You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

HỌC PHẦN GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA


BÀI PHẢN BIỆN
CHỦ ĐỀ PHẢN BIỆN: NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ CƠ

THỂ GIỮA HAI NƯỚC HÀN – VIỆT(NHÓM 1)

NHÓM 3

Họ và tên Mã số sinh viên


Phạm Thị Thư 4501756072
Nguyễn Thị Hồng Phúc 4501756053
Lê Thị Thu 4501756070
Bùi Thị Hoà Tan 4501756068
Nguyễn Thị Thu Hiền 4501756020

I.NHẬN XÉT CHUNG


Bài phân bố cục rõ ràng, nội dung đầy đủ, hình ảnh minh họa bảng biểu sinh động.
Nhóm đã rất đầu tư vào bài làm.
II. NỘI DUNG CẦN GÓP Ý
- Có một số lỗi sai chính tả nhưng không đáng kể. Đặc biệt trong đoạn văn ở trang 29
có lặp câu “Ngoài ra hành động rung đùi còn được cho là thiếu lịch sự, tôn trọng nếu
bạn đang ngồi cùng người khác.” 2 lần sát nhau.
- Hình 9 và hình 15 nên sửa/dịch/xóa phần chú giải tên hình từ tiếng Hàn thành tiếng
Việt cho thống nhất về mặt ngôn từ của bài tiểu luận. Ngoài ra nếu có thể thì các bạn
có thể thêm ảnh cho phần 4 loại nhãn giao thì nội dung sẽ sinh động hơn nữa.
- Ở phần 3 nhóm bạn chưa đề cập cách mà nhóm tiếp cận hay thực hiện phân loại
ngôn ngữ cơ thể bởi vì có nhiều cách để phân loại. Do đó sẽ bị thiếu một số ý quan
trọng như nét mặt (bao gồm những bộ phận nhỏ: đầu, miệng, môi, cằm, mũi,...), cử chỉ
khoanh tay, tư thế khi ngồi bệt,...
- Mục 5.1.2.2 nên bổ sung thêm “CỬ CHỈ CỔ VŨ” (Kiểu nắm tay và giơ lên để thể
hiện tinh thần cổ vũ 'Cố lên' khá phổ biến ở Hàn Quốc và cả ở Việt Nam)
- Mục 5.2.2 NGUYÊN NHÂN- Nên bổ sung “Cử chỉ thể hiện sự bất lực và tức giận”.
Cùng là tức giận, nếu người Việt Nam không thể hiện qua cử chỉ quá nhiều, nhưng
nếu người Hàn Quốc đang giơ tay lên quạt quạt thì có thể người đó đang thực sự rất
nóng, nhưng cũng có thể người ấy cảm thấy bất lực và tức giận, lửa bùng lên nên họ
phải dùng tay làm quạt để hạ hỏa.
- Mục ĂN CƠM( Trang 24) Về cách lý giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa cách
ăn cơm của người Việt và người Hàn, nhóm bạn giải thích rằng do gạo người Hàn ăn
là gạo dẻo nên họ không bưng chén cơm lên. Tuy nhiên em nghĩ nên bổ sung thêm
nguyên nhân đến từ góc độ văn hóa nhận thức thì sẽ càng thuyết phục hơn nữa. Ví dụ
[Nguyên nhân của quy tắc này là vì người Hàn Quốc cho rằng bưng bát lên như thế là
thô tục, bất lịch sự, và có vẻ phàm ăn tục uống. Còn người Việt Nam khi ăn cơm lại
phải cầm chén lên là để tránh rơi vãi đồ ăn]

III. CÂU HỎI PHẢN BIỆN


Câu 1: Cử chỉ ngón trỏ và ngón giữa đan vào nhau với Việt Nam nó mang ý nghĩa chỉ
bộ phận sinh dục nữ thì tại Hàn Quốc nó có chỉ thứ gì không mà lại được xem là biểu
tượng may mắn?
Câu 2: Tại sao nụ cười méo xệch lại là dấu ấn riêng biệt của văn hóa phương Tây?
Câu 3: Trang 13, câu “Ngoài ra, hành động di chuyển ngón trỏ hoặc ngón trỏ và ngón
giữa lên và về phía trước cũng thể hiện ý nghĩa 'hãy đến đây', và cử chỉ này được sử
dụng bởi cấp trên đối với cấp dưới.” có ảnh minh họa là hình 2 đúng không ạ?
Mình muốn hỏi đây là cử chỉ thường sử dụng ở Hàn hay sao vì Việt Nam mình cảm
thấy như thế này rất không lịch sự dù là cấp trên với cấp dưới.
Câu 4: Nên lên án gay gắt hay chỉ ra lỗi sai nhẹ nhàng với người nước ngoài sử dụng
cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể được cho là mang tính xúc phạm ở Hàn Quốc nhưng chính
bản thân họ cũng không biết về điều đó do lí do khách quan (có quá nhiều ngôn ngữ
cơ thể cần tránh mà chưa thể biết hết hoặc ở nước họ điều đó mang nghĩa tích cực)
Câu 5: Thông qua phần thuyết trình của nhóm bạn thì mình rút ra được rằng Ngôn ngữ
cơ thể là một phương tiện giao tiếp vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Nhưng ngôn
ngữ cơ thể cũng rất dễ bị gây hiểu lầm. Ví dụ khi nhìn chằm chằm người khác có thể
là do bạn đang rất quan tâm, chú ý lắng nghe người khác kể chuyện nhưng người kia
lại cho rằng bạn đang không hiểu những gì họ nói, hoặc đang nghi ngờ lời họ nói và
làm họ cảm thấy bị áp lực, làm họ mất tự tin. Liệu thông qua ngôn ngữ cơ thể, con
người có thể luôn luôn hiểu hoàn toàn chính xác thông điệp mà người kia muốn truyền
tải, trong giao tiếp có nên phụ thuộc vào ngôn ngữ cơ thể hay không ? Nếu không thì
theo nhóm điều gì mới thực sự quan trọng để tạo nên một cuộc giao tiếp thành công ?

You might also like