You are on page 1of 1

4.

Biến điệu (变调)


thanh 1 - thanh 2 ˊ thanh 3 ˇ thanh 4 ˋ Thanh 5 ˙
(thanh nhẹ) đọc như không dấu trong tiếng Việt nhưng đọc ngắn bằng ½ các thanh
bình thường
Biến điệu xảy ra trong các trường hợp dưới đây:
- Khi có hai âm tiết cùng mang thanh thứ 3 [ ˇ ] đi liền nhau, thì âm tiết đầu sẽ đọc
thành thanh thứ hai, ví dụ 你好 (xin chào) "Nǐ hǎo" sẽ được đọc thành "ní hǎo", 展览
(triển lãm) "Zhǎn lǎn" đọc thành "zhán lǎn", 婉转 (uyển chuyển) "Wǎn zhuǎn" đọc
thành "wán zhuǎn"...
- Biến điệu của 一 (yī) và 不 (bù):
+ Khi 一 (yī) đứng trước một âm tiết có thanh 1 [ 一 ] hoặc thanh 2 [ ˊ ] thanh 3 [ ˇ ]
thì nó sẽ biến điệu thành thanh 4 [ ˋ ], ví dụ:
Yī tiān (一天: nhất thiên, một ngày) đọc thành "yì tiān"
Yī nián (一年: nhất niên, một năm) đọc thành "yì nián"
Yī miǎo (一秒: mất miễu, một giây) đọc thành "yì miǎo"
+ 一 (yī) và 不 (bù): đứng trước âm tiết có thanh 4 [ ˋ ] biến điệu thành thanh 2 [ ˊ ], ví
dụ:
Yīyàng (一样: nhất dạng, như nhau) đọc thành "yíyàng"
yīdìng (一定: nhất định) đọc thành "yídìng"
yīgài (一概: nhất thiết) đọc thành "yígài"
Bù biàn (不变: bất biến, không thay đổi) đọc thành "bú biàn"
bù qù (不去: bất khứ, không đi) đọc thành "bú qù"
bù lùn (不论: bất luận) đọc thành "bú lùn"
- Nửa thanh thứ 3
Khi sau âm tiết có thanh thứ 3 [ ˇ ] là âm tiết thanh thứ nhất [ 一 ], thanh thứ hai [ ˊ ],
hoặc thanh thứ 4 [ ˋ ] thì âm tiết đó được đọc thành nửa thanh thứ 3, nghĩa là đọc phần
đầu thanh thứ 3, không đọc phần lên giọng ở phía sau và đọc chuyển tiếp nhanh sang
âm tiết phía sau, ví dụ:
jǐn gēn (紧跟: khẩn cân, theo sát, theo kịp)
hěn máng (很忙: hẫn mang, rất bận)
wǔ fàn (午饭: ngọ phàn, cơm chiều, cơm tối)
- Vần cuốn lưỡi "er"
Khi phát âm er, trước hết đặt lưỡi ở vị trí âm "e", trong khi nâng cong lưỡi lên thì phát
âm (âm này phát âm tương đối khó, cần luyện tập nhiều mới sử dụng nhuần nhuyễn
được, thường thì người Bắc Kinh hay sử dụng âm này).
ví dụ: ér zi (儿 子: nhi tử, con trai), ěr ji (耳机: nhĩ cơ, tai nghe), èr shí (二十: nhị
thập, hai mươi), èr bǎi (二百: nhị bách, hai trăm)
Khi kết hợp với vần khác tạo thành vần cuốn lưỡi, cách phiên âm có phần cuốn lưỡi là
thêm "r" vào sau phần đã có, cách viết chữ Hán là thêm "儿" vào phần chữ Hán
nguyên gốc (có lúc được lược bỏ)
ví dụ: 画 儿 (huàr: họa nhi, tranh), 哪 儿 (nǎr: na nhi, đâu) 玩 (wánr : ngoạn, chơi)

You might also like