You are on page 1of 5

Bài 10

DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU VÀ DANH TỪ


CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC
 MỤC TIÊU:
1 Trình bày được nội dung danh mục thuốc thiết yếu
2 Sử dụng được danh mục thuốc thiết yếu VN in lần IV
3 Kể được một số danh từ có liên quan đến thuốc.
 NỘI DUNG
I. MỘT SỐ DANH TỪ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC
1. Thuốc
Thuốc là những chất đã được bào chế dưới dạng thích hợp có thể dùng ngay để phòng
ngừa hay chữa bệnh (còn được gọi là Dược phẩm hoặc thành phẩm là sản phẩm của XN sản xuất
ra  xí nghiệp dược phẩm)
2. Thuốc hóa dược (Thay từ tân dược)
- Thuốc hóa dược làm từ hóa chất tổng hợp hoặc hóa chất chiết từ cây cỏ.
3. Thuốc mang tên gốc: (Gọi tắt là thuốc gốc)
Thuốc gốc là thuốc đã quá hạn chủ quyền của những người đầu tư làm ra nó, thuốc đó có
tên thuộc quyền sở hữu của toàn xã hội, ai cũng có quyền sản xuất.
4. Thuốc biệt dược
Biệt dược là loại thuốc mang 1 tên riêng gọi là tên thương mại, được đặt sau khi bào chế
lần đầu để đưa ra thị trường.
5. Thuốc sản xuất trong nước
Thay từ thuốc nhập nội (gọi tắt là thuốc trong nước)
6. Thuốc nước ngoài
Thay từ thuốc ngoại nhập
7. Nguyên liệu làm thuốc
Nguyên liệu làm thuốc là những chất bao gồm khoáng vật, động vật, thực vật dùng để
bào chế thuốc.
8. Cây thuốc
Là những cây cỏ dùng làm thuốc.
II. HỆ THỐNG VEN (mô hình VEN)
- Việc cung ứng thuốc cho tuyến y tế cơ sở là 1 trong 8 nhiệm vụ của chương trình CSSK
ban đầu. Phương châm của việc cung ứng thuốc là “Tại chổ, rẻ tiền, dễ tìm, dễ thực hiện trong
công tác điều trị”
- Để cho mỗi quốc gia được dễ dàng trong việc cung ứng thuốc cho tuyến y tế cơ sở và có
kế hoạch đầu tư kinh phí cùng thu hồi vốn, tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra mô hình ven gồm
có :
1. Thuốc tối cần: V (Vital drugs)
Là những loại thuốc rất cần thiết, dùng trong cấp cứu, chữa bệnh thông thường không thể
thiếu được.
2. Thuốc chủ yếu: E (Essential drugs)
Là những loại thuốc dùng cho đông đảo nhân dân, với số lượng lớn, sẵn sàng bất cứ lúc
nào cũng có giá cả phù hợp dạng dùng thích hợp.
3. Thuốc thông thường: Nông nghiệp (Non Essential drugs)
Là những thuốc thông thường nằm ngoài 2 danh mục thuốc trên, được phép kinh doanh
lấy lãi để bù đắp chi phí cho 2 loại trên.
Như vậy hệ thống VEN gồm 3 loại.
III. CHƯƠNG TRÌNH THUỐC THIẾT YẾU CỦA VIỆT NAM
Được sự giúp đỡ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Việt Nam đã đưa ra những chương
trình thuốc thiết yếu phù hợp với điều kiện p
hát triển kinh tế xã hội của mình, chương trình dược ưu tiên trong chính sách quốc gia về thuốc
của Việt Nam.
1. Quan niệm về thuốc thiết yếu
- Thuốc thiết yếu là:
- Những thuốc cần thiết cho chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Được đảm bảo rằng chính sách quốc gia, gắn liền nghiên cứu, sản xuất phân phối thuốc
với nhu cầu thực tế chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Luôn sẵn có bất cứ lúc nào với chất lượng đảm bảo, đủ số lượng cần thiết dạng bào chế
phù hợp an toàn, giá cả hợp lý.
- Đối với thuốc y học cổ truyền phải giữ được bản sắc, truyền thống dân tộc.
2. Danh mục thuốc thiết yếu
a. Là cơ sở pháp lý
- Xây dựng thống nhất chính sách của Nhà nước về: đầu tư, giá vốn, thuế … nhằm tạo
điều kiện có đủ thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu, phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe của
nhân dân.
- Các đơn vị trong ngành y tế tập trung các hoạt động của mình trong các khâu: sản xuất,
xuất nhập khẩu phân phối, tồn trữ, sử dụng thuốc thiết yếu an toàn, hợp lý, đạt hiệu quả cao,
nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
b. Các cơ sở kinh doanh thuốc
- Của Nhà nước, tư nhân kể cả các cơ sở kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài phải
đảm bảo danh mục thuốc thiết yếu với giá thích hợp, có hướng dẫn sử dụng thuốc hiệu
quả, an toàn, hợp lý.
3. Nguyên tắc lựa chọn thuốc thiết yếu
- Bảo đảm có hiệu lực, hợp lý, an toàn
- Phải sẵn có với số lượng đầy đủ, dạng bào chế phù hợp với điều kiện bảo quản, cung ứng, sử
dụng.
- Phù hợp với mô hình bệnh tật, phương tiện kỹ thuật trình độ cán bộ chuyên môn của tuyến sử
dụng.
- Đa số là đơn chất, nếu là đa chất thì phải chứng minh được sự kết hợp có lợi hơn dùng riêng lẻ.
Nếu có 2 hay nhiều thuốc tương tự nhau, phải lựa chọn trên cơ sở về hiệu lực, độ an toàn, chất
lượng, giá cả, khả năng cung ứng.
4. Phạm vi ứng dụng của danh mục thuốc thiết yếu
Tuyến A: Đối với các BV trung ương, tỉnh, TP trực thuộc TW
Tuyến B: Đối với các trung tâm y tế Huyện, Quận
Tuyến C: Đối với các trạm y tế xã, phường
a. Thuốc thiết yếu tân dược: Gồm 346 loại thuốc cho 27 nhóm phòng và chữa bệnh
Tuyến A: 346 loại
Tuyến B: 263 loại
Tuyến C: 115 loại
b. Danh mục thuốc thiết yếu y học cổ truyền
+ Các loại chế phẩm: 81 loại chế phẩm
+ Danh mục các cây thuốc phân theo 9 nhóm bệnh: 60 cây
1. Nhóm chữa cảm sốt (10)
2. Nhóm chữa đau cơ nhức xương (8)
3. Nhóm chữa mụn nhọt (6)
4. Nhóm thuốc chữa ho (13)
5. Nhóm thuốc chữa hội chứng lỵ (8)
6. Nhóm thuốc chữa ỉa chảy (9)
7. Nhóm chữa kinh nguyệt không đều (8)
8. Nhóm chữa sốt xuất huyết (9)
9. Nhóm chữa viêm gan siêu vi (7)

Danh mục các cây thuốc, vị thuốc:


1) Cảm sốt: Bạc hà, bạch chỉ, cam thảo đất, cát căn cúc tần, cỏ mần trầu, cối xay,
gừng, hương nhu, kinh giới.
1) Đau nhức cơ, xương: cà gai leo, địa liền, hy thiên, lá lốt, ké đầu ngựa, ngựa tất
(cỏ xước), thổ phục linh, ý dĩ.
2) Chữa mụn nhọt: Cam thảo đất, hạ khô thảo, ké đầu ngựa, kim ngân, mỏ quạ,
phèn đen.
3) Thuốc chữa ho: Bạc hà, húng chanh, bán hạ, kim ngân, lá dâu, mạch môn, rau
má, thiên môn, tía tô (tô tử), trần bì, xạ can, xuyên tâm liên.
4) Chữa hội chứng lỵ: Cỏ nhọ nồi, cỏ sữa, khổ sâm, mơ tam thể, nhót, rau má, ba
chẽ.
5) Chữa tiêu chảy: Gừng, hoài sơn, hoắc hương, ổi, sim nụ, vỏ quýt, ý dĩ, sả, mã đề.
6) Kinh nguyệt: Bạch đồng nữ, bổ chỉnh sâm, cỏ nhọ nồi, củ gai, ích mẫu, mần tươi,
ngãi cứu, sinh địa.
7) Chữa sốt xuyết huyết: Kim ngân, mã đề, rể cỏ chanh, cối xay, cỏ nhọ nồi, rau
má, sinh địa, hoa hòe, cát cặn.
8) Chữa viêm gan siêu vi: hạ khô thảo, nhân trần, nghệ, mã đề, rau má, ý dĩ, chi tử
(quả dành dành)

Câu hỏi lượng giá


1. Trình bày các danh từ có liên quan đến thuốc
2. Trình bày mô hình VEN
3. Trình bày quan niệm về thuốc thiết yếu
4. Trình bày nguyên tắc lựa chọn thuốc thiết yếu
5. Trình bày phạm vi áp dụng thuốc thiết yếu
6. Kể tên các bệnh và cho ví dụ mỗi bệnh 4 cây thuốc

You might also like