You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Giảng viên : PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn

Sinh viên : Lưu Nguyễn Minh Hiếu

Lớp : KNC05

Mã số sinh viên : 31221023224

Mã lớp học phần : 23C1POL51002508

Phòng học : B2 - 404

Buổi học : Chiều thứ 5 – 12h45

TP Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 12 năm 2023


LỜI CẢM ƠN
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn đến Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã cho
em cơ hội được học tập trong một ngôi trường chất lượng và hiện đại.

Em xin gửi lời cảm ơn và lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn - giảng
viên bộ môn Kinh tế chính trị Mác - Lenin đã giảng dạy cho em những bài học hay, bổ
ích, giúp em mở ra được những khía cạnh, những cái nhìn mới về cuộc sống. Trong
quá trình học tập thầy đã giảng rất nhiều kiến thức bổ ích, giúp em hiểu thêm được về
các mối quan hệ kinh tế để tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng
và quá trình hoạt động kinh tế của con người tương ứng với những trình độ phát triển
nhất định của nền sản xuất xã hội. Thầy đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức và
có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộc sống. Nhờ những kiến thức thầy
truyền tải, chúng em đã có nền tảng về môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin để vận dụng
vào bài tiểu luận này.

Trong quá trình làm bài tiểu luận này, mặc dù đã rất cố gắng song không thể tránh
khỏi những sai lầm và thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến góp ý, phê bình
của thầy để em có thể hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo, có tôn giáo du nhập từ bên ngoài vào, có tôn
giáo nội sinh. Trong những năm qua tôn giáo ở Việt Nam phát triển phong phú và đa
dạng. Vấn đề tôn giáo là một vấn đề hết sức nhạy cảm, nếu ko giải quyết vấ đề này
một cách khéo léo và đúng đắn thì sẽ dẫn đến những hậu quả lớn.

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến các hoạt động tôn giáo và đã ban hành những
chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng tôn chỉ
mục đích và Hiến pháp, pháp luật. Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước là tôn
trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Thế nhưng, nhiều thế lực thù địch,
chống phá cố tình mượn sự hoạt động của tôn giáo để rêu rao Việt Nam bị hạn chế
hoặc không có tự do tôn giáo. Loạt bài sẽ giải đáp phần nào về thực tiễn đời sống tôn
giáo ở Việt Nam hiện nay, qua đó đấu tranh, phản bác với các quan điểm sai trái về tôn
giáo của các thế lực thù địch.

Trong bài tiểu luận này, em sẽ phân tích các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin
giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và nói về mối
quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của mối quan hệ này đến
sự ổn định chính trị - xã hội của nước ta. Đồng thời vận dụng lý luận trên vào hoạt
động nhận thức, quan điểm cá nhân của mình về nội dung thực hiện chính sách của
Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
ĐỀ BÀI (SV thực hiện các yêu cầu sau):
1. Phân tích các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ?
2. Hãy nêu quan điểm cá nhân về nội dung thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước
Việt Nam đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay ?
3. Mối quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của mối quan hệ
này đến sự ổn định chính trị - xã hội của nước ta ?

1. Phân tích các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết vấn đề
tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn còn tồn tại, tuy chỉ đã có sự
biến đổi trên nhiều mặt, vì vậy, khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần đảm bảo các nguyên
tắc sau:
- Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân
dân
Tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao, đấng
thiêng liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng. Do đó, tự do tín
ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của nhân dân. Việc
theo đạo, đổi đạo, hay không theo đạo là thuộc quyền tự do lựa chọn của mỗi người
dân, không một cá nhân, tổ chức nào, kể cả các chức sắc tôn giáo, tổ chức giáo hội…
được quyền can thiệp vào sự lựa chọn này. Mọi hành vi cấm đoán, ngăn cản tự do theo
đạo, đổi đạo, bỏ đạo hay đe dọa, bắt buộc người dân phải theo đạo đều xâm phạm đến
quyền tự do tư tưởng của họ.
Tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thể hiện
bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không can
thiệp và không cho bất cứ ai can thiệp, xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, quyền
lựa chọn theo hay không theo tôn giáo của nhân dân. Các tôn giáo và hoạt động tôn
giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, các phương tiện phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu
tín ngưỡng của người dân được nhà nước xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo hộ.

- Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá
trình cải tạo xã hội cũ, xây dung xã hội mới.
Nguyên tắc này khẳng định, chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ hướng vào giải quyết
những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà không chủ
trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra
rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội;
muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh
ra ảo tưởng ấy. Điều cần thiết trước hết là phải xác lập được một thế giới hiện thực
không có áp bức, bất công, nghèo đói và thất học… cũng như những tệ nạn nảy sinh
trong xã hội. Đó là một quá trình lâu dài, và không thể thực hiện được nếu tách rời
việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

- Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo trong quá trình giải quyết
vấn đề tôn giáo.
Trong xã hội công xã nguyên thủy, tín ngưỡng, tôn giáo chỉ biểu hiện thuần tùy
về tư tưởng. Nhưng khi xã hội đã xuất hiện giai cấp thì dấu ấn giai cấp – chính trị ít

1
nhiều đều in rõ trong các tôn giáo. Từ đó, hai mặt chính trị và tư tưởng thường thể hiện
và có mối quan hệ với nhau trong vấn đề tôn giáo và bản thân mỗi tôn giáo.
Mặt chính trị phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ với phản tiến bộ, phản ánh
mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp, mâu thuẫn giữa
những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với lợi ích của nhân
dân lao động. Mặt tư tưởng biểu hiện sự khác nhau về niềm tin, mức độ tin giữa những
người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không theo tôn giáo, cũng như những
người có tín tưởng, tôn giáo khác nhau, phản ánh mâu thuần không mang tính đối
kháng.
Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực
chất là phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân
tôn giáo và trong vấn đề tôn giáo. Sự phân biệt này trong thực tế không đơn giản, bởi
lẽ, trong đời sống xã hội, hiện tượng nhiều khi phản ánh sai lệch bản chất, mà vấn đề
chính trị và tư tưởng trong tôn giáo thường đan xen vào nhau. Mặt khác, trong xã hội
có đối kháng giai cấp, tôn giáo thường bị yếu tố chính trị chi phối rất sâu sắc nên khó
nhận biết vấn đề chính trị hay tư tưởng thuần túy trong tôn giáo. Việc phân biệt hai
mặt này là cần thiết nhằm tránh khuynh hướng cực đoan trong quá trình quản lý, ứng
xử những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo.

- Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
Tôn giáo không phải là một hiện tượng xã hội bất biến, ngược lại nó luôn luôn
vận động và biến đổi không ngừng tùy thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội –
lịch sử cụ thể. Mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, có quá trình tồn tại và phát triển
nhất định. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối
với đời sống xã hội không giống nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ,
giáo dân về những lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt. Vì vậy, cần phải
có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có
liên quan đến tôn giáo và đối với từng tôn giáo cụ thể.

2. Hãy nêu quan điểm cá nhân về nội dung thực hiện chính sách của Đảng,
Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay.
Quan điểm cá nhân về nội dung thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam
đối với vấn đề tín ngưỡng và tôn giáo hiện nay:

Việt Nam là một quốc gia có đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo. Có nhiều tín ngưỡng
và tôn giáo khác nhau được thực hành trong cộng đồng dân cư, bao gồm: Phật giáo,
Công giáo, Tin Lành… và nhiều tín ngưỡng dân gian khác. Quyền tự do tín ngưỡng và
tôn giáo là một quyền cơ bản của con người, và tôi tin rằng mọi người nên được tự do
thực hành tín ngưỡng và tôn giáo theo niềm tin của mình, miễn là không vi phạm pháp
luật và quyền lợi của người khác.

Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề tín ngưỡng và tôn giáo đã có
một số hướng đi nhất định, nhằm bảo đảm tự do tín ngưỡng và tôn giáo, đồng thời duy
trì sự ổn định, an ninh và trật tự công cộng trong xã hội. Việt Nam đã thừa nhận và
tuân thủ các quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng của công dân, như được bảo đảm
trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Tôn giáo được coi là một phần quan trọng

2
của sự đa dạng văn hóa và tôn trọng quyền tự do tư tưởng và tín ngưỡng của mỗi
người.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể có những tranh chấp và hạn chế đối với tự
do tín ngưỡng và tôn giáo. Điều này bao gồm việc hạn chế một số hoạt động tôn giáo
đặc biệt hoặc kiểm soát nghiêm ngặt các tín ngưỡng mới được công nhận. Nó có thể
gây ra lo ngại về việc vi phạm quyền tự do tôn giáo của các cá nhân và tổ chức tôn
giáo. Do đó các hạn chế này nên được áp dụng một cách công bằng và hợp lý, đảm bảo
rằng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo không bị lạm dụng hoặc bị lợi dụng để gây
hại cho xã hội.

Vì vậy, hy vọng rằng chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo cho mọi công dân, đồng thời tạo điều kiện cho việc
thực hành tín ngưỡng và tôn giáo một cách hòa bình, tôn trọng và không xâm phạm
quyền lợi của người khác.

3. Mối quan hệ giữa dân tộc với tôn giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của mối
quan hệ này đến sự ổn định chính trị - xã hội của nước ta.

Mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam có sự tương đồng và ảnh hưởng lẫn
nhau. Tôn giáo đã trở thành một phần không thể thiếu trong tư tưởng và cuộc sống của
người Việt, đồng thời cũng góp phần giữ và tăng cường những giá trị văn hóa của dân
tộc.

Nó cũng góp phần quan trọng đối với sự ổn định chính trị và xã hội của Việt Nam.
Tôn giáo có thể đóng vai trò như một liên kết văn hóa giữa các dân tộc trong nước,
đồng thời tạo ra sự đoàn kết và hòa hợp trong xã hội. Ngoài ra, tôn giáo cũng có thể
làm tăng ý thức về sự đoàn kết dân tộc, tình yêu quê hương và những giá trị tốt đẹp
trong cộng đồng. Dưới đây là một số mối quan hệ và tác động của nó:

3.1 Đa dạng tôn giáo


Việt Nam là một quốc gia có đa dạng về tôn giáo. Có nhiều tín ngưỡng và tôn giáo
khác nhau được thực hành trong cộng đồng dân cư, bao gồm: Phật giáo, Công giáo,
Tin Lành… và nhiều tín ngưỡng dân gian khác. Mỗi tôn giáo có những giá trị, lễ hội,
và quy tắc đạo đức riêng, và đóng góp vào sự đa dạng văn hóa và tư tưởng của Việt
Nam.

3.2 Tôn giáo và sự ổn định chính trị - xã hội


Tôn giáo có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị - xã hội.
Những giáo phái tôn giáo thường có vai trò định hình giá trị đạo đức, cung cấp hướng
dẫn về cuộc sống và xã hội, và thúc đẩy lòng tốt và lòng nhân ái. Các tổ chức tôn giáo
cũng có thể đóng vai trò trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội và giúp đỡ cho cộng
đồng. Những yếu tố này có thể góp phần vào sự ổn định và hòa bình trong xã hội.

3.3 Giao lưu và gắn kết với dân tộc


Tôn giáo có vai trò trong việc gắn kết và tạo giao lưu giữa các dân tộc. Việt Nam là

3
một quốc gia đa dân tộc với nhiều dân tộc khác nhau, và tôn giáo có thể là một yếu tố
gắn kết và đoàn kết dân tộc. Qua các hoạt động tôn giáo chung, như lễ hội, nghi lễ và
các sự kiện tôn giáo, người dân có thể tạo ra một tinh thần đoàn kết và hiểu biết thêm
về văn hóa và tôn giáo của nhau.
3.4 Nguy cơ xung đột và mất cân bằng
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo cũng có thể gặp phải nguy cơ xung
đột và mất cân bằng. Khi các tôn giáo được sử dụng hoặc hiểu sai để thúc đẩy mâu
thuẫn, kỳ thị hoặc bạo lực, nó có thể gây ra căng thẳng và xung đột trong xã hội. Điều
này đặc biệt đúng trong trường hợp mà tôn giáo trở thành một yếu tố chính trị và tranh
chấp về quyền lực.

Ở khía cạnh khác mối quan hệ này cũng có thể gặp phải những thách thức và tranh
chấp. Các tôn giáo có thể vụt qua ranh giới giữa tôn giáo và chính trị và có thể ảnh
hưởng đến ổn định chính trị và xã hội. Một số tranh chấp tôn giáo có thể dẫn đến xung
đột và căng thẳng trong xã hội.

Để đảm bảo sự ổn định chính trị và xã hội của Việt Nam, cần có sự cân nhắc và giải
quyết hợp lý cho các vấn đề liên quan đến tôn giáo. Chính sách và quy định pháp luật
về tôn giáo cần đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của mọi công dân, đồng
thời giữ được sự cân bằng và sự tôn trọng đối với các tôn giáo khác nhau.

Đồng thời, cần có sự tương tác và hợp tác tích cực giữa các tôn giáo và các cơ quan
chính phủ để đảm bảo môi trường tôn giáo ôn hòa và thuận lợi để tôn giáo thực hiện
các hoạt động vì sự phát triển của xã hội và cộng đồng.

Như vậy, mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam có ảnh hưởng tới sự ổn
định chính trị và xã hội của nước ta. Sự đa dạng tôn giáo và tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết
và phát triển.

4
Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu HDOT KTCT Mác - Lênin (UEH- 2022)
2. Giáo trình KTCT Mác – Lênin (Bộ GD-ĐT 2021)

You might also like