You are on page 1of 84

CHƯƠNG 6: THUẾ

Việc đánh thuế dù hình thức nào cũng gây ra tác động đối với nền kinh tế. Tùy
theo từng điều kiện, mức độ tác động của thuế đối với các chủ thể trong xã hội có
thể khác nhau. Hiểu rõ những tác động của thuế đối với nền kinh tế nói chung và
tùng chủ thể nói riêng có ý nghĩa quan trọng đối với nghiên cứu và hoạch định chính
sách.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập

6.1.1. Tác động của thuế trong môi trường cân bằng cục bộ

6.1.1.1. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh

Trong thị trường cạnh tranh, giá cả của hàng hóa được hình thành
theo quy luật cung cầu, điểm cân bằng cung cầu được xác định là giao
điểm của đường cung và đường cầu, nơi mà thu nhập biên của nhà sản
xuất bằng với chi phí biên để sản xuất ra sản phẩm đó.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.1. Tác động của thuế trong môi trường
cân bằng cục bộ Tác động của thuế đánh vào SP-DV

6.1.1.1. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh


Về danh nghĩa, thuế tiêu dùng là loại thuế gián
thu, nghĩa là thuế được cộng thêm vào giá cả
hàng hóa do người tiêu dùng cuối cùng chịu,
người nộp thuế là người thu hộ thuế cho nhà
nước. Tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh,
không đơn giản như lý thuyết nêu, gánh nặng
thuế sẽ là thay đổi giá cả thị trường và người
tiêu dùng cũng như nhà sản xuất sẽ chia sẽ
gánh nặng đó theo những điều kiện thị trường.
Ta xem hình minh họa sau:
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.1. Tác động của thuế trong môi trường CB cục bộ
6.1.1.1. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh Tác động của thuế đánh vào SP-DV

Khi chưa đánh thuế, cung cầu sản phẩm tại điểm E0.
Bây giờ nhà nước đánh thuế tiêu dùng sản phẩm và thu từ
người bán, với mức thuế là T trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Nếu các yếu tố không đổi, phản ứng của thị trường là
người bán nâng giá để bù thuế, đường cung sản phẩm sẽ
dịch chuyển lên S’ một đoạn bằng T. Khi giá tăng, nhu cầu
sản phẩm sẽ bị co hẹp, điểm cân bằng mới là E1, thu nhập
sau thuế của người sản xuất sẽ là P1-T=P2. Gánh nặng
thuế được chia sẽ cho người tiêu dùng và nhà sản xuất,
người tiêu dùng chịu đoạn P1P0 và nhà sản xuất đoạn
P0P2. Hiện tượng này gọi là sự chuyển thuế.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.1. Tác động của thuế trong môi trường CB cục bộ
6.1.1.1. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh Tác động của thuế đánh vào SP-DV

Mức phân chia gánh nặng thuế tùy thuộc vào hình
dạng của đường cung cầu của thị trường. Nếu độ dốc của
đường cầu càng lớn, tức hệ số co giãn nhỏ, hoặc độ dốc
của đường cung nhỏ, tức hệ số co giãn lớn thì gánh nặng
thuế có xu hướng nghiên về người tiêu dùng. Khi đường
cầu hoặc đường cung không co giãn theo giá (thẳng đứng
hoặc nằm ngang) thì người tiêu dùng gánh chịu thuế hoàn
toàn. Ngược lại, nếu độ dốc của đường cung càng lớn,
hoặc độ dóc của đường cầu càng nhỏ thì gánh nặng thuế
có xu hướng nghiên về nhà sản xuất. Khi đường cung
hoặc đường cầu không co giãn theo giá (thẳng đứng hoặc
nằm ngang) thì người sản xuất gánh chịu thuế hoàn toàn.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.1. Tác động của thuế trong môi trường CB cục bộ
6.1.1.1. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.1. Tác động của thuế trong môi trường CB cục bộ
6.1.1.1. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.1. Tác động của thuế trong môi trường CB cục bộ
6.1.1.1. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh

Tác động của thuế đánh vào sản phẩm, dịch vụ.

Khi nhu cầu sản phẩm nhay cảm với sự thay đổi giá, thì người bán rất
khó nâng giá vì sợ giảm bớt nhu cầu, do đó người bán phải chịu đa phần
gánh nặng thuế. Ngược lại, nhu cầu sản phẩm ít nhạy cảm với giá thì
ngườn bán có cơ hội nâng giá để bù thuế, do đó người mua phải chịu đa
phần gánh nặng thuế.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.1. Tác động của thuế trong môi trường CB cục bộ
6.1.1.1. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh

Tác động của thuế đánh vào yếu tố sản xuất.

Yếu tố sản xuất gồm có vốn và lao động (đầu vào), điểm cân bằng
của thị trường đầu vào cũng được quyết định bới quan hệ cung-cầu, nên
việc đánh thuế vào phía cung hay cầu về vốn và lao động cũng điều có
hiệu ứng như nhau. Cung và cầu về vốn, lao động sẽ dịch chuyển để đạt
điểm cân bằng mới.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.1. Tác động của thuế trong môi trường CB cục bộ
6.1.1.1. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh

Trước khi đánh thuế, cung và cầu lao động


cân bằng tại điểm E0. Giả sử nhà nước đánh
thuế thu nhập vào tiền lương với mức là T, khi
đó chi phí lương sẽ tăng, nhu cầu về lao động
sẽ giảm, đường cầu dịch chuyển xuống dưới
một khoảng T, điểm cân bằng mới là E1, chi
phí lao động đối với doanh nghiệp lúc này là
W2 (W1+T).
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.1. Tác động của thuế trong môi trường CB cục bộ
6.1.1.1. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh
Ta có thể thấy, gánh nặng thuế được
phân chia cho cả người lao động và doanh
nghiệp, nó phụ thuộc vào dạng đường cung
cầu lao động. Nếu độ dốc cung lao động
càng nhỏ, hoặc độ dốc đường cầu càng lớn
thì chi phí thuế nghiên về doanh nghiệp và
ngược lại. Sự phân tích về tác động của
thuế trong môi trường cạnh tranh có một số
cần lưu ý:
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.1. Tác động của thuế trong môi trường CB cục bộ
6.1.1.1. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh
Thứ nhất, việc đánh thuế sẽ làm thay đổi giá cả tương
đối của các đối tượng chịu thuế, thị trường hàng hóa, sản
phẩm và các yếu tố đầu vào sẽ xác lập điểm cân bằng mới.

Thứ hai, gánh nặng thuế sẽ được phân chia cho cả cung
và cầu. Việc phân chia phụ thuộc vào mức độ co giãn của
đường cung và đường cầu.
Kết luận này có ý nghĩa trong việc hoạch định chính sáchh
thuế, không chỉ căn cứ vào những tác động danh nghĩa, mà
phải xem xét tác động thực của chính sách thuế đối với tất
cả mọi đối tượng
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.1. Tác động của thuế trong môi trường CB cục bộ

6.1.1.2. Trong điều kiện thị trường độc quyền


Là thị trường chỉ có một hoặc một số ích
người bán, sự thay đổi số lượng sản phẩm cung
cấp của nhà sản xuất độc quyền quyết định đến
mức giá của sản phẩm đó. Ta xem hình minh họa
sau:
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.1. Tác động của thuế trong môi trường CB cục bộ

6.1.1.2. Trong điều kiện thị trường độc quyền


Trước khi có thuế, doanh nghiệp hài lòng tại điểm E0 với
mức giá P0, giả sử nhà nước đánh thuế hàng hóa với mức T,
và đây được xem như khoản chi phí nên đường chi phí biên
dịch chuyển lên phí trên thành đường MC’. Thuế làm cho giá
tăng, sản lượng tiêu thụ giảm, điểm cân bằng mới là E1, sự gia
tăng của giá nhỏ hơn số thuế phải nộp, điều đó có nghĩa là
gánh nặng thuế chia cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Mức độ phân chia cũng phụ thuộc vào độ dạng của đường cầu,
doanh thu biên và chi phí biên của từng loại hàng hóa. Tuy
nhiên, trong đa số trường hợp ngoài thị trường, gánh nặng về
thuế trong thị trường độc quyền do người tiêu dùng chịu.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.2. Tác động của thuế trong môi trường cân bằng toàn bộ

Những phân tích trên đề cập đến tác động của thuế đối với thị trường
hàng hóa và thị trường yếu tố đầu vào. Tuy nhiên, tác động của chính
sách thuế phải được xem xét trong mối cân bằng toàn bộ, mức độ lan tỏa
của nó đến những thị trường liên quan.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.2. Tác động của thuế trong môi trường cân bằng toàn bộ
6.1.2.1 Tác động lan truyền của thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ.

- Khi đánh thuế vào hàng hóa, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sản phẩm
thay thế, làm cho nhu cầu và giá của các loại hàng hóa này tăng lên, dẫn đến sự thay đổi
cung cầu và giá các loại hàng hóa trên thị trường.

- Do thay đổi cung cầu và giá các loại hàng hóa, dẫn đến sự thay đổi cung cầu và giá
của các loại yếu tố sản xuất, hệ quả là có sự thay đổi tỷ sinh lợi trên vốn, giá lao động…

- Sự tác động dây chuyền chỉ dừng lại khi cung cầu, giá cả của các sản phẩm trên thị
trường đạt điểm cân bằng mới, nghĩa là thuế gây ra sự tác động phôi bổ lại nguồn lực cho
xã hội. Sự phân bổ cũng có thể tích cực, cũng có thể tiêu cực tùy thuộc chính sách thuế và
hiệu quả của thị trường.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.2. Tác động của thuế trong môi trường cân bằng toàn bộ
6.1.2.2 Tác động lan truyền của thuế đánh vào các yếu tố sản xuất.

Cũng giống như thuế đánh vào sản phẩm, thuế đánh vào các yếu tố sản xuất (vốn, lao
động…) làm giảm thu nhập của các đối tượng cung ứng các yếu tố này, làm tăng chi phí
đầu vào của sản xuất, kết quả dẫn đến thuế ảnh hưởng tới cả phía cung và cầu của yếu tố
sản xuất, làm giảm lởi nhuận của người cung và người các yếu tố đầu vào này.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.2. Tác động của thuế trong môi trường cân bằng toàn bộ
6.1.2.2 Tác động lan truyền của thuế đánh vào các yếu tố sản xuất.

Không dừng lại ở đó, tác động lan truyền của thuế đến việc sản xuất các sản phẩm
khác như:

- Cầu các yếu tố đầu vào không chịu thuế tăng, làm cho gía chúng tăng, chi phí sản
phẩm sử dụng các yếu tố này tăng, lợi nhuận của nhà sản xuất cho những sản phẩm mà
yếu tố đầu vào không chịu thuế sẽ giảm.

- Giá cả sản phẩm sản xuất bằng các yếu tố sản xuất chịu thuế tăng làm cho cầu tiêu
dùng của chúng giảm, cùng lúc đó cầu tiêu dùng của những sản phẩm mà yếu tố đầu vào
không chịu thuế tăng lên, làm giá chúng tăng, nhà sản xuất sản phẩm từ các yếu tố đầu
vào không chịu thuế được bù đắp một phần hoặc toàn bộ sự giảm sút lợi nhuận do giá cả
đầu vào tăng theo hiệu ứng cung cầu.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.2. Tác động của thuế trong môi trường cân bằng toàn bộ
6.1.2.2 Tác động lan truyền của thuế đánh vào các
yếu tố sản xuất.

Như vậy, cũng giống như tác động của việc lan
tuyền của việc đánh thuế vào sản phẩm hàng hóa tiêu
dùng, tác động của việc đánh thuế vào các yếu tố sản
xuất không chỉ dừng lại ở thị trường được sản xuất
bằng yếu tố chịu thuế mà còn ảnh hưởng tới những thị
trường khác. Kết quả là giá của tất cả các loại sản
phẩm tăng, tỷ suát lợi nhuận của tất cả các nhà sản
xuất giảm. Phản ứng dây chuyền chỉ dừng lại cân bằng
mới theo quy luật “tỷ suất lợi nhuận bình quân”. Ta xem
hình minh họa sau:
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.2. Tác động của thuế trong môi trường cân bằng toàn bộ
6.1.2.2 Tác động lan truyền của thuế đánh
vào các yếu tố sản xuất.

Trên hình, trục tung thể hiện tỷ suất lợi


nhuận của 2 nơi sản xuất X và Y. Trục hoàn
thể hiện mức vốn được sử dụng. CD và FG là
các đường cầu về vốn theo các lợi nhuận.. Khi
chưa đánh thuế, tỷ suất lợi nhuận vốn của X
và Y cận bằng tại điểm I, số vốn đầu tư vào thị
trường X là OH và thị trường Y là OM.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.2. Tác động của thuế trong môi trường cân bằng toàn bộ
6.1.2.2 Tác động lan truyền của thuế đánh vào các
yếu tố sản xuất.

Khi nhà nước đánh thuế vào vốn thị trường X, làm
cho tỷ suất sinh lợi trên vốn giảm, đường cầu vốn thị
trường X giảm thành đường ED, một phần vốn sẽ
chuyển sang thị trường Y. Việc di chuyển vốn diễn biến
cho đến khi vốn đầu tư ở X giảm đến mức OK và ở Y
tăng lên ON (KH=MN), tại đó tỷ suất lợi nhuận 2 khu
vực bằng nhau, bằng OP.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.2. Tác động của thuế trong môi trường cân bằng toàn bộ
6.1.2.2 Tác động lan truyền của thuế đánh vào các
yếu tố sản xuất.

Như vậy, không những nhà đầu tư X bị ảnh hưởng


khi bị đánh thuế mà cả Y cũng bị ảnh hưởng, tỷ suất lợi
nhuận cả hai điều bị giảm xét trong thời gian dài, ảnh
hưởng còn có thể ảnh hưởng lan cả đến cung cầu các
yếu tố sản xuất khác theo những cách thức phức tạp,
đa chiều, vòng đi vòng lại cho đến khi đạt điểm cân
bằng mới.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.2. Tác động của thuế trong môi trường cân bằng toàn bộ
6.1.2.3. Tác động của thuế nhập khẩu

Cũng giống như thuế tiêu dùng, thuế nhập khẩu sẽ


làm tăng giá của hàng hóa nhập khẩu và làm cho số
lượng hàng hóa nhập khẩu giảm đi, tác động gián tiếp
là làm cho hàng hóa sản xuất trong nước cùng chủng
loại sẽ tăng sức cạnh tranh, thu nhập của xã hội được
phân phối lại theo hướng chuyển từ tay người tiêu
dùng, người nhập khẩu sang người sản xuất. Ta xem
hình sau mô tả thuế đánh vào hàng nhập khẩu. Sd và
Dd và đường cung và cầu của vải ở thị trường nội địa.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.2. Tác động của thuế trong môi trường cân bằng toàn bộ
6.1.2.3. Tác động của thuế nhập khẩu

Nếu không có nhập khẩu, cung và cầu cân bằng tại


điểm E. Tại đó giá đơn vị sản phẩm được định đoạt là
25. Giả sử giá vải trên thế giới chỉ là 10, với số lượng
nhập khẩu không hạn chế (đường cung Sw co giãn vô
hạn) thì sản phẩm trong nước cũng chỉ bán được với
giá 10. Tại giá này, số lượng cầu về vải là 150 (điểm C).
Trong đó, số lượng cung nội địa ở mức này chỉ 30
(điểm K), và sản lượng nhập khẩu là 120 (KC).
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.2. Tác động của thuế trong môi trường cân bằng toàn bộ
6.1.2.3. Tác động của thuế nhập khẩu

Bây đánh thuế vào vải nhập khẩu 50% trên giá nhập
là 10x50%=5, đường Sw địch chuyển thành đường T, với
giá vải nhập khẩu là 15. Nếu vải nội địa với chất lượng
tương đương thì nhà sản xuất trong nước cũng bán
được với giá 15. Lúc này, cầu sản lượng thị trường giảm
xuống còn 125, tiêu thụ trong nước tăng lên 45 và nhập
khẩu giảm xuống còn 80.

Như vậy, trong trường hợp không hạn chế nhập


khẩu, việc đánh thuế làm tăng giá nhập khẩu, giảm
lượng nhập, tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ nội địa.
Việc đánh thuế hàng nhập khẩu gọi là tác động bảo hộ.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.2. Tác động của thuế trong môi trường cân bằng toàn bộ
6.1.2.3. Tác động của thuế nhập khẩu
Tác động bảo hộ này còn lan rộng những ngành sản
xuất khác, nguồn lực nền kinh tế sẽ tập trung sản xuất
nhiều hơn cho những ngành được bảo hộ, các ngành
không được bảo hộ bị giảm cung, giá cũng tăng lên. Tác
động lan truyền chỉ dừng lại khi có mức cân bằng mới
được thiết lập.
Như vậy, phân tích trong mối cân bằng tổng thể cho
ta thấy tác động của thuế không chỉ dừng lại ở những
đối tượng trực tiếp chịu sự điều chỉnh của thuế mà còn
lan sang những lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Tác
động lan truyền có thể diễn ra nhanh chóng, tức thì cũng
có thể kéo dài. Tác động chỉ dừng lại khi nền kinh tế
điều tiết các nguồn lực ở mức cân bằng mới. Vì thế,
thuế có tác dụng phân bổ lại nguồn lực xã hội.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.3. Các mối quan hệ tương đương của thuế và mô hình Harberger
6.1.3.1. Các mối quan hệ tương đương của thuế
Giả sử nền kinh tế chỉ đơn giản gồm hai ngành sản xuất là lương thực (F) và máy
móc công nghệ (M) với hai yếu tố đầu vào là lao động (L) và vốn (K), nền kinh tế không
có tiết kiệm, tức là các yếu tố đầu vào được toàn dụng để sản xuất hàng hóa.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.3. Các mối quan hệ tương đương của thuế và mô hình Harberger
6.1.3.1. Các mối quan hệ tương đương của thuế
Có thể có chín loại thuế được chính phủ sử dụng như sau:
TKF: Thuế đánh vào vốn dùng cho sản xuất hàng lương thực
TKM: Thuế đánh vào vốn dùng cho sản xuất hàng máy móc công nghệ
TLF: Thuế đánh vào lao động dùng cho sản xuất hàng lương thực
TLM: Thuế đánh vào lao động dùng cho sản xuất hàng máy móc công nghệ
TF: Thuế tiêu dùng đánh vào hàng lương thực
TM: Thuế tiêu dùng đánh vào hàng máy móc công nghệ
TL: Thuế đánh vào lao động dùng cho sản xuất cả hai ngành
TK: Thuế đánh vào vốn dùng cho sản xuất cả hai ngành
T: Thuế thu nhập nói chung.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.3. Các mối quan hệ tương đương của thuế và mô hình Harberger
6.1.3.1. Các mối quan hệ tương đương của thuế
Bốn loại thuế đầu chỉ đánh vào các yếu tố sản
xuất trong một ngành nhất định nên được gọi là thuế
chọn lọc đánh vào yếu tố sản xuất.

Với những loại thuế đã nêu, sự kết hợp một vài


loại thuế này có thể tương đương với một loại thuế
khác. Ví dụ, thuế tiêu dùng đánh vào hàng lương
thực và hàng máy móc công nghệ cùng một mức
thuế thì có thể coi tương đương với thuế đánh vào
thu nhập cá nhân, vì làm cho đường giới hạn ngân
sách của cá nhân dịch chuyển song song vào phía
trong.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.3. Các mối quan hệ tương đương của thuế và mô hình Harberger
6.1.3.1. Các mối quan hệ tương đương của thuế
Tương tự, thuế đánh cùng một mức vào vốn và
lao động trong một ngành tương đương đương thuế
tiêu dùng đánh vào ngành đó, vì cùng làm giá hàng
hóa tăng. Các quan hệ tương đương của thuế thể
hiện hình sau:

Các mối quan hệ tương đương của thuế được


thể hiện theo cột hoặc theo hàng. Muốn xác định
phạm vi ảnh hưởng của một tập hợp thuế nào thuộc
cùng một cột hay hàng chỉ cần xác định phạm vi ảnh
hưởng của hai loại thuế thì có thể suy ra phạm vi
ảnh hưởng của loại thuế còn lại
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.3. Các mối quan hệ tương đương của thuế và mô hình Harberger
6.1.3.2. Mô hình Harberger

Harberger (1974) là người tiên phong trong việc vận dụng mô hình cân bằng toàn bộ để
phân tích ảnh hưởng của thuế. Tác động của một số loại thuế theo mô hình Haberger như sau:

Tác động của thuế tiêu dùng đánh vào sản phẩm

Thuế đánh vào sản phẩm của một ngành làm giá sản phẩm tăng, tiêu dùng giảm, sản xuất ít đi,
dư thừa yếu tố đầu, dẫn đến giảm giá của các yếu tố đầu vào của ngành đó. Sự giảm giá tương
đối này diễn ra ở tất cả khu vực trong nền kinh tế và lan đến cả các nhân tố khác, gây ra giảm
giá chung ở các nhân tố đầu vào theo nguyên tắc “bình thông nhau”. Mức độ giảm giá phụ
thuộc ít nhiều vào: (1) Độ co giãn của cầu hàng hóa bị đánh thuế; (2) Sự khác nhau về tỷ lệ sử
dụng các yếu tố đầu vào giữa các ngành; (3) Khả năng thay thế giữa các yếu tố sản xuất
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.3. Các mối quan hệ tương đương của thuế và mô hình Harberger
6.1.3.2. Mô hình Harberger

Tác động của thuế thu nhập chung (T)

Thuế thu nhập tương đương với thuế đánh vào lao động và vốn với cùng một mức. Do các
nhân tố đầu vào (vốn và lao động) theo giả định là không thay đổi, nên không có sự dịch chuyển
thuế, cũng không có sự di chuyển nguồn lực giữa các khu vực, nên thuế đánh vào thu nhập của
các cá nhân và họ phải chịu toàn bộ gánh năng thuế.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.3. Các mối quan hệ tương đương của thuế và mô hình Harberger
6.1.3.2. Mô hình Harberger

Tác động của thuế lao động chung (TL) hoặc thuế vốn chung (TK).

Thuế lao động chung là thuế đánh vào lao động ở tất cả các ngành với tỷ lệ như nhau, vì
thế không có sự dịch chuyển lao động từ ngành này sang ngành khác. Tuy nhiên, nếu chỉ đánh
thuế vào lao động mà không đánh vào vốn thì lao động trở nên đắt đỏ hơn so với vốn, xuất hiện
sự thay thế vốn cho lao động trong nền kinh tế, làm giá vốn tăng, giá lao động bị điều chỉnh
giảm, kết quả sẽ có điểm cân bằng mới. Như vậy, đánh thuế vào lao động chung mà không
đánh thuế vào vốn hoặc ngược lại, làm cho giá cả của các nhân tố đầu vào tăng, lợi ích của
người lao động và người có vốn giảm.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.3. Các mối quan hệ tương đương của thuế và mô hình Harberger
6.1.3.2. Mô hình Harberger
Tác động của đánh thuế vào yếu tố sản xuất chọn lọc (TKF)
Giả sử nhà nước chỉ đánh thuế vào vốn sử dụng trong ngành sản xuất lương thực,
không đánh thuế lao động các ngành và không đánh thuế vốn trong ngành máy móc
công nghệ. Có hai hiệu ứng xuất hiện trong ngành sản xuất lương thực:
(i) Hiệu ứng đầu ra: Giá F tăng làm nhu cầu F giảm, cầu về M sẽ tăng. Giá cả hàng
hóa hai ngành có sự điều chỉnh về điểm cân bằng mới theo hướng tăng lên. Quy mô
sản xuất sẽ bị điều chỉnh, đồng thời nguồn lực hai ngành cũng sẽ bị điều chỉnh.
(ii) Hiệu ứng đầu vào: Vốn trở nên đắt đỏ hơn so với lao động, nên ngành sản xuất
lương thực có xu hướng thay thế vốn bằng lao động, cầu lao động sẽ tăng, cầu vốn
giảm, giá vốn và lao động trong ngành lương thực nói riêng và hai ngành nói chung
điều có xu hướng tăng.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.3. Các mối quan hệ tương đương của thuế và mô hình Harberger
6.1.3.2. Mô hình Harberger

Tác động của thuế đánh vào yếu tố chọn lọc được mô tả bởi sơ đồ sau:
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập


6.1.3. Các mối quan hệ tương đương của thuế và mô hình Harberger
6.1.3.2. Mô hình Harberger
Kết hợp cả hiệu ứng đầu vào đầu ra, một nhân tố vốn hoặc lao động có thể tăng hoặc giảm
một cách tương đối do công hưởng hoặc triệt tiêu lẫn nhau. Mô hình phân tích Harberger dựa
trên một số giả định sau:
(1) Các hãng sản xuất đều sự bổ sung hai nhân tố vốn và lao động, quy mô đầu ra tỷ lệ
thuận với các nhân tố đầu vào và có sự linh hoạt trong thay đổi cơ cấu nhân tố đầu vào.
(2) Vốn vào lao động được tự do di chuyển giữa các ngành, các lĩnh vực.
(3) Thị trường là cạnh tranh hoàn hảo, lợi ích biên cân bằng với chi phí biên của sản phẩm.
(4) Tổng các nhân tố đầu vào là cố định.
(5) Người tiêu dùng có khẩu vi tiêu dùng như nhau
(6) Tổng thu nhập xã hộ trước và sau khi đánh thuế là không thay đổi.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.1. Thuế và phân phối thu nhập

TÓM TẮT
(1) Việc đánh thuế, phí tạo nguồn thu tài chính cho nhà nước chắc chắn có
ảnh hưởng đến giá cả và phân phối thu nhập giữa các chủ thể thị trường. Gánh
nặng thuế theo luật không phải lúc nào cũng đúng với gánh nặng thực tế. Phân
tích tác động của thuế giúp ta nhận diện gánh nặng thực sự rơi vào ai.
(2) Trong mối cân bằng toàn bộ, tác động của thuế không chỉ ở đối tượng
trực tiếp chịu thuế mà còn lan truyền đến các đối tượng khác.
(3) Có thể dùng mối quan hệ tương đương của thuế để phân tích tác động
của các loại thuế trên thị trường.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.2. Thuế và hiệu quả

Việc đánh thuế, phí của nhà nước như thế nào cũng có thể gây ra hiệu ứng
thu nhập và hiệu ứng thay thế. Với hiệu ứng thu nhập, phúc lợi xã hội khôg bị
mất gì vì thu nhập chỉ chuyển từ người nộp thuế sang cho nhà nước. Với hiệu
ứng thay thế, các quyết định kinh tế bị điều chỉnh so với nguyên trạng. Vì thế,
thuế có thể gây ra phi hiệu quả nhưng cũng có thể góp phần đưa nền kinh tế
tiếp cận gần với trạng thái hiệu quả.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.2. Thuế và hiệu quả


6.2.1. Gánh nặng phụ trội của thuế.

Khi nhà nước đánh thuế, một phần thu nhập


của các cá nhân được chuyển cho nhà
nước. Tuy nhiên, ngoài phần chuyển giao
này, thuế cũng gây ra phi hiệu quả - đó là sự
tổn thất vô ích hay còn gọi là gánh nặng phụ
trội (Excess burden). Hình sau sẽ mô tả
gánh nặng phụ trội.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.2. Thuế và hiệu quả


6.2.1. Gánh nặng phụ trội của thuế.

Giả sử một cá nhân chỉ tiêu dùng hai loại hàng hóa
là gạo và vải. Đường ngân sách tiêu dùng của các nhân
là đường AB, kết hợp với đường bàng quan (i), cá nhân
có thỏa dụng tiêu dùng mức tối ưu tại điểm E1, với số
lượng vải là V1 và giạo là G1. Bây giờ nhà nước đánh
thuế tiêu dùng vào vải với thuế suất là t (giả sử 50%) và
thuế này do người tiêu dùng gánh chịu tòan bộ. Giá vải
tăng lên, số mua vải ít đi, trong khi số gao mua không
thay đổi (thu nhập cố định). Đường giới hạn ngân sách
trờ thành đường AD, điểm thỏa dụng mới là E2, vớ G2 số
gạo và V2 số vải.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.2. Thuế và hiệu quả


6.2.1. Gánh nặng phụ trội của thuế.
So với đường ngân sách cũ, nếu cá nhân tiêu thụ V2
số vải thì được tiêu thụ G’ số gạo. Như vậy đoạn G2G’
chính là số thuế tính bằng gạo mà nhà nước thu thuế
tiêu thụ vải, chính là đoạn KE2, ký hiệu là T. Như vậy,
ngoài phần thuế nộp cho nhà nước, người tiêu dùng có
thiệt hại gì nữa không?
Giả sử thay vì nhà nước thu thuế tiêu dùng vải thì
nhà nước thu một thứ thuế trọn gói (thuế thu nhập chẳng
hạn) bằng số thuế đánh vào vải (T).
Khi đó đường giới hạn ngân sách tiêu dùng cá nhân
dịch chuyển song song vào trong một đoạn T đi qua
điểm E2, thành đường G’C. Điểm thỏa dụng mới là E3,
có đường bàng quan (iii) tiến xa gốc tọa độ hơn đường
bàng quan (ii), do đó cá nhân tiêu dùng thỏa dụng hơn
tại điểm E2.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.2. Thuế và hiệu quả


6.2.1. Gánh nặng phụ trội của thuế.

Sở dĩ có hiện tượng này là vì đánh thuế phân biệt,


tức chỉ đánh vào tiêu dùng vải mà không đánh thuế cả
hai mặt hàng, đã gây ra hai tác động:

Thứ nhất, thu nhập cá nhân bị giảm đi tương ứng


với phần thuế nộp cho nhà nước, đường thỏa dụng dịch
chuyển vào phía trong có mức thỏa dụng thấp hơn, tác
động này gọi là tác động thu nhập.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.2. Thuế và hiệu quả


6.2.1. Gánh nặng phụ trội của thuế.

Thứ hai, do chỉ đánh thuế vào vải, nên giá vải đắt đỏ
hơn, người tiêu dùng có xu hướng mua gạo nhiều hơn
vải nên điểm thỏa dụng dịch chuyển từ E3 thành E2, đây
là tác động thay thế, gây ra sự mất thêm thỏa dụng, đây
gọi là gánh nặng phụ trội.

Gánh nặng phụ trội có thể xuất iện ở thị trường tiêu
dùng, thị trường lao động hoặc thị trường vốn khi có xuất
hiện hiệu ứng thay thế từ nguyên nhân thuế. Do vậy ,
trong nền kinh tế đạt hiệu quả, thuế lý tưởng là thuế
không gây nên hiệu ứng thay thế hoặc hiệu ứng thay thế
bị tối thiểu hóa.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.2. Thuế và hiệu quả


6.2.2. Đo lường gánh nặng phụ trội của thuế đánh vào hàng tiêu dùng

Khoảng cách giữa đường thỏa dụng (ii) và (iii) hình trên được hiểu là thước đo
gánh nặng phụ trội. Tuy nhiên trên thực tế khóa đo lường được. Các nhà nghiên cứu
dùng phương pháp đơn giản hơn là dựa vào sự thay đổicủa thặng dư sản xuất và
thặng dư tiêu dùng để đánh giá. Ta có hình sau mô tả sự mất mát phúc lợi xã hội do
tác động của việc đánh thuế vào một loại hàng hóa nào đó:
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.2. Thuế và hiệu quả


6.2.2. Đo lường gánh nặng phụ trội của
thuế đánh vào hàng tiêu dùng

Khoảng cách giữa đường thỏa dụng (ii)


và (iii) hình trên được hiểu là thước đo gánh
nặng phụ trội. Tuy nhiên trên thực tế khóa đo
lường được. Các nhà nghiên cứu dùng
phương pháp đơn giản hơn là dựa vào sự
thay đổicủa thặng dư sản xuất và thặng dư
tiêu dùng để đánh giá. Ta có hình sau mô tả
sự mất mát phúc lợi xã hội do tác động của
việc đánh thuế vào một loại hàng hóa nào đó:
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.2. Thuế và hiệu quả


6.2.2. Đo lường gánh nặng phụ trội của thuế
đánh vào hàng tiêu dùng

Do bị đánh thuế nên cầu tiêu dùng của hàng


hóa đó dịch chuyển xuống dưới một đoạn đúng
bằng số thuế nhà nước thu được. Cân bằng thị
trường dịch chuyển từ E0 xuống E2, với mức sản
xuất và tiêu dùng là Q1 với giá là P2, nhưng người
mua phải trả với giá P1, chênh lệch P1 và P2 chính
là số thuế phải nộp. Tổng số thuế nhà nước thu là
diện tích hình chữ nhật E1P1E2P2, trong đó người
tiêu dùng và người sản xuất cùng gánh chịu thuế.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.2. Thuế và hiệu quả


6.2.2. Đo lường gánh nặng phụ trội của thuế đánh
vào hàng tiêu dùng

Khi chưa có thuế, thặng dư tiêu dùng (là chênh


lệch giữa lượng mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho
một hàng hóa với lượng mà người đó thực sự phải
trả) là tam giác AP0E0. Sau khi đánh thuế, thặng dư
tiêu dùng chỉ còn AP1E1, tức bị giảm đi phần diện tích
hình thang P1E1E0P0, trong đó diện tích hình chữ nhật
P1E1HP0 chính là phần thuế mà nhà nước lấy của
người tiêu dùng. Tam giác E1HE0 là phần mất trắng,
chính là gánh nặng phụ trội với người tiêu dùng.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.2. Thuế và hiệu quả


6.2.2. Đo lường gánh nặng phụ trội của thuế đánh vào
hàng tiêu dùng

Tương tự, trước khi có thuế, thặng dư nhà sản xuất (là
chênh lệch giữa tổng doanh thu mà người bán nhận được
từ việc bán một lượng hàng hóa nhất định và tổng chi phí
biến đổi để sản xuất số hàng hóa đó) là tam giác P0BE0.
Sau khi có thế, thặng dư chỉ là tam giác P2BE2, tức là thặng
dư bị mất đi phần hình thang P0E0E2P2, trong đó phần diện
tích hình chữ nhật P2E2HP0 là phân thuế nhà sản xuất nộp
cho nhà nước, phần mất trắng là diện tích tam giác E2HE0.
Đây chính là gánh nặng phụ trội đối với nhà sản xuất.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.2. Thuế và hiệu quả


6.2.2. Đo lường gánh nặng phụ trội của thuế đánh vào
hàng tiêu dùng

Tổng hợp lại, gánh nặng phụ trội do thuế gây ra là diện
tích tam giác E1E0E2, ta có công thức tính diện tích tam
giác này:

𝑇𝑥∆𝑄
∆𝑤 =
2

trong đó T là mức thuế và ΔQ là sự thay đổi sản lượng do


thuế gây ra.
CHƯƠNG 6: THUẾ
6.2. Thuế và hiệu quả
6.2.3. Đo lường gánh nặng phụ trội của thuế trong các
thị trường khác

Gánh nặng phụ trội của thuế thu nhập cá nhân:

Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường được quan niệm
là ít gây ra gánh nặng phụ trội, vì thực chất là tác động thu
nhập. Tuy nhiên, thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh vào phần
thu nhập có được do các nhân đi làm dưới dạng tiền
lương, tiền công (làm ở thị trường), mà không đánh vào
phần thu nhập do các nhân tự phục vụ (nội trợ). Do vậy,
thực chất thuế thu nhập cá nhân só sự phân biệt giữa lao
động do đi làm và lao động nội trợ. Sự đánh thuế phân biệt
này gây ra tác động thay thế lao động nội trợ cho lao động
thị trường và tạo ra gánh nặng phụ trội. Ta xem hình sau:
CHƯƠNG 6: THUẾ
6.2. Thuế và hiệu quả
6.2.3. Đo lường gánh nặng phụ trội của thuế trong các
thị trường khác

Gánh nặng phụ trội của thuế thu nhập cá nhân:

Đoạn OO’ là tổng quỹ thời gian làm việc nội trợ và làm
ngoài thị trường của cá nhân tính bằng giờ công. Đường
MIm và MIh thể hiện mức thu nhập biên/giờ công lao động.
Cá nhân sẽ phải lựa chon phân chia thời gian sao cho tổng
lợi ích là lớn nhất. Điểm phân chia hợp lý giả định là điểm
H với mức lương tương ứng là W1.

Giả sử nhà nước đánh thuế vào thu nhập ở thị trường
cho mỗi giờ lao động là T, khi đó đường thu nhập biên dịch
MIm chuyển song song xuống dưới một đoạn bằng T, chính
là đường MI’m. Điểm phân chia tối ưu mới là điểm H’.
CHƯƠNG 6: THUẾ
6.2. Thuế và hiệu quả
6.2.3. Đo lường gánh nặng phụ trội của thuế trong các
thị trường khác

Gánh nặng phụ trội của thuế thu nhập cá nhân:

Trước khi có thuế, tổng lợi ích của các nhân là hình đa
giác OIEAO’. Sau khi bị đánh thuế, tổng lợi ích là hình đa
giác OIDBO’, giảm phần diện tích hình thang AEDB, trong
đó diện tích hình bình hành ABDC chính là số thu thuế của
nhà nước, như vậy phần mất trắng là hình tam giác CDE,
chính là gánh nặng phụ trội. Diện tích phần tam giác này
được tính
𝑇𝑥∆𝐻
∆𝐶𝐷𝐸 =
2
Trong đó ΔH là số giờ thay đổi của giờ làm việc thị
trường (đoạn HH’), T là mức thuế trên một giờ lao động.
CHƯƠNG 6: THUẾ
6.2. Thuế và hiệu quả
6.2.3. Đo lường gánh nặng phụ trội của thuế trong các
thị trường khác

Gánh nặng phụ trội của thuế nhập khẩu

Thặng dư người tiêu dùng trước khi có thuế là toàn bộ


tam giác DCC’, sau khi có thuế nhập khẩu, thặng dư của
người tiêu dùng là tam giác DFF’, như vậy phần giảm sút
thặng dư của người tiêu dùng chính là hình thang F’FCC’.

Đối với nhà sản xuất trong nước, thặng dư trước khi có
thuế nhập khẩu là C’KI, sau khi có thuế nhập khẩu, thặng
dư của nhà sản xuất là tam giác F’IJ. Do vậy, hình thang
F’JKC’ chính là phần thặng dư tăng đối với nhà sản xuất.
Phần hình chữ nhật JFGH là phần thuế nhập khẩu mà nhà
nước thu được.
CHƯƠNG 6: THUẾ
6.2. Thuế và hiệu quả
6.2.3. Đo lường gánh nặng phụ trội của thuế trong các
thị trường khác
Gánh nặng phụ trội của thuế nhập khẩu
Như vậy, thặng dư của người tiêu dùng chỉ chuyển
thành thặng dư của nhà sản xuất ở hình thang F’JKC’ và
nộp thuế cho nhà nước ở hình chữ nhật JFGH. Phần còn
lại là các tam giác JKH và FGC là phần mất trắng do thuế
nhập khẩu gây ra, gọi là gánh nặng phụ trội thuế nhập
khẩu.
Phần mất trắng JKH liên quan đến tăng sản lượng sản xuất
trong nước, nó thể hiện sự mất mát gây ra do hiệu ứng
thay thế hàng hóa nhập khẩu bằng hàng hóa trong nước.
Phần mất trắng FGC liên quan đến hiệu ứng thay thế tiêu
dùng của hàng hóa khác thay cho hàng hóa nhập khẩu do
giá tăng lên tương đối.
CHƯƠNG 6: THUẾ
6.2. Thuế và hiệu quả
6.2.3. Đo lường gánh nặng phụ trội của thuế trong các
thị trường khác
Gánh nặng phụ trội của thuế nhập khẩu
Như vậy, gánh nặng phụ trội thế nhập khẩu là gánh
nặng kép:

Về phía sản xuất, nó là diện tích tam giác JHK:


𝑇𝑥∆𝑄𝑠𝑥
∆𝐽𝐻𝐾 =
2
Về phía tiêu dùng, nó là diện tích tam giác FGC:
𝑇𝑥∆𝑄𝑡𝑑
∆𝐹𝐺𝐶 =
2
𝑇(∆𝑄𝑠𝑥 +∆𝑄𝑡𝑑)
Tổng cộng gánh nặng phụ trội là
2

Trong đó, ΔQsx là sự thay đổi (tăng sản lượng ) của sản xuất nội địa; ΔQtd là sự thay
đổi (giảm sản lượng ) của hàng nhập khẩu.
CHƯƠNG 6: THUẾ
6.2. Thuế và hiệu quả
6.2.4. Gánh nặng phụ trội trong môi trường cân bằng toàn bộ

Khái niệm gánh nặng phụ trội được đề cập như trên mới chỉ xét trong phạm vi
cục bộ, tức chưa tính đến tác động lan truyền của nó trong nền kinh tế. Trong thực
tế tác động của thuế sẽ dẫn đến sự tác động qua lại của gánh nặng phụ trội ở các
thị trường khác nhau.
CHƯƠNG 6: THUẾ
6.2. Thuế và hiệu quả
6.2.4. Gánh nặng phụ trội trong môi trường cân bằng toàn bộ

Vì vậy xét trong mối cân bằng toàn bộ thì gánh nặng phụ trội không còn nguyên như
cũ, mà có thể bù trừ, hoặc triệt tiêu từ thị trường khác. Ví dụ như 6.2.1 gánh nặng phụ trội
được giả định rằng không có tác động đến giá gạo, do đó đường ngân sách sau thuế
chuyển sang đường AD. Tuy nhiên, xét trong mối cân bằng tổng thể, đánh thuế vào vải làm
vải đắt lên, người tiêu dùng mua vải ít đi, ngành sản xuất vải bị thu hẹp, các yếu tố đầu vào
được giải phóng sẽ được thu dùng vào các ngành khác như ngành lương thực. Sản lượng
lương thực sản xuất sẽ tăng, giả sử nhiều hơn người tiêu dùng mua dẫn đến giá gạo sẽ rẽ
đi. Đường ngân sách sẽ là đường bắt đầu cao hơn điểm A trên trục tung và có độ dốc hơn,
đường bàn quang (ii) và (iii) sẽ càng xa gốc tọa độ và gần nhau hơn, tổng thể gánh nặng
phụ trội sẽ ít hơn
CHƯƠNG 6: THUẾ
6.2. Thuế và hiệu quả
6.2.4. Gánh nặng phụ trội trong môi trường
cân bằng toàn bộ

Ta xem hình sau mô tả ảnh hưởng tích cực


của ngành sản xuất lương thực do tác động của
thuế đánh vào ngành sản xuất vải:

Khi vải bị đánh thuế, đường cung bị dịch


chuyển và điểm cân bằng mới là E’v, gánh nặng
phụ trội ở thị trường vải là tam giác E’vEvA. Do Khi đó nhu cầu lương thực tăng lên do
tác động thay thế nên người tiêu dùng vải ít đi, người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng gạo
nguồn lực sản xuất vải chuyển sang ngành sản nhiều hơn, điểm cân bằng mới là E’g. Thặng dư
xuất lương thực, giả sử đường cung lương thực tiêu dùng tăng từ tam giác CSEg thành tam giác
có chi phí biên không đổi. BSE’g. Phần thặng dư tăng thêm là hình thang
BCEgE’g.
CHƯƠNG 6: THUẾ
6.2. Thuế và hiệu quả
6.2.4. Gánh nặng phụ trội trong môi trường
cân bằng toàn bộ

Phần thặng tiêu dùng và sản xuất ngành


gạo có thể bù trừ bớt phần gánh nặng phụ trội ở
ngành vải, có những trường hợp nó triệt tiêu
hoặc lớn hơn gánh nặng phụ trội ngành vải. Do
đó, thuế phân biệt không phải là chính sách tồi.

Nhà nước có thể đánh thuế vào những hàng hóa không khuyến dụng để chuyển nguồn lực
sang các ngành hữu ích hơn, tăng phúc lợi xã hội. Trường hợp đó, việc đánh thuế phân
biệt có chủ đích thực sự là đưa nền kinh tế tiến gần hơn đến trạng thái Pareto.
CHƯƠNG 6: THUẾ
6.2. Thuế và hiệu quả
6.2.5 Quy tắc Ramsey về giảm thiểu gánh nặng phụ trội.

Ta biết rằng thuế trọn gói (thuế tổng) đánh vào cá nhân hoặc đánh thuế sao cho tỷ lệ
điều tiết với tất cả hàng hóa như nhau sẽ không phát sinh gánh nặng phụ trội. Tuy nhiên,
thực tế thì phát sinh gánh năng phụ trội là không thể tránh khỏi.

Ví dụ, một công dân chỉ sử dụng haii loại hàng hóa X và Y và phải có thời gian nghỉ
ngơi, giải trí. Gái hàng hóa X là Px, hàng hóa Y là Py. Lương của một giờ làm việc là W. Toàn
bộ quỹ thời gian bao gồm làm việc và nghỉ ngơi trong năm là T, thời gian nghỉ ngơi là L (có
thể xem là hàng hóa tiêu dùng nghỉ ngơi giải trí). Ta có đường giới hạn ngân sách của công
dân này là:

W(T-L) = PxX+PyY → WT= PxX+PyY+WL


CHƯƠNG 6: THUẾ
6.2. Thuế và hiệu quả
6.2.5 Quy tắc Ramsey về giảm thiểu gánh nặng phụ trội.

Giả sử, nhà nước đánh thuế lên hàng hóa X, Y và thời gian nghỉ ngơi L với cùng mức thuế
suất là t, đường giới hạn ngân sách trờ thành:
WT= (1+t)PxX+(1+t)PyY+(1+t)WL→ WT/(1+t)= PxX+PyY+WL
Tuy nhiên T là toàn bộ quỹ thời gian, tức là cố định cho dù thuế suất hay mức lương có thay
đổi. Do vậy thuế đánh như trên còn là thuế trọn gói hay thuế tổng, không phát sinh gánh
nặng phụ trội. Tuy nhiên điều này là phi thực tế khi chính phủ lại đánh thuế vào thời gian
nghỉ ngơi của công dân. Từ đó, phát sinh vấn đề gánh nặng phụ trội do thuế gây ra là khó
tránh khỏi.
CHƯƠNG 6: THUẾ
6.2. Thuế và hiệu quả
6.2.5 Quy tắc Ramsey về giảm thiểu gánh nặng phụ trội.

Vậy chỉ có thể tìm cách giảm thiểu tối đa gánh nặng phụ trội. Quy tắc Ramsey phát biểu như
sau: Thuế cần phải được định đoạt sao cho gánh nặng phụ trội biên do mỗi đồng thuế thu
được tăng thêm phải bằng nhau với mọi hàng hóa. Muốn vậy, mức thuế phải đảm bảo sao
cho % lượng cầu giảm sút của tất cả hàng hóa là như sau. Ví dụ như, nếu thị trường có hai
loại hàng hóa X và Y thì gánh nặng phụ trội sẽ thấp nhất nếu %Δx=%Δy. Nguyên tắc này dẫn
đến một hệ quả là cần đánh thuế theo tỷ lệ nghịch với độ co giãn của cầu hàng hóa. Hàng
hóa có cầu co giãn lớn thì chỉ cần một mức thuế nhỏ cũng có thể gây ra một sư thay đổi lớn
của cầu. Ngược lại, nếu hệ số co giãn của cầu là nhỏ thì phải cần có mức thuế suất cao mới
có thể đưa đến một sự thay đổi lớn về cầu.
CHƯƠNG 6: THUẾ
6.2. Thuế và hiệu quả
6.2.5 Quy tắc Ramsey về giảm thiểu gánh nặng phụ trội.

Ta có công thức như sau:

𝑡𝑥 ɛ𝑦
=
𝑡𝑦 ɛ𝑥
Trong đó, tx và ty là thế suất đánh vào hàng hóa X và Y; ɛx và ɛy là hệ số co giãn cầu của
hàng hóa X và Y.

Corlett-Hague đã chứng minh một hệ quả quan trọng của nguyên tắc Ramsey là nếu không
đánh thuế trực tiếp vào “hàng hóa nghỉ ngơi” thì có thể đánh vào các hàng hóa tiêu dùng liên
quan đến nghỉ ngơi giải trí để qua đó gián tiếp đánh vào nó. Đây là cơ sở cho việc đánh thuế
tiêu dùng đặc biệt vào các hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu hưởng thu cao cấp…
CHƯƠNG 6: THUẾ
6.2. Thuế và hiệu quả
6.2.5 Quy tắc Ramsey về giảm thiểu gánh nặng phụ trội.

Quy tắc Ramsey nói trên ban đầu dựa vào giả định X và Y là độc lập, không bị ảnh hưởng
giá cả lẫn nhau. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho rằng quy tắc này cũng cũng với các loại
hàng hóa bổ sung hoặc thay thế.

Những phân tích trên cho thấy: Việc đánh thuế không chỉ là điều tiết thu nhập mà còn gây ra
gánh nặng phụ trội. Mức độ của tác động tạo ra gánh nặng phụ trội tùy thuộc vào phản ứng
của thị trường đối với chính sách thuế theo các cơ chế lan truyền phức tạp.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.3. Đánh thuế hiệu quả và công bằng

6.3.1. Tính hiệu quả

Hiệu quả luôn là mục tiêu và là yêu cầu tất yếu đặt ra với tất cả các công cụ kinh tế của
nhà nước. Tính hiệu quả của hê thống thuế đứng trên hai giác độ:

Thứ nhất, hiệu quả tác động đến nền kinh tế, còn gọi là hiệu quả kinh tế. Hệ thống thuế
hiệu quả nếu không hoặc chỉ can thiệp thấp nhất các quyết định kinh tế và sự phân bổ nguồn
lực tối ưu, hạn chế gánh nặng phụ trội. Ngoài ra, nếu nền kinh tế chưa đạt trạng thái tối ưu
như còn sự độc quyền ngoại ứng tiêu cực, tiêu dùng quá mức hàng hóa phi khuyến dụng,
thờ ơ hàng hóa khuyến dụng….thì chính sách thuế điều chỉnh để dưa nền kinh tế về trạng
thái cân bằng tối ưu.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.3. Đánh thuế hiệu quả và công bằng

6.3.1. Tính hiệu quả

Thứ hai, hiệu quả nhìn từ góc độ lợi ích-chi phí. Có 2 loại chi phí hành chính phát
sinh: Chi phí vận hành quản lý thu thuế và chi phí chấp hành, tuân thủ luật thuế. Một hệ
thống thuế hiệu quả là hệ thống có tỷ lệ số thu cao nhất trên một đồng chi phí hành chính.
Để đảm bảo điều này, yêu cầu hệ thống thuế:
- Một là, đảm bảo năng suất thu càng cao càng tốt. Theo Okun, cứ $1 thuế thu được
từ người giàu, khi đến tay người nghèo còn lại 50 cent do nhiều nguyên nhân như: Tăng chi
phí hành chính thực hiện phân phối lại; Giảm động cơ làm việc; Giảm động cơ tiết kiệm;
Những tác động xấu về mặt tâm lý xã hội…Do vậy đòi hỏi hệ thống thuế phải có năng suất.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.3. Đánh thuế hiệu quả và công bằng

6.3.1. Tính hiệu quả

Nhà kinh tế học người Mỹ Arthur E, Laffer (1979) là người đầu tiên đưa ra mối quan
hệ giữa thuế suất và số thuế thu được mô tả như hình sau. Đường công lý thuyết Laffer cho
biết, ban đầu thuế suất tăng, thì số thu thuế cũng tăng, khi thuế suất tăng đến mức nào đó
thì số thu thuế không tăng mà giảm.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.3. Đánh thuế hiệu quả và công bằng

6.3.1. Tính hiệu quả

- Hai là, cho dù các sắc thuế đã có năng suất đảm bảo
thì vẫn cần thiết phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực thi, dễ
kiểm tra, rõ ràng, chắc chắn thuận tiện cho công tác quản
lý, nhằm tối thiểu hóa chi phí hành chính.

- Ba là, trong chừng mục cho phép, khi thiết kế hệ


thống thuế, nguyên tắc trọng yếu nên được vận dụng để
nâng cao hiệu quả quản lý, đơn giản hóa chính sách. Ví
dụ như khi xác định số thuế với các đối tượng nhỏ lẻ, số
thu ít, khó quản lý thì có thể sử dụng phương pháp khoán.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.3. Đánh thuế hiệu quả và công bằng

6.3.2. Tính công bằng

Công bằng là một đòi hỏi khách quan của bất kỳ hệ thống thuế nào. Công bằng không
chỉ đòi hỏi có tính chất xã hội-chính trị mà còn có ý nghĩa kinh tế.

Tính chất xã hội-chính trị của sự công bằng được thể hiện ở chỗ nó phản ánh quyền
cơ bản của con người – quyền bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội.

Tính chất kinh tế của sự công bằng ở chỗ nó là một trong những động lực của sự phát
triển. Quy luật thỏa dụng biên giảm dần theo quy mô thu nhập là một thực tế khách quan.
Điều đó hàm ý rằng sự chênh lậch thái quá về thu nhập giữa những cá nhân sẽ tạo ra sự
kiềm hãm phát triển kinh tế do tổng thỏa dụng của xã hội không đạt tối ưu.
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.3. Đánh thuế hiệu quả và công bằng

6.3.2. Tính công bằng

Công bằng trong hệ thống thuế thường được hiểu trên hai góc độ:

Công bằng ngang: Là sự đối xử thuế như nhau với người có tình trạng như
nhau, như thuế tiêu dùng đánh vào người mua hàng hóa giống nhau thì phải nộp thuế
giống nhau.
Công bằng dọc: Là người có khả năng nộp thuế nhiều hơn thì phải nộp thuế
nhiều hơn, như thuế đánh vào thu nhập, tài sản…
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.3. Đánh thuế hiệu quả và công bằng

6.3.3. Tính rõ ràng, minh bạch

Hệ thống thuế phải được thiết kế dựa trên định hướng chiến lược rõ ràng cho cả một
thời kỳ tương đối dài về tỷ lệ thu, thể hiện rõ chủ trương khuyến khích hay hạn chế một số
ngành, lĩnh vực và phài được cụ thể hóa.

Mỗi sắc thuế phải đơn giản, dễ hiểu, ổn định và bao quát, đầy đủ các yếu tố cấu thành
như đối tượng chịu thuế, đối tượng tính thuế, người nộp thuế, căn cứ, phương pháp tính,
thời hạn nộp, các ưu đã, miễn giảm và thời hạn áp dụng…
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.3. Đánh thuế hiệu quả và công bằng

6.3.4. Tính linh hoạt

Song song với sự ổn định về mặt pháp lý, hệ thống thuế cần chứa đựng những yếu tố
có tính linh hoạt về mặt kỹ thuật ở hai khóa cạnh:

- Linh hoạt thông qua khả năng tự điều chỉnh: là sự hàm chứa khả năng tự điều chỉnh
để thích ứng với biến đổi của hoàn cảnh kinh tế. Như các loại thuế tính tỷ lệ phần trăm
hoặc tỷ lệ lũy tiến trên đối tượng tính thuế, nó sẽ tăng giảm theo tính hiệu của nền kinh tế.

- Linh hoạt thông qua điều chỉnh ngoại lệ: Tính ngoại lệ thông qua những điều khoản
riêng làm mềm hóa giá trị cốt lõi của thuế, như miễn giảm, ưu đãi thuế…
CHƯƠNG 6: THUẾ

6.3. Đánh thuế hiệu quả và công bằng

6.3.5. Tính thông lệ và cạnh tranh quốc tế

Tính thông lệ quốc tế thể hiện mức độ tương đối của hệ thống thuế của
các quốc gia khác trên thế giới.

Tính cạnh tranh quốc tế được thể hiện bởi lợi thế so sánh về thuế trong
việc thu hút các nguồn lực quốc tế so với các nước khác.
CHƯƠNG 6: THUẾ

TÓM TẮT

- Việc đánh thuế không chỉ gây tác động thu nhập mà còn gây hiệu ứng thay thế.
Chính hiệu ứng thay thế là nguyên nhân gây nên sự mất mát phúc lợi xã hội với giả định
trước khi có thuế thì nên kinh tế đạt hiệu quả Pareto. Sự mất mát đó gọi là gánh nặng
phụ trội do thuế gây ra.

- Trong mối cân bằng cục bộ, gánh nặng phụ trội có thể đo lường bằng sự giảm
thặng dư sản xuất và tiêu dùng khi thị trường đạt điểm cân bằng mới. Gánh nặng phụ
trội phụ thuộc vào hệ số co giãn cung cầu và mức thuế suất.

- Trong mối cân bằng toàn bộ, đo lường gánh nặng phụ trội phức tạp hơn nhiều do
có sự ảnh hưởng lẫn nhau theo hiệu ứng dây chuyền.

- Giảm thiểu gánh nặng phụ trội là mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách.
Ramsay gợi ý rằng mức thuế nên được định đoạt theo nguyên tắc ngịch đảo với hệ số
co giãn cầu về hàng hóa. Nếu hệ số cầu càng lớn thì thuế suất nên càng nhỏ.
Thank you!
CHƯƠNG 6: THUẾ

CÂU HỎI THẢO LUẬN

Câu 1. Phân tích gánh nặng thuế danh nghĩa và gánh nặng thuế thực tế trong các
loại thuế tại Việt Nam.

Câu 2. Cho ví dụ để chứng minh: Đánh thuế phân biệt vào một loại hàng hóa dịch
vụ có ảnh hưởng đến những loại hàng hóa dịch vụ không chịu thuế. Ảnh hưởng này tích
cực hay tiêu cực theo ý nghĩa hiệu quả Pareto.

Câu 3. Trong những trường hợp nào thì việc tăng thuế của nhà nước không ảnh
hưởng đến sản lượng cung ứng? Dùng đồ thị chứng minh? Khi đó nhà nước có nên tiếp
tục tăng thuế để tăng thu ngân sách không? Tại sao.?
CHƯƠNG 6: THUẾ

CÂU HỎI THẢO LUẬN

Câu 4. Hãy giải thích rằng hành vi cá nhân bị tác động ra sao bởi những đặc tính
sau đây của luật thuế:

a- Những khoản quyên góp tư thiện được trừ ra khỏi thu nhập tính thuế

b- Bia bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

c- Tiền lãi về vốn vay bị đánh thuế

Câu 5. Hãy đề xuất chính sách thuế/trợ cấp đối với một loại ngoại tác tại Việt Nam.

Câu 6. Một lý do để áp thuế đối với việc tiêu thụ rượu là những người uống rượu
tạo ra những tác động tiêu cực đối với phần còn lại của xã hội - ví dụ như thông qua
hành vi gây rối hoặc lái xe khi say rượu. Nếu lý do này là chính xác, nếu không có thuế
của chính phủ, liệu người ta có xu hướng tiêu thụ quá nhiều, quá ít hoặc uống đúng
lượng rượu?
CHƯƠNG 6: THUẾ

CÂU HỎI THẢO LUẬN

Câu 7. Anh chị hãy cho biết thế nào là một hệ thống thuế tốt?

Câu 8. Vì sao nói nghiên cứu gánh nặng phụ trội trong mối cân bằng toàn bộ làm
cho hình ảnh về thuế bớt “xấu xí” hơn? Nêu một vài ví dụ.

Câu 9. Một trong những đặc điểm của hàng hóa dịch vụ đặc biệt là nhu cầu tiêu
dùng của chúng ít nhạy cảm với giá. Quy tắc Ramsey gợi ý cho ta nên đánh thuế cao
hay thấp vào những hàng hóa dịch vụ đặc biệt này? Giải thích vì sao?
CHƯƠNG 6: THUẾ

CÂU HỎI THẢO LUẬN

Câu 10. Xét trong môi trường cục bộ, cho biết phạm vi ảnh hưởng của thuế trong
các trường hợp sau:

a. Bộ Tài chính quyết định tăng thêm 2.000đ/lit xăng A95 nhập khẩu. Giả sử thị
trường xăng liên thông quốc tế, không áp dụng hạn ngạch hạn chế nhập khẩu.

b. Bộ Lao động yêu cầu doanh nghiệp tăng tỷ lệ nộp bảo hiệm y tế cho người lao
động từ 2% lên 5%.

c. Chính quyền quyết định tăng thuế đánh vào các biệt thự nghỉ dưỡng trên địa bàn.
CHƯƠNG 6: THUẾ

BÀI TẬP
Câu 1. Một loại sản phẩm có một phương trình đường cầu được xác định theo hàm số
Qd = 120 – 10P với P là giá sản phẩm (1.000 đồng), Q là số lượng sản phẩm. Nếu cung
sản phẩm co giãn hoàn toàn và thị trường cân bằng ở mức sản lượng 45 sản
phẩm/năm. Hãy: (1) Xác định mức giá cân bằng; (2). Xác định mức thuế 1 sản phẩm mà
chính phủ phải đánh vào nhà sản xuất để lượng cân bằng thị trường sau khi chính phủ
đánh thuế giảm xuống còn 30 sản phẩm/năm; (3) Xác định tổng số thuế mà chính phủ
thu được trong đó người sản xuất và người tiêu dùng phải chịu số thuế là bao nhiêu?.
Tổn thất phúc lợi do đánh thuế là bao nhiêu. Vẽ đồ thị minh họa.
CHƯƠNG 6: THUẾ

BÀI TẬP
Câu 2. Hàm số cung và cầu của một loại hàng hóa được cho như sau: Qd=2.500-20P;
Qs=10P-500. Trong đó Q là tấn, P là giá tính triệu đồng. Hãy: (1) Xác định giá và sản
lượng cân bằng; (2) Xác định thặng dư tiêu dùng (CS) và thặng dư sản xuất tại điểm
cân bằng; (3) Xác định giá và sản lượng cân bằng mới khi chính phủ áp thuế vào nhà
sản xuất là 6 triệu đồng/tấn. Số thuế khách hàng trả là bao nhiêu và nhà sản xuất trả là
bao nhiêu? Chính phủ thu được bao nhiêu?; (4) Tính thiệt hại thặng dư tiêu dùng, thặng
dư sản xuất và thặng dư xã hội khi áp dụng chính sách thuế trên; (5) Tính độ co giãn
của cầu và cung theo giá. Giải thích ý nghĩa. Thể hiện các kết quả trên đồ thị.
CHƯƠNG 6: THUẾ

BÀI TẬP
Câu 3. Thị trường vận tải hành khách trên tuyến đường Sài Gòn-Phan Thiết có hàm
cung và hàm cầu như sau: Qs = 120 + 4P; Qd = 1.944 – 8P. Trong đó Q là lượt khách, P
là giá vé (1000đ/lượt). Việc vận tải hành khách sử dụng nhiên liệu hóa thạch (dầu DO)
nên gây ra ô nhiễm môi trường. Chính phủ quyết định đánh thuế môi trường với tiền
thuế t = 24.000đ/lượt. Hãy tính: (1). Tính giá trước và sau thuế mà hành khách phải trả
sau thuế là bao nhiêu?; (2). Gánh nặng thuế mà hành khách và nhà xe phải chịu là bao
nhiêu? Tổng thu thuế của Chính phủ là bao nhiêu?; (3). Gánh nặng phụ trội (DWL) do
chính sách Thuế của Chính phủ gây ra là bao nhiêu?; (4).Doanh thu của các nhà xe
kinh doanh vận tải khách trên tuyến đường này sau thuế tăng hay giảm? Vì sao? Vẽ đồ
thị minh họa.
CHƯƠNG 6: THUẾ

BÀI TẬP

Câu 4. Giả sử thị trường rượu ở một quốc gia có đường cung và đường cầu như sau:
Ps = 150 + 10Q; Pd = 1.100 – 9Q. Trong đó Q là chai và P là giá có đơn vị tính
1.000đ/chai. Yêu cầu: (1). Xác định thặng dư mà xã hội nhận được; (2). Chính phủ đánh
thuế vào người tiêu dùng một mức thuế t, hãy xác định mức thuế t biết rằng khi đánh
thuế làm đường cầu thay đổi có dạng: P‘d = 1.005 – 9Q; (3).Gánh nặng thuế của người
sản xuất và tổng thu thuế của Chính phủ? Doanh thu sau khi có thuế giảm hay tăng? Vì
sao?; (4). Gánh nặng tăng thêm do chính sách Thuế của Chính phủ gây ra là bao
nhiêu? Biểu diễn trên đồ thị.
CHƯƠNG 6: THUẾ

BÀI TẬP

Câu 5. Nhu cầu cho hàng hóa A là Qd=2.000-100P và cung cấp của A là Qs= -100 +
200P. Trong đó Q là số lượng sản phẩm; P là giá tính bằng $. Yêu cầu: (1). Ai sẽ chịu
gánh nặng kinh tế của thuế tiêu dùng 2,1$/sản phẩm?; (2) Thay vì thuế tiêu dùng, chính
phủ đánh thuế sản xuất 2,1$/sản phẩm. Giá “bao bì” của A là bao nhiêu? Gánh nặng
người tiêu dùng có thay đổi không? Thuế thu được là bao nhiêu? Phúc lợi xã hội bị tổn
thất bao nhiêu khi đánh thuế. Biểu diễn bằng đồ thị.

You might also like