You are on page 1of 1

b) Nhận hối lộ

- Khái niệm: Theo quy định tại khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự hiện hành
thì nhận hối lộ là hành vi của một người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn của
mình, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi
ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc vì
lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
- Chủ thể: Người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà mình
có để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ.
- Khách thể: Là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường
của các cơ quan, tổ chức trong Nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức
ngoài Nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất
uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước.
- Ví dụ: Thẩm phán nhận hố lộ của bị cáo để cho bị cáo được hưởng án treo;
Điều tra viên nhận hố lộ của bị can đang bị tạm giam để đề xuất thay đổi biện
pháp tạm gam thành biệt pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; Kiểm sát viên nhận hối
lộ của bị can để ra quyết định đình chỉ điều tra...
Câu hỏi: Nguyễn Văn A là thư ký phiên toà, biết được chủ trương của Hội
đồng xét xử là sẽ cho bị cáo Nguyễn Văn B được hưởng án treo, nên A đã tìm
gặp B và gợi ý rằng, A có quan hệ thân thiết với vị Thẩm phán chủ toạ phiên
toà, có thể xin cho B được hưởng án treo. B tin là A nói thật nên đã đưa cho A
5.000.000 đồng và nhờ A lo giúp, xong việc sẽ hậu tạ thêm. Sau khi nhận tiền
của B, A không hề có tác động nào với chủ toạ phiên toà và tin rằng B sẽ được
hưởng án treo, nhưng tại phiên toà, do có những tình tiết khác với hồ sơ vụ án,
nên Hội đồng quyết định phạt B hai năm tù giam. Vì không đáp ứng được yêu
cầu, nên B đã tố cáo hành vi nhận hối lộ của A.
Vậy A có bị kết án là phạm tội nhận hối lộ không? Vì sao?
Đáp án: Trong vụ án này, đúng là A là người có chức vụ quyền hạn, nhưng
không phải là người có trách nhiệm giải quyết yêu cầu của B, nhưng B lại
tưởng lầm là A có trách nhiệm giải quyết yêu cầu của mình nên đưa hối lộ cho
A. Hành vi của B là hành vi đưa hối lộ, nhưng hành vi của A lại là hành vi lừa
đảo chiếm đoạt tài sản chứ không phải là hành vi nhận hối lộ.

You might also like