You are on page 1of 18

Học online tại: https://mapstudy.

vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

MOMEN LỰC − CÂN BẰNG CỦA CHẤT RẮN

Bài 1: (SGK - KNTT - Trang 83) Nếu dùng tay để siết chặt một đai ốc thì việc đó
rất khó, tuy nhiên với dụng cụ thích hợp như cờ lê thì việc siết chặt đai ốc
trở nên dễ dàng.
Tác dụng của dụng cụ này thay đổi thế nào nếu ta tăng độ lớn của lực hoặc
sử dụng cờ lê dài hơn?

Hướng dẫn
* Khi tăng độ lớn của lực hoặc sử dụng cờ lê dài hơn thì momen của lực gây ra tác dụng làm quay
lớn hơn sẽ giúp cho việc vặn đai ốc càng dễ hơn.
Bài 2: (SGK - KNTT - Trang 83) Mô tả thao tác dùng búa để nhổ đinh.
Hướng dẫn
* Thao tác dùng búa để nhổ đinh: Kẹp cây đinh vào giữa 2
khe nhọn của đầu nhổ đinh, bề mặt đầu đóng đinh vuông góc
với mặt phẳng ngang. Dùng tay giữ chặt cán búa, dùng lực để
kéo cán búa về phía mình, tạo lực kéo cây đinh lên.

Bài 3: (SGK - KNTT - Trang 83) Lực F nên đặt vào đâu trên cán búa
để nhổ đinh được dễ dàng? Khi đó cánh tay đòn (d) của lực lớn hay
nhỏ?

Hướng dẫn
* Để nhổ đinh được dễ dàng, lực F nên đặt vào điểm cuối trên cán búa (điểm xa đầu nhổ đinh
nhất).
* Lực F nên có giá vuông góc với cánh tay đòn d để thao tác nhổ đinh sẽ càng dễ hơn.
* Khi đó cánh tay đòn d của lực lớn nhất.
Bài 4: (SGK - KNTT - Trang 83) Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc những yếu tố nào?
Hướng dẫn
* Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào độ lớn của lực và cánh tay đòn.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 1


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 5: (SGK - KNTT - Trang 83) Hình 21.2 mô tả một chiếc thước mảnh OA,
đồng chất, dài 50 cm, có thể quay quanh trục quay cố định ở đầu O.
Trong các tình huống ở Hình 21.2a, b thước OA quay theo chiều kim đồng
hồ hay ngược chiều kim đồng hồ?

Hướng dẫn
* Trong tình huống ở Hình 21.2a thước OA quay theo chiều kim đồng hồ.
* Trong tình huống ở Hình 21.2b thước OA quay ngược chiều kim đồng hồ.
Bài 6: (SGK - KNTT - Trang 83) Hình 21.2 mô tả một chiếc thước mảnh OA, đồng chất, dài 50 cm, có thể
quay quanh trục quay cố định ở đầu O. Tính moment lực ứng với mỗi tình huống trong Hình 21.2.
Hướng dẫn
Đổi 50 cm = 0,5 m
* Moment lực trong Hình 21.2a: M = F.d = 4.0,5 = 2 N.
* Moment lực trong Hình 21.2b: M = F.d = 2.0,5.cos 20 ≈ 0,94 N.
Bài 7: (SGK - KNTT - Trang 83)
1. Nếu bỏ lực F 1 thì đĩa quay theo chiều nào?
2. Nếu bỏ lực F 2 thì đĩa quay theo chiều nào?
3. Khi đĩa cân bằng lập tích F1.d1 và F2.d2 rồi so sánh.

Hướng dẫn
1. Nếu bỏ lực F 1 thì đĩa quay ngược chiều kim đồng hồ.
2. Nếu bỏ lực F 2 thì đĩa quay theo chiều kim đồng hồ.
3. Coi khối lượng mỗi quả nặng là 1 đơn vị, dựa vào hình vẽ ta có thể tính được các tích:
F1d1 = 3.2 = 6
F2d2 = 1.6 = 6
Khi đĩa cân bằng, ta có F1.d1 = F2.d2
Bài 8: (SGK - KNTT - Trang 84)
a) Sử dụng kiến thức về moment lực giải thích vì sao chiếc bập
bênh đứng cân bằng.
b) Cho biết người chị (bên phải) có trọng lượng P2 = 300 N,
khoảng cách d2 = 1 m, còn người em có trọng lượng P1 = 200 N.
Hỏi khoảng cách d1 phải bằng bao nhiêu để bập bênh bằng nằm
ngang?

Hướng dẫn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 2


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

a) Chiếc bập bênh có thể đứng cân bằng vì tổng các moment lực tác dụng lên trục quay của chiếc
bập bênh bằng không.
+ Moment lực do người chị gây ra có tác dụng làm cho bập bênh quay cùng chiều kim đồng hồ.
+ Momen lực do người em gây ra có tác dụng làm cho bập bênh quay ngược chiều kim đồng
hồ.
Do đó, hai moment lực này cân bằng.
b) Để bập bênh cân bằng, tổng các moment lực tác dụng lên bập bênh phải bằng 0.
P .d 300  1
Hay: P2.d2 = P1.d1 ⇒ d1 = 2 2 = = 1,5 m.
P1 200
Vậy để bập bênh cân bằng thì khoảng cách d1 phải bằng 1,5 m.
Bài 9: (SGK - KNTT - Trang 85) Đặt một chiếc thước dài trên bàn. Cho một
bạn nâng một đầu thước lên và giữ yên (Hình 21.7). Hỏi:
- Khi thay đổi lực nâng F ta thấy thước quay quanh trục nào?
- Khi thước đang đứng yên ở vị trí như Hình 21.7, ta có thể áp dụng
quy tắc moment lực được không và áp dụng như thế nào?

Hướng dẫn
- Khi thay đổi lực nâng F ta thấy thước quay quanh trục đi qua điểm A.
- Khi thước đang đứng yên ở vị trí như Hình 21.7, ta hoàn toàn có thể áp dụng quy tắc moment
lực được.

* Khi thanh cân bằng, gọi góc hợp bởi thanh AB và mặt phẳng nằm ngang là :
AB
MF = MP ⟹ F.d2 = P.d1 ⟺ F. .cos α = P.AB.cos α ⟹ F = 2P.
2
* Từ đó ta có thể tính được lực nâng cần thiết để giữ cho thanh cân bằng.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 3


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 10: (SGK - KNTT - Trang 85) Khi một vật không có điểm tựa cố định. Ví dụ,
thanh cứng tựa vào bức tường nhẵn, đầu dưới của thanh đặt trên mặt bàn
nhám (Hình 21.8). Khi đó ta có thể áp dụng được quy tắc moment lực được
không và áp dụng như thế nào?
Gợi ý: Chọn đầu A của thanh để viết quy tắc moment.
Hướng dẫn
* Khi thanh cứng không bị trượt đi, đứng yên ta có thể coi thanh đang ở
trạng thái cân bằng, lúc đó hoàn toàn có thể viết được quy tắc moment lực.
* Chọn đầu A của thanh làm trục quay để viết quy tắc moment.
* Lực F msn và N A có giá của lực đi qua trục quay A nên không có tác dụng
làm quay, ta không cần viết biểu thức momen lực cho hai lực đó.
d
* Thanh cân bằng: MN B = MP ⟺ NB.h = P. .
2

Bài 11: (SGK - KNTT - Trang 85)

Áp dụng điều kiện cân bằng tổng quát vào thanh cứng tựa tường (Hình 21.8).

a) Viết điều kiện cân bằng thứ nhất.


b) Viết điều kiện cân bằng thứ hai đối với trục quay A.
Hướng dẫn
a) Điều kiện cân bằng thứ nhất là: Tổng các lực tác dụng lên thanh cứng bằng 0 là
F msn + N A + P + N B = 0 .
b) Điều kiện câng bằng thứ hai đối với trục quay A là: Tổng các moment lực tác dụng lên thanh
d
cứng đối với trục quay A bằng 0 là MN B = MP ⟺ NB.h = P. .
2
Bài 12: (SGK - KNTT - Trang 85)

Giải thích được sự cân bằng moment trong Hình 21.9.

Hướng dẫn
Hình 21.9 mô tả cấu trúc bên trong của một cánh tay người đang giữ một vật nặng.
* Búi cơ cung cấp một lực hướng lên. Lực của búi cơ tác dụng làm cẳng tay quay ngược chiều kim
đồng hồ quanh trục quay là khớp khuỷu tay (trục quay O).
* Trọng lực hướng xuống dưới. Trọng lực của vật làm cẳng tay quay theo chiều kim đồng hồ
quanh trục quay là khớp khuỷu tay (trục quay O).
⟹ Tay ta giữ được vật nặng vì moment của lực tác dụng bởi búi cơ bằng với moment lực gây
ra bởi trọng lượng của vật nặng đối với khớp khuỷu tay.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 4


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 13: (SBT - KNTT - Trang 38) Một thanh có độ dài L, trọng
lượng 10 N, được treo nằm ngang vào tường như Hình 21.4.
Một trọng vật 20 N treo ở đầu thanh. Dây treo làm với thanh
một góc  = 30. Xác định lực căng của dây treo.

Bài 14: (SBT - KNTT - Trang 38) Một tấm ván nặng 150 N được
bắc qua một con mương. Biết trọng tâm G của tấm ván cách
điểm tựa A một khoảng là 2 m và cách điểm tựa B một
khoảng 1 m (Hình 21.5). Hãy xác định lực mà tấm ván tác
dụng lên hai bờ mương.

Bài 15: (SBT - KNTT - Trang 39) Một thanh chắn đường dài 8 m, có
trọng lượng 220 N và có trọng tâm cách đầu bên trái 1,5 m (Hình
21.6). Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu
bên trái 1,8 m. Để giữ thanh cân bằng thì phải tác dụng vào đầu
bên phải một lực bằng bao nhiêu?

Bài 16: (SBT - KNTT - Trang 39) Một thanh OA có khối lượng không đáng
kể, chiều dài 30 cm, có thể quay dễ dàng quanh trục nằm ngang O.
Gắn vào điểm giữa C một lò xo. Người ta tác dụng vào đầu A một
lực F = 20 N hướng thẳng đứng xuống dưới (Hình 21.7). Khi thanh
ở trạng thái cân bằng, lò xo có phương vuông góc với OA và OA hợp
với phương nằm ngang một góc 30°.
a) Xác định độ lớn phản lực N của lò xo vào thanh.
b) Tính độ cứng k của lò xo, biết lò xo bị nén lại 10 cm so với ban đầu.

Bài 17: (SBT - KNTT - Trang 39) Một cái thước AB = 1,2 m đặt trên mặt
bàn nhẵn nằm ngang, có trục quay O cách đầu A một khoảng 80 cm
(Hình 21.8). Một lực F1 = 5 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông
góc với thước và lực thứ hai tác dụng lên đầu B của thước theo
phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình). Các lực đều nằm
trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động thì lực
tác dụng vào đầu B của thước có hướng và độ lớn như thế nào?

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 5


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 18: [VNA] Một thanh dài AO, đồng chất, có khối
lượng 1,2 kg. Một đầu O của thanh liên kết với tường
bằng một bản lề, còn đầu A được treo vào tường bằng
một sợi dây AB. Thanh được giữ nằm ngang và dây làm
với thanh một góc  = 30 (Hình 21.9). Lấy g = 10 m/s2.
Tính lực căng của dây.

Bài 19: [VNA] Một người nâng một tấm gỗ đồng chất, tiết diện
đều, có trọng lượng P = 200 N. Người ấy tác dụng một lực F theo
phương vuông góc với tấm gỗ vào đầu trên của tấm gỗ để giữ
cho nó hợp với mặt đất một góc  = 30.

Hướng dẫn
- Xét trục quay đi qua điểm tiếp xúc giữa tấm gỗ và mặt đất.
- Áp dụng quy tắc moment lực, ta có:
MF = MP

F. = P. .cosα
2
1
 F = 200. .cos30 0 = 50 3 N
2

Bài 20: [VNA] Một thanh dài l = 1 m, khối lượng m = 1,5 kg. Một đầu
thanh được gắn vào trần nhà nhờ một bản lề, đầu kia được giữ bằng
một dây treo thẳng đứng. Trọng tâm của thanh cách bản lề một đoạn d
= 0,4 m. Lấy g = 10 m/s2. Tính lực căng của dây.

Hướng dẫn
- Xét trục quay đi qua điểm O.
- Áp dụng quy tắc moment lực, ta có:
M P = MT
P.OA = T.OB
OA d 0, 4
 T = P. = m.g. = 1, 5.10. = 6N
OB 1

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 6


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 21: [VNA] Thanh BC nhẹ, gắn vào tường bởi bản lề C, đầu B treo vật có khối
lượng m = 4 kg và được giữ cân bằng nhờ dây treo AB. Cho AB = 30 cm và AC =
40 cm. Xác định lực tác dụng lên BC.

Hướng dẫn
- Xét trục quay đi qua điểm C.
- Áp dụng quy tắc moment lực, ta có:
MT1 = MT2
T1 .AC = T2 .AB
T1 .AC = m.g.AB
T1 .0, 4 = 4.10.0, 3
 T1 = 30 N
- Phản lực do tường tác dụng lên thanh BC là
T BC 50
N = 1 = T1 . = 30. = 50 N
sin α AB 30

Bài 22: [VNA] Thanh AB đồng chất, tiết diện đều có trọng lượng P = 10 N. Người ta treo các vật có
trượng lượng P1 = 20 N và P2 = 30 N lần lượt tại A, B và đặt giá đỡ tại O để thanh cân bằng. Tính
OA. Biết AB = 1,2 m.
Hướng dẫn
- Trọng lượng P1 của vật và trọng lượng P của thanh làm thanh quay ngược chiều kim đồng hồ
quanh trục O.
- Trọng lượng P2 làm thanh quay quanh trục quay O theo chiều ngược lại.
- Gọi M P ; M P ; M P lần lượt là momen của P1 ,
1 2

P2 và P đối với trục quay O


- Phản lực N có giá đi qua O nên MN = 0
- Khi hệ cân bằng, áp dụng quy tắc momen,
ta có:
M P + M P = M P = P1 .OA + P.OI = P2 .OB
1 2

AB
- Mặc khác: OI = OA − = OA − AI và OB = AB − OA
2
= P1 .OA + P (OA − AI ) = P2 . ( AB − OA )
= 20.OA + 10. (OA − 0,6 ) = 30. (1,2 − OA )
= OA = 0,7m

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 7


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 23: [VNA] Cho hệ như hình vẽ. Thanh AC đồng chất, tiết
diện đều có trọng lượng 3N. Vật treo tại A có trọng lượng là
8N. Tìm trọng lượng phải treo tại B để hệ cân bằng.

Hướng dẫn
- Thanh đồng chất tiết diện đều nên trọng lực P của thanh đặt
tại trung điểm I (IA = IC) và có phương chiều như hình vẽ.
- Phản lực N có giá đi qua trục quay O nên MN/O = 0
- Khi hệ cân bằng, áp dụng quy tắc momen ta có:
M P /O = M P + M P = PA .OA = P.OI + PB .OB
A B

- Lại có, OB = 2OI = 2OA


PA .OA − P.OI PA .OI − P.OI P −P 8−3
= PB = = = PB = A = = 2, 5N
OB 2OI 2 2
- Vậy, để hệ cân bằng thì trọng lượng phải treo tại B là 2,5 N.

Bài 24: [VNA] Một thanh AB đồng chất có trọng lượng P =


10 N, dài l = 1, 2m . Đầu B treo vật có trọng lượng P1 = 10N .
Thanh được giữ cân bằng nhờ bản lề tại A. Biết sợi dây tạo
với thanh AB một góc α = 300 và C cách B 0,3 m. Xác định
lực căng dây và phản lực của bản lề tác dụng lên thanh tại
A. Lấy g = 10 m/s2.

Hướng dẫn
- Lực tác dụng lên thanh AB gồm
AB
+ Trọng lực P của thanh đặt tại O với OA = OB =
2
+ Trọng lực của vật P1 đặt tại B
+ Lực căng dây T đặt tại C
+ Phản lực N của bản lề tại A.
- Điều kiện cân bằng:
P + Pt + T + N = 0 ( 1)
MP/ A + MP / A = MT / A ( 2)
1

(Lực N có giá đi qua A nên momen MN = 0 )


-Từ (2), ta có: P.OA + P1 .AB = T.AH ; với AH = AC.sinα
AB
= P. + P1 .AB = T.AC.sin α
2
AB
P. + P1 .AB
2 10.0,6 + 10.1, 2
= T = = = 40N
AC.sin α 1
.0,9
2
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 8


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

- Chọn hệ Oxy như hình vẽ


 N cosθ − T cos α = 0
- Chiếu (1)/Ox và Oy, ta có 
N sinθ = P + P1 − T sinα
1
P + P1 − T sin α 10 + 10 − 40. 2
- Lập tỷ lệ: tanθ = = = 0 = θ = 0 0
T cos α 3
40.
2
3
- Phản lực của bản lề: N = T cos α = 40.  35N
2

- Vì hợp lực của P1 và P là lực P' song song cùng chiều và có điểm đặt tại C. Do đó các lực tác
dụng vào thanh đồng quy tại C. Nên N có phương dọc theo thanh AB

Bài 25: [VNA] Thanh OA đồng chất, tiết diện đều dài 60 cm, có trọng
lượng 4N được đặt như hình vẽ, tại B (AB = 20 cm) người ta đặt một vật
khối lượng m = 0,6 kg. Tìm lực căng dây và phản lực tại O.

Hướng dẫn
- Khi thanh OA cân bằng các lực P , P' và T không đồng quy tại một
điểm trên thanh nên phản lực N cũng không nằm dọc theo thanh OA.
- Phương trình cân bằng lực: P + T'+ T + N = 0 ( 1)
- Với P = 4N ; T' = P' = mg = 0,6.10 = 6N
- Chọn hệ Oxy như hình vẽ
- Chiếu (1) lên Ox và Oy, ta có:
  T
 N = T cos 45 0  Nx =
 x 
 0  
2
( 2)
 N y = P + P'− T sin 45  N = 10 − T
 
y
2
- Áp dụng quy tắc momen đối với trục quay tại O: MT = MP + MP'
- Phản lực N có giá đi qua O nên MN = 0
Suy ra:
T.OC = P.OI + P' .OB
 T.OA sin 45 0 = P.OI + P' .OB
P.OI + P' .OB 4.30 + 6.40
T = = = 6 2N
OA.sin 45 0 30 2
 N X = 6N
- Thay T = 6 2N vào (2), ta được: 
 N y = 4N

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 9


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

- Phản lực tại O: N = N x2 + N y2 = 62 + 4 2 = 7, 21N


Bài 26: [VNA] Một thanh nhẹ gắn vào sàn tại B. Tác dụng lên đầu A lực kéo F = 100N theo phương
ngang. Thanh được giữ cân bằng nhờ dây AC. Áp dụng quy tắc momen lực, hãy tính lực căng dây.
Biết α = 300 .
Hướng dẫn
- Phản lực N có giá đi qua trục quay B nên MN = 0
- Áp dụng quay tắc Moment đối với trục quay B, ta có:
MF = MT  F.AB = T.BH
AB
- Ta có: BH = AB.sin 30 0 =
2
AB
= T. = F.AB  T = 2F = 200N
2

Bài 27: [VNA] Bánh xe có bán kính R = 10 cm, khối lượng 3 kg. Tìm lực kéo F đặt lên trục để bánh
xe vượt qua bậc có độ cao h = 4 cm ? Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua ma sát.
Hướng dẫn
- Trục quay của bánh xe tại I khi bánh xe vượt bậc.
- Trọng lực P làm bánh xe quay ngược chiều kim
đồng hồ quanh trục I
- Lực F làm bánh xe quay theo chiều ngược lại
quanh trục I.
- Phản lực N có giá đi qua I nên MN = 0
- Để bánh xe vượt được bậc thì:
MF  MP = F.OK  P.IK

- Với: OK = R − h và IK = R2 − ( R − h )
2

= F ( R − h )  P R2 − ( R − h )
2

= F ( R − h )  P 2Rh − h 2
mg 2Rh − h 2 3.10 2.10.4 − 4 2
= F  = F  = 40N
R−h 10 − 4
Vậy để bánh xe vượt bậc thì F  40N

Bài 28: [VNA] Cho thanh AB đồng chất gắn vào tường nhờ
bản lề A như hình vẽ. Biết m1 = 8kg ; lấy g = 10 m/s2. Hỏi
thanh AB phải có khối lượng bằng bao nhiêu để thanh nằm
ngang cân bằng ?

Hướng dẫn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 10


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

- Các lực tác dụng lên thanh Ab làn thanh quay:


+ Trọng lực P của thanh AB đặt tại O với OA = ON =
AB
2
+ Lực căng dây T với T = P1
- Áp dụng quy tắc momen: MT/ A = MP/ A  T.AH = P.OA
AB
Với AH = AB.sin300 và OA =
2
AB
= P1 AB.sin 30 0 = P.  P1 = P = m = m1 = 8kg
2

Bài 29: [VNA] Để xiết chặt êcu người ta tác dụng lên một
+
đầu của cờ lê một lực F làm với tay cầm của cờ lê một góc
α. O

a) Xác định dấu của momen lực F đối với trục quay của A
êcu. 

b) Viết biểu thức của momen lực F theo F, OA, .


c) Tính momen này, biết F = 20 N; OA = 0,15 m và  =
60.

Hướng dẫn
a) Dấu âm (-) vì lực này có xu hướng làm êcu quay theo
+
chiều ngược với chiều dương đã chọn. d H
b) Cánh tay đòn: d = OH = OA.sin( - α) = OA.sin O
+ Momen M của lực F: M = F.d = F.OA.sin A
c) Khi F = 20N; OA = 0,15 m và α = 60o thì momen của lực 
F là:

= 1, 5 3 ( N.m )
3 3
M = F.OA.sin = 20.0,15.sin60o =
2
Chú ý: Dấu (+) hay (-) trước momen M chỉ nói lên lực F quay cùng chiều dương hay ngược chiều
dương đã chọn còn về độ lớn của momen M là M = F.d
Bài 30: [VNA] Một thanh chắn đường dài 7,8 m, có trọng lượng 210N và có trọng tâm cách đầu bên
trái đoạn 1,2 m (hình vẽ). Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5 m.
Hỏi phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bằng bao nhiêu để giữ thanh nằm ngang?
G O

Hướng dẫn
+ Lực F cách trục quay O đoạn: d1 = 7,8 – 1,5 = 6,3 (m)
+ Trọng lực P cách trục quay O đoạn: d2 = 1,5 – 1,2 = 0,3 (m)

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 11


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

+ Momen của lực F đối với trục quay qua O: MF = d1.F = 6,3F
+ Momen của trọng lực P đối với trục quay O: MP = d2.P = 0,3P
+ Để thanh nằm ngang: MF = MP  F = 10 (N)
Bài 31: [VNA] Người ta đặt một thanh đồng chất AB tiết diện đều, dài L = 110 cm khối lượng m =
2kg lên một giá đỡ tại O và móc vào hai đầu A, B của thanh hai trọng vật có khối lượng m1 = 4kg và
m2 = 5kg. Xác định vị trí O đặt giá đỡ để thanh nằm cân bằng. Lấy g = 10 m/s2.
Hướng dẫn
+ Gọi G là trọng tâm của thanh AB. Vì thanh AB
đồng chất, tiết diện đều nên trọng tâm G của thanh A G B
nằm chính giữa thanh AB. O
+ Vì P2 > P1  điểm đặt O đặt gần B hơn A (đặt trong
khoảng GB)
+ Các lực tác dụng lên thanh AB gồm:
Trọng lực P của thanh AB đặt tại chính giữa
AB
Trọng lực P1 của m1 đặt tại A
Trọng lực P 2 của m2 đặt tại B
Phản lực N của giá đỡ tại O.
+ Nhận thấy rằng, trọng lực P và P1 có xu hướng làm thanh quay quanh O theo chiều ngược kim
đồng hồ, còn trọng lực P 2 có xu hướng làm thanh AB quay theo chiều kim đồng hồ nên để thanh
AB nằm cân bằng thì:
M( P) + M( P ) = M( P )  GO.P + AO.P1 = BO.P2 (1)
1 2

 L
 AO = AG + GO = 2 + GO = 0, 55 + GO
+ Ta có:  (2)
 BO = BG − GO = L − GO = 0, 55 − GO
 2
+ Thay (2) vào (1) ta có: GO.P + ( 0, 55 + GO ) .P1 = ( 0, 55 − GO ) .P2 (3)
+ Lại có: P = mg = 20 ( N ) ; P1 = m1 g = 40 ( N ) ; P2 = m2 g = 50 ( N ) (4)
+ Thay (4) vào (3) ta có: 20.GO + 40. ( 0, 55 + GO ) = 50 ( 0, 55 − GO )
 20.GO + 22 + 40.GO = 27, 5 − 50.GO  GO = 0,005 ( m ) = 5 ( cm )
+ Suy ra điểm O phải cách đầu A của thanh AB đoạn: x = 55 + 5 = 60 (cm)
+ Vậy muốn thanh AB cân bằng phải đặt giá đỡ tại O cách A đoạn 60 (cm)
 Chú ý: Phản lực N có giá đi qua trục quay nên không có tác dụng quay hay momen của lực N
bằng 0.
Bài 32: [VNA] Một người nâng một tấm ván gỗ đồng chất, tiết diện đều có khối lượng m = 20 kg có
trọng tâm G ở giữa tấm ván. Người ấy tác dụng một lực F vào đầu trên của tấm ván gỗ để giữ cho
nó hợp với mặt đất một góc α = 30o, lấy g = 10 m/s2. Hãy tính lực F trong hai trường hợp:
a) Lực F vuông góc với tấm ván gỗ.
b) Lực F hướng thẳng đứng lên trên.
Hướng dẫn

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 12


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

a) Thanh AO có trục quay qua O


+ Thanh AO chịu tác dụng của các lực:
Trọng lực P đặt ở chính giữa thanh d2
G A
Lực nâng F đặt ở đầu A.
Phản lực N của sàn 
+ Nhận thấy rằng P làm cho thanh quay theo chiều kim đồng hồ, F O

làm cho thanh quay ngược kim đồng hồ, phản lực N của sàn không d1
có tác dụng quay nên để thanh cân bằng thì:
M( P) = M( F ) (1)

 M = P.d1 = mg. cos α
+ Ta có:  ( P ) 2 (2)
 M( F ) = F.d2 = F.

+ Thay (2) vào (1) ta có: mg. cos α = F.


2
mg
F= cos α = 50 3 ( N ) A
2 G
b) Khi lực F thẳng đứng và hướng lên

+ Lúc này, cánh tay đòn của F là: d2 = cos α O
mg 20.10
 mg. cos α = F. .cos α  F = = = 100 ( N ) d1
2 2 2 d2
Bài 33: [VNA] Người ta giữ cho một khúc AB hình trụ (có khối lượng m = 50kg) nghiêng một góc α
= 60o so với mặt sàn nằm ngang bằng cách tác dụng vào đầu A một lực F vuông góc với trục AB
của khúc gỗ và nằm trong mặt phẳng thẳng đứng (hình vẽ). Tìm độ lớn của F , hướng và độ lớn
của phản lực của mặt sàn tác dụng lên đầu B của khúc gỗ, lấy g = 10 m/s2.
Hướng dẫn
+ Thanh AO có trục quay qua O
+ Thanh AO chịu tác dụng của các lực: A
Trọng lực P đặt ở chính giữa thanh
Lực nâng F đặt ở đầu A. B 
Phản lực N của sàn
+ Nhận thấy rằng P làm cho thanh quay theo chiều kim đồng hồ, F làm cho thanh quay ngược
kim đồng hồ, phản lực N không có tác dụng làm quay nên để thanh cân bằng thì: M( P) = M( F ) (1)

 M = P.d1 = mg. cos α
+ Ta có:  ( P ) 2 (2)
 M( F ) = F.d2 = F. d2
 A
G
+ Thay (2) vào (1) ta có: mg. cos α = F.
2 
mg O
.cos60 o = 125 ( N )
50.10
F= cos α =
2 2 d1
b) Do thanh OA không chuyển động tịnh tiến
nên ta có điều kiện cân bằng là:
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 13


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

P+F+N =0 (*)
+ Các lực P , F có giá đi qua I, nên N cũng có giá đi qua I.
+ Trượt các lực P , F , N về điểm đồng quy I như hình vẽ, theo
định lý hàm số cosin ta có:
N2 = F2 + P2 – 2F.P.cosα γ
N2 = 1252 + 5002 – 2.125.500.0,5 α
 N  450,69 (N) I
N F
+ Theo định lý hàm số sin ta có: =
sinα sin γ
với γ = 90o – (α + β)
F A
 sin γ = sin α = 0,24  γ ≈ 13,9o
N G
 β = 90 – γ – α = 90o – 13,9o – 60o = 16,1o
o

β
+ Giá của N hợp với phương ngang một góc:  = 16,1o + 60o =
O H
76,1o
+ Vậy N có độ lớn 450,69 (N) và có giá hợp phương ngang
một góc 76,1o
Bài 34: [VNA] Một thanh AB đồng chất, tiết diện đều, dài 2m,
khối lượng m = 2kg được giữ nghiêng một góc α trên mặt sàn nằm C B
ngang bằng một sợi dây nằm ngang BC dài 2m nối đầu B của thanh
với một bức tường đứng thẳng; đầu A của thanh tựa lên mặt sàn. Hệ
số ma sát giữa thanh và mặt sàn bằng  = 0,5.
a) Tìm điều kiện của α để thanh có thể cân bằng. A 
D
b) Tính các lực tác dụng lên thanh và khoảng cách AD từ đầu A
của thanh đến góc tường D khi α = 60o. Lấy g = 10 m/s2.
Hướng dẫn
a) Vì thanh AB đồng chất tiết diện đều nên trọng lực P đặt tại chính giữa thanh
+ Các lực tác dụng lên thanh AB gồm: trọng lực P đặt tại trọng tâm G, lực căng dây T của dây
BC, lực ma sát F ms và phản lực vuông góc N của sàn đặt tại A.

C B y

A  x
D
O

+ Áp dụng điều kiện cân bằng tổng quát của vật rắn (về lực và momen) ta có:
P + N + F ms + T = 0 (1)
M(T ) = M( P) (2)

Ox : Fms − T = 0 Fms = T ( 3)


+ Chiếu (1) lên các trục Ox, Oy ta có:  
Oy : N − P = 0 N = P ( 4 )
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 14


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

AB P
+ Từ (2) ta có: T.AB.sinα = P. .cos α  T = (5)
2 2tanα
P
+ Từ (3) và (5) ta có: Fms =
2tanα
P ( 4) P
+ Để thanh AB không trượt thì: Fms  μN   μN ⎯⎯ →  μP
2tanα 2tanα
1
 tanα  = 1  α  45 o

b) Khi  = 60o

+ Lực căng dây BC: T =


P
=
2.10
2tanα 2.tan60 o
=
10
(N)
3

+ Lực ma sát nghỉ tác dụng lên đầu A: Fms = T =


10
(N)
3
+ Trọng lực P và phản lực N của sàn: P = N = 20 (N)
+ Khoảng cách từ A đến D: AD = BC − AB.cos60 o = 2 − 2.cos60 o = 1 ( m )
 Chú ý: Phản lực N và F ms có giá đi qua trục quay nên không có tác dụng quay hay mômen của
lực N và F ms đều bằng 0 nên ta viết gọn như (2).
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: [VNA] Mô men của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho
A. tác dụng kéo của lực. B. tác dụng làm quay của lực.
C. tác dụng uốn của lực. D. tác dụng nén của lực.
Câu 2: [VNA] Biểu thức nào là biểu thức mômen của lực đối với một trục quay?
F F F
A. M = F.d. B. M = . C. 1 = 2 . D. F1.d1 = F2.d2.
d d1 d2
Câu 3: [VNA] Đơn vị của mômen lực được tính bằng
A. N.m. B. N/m. C. J.m. D. m/N.
Câu 4: [VNA] Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực?
A. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
B. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
C. Khoảng cách từ vật đến giá của lực.
D. Khoảng cách từ trục quay đến vật.
Câu 5: [VNA] Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng
A. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực.
B. véctơ.
C. để xác định độ lớn của lực tác dụng.
D. luôn có giá trị dương.
Câu 6: [VNA] Quy tắc mômen lực
A. Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định.
B. Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.
C. Không dùng cho vât nào cả.
D. Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 15


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 7: [VNA] Điền từ cho sẵn dưới đây vào chỗ trống: “Muốn cho một vật có trục quay cố định ở
trạng thái cân bằng, thì tổng. ….có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng
các. ….có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
A. mômen lực. B. hợp lực. C. trọng lực. D. phản lực.
Câu 8: [VNA] Cánh tay đòn của lực bằng
A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.
C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
D. khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay.
Câu 9: [VNA] Momen lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định là đại lượng
A. đặc tưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn
của nó.
B. đặc tưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn
của nó. Có đơn vị là (N/m).
C. đặc trưng cho độ mạnh yếu của lực.
D. luôn có giá trị âm.
Câu 10: [VNA] Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi
A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
B. lực có giá song song với trục quay.
C. lực có giá cắt trục quay.
D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
Câu 11: [VNA] Trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục?
A. Lực có giá song song với trục quay.
B. Lực có giá cắt trục quay.
C. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
Câu 12: [VNA] Hệ hai lực được coi là ngẫu lực nếu hai lực đó cùng tác dụng vào một vật và có đặc
điểm là
A. cùng phương và cùng chiều.
B. cùng phương và ngược chiều.
C. cùng phương, cùng chiều và có độ lớn bằng nhau.
D. cùng phương, khác giá, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau.
Câu 13: [VNA] Ngẫu lực là hệ hai lực song song
A. cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
B. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
C. có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
D. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật.
Câu 14: [VNA] Một vật không có trục quay cố định nếu chịu tác dụng của ngẫu lực thì vật sẽ chuyển
động ra sao?
A. Không chuyển động vì ngẫu lực có hợp lực bằng 0.
B. Quay quanh một trục bất kỳ.
C. Quay quanh trục đi qua trọng tâm của vật.
D. Quay quanh trục đi qua điểm đặt của một trong hai lực.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 16


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 15: [VNA] Khi vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì vật rắn sẽ
quay quanh
A. trục đi qua trọng tâm. B. trục cố định đó.
C. trục xiên đi qua một điểm bất kì. D. trục bất kìỳ.
Câu 16: [VNA] Trên một ổ khóa của cánh cửa có hình quả đấm,
người ta tác dụng một ngẫu lực, như mô tả ở hình vẽ. Biểu thức
của momen ngẫu lực là
A. M = F.AB.sin.

B. M = −F.AB.sin.
C. M = −F.AB.cos.

D. M = F.AB.cos.
Câu 17: [VNA] Biết F1 = 25 N, F2 = 10 N, F3 = 10 N.
Moment của các lực trong Hình 21.1: M( F1 ) ;
M( F2 ) ; M( F3 ) với trục quay lần lượt là
A. −8 N.m; 8,5 N.m; 0. B. −0,8 N.m; 8,5 N.m; 0.
C. 8 N.m; 8,5 N.m; 0. D. 8,5 N.m; −8 N.m; 0.

Câu 18: [VNA] Một thanh đồng chất có chiều dài L, trọng
lượng 200 N, treo một vật có trọng lượng 450 N vào thanh như
hình 21.2. Các lực F 1 , F 2 của thanh tác dụng lên hai điểm tựa
có độ lớn lần lượt là
A. 212 N; 438 N.
B. 325 N; 325 N.
C. 438 N; 212 N.
D. 487,5 N; 162,5 N.
Câu 19: [VNA] Một đường ống đồng chất có trọng
lượng 100 N, chiều dài L, tựa trên điểm tựa như Hình 21.3.
Khoảng cách x và phản lực FR của điểm tựa tác dụng lên
đường ống là
A. x = 0,69L; FR = 800 N.
B. x = 0,69L; FR = 400 N.
C. x = 0,6L; FR = 552 N.
D. x = 0,6L; FR = 248 N.
Câu 20: [VNA] Mô men lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N
và cánh tay đòn là 2 m?
A. 10 N. B. 10 Nm. C. 11 N. D. 11 Nm.
Câu 21: [VNA] Một thanh chắn đường dài 7,8m, có trọng lượng 2100N và có trọng tâm ở cách đầu
bên trái 1,2m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5m. Hỏi phải tác
dụng vào đầu bên phải một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để thanh ấy nằm ngang?
A. 100 N. B. 200 N. C. 300 N. D. 400 N.
Câu 22: [VNA] Một tấm ván năng 270N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách
điểm tựa trái 0,80 m và cách điểm tựa phải là 1,60 m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa bên
trái là bao nhiêu?
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 17


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

A. 180N. B. 90 N. C. 160 N. D. 80 N.
Câu 23: [VNA] Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh. Khi người ấy tác dụng
một lực F = 100 N vào đầu búa thì đinh bắt đầu chuyển động. Lực cản của gỗ tác

20cm
dụng vào đinh bằng
A. 500N.
B. 1000N.
2cm
C. 1500N.
D. 2000N.
Câu 24: [VNA] Thước AB = 100cm, trọng lượng P = 10 N, trọng tâm ở giữa thước. Thước có thể quay
dễ dàng xung quanh một trục nằm ngang đi qua O với OA = 30 cm. Để thước cân bằng và nằm
ngang, ta cần treo một vật tại đầu A có trọng lượng bằng bao nhiêu?
A. 4,38 N. B. 5,24 N. C. 6,67 N. D. 9,34 N.
Câu 25: [VNA] Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm
ngang đi qua trong tâm O của thước. Tác dụng vào hai điểm
A và B của thước cách nhau 4,5 cm một ngẫu lực theo phương
ngang với độ lớn F1 = F2 = 5 N Độ lớn momen của ngẫu lực
khi thước đang ở vị trí thẳng đứng là M1 và khi thước ở vị trí
thích hợp với phương thẳng đứng góc  = 30 là M2. Giá trị
của (M1 + M2) gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,64 Nm. B. 0,83 Nm. C. 1,2 Nm. D. 0,42 Nm.
Câu 26: [VNA] Một vật rắn phẳng, mỏng có dạng là một tam giác đều ABC, mỗi cạnh là 20cm.
Người ta tác dụng vào vật một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của tam giác. Các lực thành phần có
độ lớn là 8N và đặt vào hai đỉnh A và B. Độ lớn mômen của ngẫu lực khi các lực vuông góc với cạnh
AB là M1, khi các lực vuông góc với cạnh AC là M2 và khi các lực song song với cạnh AC là M3. Giá
trị của (M1 + M2 + M3) gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 3,97 Nm. B. 3,83 Nm. C. 3,29 Nm. D. 3,42 Nm.

--- HẾT ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 18

You might also like