You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

TIỂU LUẬN
TÌM HIỂU VỀ THÔNG TƯ 48/2019/TT- BTC

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Huyền Quyên

Mã học phần: 222KK46

Danh sách nhóm:


HỌ VÀ TÊN MSSV THAM GIA (%)
Đỗ Quốc Thịnh K214051677 100%
Đinh Phạm Hoàng Phúc K214050354 100%
Vũ Hoàn K214050345 100%

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 02 năm 2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4

I. Chuẩn mực Hàng tồn kho VAS 02. 4


1. Quy định chung. 4
2. Nội dung chuẩn mực. 5
2.1. Xác định giá trị hàng tồn kho. 5
2.2. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho. 15
2.3. Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 16
2.4. Ghi nhận chi phí. 19

II. So sánh Chuẩn mực kế toán VAS 02 – Hàng tồn kho Việt Nam và Chuẩn mực kế toán
IAS 02 – Hàng tồn kho Quốc tế. 22
1. Sự giống nhau giữa Chuẩn mực kế toán VAS 02 – Hàng tồn kho Việt Nam và Chuẩn mực kế
toán IAS 02 – Hàng tồn kho Quốc tế. 22
1.1. Định nghĩa về hàng tồn kho 22
1.2. Xác định giá gốc hàng tồn kho 22
1.3. Đối tượng hàng tồn kho 23
1.4. Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 23
1.5. Phương pháp tính giá hàng tồn kho. 24
1.6. Phương pháp hạch toán. 24
1.7. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 24
1.8. Cách tính toán và trình bày. 25
2. Sự khác nhau giữa Chuẩn mực kế toán VAS 02 – Hàng tồn kho Việt Nam và Chuẩn mực kế
toán IAS 02 – Hàng tồn kho Quốc tế. 25
2.1. Định nghĩa về hàng tồn kho. 25
2.2. Xác định giá gốc hàng tồn kho. 25
2.3. Đối tượng hàng tồn kho. 26
2.4. Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 26
2.5. Đối tượng lập dự phòng. 26
2.6. Phương pháp tính giá hàng tồn kho. 27
2.7. Cách tính toán và trình bày. 27
3. Sự khác khác nhau của VAS 02 và IAS 02 có ảnh hưởng như thế nào tới doanh nghiệp trên
báo cáo tài chính? 27

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT MSSV Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá

Nội dung cốt lõi của VAS 02-


1 K214051677 Đỗ Quốc Thịnh Hàng tổn kho + Cho ví dụ về 100%
VAS 02 + Hoàn chỉnh word

Tìm sự giống nhau VAS 02 và


Đinh Phạm
2 K214050354 IAS 02 + Cho ví dụ về VAS 02 100%
Hoàng Phúc
+ Mở đầu

Tìm sự khác nhau giữa VAS


3 K214050345 Vũ Hoàn 02 và IAS 02 + Nêu lên sự ảnh 100%
hưởng + Kết luận

3
MỞ ĐẦU
Hàng tồn kho là tài sản không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh. Nói một cách dễ hiểu hơn thì hàng tồn kho chính là những mặt
hàng dự trữ mà doanh nghiệp sản xuất để bán và kèm theo những thành phần khác tạo ra
sản phẩm. Dự trữ hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp duy trì được sản xuất kinh doanh
liên tục, cũng như đáp ứng được nhu cầu của thị trường và từ đó gia tăng thêm lợi nhuận.

Để đáp ứng với tình hình kinh tế phát triển nhanh chóng, sự kịp thời về cung cấp
thông tin phù hợp, đa dạng và tạo điều kiện để cho Việt Nam hội nhập quốc tế, Bộ Tài
chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) từ năm 2000 đến năm 2005.
Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho (VAS 02) được ban hành và công bố theo
Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC vào ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
chuẩn mực này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2003.

Để hiểu rõ hơn về nội dung cũng như mục đích của Chuẩn mực kế toán số 02 -
Hàng tồn kho (VAS 02), chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu, phân tích và thực hiện so sánh
của chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 02 và chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 02.

I. Chuẩn mực Hàng tồn kho VAS 02.


1. Quy định chung.

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và
phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi
phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và
phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc trừ
khi có khác quy định cho phép áp dụng phương pháp kế toán khác cho chuẩn mực kế
toán hàng tồn kho.

03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

- Hàng tồn kho: Là những tài sản:

(a) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;

(b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;

4
(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh
doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

- Hàng tồn kho bao gồm:

+ Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường,
hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến.

+ Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.

+ Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa
làm thủ tục nhập kho thành phẩm

+ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và
đã mua đang đi trên đường

+ Chi phí dịch vụ dở dang.

Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ
sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi
phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại
ngày lập bảng cân đối kế toán.

2. Nội dung chuẩn mực.


2.1. Xác định giá trị hàng tồn kho.

04. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện
được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

05. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên
quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Chi phí mua

06. Chi phí mua của hàng tồn kho (152, 153, 156) bao gồm giá mua, các loại thuế
không được hoàn lại (Thuế TTĐB, thuế nhập khẩu,thuế môi trường, thuế GTGT theo PP
trực tiếp) , chi phí vận chuyển (bao gồm hao hụt trong định mức) , bốc xếp, bảo quản
trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng
tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không
đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.

5
Chi phí bảo quản:

• Trong quá trình mua hàng: Tính vào giá gốc hàng mua

• Trong quá trình bán hàng: Tính vào 641

• Trong quá trình dự trữ:

• Dự trữ nguyên vật liệu, Sản phẩm dở dang: Tính vào 624;

• Dự trữ hàng hóa, thành phẩm tính vào 632.

Chi phí chế biến:

07. Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến
sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi
phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu
thành thành phẩm.

08. Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không
thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy
móc thiết bị, nhà xưởng,... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.

Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản
phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình 2 0
thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất
bình thường.

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường
thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm
theo chi phí thực tế phát sinh.

Ví dụ:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 600.000 (ĐVT: nghìn đồng)

Chi phí nhân công trực tiếp là 200.000.

Chi phí sản xuất chung là 180.000 (Biến phí là 60%)

Sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế trong kỳ là 25, còn theo công suất thiết kế là
21sp/kỳ.

Giá trị SPĐ DDK là 75.000. Số lượng SPDD CK là 5sp (tính theo NVL trực tiếp)

6
Bài làm

- CP SX chung biến đổi là 60% x 180.000 = 108.000

- CP SX chung cố định = 72.000

-Vì sản lượng thực tế lớn hơn sản lượng theo công suất thiết kế nên định phí sản xuất
chung phân bổ cho mỗi sản phẩm sẽ theo số thực tế phát sinh

(= 72.000/25 = 2.880 /sp)

-Và biến phí SXC sẽ phân bổ theo số lượng thực tế cho mỗi sản
phẩm

(=108.000/25=4.320/sp)

- Tổng chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ = 600.000 + 200.000 + 108.000 +

72.000 = 980.000

- Giá trị SPDD CK = (75.000 + 600.000) *5/ (25+5) = 112.500

- Tổng giá thành sp = 75.000 + 980.000 – 112.500 = 942.500 (942.500/25 =


37.700/sp)

Định khoản:

Số phát sinh
Nghiệp vụ Tài khoản đối ứng
Nợ Có

1 154 980.000

621 600.000

622 200.000

627 180.000

2 155 942.500

154 942.500

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường
thì chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị

7
sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không
phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. (632)

Ví dụ:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 600.000 (ĐVT: nghìn đồng)

Chi phí nhân công trực tiếp là 200.000.

Chi phí sản xuất chung là 180.000 (Biến phí là 60%)

Sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế trong kỳ là 21, còn theo công suất thiết kế là
25sp/kỳ.

Giá trị SPĐ DDK là 75.000. Số lượng SPDD CK là 5sp (tính theo NVL trực tiếp)

Bài làm

- CP SX chung biến đổi là 60% x 180.000 = 108.000.

- CP SX chung cố định = 72.000.

- Vì sản lượng thực tế < sản lượng theo công suất thiết kế nên định phí sản xuất
chung phân bổ cho mỗi sản phẩm sẽ theo công suất thiết kế (=72.000/25 = 2.880/sp)
 Chi phí SXC được phân bổ để tính giá thành là 2.880 x 21 = 60.480), phần còn lại là
11.520 được tính vào TK 632.

- Và biến phí SXC sẽ phân bổ theo số lượng thực tế cho mỗi


sản phẩm (=108.000/21=5.143/sp).

=> Tổng chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ = 600.000 + 200.000 + 108.000 +
60.480 = 968.480.

=> Giá trị SPDD CK = (75.000 + 600.000) *5/ (21+5) = 129.808

=> Tổng giá thành sp = 75.000 + 968.480 – 129.808 = (913.672/21 = 43.508/sp)

Định khoản:

Số phát sinh
Nghiệp vụ Tài khoản đối ứng
Nợ Có

1 154 968.480

621 600.000

8
622 200.000

627 168.480

2 155 913.672

154 913.672

3 632 11.520

627 11.520

Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi
trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên
liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung biến đổi được
phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
(phát sinh bao nhiêu thì sẽ được phân bổ hết vào tính giá thành bấy nhiêu)

09. Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng
thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách
biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và
nhất quán giữa các kỳ kế toán. => thông thường phân bổ chi phí sản xuất chung.

Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần
có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung
cho sản phẩm chính. => giá trị của sản phẩm phụ thì trừ đi giá thành của sản phẩm chính.

Ví dụ:

Chi phí NVL TT là 600.000 (ĐVT: nghìn đồng)

Chi phí NCTT là 200.000

Chi phí SXC là 180.000(Biến phí là 60%)

Sản lượng SPSX thực tế trong kỳ là 21sp, còn theo công suất thiết kế là

25sp/kỳ.

Giá trị sản phẩm phụ thu hồi 20.000

Giá trị SPĐ DDK là 75.000, SLg SPDD CK là 5sp (tính theo cp nvl tt)

Bài làm

9
- CP SX chung biến đổi là 60% x 180.000 = 108.000

- CP SX chung cố định = 72.000

- Vì sản lượng thực tế < sản lượng theo công suất thiết kế nên định phí sản xuất
chung phân bổ cho mỗi sản phẩm sẽ theo (=72.000/25 = công suất thiết kế 2.880/sp)
Chi phí SXC được phân bổ để tính giá thành là 2.880 x 21 = 60.480), phần còn lại là
11.520 được tính vào TK 632.

- Và biến phí SXC sẽ phân bổ theo số lượng thực tế cho mỗi sản phẩm
(=108.000/21=5.143sp)

=> Tổng chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ = 600.000 + 200.000 + 108.000 +
60.480 = 968.480

=> Giá trị SPDD CK = (75.000 + 600.000) *5/ (21+5) = 129.808

=> Tổng giá thành sp = 75.000 + 968.480 – 129.808 - 20.000(gtsp phụ) =


818.747 (818.747/21 = 38.988/sp)

Định khoản:

Số phát sinh
Nghiệp vụ Tài khoản đối ứng
Nợ Có

1 154 968.480

621 600.000

622 200.000

627 168.480

2 155 818.747

154 818.747

3 632 11.520

627 11.520

4 111 20.000

154 20.000

Chi phí liên quan trực tiếp khác

10
10. Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản
chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Ví dụ, trong giá gốc
thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể.

Ví dụ:

Chi phí NVL TT là 600.000 (ĐVT: nghìn đồng)

Chi phí NCTT là 200.000

Chi phí SXC là 180.000(Biến phí là 60%)

Sản lượng SPSX thực tế trong kỳ là 21sp, còn theo công suất thiết kế là

25sp/kỳ.

Giá trị sản phẩm phụ thu hồi 20.000

Giá trị SPĐ DDK là 75.000, SLg SPDD CK là 5sp (tính theo cp nvl tt)

Thành phẩm sau khu nhập kho sẽ xuất toàn bộ đem đi gia công để bán cho
KH A. CP gia công là 33.000 đã trả bằng CK, đã có thuế VAT 10%. CP vận chuyển
đi và về là 4.000, chưa thuế VAT 10% GTGT. Hàng sau gia công đã về nhập kho.

Bài làm

- CP SX chung biến đổi là 60% x 180.000 = 108.000

- CP SX chung cố định = 72.000

- Vì sản lượng thực tế < sản lượng theo công suất thiết kế nên định phí sản xuất
chung phân bổ cho mỗi sản phẩm sẽ theo (=72.000/25 = công suất thiết kế 2.880/sp)
Chi phí SXC được phân bổ để tính giá thành là 2.880 x 21 = 60.480), phần còn lại là
11.520 được tính vào TK 632.

- Và biến phí SXC sẽ phân bổ theo số lượng thực tế cho mỗi sản phẩm
(=108.000/21=5.143sp)

=> Tổng chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ = 600.000 + 200.000 + 108.000 +
60.480 = 968.480

=> Giá trị SPDD CK = (75.000 + 600.000) *5/ (21+5) = 129.808

=> Tổng giá thành sp = 75.000 + 968.480 – 129.808 - 20.000(gtsp phụ) =


818.747 (818.747/21 = 38.988/sp)

11
=> Giá vốn hàng bán: 818.747 + 33.000 + 4.000 = 855.747

Định khoản:

Số phát sinh
Nghiệp vụ Tài khoản đối ứng
Nợ Có

1 154 968.480

621 600.000

622 200.000

627 168.480

2 155 818.747

154 818.747

3 632 11.520

627 11.520

4 111 20.000

154 20.000

5 154 818.747

155 818.747

6 154 30.000

133 3.000

112 33.000

7 154 4.000

133 400

112 4.400

8 155 855.747

154 855.747

9 632 855.747

155 855.747

12
Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho

11. Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:

(a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh
doanh khác phát sinh trên mức bình thường;(Mà tính vào 632)

(b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần
thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06;

(c) Chi phí bán hàng;

(d) Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Chi phí cung cấp dịch vụ

12. Chi phí cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên và các chi phí khác liên quan
trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ, như chi phí giám sát và các chi phí chung có liên
quan.

Chi phí nhân viên, chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lý doanh nghiệp
không được tính vào chi phí cung cấp dịch vụ.

Ví dụ:

Chi phí NVL TT là 600.000 (ĐVT: nghìn đồng) ( trong đó vượt trên mức bình
thường là 35.000)

Chi phí NCTT là 200.000

Chi phí SXC là 180.000(Biến phí là 60%)

Sản lượng SPSX thực tế trong kỳ là 21sp, còn theo công suất thiết kế là
25sp/kỳ.

Giá trị sản phẩm phụ thu hồi 20.000

Giá trị SPĐ DDK là 75.000, SLg SPDD CK là 5sp

Thành phẩm sau khu nhập kho sẽ xuất toàn bộ đem đi gia công để bán cho
KH A. CP gia công là 33.000 đã trả bằng CK, đã có thuế VAT 10%. CP vận chuyển
đi và về là 4.000, chưa thuế VAT 10% GTGT. Hàng sau gia công đã về nhập kho.

Bài làm

- CP SX chung biến đổi là 60% x 180.000 = 108.000


13
- CP SX chung cố định = 72.000

- Vì sản lượng thực tế < sản lượng theo công suất thiết kế nên định phí sản xuất
chung phân bổ cho mỗi sản phẩm sẽ theo (=72.000/25 = công suất thiết kế 2.880/sp)
Chi phí SXC được phân bổ để tính giá thành là 2.880 x 21 = 60.480), phần còn lại là
11.520 được tính vào TK 632.

- Và biến phí SXC sẽ phân bổ theo số lượng thực tế cho mỗi sản phẩm
(=108.000/21=5.143sp)

=> Tổng chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ = 600.000 + 200.000 + 108.000 +
60.480 = 968.480

=> Giá trị SPDD CK = (75.000 + 600.000) *5/ (21+5) = 129.808

=> Tổng giá thành sp = 75.000 + 968.480 – 129.808 - 20.000(gtsp phụ) =


818.747 (818.747/21 = 38.988/sp)

=> Giá vốn hàng bán: 818.747 + 33.000 + 4.000 = 855.747

Định khoản:

Số phát sinh
Nghiệp vụ Tài khoản đối ứng
Nợ Có

1 154 968.480

621 600.000

622 200.000

627 168.480

2 155 818.747

154 818.747

3 632 11.520

627 11.520

4 111 20.000

154 20.000

5 154 818.747

14
155 818.747

6 154 30.000

133 3.000

112 33.000

7 154 4.000

133 400

112 4.400

8 155 855.747

154 855.747

9 632 855.747

155 855.747

10 632 35.000

621 35.000
2.2. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho.

13. Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp
sau:

(a) Phương pháp tính theo giá đích danh;

(b) Phương pháp bình quân gia quyền;

(c) Phương pháp nhập trước, xuất trước;

(d) Phương pháp nhập sau, xuất trước (không còn được áp dụng)

14. Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít
loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.

15. Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho
được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị
từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được
tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của
doanh nghiệp.

15
16. Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho
được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ
là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này
thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc
gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm
cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

17. Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho
được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là
hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng
xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn
kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. (không
còn được áp dụng)

2.3. Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng
tồn kho.

18. Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời,
giá bán bị giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá
gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được (vì giá gốc > giá trị
thuần (giá bán)) là phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị
thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng. (nguyên tắc thận trọng)

19. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng
tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có
thể thực hiện được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện
trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.

20. Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa
trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính
đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau
ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có
ở thời điểm ước tính.

16
21. Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của
việc dự trữ hàng tồn kho. Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàng tồn
kho dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể hủy
bỏ phải dựa vào giá trị trong hợp đồng. Nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần
cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang
tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính.

=> Nghĩa là không trích lập dự phòng cho những hàng tồn kho đã được ký kết hợp đồng
là chắc chắn bán được, phần còn lại chưa bán được thì phải trích lập dự phòng.

Ví dụ 1: Cuối năm N sản phẩm A tồn kho 8.000sp (trong đó có 65% đã ký hợp
đồng bán cho KH T), giá gốc 200/sp, giá trị thuần có thể thực hiện được là 160/sp.

- Chỉ trích lập dự phòng cho 35% x 8.000sp = 2.800sp

- Số trích lập dự phòng là (200 - 160) x 2.800 = 112.000

Ví dụ 2: Cuối năm N sản phẩm A tồn kho 8.000sp (trong đó có 65% đã ký


hợp đồng bán cho KH T), giá gốc 200/sp, giá bán là 160/sp và chi phí ước tính
tiêu thụ được là 10/sp.

- Giá trị thuần có thể thực hiện được = 160 - 10 = 150

- Chỉ trích lập dự phòng cho 35% x 8.000sp = 2.800sp

- Số trích lập dự phòng là (200 - 150) x 2.800 = 140.000

22. Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản
xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần
cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Khi có sự
giảm giá của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mà giá thành sản xuất sản phẩm cao
hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, thì nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn
kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

=> Nghĩa là không trích lập dự phòng cho những NVL, CCDC có sự giảm giá, dùng để
sản xuất ra sản phẩm mà giá bán của SP đó cao hơn với giá gốc (Tức là sản phẩm đó
không có sự giảm giá). Nếu ngược lại, cả NVL, CCDC và sản phẩm đó đều có sự giảm
giá thì phải trích lập dự phòng cho tất cả.

17
Ví dụ 1: Cuối năm N sản phẩm A tồn kho 8.000sp (trong đó có 65% đã ký hợp
đồng bán cho KH T), giá gốc 200/sp, giá trị thuần có thể thực hiện được là 160/sp.
Sp A được làm từ vật liệu X, số lượng tồn kho là 2.000 tấn, đơn giá gốc là 90/tấn,
đơn giá bán là 80/tấn.

=> Phải trích lập dự phòng cho cả sp A và NVL X.

=> Chỉ trích lập dự phòng cho 35% x 8.000sp = 2.800

=> Số trích lập dự phòng A là (200-160) x 2.800 = 112.000

=> Số trích lập dự phòng cho X là (90-80) x 2.000 = 20.000

Ví dụ 2: Cuối năm N sản phẩm A tồn kho 8.000sp (trong đó có 65% đã ký


hợp đồng bán cho KH T), giá gốc 200/sp, giá trị thuần có thể thực hiện được là
160/sp. Sp A được làm từ vật liệu X, số lượng tồn kho là 2.000 tấn, đơn giá gốc là
90/tấn, đơn giá bán là 80/tấn Không phải trích lập dự phòng cho cả sp A và NVL
X.

=> Không phải trích lập dự phòng cho cả sp A và NVL X

23. Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có
thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó. Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay,
nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá
hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được
hoàn nhập (Theo quy định ở đoạn 24) để đảm bảo cho giá trị của hàng tồn kho phản ánh
trên báo cáo tài chính là theo giá gốc (nếu giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện
được) hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá gốc lớn hơn giá trị thuần có
thể thực hiện được).

=> Nghĩa là phải so sánh giữa số dự phòng cần trích lập và số dự phòng hiện còn để trích
thêm hay hoàn nhập.

Ví dụ 1: Cuối năm N sản phẩm A tồn kho 8.000sp (trong đó có 65% đã ký


hợp đồng bán cho KH T), giá gốc 200/sp, giá bán là 160/sp và chi phí ước tính
tiêu thụ được là 20/sp. Số dư khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
đầu kỳ như sau: Sp A: 50.000

=> Giá trị thuần có thể thực hiện được = 160 - 20 = 140

18
=> Chỉ trích lập dự phòng cho 35% x 8.000sp = 2.800sp

Số trích lập dự phòng cho sản phẩm A là (200-140) x 2.800 = 168.000.

Do đầu kỳ số dự phòng hiện còn của hàng hóa A là 50.000, nên kế toán cần ghi
nhận bổ sung khoản dự phòng chệnh lệch là: 168.000 – 50.000 = 118.000.

Định khoản:

Số phát sinh
Nghiệp vụ Tài khoản đối ứng
Nợ Có

632 118.000

2294 118.000

Ví dụ 2: Cuối năm N sản phẩm A tồn kho 8.000sp (trong đó có 65% đã ký hợp
đồng bán cho KH T), giá gốc 200/sp, giá bán là 160/sp và chi phí ước tính tiêu thụ
được là 20/sp. Số dư khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đầu kỳ như
sau: Sp A: 200.000

=> Giá trị thuần có thể thực hiện được = 160-20 = 140

=> Chỉ trích lập dự phòng cho 35% x 8.000sp = 2.800sp

Số trích lập dự phòng cho sản phẩm A là (200-140) x 2.800 = 168.000.

Do đầu kỳ đã số dự phòng giảm giá hiện còn cho hàng hóa A là 200.000, kế toán
cần hoàn nhập khoản dự phòng chệnh lệch là: 200.000 – 168.000 = 32.000

Định khoản:

Số phát sinh
Nghiệp vụ Tài khoản đối ứng
Nợ Có

2294 32.000

632 32.000
2.4. Ghi nhận chi phí.

24. Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí
sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận.
Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối

19
niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối
niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ (-)
phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phí sản xuất chung không phân
bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn
phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.

25. Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo nguyên
tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu.

26. Trường hợp một số loại hàng tồn kho được sử dụng để sản xuất ra tài sản cố
định hoặc sử dụng như nhà xưởng, máy móc, thiết bị tự sản xuất thì giá gốc hàng tồn kho
này được hạch toán vào giá trị tài sản cố định. (tính vào nguyên giá của TSCĐ).

Xuất kho vải dùng để sx thử một máy may mới được DN mua về, trị giá xuất
kho là 50trđ. Máy may đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng tại bộ phận sx.

Định khoản:

Số phát sinh
Nghiệp vụ Tài khoản đối ứng
Nợ Có

2411 50.000

152 50.000

211 50.000

2411 50.000

Trình bày báo cáo tài chính

27. Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày:

(a) Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, gồm cả
phương pháp tính giá trị hàng tồn kho;

(b) Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho được
phân loại phù hợp với doanh nghiệp;

(c) Giá trị ; dự phòng giảm giá hàng tồn kho

20
(d) Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

(e) Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho;

(f) Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (Giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồn kho)
đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả.

28. Trường hợp doanh nghiệp tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau,
xuất trước thì báo cáo tài chính phải phản ánh số chênh lệch giữa giá trị hàng tồn kho
trình bày trong bảng cân đối kế toán với:

(a) Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước
(nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước nhỏ hơn
giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền và giá trị thuần
có thể thực hiện được); hoặc với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp
bình quân gia quyền (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp bình quân
gia quyền nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập trước, xuất
trước và giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được
tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo
giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho tính theo phương pháp
nhập trước, xuất trước và phương pháp bình quân gia quyền);

(b) Giá trị hiện hành của hàng tồn kho cuối kỳ tại ngày lập bảng cân đối kế toán
(nếu giá trị hiện hành của hàng tồn kho tại ngày lập bảng cân đối kế toán nhỏ hơn giá trị
thuần có thể thực hiện được); hoặc với giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá trị
hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng
tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị hiện hành tại ngày lập bảng cân đối kế toán).

29. Trình bày chi phí về hàng tồn kho trên báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh
được phân loại chi phí theo chức năng.

Phân loại chi phí theo chức năng là hàng tồn kho được trình bày trong khoản mục
"Giá vốn hàng bán" trong báo cáo kết quả kinh doanh, gồm giá gốc của hàng tồn kho đã
bán, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn
kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chi phí sản xuất chung
không được phân bổ.

21
II. So sánh Chuẩn mực kế toán VAS 02 – Hàng tồn kho Việt Nam và Chuẩn
mực kế toán IAS 02 – Hàng tồn kho Quốc tế.
1. Sự giống nhau giữa Chuẩn mực kế toán VAS 02 – Hàng tồn kho Việt
Nam và Chuẩn mực kế toán IAS 02 – Hàng tồn kho Quốc tế.

Mục đích của chuẩn mực kế toán quốc tế số 2 (IAS 2) và chuẩn mực kế toán Việt
Nam số 2 (VAS 02) – Hàng tồn kho là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương
pháp kế toán hàng tồn kho, gồm xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí, ghi
giảm giá hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương
pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Tuy
nhiên về cơ bản, VAS 02 được xây dựng dựa trên IAS 02, kèm theo là có một số sự thay
đổi linh hoạt dựa trên tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam hiện thời. Để hiểu rõ
hơn thì chúng ta sẽ cùng phân tích về những điểm giống và khác nhau của hai chuẩn mực
này.

1.1. Định nghĩa về hàng tồn kho

Cả hai chuẩn mực kế toán VAS 02 và IAS 02 có một số nét tương đồng trong định
nghĩa về hàng tồn kho như sau:

+ Hàng hóa mua về để bán như: Các hàng hóa do một đại lý mua về để bán hoặc đất
đai và các tài sản khác được giữ để bán.
+ Thành phẩm tồn kho hoặc sản phẩm dở dang.
+ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho phục vụ quá trình sản xuất kinh
doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
+ Chi phí dịch vụ dở dang.

1.2. Xác định giá gốc hàng tồn kho

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên
quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiệu quả.
(IAS 2 – mục 10 và VAS 02 – mục 03)

Trong đó các chi phí xác định như sau:

+ Chi phí thu mua của hàng tồn kho bao gồm: giá mua, các loại thuế không
được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua
hàng và các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các

22
khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua không đúng quy cách,
phẩm chất được trừ khỏi chi phí đi mua (IAS 2 – khoản 11, VAS 02 – khoản
06).
+ Chi phí chế biến biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực
tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình
chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.
+ Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường
khồn thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí
bảo dưỡng máy móc thiết bị nhà xưởng,... và chi phí quản lý hành chính ở các
phân xưởng sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường
thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như
chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
+ Không bao gồm các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái.

1.3. Đối tượng hàng tồn kho

Cả IAS 2 và VAS 02 đều quy định đối tượng của hàng tồn kho bao gồm:

+ Hàng hóa mua về để bán.


+ Thành phẩm tồn kho hoặc sản phẩm dở dang.
+ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho phục vụ quá trình sản xuất.
+ Chi phí dịch vụ dở dang.

1.4. Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng
tồn kho.

IAS và VAS đều quy định giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho được
xác định theo giá gốc:

+ Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong
kỳ sản xuất, kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi
phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
+ Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa
trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính.

23
1.5. Phương pháp tính giá hàng tồn kho.

Theo IAS 2 và VAS 02 đều quy định các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho như
sau:

+ Nhập trước, xuất trước (FIFO): Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là
hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng còn lại
cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ. Theo phương
pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở
thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá
của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
+ Bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, giá trị của từng loại hàng tồn
kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá
trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp
bình quân gia quyền có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một
lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
+ Tính giá theo đích danh: Theo phương pháp này, sản phẩm, vật tư, hàng hóa
xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để
tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán;
chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem
bán phù hợp với doanh thù mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được
phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

1.6. Phương pháp hạch toán.

Hạch toán mức dự phòng và hoàn nhập dự phòng vào giá vốn hàng bán

1.7. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Cả hai đều xuất phát từ nguyên tắc tự trọng, không đánh giá cao hơn giá trị của các
loại tài sản.

Các nguyên nhân làm giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc: hàng tồn
kho bị hư hỏng, lỗi thời; giá bán bị giảm; chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng
lên…

24
1.8. Cách tính toán và trình bày.

IAS 2 khoản 36 và VAS 02 khoản 27 đều quy định báo cáo tài chính, doanh nghiệp
phải trình bày:

+ Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, gồm cả
phương pháp tính giá trị hàng tồn kho
+ Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho được
phân loại phù hợp với doanh nghiệp
+ Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (Giá gốc – dự phòng giảm giá hàng tồn kho)
đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả

2. Sự khác nhau giữa Chuẩn mực kế toán VAS 02 – Hàng tồn kho Việt
Nam và Chuẩn mực kế toán IAS 02 – Hàng tồn kho Quốc tế.
2.1. Định nghĩa về hàng tồn kho.

VAS không đề cập đến trường hợp hàng tồn kho bao gồm cả đất đai và các tài
sản khác được giữ lại để bán (theo IAS 02 khoản 10 và VAS 02 khoản 3)

2.2. Xác định giá gốc hàng tồn kho.

Nội dung IAS 02 VAS 02


Chi phí khác - Theo IAS 02 trong một số trường hợp, chi phí - VAS 02 không
đi vay được hạch toán vào giá trị hàng tồn kho đề cập.
theo quy định của IAS 23 - Chi phí đi vay.
- Khi mua hàng tồn kho theo phương thức trả
chậm, số tiền chênh lệch cao hơn so với giá trị
khi mua theo điều khoản nợ thông thường sẽ
được hạch toán vào chi phí tài chính trong kỳ
trả chậm.

Phân bổ chi - Phân bổ khấu hao máy móc theo giá trị có thể - Phân bổ khấu
phí biến đổi thực hiện được (mang tính ước lượng tương hao máy móc theo
cho giá thành đối) thực tế sản phẩm
phẩm phát sinh.

25
2.3. Đối tượng hàng tồn kho.

Nội dung IAS 02 VAS 02

Đối với hàng Không áp dụng đối với hàng tồn kho thuộc sản Không có quy
tồn kho là sản phẩm nông nghiệp, khoáng sản và môi giới định cụ thể là
phẩm nông thương mại. không được áp
nghiệp, khai dụng.
khoáng

2.4. Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá hàng
tồn kho.

Nội dung IAS 02 VAS 02

Trường hợp Giá trị hàng tồn kho được tính Khi giá trị thuần có thể thực hiện
giá trị thuần theo giá trị thuần có thể thực được của hàng tồn kho nhỏ hơn
có thể thực hiện được. Trong đó giá trị thuần giá gốc thì phải lập dự phòng
hiện được có thể hiện được là giá bán ước giảm giá hàng tồn kho. Số dự
thấp hơn tính của hàng tồn kho trong kỳ phòng giảm giá hàng tồn kho
(hoặc cao sản xuất, kinh doanh trừ đi chi được lập là số chênh lệch giữa
hơn) giá trị phí ước tính để hoàn thành sản giá gốc của hàng tồn kho lớn
gốc phẩm và chi phí ước tính cần hơn giá trị thuần có thể thực hiện
thiết cho việc tiêu thụ chúng. được của chúng. Việc lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho
được thực hiện trên cơ sở từng
mặt hàng tồn kho. Đối với dịch
vụ cung cấp dở dang, việc lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho
được tính theo từng loại dịch vụ
có mức giá riêng biệt.

2.5. Đối tượng lập dự phòng.

Nội dung IAS 02 VAS 02

Đối tượng lập - Chủ yếu là các loại hàng tồn kho dùng để - Toàn bộ các loại vật
dự phòng bán. Các loại tồn kho dùng để sản xuất chỉ lập tư, sản phẩm hàng
dự phòng khi bán các thành phẩm sản xuất từ hóa tồn kho.
các loại vật tư đó giảm sút trên thị trường. - Là chênh lệch giữa
- Đối với hàng hóa thành phẩm: là chênh lệch giá ghi trên sổ sách
giữa giá trị có thể thực hiện được với giá sổ với giá mua hoặc giá
sách. bán.

26
- Đối với các loại hàng tồn kho dự trữ cho sản * Điều kiện: đảm bảo
xuất: là chênh lệch giữa giá phí thay thế với doanh nghiệp không
giá sổ sách. bị lỗ.

2.6. Phương pháp tính giá hàng tồn kho.

Nội dung IAS 02 VAS 02

Phương pháp tính giá Nhập sau - xuất trước (LIFO) Nhập sau - xuất trước
trị hàng tồn kho hiện nay không còn sử dụng. (LIFO) hiện nay vẫn sử
dụng.

2.7. Cách tính toán và trình bày.

Nội dung IAS 02 VAS 02


Quy định đối với Không Báo cáo tài chính phản ánh chênh lệch giữa giá
trường hợp doanh còn áp trị hàng tồn kho trình bày trong bảng cân đối kế
nghiệp áp dụng dụng toán với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính
phương pháp nhập sau theo các phương pháp nhập trước - xuất trước,
- xuất trước (LIFO) bình quân gia quyền, nhập sau - xuất trước

3. Sự khác khác nhau của VAS 02 và IAS 02 có ảnh hưởng như thế nào tới
doanh nghiệp trên báo cáo tài chính?

Sự khác nhau giữa Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kế toán quốc tế về
hàng tồn kho có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp được thể hiện trên báo cáo
tài chính. Hàng tồn kho là một trong những khoản tài sản quan trọng đối với nhiều doanh
nghiệp, cách tính giá hàng tồn kho có thể ảnh hưởng đến sự chênh lệch giá trị của tài sản
này giữa thực tế và trên sổ sách, làm ảnh hưởng đến các chỉ số tài chính khác như lợi nhuận
và tình trạng tài chính của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam có hoạt động hợp tác, giao dịch với các tổ chức
ở nước ngoài, yêu cầu báo cáo tài chính của những doanh nghiệp này phải tuân theo Chuẩn
mực kế toán quốc tế. Việc áp dụng hài hòa cả hai nội dung VAS và IAS cần phải có sự
hiểu biết, nắm rõ và hợp tác của nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp.

27
KẾT LUẬN
Chuẩn mực kế toán quốc tế là sự hài hòa của các quy định, nguyên tắc và phương pháp
kế toán để có sự chấp nhận, thừa nhận mang tính thông lệ chung ở các quốc gia. Tuy nhiên,
sự hài hòa ấy không thể là sự bắt buộc ở mọi quốc gia phải tuân thủ trong việc ghi chép kế
toán và trình bày, lập báo cáo tài chính theo đúng các quy định của chuẩn mực kế toán
quốc tế. Bởi lẽ, mỗi quốc gia sẽ có những điều kiện cũng như là trình độ phát triển kinh tế
khác nhau, các yêu cầu và trình độ quản lý cũng không giống nhau. Vậy nên, dựa trên cơ
sở nền tảng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế để xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn
mực kế toán quốc gia là một nhu cầu tất yếu. Song, chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn luôn
cần được chỉnh sửa để hạn chế được những vấn đề tiêu cực như đã đề cập trên.

28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://docs.kreston.vn/. (n.d). Chuyên trang văn bản pháp luật kế toán. CHUẨN
MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SỐ 02 – HÀNG TỒN KHO.
https://docs.kreston.vn/vbpl/ke-toan/chuan-muc-ke-toan/vas-02/
2. https://www.studocu.com/. (n.d). VAS 02 – Chuẩn mực hàng tồn kho.
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-mo-ha-noi/ke-toan/vas-
02-chuan-muc-hang-ton-kho/28445577
3. https://knowledge.sapp.edu.vn/. (n.d). [Test - Accounting - Kiến thức] SO SÁNH
VAS 02 VÀ IAS 2 VỀ HÀNG TỒN KHO.
https://knowledge.sapp.edu.vn/knowledge/so-s%C3%A1nh-vas-02-v%C3%A0-
ias-2
4. https://www.ketoan.vn/. (n.d). Tìm hiểu về Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 02 –
Inventories (Hàng tồn kho). https://www.ketoan.vn/10420/tim-hieu-ve-chuan-
muc-ke-toan-quoc-te-ias-02-inventories-hang-ton-kho/
5. https://ifrs.vn/. (n.d). IAS 02 – Hàng tồn kho. https://ifrs.vn/document/ias-2-hang-
ton-kho-6925/

29

You might also like