You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ KHÍ Ô TÔ
------    ------

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Sinh viên: Nguyễn Công Sơn


Mã SV: 191301274
Lớp: Cơ khí ô tô 4
Hệ: Chính quy Khóa: K60
Người hướng dẫn: Ths Đỗ Khắc Sơn

HÀ NỘI-2023
LỜI NÓI ĐẦU
Qua đợt thực tập này, phần nào giúp chúng em có thể củng cố lại kiến thức đã được học,
cũng như là áp dụng kiến thức đó để có thể vận dụng lại trong quá trình sửa chữa, bảo
dưỡng tại xưởng dịch vụ, phần nào giúp chúng em có thể làm quen với máy móc, công
cụ, thiết bị phục vụ quá trình sửa chữa để chúng em bớt bỡ ngỡ khi bắt đầu đi xin việc và
đi làm. Trong quá trình thực tập cũng như thực hiện báo cáo thực tập em đã được Thầy
Đỗ Khắc Sơn hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện để em hoàn thành quá trình thực tập. Tại
đơn vị thực tập, các anh ở xưởng dịch vụ cũng tạo điều kiện rất nhiều để giúp bọn em
hiểu sâu và thực tế hơn những kiến thức bọn em được học để áp dụng vào thực tế
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành báo cáo nhưng do bước đầu làm quen với việc đi thực
tập và trình độ bản thân em còn nhiều hạn chế nên báo cáo thực tập của em không tránh
khỏi sai sót
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Đỗ Khắc Sơn và các thầy, cô trong bộ môn, quý Công ty
cùng các bạn đã giúp đỡ em trong quá trình làm báo cáo thực tập này!
Hà Nội, Ngày …Tháng …Năm 2023
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Công Sơn
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 . Thông tin chung về đơn vị thực tập:

Hình 1.1. Mặt bằng của công ty

● Tên đơn vị: Công ty TNHH TMDV ô tô Minh Khánh ( Garage Thành )
● Công ty TNHH TMDV ô tô Minh Khánh có mã số thuế 0106344402,
do ông Cấn Sơn Thành làm đại diện pháp luật.
● Công ty có ngành nghề bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác
● Địa chỉ : 120 P. Trần Quốc Hoàn, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
● Chức năng nhiệm vụ của đơn vị thực tập : Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô

1.2. Năng lực của công ty:


Các lĩnh vực kinh doanh mà đơn vị đang thực hiện: sửa chữa, bảo dưỡng và kinh doanh
các dòng xe châu âu bao gồm các xe như: Mercedes, Bmw, Audi, Land Rover, Porsche,
Range Rover ...
Tổng số công nhân viên chức của công ty: ( 26 người )
● Đội thợ: gồm 6 thợ chính và 10 thợ phụ

● Kế toán: gồm 2 người


● Giám đốc: 1 người
● Rửa xe: 2 người
● Sơn gò hàn: 5 người

1.3. Cơ cấu tổ chức của đơn vị thực tập.

Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức của đơn vị thực tập


1.4. Mặt bằng tổng thể của công ty.
Hình 1.3: Sơ đồ mặt bằng tổng thể của công ty
Công ty có diện tích hơn 5000m^2, được trang bị các máy móc hiện đại phục vụ nhu cầu
sửa chữa bảo dưỡng dịch vụ. Đảm bảo phục vụ số lượng khách hàng mang xe đến sửa
chữa
Hình 1.4: Khu vực sửa chữa

Khu vực sửa chữa là nơi mà khách hàng mang xe đến, tiếp nhận xe và sửa chữa của các
kĩ thuật viên.
Hình 1.5: Khu vực văn phòng kế toán

1.5. Mặt bằng kết cấu của nhà xưởng:


Tổng diện tích của xưởng 5000m^2:

Hình 1.6: Sơ đồ bố trí nhà xưởng


Hình 1.7. Mặt bằng kết cấu nhà xưởng

Hình1.8. Khu vực để xe của khách


Khi khách hàng mang xe đến công ty để bảo dưỡng và sửa chữa thì khu vực này sẽ thực
hiện chức năng đậu đỗ xe cho khách hàng và cũng là nơi bàn giao xe sau khi hoàn thành.

Hình 1.9 . Khu vực để xe máy và rửa xe


CHƯƠNG II : CÔNG NGHỆ CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA

2.1. Quy trình đơn vị sản xuất của đơn vị thực tập:

Thứ tự công Nội dung kĩ thuật


việc
1 > Nhận xe từ khách hàng:
Thực hiện thăm bệnh từ người mang đến sửa chữa, bảo dưỡng
Thực hiện nổ máy, nhìn các đèn check trên đồng hồ để phán đoán
sơ lược
Kiểm tra các vấn đề khách hàng báo bệnh qua check trên thực tế
2 > Kiểm tra xe các Pan bệnh :
Dùng máy tính phần mềm, dùng mắt hoặc đi thử tháo dỡ kiểm tra
các lỗi của xe vào xưởng sửa chữa .
Báo cho khách hàng biết tình trạng và nội dung cần sửa chữa
hoặc
thay thế phụ tùng
Ghi phiếu các nội dung cần làm
Báo kế toán những vật tư cần thay thế để check kho
Nhận vật tư thay thế từ kế toán. Nếu không đồng ý thì hoàn trả
> Sửa chữa – thay thế:
Sau khi thay thế, bảo dưỡng kiểm tra lại để đảm bảo chất lượng
xe
tốt

3 > Xe lưu lại xưởng qua ngày :


Nhận dạng xe – thân vỏ, đặc điểm, những dấu hiệu bất thường
của
đều báo cáo cho người giao xe cho xưởng
4 > Bàn giao xe cho khách hàng:
Kiểm tra lần cuối việc sửa chữa để đảm bảo ok và bàn giao cho
khách hàng
Lập bảng kê vật tư, nội dung thực hiện công việc chuyển kế toán
thanh toán
Rửa xe nếu lưu qua ngày

Bảng quy trình sản xuất của công ty


Sơ đồ quy trình làm việc của công ty:

2.1.1. Quy trình tổng thể.


a. Tiếp nhận xe từ khách hàng:
- Anh kĩ thuật viên trưởng sẽ nhận xe từ khách hàng, nghe khách hàng nói qua tình trạng
hoặc biểu hiện hư hỏng và lập lệnh sửa chữa.

Hình 2.1: Kĩ thuật viên lập đơn sửa chữa


b. Thực hiện bảo dưỡng sửa chữa:

Hình 2.2. Quá trình sửa chữa

Sau khi kĩ thuật viên nhận xe từ khách hàng và thực hiện lập lệnh sửa chữa, ở khâu sau
KTV sẽ dựa trên lệnh đó sẽ kiểm tra và sửa chữa, bảo dưỡng những hệ thống và thay thế
những hệ thống hỏng hóc.
c. Bàn giao xe cho khách hàng:

Hình 2.3: Chạy thử, bàn giao và tư vấn cho khách hàng
Sau khi bảo dưỡng sửa chữa xong các yêu cầu của khách hàng, kĩ thuật viên sẽ kiểm tra
một lần cuối tổng thể, thực hiện chạy thử .
Khách hàng thanh toán hóa đơn và chi phí sửa chữa, kĩ thuật viên dặn dò khách hàng và
hoàn thành nhiệm vụ.
2.2. Các trang thiết bị của công ty phục vụ cho sửa chữa.

2.2.1 Danh mục các trang thiết bị của xưởng dịch vụ.

STT Tên thiết bị Số lượng Ghi chú


1 Kích cá sấu thủy lực 4
2 Kích cẩu máy 1
3 Kích nâng hạ hộp số 3
4 Mễ kê (loại nhỏ) 10
5 Mễ kê (loại lớn) 4
6 Máy mài láng đĩa phanh 1
7 Thiết bị bơm dầu cầu 1
8 Thiết bị bơm dầu số 1
9 Cầu nâng 2 trụ 12
10 Cầu nâng cắt kéo 2
11 Xe hứng dầu thải 2
12 Tủ để đồ KTV GJ 6
13 Máy sạc bình ắc quy 1

14 Máy đo ắc quy 3

15 Bàn nằm 4

16 Máy chẩn đoán 5

17 Máy dò gas 1
18 Máy sạc ắc qui và khởi động 1

19 Ê tô kẹp 3
20 Thiết bị nâng 1

21 Súng hơi 5
Bảng trang thiết bị của xưởng

2.2.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các trang thiết bị đó
a) Cầu nâng 2 trụ

Hình 2.4: Cầu nâng 2 trụ đứng

Khi thực hiện sửa chữa khu vực máy gầm thì xe ô tô cần được nâng lên, cầu nâng 2 cầu
sẽ đáp ứng nhu cầu đó.
NLLV:
● Cho xe vào vị trí ở giữa cầu nâng

● Chèn tay nâng vào đúng vị trí đã được thiết kế của xe để nâng lên
● Bấm nút điều khiển nâng cầu lên đến lúc tay nâng chạm vào gầm, quan sát đã
đúng vị trí chưa điều chỉnh
● Nâng lên độ cao nhất định phù hợp với nhu cầu sửa chữa của kĩ thuật viên
b, Kích chống và mễ chống:
Khi thực hiện quá trình nâng kích, KTV vặn tay nắm của kích theo chiều kim đồng hồ để
khóa van xả của kích cá sấu, thực hiện quá trình kích sau khi đã khóa thành công

Hình 2.5: Kích cá sấu và mễ chống

c, Máy xạc ắc quy:


Hình 2.6 Máy xạc ắc quy

Công dụng : Thực hiện quá trình nạp ắc quy cho xe ôtô, thực hiện kích nổ acquy của xe ô
tô.
Quy trình xạc ắc quy :
● Bước 1: Kết nối nguồn điện cho máy sạc ắc quy ô tô.

● Bước 2: Tiến hành kẹp hai đầu dây kìm đỏ và đen vào 2 cực của bình ắc quy. Kìm
đỏ kẹp vào cực dương, kim đen kẹp vào cực âm.
● Sử dụng máy sạc bình ắc quy đúng cách
● Bước 3: Đặt chế độ sạc bình để tránh các trường hợp quên sẽ gây hỏng bình.
Trong đó, với các dòng máy sạc tự động thì nên cài đặt thời gian để máy tự động
ngắt khi đầy điện. Còn với máy sạc không có chế độ tự động. Thì nên để dòng sạc
nhỏ, tránh trường hợp để quên gây hỏng sạc.
● Bước 4: Cuối cùng sau khi sạc xong. Người thợ hay chủ xe chỉ cần ngắt nguồn
điện và tắt hết các chế độ sạc và thu dọn các dụng cụ.
Một số lưu ý khi sạc bình ắc quy:
● Trước hết cần làm sạch các đầu cực: Các vết bẩn, han rỉ sẽ hạn chế hiệu quả sạc.
Bạn có thể dùng baking soda, giấy nhám hay một số dụng cụ khác để loại đi các
vết bẩn.
● Chọn vị trí thoáng gió, đủ ánh sáng và tránh xa trẻ em để thực hiện công việc. Hạn
chế chọn nơi quá tù túng hay quá nóng, tránh gây nổ bình ắc quy. Còn quá ẩm ướt
thì sẽ dễ làm hỏng bình.
● Để phòng trường hợp bạn chạm phải bột màu trắng bạn nên sử dụng găng tay. Bởi
đây là axit sulfuric khô, nó có thể gây cháy da nếu tay bạn tiếp xúc trực tiếp

d, Kích nâng hộp số:

Hình 2.7: Kích nâng hộp số


● Công dụng : Kích nâng hạ hộp số là một trong những kích quan trọng trong 1
xưởng sửa chữa ô tô nào, nó chuyên được dùng để nâng và hạ hộp số trên nhiều
dòng xe khác nhau.
● Cấu tạo : có 3 phần ( phần đế , phần thân, phần đầu bàn)
Phần đế có các bánh xe để kích di chuyển
Phần thân là cơ cấu xilanh thủy lực
Phần đầu là mặt bàn tiếp xúc với hộp số
Cách sử dụng kích:
Đầu tiên cần xác định vị trí chúng ta cần kích và điều chỉnh mặt bàn phía trên của kích
thật chính xác tránh tình trạng đang kích hộp số mà hộp số bị nghiêng, khi kích chúng ta
cần khóa van xả của kích rồi thực hiện đạp chân vào bàn đạp của kích thực hiện quá trình
kích. Khi thực hiện quá trình hạ kích, chúng ta mở van xả của kích một cách từ từ tránh
tình trạng mở nhanh quá hộp số nặng sẽ bị rơi đột ngột gây mất an toàn lao động.

e, Máy bơm dầu hộp số tự động:


Hình 2.8 Máy bơm dầu hộp số tự động

Nllv: Dầu sẽ được đổ dầu vào phểu để cho vào máy tích áp , ta cũng cấp một dòng khí
nén qua đường ống cung cấp khí nén, khi đã nạp đủ áp suất thì van an toàn sẽ mở ra, ta
rút vòi khí nén ra thực hiện quá trình bơm dầu hộp số vào trong hộp số.

f, Máy nén khí:


Hình 2.9 Máy nén khí

Cấu tạo: bánh xe, rơ le và đồng hô đo áp suất, mô tơ, bộ phận nén khí, bình nén.
Trong quá trình làm việc của KTV các máy móc phục vụ công việc đều sử dụng khi nén

g, Một số dụng cụ hỗ trợ:

Hình 2.10: Tủ đựng dụng cụ


Hình 2.11: Súng hơi, súng bắn bulong bằng điện và hơi

Các dụng cụ trên giúp cho KTV thao tác nhanh hơn trong quá trình làm việc, giúp rút
ngắn được thời gian sửa chữa và đảm bảo được an toàn trong quá trình làm việc.

2.3. Chu kì, quy trình bảo dưỡng các cấp của các hệ thống:
• Bảo dưỡng cấp 1 : 5000 km ;
 Thay dầu động cơ ( dầu 5000)
 Thay lọc dầu ( tầm 1 vạn mới thay lọc 1 lần )
 Vệ sinh các tấm lọc gió
 Kiểm tra bổ sung các dung dịch ( nước làm mát, lau rửa kính ...)
 Kiểm tra lốp, phanh
 Hệ thống gầm ( treo phanh lái )
 Kiểm tra hệ thống điều hòa
 Kiểm tra hệ thống chiếu sáng và một số hệ thống khác

Bảo dưỡng cấp 2 ( 10000km ) :


 Thay dầu động cơ ( thay dầu 1 vạn )
 Thay lọc dầu
 Vệ sinh lọc gió động cơ
 Thay nước làm mát động cơ
 Kiểm tra một số hệ thống gầm và hệ thống khác

Bảo dưỡng cấp 3 ( 20000-30000km ):


 Thay lọc gió động cơ
 Thay lọc nhiên liệu
 Vệ sinh kim phun
 Kiểm tra hệ thống phanh

Bảo dưỡng cấp 4 ( 40000-60000km)


 Thay dầu hộp số
 Thay bugi
 Thay dầu thủy lực của các hệ thống có trong xe

Cấp bảo dưỡng cuối


 Đại tu máy
 Thay dây cu roa

CHƯƠNG III: CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG ,SỬA CHỮA TẠI XƯỞNG

3.1. Quy trình bảo dưỡng các cấp của các hệ thống :
a, Thay dầu và lọc dầu động cơ:

Hình 3.1: Xả dầu động cơ

Bước 1 : Nâng xe lên cầu tới 1 độ cao nhất định


Bước 2 : Dùng cờ lê mở ốc xả nhớt và xả nhớt động cơ và sau đó lắp ốc lại
Bước 3 : Tháo lọc dầu cũ,
Bước 4 : Thay lọc dầu mới vào
Bước 5 : Châm dầu mới vào, đúng tiêu chuẩn và yêu cầu của khách hàng
Bước 6 : Khởi động và reset lại thời gian báo thay dầu
Hình 3.2. Lọc dầu máy động cơ

Hình 3.3. Dầu máy động cơ


b, Kiểm tra và thay thế hệ thống phanh:
Hình 3.4 . Bảo dưỡng hệ thống phanh

Hình 3.5. Má phanh


Bước 1 : Cho xe vào cầu nâng lên 1 độ cao nhất định
Bước 2 : Dùng súng hơi tháo lốp xe ra
Bước 3 : Dùng cờ lê tháo 2 ốc phía sau bộ giá phanh
Bước 4 : Tháo cặp má phanh ra và thay thế
Bước 5 : Bôi mỡ vào trục ở chốt trượt
Bước 6 : Lắp má phanh mới, điều chỉnh khoảng cách và lực phanh và xả air phanh
Bước 7 : Chạy thử, kiểm tra cuối cùng và bàn giao cho khách hàng.
c, Kiểm tra bảo dưỡng và thay thế hệ thống lái

Hình 3.6 . Kiểm tra và tháo thước lái


Bước 1: Cho xe lên cầu
Bước 2 : Tháo lốp ra bằng súng hơi
Bước 3: Khóa vô lăng lại
Bước 4 :Dùng cơ lê 21 tháo 2 rotuyn lái ngoài
Bước 5 : Dùng cờ lê 13 tháo 2 đường dầu và lấy dụng cụ hứng dầu
Bước 6 : Dùng súng hơi bắn 4 con ốc cố định thước lái với thanh cân bằng và hạ
thước lái xuống .
Bước 7: Dùng dụng cụ chuyên dụng tháo chụp bụi và rotuyn trong ra ( kim nước .)
Bước 8: Vệ sinh, bổ sung mỡ cho thước lái và lắp đặt lại như ban đầu
Bước 9: Bổ sung dầu trợ lực lái ,
Bước 10: Xả air và lái thử
Bước 11: Kiểm tra bước cuối và bàn giao cho khách hàng
d. Kiểm tra bảo dưỡng thay giảm xóc:
Hình 3.7. Bảo dưỡng giảm xóc

Sử dụng đồ gá chuyên dụng để tháo giảm xóc của hệ thống treo phía trước.
Quy trình sửa chữa :
Bước 1 :Cho xe vào cầu nâng lên chiều cao phù hợp
Bước 2:Tháo bánh xe ra bằng cách sử dụng súng hơi và khẩu
Bước 3 :Sử dụng cờ lê để mở 2 con bulong ở phía dưới giảm xóc cố định với
khung xe
Bước 4 :Tháo rotuyn trụ đứng và rotuyn cân bằng
Bước 5 :Dùng cờ lê tháo ốc phía trên bát bèo xuống và hạ giảm xóc ra khỏi xe
Bước 6 :Sử dụng vam chuyên dụng tháo giảm chấn tách ra khỏi lò xo giảm xóc
Bước 7 :Tháo bị bát bèo ra kiểm tra , vệ sinh và bổ sung mỡ bôi trơn
Bước 8 :Kiểm tra giảm chấn ( độ đàn hồi, đường đầu có bị hở không ...)
Bước 9 :Lắp lại đúng kĩ thuật, đúng vị trí
Bước 10 :Chạy thử, kiểm tra tổng thể và bàn giao cho khách hàng.
Những lưu ý khi vận hành:
● Thường xuyên kiểm tra giảm xóc có chảy dầu không

● Rửa xe thường xuyên

● Thay chụp bụi khi bị rách

● Bơm lốp đạt tiêu chuẩn


● Hạn chế đi các con đường xấu
3.2. Các thao tác cụ thể trong các quy trình công nghệ :
3.2.1 Bảo dưỡng động cơ :
- Tình trạng : Động cơ có tiếng ồn dội vào khoang hành khách, có hiện
tượng rung giật từng hồi, động cơ giảm công suất.
- Tiền hành :
• Sử dụng máy chần đoán kết nối qua giắc của xe

Hình 3.8. Phần mềm chẩn đoán


Tìm được ra lỗi và tiến hành sửa chữa theo hướng dẫn của phần mềm
• Cho xe vào cầu nâng lên độ cao phù hợp
• Tháo zắc bô bin và thực hiện tháo bobin động cơ và bugi
Hình 3.9. Tháo bobin và bugi ra khỏi khỏi động cơ
• Vệ sinh và kiểm tra các bobin hư hỏng. thay thế những con nào hỏng
• Sau khi thay thế lắp đặt như ban đầu, test thử và chạy thử
• Dùng máy chấn đoán xóa lỗi lịch sử
• Kiểm tra lần cuối và bàn giao cho khách hàng
3.2.2.Kiểm tra bảo dưỡng và thay thế kim phun :
Lí do nên kiểm tra : Kim phun ô tô sau một thời gian dài sử dụng dễ bị bám
cặn bẩn, tạp chất, muội than... do đó cần bảo dưỡng vệ sinh định kỳ. Nếu sử
dụng kim phun bẩn sẽ dễ bị tắc nghẽn đầu phun, khiến nhiên liệu vào buồng
đốt xy lanh động cơ không đủ hay không đúng thời điểm, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hoạt động của động cơ nói chung và tuổi thọ các chi tiết động cơ
nói riêng.
Triệu chứng cần vệ sinh kim phun:
• Động cơ yếu hơn bình thường: Khi kim phun bị nghẹt, tắc, lượng xăng/
dầu nạp vào buồng đốt bị ảnh hưởng, quá trình đốt cháy có thể sớm hơn
hoặc trễ hơn. Điều này khiến động cơ yếu hơn bình thường.
Động cơ bị trục trặc: Kim phun tắc nghẽn khiến nhiên liệu vào buồng đối
không đủ hay không đúng thời điểm, làm quá trình đốt cháy hỗn hợp khí và
nhiên liệu không hiệu quả. Điều này dễ gây ra các trục trặc như xe đề khó
nổ, ô tô chết máy giữa đường, xe bị giật khi lên ga, xe bị rần máy...
• Khí thải nhiều hơn bình thường: Khi kim phun bị nghẹt bần, nhiên liệu
bơm vào buồng đốt thường ít hơn và trễ hơn. Điều này khiến nhiên liệu
không được đốt hết và thoát ra theo đường ống xả. Do đó khí thải xe sẽ
nhiều hơn bình thường và có màu đen.
• Xe ô tô hao nhiên liệu hơn bình thường: Kim phun bị bần khiến nhiên liệu
phun vào buồng đốt bị sai lệch về lưu lượng và thời điểm, dẫn đến nhiên liệu
không được đốt cháy triệt để. Do đó để bù vào, động cơ sẽ phải tiêu thụ mức
nhiên liệu nhiều hơn bình thường.
• Động cơ bị ồn: Khi kim phun bị nghẹt, quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên
liệu và khí gặp vấn đề, khiến động cơ yếu hơn. Do đó để xe đạt được công
suất đúng ý người lái thì động cơ sẽ phải hoạt động nhiều hơn bình thường
dẫn đến tiếng ồn lớn hơn.

Hình 3.10 . Tháo kim phun trên động cơ


- Bước 1:Cho xe lên cầu, nâng lên độ cao nhất định
- Bước 2 :Mở nắp capo , xác định vị trí kim phun
- Bước 3: Tháo zắc cắm kim phun bằng cách rút chốt gài
- Bước 4: Tháo bulong cố định đường ống rail và nhấc ống rail ra
- Bước 5: Tháo từng kim phun ra kiểm tra, vệ sinh bằng dung dịch RP7

Hình 3.11 . Vệ sinh kim phun


- Bước 6: Thay thế những kim phun nào hỏng hóc
- Bước 7: Lắp lại kim phun như ban đầu
- Bước 8: Kiểm tra và chạy thử
- Bước9: Dùng máy chẩn đoán xóa lỗi lịch sử
- Bước10: Dàn giao xe cho khách
3.3.3. Kiểm tra hệ thống điều hòa :
Các bước tiến hành :
Bước 1: Kết nối giắc cao áp và thấp áp của đồng hồ đo áp điều hòa, đặt đồng hồ đo
nhiệt độ vào trong cửa gió điều hòa. Nổ máy, bật điều hòa, nhiệt độ thấp nhất.

Hình 3.12. Đo áp suất và lượng môi chất có trong hệ thống


Bước 2: Vệ sinh lọc điều hòa

Hình 3.13. Vệ sinh lọc điều hòa


Sử dụng vòi xịt, vệ sinh sạch lọc điều hòa. Nếu lọc bẩn quá thì thực hiện thay thế
Bước 3 : Vệ sinh quạt gió điều hòa
Bước 4: Vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh bằng dung dịch sục rửa
Bước 5: Qua đồng hồ đo , thực hiện quá trình nạp gas cho hệ thống điều hòa

Hình 3.14. Dùng máy nén nén khí vào hệ thống

Bước 6: Nạp ga cho đến khi nhiệt độ trong xe đạt mức lạnh phù hợp và ổn định thì
ta khóa ga và hạ cầu .
Bước 7: Đánh xe ra khỏi cầu , rửa xe rồi bàn giao xe trả khách.
KẾT LUẬN

Vận dụng những kiên thức đã học trong trường và tham khảo tài liệu cộng với quá
trình thực tập đã giúp cho em tích lũỹ được những kinh nghiệm trong thực tế, hiểu
biết được các quy trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô. Tạo điều kiện tốt để
em có thể nắm bắt tốt hơn những thay đổi công nghệ, củng cố kiến thức cho công
việc sau khi ra trường .
Nhưng vì điều kiện thời gian có hạn được 5 tuần và kiến thức thực tế chưa đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ nên trong quá trình viết báo cáo thực tập không tránh khỏi
những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo thêm của các
thầy, các cô chú trong cơ sở thực tập, và sự đóng góp ý kiến của các bạn để bản
báo cáo được hoàn thiện .
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Ts. Đỗ
Khắc Sơn và các thầy trong bộ môn Cơ khí Ô Tô đã giúp em hoàn thiện bản báo
cáo này.
Hà Nội, Ngày...tháng.. năm2022
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Công Sơn

You might also like