You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
------------------------

Môn Học: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG


TIỂU LUẬN
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 9001:2008 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO BIBICA
VIỆT NAM

GVHD: ThS. Tô Trần Lam Giang


Học phần: QMAN331606_21_2_08
Nhóm: 07
SVTH: MSSV
Chung Bảo Hân 20136074
Bùi Huy Hoàng 20136016
Hoàng Đình Hưng 20136089
Dương Nhật Trường 20136168
Đỗ Viết Châu Gia Huy 20136083
Lý Huỳnh Quốc Phong 20136131

TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2022


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 06 năm 2022


Giảng viên
(ký tên)

TÔ TRẦN LAM GIANG


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
NHÓM 07

Đề tài: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN
ISO 9001:2008 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO BIBICA VIỆT NAM

Phần trăm
HỌ TÊN MSSV NHIỆM VỤ đóng góp

Dương Nhật Trường 20136168 Nội dung mục 1.3 ; 2.4.1; 2.4.2 100%

Chung Bảo Hân 20136074 Tổng hợp và chỉnh sửa tiểu luận. 100%

Đỗ Viết Châu Gia


20136083 Nội dung chương 3 100%
Huy

Bùi Huy Hoàng 20136016 Nội dung mục 2.4 100%

Hoàng Đình Hưng 20136089 Nội dung mục 2.1; 2.2; 2.3 100%

Lý Huỳnh Quốc Nội dung phần mở đầu; kết luận; 1.1 và


20136131 100%
Phong 1.2

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 06 năm 2022


Nhóm trưởng
(ký tên)

BÙI HUY HOÀNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 1
2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 1
2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................... 2
4.1 Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 2
4.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 2
6. Cấu trúc đề tài............................................................................................................. 2
NỘI DUNG ........................................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ........ 3
1.1 Quản lý chất lượng ................................................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm ........................................................................................................... 3
1.1.2 Đặc điểm ............................................................................................................ 3
1.2 Hệ thống quản trị chất lượng .................................................................................... 5
1.3 Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và tiêu chuẩn 9001:2008 .................................. 5
1.3.1 Giới thiệu sơ lược về bộ tiêu chuẩn ISO 9000................................................... 5
1.3.2 Giới thiệu về tiêu chuẩn 9001:2008 ................................................................... 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 9001:2008 CỦA CÔNG TY BIBICA VIỆT NAM .................................. 10
2.1 Giới thiệu chung về công ty ................................................................................... 10
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 10
2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi ................................................................ 12
2.1.3 Sự phát triển hiện nay (doanh thu, thị phần, thành tích, danh mục sản phẩm) 13
2.2 Quy trình sản xuất bánh kẹo của công ty BIBICA Việt Nam ................................ 15
2.3 Một số tiêu chuẩn ISO mà công ty áp dụng ........................................................... 15
2.4 Thực trạng áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008
của công ty cổ phần bánh kẹo BIBICA Việt Nam ....................................................... 16
2.4.1 Phạm vi áp dụng .......................................................................................... 16
2.4.2 Yêu cầu về hệ thống tài liệu ............................................................................. 16
2.4.3 Trách nhiệm của ban lãnh đạo ......................................................................... 17
2.4.4 Các chính sách áp dụng cho sản phẩm ............................................................ 18
2.4.5 Quản lý nguồn lực ............................................................................................ 20
2.4.6 Kết quả đạt được .............................................................................................. 20
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ .. 22
3.1 Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng tại công ty cổ phần bánh kẹo
BIBICA ........................................................................................................................ 22
3.1.1 Những mặt mạnh cần phát huy ........................................................................ 22
3.1.2 Những hạn chế cần khắc phục ......................................................................... 23
3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 tại
công ty cổ phần bánh kẹo Bibica ................................................................................. 24
3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện công tác hoạch định chất lượng ................................ 24
3.2.2 Giải pháp về hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo chất
lượng ......................................................................................................................... 25
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng ........................ 26
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 29

2
DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

SĐ 1. 1: Mô hình các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 9001:2008..................................... 9

SĐ 2. 1:Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần BIBICA .............................. 15
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để tăng cường hội nhập
kinh tế nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam
đã luôn phải chủ động tìm kiếm các giải pháp,cách tiếp cận và xây dựng mô hình quản trị
chất lượng mới, phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của thị trường. Một trong số đó là triển khai việc áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO.

Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề tích cực như việc các doanh nghiệp hiểu được
tầm quan trọng và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO có
hiệu quả và có nhiều tiến bộ thì vẫn còn một số vấn đề tiêu cực như sự “chuyển mình” của
hệ thống quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua chưa
đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, quá trình chuyển đổi và xây dựng
mô hình quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp không ít khó khăn.

Trong số các mô hình quản trị chất lượng mà doanh nghiệp Việt Nam đã và đang
áp dụng thì mô hình quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là mô hình khá
phổ biến và Công ty Cổ Phần bánh kẹo BIBICA là một trong những công ty bánh kẹo đầu
tiên áp dụng mô hình này và được người tiêu dùng bình chọn là doanh nghiệp nằm trong
danh sách năm Công ty hàng đầu của ngành bánh kẹo Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về
quá trình Công ty áp dụng mô hình, những thành công và hạn chế khi áp dụng mô hình
thì nhóm em đã chọn đề tài: “THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO BIBICA
VIỆT NAM”.

2. Mục tiêu nghiên cứu


2.1 Mục tiêu tổng quát

Tìm hiểu về hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2008.

1
2.2 Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu rõ hơn về công ty cổ phần bánh kẹo BIBICA và quy trình sản xuất của công
ty.

Tìm hiểu cách công ty áp dụng mô hình ISO, đánh giá mặt mạnh và hạn chế từ đó đánh
giá thực trạng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 của công ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống quản lý chất lượng của công ty bánh kẹo
BIBICA Việt Nam.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Công ty bánh kẹo BIBICA Việt Nam.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


4.1 Ý nghĩa khoa học

Có thêm một cái nhìn về mô hình quản lý chất lượng ISO 9001:2008.

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề xuất hướng giải quyết những khó khăn, những mặt chưa tốt khi doanh nghiệp áp
dụng mô hình quản lý chất lượng ISO 9001:2008.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp: nghiên cứu, thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp,...

6. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung đề tài được kết cấu thành 3 chương chính:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và hệ thống quản lý chất lượng.

Chương 2: Thực trạng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 của
công ty BIBICA Việt Nam.

Chương 3: Đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả.
2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
1.1 Quản lý chất lượng
1.1.1 Khái niệm

Quản lý chất lượng (Quality Management) là tập hợp các hoạt động có tính phối hợp
để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Là hoạt động có chức năng quản
trị chung nhằm đề ra các mục tiêu, chính sách chất lượng và thực hiện chúng theo các biện
pháp hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến trong một hệ thống quản trị chất lượng
nhất định.

1.1.2 Đặc điểm


Công tác quản lý chất lượng được đặt ra để doanh nghiệp tập trung vào các mục tiêu
dài hạn bằng cách phát triển các mục tiêu ngắn hạn.
Quản lý chất lượng được áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực,
ngành nghề, bất kể là trong hay ngoài nước. Nhờ quản lý chất lượng mà các doanh nghiệp
có thể xác định hướng phát triển, từ đó kiểm soát được những rủi ro và tăng lợi nhuận.

1.1.3 Các nguyên tắc

❖ Nguyên tắc 1: Hoạt định theo ý kiến của khách hàng


Đảm bảo chất lượng là đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Khách hàng
chính là tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, vì vậy các hoạt động quản lý chất lượng
cần phải hướng tới khách hàng, hiểu nhu cầu của khách hàng để không chỉ đáp ứng mà
còn vượt qua cả sự mong đợi của họ.
❖ Nguyên tắc 2: Lãnh đạo tận tâm
Các nhà quản lý cần phải nhận rõ trách nhiệm của mình trong công tác quản trị chứ
không riêng gì các kỹ năng lãnh đạo. Trong quá trình làm việc, sự kết hợp ăn ý giữa cấp
lãnh đạo và nhân viên sự thiết lập được sự thống nhất trong các mục đích và đường lối
hoạt động của doanh nghiệp. Lãnh đạo duy trì môi trường nội bộ trong doanh nghiệp và
hệ thống nhân lực giúp hoàn thành các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của công ty.
3
❖ Nguyên tắc 3: Sức mạnh tập thể
Ở bất kỳ lĩnh vực nào thì sự tác động của con người luôn là yếu tố then chốt để giải
quyết một vấn đề, hoàn thành các mục tiêu. Cụ thể trong việc điều hành doanh nghiệp thì
sự tham gia của đoàn thể nhân viên chính là yếu tố quyết định tới sự phát triển của doanh
nghiệp.

❖ Nguyên tắc 4: Sự chặt chẽ trong tác phong làm việc


Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các hoạt động có liên quan
được quản lý như một quá trình.

❖ Nguyên tắc 5: Sự nhất quán


Khi một người có tư tưởng và hành động nhất quán thì sẽ gây ra sức ảnh hưởng lớn
đến những người xung quanh. Đồng thời, họ có thể lan truyền sự tích cực đó đến tập thể
mà họ làm việc cùng. Đặc biệt, người lãnh đạo có tính nhất quán sẽ là tiền đề cho nhân
viên cấp dưới học hỏi và rèn luyện theo.

❖ Nguyên tắc 6: Không ngừng thay đổi


Sự thay đổi liên tục là mục tiêu, giải pháp toàn diện của mọi doanh nghiệp. Bởi vì
trong môi trường kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp muốn đạt được một số lợi ích
nhất định trên thị trường thì cần phải nhanh nhẹn, tiếp thu và chuyển mình theo xu hướng
hiện tại để nắm bắt được tâm lý và hành vi của người tiêu dùng.

❖ Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên các yếu tố khách quan
Đối với cấp lãnh đạo, muốn có hiệu quả khi đưa ra các quyết định và hoạt động của hệ
thống quản lý chất lượng thì phải được xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông
tin.

❖ Nguyên tắc 8: Xây dựng mối quan hệ win-win với người cung ứng
Doanh nghiệp và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ hỗ trợ cùng có
lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị.

4
1.2 Hệ thống quản trị chất lượng

❖ Khái niệm:

Hệ thống quản trị chất lượng (Quality Management System) là hệ thống quản trị phân
rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên trong doanh nghiệp, tất cả các công việc
được thực hiện theo những cách thức nhất định nhằm duy trì hiệu quả và sự ổn định của
các hoạt động. Hệ thống quản trị chất lượng chính là phương tiện để thực hiện mục tiêu
và các chức năng quản trị chất lượng.

❖ Tầm quan trọng đối với doanh nghiệp:

Hệ thống quản trị chất lượng QMS giúp điều phối và định hướng hoạt động của doanh
nghiệp, nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng
thời nâng cao hiệu quả và năng suất hoạt động.

1.3 Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và tiêu chuẩn 9001:2008
1.3.1 Giới thiệu sơ lược về bộ tiêu chuẩn ISO 9000

❖ Bộ tiêu chuẩn ISO là gì?

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay áp dụng cho tất cả các
doanh nghiệp trên thế giới do Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO (International Organization
for Standardization) xây dựng lên và duy trì đến ngày nay. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao
gồm các tài liệu liên quan đến việc xây dựng, áp dụng và quản lý các hệ thống quản trị
chất lượng trong các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất, phân phối và cả bán hàng,
và có thể áp dụng cho mọi quy mô doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn.

❖ Lịch sử phát triển

- Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 với tiền thân là Tiêu chuẩn BS 5750 với hệ thống chất lượng
BSI do Viện tiêu chuẩn Anh xây dựng và ban hành. Sau đó, năm 1987, Tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế ISO bắt đầu chấp nhận hầu hết các yêu cầu được ban hành trong Tiêu chuẩn BS
5750 và lấy đó làm cơ sở để xây dựng lên bộ tiêu chuẩn ISO 9000, ban đầu bộ tiêu chuẩn
gồm 3 tiêu chuẩn chính:

5
+ Tiêu chuẩn ISO 9001:1987 với mô hình đảm bảo chất lượng trong việc thiết kế và
triển khai, sản xuất, lắp đặt kỹ thuật;

+ Tiêu chuẩn ISO 9002:1987 với mô hình đảm chất lượng trong việc sản xuất, lắp
đặt kỹ thuật;

+ Tiêu chuẩn ISO 9003:1987 với mô hình đảm bảo chất lượng trong việc kiểm tra,
thử nghiệm cuối cùng.

- Đến năm 1994, do sự phát triển của ngành cũng như cần phải bắt kịp xu thế, các
tiêu chuẩn ban đầu của ISO 9000 đã không còn phù hợp nên đã sửa đổi, thay vì chỉ thử
nghiệm đối với sản phẩm cuối cùng thì các tiêu chuẩn mới nhấn mạnh vào việc đảm bảo
chất lượng bằng sự phòng ngừa. Các tiêu chuẩn cũng được đổi tên theo 9000:1994 với các
tiêu chuẩn chính là hai tiêu chuẩn 9001:1994 và 9002:1994 lần lượt tương tự như
9001:1987 và 9002:1987; tiêu chuẩn 9003:1987 (như cũ).

- Đến năm 2000, Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO mới chính thức hợp nhất 3 tiêu
chuẩn này 9001:1994, 9002:1994 và 9003:1987 thành một tiêu chuẩn duy nhất chính là
tiêu chuẩn 9001:2000 (còn đến ngày nay), tiêu chuẩn mới này thay đổi một số các lý thuyết
trong đó phải nói đến khái niệm mới “Quản lý theo quá trình” , bên cạnh đó, tiêu chuẩn
9001:2000 cũng bắt đầu thực hiện quản trị chất lượng theo cách sử dụng việc kiểm soát
quá trình để có thể theo dõi, đánh giá và đưa ra quyết định tốt nhất cho doanh nghiệp thay
vì kiểm tra sản phẩm cuối cùng như trước kia. Ngoài ra, tiêu chuẩn mới này cũng yêu cầu
sự tham gia của nhà lãnh đạo cao nhất để có thể tích hợp hệ thống quản trị chất lượng vào
bộ máy kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp; và ISO 9001:2000 có bổ sung thêm một số
tiêu chuẩn khác như:

+ Tiêu chuẩn ISO 9000:2000 (các cơ sở và thuật ngữ trong quản trị chất lượng);

+ Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng);

+ Tiêu chuẩn ISO 9004:2000 (hướng dẫn cải tiến liên tục);

+ Tiêu chuẩn 19011:2002 (đánh giá hệ thống quản trị chất lượng).

6
- Bước qua những năm sau, các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 từ năm
2000 liên tục được sửa đổi và cập nhật lại: tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 → tiêu chuẩn ISO
9000:2005 (năm 2005); tiêu chuẩn ISO 9001:2000 → tiêu chuẩn ISO 9001:2008 (năm
2008); tiêu chuẩn ISO 9004:2000 → tiêu chuẩn ISO 9004:2009 (năm 2009) và tiêu chuẩn
19011:2002 → tiêu chuẩn 19011:2011 (năm 2011).

- Đến năm 2015 thì bộ tiêu chuẩn ISO 9000 chính thức có những thay đổi lớn có
hiệu quả mà chủ yếu tập trung vào hai tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 9001, trong đó phiên
bản ISO 9001:2015 được ra mắt từ sự nâng cấp của tiêu chuẩn của ISO 9001:2008, trong
đó tiêu chuẩn mới này đã được bổ sung thêm rất nhiều yêu cầu, thay đổi cấu trúc để có
thể dễ tích hợp với các tiêu chuẩn khác.

- Ngoài ra, một số tiêu chuẩn ISO khác có thể kể đến như tiêu chuẩn ISO 10003:2007
(sự thỏa mãn khách hàng và quy phạm thực hành của tổ chức); ISO 10002:2014 (sự thỏa
mãn khách hàng và khiếu nại trong tổ chức); ISO 10002:2013 (quản lý đo lường và các
yêu cầu đối với thiết bị đo - quá trình đo);....

❖ Đặc điểm

- Đối tượng: chủ yếu tập trung vào các tổ chức, doanh nghiệp với nhiều quy mô khác
nhau muốn tạo ra hệ thống quản trị chất lượng phù hợp, hiệu quả tạo sự tin tưởng đối với
khách hàng

- Một số nguyên tắc: Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đưa ra những nguyên tắc để có thể giúp
cho doanh nghiệp bám sát vào các cơ sở lý thuyết mà tổ chức ISO đưa ra để áp dụng vào
hệ thống quản trị chất lượng của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả tối ưu nhất, trong đó
với 8 nguyên tắc chính như: làm việc theo quy trình; đáp ứng nhu cầu khách hàng; trách
nhiệm người lãnh đạo; sự đoàn kết tập thể; cải tiến sản phẩm; quản lý có hệ thống; quyết
định đúng đắn; thực hiện giải pháp win-win..

❖ Lợi ích:

Với những tài liệu mà bộ tiêu chuẩn ISO 9000 mang lại đã giúp cho các tổ chức, doanh
nghiệp ở Việt Nam cải thiện rõ rệt hệ thống quản trị chất lượng và cả con người trong vận

7
hành hệ thống ấy so với trước khi áp dụng, cụ thể hơn khi là giúp các tổ chức, doanh
nghiệp giảm thiểu các chi phí sai sót, thời gian để sửa chữa làm tăng lợi nhuận cho tổ
chức, doanh nghiệp; xác định và đề cao được vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân, đặc
biệt là các nhà lãnh đạo của tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình vận hành hệ thống; thúc
đẩy nhận thức của tất cả các cá thể trong doanh nghiệp về những mục tiêu trong quản trị
chất lượng của doanh nghiệp, từ đó tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp.

1.3.2 Giới thiệu về tiêu chuẩn 9001:2008

Tiêu chuẩn 9001:2008 được Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO cho ra đời vào năm 2008
được phát triển trên cơ sở lý thuyết của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 được ban hành trước
đó (2000), tiêu chuẩn 9001:2008 ban hành các tài liệu liên quan đến việc đưa ra các chuẩn
mực về hệ thống quản trị chất lượng của một tổ chức, doanh nghiệp; nó cũng được áp
dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn.

Mục đích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là tạo ra sự nhất quán trong
cách làm việc, nâng cao tính khoa học và quy trình hóa hoạt động của doanh nghiệp, ngoài
ra tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đã giúp loại bỏ một số thủ tục không cần thiết để rút ngắn
thời gian, giảm thiểu chi phí, đồng thời đề cao trách nhiệm của các nhà lãnh đạo trong
xuyên suốt quá trình vận hành.

Nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 bao gồm các điều khoản như Giới thiệu;
Phạm vi áp dụng; Tài liệu viện dẫn; Thuật ngữ và định nghĩa; Các yêu cầu chung; Trách
nhiệm lãnh đạo; Quản lý nguồn lực; Tạo sản phẩm; Đo lường, phân tích và đánh giá. Theo
các yêu cầu đó, các tổ chức doanh nghiệp khi áp dụng ISO 9001:2008 cũng phải đảm bảo
được cái tài liệu liên quan như chính sách chất lượng; mục tiêu chất lượng; sổ tay chất
lượng; sáu thủ tục cơ bản về kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ, đánh giá nội bộ, kiểm soát
sản phẩm không phù hợp, hành động khắc phục, hành động phòng ngừa.

8
SĐ 1. 1: Mô hình các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 9001:2008

9
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 9001:2008 CỦA CÔNG TY BIBICA VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu chung về công ty
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Bibica ngày nay được xem là một trong
những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành bánh kẹo, một thương hiệu nội địa Việt Nam
hàng đầu về chất lượng sản phẩm cũng như hệ thống sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế. Quá
trình hình thành và phát triển ấy của Bibica được chia làm các giai đoạn như:

- Vào năm 1993, công ty khởi đầu với ba dây chuyền sản xuất chính là dây chuyền
sản xuất kẹo (nhập khẩu châu Âu), dây chuyền sản xuất bánh quy (công nghệ APV
từ Anh Quốc), dây chuyền sản xuất mạch nha (công nghệ thủy phân bằng Enzim
và trao đổi Ion - Công nghệ đi đầu ở Việt Nam được nhập khẩu từ Đài Loan). Nhờ
đó, các sản phẩm bánh kẹo của Bibica được biết đến và sử dụng rộng rãi ở nhiều
tỉnh, thành Việt Nam.
- Đến năm 1996, công ty tiếp tục mở rộng sản xuất bằng việc đầu tư vào dây chuyền
sản xuất bánh quy mới được nhập khẩu từ Mỹ. Ngoài việc đa dạng hóa sản phẩm
bánh ngọt, công ty bắt đầu phân tách xưởng kẹo thành 2 phân xưởng riêng biệt là
xưởng kẹo cứng và xưởng kẹo ngọt để dễ dàng quản lý hơn
- Doanh nghiệp đổi mới dây chuyền sản xuất kẹo dẻo được nhập khẩu từ Úc (1997)
và liên tục đạt được thành công trong 2 năm 1997-1998. Sau đó, để giảm thiểu các
chi phí đóng gói và di chuyển, công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất thùng
carton và khay nhựa (1999).
- Ngày 01/12/1998, công ty chính thức chuyển các phân xưởng bánh kẹo - mạch nha
của công ty Đường Biên Hòa, ban đầu từ một bộ phận thuộc biên chế doanh nghiệp
nhà nước bắt đầu chuyển thành công ty Bánh Kẹo Biên Hòa được phê duyệt cổ
phần hóa theo quyết định 234/1998/QĐ-TTG.

10
Ngày 16-1-1999, công ty chính thức cổ phần hóa, thành lập thương hiệu mới là Bibica,
tên gọi đầy đủ là Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa, đặt trụ sở tại Khu Công Nghiệp
Biên Hòa 1 thuộc tỉnh Đồng Nai. Công ty Bibica với vốn điều lệ ban đầu là 23 tỷ đồng,
chuyên sản xuất các loại bánh kẹo và mạch nha. Sau một thời gian phát triển, công ty đã
nâng con số này lên đến 56 tỷ đồng và chính thức cổ phiếu của công ty được niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2001.

Những năm sau đó, công ty tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh ra các khu vực
khác có tiềm năng chẳng hạn vào năm 2002, công ty cho thành lập nhà máy Bánh Kẹo
Biên Hoà II đặt tại khu công nghiệp Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội; và cũng trong năm đó,
dây chuyền sản xuất sô cô la được nhập khẩu từ Anh cũng được áp dụng vào hệ thống sản
xuất của Bibica.

Năm 2004, công ty lần đầu tiên đầu tư vào hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp
ERP và đồng thời kết hợp với Viện Dinh Dưỡng Việt Nam để cho ra mắt dòng sản phẩm
dinh dưỡng vào 1 năm sau đó.

Đến năm 2006, Bibica mở rộng hệ thống nhà máy mới tại khu công nghiệp Mỹ Phước
I thuộc tỉnh Bình Dương nhằm nâng cao sản lượng cũng như áp dụng công nghệ mới được
nhập khẩu Châu Âu (bánh bông lan kem Hura). Qua đó, đến năm 2007, Công ty cổ phần
bánh kẹo Biên Hòa đã được thống nhất đổi tên thành "Công Ty cổ phần Bibica", hoạt
động đầu tiên sau khi đổi tên là việc ký kết hợp đồng Hợp tác chiến lược giữa Bibica và
Lotte.

Năm 2009, Công ty Bibica tiếp tục mở rộng cho xây dựng hệ thống dây chuyền sản
xuất bánh Chocopie tại khu vực Bibica Miền Đông. Bên cạnh đó, công ty cũng đầu tư vào
xây dựng các khu nghỉ tập thể cho cán bộ, công nhân viên ở khu vực này.

Với tầm nhìn và khát vọng lớn trong tương lai, năm 2011, công ty Bibica đã tiến hành
cuộc cải tổ công ty từ sản xuất, phân phối, bán hàng đến mảng nhân sự. Từ đó đem lại kết
quả lớn đạt doanh số 1000 tỷ vào cuối năm đó. Những năm sau từ 2012 đến 2015, doanh

11
nghiệp luôn đổi mới và áp dụng thêm nhiều công nghệ mới giúp cho hoạt động sản xuất
trở nên tối ưu hơn.

Đến hiện tại, năm 2022, Bibica đã chính thức tăng vốn điều lệ của công ty lên đến
187,52 tỷ đồng.

2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

- Tầm nhìn của công ty bánh kẹo BIBICA đã trở thành công ty bánh kẹo hàng đầu
Việt Nam. Công ty BIBICA mang trên mình sứ mệnh:

+ Đối với người tiêu dùng : Công ty cam kết rằng sản phẩm sẽ đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm, giá trị dinh dưỡng.

+ Đối với xã hội : doanh nghiệp đã đóng góp 100 phòng học cùng với 1000 suất học
bổng.

- Giá trị cốt lõi của công ty BIBICA:

+ Cung cấp cho khách hàng của công ty những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thức đẹp, hấp dẫn, tất cả là vì sức khỏe và sự ưa
thích của khách hàng;

+ Không ngừng cải tiến các công tác quản lý kết hợp với nâng cao chất lượng sản
phẩm và dịch vụ để có được sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với giá thành tốt nhất;

+ Duy trì các mối quan hệ cùng có lợi với những đại lý, nhà phân phối, nhà cung ứng
và các đối tác kinh doanh khác;

+ Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhà nước, đảm bảo tốt các điều kiện vệ sinh
an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm sản xuất tại công ty;

12
+ Có trách nhiệm đóng góp đối với xã hội, đóng góp tích cực cho xã hội, cam kết bảo
vệ môi trường vì chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

2.1.3 Sự phát triển hiện nay (doanh thu, thị phần, thành tích, danh mục sản
phẩm)

Hiện tại BIBICA đã đạt được thành tích là một trong năm công ty sản xuất bánh kẹo
lớn nhất nước ta với khoảng 7.2% thị phần trên thị trường bánh kẹo cả nước. Với sự phát
triển không ngừng của doanh nghiệp, hiện BIBICA đã có mặt trên khoảng 21 quốc gia và
vùng lãnh thổ với các sản phẩm cốt lõi đem lại nguồn doanh thu lớn của công ty như bánh
trung thu, bánh Hura, Goody, kẹo cứng, kẹo mềm… Năm 2020 doanh thu thuần của doanh
nghiệp đạt 946 tỷ đồng, giảm 28% so với 2019 do ảnh hưởng từ dịch bệnh và các hoạt
động cách ly, lợi nhuận sau thuế giảm 30% so với 2019. Công ty chia ra các nhóm sản
phẩm chính như sau:

• Nhóm bánh: sản phẩm bánh của công ty đa dạng và nhiều chủng loại khác nhau gồm
các dòng sản phẩm sau:
○ Dòng bánh khô: mang đến các nhãn hiệu như Orienco,
Creamy, Happy, Giving, Victory, Palomino, Orris, Glory,
ABC… gồm các sản phẩm như bánh quy xốp, bánh kẹp kem,
bánh phủ socola…
○ Dòng sản phẩm snack: đến từ
nhãn hiệu quen thuộc như Oẳn tù tì,
Potasnack gồm các loại bánh snack quen thuộc như bánh tôm,
bánh cua, bánh mực, bánh gà nướng,...

13
○ Sản phẩm bánh trung thu: với thương hiệu bánh trung thu Bibica được ưa chuộng
trên thị trường mỗi dịp tết trung thu nhờ vào mẫu mã và chất lượng tốt.

○ Dòng sản phẩm bánh tươi: bao gồm các sản phẩm như bánh
bông lan kem Hura, bánh nhân Custard và bánh mì nhân chà
bông Lobaka..
• Nhóm kẹo:
○ Kẹo cứng: có các loại như me, gừng, bạc hà, sữa, café,
trái cây với các nhãn hiệu Migita, Bốn mùa, Tứ Quý.

○ Kẹo mềm: có đa dạng các loại như sữa, caphe sữa, socola
sữa, bắp, sữa trái cây (nhãn hiệu Sumika), kẹo mềm xốp
Zizu, So Chew, Quê hương.
• Nhóm sản phẩm mạch nha.

Ngoài ra, BIBICA còn cung cấp dòng bánh Lotte Pie, sản phẩm NUTRI BIS.

14
2.2 Quy trình sản xuất bánh kẹo của công ty BIBICA Việt Nam

SĐ 2. 1:Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần BIBICA

2.3 Một số tiêu chuẩn ISO mà công ty áp dụng

- Hiện tại thì công ty Cổ phần BIBICA đang là một trong những đơn vị dẫn đầu
ngành bánh kẹo áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn sau:

+ Tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008

+ Tiêu chuẩn ISO 22000 : 2007

+ Tiêu chuẩn ISO 22000 : 2005

- Với mục đích đảm bảo sản phẩm bánh kẹo BIBICA luôn được kiểm soát chất
lượng một cách nghiêm ngặt.
15
2.4 Thực trạng áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 của công ty cổ phần bánh kẹo BIBICA Việt Nam
2.4.1 Phạm vi áp dụng
- Về không gian: Công ty Cổ phần BIBICA, có trụ sở chính được đặt tại địa chỉ: 443 Lý
Thường Kiệt, Phường 8, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm cả văn phòng
và các nhà máy, phân xưởng chuyên sản xuất các loại bánh kẹo và mạch nha của công ty.
- Về thời gian: Các số liệu về hệ thống quản lý chất lượng của Bibica cũng như những kết
quả được thu thập trong giai đoạn năm 2014 đến quý II/2016.
2.4.2 Yêu cầu về hệ thống tài liệu
Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cần phải đáp ứng được
đẩy đủ các điều kiện về hệ thống tài liệu như sau:
1
“Các tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng phải bao gồm:
a) Các công văn công bố về chính sách quản lý chất lượng và mục tiêu chất lượng
b) Sổ tay chất lượng
c) Các thủ tục dạng văn bản và hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.
d) Các tài liệu, bao gồm cả hồ sơ, được tổ chức xác định là cần thiết để đảm bảo
hoạch định, vận hành và kiểm soát có hiệu lực các quá trình của tổ chức.
• Chú thích 1: Khi thuật ngữ “thủ tục dưới dạng văn bản” xuất hiện trong tiêu chuẩn
này, thì thủ tục đó phải được xây dựng, lập thành văn bản, thực hiện và duy trì. Một tài
liệu riêng rẽ có thể đề cập tới yêu cầu với một hay nhiều thủ tục. Yêu cầu về thủ tục dạng
văn bản có thể được đề cập trong nhiều tài liệu.
• Chú thích 2: Mức độ văn bản hóa hệ thống quản lý chất lượng của mỗi tổ chức có
thể khác nhau tùy thuộc vào:
○ Quy mô của tổ chức và loại hình hoạt động;
○ Sự phức tạp và sự tương tác giữa các quá trình;
○ Năng lực nhân sự.

1 Trích dẫn trực tiếp theo “Tiêu chuẩn quốc gia - TCVN ISO 9001:2008 hệ thống quản lý chất lượng
- các yêu cầu”
16
• Chú thích 3: Hệ thống tài liệu có ở bất kì dạng hoặc loại phương tiện nào và sổ tay
chất lượng.
Tổ chức phải thiết lập và duy trì sổ tay chất lượng trong đó bao gồm :
a) Phạm vi của hệ thống quản lí chất lượng, bao gồm các nội dụng chi tiết và lý giải
về bất cứ ngoại lệ nào;
b) Các thủ tục dạng văn bản được thiết lập hoặc tham chiếu đến hệ thống quản lý
chất lượng;
c) Mô tả sự phản hồi giữa các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng và rà soát
tài liệu.
➢ Tài liệu do hệ thống quản lý chất lượng yêu cầu được kiểm tra. Hồ sơ chất lượng là
một loại tài liệu đặc biệt và cần được kiểm soát.
Tổ chức phải thiết lập một quy trình dạng văn bản để xác định các biện pháp kiểm soát
cần thiết để:
- Phê duyệt tính đầy đủ của các tài liệu trước khi ban hành
- Xem xét tài liệu, cập nhật khi cần thiết và phê duyệt lại các tài liệu
- Đảm bảo rằng các phiên bản phù hợp của tài liệu luôn sẵn sàng được sử dụng.
- Đảm bảo các tài liệu rõ ràng và dễ nhận biết.
- Đảm bảo rằng các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài mà tổ chức cho là cần thiết cho
việc lập kế hoạch và vận hành hệ thống quản lý chất lượng được xác định và việc
phân phối chúng được kiểm soát.
- Phòng chống việc vô tình sử dụng các tài liệu quá hạn và áp dụng các dấu hiệu
nhận biết thích hợp nếu chúng được giữ lại vì bất kỳ mục đích nào.
Việc kiểm soát hồ sơ: Phải kiểm soát hồ sơ được thiết lập để cung cấp chứng cứ về sự
tương quan với các đề xuất và việc áp dụng có hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng”.
2.4.3 Trách nhiệm của ban lãnh đạo
Ban lãnh đạo công ty xác định rõ khách hàng là trung tâm trong mọi hoạt động của công ty, với phương
châm phát triển sản phẩm hướng đến khách hàng là khả năng duy nhất để tồn tại và phát triển hơn nữa.
Đồng thời, ban lãnh đạo công ty cũng đã thiết lập chính sách, mục tiêu và phương hướng đảm bảo chất
lượng cũng như tận tâm và kiên trì theo đuổi mục tiêu và nỗ lực đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một

17
trong những trách nhiệm quan trọng nhất của ban lãnh đạo là đảm bảo rằng các nhu cầu của khách hàng
được xác định và đáp ứng để nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Tại công ty Bibica, Phó Tổng

Giám đốc Phụ trách Sản xuất sẽ chịu trách nhiệm về Hệ thống Quản lý Chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001 và là người giám sát Phòng Quản lý Chất lượng.
Ban lãnh đạo của công ty Bibica đã đưa ra các cam kết về trách nhiệm của doanh nghiệp
như sau:
• Cam kết với nhà nước:
- Bibica đảm bảo tuân theo pháp lý, luôn phục vụ cho lợi ích Tổ quốc.
- Bibica luôn đề cao thực hiện các cam kết về thực hiện tốt chủ trương của Đảng và
Nhà nước, làm việc đúng với pháp luật, luôn luôn cung ứng các sản phẩm đáp ứng
đầy đủ chất lượng.
- Bibica luôn có trách nhiệm, nâng cao tính sáng tạo và tận tâm trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế chung của đất nước.
• Cam kết với người lao động:
- Luôn đồng tâm hiệp lực, thỏa thuận với người lao động, đảm bảo ổn định việc làm
và đời sống của người lao động, đảm bảo mọi người lao động BIBICA được chăm
lo, hưởng mọi quyền lợi về vật chất và tinh thần theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện pháp lý thông qua các chế độ đãi ngộ, công bằng, minh bạch.
- Luôn khuyến khích và tạo điều kiện để nhân viên trau dồi kiến thức, kỹ năng để
phát triển. Khuyến khích sự sáng tạo được áp dụng vào thực tế.
- Nhân viên được lắng nghe và đánh giá phù hợp về kỹ năng của họ, hiệu quả của
họ được ghi nhận kịp thời, họ được đánh giá công bằng và khen thưởng xứng đáng.
• Cam kết với cổ đông: Minh bạch thông tin, hài hòa lợi ích:
- BIBICA luôn nỗ lực xây dựng mối quan hệ thân thiện và bền vững với các cổ
đông trên cơ sở tôn trọng và tin cậy lẫn nhau.

2.4.4 Các chính sách áp dụng cho sản phẩm


• Phân loại sản phẩm
- Hạn chế sự đa dạng đòi hỏi phải loại bỏ các sản phẩm kém hiệu quả => Chuyên ngành.

18
- Sửa đổi định dạng để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

• Đảm bảo chất lượng sản phẩm


- Thực trạng:
+ Một số sản phẩm bị biến đổi chất lượng;
+ Thay đổi vật liệu thành phần.
- Giải pháp:
+ Chỉnh sửa các thông số của sản phẩm;
+ Thay đổi nguồn nguyên liệu đầu vào;
+ Kiểm soát chặt chẽ, không để các sản phẩm kém chất lượng được tung ra thị trường.
• Về bao bì và đóng gói sản phẩm
- Đặt tên quản lý nhãn hiệu của sản phẩm.
- Quản lý sản phẩm, đưa ra các quyết định liên quan đến bao bì.

• Chính sách sản phẩm mới


- Sản phẩm mới tương đối: Sản phẩm rất khó định vị trên thị trường vì người tiêu dùng có
thể thích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hơn. Sản phẩm không mới đối với doanh nghiệp
mà nó chỉ cho phép doanh nghiệp mở rộng dòng sản phẩm cho những cơ hội kinh doanh
mới
- Sản phẩm mới tuyệt đối: là sản phẩm mới đối với doanh nghiệp và cả thị trường. Khả
năng cạnh tranh so với đối thủ là rất tốt vì một số tính chất đặc biệt. Vật liệu sản phẩm
hoàn toàn mới chưa có trên thị trường nên khả năng bị mô phỏng là rất thấp.

• Chăm sóc khách hàng


- Cần xác định được nhu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp trước
những nhu cầu đó qua các giai đoạn trước, giữa và sau bán.
- Lựa chọn mức chi phí mà khách hàng cần trả khi yêu cầu hỗ trợ: miễn phí hay trả phí.
- Công ty cần ra quyết định trong việc lựa chọn hình thức cung cấp dịch vụ: Tự phát
triển hoặc thuê các công ty dịch vụ.

19
2.4.5 Quản lý nguồn lực
Xác định nhu cầu thống nhất về cách thức đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cần thiết
để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên làm việc trong các lĩnh
vực ảnh hưởng đến chất lượng. Bên cạnh việc tăng cường sự hài lòng của khách hàng,
công ty đã triển khai và duy trì hệ thống quản lý chất lượng dựa trên quy trình cho phòng
ban BIBICA Việt Nam. Công ty sắp xếp đủ nguồn lực để vận hành hệ thống quản lý chất
lượng và thường xuyên cải tiến hiệu quả, hệ thống luôn đảm bảo tuân thủ đầy đủ các
nguồn lực cho sản xuất và để đảm bảo kinh doanh, người lao động thực hiện công việc
liên quan đến chất lượng phải được giáo dục, đào tạo, có kỹ năng và kinh nghiệm phù
hợp với từng nhiệm vụ được giao.

Cán bộ, công nhân viên công ty bánh kẹo BIBICA Việt Nam được làm việc trong
không gian làm việc được trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên dụng đồng bộ, trang thiết bị
hiện đại từ các hãng bánh kẹo nổi tiếng phù hợp với loại hình sản xuất. Các phòng làm
việc được bố trí máy điều hòa đảm bảo nhiệt độ thích hợp, bố trí các dây chuyền sản xuất
đảm bảo yêu cầu về an toàn, môi trường phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Các xí
nghiệp được bố trí hệ thống làm mát, đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho công nhân lao động.

2.4.6 Kết quả đạt được


- Hạn chế được các chi phí ẩn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
như: nghiên cứu, thẩm định các thủ tục, kiểm tra đánh giá nguồn lực và công tác giám
sát đảm bảo chất lượng mô hình kinh doanh.
- Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 giúp cho Bibica đảm bảo
chất lượng toàn bộ công ty, trong quá trình sản xuất cũng như kiểm định sản phẩm. Từ
đó, tạo bước đệm để công ty không ngừng cải tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh với
các đối thủ trên thị trường.
- Bibica có thể từng bước thực hiện công tác quản trị chất lượng toàn diện, nếu phát triển
đủ mạnh, công ty có thể nhận được các giải thưởng hay các danh hiệu uy tín.
- Tác động đến toàn thể doanh nghiệp.

20
- Đề cao các yếu tố con người, môi trường và xã hội như giúp cải thiện các vấn đề về sức
khỏe, xã hội văn minh và các sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Tiêu chuẩn ISO đã trở nên phổ biến và khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn, ưa chuộng
những sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn này.

21
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

3.1 Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng tại công ty cổ phần bánh kẹo
BIBICA
3.1.1 Những mặt mạnh cần phát huy

• Hệ thống quản trị chất lượng: xây dựng chặt chẽ

Tạo ra các quá trình công việc một cách rõ ràng: từ khâu quản lý nguồn nguyên liệu
đầu vào đến khâu vận chuyển nguyên liệu vào nhà máy và đi ra theo một quy trình chuẩn
kèm theo tiến độ các hạng mục hoàn thành về mặt thời gian giúp cho Bibica nắm bắt được
công việc. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 giúp cho lãnh đạo
cấp phòng, ban chuyên môn và những cán bộ thực hiện những quy trình rõ ràng và rành
mạch để mọi người thực hiện theo đúng quy trình và đạt được sự chuyên nghiệp trong quá
trình sản xuất. Hệ thống quản lý chất lượng này mang đến sự giám sát cho lãnh đạo và
quản lý được thể hiện thông qua việc kiểm soát mục tiêu, đánh giá chất lượng quy trình.
Đồng thời, cung cấp phương pháp xử lý các vấn đề hoặc khiếu nại của khách hàng về chất
lượng bánh kẹo và cách giải quyết.

• Kiểm soát chất lượng

Kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Quy trình kiểm soát chặt chẽ từ kiểm soát nguyên
loại đầu vào, chất lượng bánh kẹo đến các yếu tố bên ngoài khác như thiết bị, máy móc.
Công cụ kiểm soát kết hợp giữa truyền thống và hiện đại giúp phát huy tối đa. Hệ thống
trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, nguồn nguyên liệu
đảm bảo và cam kết bánh kẹo sạch đã đánh thẳng vào tâm lý người tiêu dùng.

Ngoài ra, việc áp dụng ISO 9001:2008 tại công ty cổ phần bánh kẹo BIBICA vẫn còn
một số điểm mạnh như: công ty lắng nghe được ý kiến của cán bộ, công nhân viên nhiều
hơn khi áp dụng hệ thống, các hoạt động được tổ chức theo quy trình và có tính hệ thống
tổng thể, quan hệ với đối tác dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, việc ra quyết định
đều dựa trên những kết quả, dữ liệu liên quan để có kết quả trực quan nhất. Qua đó cũng

22
giúp cho công ty tránh đưa ra các quyết định nhầm, quyết định không đúng làm ảnh hưởng
đến tổ chức.

3.1.2 Những hạn chế cần khắc phục


Trong công tác thực hiện hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2008, ngoài những thành tựu
mà Bibica đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế gây ảnh hưởng xấu đến công tác
hoạt động của doanh nghiệp như:
- Các chiến lược được đề ra để cải tiến các chính sách và mục tiêu chất lượng của công
ty vẫn chưa rõ ràng, khiến công tác thực hiện trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, việc
tuyên truyền , phổ biến thông tin không đồng bộ với nhau dẫn đến sự rời rạc trong kết quả
làm việc, sự bất đồng trong chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, công ty không áp đặt tính quan
trọng của công tác quản trị chất lượng khiến cho một số bộ phận nhân viên nghĩ rằng công
tác quản trị này là công việc của riêng các cán bộ cấp cao, các cán bộ quản lý.
- Phần lớn, công ty chỉ dựa vào các đánh giá chủ quan của các trưởng bộ phận mà
không hề dựa vào thang đo đánh giá kết quả thực hiện của hệ thống ISO, khiến cho việc
thực hiện công tác quản trị chất lượng của nhân viên còn lơ là, mang tính đối phó.
- Các buổi đào tạo chủ yếu mang tính lý thuyết, khó áp dụng với thực trạng công ty,
dẫn đến làm mất thời gian của các đối tượng tham gia, cụ thể là nhân viên các bộ phận
trong công ty. Bên cạnh đó, các tài liệu của công ty đã lỗi thời, không còn phù hợp so với
hiện tại nên khi có đợt kiểm tra từ thanh tra thì công ty chỉ thay đổi một số chi tiết cho
phù hợp với thực tế.
- Qua quá trình kiểm tra phát hiện ra một số bao bì sản phẩm bị hở mối hàn, sau khi
điều tra thì nguyên nhân là do các thiết bị đóng gói bao bì bị xuống cấp, không được bảo
trì. Từ đó, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Trong các bộ phận của công ty, chỉ có một số khâu được kiểm tra thường xuyên dẫn
đến các hoạt động đánh giá kết quả làm việc của công ty diễn ra không đồng đều. Quan
trọng hơn, sau khi nhận được các báo cáo thì cấp trên không hề triển khai kiểm tra lại
khiến cho một số thành phần nhân viên ỷ lại, không để tâm vào công việc của mình

23
- Công tác phân tích và cải tiến chất lượng vẫn chưa được Công ty quan tâm đúng
mức, chỉ giải quyết những việc trước mắt mà không đi sâu vào vấn đề. Điều này là do
Công ty chưa có hệ thống thông tin để thu thập, thống kê và phân tích các dữ liệu, chỉ
mới phản ánh được kết quả chung của toàn Công ty mà không cụ thể từng phòng, ban.
Các điều tra, nghiên cứu cũng chưa chỉ rõ được nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình quản trị chất lượng nên chưa giải quyết triệt để các sự cố xảy ra.

3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 tại
công ty cổ phần bánh kẹo Bibica

Hiện tại, Bibica đang thực hiện tốt công tác quản trị chất lượng, được khách hàng
đánh giá cao về chất lượng sản phẩm của Công ty. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện,
không thể tránh những sai sót, do đó những giải pháp dưới đây được đưa đề xuất nhằm
hoàn thiện công tác quản trị chất lượng của Công ty.

3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện công tác hoạch định chất lượng

Việc xây dựng các kế hoạch và mục tiêu là khâu quan trọng nhất, do đó, các yếu tố này
cần được đầu tư, chú trọng. Các chính sách và mục tiêu phải cụ thể, thực tế tăng khả năng
đạt được và góp phần cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển. Để thực
hiện được điều này Công ty có thể làm như sau:

- Tham khảo ý kiến của các bộ phận để đảm bảo tính thực tế của các chính sách chất
lượng được đề ra.
- Cần tiến hành kiểm tra, khảo sát lại các nhân viên xem họ có biết và nắm rõ được
các ý này không sau khi thực hiện thông báo các chính sách, mục tiêu chất lượng đến
từng nhân viên.
- Triển khai thực hiện các thay đổi phù hợp nếu có biến động lớn trong thực tế hoạt
động của Công ty cũng như thị trường. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường
để có định hướng đúng cho sản phẩm. Nhu cầu của con người biến thiên và thay đổi
không ngừng, do đó, hoạt động nghiên cứu thị trường cần được chú trọng hơn, giải quyết
hài hòa các nhu cầu của khách hàng trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Công ty có
thể tiến hành phân nhỏ các đối tượng khách hàng, thị trường để có thể nghiên cứu rõ
24
hơn, sâu hơn từ đó có được những giải pháp tương ứng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ
ứng với các đòi hỏi của họ. Các hoạt động nghiên cứu thị trường không nhất thiết phải
là các cuộc điều tra, phỏng vấn quy mô lớn mà có thể thực hiện với một số khách hàng
đặc trưng để có thể suy ra cho toàn thể thị trường.

3.2.2 Giải pháp về hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo chất
lượng

Chú trọng các buổi gặp mặt, trao đổi giữa nhân viên cấp dưới và lãnh đạo, vì đây
là cơ hội để thông báo, giải thích rõ những thông tin về chính sách, mục tiêu chất lượng,
giúp nhân viên xác định được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để thực hiện công việc
đúng mục tiêu.

Việc áp dụng các khoa học, công nghệ vào hoạt động sản xuất, đòi hỏi Công ty cần
có đội ngũ cán bộ có trình độ, hiểu biết để thích nghi và áp dụng có hiệu quả với các thiết
bị tiên tiến hiện đại. Công ty có thể tiến hành đào tạo nhân viên mới hoặc tiến hành tiến
cử các nhân viên nội bộ xuất sắc bằng cách:

- Bắt đầu từ công tác tuyển dụng, bộ phận Nhân sự cần có những tiêu chuẩn cụ thể,
lựa chọn kỹ lưỡng các ứng cử viên. Do đặc trưng công việc có thể đào tạo dễ dàng hơn
so với những lĩnh vực khác, nên lựa chọn các ứng cử viên trẻ tuổi, có khả năng học hỏi,
tiếp thu nhanh, linh động;
- Đối với các nhân viên cũ, Công ty có thể kích thích tinh thần học hỏi, tạo động lực
bằng việc thực hiện tiến cử các nhân viên làm việc lâu năm có nhiều kinh nghiệm hay
có thành tích tốt lên vị trí cao hơn hoặc tăng lương;
- Xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với công việc của nhân viên, vận dụng
thực tiễn vào quá trình đào tạo để họ có cái nhìn rõ và sâu sắc hơn;
- Ngoài ra, công ty có thể phát động các hoạt động thi đua, lựa chọn người có tay
nghề tốt để tuyên dương, khen thưởng, tạo môi trường làm việc thi đua lành mạnh, thúc
đẩy nhân viên làm việc, học tập chăm chỉ hơn.

Thực hiện các hoạt động đầu tư hợp lý, cung cấp các nguồn lực cần thiết cho hoạt động
của nhân viên:
25
- Do nhu cầu của khách hàng vào đợt Tết Nguyên Đán tăng cao, công ty có thể tiến
hành thuê nhân công tạm thời để đáp ứng kịp thời các đơn hàng, tránh xảy ra tình trạng
thiếu nhân lực làm chậm trễ các đơn hàng.
- Tiến hành bảo trì hoặc đổi mới thiết bị đóng gói bao bì do công đoạn này thường
xuyên hơn xảy ra tình trạng bao bì bánh kẹo không được hàn kỹ bởi máy móc xuống
cấp không phù hợp.
- Xem xét mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thiết bị máy móc để đáp ứng với nhu
cầu và thị trường hoạt động của doanh nghiệp ngày càng phát triển.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng cơ sở máy móc, thiết bị sản xuất bánh kẹo, tối
thiểu hóa các rủi ro trong quá trình sản xuất.
- Cập nhật các tài liệu hướng dẫn, đánh giá, phân loại sản phẩm ,…để hỗ trợ cho
công tác đào tạo các nhân viên mới.

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng

Các cán bộ quản lý là những yếu tố quan trọng trong công tác kiểm tra, kiểm soát
chất lượng. Họ là những người đi đầu các hoạt động, phong trào, hướng dẫn người lao
động trong công việc. Do đó, cần nâng cao trình độ quản lý, đặc biệt là các quản lý về kỹ
thuật, chất lượng.

Các quản lý cần phải làm cho mọi thành viên trong Công ty hiểu được tầm quan
trọng của nâng cao chất lượng, đây là nhiệm vụ chung của mọi người, mọi phòng ban góp
phần kiểm soát chất lượng chặt chẽ, tốt hơn.

Hoàn thiện các tiêu chuẩn, bảng đánh giá rõ ràng trong công tác ISO tại Công ty
làm cơ sở để chấm điểm, khen thưởng tránh tình trạng đánh giá công việc của nhân viên
dựa trên ý kiến chủ quan của một cá nhân.

Kiểm tra đánh giá lại các toàn bộ các thiết bị trong phân xưởng, xác định loại máy
móc nào còn tốt, loại nào cần bảo trì, thay mới. Đặc biệt, trong điều kiện hạn chế về nguồn
lực, cần xác định các khu vực trong yếu cần thay đổi trước.

3.2.4 Giải pháp hoàn thiện công tác điều chỉnh và cải tiến chất lượng

26
Tiến hành phân tích chất lượng thực tế của sản phẩm sản xuất thử, so sánh với tiêu
chuẩn và tham khảo ý kiến của khách hàng để điều chỉnh cho phù hợp với thị hiếu trên thị
trường.

Áp dụng các đổi mới khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản
phẩm. Tuy nhiên, do quy mô nhỏ, điều kiện vốn đầu tư hạn chế, Công ty có thể tập trung
cải tiến chất lượng theo hướng động viên, khuyến khích nhân viên thực hiện các sáng kiến
cải tiến, nâng cao năng suất.

Chú trọng vào công tác hạch toán các số liệu của từng bộ phận rõ ràng hơn như tỉ lệ
lỗi sản phẩm,… để công tác cải tiến có đánh giá phân tích, rõ ràng hơn đưa ra các biện
pháp phù hợp.

27
KẾT LUẬN
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng muốn phát triển lâu dài. Để đạt được mục tiêu
đó, doanh nghiệp cần phải tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu
người tiêu dùng, giá cả cạnh tranh cùng cách dịch vụ tốt. Khi áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng, công cụ cải tiến nâng cao năng suất sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu
trên. Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là một trong những hệ thống quản
lý nói trên và cũng là vấn đề cấp bách đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang
phát triển như Việt Nam. Để tăng khả năng hội nhập vào khu vực và quốc tế thì Việt Nam
cần phải áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào các
doanh nghiệp bởi vì ISO 9001:2008 là điều kiện cần thiết để tạo ra hệ thống “mua bán tin
cậy” trên thị trường trong nước và quốc tế. Công ty Cổ phần Bibica là đơn vị tiên phong
trong ngành bánh kẹo áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 900:2008
đảm bảo sản phẩm bánh kẹo Bibica luôn được kiểm soát chất lượng một cách tốt nhất.

28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TQC (7/6/2021). Tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Truy cập tại:
https://tqc.vn/tim-hieu-ve-bo-tieu-chuan-iso-9000.htm
2. PRO Management Consultancy (9/10/2006). ISO 9001:2008 là gì?. Truy cập tại:
https://www.i-tsc.vn/iso-9001-2008/tu-van-iso-9001-2008/iso-9001-2008-la-
gi.html
3. Vietdata (22/12/2021). Ai là ông vua “ngọt ngào” của thị trường bánh kẹo?. Truy
cập tại: https://www.vietdata.vn/thi-truong-banh-keo-viet-nam1369354965
4. Vietcombank Securities. Hồ sơ Doanh Nghiệp. Truy cập tại:
http://vcbs.com.vn/vn/Research/Company?stocksymbol=BBC
5. Luật Việt Nam. Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 yêu cầu của hệ thống quản lý chất
lượng. Truy cập tại: https://luatvietnam.vn/khoa-hoc/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-iso-
9001-2008-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-169962-d3.html

29

You might also like