You are on page 1of 7

4.

Câu trong văn bản tiếng Việt


4.1 Thành phần nòng cốt câu
4.1.1 Các loại vị ngữ
4.1.2 Các loại chủ ngữ
4.1.3 Các loại bổ ngữ
4.2 Thành phần phụ của câu
4.2.2 Các loại tình thái ngữ
4.2.3 Các loại định ngữ câu
4.2.4 Các loại trạng ngữ
5. Kiểm tra giữa kì
6. Yêu cầu viết câu trong văn bản tiếng Việt
6.1 Đúng quy tắc ngữ pháp
6.2 Có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp tư duy của người Việt
6.3 Đánh dấu câu phù hợp
6.4 Câu phù hợp nội dung chung của văn bản
6.5 Câu phù hợp phong cách của văn bản
Học liệu
1. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) - Nguyễn Văn Hiệp (2007). Tiếng Việt thực
hành. In lần thứ 7. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Bùi Minh Toán - Lê A - Đỗ Việt Hùng (2011). Tiếng Việt thực hành. NXB Giáo
dục Việt Nam. Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Hiệp (2004). Thành phần câu tiếng Việt. NXB Giáo dục. Hà Nội.
4. Câu trong văn bản tiếng Việt
Câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ biểu thị một thông báo tương đối trọn vẹn, có
thể kèm theo thái độ của người nói, người viết.
Thành phần câu tiếng Việt
Thành phần câu: Thành phần nòng cốt câu (thành phần chính) và thành phần phụ.
- Thành phần chính: CN, VN, BN (bắt buộc).
- Thành phần phụ: ĐN câu, TrN, KN, TTN.
Các kiểu cấu trúc câu: C-V-B; C-B-V; B-C-V; V-B-C; B-V
 Nòng cốt câu
Cấu trúc tối giản đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hoàn chỉnh về hình
thức.
4.1 Thành phần nòng cốt
4.1.1 Các loại vị ngữ HL 4[Trg 145-150]
Là bộ phận của nòng cốt câu có thể chen thêm phó từ chỉ thời - thể hoặc phủ định
vào phía trước.
Hắn đã bày ra kế ấy để chiêu khách đến cửa hàng mới của hắn.
Các loại vị ngữ
- Vị ngữ nối kết trực tiếp với chủ ngữ.
Tôi (đang) học nấu ăn
- Vị ngữ nối kết với chủ ngữ nhờ hệ từ “là” (không phải là, không phải).
Tôi là bác sỹ
 Quan điểm phân tích cú pháp A là B
A là B
VN
 Quan điểm truyền thống coi “là” là ĐT
+ Có thể kết hợp với các phó từ chỉ thời thể.
Anh ấy đã/đang/sắp là sinh viên.
 Quan điểm hiện tại coi “là” là Hệ từ
+ Không có ý nghĩa từ vựng.
+ Hình thức phủ định khác với các ĐT khác: “không phải”.
+ Có thể lược bỏ, thay bằng hư từ.
4.1.2 Các loại chủ ngữ HL 4[Trg 162-188]
 CN theo quan niệm truyền thống
Chủ ngữ là bộ phận thuộc NNC, thường đứng đầu câu, biểu thị chủ thể của hành
động, tính chất, trạng thái.
Chủ ngữ được dùng để trả lời cho câu hỏi: ai, cái gì, con gì.
 CN theo quan điểm mới
Là bộ phận của NCC biểu thị chủ thể ngữ pháp của VN, cùng VN tạo kết cấu có khả
năng nguyên nhân hóa.
- Khuôn kết cấu có khả năng nguyên nhân hóa (Khuôn kiến trúc nguyên nhân -
KKTNN) giúp xác định CN, phân biệt CN với BN trong những câu có thể từ (từ/cụm
từ có tính chất thực thể - DT) đứng trước vị ngữ.
Đứa bé nhất hãy còn phải bế trên tay.
Câu này không có CN, “Đứa bé nhất” là BN đảo vị trí.
 Một số kiểu CN
(1) Câu khuyết/ẩn CN (DT đứng trước ĐT (chỉ đối tượng của hành động) – tp đó là
BN)
(2) Câu có hai CN (CN chủ đề - CN NP): CN là DT chỉ các bộ phận bất khả li của
cơ thể: đầu, mắt, mũi, lưỡi, tóc, râu, tay ...
(3) Câu đồng nhất CN: sử dụng hệ từ “là”
(4) Câu đảo CN.
(5) Câu bị động.
 Một số kiểu CN theo cấu tạo: CN là DT/Danh ngữ, ĐT/Động ngữ, cụm C-V
4.1.3 Các loại bổ ngữ HL 4[Trg 212-222]
Là thành phần bắt buộc có trong câu mà vị từ vị ngữ yêu cầu sự có mặt của nó.
- Một số ĐT có BN bắt buộc
- ĐT ngoại động:
+ Đọc, phá, xây, đào, cắt…
+ Tặng, biếu, cho, trao, nhận, lấy…
+ Sai, bảo, đề nghị, ép…
- ĐT tình thái
+ Thành, trở nên, trở thành, hóa…
+ Dám, toan, nỡ, định, có thể…
+ Giống, khác, tựa, như…
+ Được, bị
 Phân loại BN dựa vào bản chất TV - NP của ĐT VN
- BN trong câu mà VN là ĐT cảm nghĩ
- BN trong câu mà VN là ĐT tình thái.
- BN trong câu mà VN là ĐT khiển động
Một số ĐT khiển động: bắt, ép, buộc, yêu cầu, đòi, cấm, cản trở, khuyên….
Lưu ý: Loại câu này có 2 BN: “người chịu lệnh/người được nhờ” và “công việc
được ra lệnh/công việc được nhờ”.
Ông ấy bắt tôi phải làm việc 12 tiếng một ngày.
BN1 BN2
 Phân loại BN theo cấu tạo
- BN là một danh từ/danh ngữ.
- BN là một động từ/động ngữ.
- BN là một cụm C – V.
4.2 Thành phần phụ của câu
4.2.1 Các loại khởi ngữ HL 4[Trg 243-248]
Chuyên dùng biểu thị chủ đề của sự tình được nêu trong câu.
- Vị trí: Chuyên đứng đầu câu.
- Số lượng: Câu có thể nhiều hơn một khởi ngữ.
- Cấu tạo hình thức: thể từ, vị từ (kèm/không kèm giới từ)
Ông ấy thì chỉ có tài bàn tổ tôm là ông ấy học.
 Phân loại khởi ngữ
- KN trùng với CN
- KN trùng với VN
- KN trùng với BN
4.2.2 Các loại tình thái ngữ HL 4[Trg 284-296]
Bổ sung các ý nghĩa về tình thái cho câu.
Vị trí: Luôn đứng cuối câu.
Cấu tạo hình thức: Tiểu từ tình thái/đặc ngữ đảm nhiệm.
Tao đi ngủ đây.
4.2.3 Các loại định ngữ HL 4[Trg 318-330]
Định ngữ câu là thành phần phụ của câu, có thể đứng trước nòng cốt câu
hoặc chen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ, có nhiệm vụ biểu thị những ý nghĩa hạn định
về tình thái hoặc cách thức cho sự tình được nêu trong câu.
Quả nhiên, trời đổ một trận mưa như trút.
Kết quả nói chung cũng khả quan.
 Chức năng của định ngữ câu
- Biểu thị ý nghĩa hạn định về tình thái (có tính chân lí tương đối-tuyệt đối, đương
nhiên, chắc chắn-phỏng đoán, bình thường-cùng cực, hiện thực-phi hiện thực, đáng
mong muốn…)
- Biểu thị cách thức diễn ra sự tình (nhanh-chậm, đột ngột-không đột ngột, bất ngờ-
có tiên liệu…) cho sự tình nêu trong câu.
- Liên kết văn bản.
- Vị trí: đầu câu hoặc giữa CN & VN.
4.2.3 Các loại trạng ngữ HL 4[Trg 364-368]
Bổ sung các thông tin về thời gian; không gian; mục đích; nguyên nhân; cách thức,
phương tiện cho NCC.
 Các loại TN
- Trạng ngữ chỉ không gian, nơi chốn.
- Trạng ngữ chỉ thời gian.
- Trạng ngữ chỉ mục đích.
- Trạng ngữ chỉ điều kiện.
- Trạng ngữ chỉ phương tiện.
Khả năng cải biến vị trí của các TTP trong câu
KhN TTN ĐNC TrN

Không có khả Chỉ đứng Chỉ đứng sau


năng cải biến vị trí trước C-V C-V

Có khả năng cải 2 vị trí: đầu, 3 vị trí: đầu,


biến vị trí giữa câu giữa, cuối câu

6 Yêu cầu của việc viết câu trong văn bản tiếng Việt
6.1 Đúng quy tắc ngữ pháp
HL 2[Trg 148-152]; HL 1[Trg 172-176]; HL 1[Trg 177-179]
(không thiếu thành phần nòng cốt, không thiếu vế câu ghép, không nhầm trạng
ngữ ở đầu câu với chủ ngữ, không dùng sai trật tự từ)
6.2 Có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp tư duy người Việt
HL 2[Trg 152-153]; HL 2[Trg 179-180]
6.3 Đánh dấu câu phù hợp
HL 1[Trg 192-208]; HL 2[Trg 154-155]
6.4 Câu phù hợp nội dung chung của văn bản
HL 1[Trg 192-208]; HL 2[Trg 154-155]
6.5 Câu phù hợp phong cách của văn bản
HL 2[Trg 155-156]; HL 2[Trg 169-170]
 Thực hành sửa lỗi câu trong văn bản tiếng Việt
- Lỗi câu thiếu thành phần thuộc NCC.
- Lỗi NP trong câu có TrN mở đầu.
- Lỗi sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần.
- Lỗi dùng sai dấu câu.
- Lỗi câu không phù hợp nội dung và PC VB.

You might also like