You are on page 1of 122

Bổ sung 1 nhóm ACE/ARB => giảm triệu chứng phù do CCB

bất kể tuổi - bệnh => HA tâm trường luôn là 70-80


nếu ko có CKD =>> 85 tuổi (>65) => ngưỡng 130-140

SAVE sau NMCT của captoprol dùng Candersartan, Rosuvastatin, ko có suy tim

tầm vĩ mô rồi

có triệu chứng là cần điều trị

gồng cứng người, QTc dài, nhưng có T âm => coi chừng XH não (XH dưới nhện => gây TALNS)
ĐỀ LÝ THUYẾT NỘI Y6 2019-2020
NGÀY THI: 07/12/2019
I. Tim mạch:
1. Nghiên cứu nào sử dụng đối tượng suy tim NYHA II-IV: (câu này trong sách- không có trong slide)
a. CONSENSUS: NYHA-IV SOLVD-T mainly là II III, 2% là IV
b. SAVE CONSENSUS => NYHA IV
c. HOPE3 SAVE: suy tim sau NMCT của captopril
d. SOLVT:NYHA II-III HOPE 3 => nguy cơ tim mạch thôi
2. Nói về hội chứng vành cấp không ST chênh lên, chọn câu sai:
a. Bao gồm NMCT cấp và Đau thắt ngực không ổn định.
b. Điều trị giống nhau giữa NMCT cấp có ST chênh lên và không có ST chênh lên.
c. …
d. … CCBs
3. BN THA điều trị 2 năm nay điều trị với Amlodipin, HA 140/90 mmHg, hiện có ho khi nằm đầu
ngang và phù chân, nghe phổi có rale ẩm, cần thêm thuốc hạ áp nào là thích hợp nhất?
a. Lợi tiểu
Câu 3: BN suy tim, bệnh mạch vành, đang điều trị chẹn beta, UCMC,... bị phù, khó thở khi nằm,
b. Meto HA chưa kiểm soát, cho thêm: thuốc lợi tiểu
c. Val
d. Digoxin
4. BN Hen, cường giáp, mạch 112, HA 140/90, hay bị hồi hộp đánh trống ngực. Sử dụng thuốc nào
sau đây là thích hợp để kiểm soát tình trạng THA và hồi hộp đánh trống ngực của BN:
a. Diltiazem THA mà nhịp nhanh thì AECI/ARB + BB or CCB-nonDHP
b. Ramipril BN hen => CCĐ của BB
=> Dùng CCB-nonDHP
c. Meto
d. Digoxin
5. BN THA đang được điều trị amlo, huyết áp 140/80mmHg, phù chân. Chọn thuốc nào thích hợp
để kiểm soát được HA và phù chân cho BN này
a. Valssartant. CCBs DHP = tác dụng phụ phù chân
b. Metoprolol Vì nhóm này dãn chủ yếu tiể động mạch
=> tăng lưu lượng ở tiểu ĐM, mà tĩnh mạch ko dãn thì nó tràn ra mô kẽ => phù chân.
c. Lợi tiểu Dùng thêm ACEi đễ dãn tiểu tĩnh mạch để giảm thoát dịch mô kẽ => giảm phù
d. …
6. Mục tiêu kiểm soát THA ở BN 85t, có nhồi máu não cũ
a. HA tâm thu <140, tâm trương 80-90
b. HA tâm thu <140, tâm trương 70-80
c. HA tâm thu <150, tâm trương 80-90
d. HA tâm thu <130, tâm trương 80-90

Mục tiêu HA tâm trương cho mọi đối tượng theo ESC 2018 là 70-80 (IIa-B) . Mục tiêu điều trị HA
tâm thu theo ESC chỉ lấy mốc 65 tuổi.

Ngưỡng HA cần điều trị theo ESC 2018 mới lấy mốc 80 tuổi.
dùng KS tới ít nhất 10 năm & 40 tuổi
7. Kiểm soát thấp sau hẹp 2 lá do thấp (giống đề).
8. Giữ INR bao nhiêu để trong phòng ngừa rung nhĩ huyết khối? 2-3
9. Thuốc đc FDI thông qua để kiểm soát nhịp xoang? Ibutilide (giống đề)
10. ECG hiện đại nghiên cứu về vấn đề nào?
a. Bệnh lí kênh ion màng tế bào
b. Bệnh lí rối loạn nhịp- dẫn truyền
c. Bệnh lí về cơ- mạch máu
d. …
11. Cho case lâm sàng rất dài, cuối cùng để cái hình ECG xoắn đỉnh, hỏi đây là dạng RLN gì?
🡺 Xoắn đỉnh
12. Bé gái 11 tuổi, đột ngột gồng cứng người (mất vỏ), ECG xoắn đỉnh nhiều lần. nhịp xoang, T(-) lan
toản các chuyển đạo trước ngực, QT= 460 ms. Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp:
a. XH não
b. Viêm não màng não
c. QT dài BS
d. Bruganda

ST thay đổi không đặc hiệu, lan toả ở các chuyển đạo trước ngực.

Kèm triệu chứng thần kinh.

🡺 Đọc lại bài thay đổi ECG ở BN viêm não màng não.
13. Cơ chế nào của thuốc chống loạn nhịp nhóm I làm điều trị nhịp nhanh trên thất do vòng vào lại?
a. Tăng thời gian dẫn truyền qua mô bình thường
b. Tăng thời gian khử cực
c. Tăng thời gian trơ hiệu quả ccủa mô bất cơ tim bất thường
d. ..
14. Điều trị rối loạn nhịp khi nào?
a. Khi BN tụt HA, ngất.
15. BN NSTEMI nhập viện có phổi rale ẩm, T3 (và các chi tiết không nhớ nhưng điển hình của OAP),
hỏi điều trị thuốc nào sau đây là không đúng: nife BN đang suy tim OAP, dùng CCBs vô OAP nặng hơn
16. Case OAP của thầy Tuấn Anh: BN nữ 26 tuổi, BTM giai đoạn 4, HA 180/90 mmHg, nhập viện với
triệu chứng của OAP, hỏi chẩn đoán nghĩ đến nhiều nhất
a. OAP do THA Hội chứng Ure huyết, gây THA CC => biến chứng OAP
b. Suy tim cấp do bệnh cơ tim dãn nở
c. Viêm phổi
d. ..
17. Case OAP của thầy Tuấn Anh (như trên): hỏi điều trị nào sau đây là không đúng?
a. Digoxin…
b. ..
c. …
d. …
18. Case BMV cô Trang: BN nữ 85 tuôi, ĐTĐ, BMV, BTM giai đoạn 4 đã điều trị nội khoa tối ưu.
Nhập viện vì đau thắt ngực, ưu tiển PCI hơn CABG khi BN có đặc điểm nào sau đây:
a. Hẹp thân chung LAD
b. Hở chủ mạnh
c. Tắc stent
d. HC tim thận
19. Chọn thuốc giảm đau ngực nào là tối ưu cho BN Chắc ca trên BN đang suy thận
=> dùng qua đường gan
a. Meto => Me & Pro Car
b. Carvedilol (chỉ tan trong mỡ, ch qua gan <- sai ngu )
c. Nebi
d. Sota
20. Chú ý biến chứng gì của BTM có thể làm nặng thêm tình trạng BMV trên BN này
a. Thiếu máu
b. Rối loạn canxiphotpho
c. .,.
d. …
21. BN hẹp mạch vành đã đặt stent, nhập viện… SA tim theo diện nào để đánh giá chức năng thất
(T) là THÍCH HỢP:
a. Teicolz
b. Simpson
c. 17 vùng: cũng có thể là cái này :3
d. Quả cầu mắt
22. Tăng double liều consor 2.5 trên BN đang dùng lisino 10mg chưa kiểm soát được HA (giống đề)
23. Điều trị đau trong HCVC nào sau đây là thích hợp Thuốc Concor® (Bisoprolol fumarate)
Tăng liều BB gấp đôi trên BN dùng AECi
a. Ngậm nitroglycerin dưới lưỡi.
b. Chích morphine
c. Aspirine
d. Statin
24. Nhớ còn một câu thuốc nào thích hợp để kiểm soát huyết áp ở BN THA đang xài amlo có hen
thôi (không có cường giáp)…
II. Tiêu hoá:
1. BN đau bụng không sốt, khám gan to 5cm dưới bờ sườn, lổn nhổn, ấn đau thốn, thiền căn uống
rượu 30 năm, NV vì mệt mỏi và đau bụng, không sốt.
a. K gan
b. Áp xe gan do amip
c. ..
d. ..
2. Thuốc nào không còn điều trị AXG do amip
a. Emetin
b. ..azole
c. ..azole
d. ..azole
3. Xơ gan giống đề:Tổn thương thận cấp của BN này là do VPMNKNP
4. Xơ gan giống đề: điều trị kháng sinh cho BN: Ceftriaxone..
5. Loét DD-TT: chỉ định XN tìm Hp trên BN này: giống đề
a. Sử dụng ASA
b. Tiền căn ba bị K dạ dày
c. ..
d. ..
6. BN loét bờ cong nhỏ CLO (+), chỉ định nội soi kiểm tra lành loét khi nào?
a. Không cần nội soi kiểm tra
b. Sau điều trị 8 tuần
c. Sau ngưng kháng sinh 4 tuần
d. ..
Mẹo nhớ: bơm bóng 7. Để bóng TQ ở mức 35-45mmHg
bằng CO2 => 35-45
8. Nội soi điều trị: trong vòng 12h
9. Động học amylase: 1h về bình thường trong vòng 3-5 ngày
10. IBS mời chuyên khoa tiêu hoá khi:
a. Tiêu ra máu.
b. Tiêu phân sống
c. …
d. …
11. Truyền tiểu cầu khi: <50k
12. BN Viêm tuỵ cấp dinh dưỡng đường tiêu hoá không nên: ăn kem
III. Hô Hấp
THLS thầy Bảo: BN đợt cấp COPD mới V5 ngày, nhập viện có khó thở sốt ho khạc đàm vàng
SpO2 85%, môi tím, thở co kéo, biên độ LN bình thường
pCO2 35mmHg, pO2 55mmHg,
pH 7.44 HCO3: 26
1. Nhận định về tình trạng SHH của BN:
a. SHH giảm O2
b. SHH tăng CO2
c. SHH hỗn hợp
d. Không có SHH
2. Nguyên nhân SHH nghĩ nhiều trên BN này?
a. Yếu cơ hoành
b. Thuyên tắc phổi Bệnh cảnh tăng trong trong COPD => gây PE
c. Hẹp lòng PQ
d. Tổn thương hành não
3. BN được thở O2 canula 3L/p, VT=400, f=40 lần/ phút. Tính FiO2 của BN
a. 36% VT = thể tích khí lưu thông trong 1 nhịp thở
VE = thông khi phút.
b. 32% Ta có VE = VT . f
=> Thông khí phút case này là: VE = (400ml/nhịp thở) x (40 lần/phút) = 16.000ml/phút = 16 lít
c. 42% Trong 1 phút BN thông khí 3 lít phút với oxy 100% => 16-3=13 lít còn lại là hít khí phòng (oxy 21%)
d. 50% => FiO2 = (13x21%+3x100%):16 = 35,8% => 36% chọn A

4. Sau thở O2 canula 3L/p, tình trạng hạ O2 máu của BN vẫn không được cải thiện, nghĩ nhiều
nguyên nhân gây hạ O2 máu của BN là do:
a. Viêm phổi: shunt
b. COPD
c. Suy tim
d. Xơ phổi: BN không có tăng CO2
5. Mục tiêu điều trị hen, câu nào sau dây là sai:
a. Cải thiện triệu chứng
b. Cải thiện các YTNC tắc nghẽn
c. Cải thiện các YTNC tác dụng phụ thuốc
d. Cải thiện khả năng gắng sức của BN để phù hợp với ……..
6. Điều trị khởi đầu COPD-D:
a. LABA+LAMA
b. Không có đáp án LAMA only
c. LABA
d. …+ICS
7. Điều trị không thích hợp cho cơn hen cấp nặng:
a. Montelukast uống.
b. Chích Magie sulphat 2-4g
c. …
d. …
8. Đợt cấp COPD nào không cần nhập viện, có thể cho BN điều trị ngoại trú:
a. Không có người chăm sóc
b. Cải thiện ở cấp cứu
c. Không có nguy cơ tử vong
d. BN không có thở O2, không cần hỗ trợ thông khí, không tăng CO2, không giảm O2 máu.
9. Viêm phổi được định nghĩa là tình trạng viêm của nhu mô phổi:
a. 21 ngày Viêm phổi cấp < 21 ngày
b. 7 ngày
c. 14 ngày
d. 28 ngày
10. BN nữ nhập viện giữa đêm khuya thanh vắng, khám ghi nhận hội chứng 3 giảm ½ phổi (P)., xử trí
lúc này thích hợp:
a. Chọc dò cấp cứu
b. Khi nào khó thở rồi chọc
c. Khi nào bác sĩ rãnh mới chọc
d. Chờ đến sáng rồi chọc.
11. PT cắt kén khí: giống đề
12. Tiêu chuẩn của mẫu đàm chuẩn
a. TBBM <10 và bạch cầu >25 trên QT 100
b. TBBM <10 hoặc BC >25
c. C…
d. …
IV. Thận:
1. BN vô niệu, kali 5.6, nghe tiếng cọ màng ngoài tim,…xử trí nào sau đây là đúng:
a. Chạy thận cấp cứu HUS => Chạy cấp cứu
b. Chích furosemide
c. ,,,
d. ;;;
2. Chế độ ăn DASH: không áp dụng cho BTM giai đoạn 4
3. Suy thận cấp, theo KDIGO 2012 để đề phòng STC do thuốc cản quang:
có hiệu quả rõ a. truyền dịch NaCl.. bù dịch

còn tranh cãi, nhưng ko hại b. Acetyl cysteine truyền tĩnh mạch trước và sau…
c. Truyền lợi tiểu để nhanh chóng thải thuốc cản quang
d. …
4. BN nữ cách 1 tuần bị nhọt da, điều trị ampicillin, nhập viện với bệnh cảnh suy thận cấp ống thận
do dị ứng thuốc, điều trị nào sau đây là thích hợp: prednisolin 1 mg/kg. (giống đề)
V. Cấp cứu:
1. BN Natri: 148, Kali 3.3, chẩn đoán:
a. Tăng Natri, hạ Kali
b. Tăng giảm
c. Tăng tăng
d. Giảm tăng
2. Chẩn đoán không thích hợp cho BN trên:
a. Toan hoá ống thận type IV
b. Cushing
c. ,,,
d. …
3. Vị trí chọc dò dẫn lưu TKMP:
a. KLS V… Chọc dẫn lưu
b. KLSII… Chọc điều trị Cấp cứu
c. KLS VII đường nách trước
d. KLS VII-IX đường nách giữa
4. Sốc tim, chọn câu đúng
a. Theo sau mỗi lần sốc: epinephrine 1-3 mg TM
đỉnh - đáy
b. Sốc 3 nhịp rồi CPR 5 lần vs chu kì 30:2 điện cực trước sau, nhồi 30:2, phối hợp epinephrin
c. .. Củ: sốc 3 phát mới nhồi CRP
d. .. Mới: sốc 1 cái là nhồi liền CRP 5 chu kỳ
5. Phân loại ngộ độc thức ăn: 2 nhóm hay 5 nhóm.

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4, 5, ... nếu BN chưa được


Sốc 360 + CRP 5 lần => Sốc 360 + CRP 5 lần + Adre => Sốc 360 + CRP 5 lần + Ami => Sốc + CRP 5 lần tới mỏi tay =))
ĐỀ NỘI LÝ THUYẾT Y6 - Y14 HKI (Gõ lại 56 câu)
1. Viêm phổi cấp: <21 ngày
2. Viêm tuỵ cấp: amylase tăng sau 1h, trong 3-5 ngày
3. Tiêu chuân VTC hk nặng: đề kháng thành bụng, hct, cre
4. Sau viêm tuỵ cấp hk được ăn gì: sữa, nước yến, nước đường, cháo loãng
5. ECG 12 chuyển đạo hiện tại để khảo sát: thay đổi kênh ion

6. Đọc điện tâm đồ: xoắn đỉnh

7.
8. Bóng thực quản của sonde Blakemore bơm với áp lực: 35-45mmHg
9. Chỉ định truyền tiểu cầu trong XHTH: <50k
10. Nội soi cầm máu trong XHTH do vỡ dãn TM phình vị: <12h
11. Thuốc để cắt cơn hen cấp, trừ: motelukast
12. Cắt kén khí khi: để giảm khó thở cho BN, mọi BN già
13. Tình huống viêm loét đại tràng (giống đề) hay nguy cơ ung thư: thời gian khởi bệnh
14. Khi nào Crohn cần khám chuyên khoa: tiêu máu
15. Mục tiêu điều trị hen, chọn câu sai: cải thiện khả năng gắng sức, giảm nguy cơ đợt cấp, giảm nguy cơ
tắc nghẽn cố định, giảm td phụ của thuốc
16. Mẫu đàm tiêu chuẩn: >25 bạch cầu, <10 tb lát
17. Mục tiêu INR của hẹp 2 lá: 2-3
18. Phòng thấp trong hẹp 2 lá: ít nhất 10 năm, ít nhất tới 40 tuổi
19. Chuyển nhịp xoang bằng thuốc: ibutilide
20. Đồng vận beta hk nên dùng trong: bệnh mạch vành
21. Na 148, K 3.3, chẩn đoán: tăng Na, hạ K
22. Cấp cứu: 3 4 2 1
23. Câu SHH thầy Bảo: BN ho khạc đàm vừa XV sau đợt cấp COPD, PaO2 60, PaCO2 35, chẩn đoán:
SHH giảm oxy
24. Phòng ngừa suy thận cấp khi chụp cản quang: NaCl truyền TM, acetylcystein truyền TM
25. Nghiên cứu trong suy tim: CONSENSUS độ II-III, SOLVD-T độ IV, SAVE, HOPT3 độ II-IV
26. Mục tiêu điều trị THA của người 80 tuổi: 130-140/70-80
27. BN suy tim, bệnh mạch vành,... đang xài atenolol bị suy thận gđ 4 đổi thành thuốc j: carve
28. BN suy tim, bệnh mạch vành, đang điều trị chẹn beta, UCMC,... bị phù, khó thở khi nằm, HA chưa
kiểm soát, cho thêm: thuốc lợi tiểu
29. Điều trị OAP, chọn câu sai: nifedipine
30. Giảm đau ngực trong HCVC: nitrat NDL
31. Trường hợp nào nên làm PCI hơn CABG: hẹp đoạn gần nhánh xuống trc trái, hở nặng van ĐMC, tái
hẹp nhiều stent
32. Tình huống VOTMK, điều trị: prednisone
33. BN nam khó thở khi nằm, chọn phương pháp nào: (chọn Simpson)

34. BN suy tim, bệnh mạch vành, HA hk kiểm soát...: tăng liều biso
35. BN suy thận có tiếng cọ màng tim: chạy thận nhân tạo cấp cứu
36. BN NV HCTH có TDMP, chọc dịch khi nào: hk đáp ứng thuốc lợi tiểu
37. BN VPMNKNP điều trị: cefftriaxone
38. Tình huống đau hạ sườn phải, nam 60 tuổi, sụt cân, gan to, chỗ cứng, chỗ mềm, hk sốt, chẩn đoán: K
gan hoại tử
39. Thuốc hk dùng điều trị abcess gan do amip: emetin
40.
41. Thuốc được ưa thích điều trị COPD nhóm D: LABA/LAMA
42. BN nữ 11 tuổi, ngất, duỗi cứng mất não, ECG có xoắn đỉnh, T âm tất cả chuyển đạo, QT 460ms. Hỏi
đột tử do nguyên nhân gì?: HC Brugada, xh não, HC QT dài bầm sinh, HC tái cực sớm
43.

44. BN loét dạ dày tá tràng, nội soi kiểm tra: sau ngưng điều trị 8w
45. Ngộ độc thực phẩm theo WHO: có 5 nhóm
46. Dẫn lưu trong TKMP: KLS 2 đường trung đòn
47. Tăng Na, hạ K do: toan hoá ống thận type 4
48. Câu SHH, Vt=400ml, thở canula 3l, FiO2 : 36% Vì BTM GĐ 4-5 thường tăng K, P
49. Câu SHH, nguyên nhân SHH ca này: tổn thương hành não, yếu cơ hoành, tắc mạch máu phổi, xơ phổi
50. Thêm oxy hk đáp ứng, nguyên nhân: viêm phổi, suy tim
51. Thuốc chống loạn nhịp nhóm 1, cơ chế:
52. Chế độ ăn DASH: BTM gđ 4, mọi gđ BTM do THA Hiểu sai rồi. Áp dụng DASH ở BN BTM có THA??!
53. Câu HCVC: NMCT ST chênh lên và hk chênh điều trị giống, tiên lượng khác
54. Nữ 26 tuổi, BTM gđ 3a do VCT mạn, NV vì khó thở chẩn đoán: suy tim cấp do bệnh cơ tim dãn nở,
OAP
55. Câu shock điện của thầy Phúc: điện cực trước sau, nhồi 30:2, phối hợp epinephrin
56.
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

ĐỀ TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT NỘI Y6 CQ – Y6 TNB


HỌC KỲ II – NIÊN KHÓA: 2018 – 2019
Thời gian 45 phút (60 câu)
MÃ ĐỀ: 212
Chọn một câu trả lời đúng
Câu 1: Tần suất hen CHƯA đạt kiểm soát phải nhập viện, phải khám cấp cứu,
khám không định trước ở VN năm 2005 là bao nhiêu?
A. 0-5%
B. 25-30%
C. 45-50%
D. 70-75%
E. 95-100%
GIẢI
• Tóm tắt số liệu các nghiên cứu về hen ở Việt Nam:
- Tần suất hen ở trẻ 13 – 14 tuổi theo ISAAC pha 3: > 20%.
- Tần suất hen nặng ở trẻ 13 – 14 tuổi theo ISAAC pha 3: > 7.5%.
- Tần suất hen chưa đạt kiểm soát tốt năm 2005:
o Phải nhập viện: 26.5%.
o Phải nhập cấp cứu: 22.5%.
o Tổng sử dụng chăm sóc cấp tính: 31.1%.
o Mất ngày làm việc: 30.8%.
Câu 2: Yếu tố nguy cơ cơn hen cấp không gồm:
A. Tiền căn nhập ICU hay đặt NKQ vì cơn hen cấp
B. Có ≥ 1 cơn hen nặng trong 12 tháng qua
C. Hen không kiểm soát
D. Dùng ICS nhưng bệnh nhân sử dụng bình xịt, hút sai kỹ thuật
E. Ngừng thuốc từ một năm nay
GIẢI
- Yếu tố nguy cơ cơn hen cấp gồm 3 nhóm: nguy cơ kết cục xấu, nguy cơ tắc nghẽn
luồng khí cố định, nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.
- Nguy cơ kết cục xấu:
o Tiền căn nhập ICU hay đặt nội khí quản vì cơn hen cấp.
o Có ≥ 1 cơn hen nặng trong 12 tháng qua.
o Hen không kiểm soát.
o Lạm dụng thuốc giãn phế quản SABA (> 1 hộp 200 nhát/tháng).
o Không được dùng ICS do không được chỉ định hoặc được chỉ định nhưng
bệnh nhân tuân thủ điều trị kém, sử dụng bình xịt, hút sai kỹ thuật.

1
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

o FEV1 cơ bản thấp, đặc biệt < 60% dự đoán.


o Có vấn đề thần kinh tâm lý hoặc kinh tế xã hội.
o Tiếp tục tiếp xúc thuốc lá, dị ứng nguyên.
o Có bệnh đồng mắc, béo phì, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn.
o Tăng tế bào ái toan trong máu hay đàm.
o Thai kỳ.
- Nguy cơ tắc nghẽn luồng khí cố định:
o Không dùng ICS.
o Tiếp tục hút thuốc lá hoặc tiếp xúc hóa chất, môi trường ô nhiễm.
o Tăng tiết đàm.
o Tăng Eosiniphil máu.
- Nguy cơ tác dụng phụ thuốc:
o Dùng OCS thường xuyên.
o Dùng ICS mạnh, kéo dài.
o Dùng kèm thuốc ức chế men P450.
- NOTE:
o Mức độ kiểm soát hen hiện tại (trong 4 tuần qua):
▪ Triệu chứng ban ngày > 2 lần/tuần.
▪ Sử dụng thuốc giảm triệu chứng > 2 lần/tuần.
▪ Triệu chứng ban đêm > 0 lần/tuần.
▪ Giới hạn hoạt động do hen > 0 lần/tuần.
o Hen kiểm soát tốt: 0/4.
o Hen kiểm soát 1 phần:1 – 2/4.
o Hen không kiểm soát: 3 – 4/4.
Câu 3: Bệnh nhân nữ, 22 tuổi. Mẹ bị viêm mũi dị ứng. Lúc nhỏ từng được chẩn
đoán viêm phế quản 3-4 lần/năm. Đêm qua đột ngột ho, khó thở. Khám: tim nhanh,
phổi ran ngáy rít đều 2 bên phế trường. Chẩn đoán thường gặp nhất:
A. Suy tim
B. Rối loạn chức năng dây thanh
C. Hen
D. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
E. Viêm tiểu phế quản
Câu 4: Bệnh nhân nam 18 tuổi, theo dõi và điều trị hen ở phòng khám 2 năm nay.
Hen ổn định với Seretide 250mcg/125mcg 1 hít/ngày hiếm khi dùng cắt cơn. Khi đi
khám định kỳ bệnh nhân than ho 3 ngày qua kèm sổ mũi. Khó thở kèm khò khò phải
hít cắt cơn 2 lần/ngày trong 3 ngày qua nhưng vẫn ngủ được. Khám phổi bình thường,

2
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

nhưng có ran rít ngáy đều hai bên khi thở ra gắng sức. Thuốc kiểm soát hen nên kê
toa: tăng bậc hen ngắn hạn
125: liều thấp
A. Seretide 25/125 1 hít x1/ngày >250-500: liều TB
>500: liều cao
B. Seretide 25/125 1 hít x 2/ngày => dùng 125 x 4, có thể là 2 nhát x 2
quy tắc theo slide thầy Vũ
C. Seretide 25/125 2 hít x 2/ngày * nếu chỉ đang KS = ICS => tăng gấp 4 lần
* nếu đang KS = LABA/ICS => tăng bậc hen
D. Seretide 25/125 4 hít x 2/ngày * nếu đang KS = Forrmo/ICS => tăng gấp 4 lần, max 72 formro
* nếu đang KS + cắt cơn Formol/ICS => duy trì kiểm soát, tăng cắt cơn
E. Seretide 25/250 2 hít x 2/ngày
GIẢI
-
Câu 5: Corticoid toàn thân trong cơn hen cấp:
A. Nên chỉ định cho cơn hen nặng hoặc trung bình
B. Chỉ nên dành cho hen nặng
C. Sẽ dẫn đến loãng xương, THA
D. Buộc phải dùng đường chích
E. Tác dụng nhanh hơn dãn phế quản
GIẢI
- Liều prednisolone 1 mg/kg (tối đa 50mg/ngày) trong 5 – 7 ngày, trẻ em 1 – 2
mg/kg (tối đa 40mg/ngày) uống trong 3 – 5 ngày khi:
o Không đáp ứng việc tăng thuốc cắt cơn và thuốc kiểm soát sau 2- 3 ngày.
o Diễn tiến triệu chứng xấu nhanh hoặc PEF/FEV1 < 60% trị số cá nhân tốt
nhất/dự đoán.
o Bệnh sử đợt kịch phát nặng đột ngột.
- Theo lưu đồ: cơn hen nặng xử trí:
o Xem xét Ipratropium bromide.
o Prednisolone uống hay tiêm mạch.
o O2 có kiểm soát đạt độ bão hòa mục tiêu 93 – 95% (trẻ em 94 – 98%).
o Xem xét Magnesium sulfate tiêm mạch.
o Xem xét ICS liều cao.
- Theo lưu đồ: cơn hen nhẹ/trung bình xử trí:
o SABA 4 – 10 nhát qua MDI + buồng đệm, lặp lại mỗi 20 phút trong 1 giờ
hoặc phun khí dung mỗi 20 phút.
o Prednisolone 1mg/kg (tối đa 50mg), trẻ em 1 – 2mg/kg (tối đa 40mg) uống.
o O2 có kiểm soát đạt độ bão hòa mục tiêu 93 – 95% (trẻ em 94 – 98%).
o Xem xét Ipratropium bromide.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn?
A. Nhiễm bệnh do ăn các thực vật thủy sinh nhiễm ấu trùng sán lá gan
B. Thường gặp ở các tỉnh miền Bắc

3
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

C. Tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng cao > 10%


D. Huyết thanh chẩn đoán Fasciola dương tính
E. Siêu âm bụng có hình ảnh echo kém dạng đa cung
GIẢI
- Bệnh cảnh abscess gan do nhiễm sán lá lớn:
o Diễn tiến lâm sàng thường âm ỉ và kéo dài do không được chẩn đoán sớm.
Bệnh nhân bị sốt và đau tức vùng hạ sườn phải.
o Ở nước ta thường gặp ở các tỉnh duyên hải miền Trung, thói quen ăn rau
sống hoặc các loại gỏi và cá sống.
o Chẩn đoán: bệnh cảnh giống abscess gan amip nhưng không đáp ứng với
điều trị, công thức máu có tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng cao > 10%, huyết
thanh chẩn đoán sán lá gan lớn (+), chọc hút mủ màu vàng đục lượng ít.
o Trên siêu âm: hình ảnh echo kém dạng đa cung (dấu hiệu vòng Olympic).
o CT scan thấy hình ảnh tổn thương giảm đậm độ dạng đa thùy ± vách.
o Tìm trứng sán trong phân ít có giá trị vì tỷ lệ dương tính thấp.
- Bệnh cảnh abscess gan do vi trùng:
o Triệu chứng tương tự abscess gan do amip nhưng có thể phân biệt dựa vào
các tính chất như sốt cao hơn và kèm lạnh run, thường có vàng da.
o Tiền sử bị sỏi đường mật hoặc giun chui ống mật.
o Siêu âm bụng phát hiện nhiều ổ mủ kích thước nhỏ nằm rải rác cả 2 thùy,
có thể kèm các tổn thương ở đường mật như sỏi, giun hoặc xác giun trong
đường mật, túi mật.
o Chọc mủ màu trắng hoặc vàng đục, thường hôi.
o Cấy mủ và cấy máu có thể phân lập được vi trùng.
- Bệnh cảnh ung thư gan abscess hóa hay hoại tử trung tâm:
o Do khối u phát triển nhanh có thể bị hoại tử vùng trung tâm khối u do thiếu
máu nuôi dưỡng.
o Biểu hiện lâm sàng: có thể có sốt và đau vùng gan → nhầm với abscess gan
kèm gầy sút, sụt cân nhanh, tiền sử viên gan virus B hoặc C.
o Xét nghiệm: AFP, siêu âm hoặc CT scan, chụp chọn lọc động mạch gan và
sinh thiết gan để xác định chẩn đoán.
Câu 7: Triệu chứng nào quan trọng nhất giúp phân biệt áp xe gan do amip với áp
xe gan do vi khuẩn?
A. Tính chất sốt
B. Mức độ đau hạ sườn phải
C. Vàng da
D. Chọc hút mủ có màu nâu socola

4
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

E. Giảm triệu chứng khi điều trị thử bằng metronidazole


GIẢI
• Chẩn đoán xác định abscess gan do amip dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng, chọc
hút mủ, điều trị thử. Nếu có ¾ tiêu chuẩn thì chẩn đoán là abscess gan do amip:
- Lâm sàng: tam chứng Fontan với sốt, đau hạ sườn phải, gan to + rung gan (+) +
tiền sử lỵ amip.
- Cận lâm sàng: siêu âm bụng hoặc CT scan, huyết thanh tìm kháng thể kháng amip.
- Chọc hút mủ dưới hướng dẫn siêu âm được chỉ định khi hình ảnh trên siêu âm
không điển hình và/hoặc kết quả huyết thanh chẩn đoán amip âm tính. Khi chọc
hút ra mủ màu socola có thể xác lập chẩn đoán amip.
- Điều trị thử bằng thuốc diệt amip: nếu có đáp ứng tốt cũng là 1 phương cách chẩn
đoán.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây không có chỉ định phẫu thuật đối với áp xe gan do
vi khuẩn?
A. Viêm phúc mạc toàn thể do vỡ ổ áp xe
B. Áp xe dưới hoành
C. Nhiều ổ áp xe nhỏ nằm rải rác
D. Chảy máu đường mật không kiểm soát
E. Choáng nhiễm trùng từ đường mật
GIẢI
- Dẫn lưu ổ abscess gan vi khuẩn bằng catheter:
o Đối với ổ abscess, việc chọc hút hoặc dẫn lưu chỉ đặt ra trong trường hợp
chỉ có vài ổ mủ to, còn nếu có nhiều ổ mủ nhỏ thì không thể giải quyết
bằng phương pháp này.
o Chống chỉ định khi có báng bụng, rối loạn đông máu, ổ abscess nằm sát
tim.
o Vị trí chọc: khe liên sườn IX đường nách giữa hoặc khe liên sườn VII
đường trung đòn hoặc dưới hướng dẫn siêu âm.
o Biến chứng thủ thuật: tổn thương tạng rỗng, chảy máu, tràn khí màng phổi,
dò mủ vào khoang phúc mạc.
- Phẫu thuật ổ abscess gan vi khuẩn:
o Giải quyết biến chứng vỡ ổ abscess gan, viêm phúc mạc, abscess dưới
hoành, chảy máu đường mật.
o Giải quyết nguyên nhân gây abscess gan do vi trùng như sỏi, giun đường
mật, ổ abscess nguyên phát trong ổ bụng.
Câu 9: Bệnh nhân nhiễm trùng huyết kèm viêm phổi do tụ cầu. Kháng sinh chọn
lựa:

5
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

A. Linezolid, Teicoplanin, Daptomycin


B. Linezolid, Teicoplanin, Ticarcillin
C. Piperacillin, Teicoplanin, Vancomycin
D. Linezolid, Oxacillin, Vancomycin
E. Linezolid, Teicoplanin, Vancomycin
GIẢI
- Lựa chọn kháng sinh điều trị viêm phổi (theo slide):
o MRSA có nồng độ ức chế tối thiểu thấp (< 1µg/mL): Vancomycin.
o MRSA có đồng độ ức chế tối thiểu cao hoặc trung bình: Vancomycin
(Trough level = 20µg/mL), Teicoplanin, Linezolide.
o E. coli, Klebsiella sản xuất ESBL có nồng độ ức chế tối thiểu thấp:
Ertapenem.
o E. coli, Klebsiella sản xuất ESBL có nồng độ ức chế tối thiểu cao hoặc
trung bình: Ertapenem ± Amikacine, Fosfomycin, Imipenem, Meropenem,
Doripenem.
o Klebsiella pneumonia sản xuất Carbepenemase: Colistin/Carbapenem +
Fosfomycin, Colistin/Amikacin + Carbapenem.
o Klebsiella, E. coli sản xuất New Delhi metallo – beta – lactamase – 1:
Colistin/Amikacin + Carbapenem, Carbapenem + Fosfomycin.
o P. aeruginosa đa kháng: Colistin + Meropenem, Colistin + Pipe/tazo.
o A. baumannii đa kháng: Colistin + Imipenem.
- NOTE:
o Peak level: nồng độ cao nhất của thuốc trong máu.
o Trough level: nồng độ cao nhất của thuốc trong mô.
Câu 10: Kháng sinh chọn lựa cho viêm phổi thở máy/viêm phổi bệnh viện do P.
aerusinosa đa kháng:
A. Piperacillin/tazobactam + vancomycin
B. Colistin + linezolid
C. Imipenem + teicoplanin
D. Piperacillin/tazobactam ± colistin
E. A và D đúng
GIẢI
- Xem câu 9.
Câu 11: Bệnh nhân được chỉ định thở oxy qua sonde mũi, liều oxy 6 lit/phút. FiO2
dự đoán là?
A. 34%
B. 44%

6
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

C. 54%
D. 64%
E. 74%
GIẢI
- Thở qua canulla: FiO2 = 20 + 4n (n là số lít/phút).
- Thở qua mask không thở lại: n = 6, 7, 8 ứng với FiO2 40%, 50%, 60%.
- Thở qua mask thở lại: n = 6, 7, 8, 9, 10 ứng với FiO2 60%, 70%, 80%, 90%, 99%.
Câu 12: Mức LDL-C mục tiêu nào cho bệnh nhân bệnh mạch vành có đái tháo
đường:
A. <100 mg/dL
B. <175 mg/dL
C. <70 mg/dL
D. Tùy cá nhân
E. Tùy mức độ dung nạp của bệnh nhân
GIẢI
• Theo sách điều trị nội, điều chỉnh các yếu tố làm giảm các yếu tố nguy cơ mạch
vành gồm:
- Tăng huyết áp: huyết áp tâm thu tăng gấp đôi thì nguy cơ mắc bệnh mạch vành
tăng gấp đôi.
o Huyết áp mục tiêu ở bệnh nhân có bệnh mạch vành: < 140/90 mmHg.
o Huyết áp mục tiêu ở bệnh nhân đái tháo đường, suy thận mạn: < 130/80
mmHg.
- Hút thuốc lá: ngưng hút thuốc lá.
- Rối loạn lipid máu:
o Sử dụng statin làm giảm đáng kể biến cố tim mạch, không liên quan với
mức cholesterol và mức LDL – C ở bệnh nhân bệnh mạch vành vì ngoài tác
dụng làm giảm lipid máu, statin còn có tác dụng kháng viêm và ổn định
mảng xơ vữa.
o Mục tiêu LDL – C ở bệnh nhân bệnh mạch vành: < 100 mg/dL.
o Mục tiêu LDL – C ở bệnh nhân bệnh mạch vành + đái tháo đường: < 70
mg/dL.
- Bệnh nhân HDL – C thấp:
o Thường gặp trên người béo phì, tăng triglyceride máu, tình trạng kháng
insulin.
o Điều trị bằng ăn kiêng, tăng cường vận động thể lực, giảm LDL – C máu ở
bệnh nhân có tăng LDL – C kèm theo.

7
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

- Rối loạn lipid máu sau tái thông mạch vành: điều trị giảm lipid máu làm giảm tỷ lệ
tử vong và các biến cố mạch vành ở những bệnh nhân đã được tái thông mạch
vành (PCI hay CABG).
- Hoạt động thể lực: đi bộ 20 – 30 phút mỗi ngày, sau đó tăng thời gian đi bộ và tốc
độc đi bộ tùy thuộc vào mức gắng sức của mỗi bệnh nhân.
- Đái tháo đường: kiểm soát đường huyết.
- Khuyến cáo về chế độ ăn:
o Hạn chế dùng chất béo: < 30% tổng lượng calo thu thập.
o Hạn chế sử dụng mỡ bão hòa: < 7% tổng lượng calo thu thập.
o Ăn nhiều cá: ít nhất 2 lần/tuần.
o Hạn chế sử dụng cholesterol: < 200mg/ngày.
o Ăn nhiều rau quả, trái cây và ngũ cốc.
o Ăn lạt: lượng Na+ khoảng 2.4g → 6g muối/ngày.
Tình huống sau sử dụng có câu 13, 14, 15
Bệnh nhân nữ 63 tuổi, đang điều trị bệnh mạch vành với atenolol 100mg/ngày,
simvastatine 40 mg/ngày, aspirine 100 mg/ngày. Tái khám với tình trạng sau: huyết áp
170/100 mmHg, tần số tim 56 lần/phút, siêu âm tim: phân suất tống máu 45 %, eGFR
40ml/phút/1.73m2
Câu 13: Thuốc hạ áp nào được chọn dùng thêm:
A. Amlodipine
B. Nicardipine
C. Diltiazem
D. Verapamil
E. Nifedipine
GIẢI
- Bệnh nhân này điều trị bệnh mạch vành, hiện tại eGFR 40ml/phút/1.73m2 da, phân
suất tống máu 45% → chẩn đoán: bệnh mạch vành mạn ổn đinh, tăng huyết áp,
suy tim phân suất tống máu trung bình, bệnh thận mạn giai đoạn 3b.
- Theo khuyến cáo điều trị tăng huyết áp, khởi đầu phối hợp ACEI/ARB + CCB/lợi
tiểu.
- Dựa vào đáp án loại C và D vì là CCB nhóm non – DHP có tác dụng chủ yếu lên
nút xoang, nút nhĩ thất. Đáp án A, B, E là CCB nhóm DHP có tác dụng chủ yếu
lên mạch máu ngoại vi, ít tác dụng lên sự co bóp, dẫn truyền tim, không tác dụng
lên nút xoang và nút nhĩ thất.
- Theo sách giáo khoa: “có nhiều bằng chứng cho thấy CCB tác dụng ngắn
(nifedipine, nicardipine) làm tăng nguy cơ biến cố mạch vành” → không sử dụng
trên bệnh nhân có bệnh mạch vành → loại B. E.

8
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

- Thứ tự chọn lọc mạch máu: Amlodipine > Nicardipine > Nifedipine.
Câu 14: Thuốc nào chọn đầu tay thay cho Atenolol?
A. Bisoprolol
B. Nebivolol
C. Metoprolol
D. Propranolol
E. Acebutalol
GIẢI
- Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 3B nên cần chọn thuốc không thải qua thận, vì
bệnh nhân không có bệnh gan nên ưu tiên chọn thuốc thải hoàn toàn qua gan →
loại A, B (thải qua 2 đường gan thận), loại E (thải chủ yếu ở thận).
- Phân tích 2 thuốc Metoprolol và Propranolol:
o Propranolol là ức chế beta không chọn lọc, ISA (-), điều trị được tăng huyết
áp, đau thắt ngực, rối loạn nhịp, nhồi máu cơ tim.
o Metoprolol là ức chế beta chọn lọc, ISA (-), điều trị được tăng huyết áp,
đau thắt ngực, rối loạn nhịp, nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết →
Metoprolol sẽ ưu thế hơn propranolol đối với bệnh nhân có suy tim sung
huyết.
o Theo sách giáo khoa: “các thuốc ức chế beta có ISA sẽ ít ảnh hưởng lên
nhịp tim hơn các loại không có ISA → các thuốc có ISA có thể không hiệu
quả bằng nhóm không ISA về tác dụng làm giảm nhịp tim hoặc tần số trong
tác dụng tăng thời gian gắng sức ở bệnh nhân đau thắt ngực nặng”. Như vậy
chọn Metoprolol có lợi trên bệnh nhân này hơn so với propranolol.
Câu 15: Thuốc nào chọn đầu tay thay cho Simvastatine?
A. Rosuvastatine
B. Lovastatỉne
C. Fluvastatine
D. Atorvastatine
E. Pravastatine
GIẢI
- Hiệu quả của các Statin
Thay đổi mức lipid máu
Statin Giảm cholesterol Giảm LDL Tăng HDL cholesterol Giảm triglycerid
toàn phần cholesterol
Simvastatin 19 – 36 26 – 47 (1) 8 – 16 12 – 34
Rosuvastatin 33 – 46 45 – 63 (2) 8 – 14 10 – 35
Atorvastatin 25 – 45 26 – 60 (3) 5 – 13 17 – 53
Lovastatin 16 – 34 21 – 42 2 – 10 6 – 27

9
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

Fluvastatin 16 – 27 22 – 36 3 – 11 12 – 25
Pravastatin 16 – 25 22 – 34 2 – 12 15 – 24

Statin Hòa tan Chuyển hóa tại gan Kết hợp protein Thời gian bán hủy
Simvastatin Ưa mỡ CYP3A4 95 – 98% 1–3
Rosuvastatin Ưa nước CYP2C9, CYP2C19 88% 19
Atorvastatin Ưa mỡ CYP3A4 98% 13 – 30
Lovastatin Ưa mỡ CYP3A4 >95% 2–4
Fluvastatin Ưa mỡ CYP2C9 98% 0.5 – 3
Pravastatin Ưa nước Không 43 – 67% 2–3
- Dựa theo 2 bảng trên, để thay thế Simvastatin cần 1 thuốc có tính chất:
o Khả năng điều chỉnh rối loạn lipid gần như Simvastatin.
o Chuyển hóa trong cơ thể giống Simvastatin.
- Vậy chọn được đáp án Atorvastatin.
Câu 16: Mô tả nào sau đây KHÔNG phù hợp đối với bóng dạ dày của Sonde
Blakemore:
A. Bóng hình tròn nhỏ hơn so với bóng thực quản
B. Phải bơm cho bóng một thể tích khí theo quy định của nhà sản xuất
C. Không nên bơm bóng quá căng vì dễ gây tổn thương niêm mạc thực quản – dạ dày
D. Trước khi đặt sonde cần chụp x quang để khẳng định bóng nằm trong dạ dày
GIẢI
- Chẹn sonde cầm máu:
o Hiệu quả: cầm máu tạm thời > 80% trường hợp.
o Nhiều biến chứng: hít sặc, di lệch, vỡ thực quản, tử 20%.
o Chỉ nên dùng trong các trường hợp xuất huyết ồ ạt, nhằm cầm máu tạm thời
trong khi chờ biện pháp điều trị triệt để (không nên lưu quá 24h).
- Chống chỉ định tuyệt đối:
o Hẹp thực quản đã biết.
o Mới phẫu thuật vùng tâm vị.
- Chống chỉ định tương đối:
o Suy hô hấp.
o Suy tim, rối loạn nhịp tim.
o Thoát vị hoành.
o Không chắc chắn là XHTH do vỡ varices.
o Loét TQ do nội soi điều trị lần trước (chỉ dùng bóng DD chứ không dùng
bóng TQ).
- Theo dõi:
o Kiểm tra áp lực bóng mỗi 3 giờ.

10
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

o Xả bóng thực quản 5’ mỗi 6h.


o Nếu cầm máu 24h → xả bóng TQ để nguyên vị trí 6 – 12h → vẫn ổn định:
xả bóng dạ dày lưu 6 – 12h.
▪ Ổn: Rút bóng.
▪ Tái phát: Bơm lại giữ thêm 24h.
Câu 17: Vị trí tốt nhất của đầu catheter tĩnh mạch trung tâm là:
A. Tĩnh mạch chủ dưới
B. Tĩnh mạch dưới đờn hoặc tĩnh mạch cảnh
C. Tĩnh mạch chủ trên, cách chỗ đổ vào nhĩ phải #1cm
D. Nhĩ phải
E. Thay đổi tùy từng bệnh nhân
GIẢI
- Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm (CVC):
o Đường truyền TM trung tâm là đường truyền được thực hiện với 1 ống
bằng chất dẻo tổng hợp (polyethylen, polyvinylchlorethylin) từ TM ngoại
biên vào tới TM chủ.
o Vị trí tốt nhất của đầu ống là trong TM chủ trên, cách chỗ đổ vào nhĩ phải #
1 cm.
o Áp lực TM đo ở điểm này với ống có đường kính trong ≥ 1 mm được gọi là
áp lực tĩnh mạch trung tâm. Giá trị bình thường: +5 → +8 cmH2O.
Câu 18: Bệnh nhân nam, 28 tuổi, 3 tháng nay hay có các cơn hồi hộp đánh trống
ngực, tim đập nhanh, thường xảy ra ban tối sau khi ăn. Xét nghiệm ban đầu nào cần
làm cho bệnh nhân này?
A. Điện tâm đồ 12 chuyển đạo
B. Điện tâm đồ trung bình tín hiệu
C. Điện tâm đồ gắng sức
D. Holter điện tâm đồ
E. Thăm dò điện sinh lý tim
GIẢI
- Điện tâm đồ 12 chuyển đạo (theo uptodate):
o Đánh giá bệnh nhân đánh trống ngực nên bắt đầu bằng bệnh sử, tiền căn,
khám lâm sàng, ECG 12 chuyển đạo.
o Nếu không có bằng chứng của bệnh tim và triệu chứng đánh trống ngực
không được dung nạp tốt, đo điện tim lưu động hoặc đo điện tim lại được
khuyến cáo.
o Nếu đánh giá ban đầu gợi ý bệnh tim hoặc vẫn nghi ngờ nguyên nhân đánh
trống ngực, đo điện tim lưu động được khuyến cáo.

11
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

o Trừ khi có sự xuất hiện hoặc biến mất của bệnh tim, nếu đánh trống ngực
vẫn còn chưa rõ ràng hoặc dung nạp kém, thăm dò điện sinh lý có hoặc
không có đo điện tim lưu động được chỉ định.
- Điện tâm đồ trung bình tín hiệu:
- Điện tâm đồ gắng sức:
o Chỉ định:
▪ Chẩn đoán bệnh mạch vành ở bệnh nhân đau ngực không điển hình.
▪ Đánh giá khả năng chức năng và tiên lượng bệnh mạch vành.
▪ Đánh giá tiên lượng và khả năng chức năng bệnh nhân sau NMCT
không biến chứng.
▪ Đánh giá bệnh nhân sau tái tưới máu bằng phẫu thuật hay thủ thuật
can thiệp mạch vành.
▪ Đánh giá bệnh nhân bị rối loạn nhịp do gắng sức tái phát.
▪ Đánh giá khả năng chức năng bệnh nhân bị tim bẩm sinh hay bệnh
van tim.
▪ Đánh giá đáp ứng của máy tạo nhịp với nhịp tim.
▪ Đánh giá bệnh nhân nam > 40 tuổi làm công việc đặc biệt: phi công,
lái xe bus.
▪ Đánh giá bệnh nhân không triệu chứng > 40 tuổi có ít nhất 2 yếu tố
nguy cơ mạch vành.
▪ Đánh giá những người ít vận động > 40 tuổi trước khi theo chương
trình luyện tập mạnh.
▪ Đánh giá khả năng chức năng và đáp ứng điều trị thuốc tim mạch ở
bệnh nhân bệnh mạch vành hoặc suy tim.
▪ Đánh giá đáp ứng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị
trước khi theo chương trình gắng sức.
o Chống chỉ định:
▪ Hội chứng vành cấp, hẹp thân chung động mạch vành.
▪ Rối loạn nhịp, suy tim, viêm tim, viêm màng ngoài tim cấp, viêm nội
tâm mạc nhiễm trùng chưa kiểm soát.
▪ Hẹp chủ nặng có triệu chứng, bệnh cơ tim phì đại bóc tách ĐMC.
▪ Tăng huyết áp nặng.
▪ Rối loạn cấp tính không do tim.
▪ Không thể ký cam kết.
o Đánh giá kết quả:
▪ Thời gian gắng sức: 6 – 12 phút
▪ Tần số tim tối đa: 85 – 90% tần số tiên lượng qua tuổi (220 – tuổi)

12
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

▪ Công tối đa đạt được


▪ Đánh giá về lâm sàng: đau ngực
▪ Đánh giá về huyết động: nhịp tim, huyết áp
▪ Đánh giá về mặt điện học: ECG
o Đánh giá về mặt điện học: 3 nhịp liên tiếp trên ECG
▪ ST chênh xuống đi ngang hay dốc xuống ≥ 1 mm với độ dốc của ST
chênh xuống < 0.7 – 1 mV/s.
▪ ST chênh xuống đi lên ≥ 1.5 – 2 mm với độ dốc > 1 mV/s.
o Bất thường bị che lấp bởi: block nhánh trái, dáy thất trái, digitalis, máy tạo
nhịp, WPW, rung nhĩ, sa van 2 lá.
- Holter điện tâm đồ:
o Chỉ định: trường hợp rối loạn nhịp xuất hiện không thường xuyên.
o Chống chỉ định: trường hợp cần nhập viện hay cần điều trị ngay.
o Lợi điểm:
▪ Không xâm lấn.
▪ BN vẫn sinh hoạt bình thường
▪ Đánh giá sự liên quan giữa rối loạn nhịp và triệu chứng lâm sàng
▪ Đánh giá hiệu qủa thuốc điều trị rối loạn nhịp trên nhịp tự phát.
o Phương pháp:
▪ ECG liên tục trong 24 - 48 giờ (Holter ECG),
▪ Ghi ECG ngắt quãng trong vòng 30 – 60 ngày (ghi ECG theo biến
cố).
▪ Ghi ECG bằng cấy máy dưới da có thể theo dõi tới 3 năm.
o Lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc vào đặc điểm triệu chứng của BN.
- Thăm dò điện sinh lý tim:
o Chỉ định:
▪ Triệu chứng nghi ngờ do rối loạn nhịp gây ra như ngất, đột tử, hồi
hộp, biến chứng của rối loạn nhịp tim.
▪ Bất thường trên ECG.
▪ Đánh giá nguy cơ xuất hiện nhanh thất hay rung thất,
▪ Đánh giá trước khi điều trị thuốc chống loạn nhịp.
o Chống chỉ định:
▪ Hội chứng mạch vành cấp, suy tim cấp.
▪ Nhiễm trùng huyết.
▪ Rối loạn đông máu nặng, huyết khối TM chậu –đùi.

13
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

o Thủ thuật được thực hiện ngoài triệu chứng, do vậy phương pháp này tìm
kiếm các dấu hiệu gián tiếp, kích hoạt các hiện tượng được cho là gây triệu
chứng.
o Biến chứng:
▪ Tử vong gần: 0%,
▪ Huyết tắc TM hay viêm tắc TM: 0.2%,
▪ Nhiễm trùng huyết và
▪ Xuất huyết cần truyền máu: 0.1%.
o Cơ chế rối loạn nhịp bao gồm:
▪ Cơ chế do vòng vào lại (phổ biến nhất).
▪ Cơ chế nẩy cò.
▪ Cơ chế tự động tính gia tăng.
Câu 19: Hội chứng QT kéo dài bẩm sinh nào nguy cơ cao?
A. Type 1 ở cả nam hay nữ
B. Type 2 ở cả nam hay nữ
C. Type 3 ở nữ
D. Type 1 kèm QTc > 550ms
E. Type 3 ở nữ kèm QTc > 550ms
GIẢI
- Hội chứng QT dài: bẩm sinh hay mắc phải. Có thể gây xoẵn đỉnh (torsades de
pointes), đột tử, ngất. QT thay đổi theo tần số tim → QTc.
- QT dài khi QTc > 440 ms.
- Hội chứng QT kéo dài bẩm sinh:
o 61% bệnh nhân có triệu chứng.
o 95% ngất xảy ra do căng thẳng, xúc động hay vận động.
o 50% tử vong sau 10 năm theo dõi nếu không điều trị.
- Nguy cơ cao khi (> 50%): QTc ≥ 500ms + LQT1, LQT2, Nam, LQT3.
- Nguy cơ trung bình khi (30 – 50%):
o QTc < 500ms + Nữ LQT2/LQT3, Nam, LQT3.
o QTc ≥ 500ms Nữ, LQT3
- Nguy cơ thấp (< 30%): QTc < 500ms + Nam, LQT2, LQT2
Câu 20: Thuốc chống loạn nhịp nhóm II được chỉ định trong trường hợp nào sau
đây?
A. Ngăn ngừa tử vong ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định
B. Loạn nhịp trong suy nút xoang
C. Cắt cơn và phòng ngừa nhịp nhanh kịch phát trên thất
D. Kiểm soát nhịp trong điều trị rung nhĩ

14
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

E. Hội chứng nhịp nhanh – nhịp chậm


GIẢI
- Chỉ định thuốc chống loạn nhịp nhóm I:
o Nhóm IA: Procainamide: loạn nhịp nhĩ và thất ở bệnh nhân không có bệnh
tim thiếu máu cục bộ. Chọn lựa điều trị nhịp nhanh thất sau NMCT:
Amiodarone, Lidocaine, Procainamide.
o Nhóm IB: Lidocaine: chọn lựa hàng 2 sau cordarone điều trị và phòng ngừa
nhanh thất và rung thất sau sốc điện. Không hiệu quả loạn nhịp nhĩ.
o Nhóm IC: Flecainide & Propafenone: loạn nhịp trên thất không có bệnh tim
TMCB.
o Nhóm II: chẹn beta giao cảm:
▪ Ngăn ngừa tái NMCT và đột tử ở BN suy tim hay NMCT.
▪ Loạn nhịp do gắng sức.
▪ Cắt cơn và phòng ngừa cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất vòng vào
lại tại nút nhĩ thất.
▪ Kiểm soát tần số thất trong loạn nhịp trên thất.
o Nhóm III: Ức chế kênh kali:
▪ Sotalol: phối hợp với ICD nhằm giảm số lần sốc điện. Thuốc hàng 2
trong ngừa rung nhĩ tái phát.
▪ Amiodarone: loạn nhịp thất sau NMCT trong CCU. Phối hợp với
ICD. Chọn lựa khi không thể cấy ICD nhằm ngăn ngừa nhanh thất
tái phát trong bệnh mạch vành hay suy tim. Duy trì nhịp xoang trong
rung nhĩ.
▪ Dronedarone: duy trì nhịp xoang trong rung nhĩ.
o Nhóm IV: Ức chế kênh calci:
▪ Ngăn ngừa tái phát nhịp nhanh kịch phát trên thất vào lại tại nút AV
▪ Thuốc hàng hai trong cắt cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (sau
adenosine).
▪ Kiểm soát tần số thất trong loạn nhịp nhĩ (rung/cuồng nhĩ).
▪ Nhịp nhanh thất nhạy cảm verapamil.
▪ Nhịp nhanh thất đường ra thất.
▪ Nhịp nhanh thất đa dạng phụ thuộc catecholamine khi không dung
nạp chẹn beta giao cảm.
▪ Ngừa co thắt mạch vành.
o Nhóm khác:
▪ ADENOSINE: ức chế dẫn truyền NT & tăng thời gian trơ NT.
▪ MAGNESIUM: Na+/K+ ATPase, Na+, K+, kênh Ca++.

15
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

▪ POTASSIUM: bình thường hóa chênh lệch nồng độ K+.


Câu 21: Thuốc chống loạn nhịp tim có thể gây một rối loạn nhịp khác:
A. Thường xảy ra ở thuốc chống loạn nhịp nhóm II
B. Tần suất có thể lên tới 50%
C. Do thuốc làm thay đổi thời gian trơ hiệu quả của mô cơ tim
D. Do thuốc chuyển một vùng cơ tim bị blốc một chiều thành blốc hai chiều
E. Amiodarone không gây tác dụng phụ này
GIẢI
• Tác dụng phụ của thuốc chồng loại nhịp:
- Anticholinergic:
o Do ức chế thụ thể M2 (quinidine) hay hạch hệ TK tự chủ (procainamide)
o Bí tiểu, khô miệng, nhìn mờ, bón, tăng nhãn áp, tăng tần số thất, khi điều trị
rung/cuồng nhĩ.
- Giảm sức co bóp cơ tim:
o Khi BN có suy tim tâm thu.
o Ca channel blockers (verapamil, diltiazem).
o β-blockers (propranolol).
o Nhóm Ia (disopyramide, quinidine, procainamide) – có đặc tính ức chế
kênh L-type Ca.
- Co thắt phế quản:
o Khi BN có tiền sử hen.
o Chẹn beta giao cảm (beta2).
- Hệ thần kinh (kích thích, trầm cảm, co giật):
o Nhóm IB (lidocaine, phenytoin, mexiletine).
- Hiệu ứng tiền RLN (tạo một RLN mới)
o Nhóm I và nhóm III (tần suất ≤ 10%)
o Cơ chế:
▪ Chuyển một vùng bị ức chế thành vùng vùng có block một chiều.
▪ Thay đổi thời gian trơ hiệu quả.
▪ Tạo một EADs gây xoẵn đỉnh.
Câu 22: Nguyên nhân gây tái phân bố kali từ nội bào ra ngoại bào. CHỌN CÂU
SAI:
A. Toan chuyển hóa
B. Thuốc ức chế beta adrenergic
C. Thiếu insulin
D. Cường giáp
E. Hoạt động nặng

16
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

GIẢI
- Nguyên nhân tăng kali máu:
o Tăng Kali máu giả tạo:
▪ Tăng bạch cầu >105/μl hoặc tiểu cầu >106/μl: nếu mẫu máu bị đông
sẽ làm kali phóng thích ra khỏi tế bào.
▪ Tán huyết do lấy máu bằng kim nhỏ, mẫu máu để lâu, buộc garrot
kéo dài và siết quá chặt.
o Di chuyển Kali từ nội bào ra ngoại bào:
▪ Giải phóng Kali trong tế bào: bỏng, ly giải cơ vân, tán huyết, nhiễm
trùng nặng, xuất huyết nội, tập luyện quá sức.
▪ Toan chuyển hóa.
▪ Thiếu insulin.
▪ Thuốc ức chế beta.
o Tăng nhập Kali: thường kèm giảm bài tiết kali của thận.
o Suy thận (cấp hoặc mạn tính).
o Bất thường chức năng bài tiết của thận (có thể có hoặc không kèm suy
thận): ghép thận, viêm mô kẽ thận, Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh hồng cầu
hình liềm, thoái hóa dạng bột, bệnh thận tắc nghẽn.
o Giảm renin – aldosterone máu (bệnh nhân đái tháo, đường có bệnh thận từ
nhẹ tới trung bình), hoặc chỉ giảm aldosterone (một số BN AIDS).
o Heparin: ức chế sự bài tiết aldosterone.
o Thuốc ức chế bài tiết K (Lợi tiểu giữ kali, ức chế men chuyển, ức chế thụ
thể angiotensin II, NSAID...).
- Nguyên nhân gây giảm Kali máu:
o Mất kali qua đường tiêu hóa:
▪ Tiêu chảy mạn, lạm dụng thuốc nhuận trường, hậu môn nhân tạo.
▪ Hút dịch dạ dày kéo dài, u tuyến nhung mao đại tràng.
o Kali di chuyển vào trong tế bào:
▪ Thuốc: insulin, kích thích β2.
▪ Cường giáp, liệt chu kỳ có tính gia đình.
o Thuốc:
▪ Lợi tiểu: Thiazide, lợi tiểu quai, lợi tiểu thẩm thấu.
▪ Penicillin, amphotericin B, theophylline, corticoid…
Câu 23: Loại thuốc nào sau đây được dùng sớm trong vòng 24 giờ cho bệnh nhân
nhồi máu cơ tim cấp?
A. Hydralazin
B. Atorvastatin

17
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

C. Ticlodipine
D. Thiamin
E. Indapamide
GIẢI
- 3 thuốc được ưu tiên dùng sớm cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp: BB, ACEI,
Statin.
Câu 24: Loại thuốc nào sau đây được chỉ đình dùng sớm trong nhồi máu cơ tim cấp
có ST chênh lên kèm bệnh cảnh suy tim trên lâm sàng và giảm chức năng thất trái
(phân suất tống máu thất trái < 40%)?
A. Thuốc kháng Aldosterone
B. Thuốc chẹn kênh canxi
C. Digoxine
D. Thuốc chẹn thụ thể alpha
E. Thuốc ức chế trực tiếp Renin
Câu 25: Ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên thuộc nhóm
nguy cơ rất cao, chúng ta có chỉ định dùng chiến lược điều trị xâm lấn trong vòng bao
lâu?
A. 24h
B. 2h
C. 1h
D. 48h
E. 12h
GIẢI
- Nhóm nguy cơ rất cao: can thiệp trong 2 giờ.
o Huyết động không ổn định hoặc sốc tim.
o Đau ngực tái phát hoặc đau ngực kháng trị với điều trị nội khoa.
o Rối loạn nhịp đe dọa đến tính mạng hoặc ngưng tim.
o Có biến chứng cơ học của NMCT.
o Suy tim cấp.
o Thay đổi ST – T tái phát, nhất là ST chênh lên từng lúc.
- Nhóm nguy cơ cao: can thiệp trong 24 giờ.
o Men tim đang tăng hoặc giảm phù hợp NMCT.
o Thay đổi động học ST – T (yên lặng hoặc kèm triệu chứng).
o Điểm GRACE > 140.
- Nhóm nguy cơ trung bình: can thiệp trong 72 giờ.
o Đái tháo đường.
o Suy thận (eGFR < 60 ml/phút/1.73m2 da).

18
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

o Phân suất tống máu thất trái < 40% hoặc đang có suy tim sung huyết.
o Đau ngực sau NMCT sớm.
o Trước đây có PCI, CABG.
o Điểm GRACE > 109 và < 140.
- Nhóm nguy cơ thấp:
o Không có tiêu chuẩn nào ở trên.
Câu 26: Bệnh nhân nữ 24 tuổi than đau hạ vị khoảng 6 tháng nay, đau giảm sau khi
đi tiêu, đi tiêu phân vàng sệt lỏng, không máu 3-4 lần/ngày, không đầy bụng, không
đau bụng hoặc đi tiêu ban đêm khi ngủ. Chẩn đoán nào được nghĩ nhiều nhất?
A. Viêm loét đại tràng
B. Hội chứng ruột kích thích
C. Viêm đại tràng do amip
D. Lao đại tràng
E. Hội chứng kém hấp thu
GIẢI
- Viêm loét đại tràng:
o Triệu chứng lâm sàng: đau bụng, rối loạn thói quen đi cầu, phân bất
thường, các triệu chứng gợi ý nguyên nhân
o Cận lâm sàng: khảo sát phân, X quang đại tràng, nội soi đại tràng, thăm dò
theo nguyên nhân.
- Hội chứng ruột kích thích:
o Tiêu chuẩn Rome IV, các triệu chứng xảy ra trong 3 tháng qua với triệu
chứng khởi phát ≥ 6 tháng trước khi chẩn đoán: đau bụng tái phát, trung
bình ≥1 ngày/tuần trong 3 tháng qua, kèm ≥ 2 triệu chứng sau:
▪ Đi tiêu.
▪ Thay đổi số lần đi tiêu.
▪ Thay đổi khuôn phân (hình dạng phân).
o Không có các triệu chứng và dấu hiệu báo động:
▪ Tuổi ≥ 50, không có tầm soát UTĐT trước đó và không có các triệu
chứng của UTĐT.
▪ Thay đổi thói quen đi tiêu
▪ XHTH rõ (tiêu phân đen hoặc tiêu máu đỏ)
▪ Đau bụng hoặc đi tiêu ban đêm
▪ Giảm cân không chủ ý
▪ Tiền căn gia đình UTĐT hoặc IBD
▪ Sờ thấy u ổ bụng hoặc hạch
▪ Bằng chứng của thiếu máu thiếu sắt

19
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

▪ Thử nghiệm máu ẩn trong phân dương tính


- Viêm đại tràng do amip:
o Lâm sàng:
▪ Khởi phát từ từ, triệu chứng xuất hiện trong 1-2 tuần: đau bụng, tiêu
chảy/máu, giảm cân hoặc biếng ăn, sốt (10-30%).
▪ Viêm đại tràng bùng phát (<0,5% trường hợp): tiêu chảy máu nặng,
sốt, đau khắp bụng dữ dội, viêm phúc mạc, tỉ lệ tử vong cao > 40%,
nhóm nguy cơ: dinh dưỡng kém, mang thai, sử dụng corticosteroid
và tuổi rất trẻ (<2 tuổi).
▪ Phình đại tràng nhiễm độc hiếm, do dùng corticoid.
▪ Bướu amibe hiếm gặp.
o Cận lâm sàng:
▪ Phân: a-míp thể hoạt động, kén, HC, BC.
▪ Huyết thanh chẩn đoán amibe: kết quả < 2,5 giờ, dễ thực hiện, chuẩn
hóa cao, độ đặc hiệu cao.
▪ Nội soi đại tràng: vết loét hình dấu ấn ngón tay, sinh thiết, nạo niêm
mạc.
▪ X quang đại tràng cản quang: vết loét tạo ảnh lồi dạng cổ chai.
- Lao đại tràng:
o TNGB: M. tuberculosis
o Hồi manh tràng thường bị tổn thương
o Triệu chứng lâm sàng:
▪ Hội chứng nhiễm lao chung
▪ Triệu chứng nhiễm lao tại chỗ: tiêu chảy, phân nhầy, thi thoảng máu
đỏ, khối u lao ở hố chậu phải, không đau, đau bụng âm ỉ, đau quặn
gò cục, dấu Koenig, tắc ruột.
o Cận lâm sàng:
▪ Phân: nhuộm, cấy tìm BK.
▪ LB: Manh tràng dày cứng, hồi tràng chỗ hẹp chỗ phình
▪ Nội soi đại tràng & sinh thiết.
▪ Các xét nghiệm thăm dò nhiễm lao toàn thân, lao phối hợp.
- Hội chứng kém hấp thu:
o Tiền sử: cắt dạ dày-ruột, viêm tụy mạn
o Tiêu chảy mạn: thiếu máu, vitamin B-C-D, suy dinh dưỡng, …
o Phân: đạm >1,5 g/l; mỡ >3,5 g/l
o Schilling test: bài tiết B12/niệu 24 giờ
▪ ∆ thiếu IF: thiếu máu ác tính, teo dạ dày

20
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

▪ IF + B12 → đánh giá: hồi tràng, tụy


o XQ ruột non: mất hình ‘răng cưa’
o Sinh thiết niêm mạc ruột non
Câu 27: Bệnh nhân nam 35 tuổi, phát hiện viêm loét đại tràng lúc 25 tuổi, hiện đau
hạ vị, tiêu phân lẫn ít máu đỏ 4-5 lần/ngày. Tiền căn ba bị ung thư dạ dày. Nội soi
viên loét niêm mạc trực tràng. Siêu âm bụng gan nhiễm mỡ. Yếu tố nào trên bệnh
nhân này gợi ý người bệnh có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng?
A. Tuổi khởi phát bệnh
B. Thời gian bệnh
C. Vị trí tổn thương
D. Gan nhiễm mỡ
E. Ba bị ung thư dạ dày
GIẢI
- Sau 8 – 10 năm phải nội soi đại tràng định kỳ hàng năm hoặc 2 năm 1 lần để tầm
soát ung thư đại tràng → yếu tố thời gian bệnh gợi ý ung thư đại tràng.
Câu 28: Thuốc ức chế men chuyển có hiệu quả bảo vệ thận tối ưu ở bệnh nhân nào
sau đây?
A. Bệnh thận do bệnh cầu thận màng
B. Bệnh thận do sang thương tối thiểu
C. Bệnh thận toàn phát do đái tháo đường type 2
D. Bệnh nhân sỏi thận
E. Bệnh nhân bệnh thận đa nang
GIẢI
- Bệnh thận do bệnh cầu thận màng:
- Bệnh thận do sang thương tối thiểu:
o
- Bệnh thận toàn phát do đái tháo đường type 2: theo sách giáo khoa:
o Trên bệnh nhân đái tháo đường type 1 có tiểu albumun vi lượng, đại lượng,
giai đoạn bệnh toàn phát, việc dùng ACEI có hiệu quả giảm protein niệu và
giảm 60% nguy cơ diễn tiến suy thận mạn giai đoạn cuối và tử vong trên
bệnh nhân.
o Trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 ở giai đoạn tiểu albumin vi lượng
hoặc chỉ tăng huyết áp không kèm tiểu albumin vi lượng, việc dùng ACEI
hoặc ARB có hiệu quả giảm việc xuất hiện tiểu albumin, giảm tiến triển của
bệnh thận do đái tháo đường đến giai đoạn toàn phát.

21
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

o Khi đái tháo đường type 2 đã tiến triển sang giai đoạn toàn phát (tiểu
albumin đại lượng tăng dần đến hội chứng thận hư), thuốc được chọn là
ARB chứ không phải ACEI.
Câu 29: Chế độ ăn DASH là chế độ ăn nên chỉ định cho đối tượng nào sau đây?
A. Mọi bệnh nhân bệnh thận mạn
B. Chỉ áp dụng một khi bệnh nhân có bệnh thận kèm THA
C. Không nên dùng ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
D. Bao gồm ăn nhiều protein động vật, tiết chế carbonhyrate
E. Bao gồm chế độ tiết chế muối Na, tiết chế thực phẩm nhiều Kali, tăng nhiều thực
phẩm Canxi
GIẢI
- Theo sách giáo khoa: các biện pháp không dùng thuốc áp dụng cho các giai đoạn
của bệnh thận mạn.
o Tiết chế muối trong khẩu phần dưới 2.4 g/ngày hoặc dưới 6g NaCl.
o Khẩu phần DASH là khẩu phần giảm muối NaCl (< 6g/ngày), tăng Kali (>
4g/ngày), tăng calci, magne, phospho (1.7g/ngày), nhiều chất xơ và protein
(1.4g/kg/ngày) dùng cho bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 1 – 3, không
dùng cho bệnh thận mạn giai đoạn 4 – 5.
o Bỏ hút thuốc lá, tiết chế rượu bia.
o Tập vận động thể lực.
Câu 30: Anh (chị) đề nghị bệnh nhân chế độ uống nước như thế nào cho bệnh nhân
bệnh thận mạn giai đoạn 3?
A. Nếu bệnh nhân có phù, lượng nước uống được ước đoán đơn giản bằng lượng
nước tiểu
B. Nên uống nước nhiều để làm tăng lượng thải các sản phẩm azote máu và kali
C. Cần uống nước nhiều để tăng độ lọc cầu thận
D. Cần giới hạn nước uống tối đa một khi thận đã suy để tránh nguy cơ suy tim
E. Không cần để ý đến lượng nước uống vì thận suy nhưng khả năng thải nước còn
tốt.
GIẢI
- Nếu uống lượng nước bằng lượng nước tiểu thì bilan xuất nhập mỗi ngày -500ml
do nước mất không nhận biết → bilan âm giúp giảm lượng nước → giảm phù →
chọn A.
Câu 31: Theo anh chị, biến chứng nào sau đây KHÔNG phải của bệnh thận mạn?
A. Tăng số lượng biến chứng theo giai đoạn nặng của bệnh thận mạn
B. Bệnh nhân có tiểu protein có tỷ lệ biến chứng nhiều hơn bệnh nhân không tiểu
protein

22
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

C. Tăng tỉ lệ các biến chứng theo giai đoạn của bệnh thận mạn
D. Bệnh nhân bệnh thân mạn có thể tử vong do biến chứng trước khi suy thận vào
giai đoạn cuối
E. Biến chứng tim mạch, suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa calci-phosphor
GIẢI
- Theo sách giáo khoa bệnh học nội: “các biến chứng của bệnh thận mạn xuất hiện
sớm từ giai đoạn 2 và số lượng biến chứng và độ nặng của biến chứng tăng dần
khi bệnh thận mạn tiến triển nặng.
- Biến chứng của bệnh thận mạn gồm: tăng huyết áp, thiếu máu mạn, tình trạng suy
dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa calci – phospho, bệnh lý thần kinh. Nếu không
kiểm soát biến chứng, bệnh nhân có thể tử vong trước khi vào suy thận mạn giai
đoạn cuối.
Câu 32: Bệnh nhân nam 35 tuổi, 1 tháng nay đau thượng vị, nôn dịch trong, sau nôn
giảm đau. Nội soi: loét tá tràng, CLO test (+). Điều trị lành bằng thuốc ức chế bơm
proton trong thời gian bao lâu?
A. 4 tuần
B. 6 tuần
C. 8 tuần
D. 10 tuần
E. 12 tuần
GIẢI
- Điều trị PPI trong loét tá tràng: 8 tuần.
- Điều trị PPI trong loét dạ dày: 12 tuần.
- Điều trị kháng sinh tiệt từ H. pylori: 10 – 14 ngày.
- Phác đồ điều trị H. pylori:
o Phác đồ 3 thuốc có Clarithromycin:
▪ PPI liều chuẩn/gấp đôi liều BID
▪ Clarithromycin 500 mg BID
▪ Amoxicillin 1 g hoặc Metronidazole 500 mg TID
o Phác đồ 4 thuốc có Bismuth:
▪ PPI liều chuẩn BID
▪ Bismuth subcitrate 120 – 300 mg hoặc subsalicylate 300 mg QID
▪ Tetracycline 500 mg QID
▪ Metronidazole 250 QID – 500 mg TID đến QID
o Phác đồ tương đồng phác đồ 3 thuốc có Clarithromycin:
▪ PPI liều chuẩn BID
▪ Clarithromycin 500 mg BID

23
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

▪ Amoxicillin 1 g BID
▪ Nitroimidazole (Metronidazole hoặc tinidazole) 500 mg BID
o Phác đồ nối tiếp:
▪ PPI liều chuẩn + Amoxicillin 1 g BID x 5–7 ngày
▪ PPI liều chuẩn + Clarithromycin 500 mg + Nitroimidazole 500 mg
BID x 5 – 7 ngày
o Phác đồ hỗn hợp:
▪ PPI liều chuẩn + Amox 1 g BID x 7 ngày
▪ PPI liều chuẩn + Amox 1 g BID + Clarithromycin 500 mg +
Nitroimidazole 500 mg BID x 7 ngày.
o Phác đồ 3 thuốc với Levofloxacin:
▪ PPI liều chuẩn BID
▪ Levofloxacin 500 mg QID
▪ Amoxicillin 1 g BID
o Phác đồ 4 thuốc tuần tự với Levofloxacin:
▪ PPI liều chuẩn/gấp đôi liều + Amox 1 g BID x 5–7 ngày
▪ PPI liều chuẩn Amox + Nitroimidazole 500 mg BID + Levofloxacin
500 mg QD
Tình huống lâm sàng cho câu 33 – 34
Bệnh nhân nữ 54 tuổi, tăng huyết áp vô căn, bệnh thận mạn (Creatinine máu 4mg/dL),
bệnh tim thiếu máu cục bộ, đang điều trị amlodipin, aspirin. Dung tích hồng cầu 30%.
Nhập viện vì đau thượng vị, ói dịch nâu đen. Nội soi dạ dày: Viêm thực quản do trào
ngược, viêm dạ dày chấm xuất huyết. Tiền căn gia đình: cha bị ung thư dạ dày
Câu 33: Vì sao người bệnh này có chỉ định kiểm tra nhiễm H. pylori?
A. Trào ngược dà dày thực quản
B. Viêm dạ dày có xuất huyết dưới niêm
C. Sử dụng aspirin
D. Tiền căn cha bị ung thư dạ dày
E. Thiếu máu (dung tích hồng cầu 30%)
GIẢI
- Theo slide: kiểm tra nhiễm H. pylori ở những người:
o Bị loét dạ dày tá tràng hoạt động, tiền căn loét dạ dày tá tràng trừ khi có
bằng chứng đã điều trị khỏi H. pylori, lymphoma, dạng MALT, tiền căn cắt
bỏ ung thư dạ dày giai đoạn sớm qua nội soi.
o Bị chứng khó tiêu, dưới 60 tuổi và không có các triệu chứ g báo động.
o Sử dụng aspirin liều thấp kéo dài.
o Bắt đầu điều trị lâu dài với NSAID.

24
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

o Thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân.


o Bị ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn người lớn.
Câu 34: Trong trường hợp này thuốc nào có thể sử dụng mà không có chống chỉ
định hoặc không cần điều chỉnh liều?
A. Magnesium hydroxide
B. Bismuth
C. Nizatidine
D. Rabeprazole
E. Sucralfate
GIẢI
- Magnesium hydroxide:
o Trung hòa a-xít dạ dày:
▪ Tăng pH dạ dày, hành tá tràng.
▪ Ức chế phân giải protein của pepsin.
▪ Không tráng niêm mạc.
o Tăng trương lực cơ vòng thực quản dưới.
o Ion Al ức chế sự co cơ trơn → ức chế làm trống dạ dày.
o Antacid Mg gây tiêu chảy, Mg máu/suy thận → không dùng trên bệnh nhân
suy thận, loại.
- Bismuth:
o Cơ chế tác động:
▪ Ở pH dạ dày < 5 thuốc kết tủa thành vi tinh thể bismuth oxychloride
& bismuth citrate tạo nối chelate bền vững, hình thành màng bảo vệ
che phủ vết loét, ngăn cản tác động của H+ & pepsine.
▪ Gắn với glycoprotein của màng nhầy tạo phức hợp ngăn cản sự trào
ngược của H+, không ảnh hưởng đến sự trao đổi ion H+
▪ Tăng bicarbonate tá tràng, tăng tiết nhầy, tăng tiết PGE2 & tăng hoạt
động của prostaglandin.
▪ Có tác dụng diệt khuẩn trực tiếp do thuốc gắn vào màng của vi
khuẩn, ức chế enzyme của vi khuẩn: urease, catalase, lipase,
phospholipase, ức chế tổng hợp ATP của vi khuẩn, hóa không bào
khiến vi khuẩn mất khả năng bám dính niêm mạc.
▪ Giảm khả năng kích hoạt pepsine của pentagastrine.
o Hấp thu – chống chỉ định
▪ Tác động tại chỗ là chủ yếu.
▪ Hấp thu qua đường tiêu hóa lượng rất nhỏ, tùy thuộc liều ban đầu &
đạt đỉnh sau 4 tuần.

25
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

▪ Với liều điều trị 480 mg/ngày, nồng độ bismuth máu trung bình ~ 7
ng/ml, nồng độ báo động 50 – 100 ng/ml.
▪ Chống chỉ định: suy thận nặng.
o Liều bismuth subcitrat
▪ Loét: 120 mg (4 lần), 240 mg (2 lần) /ngày.
▪ Điều trị H pylori: 120-300 mg, 4 lần /ngày.
▪ Uống trước bữa ăn hoặc sau ăn 2 giờ.
▪ Thời gian 4 tuần, có thể kéo dài 8 tuần.
o Tương tác
▪ Giảm hấp thụ sắt, calci, tetracyclin.
▪ Omeprazol tăng hấp thu bismuth subcitrat gấp 3 lần.
- Ức chế thụ thể Histamin H2: Nizatidine 150 – 300 mg/ ngày.
o Tác động dược học: ức chế histamine tại thụ thể H2, cạnh tranh thuận
nghịch, ức chế tiết dịch lúc đói & ban đêm, ức chế tiết dịch do thức ăn,
insulin, cà phê, pentagastrine, betazole.
o Chống chỉ định: tăng nhạy cảm.
o Nồng độ thuốc đạt tối đa trong máu sau uống 1-3 giờ.
o Cimetidine ức chế các enzyme P450 CYP1A2, CYP2C9, CYP2C19,
CYP2D6, CYP2E1, CYP3A4.
o Ranitidine ức chế CYP ít hơn cimetidine.
o Famotidine tác động không đáng kể trên CYP.
o Nizatidine > 90% được bài tiết qua nước tiểu trong vòng 12 giờ; # 60% ở
dạng không đổi → không dùng đối với bệnh nhân suy thận.
o Tác dụng phụ: nhức đầu, chóng mặt, lẫn lộn, buồn ngủ, mất ngủ, ảo giác,
buồn nôn, nôn, tiêu chảy, bón tiểu cầu, rụng tóc, ban, đau khớp, nữ hóa vú
bất lực, giảm khoái cảm.
- Thuốc ức chế bơm proton:
o Tác động của PPI: ức chế giai đoạn cuối sản xuất a-xít, ức chế không hồi
phục bơm proton, hấp thu nhanh, đạt nồng độ cao nhất/máu sau uống 1-3
giờ
o Chuyển hóa chủ yếu ở gan, thời gian bán hủy 60 – 90 phút, tác động ức chế
a-xít kéo dài > 24 giờ, tác động tăng khi dùng liều lặp lại.
o Hoạt tính huyết thanh trở lại sau ngừng thuốc 1 – 5 ngày.
o Chống chỉ định: tăng nhạy cảm.
o Tác dụng phụ: nhức đầu, tiêu chảy.
- Sucralfat:

26
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

o Tác động của thuốc: phức hợp của sucrose sulfat nhôm, không ảnh hưởng
cung lượng dạ dày, không ảnh hưởng nồng độ a-xít dạ dày. Thuốc được
hoạt hóa trong môi trường a-xít. Không dùng trong suy thận, do có một
lượng nhỏ nhôm được hấp thu vào máu. Không phối hợp với antacid nhôm.
Thuốc nhanh chóng tác động với HCl tạo chất giống như hồ dính, nhầy, đặc
→ đệm a-xít, gắn kết bề mặt ổ loét → bảo vệ ổ loét không bị tác động của
pepsin, a-xít, mật. Kích thích sản xuất prostaglandin E2.
o Thời gian – Liều – Tác dụng phụ
▪ Hấp thu: rất ít qua đường tiêu hóa, thời gian tác động tùy thuộc thời
gian thuốc tiếp xúc với nơi tổn thương, thời gian thuốc gắn kết ổ loét
6 giờ.
▪ Liều cấp: 1g x 4 lần/ngày lúc bụng đói.
▪ Liều duy trì: 1g x 2 lần/ngày.
▪ Tác dụng phụ: táo bón.
Câu 35: Trong xử trí xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng, dấu hiệu nào sau
đây gợi ý khả năng tái phát xuất huyết cao:
A. Loét thân vị phía bờ cong nhỏ
B. Loét thân vị phía bờ cong lớn
C. Loét hang vị phía bờ cong lớn
D. Loét tá tràng phía mặt trước
E. Loét tá tràng đáy có vệt máu đông → IIc.
GIẢI
- Các dấu hiệu nguy cơ cao tái phát xuất huyết tiêu hóa:
o Điểm Glasgow – Blatchford: càng cao càng có NC tái phát
o Tổn thương Forrest nguy cơ cao:
▪ Ia: máu phun thành tia, ổ loét ăn vào động mạch
▪ Ib: rỉ máu quanh ổ loét ăn vào tĩnh mạch.
▪ IIa: có mạch máu nhưng không chảy máu.
▪ IIb: có cục máu đông.
o Đặc điểm tổn thương trên nội soi khác:
▪ Loét dạ dày dọc phía bờ cong nhỏ (gần ĐM vị trái).
▪ Loét tá tràng mặt sau (gần ĐM vị tá).
▪ Loét lớn > 1 – 2 cm (mạch máu đáy loét thường lớn).
Câu 36: Khi xử trí xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản, chiến lược
điều trị nào sau đây đạt hiệu quả cầm máu tốt nhất
A. Octreotide kết hợp chích xơ tĩnh mạch thực quản
B. Somatostain kết hợp chèn sonde Blakemore

27
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

C. Octreotide kết hợp thắt tĩnh mạch thực quản


D. Terlipressine kết hợp chích xơ tĩnh mạch thực quản
E. Omeprazole kết hợp thắt tĩnh mạch thực quản
GIẢI
- Xếp hạng mức độ hiệu quả:
o Thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa + nội soi cột thắt tĩnh mạch thực quản.
o Nội soi cột thắt tĩnh mạch thực quản.
o Nội soi chích xơ.
o Chèn bằng bóng.
Câu 37: Trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa tiến triển, có chỉ định truyền tiểu cầu
khi số lượng tiểu cầu thấp hơn mức nào sau đây:
A. ≤ 20.000/mm3
B. ≤ 30.000/mm3
C. ≤ 40.000/mm3
D. ≤ 50.000/mm3
E. ≤ 60.000/mm3
GIẢI
- Hồi sức nội khoa trong xuất huyết tiêu hóa:
o Thiết lập đường truyền càng sớm càng tốt
o Dung dịch:
▪ Nên: sử dụng ngay dung dịch đẳng trương có sẵn, LR, Natri Clorua
0.9% tốt hơn Glucose 5%
▪ Không nên: dung dịch ưu trương Glucose 10% - 30%.
▪ Máu: trong trường hợp XHTH nặng.
o Tốc độ truyền dịch:
▪ Thay đổi tùy trường hợp.
▪ Nhằm mục đích: giữ vững sinh hiệu (không để mạch nhanh, huyết
áp kẹp/tụt).
▪ Không nâng HA max lên cao quá 140mmHg nhằm tránh xuất huyết
tái diễn.
▪ Thận trọng ở bệnh nhân suy tim, tăng huyết áp, suy thận mạn, thiếu
máu mạn.
o Đối với truyền máu:
▪ Ưu tiên HC lắng > máu toàn phần
▪ Giữ Hb mục tiêu, XHTH nặng trên lâm sàng: không chở KQ xét
nghiệm huyết học, xét tiến hành truyền máu ngay, Hb < 9g/dL ở
bệnh nhân nguy cơ cao (> 65 tuổi, bệnh mạch vành), nhưng thông

28
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

thường không nâng, lên quá 10g/dL. Hb < 7g/dL ở bệnh nhân nguy
cơ thấp.
o Huyết tương tươi đông lạnh (FFP):
▪ Fibrinogen < 1g/L, HOẶC INR > 1.5, liều lượng: 10 – 15ml/kg.
▪ Tốc độ truyền ở người dễ có nguy cơ quá tải (người già, bệnh tim
sẵn có): 1ml/kg/h.
o Tiểu cầu:
▪ TC < 50,000/mm3 VÀ BN đang xuất huyết tiến triển.
▪ 1 khối (kít) TC tăng TC 30,000 – 50,000/mm3.
Câu 38: Nội soi phát hiện ổ loét thân vị đã ngưng chảy máu, đáy có cục máu đông.
Đánh giá ổ loét theo phân loại Forrest trong trường hợp này là:
A. Ib
B. IIa
C. IIb
D. IIc
E. III
GIẢI
- Xem câu 35.
Tình huống sử dụng cho câu 39 – 41
Bệnh nhân nam, 45 tuổi, đau bụng, nôn mửa, buồn ngủ và lừ đừ hai ngày nay. Tiền căn
nghiện rượu và sử dụng ma túy đường tiêm, đang điều trị báng bụng. Lúc nhập viện:
Mạch 110 lần/phút, HA 85/50 mmHg, thở 32 lần/phút, thân nhiệt 39oC, vàng da, vú to,
tuần hoàn bàng hệ cửa chủ vùng rốn, báng bụng (3+). Cận lâm sàng: Bilirubin toàn
phần/máu 4,2 mg/dl, albumin máu 2,5 g/dl, PT 17” (chứng 12”).
Câu 39: Với thân nhiệt như vậy, chẩn đoán nào sau đây được nghỉ nhiều nhất
A. Viêm phúc mạc nhiễm khuyển nguyên phát
B. Viêm phổi
C. Nhiễm trùng tiểu
D. Nhiễm trùng tiêu hóa
E. Viêm màng não
GIẢI
- Dịch tễ học
o 10-30% bệnh nhân nằm viện.
o 1,5-3,5% bệnh nhân điều trị ngoại trú.
o Vi khuẩn thường gặp: E. coli, Klebsiella., S. pneumoniae.
o Hiếm nhiễm trùng nhiều loại vi khuẩn.
- Biểu hiện lâm sàng:

29
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

o Xơ gan báng bụng kèm: đau bụng, bệnh não gan, sốt, choáng nhiễm trùng,
nôn, tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa.
o VPMNKNP: không có dấu hiệu nhiễm trùng.
o Triệu chứng xấu hơn → chọc dò dịch báng.
- Cận lâm sàng: Bạch cầu đa nhân trung tính (BCĐN) trong dịch báng > 250/mm3.
Câu 40: Đánh giá mức độ của xơ gan theo tiêu chuẩn Child – Pugh – Turcotte, điểm
số của người này là bao nhiêu?
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12
E. 13
GIẢI
- Thang điểm Child – Turcott – Pugh:
Tiêu chí 1 2 3
Bệnh não gan Không 1–2 3–4
Báng bụng Không Nhẹ Trung bình/nặng
Billirubin < 2 mg/dL 2–3 > 3mg/dL
Albumin > 3.5 g/dL 2.8 – 3.5 < 2.8 g/dL
PT < 4” 4 – 6” > 6”
Hoặc INR <1.7 1.7 – 2.3 > 2.3
Nếu xơ gan ứ mật Bili < 4 4 – 10 > 10

Nhóm A B C
Điểm 5–6 7–9 10 – 15
Tỷ lệ tử vong 0 – 10% 4 – 31% 19 – 76%
Khả năng phẫu thuật Tốt Có thể Kém
Dự trữ gan Thích hợp Trung bình Tối thiểu
Khả năng sống 1 năm 100% 81% 45%
Khả năng sống 2 năm 85% 57% 35%
Tuổi thọ (năm) 15 – 20 năm 4 – 14 năm 1 – 3 năm
Tử vong chu phẫu 10% 30% 80%

Câu 41: Kháng sinh nào được chọn trong điều trị ban đầu cho người bệnh
A. Norfloxacin
B. Augmentin
C. Ceftriaxone
D. Imepenem
E. Vancomycin

30
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

GIẢI
- Kháng sinh theo kinh nghiệm, thời gian: 5 - 7 ngày.
- Cephalosporin thế hệ 3 tiêm mạch:
o Ceftriaxone 1-2 g tiêm mạch/ ngày.
o Cefotaxime 1-2 g tiêm mạch/ 6-8 giờ.
o Cefotaxime 1 g tiêm mạch/ 12-24 giờ.
- Ofloxacin uống 400 mg hai lần/ngày:
o Bệnh nhân nội trú.
o Không tiền căn sử dụng quinolone.
o Không nôn.
o Không sốc.
o Không có bệnh não gan độ II – IV.
o Creatinine máu ≤ 3 mg/dL.
- Chọc dò dịch báng kiểm tra
o Thời điểm: sau 48-72 giờ.
o Lâm sàng không cải thiện.
o Điều trị hiệu quả: BCĐNTT giảm ít nhất 50%.
- Yếu tố nguy cơ suy thận
o Thời điểm chẩn đoán, có chỉ định truyền.
o Albumin: 1,5 g/kg cân nặng.
Câu 42: Dấu hiệu giúp đự đoán viêm tụy cấp không nặng (HAPS) dựa trên các yếu
tố
A. Đề kháng thành bụng, ure huyết, creatinin huyết
B. Đề kháng thành bụng, Hct, ure huyết
C. Đề kháng thành bụng, Hct, creatinin huyết
D. Hct, CRP và ure huyết
E. Hct, ure huyết và creatinin huyết
GIẢI
- Khi có cả 3 tiêu chuẩn
o Bụng không đề kháng.
o Hct bình thường (< 43% ở nam, < 39,6% ở nữ).
o Creatinin bình thường (2mg%).
- Dự đoán VTC không nặng chính xác 98%.
- Các dấu hiện gợi ý tiến triển nặng
o Hct > 44% lúc NV (và không thể giảm sau 24h)
o CRP > 150mg/l (sau khởi phát 48h)
o Suy cơ quan:

31
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

▪ Tim mạch: HA max < 90 mmHg.


▪ Hô hấp: PaO2 < 60 mmHg.
▪ Thận: Creatinin ≥ 1.9 mg /dL.
o Thang điểm BISAP: nặng khi có ≥ 3 (trong vòng 24 giờ đầu tiên)
▪ (B): BUN > 25 mg/dL.
▪ (I): Rối loạn tri giác, điểm Glasgow < 15.
▪ (S): Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân.
▪ (A): Tuổi > 60.
▪ (P): Tràn dịch màng phổi.
o SIRS lúc NV: ≥ 2/4 tiêu chuẩn
▪ Nhiệt độ > 38oC hoặc < 36oC.
▪ Nhịp tim > 90 l/p.
▪ Nhịp thở > 20 l/p hoặc PaCO2 < 32 mmHg.
▪ BC > 12,000 hoặc < 4,000/mm3.
▪ SIRS lúc NV + kéo dài sau 48h: độ chuyên biệt cao hơn.
Câu 43: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phù hợp với triệu chứng nôn điển hình
trong bệnh cảnh viêm tụy cấp:
A. Gặp trong 70% các trường hợp viêm tụy cấp
B. Có khi nôn gần như liên tục
C. Trong cơn đau bệnh nhân có thể nôn ra giun đũa
D. Nôn nhiều lần
E. Nôn xong giảm đau
GIẢI
- Triệu chứng điển hình của viêm tụy cấp:
o Khởi phát đột ngột, thượng vị hoặc quanh rốn, lan sau lưng, liên tục, cường
độ tăng dần đến tối đa sau 30 phút, kéo dài ≥ 24 giờ, giảm đau khi ngồi cúi
ra trước / nằm cong người nghiêng (T).
o Kèm nôn nhưng không giảm đau.
Câu 44: Bệnh nhân viêm tụy cấp do sỏi ống mật chủ có kèm nhiễm trùng đường mật
ngược dòng có chỉ định làm nội sọi mật tụy ngược dòng lấy sỏi trong vòng
A. 6 g sau nhập viện
B. 12h sau nhập viện
C. 24h sau nhập viện
D. 48h sau nhập viện
E. 72 h sau nhập viện
GIẢI
- VTC do sỏi

32
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

o ERCP lấy sỏi trong vòng 72 giờ nếu thấy sỏi/OMC


o ERCP sớm hơn (trong 24h) nếu kèm viêm đường mật.
o BN làm ERCP và có nguy cơ cao bị VTC sau đó: nên được
▪ Đặt stent tụy, nếu không.
▪ NSAIDs đặt hậu môn: Diclofenac 100mg/Indomethacine 100mg
o Cắt túi mật trong vòng 7 ngày sau hồi phục VTC do sỏi hoặc sỏi bùn túi
mật, giúp giảm nguy cơ VTC tái phát.
- VTC do tăng TG
o Lọc huyết tương:
▪ Ưu tiên chọn lựa nếu không có CCĐ, đặc biệt khi: VTC do tăng TG
kèm dấu hiệu hạ calci máu, nhiễm toan acid lactic, dấu hiệu viêm
nặng lên, có suy cơ quan.
▪ Mục tiêu: TG < 500 mg/dl. Ngưng khi đạt mục tiêu
o Insulin: Nếu không có phương tiện lọc huyết tương, bệnh nhân không dung
nạp hoặc nếu đường huyết > 500 mg/dl.
▪ Mục tiêu: Đưa Triglyceride < 500 mg/dl trong 3 – 4 ngày.
▪ Phương pháp: pha Regular Insulin trong chai Glucose 5% truyền 0.1
– 0.3 đơn vị/kg/giờ.
▪ Duy trì đường huyết 150 – 200 mg/dL.
▪ Theo dõi iĐH mao mạch/4 giờ, TG máu/12 – 24 giờ.
▪ Ngưng insulin khi TG < 500 mg/dL.
o 3. Fibrate:
▪ Khi bệnh nhân uống lại được.
▪ Fenofibrate 160mg/ngày hoặc.
▪ Gemfibrozil 600 mg x 2 lần/ngày.
Câu 45: Lợi ích của việc truyền dịch trong viêm tụy cấp đạt kết quả tốt nhất nếu
được thực hiện trong khoảng thời gian tính từ lúc nhập viện là:
A. 6-12 giờ
B. 12 – 24 giờ
C. 24 – 36 giờ
D. Trong vòng 48 giờ
E. Trong vòng 72 giờ
GIẢI
- Cơ sở việc bù dịch: BN VTC bị giảm thể tích tuần hoàn do nhiều yếu tố:
o Nôn ói, nhịn ăn uống, tăng mất qua hô hấp và mồ hôi

33
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

o Tình trạng viêm làm tăng tính thấm thành mạch dẫn đến tăng mất dịch vào
khoang thứ 3, làm nặng thêm tình trạng giảm tưới máu tụy thúc đẩy tình
trạng hoại tử nhu mô tụy.
- Lưu ý:
o Lợi ích của truyền dịch tốt nhất là trong vòng 12 – 24 giờ đầu, chứ ít có
hiệu quả sau đó.
o Nên đánh giá nhu cầu dịch truyền trong 6h đầu & trong vòng 24 – 48h sau
đó.
- LR được ưu tiên hơn so với NaCl 0,9% do làm giảm SIRS tốt hơn (trừ VTC do
tăng canxi máu).
Câu 46: Đặc điểm dân số trong nghiên cứu CONSENSUS là suy tim giai đoạn mấy
theo NYHA:
A. IV
B. II
C. II
D. II-III
E. I-IV
GIẢI
• Thống kê các nghiên cứu trong suy tim:
- Nghiên cứu về thuốc lợi tiểu:
o RALES (Randomized Aldactone Evaluation Study): phối hợp Aldactone có
tỷ lệ tử vong thấp hơn so với giả dược.
o Emphasis – HF: Eplerenone bổ sung vào điều trị suy tim giai đoạn II làm
giảm tử vong so với nhóm chứng.
o EPHESUS: Eplerenon cải thiện được sự sống còn ở bệnh nhân suy tim sau
nhồi máu cơ tim.
- Nghiên cứu về digoxin:
o DIG: Digitalis Investigation Group: sử dụng lợi tiểu + ACEI + digoxin cải
thiện được triệu chứng lâm sàng và tỉ lệ nhập viện do suy tim so với nhóm
điều trị lợi tiểu + ACEI + giả dược.
- Nghiên cứu về ACEI:
o CONSENSUS: suy tim nặng NYHA độ IV: giảm tử vong 40% và 31% sau
6 tháng.
o SOLVD điều trị: suy tim nhẹ - trung bình NYHA độ II – III: giảm 18% tử
vong.
o SOLVD dự phòng: suy tim không triệu chứng NYHA độ I – II: giảm 37%
nguy cơ tiến triển suy tim.

34
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

o VHeFTII: suy tim mạn NYHA độ II – III: giảm 36% đột tử so với
hydralazin – ISDN.
o SAVE: sau nhồi máu cơ tim (3 – 10 ngày) rối loạn chức năng thất trái: giảm
37% nguy cơ suy tim.
o AIRE: sau nhồi máu cơ tim (3 – 10 ngày) suy tim lâm sàng: giảm 27% tỷ lệ
tử vong.
- Nghiên cứu về ARB:
o RESOLD, ELITE II, ValHeFT: thuốc không ưu việt hơn ACEI trong việc
làm giảm tỷ lệ tử vong hay tỷ lệ bệnh tật nhưng ít tác dụng phụ ho khan.
- Nghiên cứu về BB:
o MDC (Metoprolol in Dilated Cardiomyopathy): suy tim độ III – IV theo
NYHA, EF < 40%.
o CIBIS (Cardiac in Sufficiency Bisoprolo Study): suy tim độ III – IV theo
NYHA, EF < 40%.
o VS Carvedilol.
o COPERNICUS: dùng carvedilil cho bệnh nhân suy tim độ IV.
o Kết quả: dùng BB như metoprolol, bisoprolo, carvedilol giúp cải thiện triệu
chứng, ổn định huyết động, giảm tỷ lệ tử vong.
- Nghiên cứu về CCB:
o PRAISE (Prospective Randonmized Amlodipin Survival Evaluation): dùng
amlodipin cho bệnh nhân suy tim nặng (độ III – IV theo NYHA) đã chứng
minh amlodipin không có bất lợi trên tỷ lệ tử vong.
Câu 47: Trong suy tim, hệ thống thần kinh – thể dịch nào KHÔNG bị hoạt hóa?
A. Hệ thần kinh giao cảm
B. Hệ thống RAA
C. Hệ Petid lợi niệu
D. Catecholamine
E. Kinin – Prostaglandin
GIẢI
- Các hệ được kích hoạt trong suy tim:

35
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

Câu 48: Bệnh nhân suy tim NYHA III, rung nhĩ, hẹp hở 2 lá, đang điều trị với với
tiểu, ức chế men chuyển, chẹn beta và kháng đông. Lượng nước nhập mỗi ngày bao
nhiêu là phù hợp:
A. < 500ml/ngày
B. 500 – 1000 ml/ngày
C. 1000 – 1500 ml/ngày
D. 1500 – 2000 ml/ngày
E. 2000 – 2500 ml/ngày
GIẢI
- Theo slide suy tim:
o Suy tim nhẹ – trung bình: 1500 – 2000 ml.
o Suy tim nặng: 500 – 1000 ml.
- Xem lại câu 46:
o Suy tim nhẹ - trung bình: NYHA III (CONSENSUS). NYHA IV = nặng
o Suy tim nặng: NYHA IV (SOLVD điều trị). NYHA II-III = nhẹ - trung bình
o Suy tim nặng: độ III – IV theo NYHA (PRAISE).
- Theo sách giáo khoa bài suy tim: “suy tim tiến triển và lượng nước nhập trong
ngày nên < 1.500 mL”.
Câu 49: Tần suất và tỉ lệ kiểm soát tăng huyết áp tại Việt Nam (2015) lần lượt là
bao nhiêu
A. 25% và 11%
B. 25% và 20%
C. 47% và 17%
D. 47% và 20%
E. 45% và 33%
Câu 50: Cơ chế hạ áp của chẹn beta là gì
A. Giảm tiết Renin
B. Giảm kinine
C. Giảm prostaglandin
D. Giảm peptid lợi niệu Natri
E. Giảm vasoprossin
GIẢI
- Cơ chế hạ huyết áp của BB:
o ức chế cạnh tranh với tác dụng của catecholamine ở thụ thể Beta gây giảm
nhịp tim và giảm sức co bóp cơ tim.
o Giảm cung lượng tim.
o Giảm nồng độ renin huyết tương.

36
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

o Ức chế tiết renin từ bộ máy cạnh cầu thận.


o Điều chỉnh hoạt động ngoại vi và tác dụng gián tiếp lên hệ trung ương.
- Cơ chế tác dụng của CCB:
o DHP: hoạt tính trên mạch máu ngoại vi.
o Non – DHP: tác dụng lên nút xoang và nút nhĩ – thất.
- Cơ chế tác dụng của ACEI:
o Ngăn cản thành lập Angiotensin II → giảm sức cản ngoại vi.
o Ngăn cản hình thành Aldosteron → giảm ứ muối nước.
o ức chế việc thoái giáng bradykinin → gây ho.
Câu 51: Bệnh nhân nam 64 tuổi, chẩn đoán tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính, khám vì đau ngực trái. Khám huyết áp 150/90 mmHg. Điện tâm đồ có nhanh
xoang, T âm từ V1 đến V6. Bệnh nhân đang được điều trị Lisinopril 10mg, Để phối
hợp thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc nào phù hợp
A. Propranolol
B. Metoprolol
C. Losartan
D. Thiazide
E. Amlodipine
GIẢI
- Phân tích lâm sàng: bệnh nhân tăng huyết áp, COPD, ECG có T âm từ V1 đến V6,
nhịp nhanh xoang, hiện tại đau ngực, vậy có thể có các khả năng:
o Bệnh nhân này thiếu máu cục bộ cơ tim từ V1 – 6 gây đau ngực. Với
trường hợp này thì điều trị bằng BB hoặc CCB là điều trị hàng đầu:
▪ Propranolol: tác dụng lên cả β1 và β2, đối với bệnh nhân COPD thì
không sử dụng được.
▪ Metoprolol: tác dụng chọn lọc lên β1, ISA (-) phù hợp với bệnh tim
thiếu máu cục bộ, thải qua gan, tác dụng kéo dài → có vẻ hợp lý
😊).
▪ Losartan: ARB không kết hợp được ACEI (lisinipril) → không sử
dụng.
▪ Thiazide: thuốc lợi tiểu mặc dù điều trị được tăng huyết áp, phối hợp
ACEI + lợi tiểu dùng trong tăng huyết áp, tuy nhiên không điều trị
được bệnh tim thiếu máu cục bộ.
▪ Amlodipin: CCB nhóm DHP có tác dụng điều trị bệnh tim thiếu máu
cục bộ, tăng huyết áp → có vẻ hợp lý.
o Guidelines for the management of arterial hypertension của ESC 2018 nói
gì?

37
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

▪ Mục 8.13: “Concern has been predominantly directed to the use of


beta-blockers, although there is evidence that in COPD these drugs
maintain their CV-protective effects.492,493 Beta-blockers may
negatively affect the reduced basal lung function in patients with
COPD, diminish the effectiveness of emergency beta-agonist
administration, reduce the benefit of longacting beta-agonist
treatment, and make the discrimination of asthma and COPD more
difficult. That said, when tolerated, the use of cardiac beta1-selective
beta-blockers in patients with COPD has proven to be safe in
different settings, including hypertension” VÀ “In conclusion,
management of hypertensive patients with COPD should include
lifestyle changes, among which cessation of smoking is essential.
CCBs, ARBs or ACEIs, or the CCB/RAS blocker combination are
recommended as the initial drugs of choice. If the BP response is
poor, or depending on other comorbidities, thiazides or thiazide-like
diuretics and beta1-selective beta-blockers can be considered”
▪ Mục 8.14: “In patients with symptomatic angina, betablockers
and/or CCBs are recommended (IA)”.
▪ Từ 2 trích dẫn trên có thể kết luận lại, trên phương diện THA/bệnh
tim thiếu máu cục bộ thì thêm CCB hay BB đều được, trên phương
diện THA/COPD thì khởi đầu điều trị THA bằng CCB, ARB hoặc
ACEI hoặc thuốc phối hợp (ACEI/ARB + CCB), nếu không ổn nữa
mới thêm BB hoặc lợi tiểu, nguyên nhân vì họ thấy BB làm ảnh
hưởng xấu đến chức năng phổi nền vốn đã bị suy giảm, làm giảm tác
dụng của thuốc đồng vận beta khi điều trị cấp cứu (trong điều trị
COPD) và làm cho việc phân biệt hen và COPD khó khăn hơn chứ
không phải không chọn BB vì tương tác thuốc, đó là lý do vì sao họ
vẫn khẳng định dùng BB loại chọn lọc trên tim vẫn an toàn.
▪ Vì vậy đáp án E hợp lý hơn B, mặc dù phân tích về bệnh học, dược
lý thì đáp án B hấp dẫn hơn.
o Một khả năng khác là nhịp nhanh xoang gây đau ngực, vì vậy giảm nhịp
tim sẽ giúp giảm đau ngực. Tuy nhiên luận điểm này có điểm không rõ ràng
vì đề không cho nhịp nhanh xoang là bao nhiêu và đề hỏi là điều trị tăng
huyết áp chứ không phải điều trị đau thắt ngực → loại luận điểm này.
Câu 52: Nguyên nhân tổn thương thận cấp nào sau đây thường gặp nhất đối với
bệnh nhân ở phòng hồi sức tích cực (ICU)
A. Giảm thể tích lưu thông

38
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

B. Hoại tử ống thận cấp


C. Viêm ống thận mô kẽ cấp
D. Tắc nghẽn sau thận
E. Viêm cầu thận cấp
GIẢI
- Theo slide:
o Mắc phải trong cộng đồng: chiếm khỏang 1% BN nhập viện, hơn phân nửa
số BN có bệnh thận mãn đi kèm. Những nguyên nhân thường gặp: trước
thận (70%), sau thận (17%). Tỉ lệ tử vong tòan bộ là 15%.
o Mắc phải trong bệnh viện: dùng tiêu chuẩn RIFLE có 20% bệnh nhân nhập
viện bị AKI. Các nguyên nhân thường gặp: thiếu máu cục bộ, nhiễm trùng
huyết, thuốc, thuốc cản quang. AKI trước thận thường gặp ở bệnh phòng
nhưng hoại tử ống thận cấp thường gặp ở ICU, là 1 phần trong tổn thương
đa cơ quan.
o Suy thận cấp là một yếu tố nguy cơ đọc lập với tử vong trong bệnh viện và
tương quan với thời gian nằm viện.
Câu 53: Biện pháp điều trị nào sau đây có thể áp dụng đối với mọi trường hợp tổn
thương thận cấp?
A. Cung cấp protein > 1g/kg/ngày
B. Dinh dưỡng 30 – 35 kcal/kg/ngày
C. Nằm nghỉ tuyệt đối tại giường
D. Hạn chế nước nhập
E. Dùng lợi tiểu quai sớm
GIẢI
- Cung cấp protein > 1g/kg/ngày → sai.
- Dinh dưỡng 30 – 35 kcal/kg/ngày → đúng → Dinh dưỡng: 30-35 kcal/kg/ngày,
hạn chế protein 0.8g/kg/ngày trừ trường hợp dị hóa nặng hoặc chạy thận nhân tạo.
- Hạn chế nước nhập → sai → trong suy thận cấp trước thận: bồi hoàn đủ thể tích
dịch trong cơ thể. Chức năng thận sẽ hồi phục nhanh chóng trong vòng 48-72 giờ.
- Dùng lợi tiểu quai sớm → sai → không khuyến cáo dùng lợi tiểu trong điều trị tổn
thương thận cấp trừ trường hợp quá tải dịch (1B).
o Có khả năng giảm tổn thƣơng thận do thiếu máu: tác dụng bảo vệ thận.
Chuyển STC dạng thiểu niệu thành dạng không thiểu niệu, giúp việc bù
dịch dễ dàng hơn.
o Tuy nhiên có thể làm tổn thương thận nặng thêm, hiện chưa có bằng chứng
lợi tiểu giảm tỉ lệ tổn thương thận cấp, không có khác biệt về tỉ lệ tử vong,
hồi phục chức năng thận, nhu cầu thận nhân tạo ở nhóm BN dùng lợi tiểu.

39
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

o Thường chỉ định trong: quá tải dịch, tăng K, tăng Ca máu.
Câu 54: Bệnh nhân bị tổn thương thận cấp có triệu chứng nào sau đây cần được chỉ
định chạy thận nhân tạo cấp cứu?
A. BUN 60mg/dL
B. Có tiếng cọ màng tim
C. HCO3- 17 mmol/L
D. Kali/máu 6mEq/L
E. Phù hai chi dưới
GIẢI
- Chỉ định thận nhân tạo cấp cứu:
o Biểu hiện HC ure huyết tăng: rung vẫy, tiếng cọ màng tim, bệnh cảnh não,
buồn nôn, ói mửa…
o Thiểu hoặc vô niệu.
o Tăng kali máu nặng không đáp ứng ĐT nội khoa.
o Phù phổi cấp không đáp ứng ĐT nội khoa.
o Toan hóa máu không đáp ứng ĐT nội khoa.
o BUN > 100mg/dL, creatinin máu >10mg/dL.
o Ngộ độc thuốc: lọai bỏ qua thận nhân tạo.
- Nên chỉ định lọc máu sớm hơn nếu đi kèm bệnh lý cơ bản nặng:
o Ngộ độc thuốc.
o Bỏng nặng.
o Tai biến sản khoa.
o Ong đốt.
o Đa chấn thương.
Câu 55: Khi điều trị tổn thương thận cấp giai đoạn thiểu niệu, cần chú ý biến chứng
nào sau đây nguy hiểm có thể gây tử vong nhanh chóng
A. Nôn ói nhiều
B. Phù toàn thân
C. Tăng kali máu
D. Rối loạn tâm thần kinh
E. Hạ natri máu
Câu 56: Bệnh nhân nam 67 tuổi có tiền can bệnh thận man, đến khám vì mệt, khám:
Phù toàn thân. Tím đều, phổi không ran. Bụng mềm. Xét nghiệm: BUN 52 mg/dL,
Creatinine 5,1 mg/dL. Ion đồ Na 131 mmol/L, K 6,8 mmol/L, Cl 102 mmol/L. Biện
pháp nào sau đây cần được xử trí ngay tiếp theo?
A. Calcium Gluconate tiêm tĩnh mạch
B. NatriBicarbonate truyền tĩnh mạch

40
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

C. Insulin kết hợp glucose truyền tĩnh mạch


D. Kayexalat uống
E. Chạy thận nhân tạo
GIẢI
- Mức độ nặng của tăng K máu dựa vào ECG:
o Tăng K nhẹ 5,5 mEq/L + ECG bình thường: hạn chế nhập K qua ăn uống
thuốc men.
o Tăng K trung bình: 5,5 – 6,5 mEq/L + ECG bình thường: hạn chế nhập K
qua ăn uống, thuốc men và dùng resin trao đổi ion.
o Tăng K nặng > 6,5mEq/L và/hoặc thay đổi ECG (sóng T cao nhọn đối xứng
QRS dãn rộng, NTT thất, rung thất): áp dụng tất cả mọi biện pháp.
o Nguy cơ tử vong: K > 7,5mEq/L và ECG mất sóng P, QRS dãn rộng, loạn
nhịp thất.
- Calci gluconate, calci chloride 10%: quan trọng nhất để bảo vệ tế bào cơ tim.
o Giúp ổn định tế bào cơ tim.
o Liều 10-30ml TM.
o Cách dùng: Calci gluconate 10% 0,5ml 2 ống TMC. Lập lại sau 5-15ph nếu
ECG không thay đổi.
- Insulin/glucosa:
o Insulin tăng thậu nhận K vào trong tế bào.
o Glucoza ngừa hạ đường huyết → không cần truyền glucose khi ĐH > 250
mg%.
o Cách dùng: Insulin R 5-10 đv TM + glucoza 25-50g TM (glucoza 30%
100ml TTM) hoặc Insulin 5-10đv pha vào chai glucose 30% 100ml TTM
1IU insulin cần dùng 5-6g glucose để tránh hạ ĐH do insulin.
o Có thể lập lại mỗi giờ khi cần. Tác dụng kéo dài 4 – 6h.
- NaHCO3: kiềm hóa máu đƣa K vào tế bào.
o Ít hiệu quả, dùng khi kèm toan hóa máu.
o Liều HCO3-: 50-150 mEq TM
o DD NaHCO3- có các nồng độ 5%, 4,2%, 1,4% (5g NaHCO3 # 60 mEq
HCO3-).
o Ví dụ: NaHCO3 5% 100ml TTM cung cấp 60 mEq HCO3-.
- Resin trao đổi ion Na/K:
o 1g resin trao đổi 1mEq K+ qua ruột, hấp thu lại 1mEq Na+.
o Liều: Kayexalate 30-60g uống tùy mức độ tăng K máu.
o Cách dùng: Kayexalate 15 g 1-2 gói uống + sorbitol 5g 2 gói pha nƣớc
uống x 3-4 lần/ngày (làm tăng nhu động ruột, nhuận trường).

41
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

o Uống 60g Kayexalate giảm 60 mEq K máu (# giảm [K+/máu] 1mEq/L).


o Biến chứng: gây THA, phù, suy tim nặng hơn.
o Đường thụt tháo: có thể gây biến chứng: viêm loét đường tiêu hóa, hoại tử
ruột → ít sử dụng.
- Kích thích beta:
o Albuterol 10 mg + 4 ml NaCl 0,9% phun khí dung.
o Ventolin 1 ml 0,5 mg TM, TB.
o Được ưa chuộng trong suy thận > bicarbonate
o Biến chứng: nhịp nhanh, tức ngực.
- Lợi tiểu: furosemide, thiazide.
- Lọc máu: khi điều trị nội thất bại. Thẩm phân phúc mạc: hiệu quả giảm K máu chỉ
bằng 15-20% so với lọc máu.
Câu 57: Oxy liệu pháp tại nhà ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên được
kê toa:
A. Ngắt quảng
B. Chỉ khi ngủ
C. Ít nhất 6 giờ/ 24 giờ
D. Ít nhất 12 giờ/24 giờ
E. Ít nhất 18 giờ/24 giờ
GIẢI
- Theo slide: thở O2 ngắt quãng 15 giờ/ngày.
Câu 58: Thuốc dãn phế quản dạng hít nào dưới đây được khuyến cáo hàng đầu điều
trị cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn nhóm C giai đoạn ổn định:
A. Bambuterol
B. Ipratroprium
C. Tiotroprium
D. Salbutamol
E. Theophillin
GIẢI
Kháng viêm Corticoid Ức chế PDE4 Macrolide
Hít Beclomethasone
(Beclotid)
Budesonide
(Pulmicort)
Momentasone
Fluticasone
(Flixotide)
Uống Methylprednisolone Roflumilast Erythromycin

42
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

Prednisone Azithromycin

Dãn phế quản Đồng vận beta 2 Kháng cholinergic Methylxanthine


Tác dụng dài 24g Indacaterol Tiotropium
Olodaterol Umeclidinium
12g Formoterol Glycopyronium Theophyline
Aformoterol Aclidinium uống phóng
Salmeterol thích chậm
Bambuterol
Tác dụng Fenoterol Ipratropium Aminophyline
ngắn Albuterol/Salbutamol (Atrovent)
(ventolin) Oxytropium
Levalbuterol
Terbutaline
- Berodual: fenoterol + ipratropium.
- Combivent: albuterol + ipratropium.
- Seretide: salmeterol + fluticasone.
- Symbicort: formoterol + budesonide.

- Nhóm C khởi đầu bằng LAMA nên chọn được Tiotropium.

43
Lê Phúc Anh Tổ 32 Y13F

Câu 59: Thuốc dãn phế quản dạng hít nào dưới đây được biết là đồng vận giao cảm
beta 2 tác dụng ngắn:
A. Formoterol
B. Tiotroprium
C. Salmeterol
D. Indaceterol
E. Salbutamol
GIẢI
- Xem câu trên.
Câu 60: Bệnh nhân nam 53 tuổi, chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đang điều
trị thường xuyên ở bệnh viện từ 2 năm nay. Bệnh nhân thấy 2 tháng nay tình trạng ho
khạc đàm và khó thở diễn tiến nặng hơn, kèm ho ra ít máu dù điều trị không thay đổi
nên mới chịu ngưng thuốc lá hoàn toàn. Sụt cân nhanh 6kg trong 2 tháng. Nguyên
nhân bệnh trở nặng trong 2 tháng qua nhiều khả năng nhất do có thêm:
A. Tâm phế mãn
B. Biến chứng sụt cân của bệnh phổi
C. Lao phổi
D. Ung thư phổi
E. Ngưng thuốc lá

44
CCĐ nong van bằng bóng/PT kín

WIKINS thấp => nong van bằng PT tim hở

tác nhân nhiễm trùng xâm lấn (samolnella, toxo, Listeria, Brucella_

liều khởi đầu


furo 20-40 --> tăng max 200 (truyền 10-40)
B nitrate 10 mcg/min -> 100 mcg/min
dobutamin 2.5 - 5 mcg/kg/min ( >= 80 mmHg)
Dopa (<60-80 mmHg)
Nir <60

T cao nhọn
D - QT ngắn lại QRS dãn
PR dài
vô tâm thu (nặng nhất)

cường giáp gây liệt chu kỳ -> hạ kali máu


(đẩy vào tế bào)
D - cường giáp, K vào TB
lâm sàng không ổn

XHTH -> thúc đẩy não gan


-> dùng Lactulose hàng đầu
A

Ung thư k phải + Suy dinh dưỡng


E bệnh cấu trúc phổi

A
PaCo2 =
70mmHg

Đặt NKQ tử vong tăng


E >50%

cấp cứu do chức nặng thận suy

C không cấp cứu -> hỗ trợ điều trị nhiều

C
E
nhóm A cứ DPQ là được
E

ICS vẫn là cắt


D cơn đường
khí dung và
buồng đệm

C
tăng liều ngắn hạn: liều 125 mg/dL (ICS liều thấp)/LABA
1785 dogoxin -> tăng bậc ngắn hạn lên ICS liều trung bình/LABA
fluticasone 500mcg ( 4 nhát lọ 125) -> câu C
1985 ACEi D
1995 beta
1999 ARBs
2000 MRA
2007 Ivabradine
2012 ARNI

B. Thụ thể AT2 chả ý nghĩa qq gì


28 - cơ chế tăng tiết renin phản ứng với các hiện tượng sau ( ức chế beta --> ức
A. giảm thể tích TH hiệu quả chế renin, ngược lại thì
đáp án D B. tăng mất sodium qua đường niệu chưa chắc
C. kích hoạt beta - 2 giao cảm
D. A và B
E. A, B, C
kích hoạt beta 1 mới tăng renin

A valsartan

B chọn lọc beta 1- ISA âm - tan trong


mỡ

type 1 vòng lên, V1 -3

E
type 2

E
ức chế co bóp cơ tim: RLN nhóm IA

29. chọn câu đúng về nguyên nhân nội tiết của THA
A A. cường giáp gây tăng huyết áp tâm thu chủ yếu, thường kèm nhịp nhanh, tăng chuyển hóa cơ bản.
B. cường cận giáp gây THA do tăng canxi và vôi hóa thận thường kèm tổn thương xương. thừa tổn
thơng xương
C. HC cushing gây tăng glucocord, chụp MRI tuyến yên giúp CDXD + chụp tuyến thượng thận
D. A và B đúng
E. A,B,C đúng
30. thuốc chẹn beta nào sau đây gây hiện tượng dãn mạch qua tác động thụ thể alpha:
D A. Carvedilol
B. Labetalol
C Nebivolol
D. A và B
E. A,B,C
31.
E

A cửa kim - 10'

A
D đi 80% nghẽn mạch là có rung nhĩ

giả mạc
D KS CCS
PPI
kháng tiêu chảy

10-20 tái phát


tránh
C

A độ 2

C
B

Na - 2g
B

C
D

tổn thương đa thùy thì đúng hơn

C
A

D
ĐỀ NỘI 19/05/2018 – KHỐI 1 – Y2012

TIÊU HOÁ
XHTH
BN nam, 70 tuổi, nhập viện với tình trạng ngất sau khi ói ra máu và đi tiêu phân đen. Lúc nhập cấp
cứu: M 120 l/p, HA: 70/40 mmHg. Tiền căn và khám không ghi nhận bệnh phối hợp. Xét nghiệm:
Urea 11 mmol/L, Hb 7,4 g/dL. Nội soi ghi nhận: dạ dày còn đọng máu đỏ bầm, vùng hang vị có 1 ổ
loét đáy có chồi mạch máu. CLO test (-)
1. Mức độ XTHTH
a. Nhẹ
b. Trung bình
c. Nặng
d. Chưa đánh giá được vì cần chờ đáp ứng với hồi sức dịch truyền
e. Chưa đánh giá được vì cần chờ kết quả công thức máu kiểm tra
2. Xử trí không phù hợp ở thời điểm cấp cứ
a. Cho bệnh nhân thở oxy qua sonde mĩ và nằm đầu thấp
b. Sử dụng bolus tĩnh mạch thuốc ức chế bơm proton liều cao
c. Truyền ngay dd đẳng trương sẵn có
d. Chuyển ngay đến phòng nội soi để thực hiện nội soi cầm máu
e. Xin ngay 2 đơn vị hồng cầu lắng cùng nhóm
3. Đánh giá Forrest
a. Ia
b. Ib
c. IIa
d. IIb
e. Iic
VIÊM TUỴ CẤP
4. Sỏi vị trí nào dễ gây VTC nhất
sỏi nhỏ
a. Sỏi túi mật
b. Sỏi ống gan chung
c. Sỏi ống mật chủ
d. Sỏi ống tuỵ chính
e. ….
5. Nhịn ăn trong 3 ngày đầu, truyền đường liều bao nhiêu?
a. 50 – 100
b. 100 – 150
c. 150 – 200
d. 200 – 250
e. 250 – 300
6. Nồng độ TG bao nhiêu thì gây VTC? > 1000
LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
7. Kháng thể H. pylori tồn tại trong máu bao lâu?
a. 1 – 6 tháng
tiêu hóa
b. 6 – 12 tháng nguy cơ cao XHTH: >65
c. 12 – 18 tháng nguy cơ loét dạ dày cũng 65
d. 18 – 24 tháng luôn
e. 36 tháng
8. Sulcafate cơ chế tạo hồ bám
a. Ảnh hưởng cung lượng dạ dày
b. ảnh hưởng acid dạ dày
c. tác động nhanh với HCl
d. ức chế tiết PG
e. hấp thu nhiều qua đường tiêu hoá
9. BN 56 tuổi, TMCT, THA,... đang xài Aspirin, Clopidogrel, nay đau khớp, được kê thêm NSAIDs
liều cao. Có mấy điểm trong thang điểm yếu tố nguy cơ?
a. 0 65 tuổi
Tuổi >65 loét dạ dày
b. 1 Tiền căn
c. 2 SD: NSAID liều cao 1đ NSAIDs
d. 3 kháng đông + aspirin + Cor - dùng 2 trong 3 - 1đ ASA
e. 4
Xơ gan
10. Liều albumin ngừa HC gan thận trong VPMNKNP lúc nhập viện
a. 1,0 mg/kg
b. 1,5 mg/kg 1,5g/kg lúc chẩn đoán và 1g/kg N3
c. 0,5 mg/kg
d. 0,8 N1 N3
e. 1,2 1.5g/kg 1g/kg
11. BN nam, 56 tuổi, nhập viện sốt, không nôn ói, tiếp xúc tốt, báng bụng, huyết áp 120/80,
creatinine máu 1,6 mg/dl, BCĐNTT DMB 456/mm3, tiền căn dị ứng cephalexin. KS được chọn
a. Quinolone
b. Cefotaxime
c. Ceftriaxone
d. Sulfamethoxazol
e. Trimethoprim Chọc + truyền albu
12. BN báng bụng độ 2, Na niệu 3.0, K 3,4, Albumin 2,8. Điều trị lợi tiểu gì?  Spirinolactone
Áp xe gan
13. Thuốc nào chỉ tác dụng lên kén của amibe
a. Quinolein
b. Metronidazole
c. Emetine
d. Chloroquine
e. Diloxanide
14. Không cần phân biệt với áp xe gan do amibe
a. Áp xe gan do vi trùng
b. Nhiễm sán lá lớn ở gan
c. Ung thư gan thứ phát ung thư gan áp xe hóa mới đúng
d. Viêm phổi thuz
e. Mủ quanh thận
Viêm đại tràng mạn
15. Triệu chứng phù hợp với VLĐT mức độ trung bình
a. Đi tiêu < 4 lần
b. Tiêu máu đỏ ít
c. Huyết động thay đổi
d. Tốc độ lắng máu tăng
e. Đau bụng
16. Triệu chứng phù hợp với VĐT giả mạc nặng
a. Albu > 3 <3
b. BC > 12k 15K
c. Đề kháng thành bụng
d. Đi tiêu >= 6 lần/ngày
e. Tất cả đúng
HÔ HẤP
SUY HÔ HẤP
17. Chỉ định thở BiPAP
a. pH < 7,45, PaCO2 > 45
b. pH < 7,35, PaCO2 > 45
c. pH < 7,25, PaCO2 > 45
d. pH < 7,45, PaCO2 > 55
e. pH < 7,45, PaCO2 > 65
18. Khác biệt giữa CPAP và BiPAP
a. CPAP là thở áp lực dương liên tục thì hít vào CPAP only 1 level of presssure
b. CPAP là thở áp lực dương liên tục thì thở ra
c. BiPAP có 2 mức áp lực dương khác nhau cho mỗi thì
d. A C đúng
E
e. B D đúng (đề là như vậy luôn, kì kì)
19. Không có tăng CO2 khi khởi phát
a. Viêm mô kẽ
b. COPD
c. Hạ K máu
d. Guillain barre
e. Suy dinh dưỡng
VIÊM PHỔI
20. Kháng sinh dùng cho VPCĐ do tác nhân không điển hình??  Levofloxacin
21. Viêm phổi + NTH do tụ cầu. KS chọn lựa?? Linezolid, Teicoplanin, Vancomycin
22. Tác nhân viêm phổi bệnh viện thường gặp, chọn sai. –> Chlamydia
COPD
23. Bệnh nhân xài salmeterol/fluticasone, bị viêm phổi 2 lần
a. Fluticasone làm tăng tỉ lệ viêm phổi
b. Salmeterol làm tăng tỉ lệ viêm phổi
c. Fluticasone làm tăng viêm phổi, salmeterol bảo vệ
d. Cả 2 đồng thời tăng tỉ lệ viêm phổi
e. …
24. Bệnh nhân đợt cấp COPD, lên cơn tím tái, lơ mơ, lồng ngực im lìm, hết rít (giống đề)
a. Đặt NKQ bóp bóng
b. KMĐM xem có cần đặt NKQ không
c. Terbutaline TDD
d. MgSO4 truyền tĩnh mạch
25. Corticoid hít so với corticoid toàn thân  ít tác dụng lên dạ dày hơn cort toàn thân
HEN
26. Hô hấp kí HC tắc nghẽn: FEV1/FVC < 70%
27. BN xài ICS/Formoterol 125 sáng 1 nhát chiều 1 nhát, 1 tháng sau BN còn 2 triệu chứng ngày,
1 triệu chứng đêm, kiểm tra bình xịt 120 nhát còn 60 nhát, bệnh nhân khai tuân thủ dùng
thuốc, kĩ thuật hít tốt, bạn làm gì?
a. Tăng liều 25 – 250 2 nhát sáng 2 nhát chiều
b. Thêm montelukast
c. Thêm tiotropium
d. Thêm omalizumab
e. Thêm theophylline
TIM MẠCH
TĂNG HUYẾT ÁP
5 câu ghép thuốc với chống chỉ định 27 – 31
28. Enalapril A,B
29. Valsartan B
30. Bisoprolol D
31. Furosemide C
32. Aldacton E
a. Ho khan nhiều do UCMC
b. Hẹp động mạch thận 2 bên
c. Tăng acid uric
d. Block AV độ II-III
e. Tăng K máu
33. BN nữ, 30 tuổi, đến khám vì mệt, HA ở nhà 130/80, tại phòng khám 145/90, chẩn đoán?
a. THA tâm thu đơn độc
b. THA áo choàng trắng
c. THA độ II
d. Rối loạn dạng cơ thể hoá
e. THA ẩn giấu
34. Thay đổi lối sống ở BN THA
a. Áp dụng lúc khởi trị cho mọi bệnh nhân
b. Áp dụng cho mọi giai đoạn THA
c. Không áp dụng cho người già
d. Không áp dụng cho phụ nữ có thai
e. …
35. UCMC có bán huỷ ngắn nhất  captopril
SUY TIM
36. thuốc làm cải thiện tỷ lệ tử vong trong điều trị suy tim ngoại trừ?
a. UCMC
b. chẹn beta
c. kháng aldosterone
d. Thiazide
e. UCTT
BỆNH VÀNH MẠN
37. Chống chỉ định Nicorandil
a. Suy thận
---+
b. Xơ gan không CCĐ: lớn tuổi - suy thận - suy gan
c. Suy tim có CCĐ: suy tim - chóng tim - tụt HA
d. Parkinson TDP # : Đau đầu - bừng mặt - tụt HA - chóng mặt buồn nôn - loét tiêu hóa
e. …
38. Statin nào được dùng cho bệnh thận mạn gđ 3?
a. Atorvastatin
b. Lorvastatin
c. Simvastatin
d. …
e. ….
39. Ức chế Calci  phối hợp với beta blocker (giống đề)
VÀNH CẤP
40. Nói về NSTEMI, chọn câu sai  tiên lượng khác nhau nhưng điều trị giống nhau
41. Thuốc nào không dùng trong NMCT cấp?
a. Nifedipine
b. Aspirine
c. Clopidogrel
d. Enalapril TC thành công TSH
>50% trong 90'
e. Metoprolol
42. Điều trị ST chênh lên  hết đau ngực, ST chênh giảm > 50% (giống đề)
HẸP 2 LÁ
43. Thuốc tạo nhịp xoang được FDA chấp nhận  ibulitide thuốc duy nhất dc cho phép
44. Chọn câu sai  VNTM là biến chứng thường gặp
RỐI LOẠN NHỊP
45. thuốc chống loạn nhịp ưu tiên trong ICU: (giống đề, amiodarone đầu tiên)
a. Amiodarone>lidocaine>procainamide
b. Lidocaine>amiodarone>procainamide
46. Vai trò của XQuang trong theo dõi đặt máy tạo nhịp chọn câu sai
a. Là 1 CLS quan trọng trong theo dõi
b. Có thể kiểm tra được dây dẫn có bị tuột
c. Có thể kiểm tra được đặt vào 1 buồng hay 2 buồng
d. ….
e. Có thể kiểm tra máy còn hoạt động hay không hoạt động
CẤP CỨU
ĐIỀU TRỊ ĐIỆN
47. Nhịp nào sốc điện đồng bộ được?
a. Nhanh xoang
b. Nhanh thất
c. Rung thất
d. Block AV độ III
e. Rung nhĩ không đo được huyết áp
48. Không cần sốc điện cấp cứu
a. Rung nhĩ đáp ứng thất nhanh
b. Rung thất
c. Nhanh thất
d. Xoắn đỉnh
e. …. làm tụt HA
THỦ THUẬT
49. Chọn câu sai về bóng IABP
a. bóng dội ngược động mạch chủ là bóng to, ngắn
b. bóng phình lên thì tâm trương, xẹp xuống thì tâm thu
c. tăng lưu lượng máu qua ĐM vành, tăng cung lượng tim
d. điều trị choáng tim
e. Chống chỉ định khi có phình bóc tách
50. Đặt nội khí quản, chọn câu sai
a. Cầm đèn tay trái
b. Đưa lưỡi đèn vào từ bên phải
c. Đẩy lưỡi sang bên trái
d. đưa đầu lưỡi đèn thẳng vào nắp thanh quản, tiến vào 2 dây thanh
e. đút vào giữa 2 dây thanh âm trong thì hít vào
NGỘ ĐỘC
51. chọn câu sai  triệu chứng <8 tiếng nghi nhiễm khuẩn đường ruột
52. chọn câu sai  tất cả đều sai (dễ lắm)
RỐI LOẠN TOAN KIỀM
BN 50 tuổi, xơ gan rượu, nhập viện vì ói ra máu  giống đề cũ,
53.  toan chuyển hoá tăng anion gap, hô hấp bù đủ
54. Không cần làm xét nghiệm gì để CHẨN ĐOÁN nguyên nhân  NH3

THẬN
SUY THẬN MẠN
Tình huống eGFR 50 ml như đề cũ HA 160/90
55. bao nhiêu năm thì cần chạy thận?  4 năm
56. cần thêm thuốc gì  giống đề
a. Lisinopril 5mg tăng liều dần
b. Loartan
c. …
57. UCMC có tác dụng bảo vệ thận cao nhất trong?
a. Cầu thận mạn
b. Bệnh thận ĐTĐ giai đoạn toàn phát chỉ dùng UCTT --> sai
c. Bệnh thận IgA
d. … bệnh cầu thận màng
e. …
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
58. Kayexelat
a. đưa kali vào trong tế bào
b. dùng được cho tăng kali nhẹ đến nặng
c. Liều dùng tuz vào mức tăng creatinin
d. đường thụt tháo tốt hơn đường uống
59. AKI do aminoglycoside
a. thường sau 24-48h 5-7 ngày
b. Không liên quan đến liều và thời gian dùng liên quan
c. STC không thiểu niệu, Fe Na<1%, thường kèm hạ Na, Mg
<1 là của trc thận, nhưng Amino ngoại trừ
d. Ít gặp nhất
e. Tự hồi phục khi ngưng thuốc, không cần dự phòng cần dự phòng
60. KDIGO 2012 khuyến cáo gì? Chọn sai  dopamine cho tất cả bệnh AKI

Đinh Thế Huy – Huỳnh Thị Công Nhận – Phan Nguyễn Quốc Khánh –
Đinh Gia Khánh
Đề nội 23/12/2017 y6
A. Tim mạch
Câu 1 : tiêu chuẩn chẩn đoán NMCT cấp hiện nay, chọn câu sai :
a. ⅔ tiêu chuẩn : men tim, ECG , cơn đau thắt ngực
b. Men tim + triệu chứng thiếu máu
c. Men tim + thay đổi trên ECG
d. Men tim + loạn động trên SA
e. Men tim + thấy cục máu đông khi tử thiết

Câu 2 : Loại thuốc nào sau đây được chỉ định dùng sớm trong NMCT có ST
chênh lên kèm rối loạn thất trái
a. Thuốc kháng aldosterone
b. Thuốc chẹn kênh canxi
c. Digoxine
d. Thuốc chẹn thụ thể alpha
e. Thuốc ức chế trực tiếp renin

Câu 3 : Thuốc gì cho đầu tay trong 24h trên BN có hội chứng vành cấp :
a. …
b. Ticlodipine
c. Rosuvastatin
d. ..
e. ….

Câu 4 : Cơ chế đau thắt ngực ổn định


a. Do co thắt mạch vành
b. Do hẹp lòng mạch vành
c. Do huyết khối tắc mạch cấp
d. RL chức năng vi mạch ở người hở van ĐM chủ
e. RL chức năng nội mô ở người bệnh cơ tim dãn nở

Câu 5: chọn câu ĐÚNG về nitrat:


A. Có tác dụng phụ là.. Tăng HA
B. CCĐ là nhức đầu, đỏ bừng mặt
C. Khi đau ngực dùng thuốc sau 5ph k giảm đau phải nhập viện ngay
D. Dùng ngay trước khi gắng sức.

Câu 6 : BN hẹp 2 lá có nhịp tim nhanh, hay mệt, thuốc dùng nên chọn là:
A. Ức chế b
B. Úc chế Ca phải là ức chế calci non DHP
C. Digoxin
D. Ivabradine
E. a+b

Câu 7 : Chọn câu đúng về tính chọn lọc trên mạch máu:
( hình trong bài bệnh ĐMV cô Kim Trang nhóm UC Ca, chỉ nhớ đáp án chọn là
Amlodipine > Nifediphine)
câu 6, câu 7, câu 8 nối câu thuốc với tác dụng phụ
Chẹn canxi phù chân, lợi tiểu tăng uric, kháng aldos tăng kali, ức chế men
chuyển ho khan, beta co thắt phế quản
Câu 8: Thuốc điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất :
a. Andenosin
b. Propanolol nhóm 1
1 A - procanamide (A- HAI thất + nhĩ)
c. Nifedipin 1 B - Lidocaine thất
d. A+b đúng 1 C - Fleicanide nhĩ
e. A+c đúng

Câu 9 : Khi nào phối hợp 2 thuốc khi điều trị THA
a. THA độ 2 theo JNC VII
b. THA có nhiều YTNC
c. THA kèm ĐTĐ
d. A+b đúng
e. A+b+c đúng

Câu 10 : Phòng ngừa thấp tái phát/ hẹp 2 lá:


a. Ít nhất 10 năm sau đợt thấp cuối
b. Ít nhất 5 năm sau đợt thấp cuối
c. Suốt đời nếu có YTNC cao viêm họng
d. A+c đúng
e. B+c đúng

Câu 11 : Thuốc dùng để hạ áp chọn câu sai :


a. UCMC + lợi tiểu
b. UCMC + ức chế canxi
c. UCMC + UCTT
d. A+b
e. A+c thì phải
Câu 12: Thuốc không phải tiêu chuẩn vàng trong suy tim
a. Chẹn thụ thể beta
b. Spinorolactone
c. Lợi tiểu thiazide
d. ARNI
e. Ức chế thụ thể AT2

B. Hô hấp
C. Thận
D. Tiêu hóa
1. Các YTNC của Viêm đại tràng giả mạc
A. Hen ĐTĐ lớn tuổi - mới đại phẫu
B. Trẻ em CCA
C. Sử dụng steroid PPI
hen hít
D. ĐTĐ kháng cholinergic
E. Thai kỳ
2. Triệu chứng thường gặp của Viêm loét đại tràng (viêm đại tràng-trực
tràng xuất huyết)
A. Tiêu chảy có máu
B. Tiêu chảy phân sống
C. Tiêu chảy xen kẽ táo bón
D.
E.
3. Tiêu chuẩn độ nặng của VTC theo tiêu chuẩn Atlanta hiệu chỉnh 2013
A. Suy tạng kéo dài > 48h
B. Suy tạng + Biến chứng toàn thân
C. Suy tạng + biến chứng tại chỗ
D. Biến chứng toàn thân + biến chứng tại chỗ
E. Suy tạng + biến chứng toàn thân + biến chứng tại chỗ
4. Dịch nào tốt nhất cho BN VTC
A. Lactac Ringer
B. NaCl 0,9%
C. Glucose 5%
D.
E.
5. Tình huống yếu tố nguy cơ ở BN nam hút thuốc 1 gói/ngày, rượu, gãy xương
dùng NSAIDs 2mg/ngày (giống đề)
A. Hút thuốc lá
6. Thuốc nào không cần chỉnh liều ở BN suy thận (giống đề)
E. Pantoprazole
7. Thuốc nào hỗ trợ lành loét trong VLDDTT
A. Bimusth
B. Misoprostol
C. Sucrafate
D. Famotidine
8. Tình huống BN xơ gan có báng bụng độ 3, Na niệu 25mEq/l:
A. Spironolactone + Furosemide
9. BN xơ gan, BB, tiêu phân đen, sốt… YT thúc đẩy bệnh não gan:
A. Tiêu phân đen
10. Chỉ định phẫu thuật trên BN áp xe gan do vi trùng, chọn câu sai:
A. Nhiểu ổ nhỏ rải rác
11. Dự phòng kháng sinh trên BN VTC:
A. Imipenem
B. C3 + metronidazole
C. Flouquinolone + metronidazole
12. Tình huống BN xơ gan, BB chọc dịch có VPMNKNP, Creatinin 1,6 mg/dl được
truyền Albumin, chỉ định truyền Albumin trên BN này do:
A. BC tăng
B. Phòng ngừa gan thận
C. Bệnh não gan
D. Creatinin
13, 14. Tỉnh huống XHTH trên: BN có chóng mặt do tiêu phân đen mạch 102, HA
90/70, nội soi có ổ loét ở dạ dày 1,2 cm thấy chồi mạch máu, clo test(-). Phân độ
XHTH
A. Trung bình
14. Phương pháp nội soi can thiệp trên BN này
A. Chích andrenalin 1/10000
B. Đốt điện
C. Thắt chun
D. Chích propanolol 1%
E. Không có can thiệp nội soi trên BN này
Thận
Câu 1: chế độ ăn của bệnh nhân bệnh thận mạn eGFR = 30ml/ph
A. Không tiết chế đạm
B. Giảm đạm còn….

Câu 2: bệnh nhân nam 30t, được chẩn đoán bệnh thận mạn từ 3 năm trước.
Creatinin ổn định 2mg/dl(eGFR=...), huyết áp 140/80, protein niệu 2g/24h. Mức độ
tiến triển bệnh thân của bn này
A. Tốc độ nhanh
B. Tốc độ rất nhanh
C. Tốc độ trung bình
D. Tốc độ chậm
E. Không tiến triển

Câu 3: bệnh nhân chẩn đoán bệnh thận mạn G3aA2, đang điều trị temisartan vs
amlodipine (không nhớ liều). Bn đến khám vì mệt, nôn ói. Khám có dấu mất
nước. GFR=30, sốt cao, nước tiểu 800ml/ngày (mn xem dùm có số liệu j nữa k
chứ quên mất rồi). Hỏi giờ làm gì cho bn này
A. Truyền NaCl 0.9% 1000ml/ngày
B. Ngưng các thuốc đang dùng. Cho Atropin 1%....
C. Ngưng temi Tiếp tục amlo. Thêm medri liều…(thuốc chống nôn)
D. Ngưng amlo, tiếp tục temi
E. Dặn bn uống nuớc 2L/ngày

Câu 4: bất thường nào ít gây tử vong ở bn tổn thương thận cấp
A. Hạ kali
B. …

Câu 5: độ lọc cầu thận bao nhiêu là chống chỉ định bơm thuốc cản quang
A. < 30
B. 15
C. 30-60
D. …

Linh tinh ( RL điện giải, shock điện , thức ăn ….)


1,2. RLĐG của thầy phúc giống đề
Chọn Kiềm CH + kiềm HH
Nguyên nhân do nôn ói
3. Máy tạo nhịp tạm thời (học slide)
4. Sốc điện chuyển nhịp: nhịp nhanh thất vô mạch
5. Sonde Blackmore:...
- Viêm phổi
1. Kháng sinh nào hay dùng trong viêm phổi do Pseu đa kháng thuốc
A. Piperacillin/Tazobactam + Vancomycin
B. Piperacillin/Tazobactam +- Colistin
2. Yếu tố nguy cơ của viêm phổi bệnh viện kháng thuốc theo ATS 2016 (câu này
giống đề )
A. Dùng KS trong vòng 90 ngày
B. Nhập viện lớn hơn 4 ngày
C. ARDS trước viêm phổi
D. , E. Tổ hợp của 2 đáp án trên
- Hen
1. BN nữ, đang dùng Fluticasone 150mcg sáng 1 nhát, chiều 1 nhát. Còn triệu
chứng ngày 2 lần/tháng, đêm 1 lần/tháng. Giờ điều trị j ?
A. Salmetarol/fluticason 25/150 1 nhát x 2 lần
B. Thêm IgE ICS liều thấp -> ICS liều thấp/LABA (bậc 3)
C. Thêm omalizumab

2. BN đó luôn , giờ xài Salmetarol/fluticason 25/150 1 nhát x 2 lần (không biết


thầy cố ý cho đáp án câu trên hay sao :? ) Còn triệu chứng ngày 2 lần/tháng, đêm
1 lần/tháng. Giờ dùng j
A. Salmetarol/fluticason 25/250 2 nhát x 2 lần
B. Thêm Tiotropium
ICS liều trung bình/LABA (bậc 4)
- COPD
1. Thuốc dãn phế quản dạng hít nào ít dùng trong COPD nhóm D gđ ổn định
A. Salmetarol/fluticasone
B. Formoterol/budesonide
C. Indacaterol
D. Aminophylin
E.
2. BN COPD có chỉ định thở oxy tại nhà phải thở ít nhất bao nhiu giờ trong ngày
:
A. Ngắt quãng
B. 18h
C. 12
D. 6
3. Câu nào sau đây sai (có số hết nha, nhưng mà không nhớ rõ)
A. BN COPD có thể điều trị tại nhà: …% 80%
B. BN nhập viện có nguy cơ tử vong : …% 6-12%
C. BN nhập ICU có nguy cơ tử vong … % 24%
D. BN vào đợt cấp có nguy cơ tái phát … % 22-32%
E. BN đặt nội khí quản có nguy cơ tử vong ….% 40%
- Suy hô hấp
Suy hô hấp giảm oxy mô khi : PaO2 < 45 mmHg
Cải thiện CRP tốt
Cá / Mẹt Quỷ

18h mới có hiệu quả

SABA/ICS
LABA/ICS
LABA

80%
Câu này ra theo SGK: Phối hợp khi THA độ II (160/110) và có YTNC cao
ĐTĐ củng là YTNC tim mạch cao

Anta: _kim loại


Anti H2: _tidine
PPI: _prazole
Anti Cholin: _thine/pine

Bình thường ăn đạm > 1,3mg/kg


Tiết chế # 08,mg/kg

Tiết chế = tiết chế đạm, béo, đường,....


Tiết chế đạm khi GĐ 4-5 (GFR<30)

KDIGO:
GFR>80: ăn đạm ko ảnh hưởng
GRF<80: ăn đạm cao (>1,3mg/kg) sẽ giảm chức năng thận
GFR<30 mới ăn tiết chế (0,8mg/kg) ngưỡng nhanh: đạm >= 1g & HA >= 14/8
Đạm động vật ko bảo hoà làm giảm CN thận nhiều nhất
ACEI CCB
Đang bậc 2-ICS liều thấp
KS 1 phần => tăng bậc => lên bậc 3 => ICSthấp/LABA or ICS trung bình (2-4 nhát)
1 chai 120 nhát

25/125
=> lên ICS trung bình -SABA
cơ tim

ccđ: bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn


dãn mạch, tụt huyết áp NMCT thì ccd: M<50,>100. HATT<90. NMCT thất P. hẹp buồng
tống thất T, dùng thuốc điều trị rối loạn cương trong 36 giờ
tác dụng phụ: hạ HA, nhịp tim nhanh, metHb
không dùng chung với rượu--> tdp nặng hơn
sau 5 phút còn đau >> liều 2 >> 5 phút sau vẫn đau ->> cc

ytnn của MDR VAP


ks TM trước đó trong 90 ngày
sốc nhiễm trùng
ARDS
nhập viện 5 ngày trước đó
chạy thận hoặc ghép thận trước đó

nhẹ: không suy tạng Và không có biến


chứng tại chỗ
suy tạng thoáng qua >48 và hoặc có biến
chứng tại chỗ/toàn thân
nặng: suy tạng kéo dài >48h

LR giúp cải thiện CRP và làm giảm tỷ lệ hội chứng đáp ứng viêm toàn thân sau 24 giờ
carbapenem, quinolone, metronidazole thấm vào mô tụy tốt
2nd: fluroquinolon/ cepha3 + metronidazole

trong 8 giờ

nước, rau , quả


nghêu sò nước
thịt, phó sản của thịt gia súc
thịt sữa bánh nước uống tiếp xúc
thịt nguội, tôm cá trứng sữa bơ bánh kem

11 7
10 3

viên uống

80%

B chẹn canxi
D lợi tiểu
E MRA
C ACEI

A Chẹn beta
giả mạc

hen điều trị với khí dung, PPI, thuốc kháng cholinergic
lớn tuổi, mới phẫu thuật,
nằm viện

chuyển hóa qua gan

gõ sai đề

45-59 30-300mg/24h

STC trước thận do ARB/ STM G3aA2

tăng kali máu

chèn ép tim
ngưng hô hấp tuần hoàn
suy hô hấp cần thở máy\
mổ gây mê
Glassgow <8
viêm thanh quản, bạch hầu, dị vật đặt sone blakemore trên bn rối loạn tri giác

giữ cho tới lúc người bệnh nhân giật lên


cái này xem như rung thất

đặt 1 điện cực vào thất P qua đường tĩnh mạch trung tâm

kiềm máu, HCO3 tăng --> kiềm chuyển hóa


tính bù hô hấp 1,5. 50+21 =56 > 49 >> có kiềm hô hấp phối hợp

<25

thận trọng khi <45-60


tỷ lệ stc cao khi <30
<60 có nguy cơ giảm oxy mô
>45 chắc chắn giảm oxy mô chắc chắn giảm oxy mô
45-60 giảm oxy mô nếu tim mạch không bù trừ được

nếu nhanh xoang, hẹp 2 lá thì digoxin không có lợi, dùng khi rung nhĩ
đáp ứng thất nhanh, suy tim P
do động tính nên chỉ điều trị khi có KSĐ nhạy
, sai đề, áp xe gan do vi khuẩn ??

kiểm soát tần số thất trong loạn nhịp trên thất, loạn nhịp do gắng sức, cắt cơn và phòng ngừa cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất. vòng vào lại
tại nút NT
cắt cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất : 1st Adenosin 2nd Verapamil

nhớ, nifedipine là thuốc điều trị THA, chẹn canxi DHP, còn trong điều trị RL nhịp, có 2 thuốc là Verapamil và Ditiazem

rối loạn tạo xung: tự động tính bất thường


rối loạn dẫn xung gồm block dẫn truyền
và hoạt tính khởi phát ( B và C)
và vòng vào lại

bóng dạ dày bơm 140ml. bóng thực quản 80ml

Tình huống tương tự như câu trên nhưng NEU 246, yTBC bệnh não gan : tiêu phân đen
độ 2,3 lần đầu hoặc Na niệu >30 : spironolacton
59. Bệnh nhân báng bụng độ 3, Na niệu 25 mEq/L hỏi hướng điều trị độ 2,3 tái phát hoặc Na niệu 10-30: 2 thuốc
A. Spiro +furo BB ảnh hưởng hô hấp hoặc Na niệu <10: 2 thuốc+ chọc tháo?
B.Spiro + chọc dò
C. Furo + chọc dò
D. Chọc dò

60. Sử dụng thuốc giảm áp lưc tmc sau nội soi, chọn câu sai
A. Nên được xem là biện pháp đầu tay giảm áp lực tmc
B. Hiệu quả cầm máu 80% tạm thời
C. Nên dùng kéo dài sau 48h có chẩn đoán?
Đáp án

muối: Na <2g or NaCl <5g

Slide
Cửa kim <10 min
Cửa wire < 90 min

quay tắc 1 h

Sulfasalazine => đầu tiên


còn lại thuốc mới => độc thận
Pentasa, Apriso: có chữ P => tan phụ
thuộc pH => điều trị Crohn
Olsalazine => nhị trùng
Sulfa, balsal, olsal => chỉ điều trị VLĐT
tọa dược: Rx viêm loét trực tràng
25% không cần đặc hiệu

không dùng cầm tiêu chảy


D: không đề cập trong sldie :)))
Đặc điểm XHTH
nặng
chú ý tất cả đều là
dấu bằng, ngoại trừ
HA <80 mmHg
Tri giác
Mạch: >= 120l/min
HA: <80 (79 78 77
76...)
V nước tiểu: vô niệu
Hct: <=20%
RBC: <= 2 triệu/mm3

1985 => mới dùng ACEi

ivabradine, SHIFT trial. 2007


giảm 18% tử vong,
đối tượng
AT1 ko phải 2 Suy tim NYHA II III IV, EF <= 35%, nhịp xoang
>=70l/min, đã max liều BB rồi

HC Cushing => chẩn đoán bằng LS + cortisol máu


Bệnh Cushing: bệnh lý u tuyến yên => MRI chẩn đoán xác định

ValHeFT => Valsartan


nghiên cứu: Suy tim EF <=40%
điều trị bằng tricalabendazole, do đó không đáp ứng vs albendazole

tổn thương giảm đậm độ đa thùy

chloroquin chỉ tác động tại gan

do triệu chứng lâm sàng không cải thiện, (ca này sốt tăng)
C: để cung cấp chất DD tốt hơn và sử dụng thuốc mà không quan tâm đến V dịch trong cơ thể
Câu A, B, E => chỉ định chạy thấn cấp cứu
D; chưa có chỉ định
Beta 1 - ISA (-) - tan trong mỡ

cứ đi 100m là đau => ngưỡng nhất định là 100m

SGK: BMV <100, BMV + ĐTĐ <70


ESC trước 2019: BMV => nguy cơ rất cao <70
ESC 2019: BMV nguy cơ rất cao <55mg/dL

1 - Amlo
2- felo
3- nife

V1 V2 V3

ECG gắng sức Sen Spe


chênh xuống 0.5mm: 80 60
chênh xuống 1mm : 60 90
chênh xuống 2mm 20 98
tần suất biến cố lấp mạch trong hẹp van 2 lá có nhịp xoang là bao nhiêu %

20%

hẹp van 2 lá đơn thuần


có huyết khối nhĩ trái
van dày, không vôi hóa nhiều, không dày lan
tỏa hệ dây chằng dưới van
=> can thiệp thích hợp là
A- nong bóng
B- nong PT tim kín
C- nong PT tim hở
D- Thay van

Tác nhân chính gây tiêu chảy do ngộ độc thức ăn theo
WHO là: Norsovirus, campylobacter, ecoli, Nontyphy
Salmonella

ngộ độc dưới 8h => tụ cầu,


botulim

Hạ kali

cường giáp sẽ đẩy vào => hạ kali máu,


thường sẽ có liệt
Kiểm soát nhập viện => 26.5%
khám CC => 22.5%
total 31%

còn tiếp xúc trực tiếp với Thuốc lá, dị nguyên => đợt cấp

Khò khè đêm - mẹ dị ứng => HEN

fluticasone: 100 -250: >250--500 : >500


ca này nhiễm siêu vi => tăng ngắn hạn
tăng bâc; ca này đang ICS liều thấp => ICS liều TB: >250-500 => câu C

Miền trung nha

Đặc trưng nhất của


AMIP

nếu nhiều ổ khoảng 2-3 ổ mà phải to => thì mới dẫn lưu hay hút được, nhỏ thì thua
Daptomycin? đánh MRSA - nhiễm trùng da, NT huyết, VNTMNT linezolide không cần chiểu liều gan thận
trừ viêm phổi do bất hoạt surfactan dùng liều > 2 tuần => ức chế tủy có hồi phục
* giảm PLT, giảm

Rất cao: Bệnh mạch vành (cấp, mạn), ĐTĐ có biến chứng cơ quan đích: LDL-c <70
Cao: ĐTĐ còn lại, Score 1-10%

ACCOMPLISH: THA - dùng amlo + 1BB tốt

HR thấp => không dùng Non-DHP


EF giảm?? => ko dùng nicardipine, nife
còn mỗi amlo là dùng cho BN EF giảm

chưa bơm thì nhỏ hơn


Thần chú: >=500 1 2 3 nam => cao
<500 1 2 nam => thấp
còn lại
>=500: 3 nữ => TB
<500: nữ 2 nữ 3 nam 3
>500 3 nữ => TB

nhóm 1: Natri - nhóm 2 BB - nhóm 3 Kali (amiodarone) - nhóm IV

kích hoạt men Na/K ATPase: 3 na ra 2 K


vào
cường giáp => cường cathecholamin =>
kích hoạt men => đẩy kali vào TB => hạ
kali máu

rất cao - sắp chếp


1- choáng tim
2- OAP - suy tim cấp
cao - 3 cái trung bình - nguy cơ 3- BC cơ học
* Grace >140 Grace 109-140 4- RL nhịp nguy hiểm: VT VF
* thay đổi ST-T ĐTĐ- CKD <60 5- Đau ngực không đáp ứng nội khoa
* men tim tăng tiền căn PCI CABG 6- thay đổi ST T từng lúc
CKD 1-3, không dùng CKD 4,5

tăng tỉ lệ tử vong

không tầm soát Hp, nhưng + vẫn điều trị

XH giảm TC miễn dịch mới đủ không đủ bằng


chứng

Suy thận: ngững


* Mg Al
* Bismuth
* anti H2 (giảm liều)

mặt sau tá tràng


bờ cong nhỏ
BB 3
NG 2 (độ 1-2) ------ 3 (độ 3-4)
ALbu 3
bili 3
PT 2

72h nếu, sỏi OMC không có NT đường mật đi kèm


Suy tim nặng = NYHA 4
suy tim TB= NYHA 2-3

THA - ko mục tiêu


*mạch nhanh
=> B hợp lý

<0.8g/kg/ngày
Đề nội LT 22/12/2018
Hô hấp
hen >20%, hen năng >7.5%, nghiên cứu 13-14 tuổi
1. ISAAC 3: tỉ lệ hen nặng ở VN là 7.5 T.T
2. COPD nhóm B ưu tiên xài : đề chỉ có LAMA hoặc LABA, hoặc SABA. Ko có cả 2 LAMA or LABA tùy bệnh nhân, có thể kèm
yếu tố nền để chọn vì TD phụ
3. THLS : cơn hen cấp mức độ TB ( giống đề TN ) => điều trị

4. Thở oxy sonde mũi 6l/p => FiO2= ?

5. Giống đề TN y12

khò khè không đều => dị vật PQ

trong phần phẫu thuật/COPD: cắt kén khí => giảm khó thở, cải thiện chức năng phổi và dung nạp khi gắng sức
Ghép phổi cũng tương tự

6. Phẫu thuật cắt kén khí /COPD


a. Giúp giảm tử vong
b. Giúp giảm khó thở 1 số Bn
c. Hoàn toàn giống PT giảm thể tích phổi
d. Chỉ thực hiện bn nam
e. Chỉ dành cho ng lớn tuổi

 Phẫu thuật
 Nên được tính tóan kèm với tổng thời gian sống mong đợi của bn
 Đắt tiền, có biến chứng tử vong
 Cắt kén khí
 Làm nở các phần phổi bị chèn ép, giảm khó thở, cải thiện chức năng phổi trên
 Tử vong 2,3-12,5%
 Bn
 FEV1>40% dự đóan và > 500ml
 Không quá khó thở, tăng CO2 và tâm phế mãn

1
7. BN Đang điều trị đợt cấp COPD, ……….. đột ngột tím tái, khó thở, HA 80/ …., Giảm âm phế
bào 2 bên, …. Không nghĩ NN nào ?
a. Các cơn co thắt PQ?
b. TKMP
ĐỘT NGỘT => TDMP không nghĩ
c. TDMP
d. Thuyên tắc phổi
e. NMCT cấp

8. Chỉ định chạy thận nhân tạo hay lọc máu gì đó trong TTTC ??
a. Nhiễm trùng …. Do pseudomonas
b. Tiền sản giật =))))
c. K CTC tiến triển =))))))))))
d. ..

9. TCChẩn đoán Tổn thương thận cấp sớm nhất theo KDIGO 2012 : Giảm thể tích nước tiểu

10. .. tình trạng nào làm nặng hơn …. ở GĐ đa niệu :


RL nước điện giải ???
11. BN dùng Amox + ….., sau đó vô AKI, BUN =. Cre = / ( Bun/cre < 20 ) ….. IgE tăng]
Xử trí gì /??

2
12. BN NMCT cấp … khi nào có chỉ định xài nitrate
CCĐ: M<50, >110; HATT<90, NMCT thất P, hẹp buồng tống thất T, có dùng thuốc điều trị rối
lọan cương trong vòng 36h
 NMCT thành trước?

13. BTTMCB: điều trị ko rõ, hay đau ngực khi LEO 2 LẦU :  CCSII
14. BTTMCB: điều trị ko rõ, hay đau ngực khi LEO 2 LẦU, muốn xem đá banh => điều trị gì
a. Chẹn beta (
b. Chẹn canxi
c. Nitrate tác dụng ngắn
d. ACE
e. ..

3
Chắc chọn nitrate ~~
15. BTTMCB: điều trị ko rõ, hay đau ngực khi LEO 2 LẦU muốn được đặt stent => tư vấn gì :
a. Phải có kq chụp mạch vành
b. NMCT cấp
c. …
d. …
e. .. điều trị nội khoa tối ưu

16. BN loét DD/ TT, .. đang dùng NSAID,…. Bệnh thận mạn cre > 2 => hỏi dùng thuốc nào
a. Sucrafast
b. Mg…
c. Al….
d. Ni…tazidine
e. Mispostol
17. VTC nào tăng amylase rõ nhất: VTC do rượu
18. Sỏi vị trí nào dễ gây VTC nhất :
19. Kháng sinh phòng ngừa đầu tay/ VTC : imipenem
20. Lợi ích truyền dịch tốt nhất / VTC : 12-24h đầu
21. BN ói ra máu, chóng mặt, HA 90/ 70, nội soi ra loét… có chồi mạch máu
 Mức độ
 Xử trí gì ( kẹp clip T.T )
22. Vị trí tái phát XHXT/ LDDTT
23. THLS BN nữ ( giống giống slide y4 của cô :v) …. …. Nội soi ra viêm hồi manh tràng => chẩn
đoán

4
24. THLS :… Viêm đại tràng do amip

Biến chứng nào không gặp ở VĐT do amip ~~ Chọn DÒ RUỘT

Rút kinh nghiệm dò ruột làa BC của VĐT do lao

5
25. Có 1 THLS, bN xơ gan ói ra máu, PT =.. albumin =… Chọn A. dùng ks đường tĩnh mạch T.T (
phải tính child)

26. Câu THLS dài dài : Tóm tắt BN Viêm gan B/C gì đó, đang điều trị lactulose, NV vì lú lẫn +
sốt
Lúc khám: hết sốt, BB Độ III, không đau bụng , giảm thể tích nước tiểu
CLS : NA 120-<130 , Alb = <2.7, Cre > 4. , BC 12K, TC 90k, . ….. natri niệu ???
TPTNT : HC + trụ trong
Hỏi nguyên nhân gây Tổn thương thận cấp :
a. ….
b. VPMNKNP
c. Nhiễm trùng tiểu
d. XHTH
e. HC gan thận

27. THLS trên : Xét nào không phải thường quy để chẩn đoán nguyên nhân
a. Xq ngực thẳng
b. Cấy NT
c. Chọc dò DMP …
d. …
28. Đồng vận beta2 tác dụng dài : indacaterol
29. Bệnh thận mạn eGFR 40, HA 160/…, kiểm soát ko tốt ĐTĐ 2 năm đang điều trị metformin hỏi
THA có phải nguyên nhân BTM ?
30. Bệnh thận mạn eGFR 40, HA 160/…, kiểm soát ko tốt ĐTĐ 2 năm đang điều trị metformin =>
bao lâu cần chạy thận nhân tạo
31. Vai trò của UCMC trong bệnh thận : ngăn chặn quá trình xơ hoá tiến triển

6
32. Đặt ống dẫn lưu khí màng phổi

33. Câu nào sai về đặt máy tạo nhịp tạm thời

34. Cơ chế thuốc RL nhịp : giảm độ dốc pha 4

35. Câu nào đúng về Aminodarone

7
36. Yếu tố nào ảnh hưởng HĐ máy tạo nhịp : chọn Ti vi

Không có câu nào : Hẹp 2 lá, ngộ độc thực phẩm

8
ĐỀ NỘI Y6 LẦN 1 HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2020

1. Thủ thuật nào làm thường qui trong ICU:


A. Chọc dịch não tủy
B. Chọc dò màng tim
C. Đặt catheter động mạch phổi
D. Tạo nhịp tim đường tĩnh mạch
2. Nhược điểm đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong:
A. Đường xa
B. Khó đẩy sonde
C. Dễ chọc vào động mạch cảnh
D. Khó chọc
3. Vị trí đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn:
A. TM đùi
B. TM dưới đòn
C. TM cảnh trong
D. TM cảnh ngoài
4. Bệnh nhân nữ 50 tuổi, nhập viện vì lơ mơ. Kết quả xét nghiệm có ion đồ máu Na 132, K 2.4, Cl
70, niệu Cl 16, BUN 45, Creatinin 1.6, KMĐM pH 7,66, PaO2 62 mmHg, PaCO2 49, HCO3- 50
mEq/L. Bệnh nhân bị rối loạn toan kiềm gì?
A. Toan chuyển hóa tăn anion gap
B. Kiềm chuyển hóa
C. Kiềm chuyển hóa + toan hô hấp
D. Kiềm chuyển hóa + kiềm hô hấp
5. Nguyên nhân chính gây rối loạn toan kiềm ở bệnh nhân nữ trên?
A. Nôn ói
B. Choáng nhiễm trùng
C. Tâm thần
D. Cushing
6. Sốc điện, chọn câu đúng:
A. Vị trí đặt điện cực: một ở bờ trái xương ức dưới xương đòn, một đặt ben núm vú trái trên
đường nách giữa ( tư thế đáy-đỉnh)
B. Phải thoa gel nhiều
C. ….
D. Chọn nút đồng bộ khi muốn sốc điện đồng bộ
7. Sốc điện đồng bộ, chọn câu sai: thả tay ra ngay sau khi bấm nút sốc điện
8. Chất nào bị ứ đọng sẽ gây ho khan: Bradykinin
9. Bệnh nhân nam 65 tuổi, tăng huyết áp 2-3 năm nay HA 160/90 mmHg, đã từng xuất huyết não do
tăng huyết áp. Bệnh nhân thuộc nhóm yếu tố nguy cơ tim mạch nào:
A. Trung bình
B. Cao
C. Rất cao
D. Không phân loại được
10. Nghiên cứu nào dùng trong thuốc ức chế men chuyển, chọn câu đúng:
A. RESOLD ( NYHA II-III)
B. VHeFTII ( NYHA IV)
C. SAVE (suy tim sau nhồi máu cơ tim)
D. ….
11. THA ở bệnh nhân lớn tuổi (không nhớ rõ số tuổi) theo khuyến cáo hiệp hội tim mạch Châu Âu,
nên dùng phối hợp thuốc gì:
A. Chẹn bêta + Chẹn canxi
B. Lợi tiểu + Chẹn bêta
C. Ức chế men chuyển + chẹn canxi
D. Ức chế men chuyển + ức chế thụ thể AT2
12. Mục tiêu huyết áp ở bệnh nhân 65 tuổi, nhồi máu não cũ:
A. HA tâm thu < 140 mmHg- HA tâm trương < 80-90 mmHg
B. HA tâm thu < 130-140 mmHg, HA tâm trương < 70-80 mmHg
C. HA tâm thu < 130-140 mmHg, HA tâm trương < 80-90 mmHg
D. …..
13. Ca lâm sàng, bệnh nhân suy tim, có hen phế quản, có rung nhĩ đáp ứng thất nhanh đang được điều
trị 1 đống thuốc, … chọn thuốc gì thêm:
A. Propranolol
B. Digoxin
C. ….
14. Bệnh nhân đặt stent sau nhồi máu cơ tim, sau đó bị đau ngực trở lại, làm lại men tim tăng trở lại,
hỏi NMCT type mấy? Type 4
15. Cận lâm sàng nào có giá trị nhất để khảo sát biến chứng cơ học sau NMCT: thủng vách liên thất,
đứt cơ nhú,…?
A. Siêu âm tim
B. Chụp mạch vành
C. …
16. Ưu điểm quan trọng nhất của Holter 24h so với ECG thông thường:
A. Phát hiện rối loạn nhịp không thường xuyên
B. Bệnh nhân vẫn sinh hoạt bình thường
C. Không xâm lấn
D. ….
17. Độ nhạy và độ chuyên của điện tâm đồ gắng sức trong chẩn đoán bệnh mạch vành, lần lượt là:
A. 40%-60%
B. 60%-90%
C. 70%- 100%
D. 90 %- 90%
18. Dấu hiệu nào giúp chẩn đoán cơn đau thắt ngực ổn định  ECG ST chênh xuống hay đi ngang
>= 1mm và độ dốc ST < 1 mV/s
19. Bệnh nhân hẹp van 2 lá nặng, vôi hóa lá van thường gặp triệu chứng nào?
A. T1 đanh
B. Clắc mở van
C. Rung tâm trương ở mỏm
D. T1 đanh + rung tâm trương mỏm
20. Bệnh nhân hẹp 2 lá, có nhịp nhanh, hồi hộp khi gắng sức, nên dùng thuốc gì?
A. Chẹn bêta
B. Chẹn kênh canxi
C. Digoxin
D. …
21. BN nữ 80 tuổi, nhập viện vì té chấn thương đầu trán, CT sọ não bình thường. Điện tâm đồ nhịp
xoang 40 lần/phút, có khoảng ngưng xoang 3,2 s. Thuốc nào chỉ định trong cấp cứu rl nhịp này:
A. Atropine
B. Lidocaine
C. Dobutamine
D. Theophyline
22. BN nữ, 32 tuổi đang điều trị tại khoa hồi sức tim mạch vì viêm cơ tim, suy tim III, đột nhiên xuất
hiện nhịp nhanh thất. Ưu tiên chọn thuốc chống loạn nhip theo thứ tự nào
A. Lidocaine, amiodarone, procanamide
B. Amiodarone, lidocaine, procanamide
C. Procanamide, lidocaine, amiodarone
D. Digoxin, lidocaine, amiodarone
23. Ca lâm sàng BN bệnh vành mạn, đang điều trị ức chế bêta liều 10mg, aspirine liều…. có nhịp tim
nhanh, huyết áp 140/…, cần điều trị gì ?
A. Tăng liều gấp đôi bisoprolol
B. Dùng thêm Ivabradine
C. ….
24. Cũng BN này, nội soi có viêm dạ dày, xử trí:
A. Ngưng aspirine
B. Giảm liều aspirine
C. Chuyển sang clopidogrel
D. Phối hợp thêm omeprazole
25. Ở người trẻ khỏe, khi vận động nặng gắng sức, nếu PaCO2 giảm xuống mức còn 20 mmHg thì
PaO2 sẽ thay đổi ra sao:
A. 90 mmHg
B. 105 mmHg
C. 115 mmHg
D. 125 mmHg
26. Suy hô hấp do nguyên nhân nào không gây khó thở: không biết
A. Hội chứng Guillain Barré
B. Nhược cơ
C. Sốt bại liệt
D. Hội chứng béo phì
27. Nguyên nhân suy hô hấp giảm PaO2 nào không đáp ứng với Oxy liệu pháp:
A. Giảm thông khí phế nang
B. Shunt nối tắt tại phổi
C. Giảm khuếch tán qua màng phế nang mao mạch
D. Bất tương xứng V/Q
28. Bệnh nhân nào viêm phổi cộng đồng thỏa tiêu chuẩn nhập viện theo CURB 65:
A. …..
B. Nữ 34 tuổi, tỉnh táo, BUN 12, nhịp thở 35 lần/p, HA 140/80 mmHg
C. Nam 48 tuổi, tỉnh táo, BUN 25, Nhịp thở 32 lần/p, HA 112/70 mmHg
D. Nam 60 tuổi, lú lẫn, BUN 11, thở 20 lần/phút, HA ….
29. Bệnh nhân COPD nhóm A, dùng các thuốc sau, ngoại trừ:
Câu A,B,C đều là dãn phế quản  chọn D. Budesonide
30. Oxy liệu pháp tại nhà ở bệnh nhân COPD nên được kê toa:
A. Ngắt quãng
B. Ít nhất 6h/24h
C. Ít nhất 12h/24h
D. Ít nhất 18h/24h
31. BN COPD nhóm B, ưu tiên chọn thuốc gì:
A. Tiotropium
B. Ipratropium
C. Salmeterol
D. …
32. Ca lâm sàng BN nữ 32 tuổi, tiền căn dị ứng, mẹ hen… chẩn đoán nghĩ nhiều nhất  hen
33. Hen phế quản, thuốc kiểm soát hen điều trị nền tảng: kháng viêm steroid
34. BN hen phế quản có sử dung LABA, phối hợp thêm thuốc gì : ICS hít
35. Bệnh nhân nam 25 tuổi, suy thận mạn giai đoạn cuối do viêm cầu thận mạn đang chạy thận nhân
tạo có tỉ lệ tử vong vì biến cố tim mạch như thế nào so với cha bệnh nhân khỏe mạnh 70 tuổi:
A. Thấp hơn do bệnh nhân trẻ hơn
B. Không khác gì so với cha
C. Cao hơn do có suy thận
D. Chưa đủ dữ kiện đánh giá
36. Tần suất tái khám ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn G3bA3 là:
A. Mỗi tháng
B. Mỗi 2 tháng
C. Mỗi 3 tháng
D. Mỗi 4 tháng
37. Chế độ ăn nào phù hợp với bệnh nhân bệnh thận mạn ở nước ta:
A. Tiết chế Kali
B. Tiết chế Natri
C. Tiết chế Phosphate
D. Tiết chế protein
38. Ca lâm sàng, BN bị ong vò vẽ đốt 42 mũi, tiểu nâu sậm, 30ml/giờ, creatinin tăng, NaHCO3- 14
mEq/L, xét nghiệm nước tiểu có myoglobin tăng…. Chẩn đoán nguyên nhân gây STC  Ly giải
cơ vân
39. Điều trị cho bệnh nhân trên Truyền NaCl 0,9 % sau đó truyền NaHCO3
40. BN lớn tuổi, ăn uống kém, đang điều trị NSAIDs, cơ chế gây suy thận cấp có thể do  rối loạn
huyết động học tại thận
41. Cơ chế tác động của Angiotensin II: xem lại bài
A. Tăng tái hấp thu ống thận
B. Tăng lọc cầu thận
C. Co động mạch thận
D. ….
42. Chống chỉ định tuyệt đối của sonde Back more:
A. Suy hô hấp cấp
B. Thoát vị hoành
C. Hẹp thực quản
D. Suy tim
43. Thời gian duy trì PPI trong điều trị XHTH do loét dạ dày-tá tràng:
A. 24h
B. 48h
C. 72h
D. 96h
44. Thời gian nội soi thực quản dd tá tràng tốt nhất trong XHTH do vỡ dãn TMTQ:
A. Trong vòng 12h
B. Trong vòng 24h
C. Ngay sau khi điều chỉnh rối loạn đông máu
D. Ngay sau khi ổn định huyết động
45. Viêm tụy cấp do tăng triglyceride thường xảy ra khi:
A. TG > 500 mg/dL
B. TG > 1000 mg/dL
C. ….
46. Dấu hiệu giúp dự đoán viêm tụy cấp không nặng (HAPS) dựa trên các yếu tố:
A. Đề kháng thành bụng, urea huyết, creatinin huyết
B. Đề kháng thành bụng, Hct, urea huyết
C. Đề kháng thành bụng, Hct, creatinin huyết
D. Hct, CRP, creatinin huyết
47. Trong viêm tụy cấp, liều glucose dùng khi bệnh nhân không ăn được trong ba ngày đầu:
A. 50-100 g
B. 100-150 g
C. 150-200g
D. 200-250g
48. Trong điều trị viêm tụy cấp, nhóm kháng sinh nào được chọn lựa đầu tay khi có hoại tử nhiễm
trùng:
A. Fluoroquinolone
B. Imipenem
C. Cephalosporin thế hệ III + Metronidaozole
D. Fluoroquinolone + Metronidazole
49. Bn nội soi có loét hang vị bờ cong nhỏ, thời gian điều trị PPI là:
A. 4 tuần
B. 8 tuần
C. 12 tuần
D. ….
50. Ca lâm sàng, xơ gan báng bụng 3+, phù chân 2+. Mục tiêu giảm cân ở BN này: (0.8 hay 1kg ??)
A. 0,5 kg/ngày
B. 0.8 kg/ngày
C. 1 kg/ngày
D. < 2 kg/ tuần
51. Ca lâm sàng điển hình xơ gan, báng bụng 3+, đau khắp bụng, sốt 39 độ … Nguyên nhân gây sốt ở
bệnh nhân này  Viêm Phúc mạc NKNP
52. Ca lâm sàng xơ gan vào viện vì ói máu, siêu âm lách to, không dịch báng, điều trị nào phù hợp:
không biết
A. KS tĩnh mạch theo kinh nghiệm
B. Telipressin phòng hôi chứng gan thận
C. Albumin 1g/kg phòng hội chứng gan thận
D. ….
53. BN nữ 24 tuổi, than đau hạ vị 6 tháng nay, đau giảm sau đi tiêu, tiêu phân vàng sệt lỏng không
máu 3-4 lần/ngày, không đầy bụng, không sụt cân, không đau bụng, không tiêu đêm. Chẩn đoán
nào được nghĩ nhiều nhất
A. Viêm loét đại tràng
B. Hội chứng ruột kích thích
C. Lao đại tràng
D. Viêm đại tràng do amíp
54. Ca lâm sàng viêm đại tràng, Mạch 90 lần, To 37,8, CRP= 30, hỏi yếu tố nào phù hợp với chẩn
đoán viêm đại tràng mức độ trùng bình theo Trulove-Witt  Chọn CRP = 30
55. Bn già lớn tuổi, bị táo bón, sau khi ăn chất xơ thì đi cầu dễ, thuốc điều trị tình trạng đi cầu của
bệnh nhân?
A. Lactulose
B. Poly ethylenglycon
C. …
D. ….
56. Thuốc nào diệt được kén amib:
A. Metronidazole
B. Chloroquine
C. Quinoleine
D. Diloxanide
57. Tác dụng phụ hiếm gặp của nhóm imidazole trong điều trị ap xe gan do mip:
A. Buồn nôn, nôn
B. Hội chứng cai rượu
C. Hồi hộp, đánh trống ngực
D. Rối loạn vị giác
58. Ca lâm sàng BN đau hạ sườn phải, sốt 39 độ, lạnh run, rung gan (+), ấn kẽ sườn (+), chọc hút ra
màu sôcôla lẫn lợn cợn trắng xanh. Điều trị đầu tay là:
A. Metronidazole
B. Ceftrixaxone + Metronidazole
C. Levofloxacin + Metronidazole
D. Tất cả đều được
59. Vi khuẩn nào thường có trong rau quả:
A. Shingella
B. S.auresus
C. Camplyobacter
D. Listeria
60. Khi sử dụng thực phẩm đóng hộp:
A. Ăn ngay vì đã được nấu chín
B. Nấu lại trước ăn
C. Vẫn dùng được khi bề ngoài bị biến dạng
D. ….
done

Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner

You might also like