You are on page 1of 7

BÀI 1: ÔN TẬP SINH THÁI – ZOOM 2K8

Câu 1: Các yếu tố đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một môi trường khi:
A. Đó là nơi có đủ điều kiện thuận lợi về chổ ở cho sinh vật.
B. Đó là nơi sinh vật có thể kiếm được thức ăn.
C. Đó là nơi sinh sống của sinh vật.
D. Đó là nơi sinh sản của sinh vật.
Câu 1: Đáp án C.
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp lên đời sống của sinh vật.
Câu 2: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi:
A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác.
B. Các sinh vật khác có thể đến lấy thức ăn từ cơ thể chúng.
C. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
D. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác.
Câu 2: Đáp án C
- Nếu các loài sinh vật khác chỉ tìm đến ngủ khi đêm về hoặc tìm đến làm tổ vào mùa sinh sản hoặc chỉ tìm đến
lấy thức ăn thì cơ thể sinh vật đó chưa được coi là môi trường sống.
- Chỉ khi nào cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác thì mới được coi là môi
trường sống.
Câu 3: Nhân tố sinh thái là:
A. Các yếu tố vô sinh của môi trường.
B. Tất cả các yếu tố của môi trường.
C. Những yếu tố của môi trường tác động lên đời sống sinh vật.
D. Các hoặc hữu sinh của môi trường.
Câu 3: Đáp án C
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
- Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:
+ Nhân tố vô sinh: là những nhân tố không sống có trong môi trường.
VD:Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình...
+ Nhân tố hữu sinh: là những nhân tố sống quanh sinh vật, được phân thành 2 nhóm:
* Nhân tố sinh vật: VSV, nấm, động vật, thực vật.
* Nhân tố con người: tác động tích cực hoặc tiêu cực của con người tới môi trường và sinh vật sống trong môi
trường.
Câu 4: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây?
A. Nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố con người.
B. Nhóm nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và nhóm các sinh vật khác.
C. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh, nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh và nhóm nhân tố con người.
D. Nhóm nhân tố con người và nhóm các sinh vật khác.
Câu 4: Đáp án C
Câu 5: Các nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố sinh thái vô sinh?
A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thực vật, động vật.
B. Nước biển, sông, hồ, ao, cá, tôm, ánh sáng, nhiệt độ, độ dốc.
C. Khí hậu, thổ nhưỡng, nước, địa hình.
D. Khí hậu, thổ nhưỡng, nước, địa hình, động vật.
Câu 5: Đáp án C. Vì động vật, thực vật là nhân tố hữu sinh.
Câu 6: Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái?
A. Giới hạn dưới.
B. Giới hạn trên.
C. Ở điểm cực thuận
D. Ngoài giới hạn sinh thái.
Câu 6: Đáp án C

0
- Giới hạn dưới và giới hạn trên là điểm gây chết.
- Điểm cực thuận là điểm thuận lợi nhất cho loài vi khuẩn này phát triển.
- Ngoài giới hạn sinh thái tức là ngoài giới hạn chịu đựng của sinh vật nên sinh vật sẽ bị chết.
Câu 7: Giới hạn sinh thái là:
A. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
B. Khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt.
C. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau.
D. Khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật.
Câu 7: Đáp án A.
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.
VD:
+ Cá rô phi có giới hạn nhiệt độ từ: 5oC –> 42oC.
+ Vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ: 0oC –> 90oC.
Câu 8: Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 00C đến 900C trong đó điểm cực thuận là 550C. Ở nhiệt
độ nào thì loài vi khuẩn này phát triển tốt nhất?
A. Ở nhiệt độ 00C. B. Ở nhiệt độ 900C
C. Ở nhiệt độ từ 0 C đến 90 C.
0 0
D. Ở nhiệt độ là 550C
Câu 8: Đáp án D
- Ở nhiệt độ 00C và 900C là điểm gây chết
- Ở nhiệt độ là 550C là nhiệt độ thuận lợi nhất cho loài vi khuẩn này phát triển.
Câu 9: Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 00C đến 500C. Trong đó điểm cực thuận là 320C. Vậy xương
rồng ố thể sống được trong khoảng nhiệt độ là:
A. Từ 00C đến 500C. B. Từ 00C đến 320C. C. Từ 320C đến 560C. D. Trên 560C.
Câu 9: Đáp án A
- Giới hạn nhiệt độ từ 00C đến 500C là khoảng nhiệt độ mà xương rồng có thể chịu đựng được.
- Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 0oC hoặc lớn hơn 50oC thì xương rồng sẽ chết vì ngoài giới hạn chịu đựng.
Câu 10: Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C --> 440C, điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn
chịu đựng về nhiệt độ là: 50C --> 420C, điểm cực thuận là 300C. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi.
B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi .
C. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép.
D. Cá rô phi có khả năng chịu đựng nhiệt độ tốt hơn vì có điểm cực thuận cao hợn.
Câu 10: Đáp án B. Loài nào có giới hạn chịu đựng rộng hơn thì có vùng phân bố rộng hơn. Vì thế, cá chép có vùng
phân bố rộng hơn cá rô phi.
Câu 11: Bảng sau đây cho biết một số thông tin về giới hạn của nhân tố nhiệt độ đối với một số loài sinh vật:
Loài Giới hạn dưới (oC) Giới hạn trên (oC)
Một loài thân mềm 1 60
Cá rô phi 5 42
Một loài giáp xác 45 48
Một loài cá sống ở -2 2
Nam cực
Dựa vào bảng trên, loài có giới hạn sinh thái hẹp nhất là:
A. Một loài thân mềm. B. Cá rô phi. C. Một loài giáp xác. D. Một loài cá sống ở Nam cực
Câu 11: Đáp án C.
Biên độ giao động trong giới hạn sinh thái đối với nhân tố nhiệt độ của các loài lần lượt là:
- Loài thân mềm (59oC).
- Cá rô phi (37oC).
- Loài giáp xác (3oC).
- Loài cá sống ở Nam cực (4oC).
=> Vậy loài có giới hạn sinh thái hẹp nhất là loài giáp xác.
Câu 12: Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là

1
A. Hiện tượng cây mọc trong rừng có tán lá hẹp, ít cành.
B. Cây trồng được con người tỉa bớt các cành ở phía dưới.
C. Hiện tượng cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng.
D. Hiện tượng cây mọc trong rừng có nhiều cây bị chết.
Câu 12: Đáp án C
Cây sống trong rừng phải vươn lên để lấy ánh sáng nên xãy ra hiện tượng tỉa cành tự nhiên, cành chỉ tập trung ở
phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng.
Câu 13: Cây ưa sáng thường sống ở những nơi
A. Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.
B. Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình.
C. Nơi khô hạn.
D. Nơi quang đãng có nhiều ánh sáng.
Câu 13: Đáp án D
Nhóm cây ưa sáng gồm những cây sống nơi quang đãng.
VD: cây phi lao, bàng, phượng...
Câu 14: Cây sống nơi quang đãng thường có khả năng điều tiết quang hợp và thoát hơi nước như thế nào trong các
trường hợp sau:
A. Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt.
B. Cây có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu, quang hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh; cây
điều tiết thoát hơi nước kém.
C. Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, cây điều tiết thoát hơi nước kém.
D. Cây có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu, quang hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh; cây
điều tiết thoát hơi nước linh hoạt.
Câu 14: Đáp án A
Cây sống nơi quang đãng thường có khả năng:
+ Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh.
+ Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt: thoát hơi nước tăng trong điều kiện có ánh sáng mạnh, thoát hơi nước
giảm khi cây thiếu nước.
Câu 15: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành
các nhóm nào sau đây:
A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô.
B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng.
C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.
D. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm.
Câu 15: Đáp án C
- Động vật thích nghi điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia thành 2 nhóm động vật:
+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm động vật hoạt động ban ngày. VD: trâu, bò, gà...
+ Nhóm động vật ưa tối: gồm động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang, đất hay đáy biển. VD: chuột, cú
mèo, dơi...
Câu 16: Con người đã vận dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng vào sản xuất như thế nào
trong các trường hợp sau:
A. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.
B. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.
C. Trồng đồng thời nhiều loại cây.
D. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.
Câu 16: Đáp án A
Phải trồng cây ưa sáng trước thì mới có khả năng tạo bóng để che cho cây ưa bóng.
Câu 17: Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?
A. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.
B. Nhóm sinh vật biến nhiệt
C. Nhóm sinh vật ở nước
D. Nhóm sinh vật ở cạn
2
Câu 17: Đáp án A
Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể luôn ổn định, không phụ thuộc nhiệt độ môi trường.
Câu 18: Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng:
A. Làm tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
B. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và tăng sự thoát hơi
C. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
D. Làm thay đổi bộ lá mới.
Câu 18: Đáp án C. Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng làm giảm diện
tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước giúp cây sống vượt qua mùa đông giá lạnh.
Câu 19: Các cây xanh sống ở vùng nhiệt độ cao, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày.
Những đặc điểm này có tác dụng:
A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao.
B. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ cây.
C. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
D. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.
Câu 19: Đáp án B
Các cây xanh sống ở vùng nhiệt độ cao, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày tạo
ra lớp cách nhiệt với môi trường ngoài để bảo vệ cây.
Câu 20: Quá trình quang hợp của cây chỉ có thể diễn ra tốt khi nhiệt độ môi trường vào khoảng:
A. 00--> 400C. B. 100--> 400C. C. 200--> 300C. D. 250-->350C.
Câu 20: Đáp án C
Quá trình quang hợp của cây chỉ có thể diễn ra tốt khi nhiệt độ môi trường vào khoảng 200--> 300C.
Câu 21: Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm sẽ:
A. Làm tăng thêm sức thổi của gió.
B. Làm cây dễ đổ hàng loạt.
C. Làm cho tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ.
D. Làm giảm bớt sức thổi của gió, hạn chế sự đổ của cây.
Câu 21: Đáp án: D
Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm sẽ làm giảm bớt sức thổi của gió, hạn chế sự đổ của cây, cây được bảo
vệ tốt hơn khi sống riêng lẻ.
Câu 22: Các cá thể cùng loài sống với nhau thành một nhóm trong cùng một khu vực có thể cạnh tranh nhau gay gắt,
dẫn tới một số cá thể có thể tách ra khỏi nhóm trong hoàn cảnh nào dưới đây?
A. Khi môi trường cạn kiệt nguồn thức ăn, nơi ở quá chật chội.
B. Khi gặp kẻ thù xâm lấn lãnh địa.
C. Khi có gió bão.
D. Khi nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở rộng rãi.
Câu 22: Đáp án A. Khi môi trường cạn kiệt nguồn thức ăn, nơi ở quá chật chội thì các cá thể cùng loài sống với nhau
thành một nhóm trong cùng một khu vực có thể cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể tách ra khỏi nhóm.
Câu 23: Các sinh vật cùng loài sống thành nhóm hỗ trợ lẫn nhau khi:
A. Số lượng cá thể trong nhóm tăng cao.
B. Môi trường sống chật chội.
C. Nguồn thức ăn cạnh kiệt.
D. Mật độ hợp lí, nguồn sống đầy đủ.
Câu 23: Đáp án: D
- Khi mật độ hợp lí, nguồn sống dồi dào, các sinh vật cùng loài sống thành nhóm sẽ hỗ trợ lẫn nhau
- Khi môi trường cạn kiệt nguồn thức ăn, nơi ở quá chật chội thì các cá thể cùng loài sống với nhau thành một
nhóm trong cùng một khu vực có thể cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể tách ra khỏi nhóm.
Câu 24: Trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn cùng nhau chống kẻ thù, cùng nhau kiếm thức ăn, cùng
nhau xây tổ...thuộc mối quan hệ nào dưới đây ?
A. Quan hệ cạnh tranh. B. Quan hệ hỗ trợ. C. Quan hệ đối địch. D. Quan hệ cộng sinh.
Câu 24: Đáp án B.
Các sinh vật cùng loài sống thành bầy đàn sẽ hỗ trợ nhau tìm kiếm thức ăn, chống kẻ thù, chống thiên tai, xây tổ...
3
Câu 25: Trong chăn nuôi, người ta đã lợi dụng quan hệ cạnh tranh cùng loài vào làm nào dưới đây:
A. Nuôi lợn riêng từng cá thể để hạn chế cạnh tranh.
B. Nuôi lợn theo đàn để chúng tranh nhau ăn -> sẽ nhanh lớn.
C. Nuôi lợn thả rông để hạn chế cung cấp thức ăn.
D. Nuôi lẫn lộn cả gà, vịt, ngan, ngỗng chung một chuồng.
Câu 25: Đáp án B
Trong chăn nuôi, người ta đã lợi dụng quan hệ cạnh tranh cùng loài vào những việc: nuôi vịt đàn, nuôi lợn đàn để
chúng tranh nhau ăn -> sẽ nhanh lớn.
Câu 26: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng “tự tỉa” ở thực vật là mối quan hệ:
A. Cạnh tranh. B. Sinh vật ăn sinh vật khác. C. Hỗ trợ. D. Cộng sinh.
Câu 26: Đáp án A.
Hiện tượng “tự tỉa” ở thực vật là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài.
Câu 27: Quan hệ giữa hai loài sinh vật mà trong đó cả hai bên cùng có lợi là mối quan hệ nào dưới đây?
A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Kí Sinh. D. Cạnh tranh.
Câu 27: Đáp án B
Cộng sinh là sự hợp tác cả 2 bên cùng có lợi.
Ví dyh: Tảo và nấm trong địa y. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu.
Câu 28: Khi nói về mối quan hệ đối địch ở sinh vật khác loài, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Một bên có lợi, bên kia không lợi cũng không hại.
B. Ít nhất một bên có lợi.
C. Ít nhất một bên bị hại.
D. Ít nhất một bên có lợi, bên kia không bị hại.
Câu 28: Đáp án C.
Quan hệ đối địch gồm: Cạnh tranh; kí sinh, nửa kí sinh; Sinh vật ăn sinh vật khác
Cạnh tranh Các sinh vật khác nhau tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống
khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.
Kí sinh, nửa kí sinh Sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu…
từ sinh vật đó.
Sinh vật ăn sinh vật Gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, đông vật ăn thịt con mồi, thực vật
khác bắt sâu bọ…
Câu 29: Cỏ dại thường mọc lẫn với lúa trên cánh đồng làm cho năng suất lúa bị giảm đi. Giữa cỏ dại và lúa có mối
quan hệ nào dưới đây?
A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Cạnh tranh. D. Kí sinh.
Câu 29: Đáp án C. Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nơi sống với lúa nên năng suất lúa bị giảm.
Câu 30: Quan hệ nào sau đây là quan hệ cộng sinh?
A. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu. B. Địa y bám trên cành cây.
C. Giun đũa sống trong ruột người. D. Cây nấp ấm bắt côn trùng.
Câu 30: Đáp án A. Vi khuẩn sử dụng rễ cây họ đậu làm nơi ở, đồng thời tổng hợp đạm giúp cây họ đậu. Như vậy, mối
quan hệ này đảm bảo 2 bên cùng có lợi.
Câu 31: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu:
A. Các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.
B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
C. Các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
D. Các chất vô cơ, chất hữu cơ và sinh vật.
Câu 31: Đáp án C. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:
- Các thành phần vô sinh.
- Sinh vật sản xuất.
- Sinh vật tiêu thụ.
- Sinh vật phân giải.
Câu 32: Một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Trong dãy, mỗi loài sinh vật là một mắt
xích vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ. Dãy sinh vật trên là:
A. Nhóm sinh vật cùng loài. B. Quần thể sinh vật. C. Lưới thức ăn. D. Chuổi thức ăn.
4
Câu 32: Đáp án D
Chuỗi thức ăn là 1 dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài sinh vật trong chuỗi
thức ăn là một mắt xích vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
VD: Cỏ->sâu ->bọ ngựa->rắn -> VSV
Câu 33: Trong chuỗi thức ăn, các loài sinh vật có quan hệ với nhau về:
A. Nguồn gốc. B. Dinh dưỡng. C. Sinh sản. D. Nơi ở.
Câu 33: Đáp án B.
Câu 34: Sinh vật tiêu thụ gồm những đối tượng nào trong các trường hợp sau?
A. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt.
B. Động vật ăn thịt bậc 1, động vật ăn thịt bậc 2.
C. Động vật ăn thực vật, vi khuẩn.
D. Thực vật, động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt.
Câu 34: Đáp án A.
Sinh vật tiêu thụ gồm: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt(động vật ăn thịt bậc 1, động vật ăn thịt bậc 2, động
vật ăn thịt bậc 3...
Câu 35: Lưới thức ăn là:
A. Gồm một chuỗi thức ăn.
B. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau
C. Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung
D. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ sinh sản với nhau
Câu 35: Đáp án C.
- Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn.
Câu 36: Hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất vật lí , hoá học , sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con
người và các sinh vật khác. Hiện tượng này gọi là gì?
A. Biến đổi môi trường. B. Suy thoái môi trường. C. Cải tạo môi trường. D. Ô nhiễm môi trường.
Câu 36: Đáp án D
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học
của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
Câu 37: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường là:
A. Do hoạt động của các loài sinh vật gây ra.
B. Do một số hoạt động của tự nhiên (núi lửa , lũ lụt ..) gây ra.
C. Do vi sinh vật gây bênh.
D. Do hoạt động của con người gây ra.
Câu 37: Đáp án D.
Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra ô nhiễm con do một số hoạt động của
tự nhiên ( núi lửa , lũ lụt ..) tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bênh phát triển.
Câu 38: Con đường phát tán chất độc hóa học vào không khí là:
A. Hoá chất  nước mưa  bốc hơi vào không khí.
B. Hoá chất  nước mưa  ngấm vào đất (tích tụ)  bốc hơi vào không khí.
C. Hoá chất  ngấm vào thực vật  bốc hơi vào không khí.
D. Hoá chất  nước mưa  ao hồ, sông, biển (tích tụ)  bốc hơi vào không khí.
Câu 38: Đáp án D.
Con đường phát tán chất độc hóa học vào không khí là hoá chất  nước mưa  ao hồ, sông, biển (tích tụ)  bốc
hơi vào không khí.
Câu 39: Con đường phát tán chất độc hóa học vào mạch nước ngầm là:
A. Hoá chất (dạng hơi)  nước mưa  đất (tích tụ)  Ô nhiễm mạch nước ngầm.
B. Hoá chất (dạng hơi)  đất (tích tụ)  Ô nhiễm mạch nước ngầm.
C. Hoá chất (dạng hơi)  nước mưa  ao hồ, sông, biển (tích tụ)  Ô nhiễm mạch nước ngầm.
D. Hoá chất (dạng hơi)  ao hồ, sông, biển (tích tụ)  đất (tích tụ)  Ô nhiễm mạch nước ngầm.
Câu 39: Đáp án A.
Con đường phát tán chất độc hóa học vào mạch nước ngầm là: hoá chất (dạng hơi)  nước mưa  đất (tích tụ) 
Ô nhiễm mạch nước ngầm.
5
Câu 40: Khi nói về ô nhiễm môi trường, phát biểu nào sau đây sai?
A. Các chất phóng xạ có thể gây đột biến ở người và sinh vật, gây một số bệnh di truyền và ung thư.
B. Chất thải rắn là những chất thải ở dạng rắn gây ô nhiễm môi trường: đồ nhựa, giấy vụn, cao su, rác thải, bông
kim y tế...
C. Sinh vật gây bệnh chủ yếu bắt nguồn từ chất thải không được thu gom và xử lí: phân, rác, nước thải sinh hoạt,
xác chết sinh vật, rác thải từ bệnh viện...
D. Sán lá gan vào cơ thể người gây bệnh do tiếp xúc thông thường với người bệnh.
Câu 40: Đáp án D.
- A, B, C đều đúng
- D sai, vì khi tiếp xúc thông thường với người bệnh sẽ không mắc bệnh sán lá gan. Sán lá gan lây truyền qua
đường tiêu hóa là chủ yếu.
Ví dụ: Những người ăn gỏi cá (thịt cá sống) sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh sán lá gan.

You might also like