các bộ phận như bộ xử lý tín
hiệu, bộ nguồn, các kênh vào/ra trong một khối. Các micro – PLC có ưu điểm hơn
các PLC nhỏ là giá thành rẻ, dễ lắp đặt. Một loại micro PLC khác là DL05 của hãng
Koyo, loại này có 32 kênh vào/ra.
- PLC loại nhỏ: có thể có đến 256 đầu vào/ra. Hình dưới là PLC của hãng
OMRON loại ZEN-10C. Loại PLC này có 34 kênh vào/ra gồm: 6 kênh vào và 4 kênh
ra trên mô đun CPU, còn lại 3 mô đun vào/ra, với 4 kênh vào và 4 kênh ra cho mỗi
mô đun. Hãng Siemens có các loại PLC nhỏ như S5-90U,S5-100U,S7-200, có số
lượng kênh vào/ra nhỏ hơn 256.
- Các PLC trung bình: có thể có đến 1024 đầu vào/ra. Loại CJ1M của Omron
hình bên dưới có 320 kênh vào/ra.
- Các PLC loại lớn: hãng Siemens là các loại series S7-300, S7-400. Các loại
này có số lượng kênh vào/ra rất lớn. Các kênh này không thể đấu trực tiếp lên PLC
mà phải thông qua các bộ dồn kênh và tách kênh (demultiplexeur và multiplexeur).
PLC S7-400 của Siemens là PLC mạnh nhất hiện nay.
3.1.2. Cấu trúc PLC
PLC là một thiết bị cho phép thực hiện các thuật toán điều khiển số thông qua một
ngôn nhữ lập trình. Toàn bộ chương trình điều khiển được lưu nhớ trong bộ nhớ của
PLC. Điều này có thể nói PLC giống như một máy tính, nghĩa là có bộ vi xử lý, một bộ
điều hành, bộ nhớ để lưu chương trình điều khiền, dữ liệu và các cổng ra vào để giao
tiếp với các đối tượng điều khiển…Như vậy có thể thấy cấu trúc cơ bản của một PLC
bao giờ cũng gồm các thành phần cơ bản sau :
- Mô đun nguồn
- Mô đun xử lý tín hiệu
- Mô đun vào
- Mô đun ra
- Mô đun nhớ
- Thiết bị lập trình
Sơ đồ của một bộ PLC cơ bản được biểu diễn ở hình bên dưới. Ngoài các mô đun
chính này, các PLC còn có các mô đun phụ trợ như mô đun kết nối mạng, mô đun truyền
thông, mô đun ghép nối các mô đun chức năng để xử lý tín hiệu như mô đun kết nối với

Chương 3: Tổng quan PLC Trang 37


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
các cảm biến nhiệt, mô đun điều khiển động cơ bước, mô đun kết nối với encoder, mô
đun đếm xung vào…

Hình 3. 6 Các thành phần cơ bản của một PLC


Trạng thái ngõ vào của PLC được phát hiện và lưu vào bộ nhớ đệm,(bộ nhớ trong
PLC gồm các loại sau: ROM, EPROM, EEOROM PLC ) thực hiện các lệnh logic trên
các trạng thái của chúng và thông qua chương trình trạng thái, ngõ ra được cập nhật và
lưu vào bộ nhớ đệm. Sau đó, trạng thái ngõ ra trong bộ nhớ đệm được dùng để đóng/mở
các tiếp điểm kích hoạt các thiết bị tương ứng. Như vậy, sự hoạt động của các thiết bị
được điều khiển hoàn toàn tự động theo chương trình trong bộ nhớ. Chương trình được
nạp vào PLC thông qua thiết bị lập trình chuyên dụng.
3.1.3 Nguyên lý hoạt động
Điều khiển các hoạt động bên trong PLC bằng cách kết nối và lập trình bằng code.
Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra chương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện
thứ tự từng lệnh trong chương trình, sẽ đóng hay ngắt các đầu ra. Các trạng thái ngõ ra
ấy được phát tới các thiết bị liên kết để thực thi. Và toàn bộ các hoạt động thực thi đó
đều phụ thuộc vào chương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ.
3.2. Bộ điều khiển lập trình loại nhỏ Logo! của hãng SIEMENS
Logo! là bộ điều khiển lập trình loại nhỏ đa chức năng của Siemens, được chế tạo
với nhiều loại khác nhau để phù hợp cho từng ứng dụng cụ thể. Do đó nó được sử dụng
ở nhiều mức điện áp vào khác nhau như: 12VDC, 24VAC, 24VDC, 230VAC và có ngõ
ra số và ngõ ra relay.
Logo! có các chức năng sau:

Chương 3: Tổng quan PLC Trang 38


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
- Các chức năng thông dụng trong lập trình.
- Lọai có màn hình dùng cho vận hành và hiển thị.
- Bộ nguồn tích hợp bên trong.
- Cổng giao tiếp và cáp nối với PC.
- Các chức năng cơ bản thông dụng như: các hàm thời gian, tạo xung, các chức
năng On/Off...
- Các bộ định thời trong ngày, tuần, tháng, năm,...
- Các vùng nhớ trung gian.
- Các ngõ vào, ra có thể mở rộng tuỳ thuộc vào dạng logo!.
* Ý nghĩa các ký hiệu in trên vỏ:
- 12: Sử dụng điện áp 12VDC.
- 24: Sử dụng điện áp 24VDC, 24VAC.
- 230: Sử dụng điện áp 115/230VAC.
- R: Ngõ ra relay (không có R thì ngõ ra là transistor).
- O: Không có hiển thị.
- L: Lọai dài, có số I/O gấp đôi loại cơ bản.
- C: Có bộ định thời 7 ngày trong tuần.
- B11: Kết nối được với mạng Asi.
- DM: Modul mở rộng tín hiệu I/O số (digital).
- AM: Modul mở rộng tín hiệu tương tự (analog).
3.2.1. Giới thiệu Siemens LOGO! 230RC [10]

Hình 3. 7 PLC LOGO! 230RC

Chương 3: Tổng quan PLC Trang 39


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
Là một module logic thông dụng của Siemens, phù hợp cho những ứng dụng đơn
giản trong công nghiệp và các công trình xây dựng như điều khiển hệ thống băng tải,
hệ thống chiếu sáng, hệ thống bơm, hệ thống chuông báo, điều khiển đóng cắt…làm
giảm chi phí và thời gian thiết kế, đơn giản hóa hệ thống dây và bố trí bảng điều khiển,
làm giảm các yêu cầu về không gian trong các tủ điều khiển.
Rất dễ dàng điều khiển và giám sát thông qua màn hình hiển thị, cùng với phần
mềm việc cấu hình cho các module logic đơn giản và trực quan hơn. Nhiều loại module
mở rộng làm cho PLC SIEMENS LOGO 230RC có thể mở rộng tới 24 đầu vào, 16
đầu ra số, 8 đầu vào và 2 đầu ra tương tự.
Các thông số và tiêu chuẩn của PLC Siemens LOGO 230RC:
- Số đầu vào 8 DI, số đầu ra 4 DO/Relay.
- Nguồn cấp 115~240VAC.
- Khả năng kết nối Module Analog: Có.
- Kích thước 72x90x55 mm.
- Có khe cắm cáp lập trình với máy tính.
- Trên PLC có phím lập trình tay.
- Màn hình hiển thị kiểu LCD.
- 130 khối chức năng kết hợp.
3.2.2. Kết nối và đấu nối dây LOGO! 230RC
a) Kết nối ngõ vào

Hình 3. 8 Nối nguồn và tín hiệu ngõ vào

Chương 3: Tổng quan PLC Trang 40


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
Việc đi dây cho các đầu vào được chia thành hai nhóm, mỗi nhóm 4 ngõ vào.
Các đầu vào trong cùng một nhóm chỉ có thể cấp cùng một điện áp. Các đầu vào
trong hai nhóm có thể cấp cùng pha hoặc khác pha điện áp.
b) Kết nối ngõ ra
* Đối với ngõ ra dạng relay:
Ta có thể kết nối nhiều dạng tải khác nhau vào ngõ ra. Ví dụ đèn, motor,
contacter, relay,...
Tải thuần trở: tối đa 10A.
Tải cảm: tối đa 3A.
Sơ đồ kết nối như sau:

Hình 3. 9 Sơ đồ kết nối ngõ ra dạng relay


* Đối với ngõ ra dạng transistor :
Tải kết nối vào ngõ ra của LOGO phải thỏa điều kiện sau: dòng điện không quá
0,3A.
Sơ đồ kết nối như sau:

Hình 3. 10 Sơ đồ kết nối ngõ ra transistor


Chương 3: Tổng quan PLC Trang 41
Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
3.3. Lệnh lập trình Logo! 230RC [2]
* Các loại hàm trong LOGO! 230RC
Các hàm lập trình trong LOGO được chia thành 4 hàm:
Bảng 3. 1 Các hàm lập trình trong PLC LOGO! 230RC
Tên hàm Chức năng
↓ Co danh sách các điểm liên kết (bit M, các ngõ input, output.), các hằng số.
↓ GF danh sách các hàm cơ bản như AND, OR.
↓ SF danh sách các hàm đặc biệt.
↓ BN danh sách các block đã được sử dụng trong sơ đồ mạch.

3.3.1. Danh sách hàm ↓ 𝐂𝐨


- Ngõ vào số: được xác định bởi kí tự bắt đầu là I. Số thứ tự của các ngõ vào
(I1, I2, ...) tương ứng với ngõ vào kết nối trên LOGO.
- Ngõ ra số: được xác định bởi kí tự bắt đầu là Q (Q1, Q2, ... Q16).
- Ngõ vào analog: đối với các version LOGO! 24, LOGO! 24o, LOGO!
12/24RC và LOGO! 12/24Rco, các ngõ vào I7, I8 có thể được lập trình để sử dụng
như hai kênh vào analog AI1, AI2.
- Ngõ ra analog : ngõ ra analog được bắt đầu bởi ký tự AQ, LOGO chỉ cho phép
tối đa 2 ngõ vào analog là AQ1 và AQ2.

Hình 3. 11 Các ngõ vào/ra của PLC LOGO!


- Cờ Start up: Trong LOGO, bit M8 tự động được set lên 1 trong chu kỳ quét
đầu tiên. Vì vậy, ta có thể sử dụng bit này như 1 cờ Start up. Sau chu kỳ quét đầu
tiên, bit M8 sẽ được reset về 0. Ngoài ra, bit M8 cũng có thể được sử dụng như
một bit nhớ thông thường trong chương trình.
Chương 3: Tổng quan PLC Trang 42
Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
- Thanh ghi dịch bit: LOGO! cung cấp 8 thanh ghi dịch bit từ S1 đến S8. Đây
là các thanh ghi chỉ đọc. Nội dung của thanh ghi dịch bit chỉ có thể được định nghĩa
lại bằng hàm đặc biệt (SF) “shift register”.
- Mức hằng số: mức tín hiệu được thiết kế ở 2 mức: hi=1 (mức cao), lo=0 (mức
thấp).
- Hở kết nối: các kết nối không sử dụng có thể được định nghĩa bởi x.

3.3.2 Các hàm cơ bản ↓ 𝐁𝐅


Bảng 3. 2 Danh sách các hàm trong hàm cơ bản BF
Sơ đồ mạch Ký hiệu LOGO Mô tả

Cổng AND

Cổng AND lấy cạnh


xung lên

Cổng NAND

Cổng NAND cạnh xung


xuống

Cổng OR

Cổng NOR

Cổng XOR

Cổng NOT

Chương 3: Tổng quan PLC Trang 43


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

3.3.3 Các hàm đặc biệt ↓ 𝐒𝐅


Bảng 3. 3 Danh sách các hàm trong hàm đặc biệt SF
Ký hiệu LOGO Tên hàm REM

On- delay REM

Off- delay REM

On_Off- delay REM

On-delay có nhớ REM

Relay xung có trì hoãn REM

Công tắc đa chức năng REM

Ngày giờ trong tuần

Ngày trong năm

Counter

Bộ đếm lên xuống REM

Bộ đếm giờ REM

Bộ phát xung phụ


thuộc tần số

Analog

Chương 3: Tổng quan PLC Trang 44


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Bộ phát xung phụ


thuộc tín hiệu analog
ngõ vào
Bộ phát xung phụ
thuộc sự khác biệt
analog

Bộ so sánh tín hiệu


analog

Một số hàm khác

Bộ chốt relay REM

Relay xung REM

Bộ tạo thông báo

→ Kết luận: mô hình cấp đông hoạt động với nhiệt độ buồng lạnh t bl = −30℃, gồm
các thiết bị như sau: 1 máy nén cao áp, 1 máy nén hạ áp, 1 dàn lạnh, 1 dàn nóng, 2 van
tiết lưu, 1 van điện từ và các thiết bị phụ khác. Để mô hình hoạt động đúng theo nguyên
lý, ổn định cần có thiết bị điều khiển phù hợp, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các thiết
thiết bị tự động hóa cho hệ thống lạnh, nhóm thống nhất chọn PLC LOGO! 230 để điều
khiển dựa trên các tiêu chí như sau:
- Giá thành thấp, đơn giản, nhỏ gọn.
- Là một module logic thông dụng của Siemens, phù hợp cho những ứng dụng đơn
giản trong công nghiệp nói chung và đồ án của nhóm nói riêng.
- Làm giảm chi phí và thời gian thiết kế, đơn giản hóa hệ thống dây và bố trí bảng
điều khiển, làm giảm các yêu cầu về không gian trong các tủ điều khiển.
- Rất dễ dàng điều khiển và giám sát thông qua màn hình hiển thị, cùng với phần
mềm việc cấu hình cho các module logic đơn giản và trực quan hơn.
- Có thể mở rộng tới 24 đầu vào, 16 đầu ra số, 8 đầu vào và 2 đầu ra tương tự. PLC
có 8 đầu vào, 4 đầu ra phù hợp để điều khiển các thiết bị của mô hình cấp đông của
nhóm.

Chương 3: Tổng quan PLC Trang 45


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Chương 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ


4.1. Tính toán thiết kế mô hình cấp đông sản phẩm
4.1.1. Kích thước kho cấp đông có sẵn
* Kích thước các tấm panel
Bảng 4. 1 Kích thước các tấm panel
Vị trí panel a b 𝐹 = 𝑎. 𝑏 𝛿
Vách trái 0,65 0,49 0,3185 0,175
Vách phải 0,65 0,49 0,3185 0,175
Vách trước 0,75 0,65 0,4875 0,175
Vách sau 0,75 0,65 0,4875 0,175
Trần 0,75 0,49 0,3675 0,175
Nền 0,75 0,49 0,3675 0,175

* Cấu trúc xây dựng


- Vỏ tủ cấp đông có cấu tạo gồm các lớp: Lớp cách nhiệt poly- urethane dày 175mm
được chế tạo theo phương pháp rót ngập, có mật độ 40  42 kg/m3, có hệ số dẫn nhiệt
 = 0,018  0,02 W/m.K , có độ đồng đều và độ bám cao, hai mặt được bọc bằng Inox
dày 0,6 mm.
Bảng 4. 2 Các lớp vỏ tủ cấp đông
Độ dày Hệ số dẫn nhiệt
STT Lớp vật liệu
mm W/m.K
1 Lớp Inox 0,6 45,3
2 Lớp poly urethane 175 0,018  0,02
3 Lớp Inox 0,6 45,3

- Khung sườn vỏ tủ được chế tạo từ thép chịu lực.


- Vật liệu bên trong tủ làm bằng thép không rỉ Inox, đảm bảo điều kiện vệ sinh thực
phẩm cho hàng cấp đông.
* Xác định chiều dày cách nhiệt
- Từ công thức tính hệ số truyền nhiệt k
1
k= , W/m2 . K
1 δ δ 1
+ ∑𝑛𝑖=1 i + + cn +
α1 i cn α2

- Ta có thể tính được chiều dày lớp cách nhiệt:

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 46


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
n
1 1 δi 1
δcn = cn [ − ( + ∑ + )]
𝑘 α1  i α2
i=1
Trong đó:
δcn - độ dày yêu cầu của lớp cách nhiệt, (m)
cn - hệ số dẫn nhiệt của vật liệu, (W/m.K)
k- hệ số truyền nhiệt, (W/m2.K)
α1 - hệ số toả nhiệt của môi trường bên ngoài ( phía nóng) tới tủ cấp đông,
(W/m2.K)
α2 - hệ số toả nhiệt của vách tủ cấp đông vào tủ cấp đông, (W/m2.K)

- Tra bảng 3.7 trang 86 [1] ta chọn:


α1 = 23,3 W/m2 . K
𝛼2 = 10,5 W/m2 . K

- Trang bảng 3.3 trang 84 [1] ta chọn:


k = 0,19 W/ m2.K
δi : Bề dày của lớp vật liệu thứ i, m
λi : Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i, W/mK
- Vậy ta có:
1 1 δ1 1
δCN = λCN [ − ( + 2 + )]
k α1 λ1 α2
1 1 0,0006 1
= 0,02. [ −( +2 + )] = 0,1025 m
0,19 23,3 45,3 10,5
Ta chọn chiều dày cách nhiệt là δCN = 175mm
Lúc đó ta có hệ số truyền nhiệt thực là:
1 1
kt = = = 0,11 W/m2 . K
1 δ δ 1 1 0,0006 0,175 1
+ 2 1 + CN + +2 + +
α1 λ1 λCN α2 23,3 45,3 0,02 10,5
* Tính kiểm tra đọng sương
Điều kiện để vách ngoài không đọng sương là: k t ≤ k s
k s - hệ số truyền nhiệt lớn nhất cho phép để bề mặt ngoài không bị đọng sương
t1 − t s
k s = 0,95. α1 .
t1 − t 2
Trong đó:
t1 - nhiệt độ không khí bên ngoài ℃
t 2 = 30℃- nhiệt độ không khí bên trong kho cấp đông ℃

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 47


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

t s - nhiệt độ đọng sương ℃


Tra bảng 1.7 trang 23 [5] ta xác định được thông số tính toán ngoài trời cho khu
vực Tp. Hồ Chí Minh có nhiệt độ vào mùa hè là: t1 = 35℃, độ ẩm φ = 55%

Tra đồ thị không khí ẩm: → t s = 24,56℃

35 − 24,56
k s = 0,95.23,3. = 3,3 ≥ k t = 0,11
35 − (−30)

→ Vách ngoài không bị đọng sương

* Tính kiểm tra đọng ẩm

Đối với kho cấp đông, vỏ kho được bao bọc bằng Inox ở cả hai bên nên hoàn toàn
không có ẩm lọt vào lớp cách nhiệt nên hoàn toàn không có hiện tượng ngưng tụ ẩm
trong lòng kết cấu.
* Kích thước bên trong kho cấp đông
- Chiều dài: a = 0,75 m
- Chiều rộng: b = 0,49 m
- Chiều cao: h = 0,65 m
* Xác định kích thước kho cấp đông
- Diện tích tải có thể sử dụng:

Ft = FXD . βF

FXD - diện tích xây dựng kho

βF – hệ số sử dụng diện tích dàn bay hơi

Ft – diện tích tải

→ Ft = 0,75.0,49.0,5 = 0,1838 m2 m

- Chiều cao tải có thể sử dụng:

ht = h − 2δ = 0,65 − 2.0,075 = 0,5 m

 = 0,075m - khoảng trống để đối lưu không khí

- Số lượng và kích thước khay được đặt trong kho:

+ Vật liệu: Kích thước cá basa fillet

Dài: 160 ÷ 170 mm

Rộng: 60 ÷ 70 mm
Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 48
Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Dày: 10 ÷ 15 mm

Khối lượng: 0,1 ÷ 0,2 kg

+ Khay cấp đông: vì kho cấp đông nhỏ nên kích thước khay, giá cấp đông tự thiết
kế (kim loại).
Chọn H = 0,035 m
0,5
Số khay n = ≈ 14,28. Chọn n = 14
0,035

Lk = 0,4 m; Wk = 0,3 m; Fk = 0,12m < Ft .


Chọn: 1 miếng cá basa fillet có kích thước: dài 170 mm, rộng 70 mm, dày 15
mm, khối lượng 0,1628 kg
→ 1 khay có thể đựng được miếng cá filet như kích thước trên

Vậy : Với 14 khay được đặt trong kho khối lượng sản phẩm là :

E = 14,8.0,1628 = 18,2336 kg

Chọn E = 18 kg
4.2.2 Tính toán nhiệt tải cho kho cấp đông
Q = Q1 + Q 2 + Q 3 + Q 4 + Q 5 , (W)
a) Dòng nhiệt đi qua kết cấu bao che cảu buồng lạnh (Q1 )
Q1 = Q11 + Q12
Q11 = k t . F. (t1 − t 2 )
Q11 - dòng nhiệt qua tường bao, trần và nền do chênh lệch nhiệt độ
Q12 - dòng nhiệt qua tường bao, trần do ảnh hưởng của bức xạ mặt trời
k t = 0,13 W/m2 . K (do kho cách nhiệt bằng tấm panel, chiều dày 175 mm) [3]
∆t = t N T
KK − t KK = 35 − (−30) = 65℃

Trong đó: t N
KK - nhiệt độ không khí ngoài kho

t TKK - nhiệt độ không khí bên trong kho cấp đông


Ft = 0,3185.2 + 0,4875.2 + 0,3675.2 = 2,347 m2
→ Q11 = 0,13.2,347.65 = 19,832 W
Q12 = 0 (do kho cấp đông được đặt trong nhà, ít chịu ảnh hưởng của bức xạ mặt
trời)
→ Q1 = 19,832 W

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 49


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
b) Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra trong quá trình xử lý lạnh (Q 2 )
Q 2 = Q 21 + Q 22
* Tổn thất do sản phẩm mang vào được tính theo công thức sau:

(i1 − i2 )
Q 21 = E. , (kW)
τ. 3600
Trong đó:

E = 18 kg - năng suất tủ cấp đông, (kg/mẻ)

i1 , i2 - entanpy của sản phẩm ở nhiệt độ đầu vào và đầu ra, (kJ/ kg).

- Nhiệt độ sản phẩm đầu vào lấy t1 = 10 ÷ 12°C do sản phẩm đã được làm
lạnh ở kho chờ đông. Nhiệt độ trung bình đầu ra của các sản phẩm cấp đông phải
đạt nhiệt độ bảo quản t 2 = −18°C.

τ - thời gian cấp đông của một mẻ, giây/mẻ. Thời gian cấp đông nằm trong
khoảng từ 1 đến 2,5 giờ/mẻ tùy thuộc vào loại sản phẩm. Ta chọn τ = 1 giờ.

Tra bảng 4.2, trang 110 [3], ta có:

i1 = 314,281 kJ/kg

i2 = 56,795 kJ/kg

18(314,281 − 56,795)
Q 21 = = 1,287 kW = 1287 W
1.3600
* Dòng nhiệt tỏa ra từ khay:

1000
Q 22 = Mb . Cb . (t1 − t 2 ).
1.3600

Mb - khối lượng bao bì đưa vào cùng sản phẩm.

Khối lượng bao bì chiếm tới 10 ÷ 30 % khối lượng hàng nên Mb =


30%. 18 = 5,4kg

Cb = 0,921 kJ/kg. K- nhiệt dung riêng bao bì, vì bao bì là khay kim loại [9]

t1 , t 2 - nhiệt độ ban đầu, lúc sau của bao bì

t1 = 35°C, t 2 = −30°C

1000
Q 22 = 5,4.0,921. (35 + 30). = 89,8 W
1.3600
Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 50
Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
Vậy: Q 2 = Q 21 + Q 22 = 1287 + 89,8 = 1377 W

c) Dòng nhiệt do không khí bên ngoài thông gió buồng lạnh (Q 3 )
Dòng nhiệt tổn thất do thông gió buồng lạnh chỉ tính toán cho các buồng lạnh
đặc biệt bảo quản rau, hoa quả và các sản phẩm hô hấp nên Q 3 = 0 [3]
d) Dòng nhiệt từ các nguồn khác nhau khi vận hành kho lạnh (Q 4 )
Q 4 = Q 41 + Q 42 + Q 43 + Q 44
Q 41 = 0 - dòng nhiệt do chiếu sáng buồng (do kho không sử dụng thiết bị chiếu
sáng)
Q 42 = 0 - dòng nhiệt do người tỏa ra (do kho không có người làm việc bên
trong)
Q 43 = 135 W- dòng nhiệt do động cơ điện (ở đây kho có sử dụng quạt có công
suất 135𝑊)
Q 44 – dòng nhiệt do mở cửa
Q 44 = B. F = 32.0,49.0,75 = 11,76 W
Với B = 32 W/m2 - dòng nhiệt riêng khi mở cửa [3]
F – diện tích buồng, m2
→ Q 4 = 135 + 11,76 = 146,76 W
e) Dòng nhiệt từ sản phẩm tỏa ra khi sản phẩm hô hấp (Q 5 )
Dòng nhiệt Q 5 chỉ xuất hiện ở các kho lạnh bảo quản hoa rau quả hô hấp đang
trong quá trình sống nên Q 5 = 0
⟹ Q = Q1 + Q 2 + Q 3 + Q 4 + Q 5 = 19,832 + 1377 + 0 + 146,76 + 0 = 1544 W
= 1,544 kW
4.2.3. Xác định tải nhiệt cho thiết bị và cho máy nén [3]
- Tải nhiệt cho thiết bị: dùng để tính toán bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết cho thiết
bị bay hơi. Để đảm bảo được nhiệt độ trong tủ ở những điều kiện bất lợi nhất, ta phải
tính toán tải nhiệt cho thiết bị là tổng các tải nhiệt thành phần có giá trị cao nhất.
Q TB = Q1 + Q 2 + Q 3 + Q 4 + Q 5 = 1,544 kW
- Tải nhiệt cho máy nén: đối với kho nhỏ thương nghiệp và đời sống , nhiệt tải
thành phần của máy nén lầy bằng 100% tổng các dòng nhiệt thành phần tính toán được
Q MN = 100% . Q TB = 1,544 kW

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 51


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

4.2. Sơ đồ, tính toán chu trình lạnh và tính chọn thiết bị
4.2.1. Thông số làm việc
Chế độ làm việc của một hệ thống lạnh được đặc trưng bằng ba nhiệt độ sau:
- Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh t 0 = −40℃.
- Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất t k = 40℃.
- Nhiệt độ quá lạnh của lỏng trước van tiết lưu t ql = −3℃.
- Nhiệt hơi hút về máy nén (nhiệt độ quá nhiệt) t qn = −15℃.
4.2.2. Sơ đồ chu trình, tính toán chu trình lạnh

Hình 4. 1 Chu trình 2 cấp nén, 2 van tiết lưu, làm mát trung gian toàn phần

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 52


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Hình 4. 2 Đồ thị log p-i


Hệ thống cấp đông sử dụng chu trình 2 cấp, 2 tiết lưu làm mát trung gian hoàn toàn
với môi chất R22 có:
- Nhiệt độ bay hơi t 0 = −400 C → p0 = 1,0533 bar
- Nhiệt độ ngưng tụ t k = 40℃ → pk = 15,268 bar
Ta có:

ptg = √pk po = √1,0533. 15,268 = 4,01 bar

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 53


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
Tính toán các thông số điểm nút [8]

Bảng 4. 3 Thông số các điểm nút của chu trình lạnh
Thông số 𝐩 𝐭 𝐢 𝐬 𝐯
Điểm (bar) (℃) (kJ/kg) (kJ/kg. K) (m3 /kg)
1’ 1,053 -40 388 1,82 0,21
1 1,053 -15 402,5 1,88 0,23
2 4,01 46,27 438,3 1,88 0,073
3≡8 4,01 -6,5 403 1,76 0,058
4 15,27 63,63 435,8 1,76 0,018
5 15,27 40 249,2 1,17 0,015
6 15,27 -3 196,4 0,987 0,0008
7 4,01 -6,5 249,2 1,71 0,0163
7’ 4,01 -6,5 196,4 0,965 0,0019
9 4,01 -6,5 192,2 0,971 0,0765
10 1,053 -40 196,4 1,001 0,038

- Năng suất lạnh riêng: là năng suất của 1 kg chất lỏng ở áp suất cao và nhiệt độ tạo
ra trong quá trình tiết lưu và bay hơi hết trong thiết bị bay hơi thành hơi bão hòa khô ở
nhiệt độ bay hơi và áp suất bay hơi .
q0 = i1′ − i10 = 387,97 − 196,39 = 191,58 kJ/kg

- Năng suất lạnh riêng thể tích:


q0 191,58
qv = = = 836,6 kJ/m3
v1 0,229

- Cân bằng enthalpy ở thiết bị trao đổi nhiệt ống lồng ống ta có :
m1 . i5 + (m3 − m1 ). i7 + m1 . i2 = m3 . i3 + m1 . i6
m3 i2 + i5 − i7 − i6
=
m1 i3 − i7
- Công nén riêng:
m3
l = l1 + .l
m1 2
i2 − i6 438,25 − 196,36
l = l1 + . l2 = 438,25 − 402,53 + (435,8 − 402,91)
i3 − i7 402,91 − 249,22
= 87,48 kJ/kg

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 54


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
- Năng suất riêng:
m3
qk = (i4 − i5 )
m1
438,25 − 196,36
qk = (435,8 − 249,22) = 293,65 kJ/kg
402,91 − 249,22
4.2.3. Tính chọn máy nén
a) Phần hạ áp
- Lưu lương hơi thực tế nén qua máy nén hạ áp:
QO 1,544
m1 = = = 8,06. 10−3 kg/s
q0 191,58
- Thể tích hút thực tế MNHA:
VttHA = v1 . m1 = 0,229.8,06. 10−3 = 1,85. 10−3 m3 /s
- Hệ số cấp máy nén hạ áp:
 = c . tl . k . w . r
Có thể rút gọn thành
 = i . w′
w′ = r . w = 0,97.0,95 = 0,92
1
p0 − ∆p0 ptg + ∆ptg m p0 − ∆p0
i = c . tl . k = − c [( ) − ]
p0 p0 p0

Chọn tỷ số thể tích chết c = 0,05


Với máy nén Freon chọn m = 1,2
Lấy ∆p0 = 5. 103 Pa, ∆ptg = 10. 103 Pa
1
105 − 5 401 + 10 1,2 105 − 5
HA =[ − c [( ) − ]] . 0,92 = 0,7766
105 105 105

- Thể tích hút lý thuyết cấp hạ áp:


VttHA 1,85. 10−3
VltHA = = = 2,38. 10−3 m3 /s
HA 0,7766
- Công nén đoạn nhiệt cấp hạ áp:
NsHA = m1 . l1 = m1 . (i2 − i1 ) = 8,06. 10−3 . (438,25 − 402,53) = 0,29 kW

- Hiệu suất chỉ thị:


T0 233
ni = + b. t tg = + 0,001. (−6,5) = 0,8678
Ttg 266,5

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 55


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
- Công suất chỉ thị:
NSha 0,29
NIha = = = 0,33 kW
ni 0,8678
- Công suất ma sát:
Nms = VttHA . ρms = 1,85. 10−3 . 69 = 0,13 kW
Chọn ρms = 69Pa trang 218 [3]

- Công suất hữu ích:

NeHA = Ni + Nms = 0,33 + 0,13 = 0,46 kW

- Công suất tiếp điện cấp hạ áp:


NeHA 0,46
NelHA = = = 0,54 kW
Ntd . nel 1.0,85
Dựa vào các thông số trên catalog [11] ta chọn được loại máy nén có các thông số sau:

Hình 4. 3 Thông số máy nén hạ áp

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 56


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
- Các thông số kĩ thuật:
+ Tên máy: Bristol H23B243ABK.
+ Công suất: 2HP ≈ 1,5 kW
+ Môi chất: R22.
+ Trọng lượng: 24,3 kg.
+ Điện áp: 240/220V.
+ Tần số: 1 pha/50Hz.
b) Phần cao áp
- Lưu lương hơi thực tế nén qua máy nén cao áp:
h2 − h6 438,25 − 196,39
m3 = m1 = 8,06. 10−3 = 12,68. 10−3 kg/s
h3 − h7 402,91 − 249,22
- Thể tích hút thực tế MNCA:
VttCA = v3 . m3 = 0,0582.12,68. 10−3 = 0,74. 10−3 m3 /s
- Hệ số của cấp cao áp:
1
ptg − ∆ptg pk + ∆pk m ptg − ∆ptg
 = i . w = [ − c [( ) − ]] . 0,93
ptg ptg ptg

1
401 − 5 1526 + 10 1,2 401 − 5
=[ − c [( ) − ]] . 0,93 = 0,8219
401 401 401

- Thể tích hút lý thuyết cao áp:

VttCA 0,74. 10−3


VltCA = = = 0,9. 10−3 m3 /s
 0,8219
- Công nén đoạn nhiệt cấp cao áp:

NsCA = m3 . l2 = m3 . (i4 − i3 ) = 12,68. 10−3 . (435,8 − 402,91) = 0,42 kW

- Hiệu suất chỉ thị cấp cao áp:

Ttg 266,5
ni = + b. t tg = + 0,001. (−6,5) = 0,8449
Tk 313

- Công suất chỉ thị cấp cao áp:

NsCA 0,42
NiCA = = = 0,5 kW
ni 0,8449

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 57


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
- Công suất ma sát cấp cao áp:

Nms = VttCA . ρms = 0,74. 10−3 . 69 = 0,05 kW

Chọn ρms = 69Pa trang 218 [3]

- Công suất hữu ích:

NeCA = Ni + Nms = 0,5 + 0,0511 = 0,55 kW

- Công suất tiếp điện cấp hạ áp:

NeCA 0,55
NelCA = = = 0,65 kW = 650 W
Ntd . nel 1.0,85

Dựa vào các thông số trên và [12] ta chọn được loại máy nén samsung có các thông
số sau:

Hình 4. 4 Thông số máy nén cao áp

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 58


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Hình 4. 5 Máy nén cao áp model UR9A030HV


- Các thông số kĩ thuật:
+ Tên máy: SamSung UR9A030HV.
+ Công suất: ≈1HP.
+ Môi chất: R22.
+ Trọng lượng: 6,5 kg.
+ Điện áp: 240/220V.
+ Tần số: 1 pha/50Hz.
+ COP: 2.99.
4.2.4. Tính toán thiết bị ngưng tụ
- Các thông số cho trước:
+ Công suất của dàn ngưng:
Q k = m3 (i4 − i5 ) = 12,68. 10−3 . (435,8 − 249,22) = 2,37 kW
+ Nhiệt độ không khí vào dàn: t ′kk = 32,8℃.
+ Nhiệt độ không khí ra dàn: t ′′kk = 36,2℃.
+ Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất: t k = 40℃.
+ Lưu lượng môi chất qua dàn ngưng: m3 = 12,68. 10−3 kg/s.
+ Tốc độ không khí đầu vào của dàn: ω = 1,5 m/s.

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 59


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
- Dựa vào catalog [16] ta chọn được dàn ngưng có các thông số sau:

Hình 4. 6 Catalog chọn dàn ngưng tụ

Hình 4. 7 Dàn ngưng Kewely FNF


* Tính kiểm tra thông số dàn ngưng
Dàn ngưng đã chọn có thông số:
- Ống:
+ Đường kính trong: d1 = 8 mm.
+ Đướng kính ngoài: d2 = 10 mm.
+ Bước ống dọc : s1 = 30 mm ; bước ống ngang : s2 = 15 mm .
+ Chiều dài đoạn ống: l = 0,45 m.
- Cánh vuông:
+ Chiều dày: δc = 0,1 mm.
+ Bước cánh: sc = 5 mm.
+ Đường kính cánh :dc = 22 mm.

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 60


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
* Tính diện tích trao đổi nhiệt
Qk Qk
F= =
k. ∆t k k. qkf
* Tính độ chênh lệch nhiệt độ trung bình
∆t max − ∆t min
∆t tb = ,℃
∆t max
ln
∆t min
∆t max = t k − t ′kk = 40 − 32,8 = 7,2℃
∆t min = t k − t ′′kk = 40 − 36,2 = 3,8℃
Ta tính được:
7,2 − 3,8
∆t tb = ∆t tb = = 5,32℃
7,2
ln ( )
3,8
* Xác định hệ số truyền nhiệt k
Do ống có chiều dày mỏng (𝑑2 /𝑑1 = 1,3 < 1,4) nên quá trình truyền nhiệt trong
vách trụ có thể coi là truyền nhiệt qua vách phẳng. Lúc đó hệ số truyền nhiệt k có thể
tính theo công thức:
1
k=
1 δ 1
+ +
𝛼1 𝜆 𝛼2 . 𝜀𝑐
Hệ số làm cánh được tính theo công thức:
F1 = n. π. d2 . l = 64. π. 0,01.0,45 = 0,9048
π. d2 2 π. 0,012
Fm = 2. (m. s1 . lc − n. ) . nc = 2. (16.0,06.0,03 − 64. ) . 200 = 9,51
4 4
nc - số cánh trên 1 ống.
1 1
nc = = = 200
sc 0,005
n = 64 - tổng số ống
m = 16 - số ống trong hàng ống dọc
lc = s2 . z = 0,015.4 = 0,06 m
Với : z = 4 - số hàng ống
F2
εc =
F1
Mà : F2 = Fm + F1

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 61


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
Fm 9,51
→ εc = 1 + =1+ = 11,51
F1 0,9048
* Tính hệ số trao đổi nhiệt bên ngoài 𝛼2
Số cánh trên 1 ống: nc = 200 cánh
Chiều cao cánh:
dc − d2 22 − 10
h= = = 6 mm
2 2
Đường kính tương đương:
Fc1
F01 d2 + Fc1 √
2. nc
dE =
F01 + Fc1
F01 = n. π. d2 . l = 64. π. 0,01.0,45 = 0,9048 m2
dc 2 − d2 2 0,0222 − 0,012
Fc1 = 2π . nc = 2π . 200 = 0,1206 m2
4 4
Thay vào ta có:
0,1206
0,9048.0,01 + 0,1206. √
2.200
dE = = 0,0109 m
0,9048 + 0,1206
Tốc độ tại khe hẹp tính theo công thức:
ω 3,4
ωmax = = = 5,2 m/s
d 2. h. δc 0,01 2.0,005.0,0001
1−( 2+ ) 1−( + )
s1 s1 . sc 0,03 0,03.0,005
Nhiệt độ không khí trung bình:
t tb = 0,5(t ′kk + t ′′kk ) = 0,5(32,8 + 36,2) = 34,5℃
Thông số vật lý của không khí khô ở nhiệt độ 34,5℃ ta có:
v = 16,528. 10−6 m2 /s ; λk = 2,7195. 10−2 W/mK
Hệ số Re:
ωmax . dE 5,2.0,0109
Re = = = 3449,37
v 16,432. 10−6
Hệ số Nu với ống xếp sole :
Nu = 0,35. Re0,6 = 0,35. (3449,37)0,6 = 46,42
Hệ số tỏa nhiệt của cánh:
Nu. λk 46,42.2,7105. 10−2
αc = = = 115,43 W/m2 K
dE 0,0109
Hệ số tỏa nhiệt tương đương của phía ống có cánh:

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 62


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Fc1 0,1206
α2 = αc . 1 (ηc + χ) = 115,43. (0,0175 + 7,5) = 102,06 W/m2 K
F2 1,0254
tan(𝛽. ℎ) tan(106,28.0,006)
ηc = = = 0,0175
𝛽. ℎ 106,28.0,006

2. 𝛼𝑐 2.114,09
β=√ =√ = 106,91
𝑐 . 𝛿𝑐 202.0,0001

c = 202 W/mK – hệ số dẫn nhiệt cánh nhôm


F01 0,9048
χ= 1= = 7,5
Fc 0,1206
F21 = Fc1 + F01 = 0,1206 + 0,9048 = 1,0254 m2
Hệ số tỏa nhiệt trung bình của chùm ống so le:
0,6α2 + 0,7α2 + (n − 2)α2 0,6.102,06 + 0,7.102,06 + (4 − 2). 102,06
α= =
n 4
= 84,47 W/m2 K
* Tính hệ số trao đổi nhiệt bên trong α1 :
0,25
λ3 . ρ2 . g. r
α1 = 1,2αN = 1,2.0,728 ( ) , W/m2 K
μ. ∆t. dng
Ta có t k = 40℃
Giả sử nhiệt độ vách t w = 35℃ ta có:
0,25
λ3 . ρ2 . g. r
α1 = 1,2αN = 1,2.0,728 ( )
μ. ∆t. d1
0,25
(1,21. 10−2 )3 . (66,225)2 . 9,81.166,22
= 1,2.0,728 ( )
13,18. 10−6 . 5.0,008
= 61,16 W/m2 K
Thay vào:
1 1
k= = = 57,53 W/m2 K
1 δ 1 1 0,001 1
+ + + +
α1 λ α2 . εc 61,16 380 84,47.11,51
Khi đó:
q = k. ∆t tb = 57,53.5,32 = 306,07 W/m2
q′ = α1 . (t k − t w ) = 61,16. (40 − 35) = 305,05 W/m2
So sánh q và q′ với sai số cho phép không quá 5%

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 63


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
|q − q′| |306,07 − 305,05|
ε= = = 0,0033 = 0,33% < 5%
q 306,07
Diện tích trao đổi nhiệt bên trong:
Qk 2,37. 103
F1 = = = 7,74 m2
k. ∆t k 57,53.5,32
4.2.5.Tính toán thiết bị bay hơi
- Các thông số cho trước:
+ Công suất của dàn bay hơi: Q 0 = 1,544 kW
+ Nhiệt độ không khí vào dàn: t ′kk = −30℃.
+ Nhiệt độ không khí ra dàn: t ′′kk = −35℃.
+ Nhiệt độ bay hơi của môi chất: t 0 = −40℃.
+ Lưu lượng môi chất qua dànbay hơi: m1 = 8,06. 10−3 kg/s.
+ Tốc độ không khí đầu vào của dàn: ω = 2,78 m/s.
- Dựa vào catalog [17] ta chọn được bay hơi có các thông số sau:
+ Hãng sản xuất: PURSWAVE
+ Model: FN-1.6/ 5.7.
+ Công suất danh nghĩa: 1600W.
+ Diện tích trao đổi nhiệt: 5,7m2.
+ Kích thước tổng thể: 370x140x280mm.
+ Đường kính ống hút: 10 mm.

Hình 4. 8 Dàn bay hơi FN-1.6/5.7


* Tính kiểm tra dàn bay hơi
Dàn bay hơi đã chọn có thông số:
- Ống:
+ Đường kính trong: d1 = 8 mm.
+ Đướng kính ngoài: d2 = 10 mm.

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 64


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
+ Bước ống: s1 = s2 = s = 25 mm
+ Chiều dài đoạn ống: l = 0,45 m.
- Cánh vuông:
+ Chiều dày: δc = 0,1 mm.
+ Bước cánh: sc = 5 mm.
+ Đường kính cánh: dc = 2.6 + 10 = 22 mm.
* Tính diện tích trao đổi nhiệt
Q0 Q0
F= =
k. ∆t 0 k. qkf
* Tính độ chênh lệch nhiệt độ trung bình
∆t max − ∆t min
∆t tb = ,℃
∆t max
ln
∆t min
Trong đó:
∆t max = t ′kk − t 0 = (−30) − (−40) = 10℃
∆t min = t ′′kk − t 0 = (−35) − (−40) = 5℃
Ta tính được:
10 − 5
∆t tb = = 7,2℃
10
ln ( )
5
* Xác định hệ số truyền nhiệt k
Do ống có chiều dày mỏng (d2 /d1 = 1,25 < 1,4) nên quá trình truyền nhiệt trong
vách trụ có thể coi là truyền nhiệt qua vách phẳng. Lúc đó hệ số truyền nhiệt k có thể
tính theo công thức:
1
k=
1 δ 1
+ +
𝛼1 𝜆 𝛼2 . 𝜀𝑐
Hệ số làm cánh được tính theo công thức:
F1 = n. π. d2 . l = 60. π. 0,01.0,45 = 0,8482
π. d2 2 π. 0,012
Fm = 2. (m. s1 . lc − n. ) . nc = 2. (30.0,025.0,05 − 60. ) . 200 = 13,11
4 4
nc - số cánh trên 1 ống.
1 1
nc = = = 200
sc 0,005
n = 60 - tổng số ống.

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 65


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
m = 30 - số ống trong hàng ống dọc.
lc = s2 . z = 0,025.4 = 0,06 m.
Với : z = 2 - số hàng ống.
F2
εc =
F1
Mà : F2 = Fm + F1
Fm 13,11
→ εc = 1 + =1+ = 16,46
F1 0,8482
* Tính hệ số trao đổi nhiệt bên ngoài 𝛼2
Số cánh trên 1 ống: nc = 200 cánh
Chiều cao cánh:
dc − d2 22 − 10
h= = = 6 mm
2 2
Đường kính tương đương:
Fc1
F01 d2 + Fc1 √
2. nc
dE =
F01 + Fc1
Trong đó:
F01 - diện tích phần không cánh của ống.
F01 = n. π. d2 . l = 60. π. 0,01.0,45 = 0,8482 m2
Fc1 - diện tích phần có cánh.
dc 2 − d2 2 0,0222 − 0,012
Fc1 = 2π . nc = 2π . 200 = 0,1206 m2
4 4
Thay vào ta có:
0,1206
0,8482.0,01 + 0,1206. √
2.200
dE = = 0,0109 m
0,8482 + 0,1206
Tốc độ tại khe hẹp tính theo công thức:
ω 2,78
ωmax = = = 5,52 m/s
d 2. h. δc 0,01 2.0,006.0,001
1−( 2+ ) 1−(
0,025
+
0,025.0,005
)
s1 s1 . sc
Nhiệt độ không khí trung bình:
t tb = 0,5(t ′kk + t ′′kk ) = 0,5((−30) + (−35)) = −32,5℃
Thông số vật lý của không khí khô ở nhiệt độ −32,5℃ ta có:
v = 10,61. 10−6 m2 /s ; λk = 2,18. 10−2 W/mK

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 66


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
Hệ số Re:
ωmax . dE 5,52.0,0109
Re = = = 5670,88
v 10,61. 10−6
Hệ số Nu với ống xếp sole:
Nu = 0,35. Re0,6 = 0,35. (5670,88)0,6 = 62,55
Hệ số tỏa nhiệt của cánh:
Nu. λk 62,55.2,18. 10−2
αc = = = 125,1 W/m2 K
dE 0,0109
Hệ số tỏa nhiệt tương đương của phía ống có cánh:
Fc1 0,1206
α2 = αc . ( )
1 ηc + χ = 125,1.
(0,0175 + 7,03) = 109,75 W/m2 K
F2 0,9688
tan(𝛽. ℎ) tan(111,29.0,006)
ηc = = = 0,0175
𝛽. ℎ 111,29.0,006

2. 𝛼𝑐 2.125,1
β=√ =√ = 111,29
𝑐 . 𝛿𝑐 202.0,0001

c = 202 W/mK – hệ số dẫn nhiệt cánh nhôm


F01 0,8482
χ= = = 7,03
Fc1 0,1206
F21 = Fc1 + F01 = 0,1206 + 0,8482 = 0,9688 m2
Hệ số tỏa nhiệt trung bình của chùm ống so le:
0,6α2 + 0,7α2 + (n − 2)α2 0,6.109,75 + 0,7.109,75 + (2 − 2). 102,06
α= =
n 2
= 71,34 W/m2 K

* Tính hệ số trao đổi nhiệt bên trong α1 :


ω. ρ1 0,5
α1 = A2,5 . θ1,5 . ( )
d
A = 0,84 với t 0 = −40℃. Tra bảng 7-2 trang 289 [9]
Với ω = 0,4 ÷ 1 m/s .Chọn ω = 1 m/s – tốc độ môi chất lỏng trên đường ống
. Tra bảng 11-5 trang 403 [9]
ω. ρ1 = 1.1411 = 1411 kg/m2 . s.
θ = 0,35 ℃

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 67


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

1411 0,5
→ α1 = 0,842,5 . 0,351,5 . ( ) = 56,24 W/m2 K
0,008
Thay vào:
1 1
k= = = 53,66 W/m2 K
1 δ 1 1 0,001 1
+ + + +
α1 λ α2 . εc 56,24 380 71,34.16,46
Diện tích trao đổi nhiệt bên trong:
Q0 1,544 . 103
F2 = = = 3,996 m2
k. ∆t 0 53,66.7,2
4.2.6. Tính toán thiết bị trung gian
- Đường kính ống nhỏ d1 = 0,01 m.
- Đường kính ống lớn d2 = 0,019 m.
- Nhiệt lượng trao đổi nhiệt:
Q = m. cP . ∆t
- Nhiệt độ trung bình:
∆t = t 2 − t 3 = 40 − 3 = 37℃
Tra bảng môi chất R22 ta có: cP = 0,789 kJ/(kg. K)
→ Q = 8,06. 10−3 . 0,789.37 = 0,235 kW
a) Đối với ống nhỏ d1
Hệ số Reynolds:
w1 . d1
Re1 =
v1
Trong đó: w1 = 7 ÷ 12 m/s, chọn w1 = 12 m/s
Nhiệt độ bề mặt
t 2 − t 3 40 − 3
t f1 = = = 18,5 ℃
2 2
Tra bảng hơi R22 ta có:
Pr1 = 0,782
{ v1 = 0,34325. 10−6 m2 /𝑠
λ1 = 1,13475. 10−2 kJ/(kg. K)

12.0,01
→ Re1 = = 349599,41
0,34325. 10−6

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 68


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
Hệ số Nusselt
Nu1 = 0,021(Re1 )0,8 . Pr1 0,43 = 0,021. 349599,410,8 . 0,7820,43 = 514,36
Hệ số tỏa nhiệt α1
Nu1 . λ1 514,36.1,13475. 10−2
α1 = = = 583,67 W/m2 K
d1 0,01
b) Đối với ống lớn d2
Hệ số Reynolds

w 2 . d2
Re2 =
v2
Trong đó: w2 = 0,4 ÷ 1 m/s, chọn w2 = 1 m/s
Nhiệt độ bề mặt
t 5 − t 6 −6,5 + 46,27
t f2 = = = 19,885 ℃
2 2
Tra bảng lỏng R22 ta có:
v2 = 1,98. 10−7 m2 /𝑠
{ Pr2 = 3,378
λ2 = 0,08755 kJ/(kg. K)
Hệ số Reynolds
1.0,019
Re2 = = 95959,59
1,98. 10−7
Hệ số Nusselt
Nu2 = 0,021(Re2 )0,8 . Pr2 0,43 = 0,021. 95959,590,8 . 3,37870,43 = 342,96
Hệ số tỏa nhiệt α2
Nu2 . λ2 342,96.0,08755
α2 = = = 1980,32
d2 0.019
Hệ số truyền nhiệt
1 1
k= = = 425,76 W/m2 K
1 δ 1 1 0,001 1
+ + + +
α1 λ α2 583,67 380 1980,32
Thiết bị trung gian trao đổi nhiệt ngược chiều
∆t max = t 2 − t 5 = 46,27 − 40 = 6,27℃
∆t min = t 3 − t 6 = −6,5 − (−3) = −3,5℃

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 69


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nhiệt độ trung bình logarit
∆t max − ∆t min
∆t tb =
∆t
ln max
∆t min
Diện tích trao đổi nhiệt thiết bị trung gian
Q 0,235. 103
F= = = 0.033 m2
k. ∆t 425,76.16,75
Tổng chiều dài ống trao đổi nhiệt
F 0,033
l= = = 1,05 m
π. d1 π. 0,01
Vậy chiều dài mỗi đoạn ống trao đổi nhiệt
l 1,05
∆li = = = 0,2625 m = 26,25 cm
4 4
4.2.7. Chọn van tiết lưu
a) Van tiết lưu trung gian
Dựa theo năng suất lạnh Q 0 = 1,771 kW, nhiệt độ ngưng tụ t k = 40℃, nhiệt độ
bay hơi t 0 = −40℃. Ta chọn van tiết lưu nhiệt theo catalog của hãng Danfoss [13] có
các thông số:

Hình 4. 9 Thông số van tiết lưu trung gian


- Kiếu van: TX2.
- Cân bằng áp: trong.
- Chiều dài cảm biến: 1,5m.
- Đầu nối: 10x 12 mm.
- Mã hàng: 068Z3206.
b) Van tiết lưu chính
Dựa theo năng suất lạnh Q 0 = 1,771 kW, nhiệt độ ngưng tụ t k = 40℃, nhiệt độ
bay hơi t 0 = −40℃. Ta chọn van tiết lưu nhiệt theo catalog của hãng Danfoss [13] có
các thông số:

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 70


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Hình 4. 10 Thông số van tiết lưu chính


- Kiếu van: TEX2.
- Cân bằng áp: ngoài.
- Chiều dài cảm biến: 1,5m.
- Đầu nối: 10x 12 mm.
- Mã hàng: 068Z3209.
- Chọn ruột van tiết lưu: [13]

Hình 4. 11 Chọn ruột van tiết lưu

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 71


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
* Tổng hợp thông số các thiết bị đã chọn so sánh với các thiết bị đã xây dưng trong
mô hình thực tế
Bảng 4. 4 Tổng hợp thông số so sánh thiết bị
Tính toán lý Thiết bị thực tế
Thiết bị Chọn thiết bị Nhận xét
thuyết đã có
Công suất tính toán
Máy nén cao tương đương tính toán lý
Nel = 0,65 kW Nel = 0,879 kW Nel = 0,75 kW
áp thuyết và phù hợp với
thiết bị đã có sẵn.
Công suất tính toán nhỏ
hơn với tính toán lý
Máy nén hạ áp Nel = 0,54 kW Nel = 1,5 kW Nel = 1,5kW
thuyết và thiết bị đã có
sẵn.
Công suất tính toán
Thiết bị ngưng Q k = 2,37kW Q k = 3 kW Q k = 5,5kW tương đương tính toán lý
tụ F = 7,74 m2 F = 13 m2 F = 20 m2 thuyết và phù hợp với
thiết bị đã có sẵn.
Do thiết bị tự Công suất giữa tính và
chế tạo nên chọn hợp lý nhưng diện
Thiết bị bay Q 0 = 1,554kW Q 0 = 1,6 kW
không có thông tích trao đổi chọn tren
hơi F = 3,996 m2 F = 5,7 m2
số tính toán để catalog quá lớn so với
so sánh. tính toán lý thuyết.
Chiều dài tính toán bằng
Thiết bị trung tính toán lý thuyết và
li = 0,2625m li = 0,2625m li = 0,034m
gian phù hợp với thiết bị đã
chế tạo.

Chương 4:Tính toán thiết kế Trang 72


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Chương 5: LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HỆ THỐNG


5.1. Lắp đặt mô hình kho cấp đông
5.1.1. Bản vẽ bố trí lắp đặt thiết bị
- Toàn bộ thiết bị của mô hình bao gồm: máy nén cao áp, hạ áp, dàn nóng, dàn
lạnh, 2 van tiết lưu, van điện từ, thiết bị trung gian ống lồng ống, bình hồi dầu, bình chứa
cao áp, phin lọc, mắt gas, van chặn. Nhóm tiến hành vẽ bố trí thiết bị.

Hình 5. 1 Sơ đồ bố trí thiết bị


1- Dàn nóng; 2- Quạt dàn nóng; 3- Bình tách dầu; 4- Van điện từ hồi dầu; 5- Van chặn; 6- Van tiết lưu
chính; 7- Bình chứa cao áp; 8- Phin lọc; 9- Mắt gas; 10- Van tiết lưu trung gian; 11- Máy nén hạ áp;
12- Thiết bị trung gian kiểu ống lồng ống; 13- Máy nén cao áp; 14- Tủ điện
5.1.2. Lắp đặt, hoàn thiện hệ thống
Sau thời gian tìm hiểu lý thuyết và vẽ bố trí thiết bị, nhóm tiến hành lắp đặt mô
hình kho cấp đông, tận dụng các thiết bị có sẵn tại khoa. Trong khoảng 3 tuần tiến hành
lắp đặt thì nhóm đã lắp đặt hoàn thiện mô hình kho cấp đông, mô hình được điều khiển
bởi các thiết bị relay, timer chưa được lắp đặt PLC điều khiển. Và đây là một số hình
ảnh trong quá trình lắp đặt hoàn thiện mô hình của nhóm.

Chương 5: Lắp đặt, vận hành hệ thống Trang 73


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Hình 5. 2 Chế tạo và lắp đặt dàn lạnh

Hình 5. 3 Chế tạo thiết bị trung gian kiểu ống lồng ống
- Các thông số kĩ thuật:
+ Đường kính ống trong: ∅10 mm.
+ Đướng kính ống ngoài: ∅19 mm

Hình 5. 4 Bố trí thiết bị hệ thống

Chương 5: Lắp đặt, vận hành hệ thống Trang 74


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Hình 5. 5 Kết nối đường ống theo sơ đồ bố trí

Hình 5. 6 Nén nitơ thử xì hệ thống

Chương 5: Lắp đặt, vận hành hệ thống Trang 75


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Hình 5. 7 Nạp gas, chạy thử hệ thống

Hình 5. 8 Hoàn thiện mô hình về mặt cơ khí

Chương 5: Lắp đặt, vận hành hệ thống Trang 76


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

5.2. Lắp đặt hệ thống điều khiển


5.2.1. Sơ đồ mạch điện cần thiết cho mô hình cấp đông

Hình 5. 9 Sơ đồ mạch điện mô hình cấp đông


Do mô hình được thiết kế với quy mô nhỏ, và để bám sát với mục tiêu đã đề ra là
ứng dụng PLC điều khiển cho mô hình, ngoài ra việc đầu tư thêm các thiết bị giả lập,
báo sự cố cho hệ thống sẽ tốn thêm nhiều chi phí. Mặt khác, PLC sử dụng cho mô hình
cấp đông là PLC LOGO Seimens 230RC chỉ có 4 đầu lấy tín hiệu đầu vào và 4 ngõ ra
relay nên để đáp ứng yêu cầu của một tủ đông gió trên thực tế thì cần phải đầu tư thêm

Chương 5: Lắp đặt, vận hành hệ thống Trang 77


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
modul tích hợp cho PLC, modul chuyển đổi tín hiệu analog. Vì vậy, trong đồ án này này
chỉ giới hạn ở việc điều khiển cho mô hình hoạt động ổn định, không đưa các thiết bị để
báo sự cố.
5.2.2. Lưu đồ điều khiển
- Yêu cầu công nghệ:
+ Bước 1: Nhấn ON, quạt dàn lạnh (MEF) hoạt động.
+ Bước 2: Timer T1 có điện, đêm thời gian → máy nén cao áp (MC1), quạt dàn
nóng (MCF), van điện từ (SV) cấp dịch, giảm tải khởi động máy nén hạ áp (MC2).
+ Bước 3: Timer T2 có điện, đếm thời gian ngắt SV, MC2 hoạt động.

Hình 5. 10 Sơ đồ công nghệ

Chương 5: Lắp đặt, vận hành hệ thống Trang 78


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Hình 5. 11 Lưu đồ điều khiển

Chương 5: Lắp đặt, vận hành hệ thống Trang 79


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

5.2.3. Sơ đồ mạch điện

Hình 5. 12 Sơ đồ mạch điện mô hình cấp đông


Nguyên lý hoạt động: khi cấp điện rơle X1 có điện → quạt dàn lạnh hoạt động, rơle
thời gian T1 có điện, sau 60s tiếp điểm thường hở T1 đóng lại cấp điện→ quạt dàn nóng,
máy nén cao áp hoạt động, rơle thời gian T2 có điện, tiếp điểm thường đóng T2 cấp điện
van điện từ hoạt động→ giảm tải khởi động máy nén hạ áp, sau thời gian 20s tiếp điểm
thường đóng T2 mở ra ngắt điện van điện từ, tiếp điểm thường hở đóng lại cấp điện chạy
máy nén hạ áp. Khi nhiệt độ kho cấp đông xuống −30℃, thermic ngắt mô hình dừng
hoạt động, chỉ quạt dàn lạnh còn hoạt động.

Chương 5: Lắp đặt, vận hành hệ thống Trang 80


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Hình 5. 13 Tủ điện điều khiển mô hình cấp đông chưa lắp PLC
5.2.4. Lập trình trên PLC
- Thiết lập mạch điện điều khiển, chạy thử trên phần mềm LOGO! Soft Comfort.

Hình 5. 14 Sơ đồ lập trình điều khiển mô hình cấp đông


- Lập trình trực tiếp trên PLC, đấu nối với các thiết bị để kiểm tra mức độ tin
cậy của PLC khi điều khiển cho hệ thống.

Chương 5: Lắp đặt, vận hành hệ thống Trang 81


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Hình 5. 15 Lập trình trực tiếp trên PLC


Bảng 5. 1 Địa chỉ đầu vào, đầu ra PLC
STT Địa chỉ đầu vào Địa chỉ đầu ra
1 ON I1 Nút nhấn ON Q1 MEF Quạt dàn lạnh
Quạt dàn nóng
MCE &
2 OFF I2 Nút nhấn OFF Q2 & máy nén cao
MC1
áp
3 SW I3 Công tắc xả tuyết Q3 SV Van điện từ
Cảm biến lấy tín
4 TC I4 Q4 MC2 Máy nén hạ áp
hiệu nhiệt độ

Chương 5: Lắp đặt, vận hành hệ thống Trang 82


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
- Sơ đồ khối kết nối:

Hình 5. 16 Sơ đồ khối kết nối PLC

Chương 5: Lắp đặt, vận hành hệ thống Trang 83


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Hình 5. 17 Lắp đặt PLC hoàn thiện tủ điện điều khiển

Chương 5: Lắp đặt, vận hành hệ thống Trang 84


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Hình 5. 18 Mô hình kho cấp đông hoàn chỉnh


5.3. Vận hành
5.3.1. Kiểm tra hệ thống
- Kiểm tra điện áp nguồn không được sai lệch định mức 5%:
- Kiểm tra các thiết bị đo lường, điều khiển và bảo vệ hệ thống.
- Kiểm tra hệ thống điện trong tủ điện, đảm bảo trong tình trạng hoạt động tốt.
- Kiểm tra tình trạng đóng mở của các van chặn, van điện từ giảm tải khởi động.
5.3.2. Khởi động hệ thống
- Bật Aptomat tổng của tủ điện động lực, aptomat của tủ điện điều khiển, tất cả các
thiết bị của hệ thống cần chạy.

Chương 5: Lắp đặt, vận hành hệ thống Trang 85


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
- Nhấn nút ON cho mô hình hoạt động, khi đó các thiết bị sẽ hoạt động theo một
trình tự nhất định. Khi nhấn ON quạt dàn lạnh sẽ hoạt động, thời gian cài đặt khoảng
60s thì quạt dàn nóng và máy nén cao áp hoạt động, lúc này van điện từ mở cấp dịch
giảm tải khởi động, thời gian cài đặt khoảng 15s van điện từ ngắt máy nén hạ áp hoạt
động.
- Theo dõi dòng điện của 2 máy nén. Dòng điện không được lớn quá so với quy
định.
- Quan sát tình trạng hoạt động của 2 máy nén.
5.3.3. Dừng hệ thống
a) Dừng máy bình thường
- Nhấn nút OFF mô hình sẽ dừng hoạt động.
- Ngắt aptomat của thiết bị.
- Đóng tủ điện.
b) Dừng máy sự cố
- Khi có sự cố khẩn cấp cần ngay lập tức:
+ Nhấn nút OFF để dừng hệ thống.
+ Tắt aptomat tổng của tủ điện.
+ Nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục sự cố.
5.4. Thực nghiệm lấy thông số
Khi mô hình đã được hoàn thiện, nhóm tiến hành vận hành máy để lấy các thông
số vận hành cơ bản của hệ thống, đưa vào nhật ký vận hành và chạy thực nghiệm, dùng
bộ ghi nhiệt độ VersaLog, đồng hồ ghi thời gian để thu thập thông số nhiệt độ, thời gian cấp
đông sản phẩm.
Quy trình thực nghiệm như sau: nhiệt độ cá chờ cấp đông khoảng 10 ÷ 12℃, cho
mô hình chạy ổn định ở nhiệt độ −30℃, thì tiến hành cho cá vào cấp đông. Sử dụng bộ
ghi nhiệt độ để lấy nhiệt độ tâm cá đến khi đạt nhiệt độ yêu cầu, theo dõi nhiệt độ của
mô hình trong thời gian cấp đông, ghi chép và xử lý số liệu.

Chương 5: Lắp đặt, vận hành hệ thống Trang 86


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Hình 5. 19 Cá trước và sau khi cấp đông


* Nhiệt độ kho t bl = −30℃ lần 1

Hình 5. 20 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ của cá và kho trong thời gian cấp
đông
Nhiệt độ cá trước khi cấp đông là 12,5℃, nhiệt độ kho lúc này đạt t bl = 30,13℃,
sau khoảng 40,78 phút thì nhiệt độ tâm cá đạt −18,01℃, lúc này nhiệt độ kho đạt
−30,28℃

Chương 5: Lắp đặt, vận hành hệ thống Trang 87


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
* Nhiệt độ kho t bl = −30℃ lần 2

Hình 5. 21 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ của cá và kho trong thời gian cấp
đông
Nhiệt độ cá trước khi cấp đông là 12,5℃, nhiệt độ kho lúc này đạt t bl = 30,33℃, sau
khoảng 40,74 phút thì nhiệt độ tâm cá đạt −18,19℃, lúc này nhiệt độ kho đạt −30,49℃.
* Nhiệt độ kho t bl = −30℃ lần 3

Hình 5. 22 Biểu đồ thể hiện nhiệt độ của cá và kho cấp đông
Nhiệt độ cá trước khi cấp đông là 12,5℃, nhiệt độ kho lúc này đạt t bl = 30,12℃, sau
khoảng 40,77 phút thì nhiệt độ tâm cá đạt −18,16℃, lúc này nhiệt độ kho đạt −31,2℃.

Chương 5: Lắp đặt, vận hành hệ thống Trang 88


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

NHẬT KÝ VẬN HÀNH MÔ HÌNH KHO CẤP ĐÔNG


Tp. HCM, ngày 28 tháng 05 năm 2019
Máy Nén Cao Áp Máy Nén Hạ Áp Kho cấp đông
Ký nhận giao ca
Ngày Giờ Điện Dòng Điện Dòng Ghi chú
HĐ Tắt HĐ Tắt Nhiệt độ (Ghi rõ họ tên)
áp điện áp điện
28/05/19 7- 8  220 3,92  220 4,07 33
28/05/19 8- 9  220 3,57  220 3,97 -35
28/05/19 9- 10  220 3,79  220 3,86 -36,08
28/05/19 10- 11  220 3,24  220 3,25 -36,23
28/05/19 11- 12  220 3,17  220 3,21 -40,59
28/05/19 12- 13  220 3,65  220 3,53 -37,54
28/05/19 13- 14  220 3,02  220 3,65 -36,88
28/05/19 14- 15  220 2,87  220 3,75 -39,59
28/05/19 15- 16  220 2,93  220 3,68 -38,97
28/05/19 16- 17  220 2,75  220 2,98 -36,59

Ca trực:
Họ và tên:
Ghi chú của ca trực trong ngày:

Ký tên

Chương 5: Lắp đặt, vận hành hệ thống Trang 89


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
→Kết luận: Trong khi vận hành thì mô hình có dòng khởi động cao ở máy nén cao
áp do chưa được làm mát và hiện tượng lỏng về máy nén hạ áp nhiều do thiết bị bay hơi
giải nhiệt môi chất không kịp. Ngoài ra, do mô hình chưa được bọc cách nhiệt cẩn thận
nên khi hoạt động thường hay đọng nước trên đường ống. Tuy nhiên, sự cố đã được
khắc phục và sau hơn một tuần vận hành thì mô hình đã hoạt động ổn định. Và khi thực
nghiệm thì nhóm có lấy được quả như sau: cá trước khi đưa vào cấp đông có nhiệt độ
12,5℃, khi nhiệt độ kho ổn định khoảng −30℃ thì thời gian cấp đông sản phẩm là
40,74 phút thì nhiệt độ tâm cá đạt yêu cầu −18,19℃.

Chương 5: Lắp đặt, vận hành hệ thống Trang 90


Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI


6.1. Kết quả nghiên cứu
Hoàn thành nội dung nghiên cứu, tính toán, thiết kế mô hình cấp đông 2 cấp và
ứng dụng PLC để điều khiển mô hình cấp đông. Tiếp cận với những kiến thức về tự
động hóa đặc biệt là điều khiển tự động hóa với PLC LOGO! 230RC.
Trên cơ sở tính toán trên lý thuyết nhóm đã thiết kế hoàn thiện mô hình kho cấp
đông cở nhỏ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu và học tập tại khoa Công nghệ
nhiệt lạnh.
Giữa quá trình tính toán thiết kế, chọn các thiết bị trên lý thuyết thông số tính toán
nhỏ hơn mô hình xây dựng thực tế, các thiết bị như máy nén, dàn ngưng tính toán trên
lý thuyết tương đối phù hợp thiết bị đã có sẵn, nhưng dàn bay hơi thì không phù hợp.
Nguyên nhân có thể do dàn bay hơi tự chế tạo, thiết bị không có model, thông số, ngoài
ra thông số dàn bay hơi trên thực khá lớn không phù hợp với kho cấp đông nhóm đã
thiết kế. Mặt khác, các thiết bị đã tính chọn khó tìm kiếm trên thị trường, giá thành khá
cao chưa phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Các thiết bị này đã có sẵn tại khoa nên nhóm
đã tận dụng để bám sát với mục tiêu đã đề ra.Về phần thực nghiệm lấy thông số thì trong
tính toán lý thuyết do kinh phí có hạn nên khi thực nghiệm chỉ sản phẩm cấp đông với
số lượng nhỏ không đúng theo tính toán nên kết quả thực chưa chính xác lắm.
6.2. Kết luận về đề tài
Đề tài “Tính toán thiết kế mô hình cấp đông và ứng dụng PLC điều khiển” trong
quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn trong việc lắp đặt và vận hành. Do chưa có nhiều
kinh nghiệm vận hành mô hình nên khi vận hành thường gặp nhiều sự cố và phải nhờ
sự hướng dẫn từ giáo viên, nhưng mô hình nhỏ nên việc khắc phục tương đối nhanh
chóng.
Để mô hình hoạt động ổn định nhóm vẫn đã cố gắng hết sức bám sát vào mục đích
và nhiệm vụ của để tài để hệ thống hoạt động ổn định. Về phần tự động hóa hệ thống,
nhóm theo các tiêu chí giá thành thấp, thông dụng, phù hợp với hệ thống, dễ dàng điều
khiển. Ngôn ngữ lập trình dễ hiểu được nhóm tự học hỏi, nghiên cứu từ các nguồn tài
liệu trên internet. Việc lắp đặt PLC khá đơn giản, kết hợp sử dụng các thiết bị bảo vệ
đóng ngắt cho PLC được đấu nối đơn giản, khi hư hỏng có thể thay thế một cách dễ
dàng với chi phí, giá thành thấp, dễ dàng tìm kiếm trên thị trường. Khi người thiết kế

Chương 6: Kết luận và hướng phát triển đề tài Trang 91
Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
muốn thay đổi nguyên lý hoạt động cho hệ thống thì có thể lập trình ngay trên PLC mà
không cần tháo gỡ, đấu nối lại tủ điều khiển.
6.3. Hướng phát triển của đề tài
Đồ án được thực trong thời gian hạn hẹp nên kết quả thu được còn chưa nhiều
nên chưa khai thác hết được mức độ tự động hóa của PLC cho hệ thống. Ngoài ra, mô
hình được thiết kế với quy mô nhỏ nên chưa thiết thực như hệ thống cấp đông lớn trên
thực tế nên cần được cải tiến trong tương lai. Vậy nên hướng phát triển tiếp theo của đề
tài là:
- Mô hình hoạt động chưa có thiết bị giả lập sự cố nhiệt độ, điện, áp suất,….
- PLC chỉ kiểm soát hoạt động cho mô hình nên tính tự động hóa chưa cao, cần sử
dụng các thiết bị để điều chỉnh nhiệt độ cho buồng lạnh và cũng chưa có mô hình giám
sát hoạt động hệ thống.
- Ứng dụng công nghệ 4.0 để điều khiển, giám hoạt động của mô hình từ xa.
6.4. Đề xuất và kiến nghị
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta đang bước vào giai đoạn thực hiện
công nghiệp hóa hiện đại hóa, bất cứ ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến tự động
hóa. Phải khẳng định rằng, hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây
chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức về
tự động hóa là rất cần thiết đối với những sinh viên mới ra trường nên qua đồ án này
chúng em mạnh dạn đề nghị đưa môn lập trình PLC vào chương trình giảng dạy của
khoa.

Chương 6: Kết luận và hướng phát triển đề tài Trang 92
Khoa công nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Khoa công nghệ Nhiệt- Lạnh. Giáo trình kỹ thuật lạnh ứng dụng. Trường Đại học
Công nghiệp TP. HCM, 2016.
[2] Nguyễn Văn Ban. Giáo trình điều khiển lập trình cỡ nhỏ. Trường Cao đẳng nghề
Đắk Lắk, 2014.
[3] Nguyễn Đức Lợi. Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà
Nội, 2005.
[4] Vũ Bá Vương- Dương Tiến Dũng- Lưu Hoài Tân. Đồ án nghiên cứu ảnh hưởng của
từ trường đến thời gian cấp đông cá tra fillet. Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM,
2019.
[5] Nguyến Đức Lợi. Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí. NXB Khoa học
và kỹ thuật, 2005.
[6] Nguyễn Đức Lợi- Phạm Văn Tùy. Kỹ thuật lạnh cơ sở. NXB Giáo dục, 2006.
[7] Bùi Hải- Dương Đức Hồng- Hà Mạnh Thư. Thiết bị trao đổi nhiệt. NXB Khoa học
và Kỹ thuật Hà Nội 2001.
[8] Nguyễn Đức Lợi- Phạm Văn Tùy. Môi chất lạnh. NXB Giáo dục 1998.
[9] Đinh Văn Thuận- Võ Chí Chính. Hệ thống máy và thiết bị lạnh. Khoa học và Kỹ
thuật Hà Nội, 2004.
[10] Công ty TNHH TM & DVKT S.I.S. Hướng dẫn sử dụng LOGO!. Năm 2014
[11] Bristol Compressors International Inc.
[12] Catalog Samsung Rotarytype Compressor.
[13] Danfoss. Sổ tay lựa chọn van tiết từ. Năm 2006.
Các trang web:
[14] http://voer.edu.vn/m/he-thong-tu-cap-dong-gio/bd22ecd4.
[15] http://congnghethucpham.org/he-thong-lam-lanh-nhanh-iqf.
[16] https://hoangbach.vn/dan-trao-doi-nhiet/dan-ngung-tu-dan-nong.html.
[17] https://www.coowor.com/p/20180306135341063551NWH.htm.

Tài liệu tham khảo Trang 93

You might also like