You are on page 1of 48

TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA DU LỊCH

TÀI LIỆU MÔN HỌC


CÁC QUY ĐỊNH VÀ THỦ TỤC
PHÁP LÝ TRONG TỔ CHỨC SỰ
KIỆN
Giảng Viên: CEO. NGUYỄN VĂN TÙNG

ĐÀ NẴNG, 08/2021

Giảng viên: Nguyễn Văn Page 1


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

Chương 1: CÁC CHỦ THỂ VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ PHÁP LÝ TRONG TỔ


CHỨC SỰ KIỆN
1.1. Các chủ thể trong tổ chức sự kiện
1.1.1. Các loại sự kiện
Sự kiện đó là các hoạt động xã hội trong lĩnh vực thương mại, giải trí, thể thao, hội thảo,
hội nghị, giao tiếp xã hội, các trò chơi cộng đồng, và các hoạt động xã hội khác liên
quan đến lễ hội, văn hóa, phong tục - tập quán… có thể thấy sự kiện rất đa dạng phong
phú về hình thức cũng như nội dung của nó.

Trong quá trình nghiên cứu, học tập cũng như trong thực tế hoạt động kinh doanh dịch
vụ tổ chức sự kiện đòi hỏi phải phân loại sự kiện thành những nhóm khác nhau, với
mỗi nhóm sự kiện được phân loại theo những tiêu chí nhất định được gọi là một loại
hình sự kiện. Việc phân loại chi tiết cũng như hiểu rõ về các loại hình sự kiện giúp cho
các nhà tổ chức sự kiện dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và thực hiện các thủ tục pháp lý
liên quan. Các tiêu chí được sử dụng phổ biến trong phân loại sự kiện bao gồm:

- Quy mô, lãnh thổ

- Thời gian, không gian

- Hình thức và tính chất sự kiện

1.1.1.1. Theo quy mô, lãnh thổ

Quy mô của sự kiện là một tiêu chí định lượng, tuy nhiên không chỉ dựa vào số lượng
người tham gia, hay quy mô của không gian tổ chức sự kiện để phân loại mà còn phải
dựa vào mức độ ảnh hưởng của sự kiện để xác định quy mô (vì có những sự kiện ở một
xã phường có rất nhiều người tham gia, được tổ chức ở sân vận động xã nhưng cũng
không thể gọi là sự kiện lớn được)

- Sự kiện lớn: Là những sự kiện có mức độ ảnh hưởng lớn ở phạm vi quốc gia, quốc tế,
thường có sự tham gia của nhiều người, thời gian tổ chức sự kiện khá dài, nội dung hoạt
động đa dạng, phong phú. Ví dụ: Lễ hội chùa Hương, SEAGAMES23, Diễn đàn Hợp

Giảng viên: Nguyễn Văn Page 2


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương , hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng
Pháp…

-Sự kiện nhỏ: Là những sự kiện có mức độ ảnh hưởng hẹp (thường giới hạn trong
phạm vi một tổ chức doanh nghiệp hoặc gia đình), thường có sự tham gia của ít người,
thời gian tổ chức sự kiện khá ngắn, nội dung hoạt động ít…Ví dụ: hội nghị tổng kết của
công ty A, đám cưới truyền thống của người Việt Nam, một cuộc họp lớp cuối năm,…

- Sự kiện có quy mô trung bình: Là sự kiện có quy mô nằm giữa sự kiện lớn và sự
kiện nhỏ, có tầm ảnh hưởng nhất định trong phạm vị vùng miền với quy mô người tham
dự ở mức độ vừa. Ví dụ: Sự kiện Cồng Chiêng Tây Nguyên, sự kiện Lễ Quán Thế Âm
Đà Nẵng 2021…
=> Theo lãnh thổ có thể chia thành: sự kiện địa phương (lễ kỷ niệm 10 năm ngày tái
thành lập lập huyện Hòa Vang), sự kiện của một vùng (lễ hội cồng chiêng ở Tây
Nguyên), sự kiện quốc gia (Hội khỏe Phù đổng toàn quốc lần thứ…), sự kiện quốc tế
(Lễ hội Olimpic…)

1.1.1.2. Theo thời gian, không gian

Tiêu chí thời gian có thể căn cứ theo độ dài thời gian hoặc tính thời vụ của sự kiện

-Theo độ dài thời gian, căn cứ vào thời gian diễn ra sự kiện có thể chia thành: Sự kiện
dài ngày, sự kiện ngắn ngày.

-Theo tính mùa vụ có thể chia thành:

+ Sự kiện thường niên:diễn ra đều đặn vào các năm vào những thời điểm nhất định như
(Hội nghị tổng kết, lễ kỷ niệm, hội nghị khách hàng thường niên, họp hội đồng cổ đông,
các lễ hội địa phương thường niên…);

+Sự kiện không thường niên: không mang tính quy luật, không có hiện tượng lặp lại ở
các năm (ví dụ: lễ khai trương cửa hàng, hội thảo du học Canada, triển lãm hàng nông

Giảng viên: Nguyễn Văn Page 3


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, triễn làm hàng công nghệ Nhật Bản tại Đà
Nẵng

-Tiêu chí không gian có thể căn cứ sự kiện trong nhà hoặc sự kiện ngoài trời…

+Sự kiện trong nhà là sự kiện được tổ chức trong không gian kín như hội trường khách
sạn, trung tâm hội nghị, phòng họp… Đặc điểm của sự kiện trong nhà là không chịu ảnh
hưởng nhiều của thời tiết trong quá trình diễn ra sự kiện và có thể dễ dàng sử dụng các
phương tiện kỹ thuật hỗ trợ trong điều kiện trong nhà.

+ Sự kiện ngoài trời: là sự kiện được tổ chức trong điều kiện không gian mở, tức được
tổ chức tại các bãi biển, quảng trường, sân vận động, …Ngược lại với sự kiện trong nhà
thì sự kiện ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện thời tiết trong quá trình sự
kiện diễn ra và các phương án bảo vệ, setup âm thanh ánh sáng, trang thiết bị sự kiện
cũng là mối quan tâm của các nhà tổ chức sự kiện khi tổ chức sự kiện ngoài trời.

1.1.1.3. Theo hình thức và tính chất của sự kiện

Đây là cách phân loại phổ biến có ý nghĩa trong nghiệp vụ tổ chức sự kiện. Vì hình
thức tổ chức sự kiện thường phụ thuộc vào mục đích sự kiện nên nó thường đi liền với
nhau. Trong tài liệu này chúng tôi tạm chia thành các nhóm sau:

-Sự kiện kinh doanh: là những sự kiện có liên quan đến hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp, tổ chức.

+ Sự kiện kinh doanh (Bussiness event): ra mắt sản phẩm mới…

+ Các ngày lễ của doanh nghiệp (Corporate events): Như kỷ niệm ngày sinh nhật, ngày
truyền thống của công ty…

+ Sự kiện gây quỹ (Fundraising events)

+ Triển lãm (Exhibitions)


+ Hội chợ thương mại (Trade fairs)

+ Sự kiện liên quan đến bán hàng (Workshops)

Giảng viên: Nguyễn Văn Page 4


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

+ Sự kiện liên quan tới marketing (Marketing events)

+ Sự kiện kết hợp khuyến mãi, xúc tiến thương mại (Promotional events)

+ Sự kiện tung thương hiệu, sản phẩm (Brand and product launches)
+ Hội nghị khách hàng, giao lưu, gặp gỡ (Customers Meetings; Customers
Conferences, Conventions)
+ Các loại hội nghị thường niên: tổng kết các kỳ, đại hội cổ đông…

+ Lễ khai trương, khánh thành, động thổ…

+ Các sự kiện khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

-Sự kiện giáo dục, khoa học: Đó là những sự kiện liên quan đến giáo dục, khoa học
như.

+ Hội thảo, hội nghị (Education/ Training Meetings; Seminars, Conferences,


Conventions) về văn hóa giáo dục: diễn thuyết, chuyên đề, hội thảo du học…
+ Liên hoan, hội giảng, các cuộc thi: Hội giảng giáo viên dạy giỏi, thi học sinh giỏi,
Gặp mặt sinh viên xuất sắc.

+ Các hội thi, các trò chơi (game show) mang tính giáo dục

-Sự kiện văn hóa truyền thống: Liên quan đến văn hóa, truyền thống, tôn giáo - tín
ngưỡng và phong tục tập quán, bao gồm:
+ Lễ hội truyền thống (Traditional festival events)

+ Cưới hỏi

+ Ma chay
+ Mừng thọ
+ Sinh nhật
+ Social and cultural events: Event văn hoá xã hội

+ Giao lưu văn hóa

+ Các lễ kỷ niệm truyền thống khác: như họp đồng hương, kỷ niệm ngày thành lập…

-Sự kiện âm nhạc, nghệ thuật, giải trí:


+ Entertainment events: Event giải trí

Giảng viên: Nguyễn Văn Page 5


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

+ Hội thi nghệ thuật (ví dụ: liên hoan tiếng hát học sinh- sinh viên, hội diễn sân khấu
chuyên nghiệp…)

+ Concerts/live performances: Hoà nhạc, diễn sống, liveshow


+ Festive events: Event lễ hội
+ Triển lãm nghệ thuật

+ Biểu diễn nghệ thuật

+ Khai trương: giới thiệu Anbum mới, ban nhạc.

+ Biểu diễn từ thiện, biểu diễn đánh bóng tên tuổi, tạp kỹ…

-Sự kiện thể thao:

+ Thi đấu

+ Hội thi, hội thao, hội khỏe…

+ Đón tiếp, chào mừng

+ Giao lưu thể thao

-Sự kiện chính thống/ Sự kiện của nhà nước (Government events): Loại sự kiện
thường có những chuẩn mực và quy tắc riêng, chủ đầu tư sự kiện chính là các cơ quan
nhà nước.

+ Tổng kết; Khen thưởng, tuyên dương

+ Phát động phong trào

+ Hội thảo, hội nghị…

+ Họp báo; Hội nghị hiệp thương

+ Đón tiễn…

-Sự kiện truyền thông: là các sự kiện có tính truyền thông cao, thường do một hay
nhiều cơ quan truyền thông báo chí là chủ đầu tư sự kiện, hoặc có sự tham gia của các
cơ quan truyền thông trong quá trình tiến hành sự kiện.

+ Lễ ghi nhận thương hiệu

+ Thu hút nhà tài trợ

Giảng viên: Nguyễn Văn Page 6


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

+ Kỷ niệm

+ Gây quỹ
+ Phát động phong trào…

+ Họp báo, thông cáo báo chí…


=> Cần lưu ý rằng sự những phân loại nói trên chỉ mang tính chất tương đối, trong thực
tế một hình thức sự kiện có thể thuộc nhiều loại sự kiện khác nhau. Ví dụ: hội thảo, hội
nghị… Mặt khác với từng sự kiện cụ thể có thể cùng thuộc hai hay nhiều loại nói trên.
Tuy nhiên việc phân loại này không loại trừ các loại hình sự kiện từ nhỏ đến lớn, từ
trong nước đến quốc tế và các hình thức tổ chức khác nhau với mục đích hiểu rõ bản
chất của sự kiện phục vụ cho các tác nghiệp liên quan đến thủ tục pháp lý liên quan
trong chương tiếp theo.
1.2.2. Các loại chủ thể, thành phần trong tổ chức sự kiện
Một sự kiện diễn ra luôn có mặt của khách mời, nhà đầu tư sự kiện, nhà tổ chức sự kiện,
giới truyền thông, chính quyền địa phương sở tại và cộng đồng dân cư nơi diễn ra sự
kiện. Tuy nhiên với các thành phần như trên chỉ mới xem xét ở phần diễn biến của sự
kiện (phần nổi); để tiến hành một sự kiện còn có các thành phần khác như các nhà cung
ứng về địa điểm tổ chức sự kiện, cung ứng các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống…
Vì vậy trong quá trình nghiên cứu về phạm trù các quy định & thủ tục pháp lý tổ chức
sự kiện cần thống nhất cách hiểu về các thành phần này.

-Các thành phần, chủ thể tham gia sự kiện: Là những tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá
nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào một hoặc nhiều công việc, hoạt động, diễn
biến của sự kiện. Các chủ thể tham gia sự kiện bao gồm các nhóm chính:

+ Chủ sự kiện

+ Nhà tài trợ cho sự kiện

+ Nhà tổ chức sự kiện (đơn vị tổ chức sự kiện, doanh nghiệp tổ chức sự kiện);

+ Nhà cung ứng dịch vụ cung ứng cho sự kiện: cung cấp các hạng mục dịch vụ, hàng
hóa cho sự kiện do nhà tổ chức sự kiện thuê;

Giảng viên: Nguyễn Văn Page 7


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

+ Khách mời (tham gia sự kiện);

+ Khách vãng lai tham dự sự kiện;


+ Chính quyền và cư dân nơi diễn ra sự kiện.

Chú ý: Việc phân chia nói trên chỉ mang tính chất tương đối trong một số trường hợp
nhà đầu tư sự kiện cũng có thể chính là nhà tổ chức sự kiện (tự tổ chức). Một số sự kiện
không có khách vãng lai tham dự sự kiện mà chỉ đơn thuần là khách mời, một số sự
kiện ảnh hưởng và sự liên quan đến chính quyền và cư dân nơi diễn ra sự kiện không
đáng kể. Một số sự kiện có sự xuất hiện đầy đủ của các chủ thể kể trên và có một số sự
kiện không tồn tại đầy đủ các chủ thể nhưng cũng có những sự kiện các chủ thể kể trên
thể hiện các vai trò chủ thể khác nhau trong một chủ thể duy nhất.

* Chủ sự kiện: (nhà thuê tổ chức sự kiện/ chủ sở hữu sự kiện): là các chủ thể chính của
sự kiện, là các tổ chức doanh nghiệp hoặc cá nhân bỏ kinh phí để thực hiện hoặc thuê
nhà tổ chức sự kiện thực hiện sự kiện và chịu trách nhiệm chủ yếu đối với các yếu tố có
liên quan đến sự kiện, nhằm truyền tải những thông điệp của sự kiện tới khách mời liên
quan nhằm mang lại những lợi ích khác nhau cho tổ chức của mình và cho xã hội.

*Nhà tài trợ sự kiện/ nhà đầu tư sự kiện: Là các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân
tài trợ cho sự kiện một phần về kinh phí, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực, trang thiết
bị…để góp phần vào sự thành công của sự kiện, nhằm mang lại những lợi ích cho mình
và cho xã hội. Nhà tài trợ sự kiện sẽ có được những quyền lợi nhất định trong việc chi
phối một số nội dung, hoạt động quảng bá thương hiệu; song song với nó họ cũng sẽ
phải chịu một số trách nhiệm pháp lý nhất định (đối với các vấn đề có liên quan với họ)
trong sự kiện.

- Nhà đầu tư/ nhà tài trợ sự kiện nếu bỏ kinh phí và tự mình tổ chức sự kiện họ sẽ đóng
cả vai trò là nhà tổ chức sự kiện.

-Trong một sự kiện có thể sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, nhà tài trợ sự kiện cùng
tham gia vào quá trình tài trợ cho sự kiện. Trường hợp này người ta thường chỉ ra nhà

Giảng viên: Nguyễn Văn Page 8


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

tài trợ chính (tài trợ chính thức); nhà đồng tài trợ, tài trợ đọc quyền, tài trợ vàng, kim
cương, bạc …

*Nhà tổ chức sự kiện (đơn vị cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện): là những tổ chức,
doanh nghiệp, những người được chủ sự kiện thuê và được ủy quyền thực hiện quá
trình tổ chức sự kiện và có những ràng buộc, quyền lợi và nghĩa vụ nhất định trong quá
trình tổ chức sự kiện. Cùng với nhà đầu tư sự kiện nhà tổ chức sự kiện phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về các vấn đề có liên quan đến sự kiện.
Nhà tổ chức sự kiện ngoài việc chịu trách nhiệm chuẩn bị, tiến hành và kết thúc các nội
dung của sự kiện còn đóng vai trò trung gian giữa các nhà cung ứng dịch vụ với khách
hàng của mình (xem sơ đồ 1.1)
Sơ đồ 1.1. Vai trò trung gian của nhà tổ chức sự kiện

Nhà cung ứng Nhà tổ chức Khách hàng


các dịch vụ bổ sự kiện của nhà tổ
trợ chức sự kiện

*Nhà cung ứng dịch vụ bổ trợ tổ chức sự kiện: là những tổ chức, doanh nghiệp, cung
ứng một hay một số các dịch vụ, hàng hóa bổ trợ (dịch vụ về lưu trú, ăn uống, vui chơi
giải trí, dịch vụ thể thao, văn phòng, an ninh…) cho quá trình tổ chức sự kiện thông qua
các hợp đồng (hoặc các hình thức thỏa ước khác) được ký kết với nhà tổ chức sự kiện,
họ có những ràng buộc, quyền lợi, nghĩa vụ nhất định liên quan đến quá trình tổ chức sự
kiện.

Do tính đa dạng về loại hình dịch vụ có trong sự kiện, nên nhà tổ chức sự kiện khó có
thể đảm đương tự cung ứng tất cả các dịch vụ cho khách hàng trong sự kiện. Vì vậy họ
cần đến các nhà cung ứng dịch vụ cho sự kiện. Chung ta gọi chung nhóm này là: nhà
cung ứng dịch vụ bổ trợ cho sự kiện/ các nhà cung ứng trung gian. Thành phần này có
thể được xem là nhà cung ứng dịch vụ tổ chức sự kiện, tuy nhiên để tránh nhầm lẫn với
nhà tổ chức sự kiện (cũng là nhà cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện) mặt khác để làm nổi

Giảng viên: Nguyễn Văn Page 9


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

bật vai trò trung gian của nhà tổ chức sự kiện trong quá trình cung ứng các hàng hóa,
dịch vụ cho sự kiện.

*Khách mời tham gia sự kiện là những tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân được chủ
đầu tư sự kiện chủ động mời tham dự vào các diễn biến, hoạt động của sự kiện, họ là
đối tượng chính mà mục tiêu sự kiện muốn tác động đến bằng những thông điệp sự kiện
nhất định. Vì vậy, khách mời tham gia sự kiện là một trong các yếu tố cần tính tới khi
lập chương trình, kế hoạch và nội dung tổ chức sự kiện.

Khách mời tham gia sự kiện thường là miễn phí, nhưng cũng có trường hợp phải trả
những khoản phí nhất định để đổi lại họ sẽ nhận được những giá trị nhất định về tinh
thần hoặc vật chất. Khách mời tham gia sự kiện có thể là khán giả, trong trường hợp sự
kiện có bán vé; Tuy nhiên có những đối tượng cũng là khán giả của các sự kiện nhưng
không phải là khách mời, nếu họ không phải là đối tượng mà nhà tổ chức sự kiện muốn
thu hút, họ chỉ tình cờ tham gia sự kiện với hình thức vô tình, vãng lai. Mặc dù được
mời tham gia sự kiện với cương vị quan trọng nhưng đối tượng khách mời sự kiện cũng
cần tuân thủ các điều kiện nhất định về yêu cầu, thủ tục và quy định chung của từng sự
kiện.

* Chính quyền và cư dân nơi diễn ra sự kiện: là chính quyền và cư dân giới hạn trong
một phạm vi địa lý nào đó chịu ảnh hưởng trong thời gian tiến hành sự kiện.

Phạm vi giới hạn là lớn hay nhỏ, tùy theo mức độ ảnh hưởng cũng như quy mô của sự
kiện. Phạm vi này có thể là: xóm thôn, phường xã, một cơ quan, trường học và rộng hơn
có thể là một thành phố, điểm du lịch, vùng lãnh thổ, quốc gia… Chính quyền địa
phương và cư dân sở tại đóng vai trò quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho các doanh
nghiệp tổ chức sự kiện và các chủ thể tham gia khách tạo điều kiện hoặc trở ngại cho
việc thực hiện các giao dịch và tổ chức sự kiện. Với tính 2 mặt của vấn đề là ảnh hưởng
tích cực và tiêu cực cho thấy các doanh nghiệp tổ chức sự kiện mong muốn những sự hỗ
trợ và tạo điều kiện tối đa về mặt pháp lý và sự hưởng ứng cho hoạt động kinh doanh
cảu họ.

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

1.2. Các mối quan hệ pháp lý trong tổ chức sự kiện


Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp
luật khác nhau, những quan hệ xã hội này xác lập, phát triển, tồn tại hay chấm dứt dựa
trên quy định của pháp luật, các bên tham gia vào quan hệ đó là những chủ thể có quyền
chủ thể và nghĩa vụ pháp lý phát sinh được pháp luật quy định và Nhà nước sẽ bảo đảm
thực hiện.
Như vậy, “pháp luật” là các quy phạm pháp luật bắt buộc do Nhà nước ban hành
như Hiến pháp, Luật, Bộ luật,… và được bảo vệ bằng sức mạnh Nhà nước. Còn “pháp
lý” là sự lý luận, vận dụng các quy định của pháp luật của các chủ thể trong đời sống.
+ Quan hệ này được phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật. Trong đó, quy phạm
pháp luật là sự dự liệu tình huống nảy sinh quan hệ pháp luật, xác định được chủ thể
tham gia, quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý.
+ Quan hệ mang tính ý chí, đây là ý chí của Nhà nước sau đó mới là ý chí của các
bên tham gia vào quan hệ đó.
+ Nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện quan hệ pháp luật, thậm chí là bảo đảm
bằng các biện pháp cưỡng chế thi hành.
+ Khi tham gia quan hệ này, các bên bị ràng buộc bằng quyền chủ thể và nghĩa vụ
mà pháp luật quy định.
+ Quan hệ pháp luật còn mang tính cụ về chủ thể tham gia là cá nhân, tổ chức hay
cơ quan nhà nước cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
1.3 Các mối quan hệ pháp lý trong tổ chức sự kiện
1.3.1. Quan hệ giữa nhà tổ chức và chính quyền
1.3.2. Quan hệ giữa nhà tổ chức và khách hàng
1.3.3. Quan hệ giữa nhà tổ chức và các đối tác
1.3.4. Quan hệ giữa nhà tổ chức và cư dân địa phương
1.3.5. Quan hệ giữa nhà tổ chức và các chủ thể khác

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

Chương 2
QUY ĐỊNH VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH MỘT DOANH NGHIỆP
SỰ KIỆN
2.1 Nền tảng pháp lý
2.1.1 Luật
Luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp
luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực
đời sống xã hội nhất định. Luật là một loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội
(Nghị viện) ban hành, có hiệu lực pháp lí cao nhất, chỉ dưới Hiến pháp. Ví dụ: Luật tổ
chức Quốc hội; Luật tổ chức Chính phủ... Tất cả các văn bản pháp luật khác do các cơ
quan nhà nước khác ban hành đều là văn bản dưới luật
Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam bao gồm:
– Hiến pháp – Do Quốc hội ban hành, là văn bản pháp luật cao nhất.
– Luật hoặc Bộ luật – Do Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký quyết định ban hành.
Có thể kể một số Bộ luật như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự,
Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hàng hải, luật doanh nghiệp....
– Nghị quyết của Quốc hội
– Văn bản dưới luật
2.1.2 Văn bản dưới luật
Văn bản dưới luật là tên gọi chung các văn bản mà nội dung là quy phạm pháp luật do
các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, cơ quan quyền lực nhà nước, quản lý nhà
nước ở địa phương, ban hành để cụ thể hóa một vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc
hội, được pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội giao, hay để thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức. Văn bản
dưới luật không được trái với hiến pháp, với luật.
Văn bản dưới luật bao gồm:
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh, Nghị quyết

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

+ Chủ tịch nước: Lệnh, Quyết định


+ Chính phủ: Nghị định.
+ Thủ tướng Chính phủ: Quyết định
+ Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Nghị quyết
+ Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Thông tư.
+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Thông tư.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Thông tư
+ Tổng Kiểm toán Nhà nước: Quyết định
+ Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ
quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.
+ Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
+ Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Bao gồm:
Hội đồng nhân dân: Nghị quyết; Ủy ban nhân dân: Quyết định.
Theo đó, sự giống nhau giữa luật và văn bản dưới luật đều là những văn bản quy phạm
pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được
pháp luật quy định. Tuy nhiên nó khác nhau về thẩm quyền ban hành và hiệu lực pháp
lý. Nếu như Văn bản luật là những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội – cơ quan
quyền lực cao nhất của nhà nươc ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp
luật quy định gồm hiến pháp, luật và bộ luật và Có hiệu lực pháp lý cao nhất thì văn bản
dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành theo
trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định bao gồm: pháp lệnh, nghị định,
nghị quyết, lệnh, quyết định, thông tư và có hiệu lực pháp lý thấp hơn văn bản luật. Ví
dụ:

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

1. Nghị định số 103/2009/NĐ-CP Ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh
dịch vụ văn hóa ngày 6/11/2009.
2. Nghị định số 01/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ hủy bỏ các
Quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Nghị định 79/2012/NĐ-CP Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang;
thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc,
sân khấu.
4. Nghị định 15/2016/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định
79/2012 của chính phủ.
2.2 Quy trình đăng ký kinh doanh một doanh nghiệp sự kiện
2.2.1 Loại hình doanh nghiệp sự kiện
2.2.1.1 Công ty tổ chức sự kiện là công ty TNHH 1 thành viên

Công ty tổ chức sự kiện là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp
tổ chức sự kiện do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số
vốn điều lệ của công ty.
- Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
-Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký
doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công
ty.
-Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập
doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.
-Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này,
chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này,

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các
nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay
đổi vốn điều lệ.
-Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quyền giảm vốn nếu đã hoạt động
kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm
thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu.
Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc
huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy
động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Ưu điểm:
+Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động
của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu;
+Cơ cấu tổ chức công ty đơn giản nhất, thủ tục thành lập công ty đơn giản trong các loại
hình doanh nghiệp;
+Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của
công ty;
+Quy định về vấn đề chuyển nhượng vốn quy định chặt chẽ, Nhà đầu tư dễ kiểm soát
được việc chuyển nhượng vốn.
Nhược điểm:
+Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do chỉ có một thành
viên và không có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu
+Chủ sở hữu Công ty TNHH 1 thành viên không được rút vốn trực tiếp mà phải bằng
cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
+Lương của chủ sở hữu không được tính vào chi phí của doanh nghiệp.
2.2.1.2 Công ty tổ chức sự kiện là công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

- Công ty tổ chức sự kiện là công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là
doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không
vượt quá 50.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn không
được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn
góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp
cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn
góp như đã cam kết góp. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn
đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các
thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp
vốn đủ phần vốn góp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ
phần.
Ưu điểm:
- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động
của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
- Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là
người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm
soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
- Thời hạn đăng ký lại vốn khi các thành viên chưa góp vốn đủ dài nhất: 60 ngày kể kể
từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

-Khi chuyển nhượng vốn, thành viên chuyển vốn phải kê khai thuế và nộp thuế thu nhập
cá nhân, trường hợp chuyển nhượng ngang giá góp vốn thì số thuế phải nộp bằng
không.
-Lương của chủ sở hữu được tính vào chi phí của doanh nghiệp.
Nhược điểm:
-Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh
nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;
-Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền
phát hành cổ phiếu.
- Vì là công ty hai thành viên trở lên nên khả năng quyết định và các thủ tục cần được
thông qua các bên liên quan.
2.2.1.3 Công ty tổ chức sự kiện là công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần
bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có
quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông
sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết;
-Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế
số lượng tối đa.
-Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy
định của pháp luật về chứng khoán.
Ưu điểm:
- Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu
trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên
mức độ rủi do của các cổ đông không cao;

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

- Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp
vốn vào công ty;
- Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phần
chào bán hoặc cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;
- Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, không cần thực
hiện thủ tục thay đổi cổ đông với Sở Kế hoạch đầu tư, do vậy phạm vi đối tượng được
tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua
cổ phiếu của công ty cổ phần.
Nhược điểm:
-Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể
rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa
thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
- Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty
khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài
chính, Kế toán.
2.2.2 Quy trình đăng ký kinh doanh
2.2.2.1 Doanh nghiệp tự thực hiện quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp
Quy trình gồm 04 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
+ Giấy đề nghị đăng ký thành lập Công ty kinh doanh nhà hàng;
+ Điều lệ công ty;
+ Danh sách thành viên đối với công ty TNHH, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ
phần;
+ Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân
dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông
sáng lập; quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ chứng minh nhân dân hoặc
hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức.
- Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành
phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Sở kế hoạch và
đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của
doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao
giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên
cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải
thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông
báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ
tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Bước 4: Thủ tục hoàn tất nghĩa vụ về thuế
+Treo biển tại trụ sở công ty;
+Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;
+Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo số tài khoản với Cơ quan nhà
nước;
+Đăng ký chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử;
+Kê khai và nộp thuế môn bài;
+In, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.
2.2.2.2 Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp chuẩn bị:

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

+ Bản sao hợp lệ các giấy tờ cá nhân gồm thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân
dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông
sáng lập.
+ Nộp phí dịch vụ theo thõa thuận
Các thủ tục còn lại được ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện:
+ Soạn thảo hồ sơ pháp lý liên quan đến nội dung đăng ký kinh doanh lĩnh vực nhà
hàng theo thông tin doanh nghiệp cung cấp và theo đúng với quy định của pháp luật;
+ Đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp thực hiện các thủ tục giúp doanh nghiệp
đăng ký thành lập;
+ Theo dõi quá trình thụ lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giải trình với
các cơ quan về các vấn đề liên quan đến việc đăng ký thành lập của doanh nghiệp;
Bài giảng này cung cấp thêm các minh họa về dịch vụ mở công ty tổ chức sự kiện hiện
hành tại một số đơn vị cung cấp dịch vụ này.

=> Câu hỏi đặt ra là chúng ta nên sử dụng dịch vụ mở công ty hay tự thực hiện quy trình
đó. Câu trả lời là tùy vào điều kiện thời gian, nguồn nhân lực và tài chính, sự hiểu biết

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

pháp luật, mối quan hệ với các bên liên quan…mà các doanh nghiệp quyết định sử dụng
dịch vụ mở công ty của các đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc tự đơn vị thực hiện các thủ
tục thành lập doanh nghiệp theo quy trình nói trên.
2.3 Những khó khăn trong quá trình đăng ký kinh doanh và cách khắc phục
2.3.1 Nhận diện các khó khăn trong quá trình đăng ký
+ Thiếu thông tin pháp lý và các kiến thức về luật để hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh
doanh. Hầu hết các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực tổ chức sự kiện nói riêng, đều thiếu các kiến thức về luật doanh nghiệp và các thủ
tục cần thiết để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Lý do là các doanh nghiệp mới thành
lập hầu như họ chưa có nhiều kinh nghiệm và nguồn thông tin để hoàn tất thủ tục đăng
ký kinh doanh. Tuy nhiên với những doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh trong
các lĩnh vực khác, nay muốn mở thêm ngành nghề kinh doanh tổ chức sự kiện thì thủ
tục đơn giản hơn so với các doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh tổ chức sự kiện.
+ Thiếu nhân lực và bộ phận pháp lý trực thuộc để thụ lý công việc đăng ký kinh doanh.
Chính vì thiếu thông tin và kiến thức cơ bản về luật và các thủ tục pháp lý cộng với
nguồn nhân lực phụ trách không chuyên tạo ra không ít vướng mắc cho doanh nghiệp
trong hoạt động đăng ký kinh doanh. Nhân lực chuyên môn ở đây được hiểu là bộ phận
hành chính, pháp lý của công ty có thể thực hiện được công việc đăng ký thủ tục pháp lý
và các chuẩn bị cần thiết trước khi nộp hồ sơ lên các đơn vị chức trách liên quan. Tại
các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam, phòng Tài Chính Kế Toán, hoặc phòng
Hành Chính Nhân Sự thường sẽ phụ trách các thủ tục pháp lý liên quan trong đó có việc
hoàn thiện thủ tục hồ sơ để đăng ký thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên vấn đề thiếu con
người đủ chuyên môn vẫn là một khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc đăng ký
kinh doanh sự kiện
+ Phụ thuộc vào đơn vị trung gian là công ty luật, hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ
đăng ký kinh doanh doanh nghiệp. Từ những lý do phân tích trên đây, tại thời điểm
đăng ký kinh doanh, đa phần các công ty đều lựa chọn được tư vấn và hỗ trợ của công
ty luật hoặc các công ty cung cấp dịch vụ liên quan để đơn giản hóa các thủ tục hành

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

chính. Tuy nhiên không phải bao giờ các doanh nghiệp cũng may mắn chọn được một
đơn vị cung cấp chuyên nghiệp và có uy tín. Với việc sử dụng các dịch vụ thuê ngoài
tạo ra sự bị động cho các thủ tục như ủy quền, chữ ký, và phụ thuộc vào họ, thiếu chủ
động...
+ Nhầm lẫn, thiếu , sót trong mã các ngành nghề đăng ký. Một trong những khó khăn
của doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh là nhầm lẫn, thiếu sót trong việc lựa chọn các
ngành nghề đăng ký kinh doanh. Hiện nay theo hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của
Thủ tướng Chính phủ) bao gồm Cấp 01, Cấp 02, Cấp 03, Cấp 04, Cấp 05 với rất nhiều
những ngành nghề đăng ký liên quan. Thông thường các doanh nghiệp tổ chức sự kiện
đăng ký kinh doanh không chỉ có một ngành nghề duy nhất mà họ còn hoạt động trong
các dịch vụ liên quan như vận chuyển, tour du lịch, vé máy bay... Việc nhầm lẫn và
thiếu sót trong đăng ký mã ngành tạo ra sự khó khăn trong hoạt động kinh doanh phát
sinh sau khi doanh nghiệp đã được cấp phép ngành nghề ngay từ đầu.
+ Thời gian thụ lý hồ sơ phát sinh ảnh hướng đến hoạt động kinh doanh và xuất hóa
đơn của doanh nghiệp. Một số thành phố hiện nay, việc đăng ký kinh doanh được thực
hiện tại tổ 1 cửa với thời gian thụ lý hồ sơ nhanh hơn. Tuy nhiên một số tỉnh thành phố
vẫn còn phải chờ đợi khá lâu trong việc cấp phép cho doanh nghiệp tổ chức sự kiên.
Vào những dịp cao điểm như mùa hè hoặc doanh nghiệp cần gấp giấy phép để hợp thức
hóa các thủ tục sự kiện đang chuẩn bị tổ chức chức. Vào dịp lễ tết, cao điểm thì thời
gian thụ lý hồ sơ có thể kéo dài hơn giấy hẹn ban đầu.
2.3.2 Các khắc phục
+ Thiếu thông tin pháp lý và các kiến thức về luật để hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh
doanh. Để khắc phục khó khăn này, đòi hỏi bộ phận phụ trách tại doanh nghiệp cần có
trách nhiệm trong việc thu thập thông tin, đặc biệt là việc luôn cập nhật các văn bản,
quy định mới và nắm rõ quy trình, thủ tục của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để
đáp ứng đủ và đúng những yêu cầu pháp lý của cơ quan chức năng. Ngoài ra mỗi địa
phương cũng có thể có một vài điều chỉnh phù hợp với đặc thù, khác với các địa phương

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

khác nên cần kiểm tra kỹ những quy định bổ sung tại các địa phương mà doanh nghiệm
muốn đăng ký kinh doanh để đảm bảo quá trình đăng ký không có vướng mắc không
đáng có.
+ Thiếu nhân lực và bộ phận pháp lý trực thuộc để thụ lý công việc đăng ký kinh doanh.
Nhân sự phụ trách có ý nghĩa rất quan trọng, lãnh đạo đơn vị cần biết “ chọn mặt gửi
vàng” để bố trí người phụ trách tốt các thủ tục cho doanh nghiệp. Trong trường hợp nếu
nhân sự tại đơn vị không thực sự có sẵn và tự tin về khả năng của họ, cần tham khảo các
tư vấn từ các đơn vị cung cấp dịch vụ bên ngoài để nhận được thêm sự tư vấn và hỗ trợ
kỹ lưỡng.
+ Phụ thuộc vào công ty luật, hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh
doanh nghiệp. Để hạn chế sự phụ thuộc và bị động trong việc sử dụng dịch vụ bên
ngoài, các doanh nghiệp cần soạn thảo các hợp đồng kỹ càng và cụ thể hóa các quyền
lợi, trách nhiệm của các bên để đảm bảo quá trình thực hiện được diễn ra thông suốt,
minh bạch, và đảm bảo tiến độ theo yêu cầu. Cần có các tiêu chí cụ thể cho việc lựa
chọn một đơn vị cung ứng uy tín, kinh nghiệm và có mối quan hệ tốt với sở ban ngành.
Duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp để được hỗ trợ các phát sinh trong quá trình kinh
doanh sau khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động.
+ Nhầm lẫn, thiếu , sót trong mã các ngành nghề đăng ký. Để tránh nhầm lẫn, doanh
nghiệp nên xem xét và chọn lựa kỹ lưỡng các ngành nghề mà doanh nghiệp sẽ hoạt
động kinh doanh trong thời gian ít nhất là 5 năm tới, tránh tình trạng phát sinh thêm lĩnh
vực kinh doanh phải bổ sung hồ sơ. Cần kiểm tra kỹ mã số các ngành nghề trong bảng
“ Hệ Thống Ngành Kinh Tế Việt Nam” để có các lựa chọn chính xác nhất, trành nhầm
lẫn. Lời khuyên được đưa ra, là hãy đăng ký thêm nhiều ngành liên quan nếu doanh
nghiệp thấy lĩnh vực đó có thể sẽ kinh doanh trong thời gian tới, đặc biệt là các ngành
nghề liên quan. Sự tư vấn của các chuyên gia luật, bộ phận kinh doanh và kế toán cũng
rất cần thiết và quan trọng trong giai đoạn này.
+ Thời gian thụ lý hồ sơ phát sinh ảnh hướng đến hoạt động kinh doanh và xuất hóa
đơn của doanh nghiệp. Cần kiểm tra thời gian làm việc của sở kế hoạch đầu tư các tỉnh,

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

lịch tiếp dân và tiếp nhận hồ sơ qua cổng 1 cửa. Sau khi nộp đủ hồ sơ, và đơn vị tiếp
nhận nhận hồ sơ, doanh nghiệp cần lấy biên nhận và giấy trả kết quả hồ sơ vào thời gian
nhất định đê có căn cứ xứ lý hồ sơ trong các phát sinh pháp lý. Trong trường hợp cần
giấy phép gấp để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đừng ngần ngại khi hỏi người tiếp
nhận rằng hồ sơ của bạn đã đủ hay chưa, thiếu loại giấy tờ nào, tránh tính trạng người
tiếp nhận hồ sơ chưa kiểm tra kỹ hồ sơ, và sau đó vài ngày họ lại yêu cầu bạn bổ sung
một số giầy tờ khác làm gia hạn phát sinh thời gian ra kết quả cho giấy phép của công
ty.

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

Chương 3
QUY ĐỊNH VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC CÁC LOẠI SỰ KIỆN
3.1. Đặc điểm của các loại sự kiện
3.1.1 Họp báo, các hoạt động thông cáo báo chí
Các cuộc họp báo được tổ chức bởi các công ty hoặc cá nhân và có sự tham gia của giới
truyền thông... Một công ty có cơ hội đưa câu chuyện tin tức của mình ra công chúng
một cách thuận lợi nhất là khi họ mời giới truyền thông đến các sự kiện đặc biệt của họ.
Tại đây có sự tham gia của báo giới và họ có thể đối thoại, đặt câu hỏi trực tiếp về các
vấn đề liên quan đến chủ đề, tin tức được thông báo trong sự kiện.
Ví dụ:
+ Họp báo công bố thể lệ cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam
+ Họp báo ra mắt bộ phim Hương Vị Tinh Thần
+ Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021
+ Các cuộc họp báo được tổ chức bởi các công ty hoặc cá nhân và có sự tham gia
của giới truyền thông. Trong sự kiện này, một hoặc nhiều diễn giả có thể diễn thuyết
trước những người tham dự. Phóng viên sau đó có thể đặt câu hỏi.
+Trước khi một cuộc họp báo diễn ra, một công ty có thể đưa ra thông cáo báo chí, nêu
rõ bản chất của sự kiện. Đôi khi, những điều này đã được đưa ra đầy đủ trước họp báo.
+ Một công ty có cơ hội đưa câu chuyện tin tức của mình ra công chúng một cách thuận
lợi nhất là khi họ mời giới truyền thông đến các sự kiện đặc biệt của họ. Trong các
trường hợp đó, các công ty ít được biết đến có thể muốn tăng tầm vóc của họ trên các
phương tiện truyền thông, bằng cách tạo điều kiện để các cơ quan báo chí dễ dàng đưa
tin về các sự kiện của công ty.
+ Bằng việc tiếp xúc thuận lợi với truyền thông, các công ty có thể có được sự nhận
diện thương hiệu và uy tín hơn trên thị trường, thường với chi phí thấp hơn nhiều so với
yêu cầu cho một chiến dịch quảng bá rộng rãi.

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

+ Họp báo cũng được gọi là "news conferences". Khi không có tuyên bố chính thức
hoặc không cho phép đặt câu hỏi, sự kiện này được gọi là "photo op".
3.1.2 Sự kiện biểu diễn ca nhạc
Chương trình biểu diễn âm nhạc, lễ hội âm nhạc hay còn gọi là đại nhạc hội hoặc liên
hoan âm nhạc là một sự kiện cộng đồng nhằm hướng tới các màn biểu diễn ca hát và
chơi nhạc cụ trực tiếp, sống động thường diễn ra theo chủ đề và thông điệp nhất định, ví
dụ như: theo dòng nhạc (blues, dân ca, jazz, nhạc cổ điển), theo quốc gia hay vùng địa
phương của các nghệ sĩ âm nhạc, hoặc theo ngày lễ.
Ví dụ:
+ Sự kiện âm nhạc “ 20 Năm – Trịnh Công Sơn”
+ Đai nhạc hội âm nhạc chào đón năm mới 2022- Countdown party 2022
+ Sự kiện Live show 20 năm ca hát của ca sĩ Phi Nhung
- Tùy vào tính chất sự kiện có lợi nhuận hay phi lợi nhuận mà ban tổ chức có quyết định
bán vé hay cho phép vào cổng tự do.
3.1.3 Chương trình biểu diễn thời trang
Chương trình biểu diễn thời trang( Fashion Show ): là một buổi trình diễn thời trang,
hay lễ ra mắt những sản phẩm thời trang của các nhà thiết kế danh tiếng hoặc mới bước
chân vào làng thời trang. Hoặc một cuộc thi về sắc đẹp trong đó có trình diễn những
trang phục mới lạ, độc đáo và bắt mắt người xem được gọi chung là biểu diễn thời
trang.
Ví dụ:
+ Chanel Ready-To-Wear Thu Đông 2020
+ Chương trình biểu diễn thời trang Mix & Match (Thu đông 2018) của nhà thiết
kế Đỗ Mạnh Cường
+ Chương trinh biểu diễn áo dài “Hội nhập - Thắp sáng Hội An” 2020
-Những sự kiện tổ chức Fashion Show có mục đích chính là để tạo dấu ấn, PR thương
hiệu kinh doanh thời trang của doanh nghiệp một cách rất hiệu quả. Bản thân Show diễn

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

đó cũng đã được nhà tổ chức tính toán, lôi kéo sự chú ý của mọi người bằng những bộ
quần áo xa xỉ, đình đám và đặc biệt là những hoạt động của các khách mời ngôi sao nổi
tiếng trên hàng ghế khách mời.
-Tất cả chỉ vì mục đích tạo tên tuổi cho thương hiệu thời trang trước công chúng, đồng
thời khẳng định thương hiệu và doanh thu sau này. Không chỉ là khẳng định thương
hiệu, những sự kiện Fashion Show cũng đem đến một nguồn lợi nhuận không nhỏ. Rất
nhiều người đến xem và cảm thấy thích những bộ trang phục đó nên đã quyết định mua
ngay sau sự kiện. Những sự kiện vừa diễn xong và để bán được hết trang phục thì rất
hiếm nhưng cũng không phải là không có.
-Ngoài ra, một lĩnh vực vừa mang lại doanh thu trực tiếp cho ngành thời trang, vừa kéo
theo những khoản thu cho các ngành kinh tế khác như du lịch, khách sạn, hàng không,
… cũng tạo được hiệu ứng tích cực để phát triển hơn những sự kiện Fashion Show.
3.1.4 Các sự kiện nhằm mục đích gây quỹ, chương trình từ thiện
Là hình thức tổ chức sự kiện với mực đích gây quỹ để thực hiện các vấn đề xã hội, cộng
đồng hoặc góp phần hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn tại đơn vị hay địa phương. Đặc
điểm nổi bất của sự kiện với mục đích gây quỹ là được tổ chức có thu tức sẽ bán vé
hoặc đấu giá các vật phẩm và số tiền này sẽ được sử dụng cho công tác thiệt nguyện.
Đây là sự kiện phi lợi nhuận và các dạng sự kiện này thường được đông đáo công chúng
ủng hộ vì không có gì ý nghĩa hơn khi khách mời được trải nghiệm không khí của sự
kiện, tận hưởng những màn biểu diễn của thần tượng và số tiền bó ra lại được sử dụng
cho các vấn đề xã hội một cách ý nghĩa tích cực nhất.
Ví dụ:
+ Sự kiện âm nhạc gây quỹ “ Thương về Miền Trung” tại TP HCM để ủng hộ đồng bào
miền Trung lũ lụt
+ Sự kiện: Ra mắt Quỹ vaccine phòng chống COVID-19: Lan tỏa những tấm lòng cao
cả vì cộng đồng

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

+ Sự kiện đạp xe trực tuyến gây quỹ hơn 27.000 USD cho trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn
3.1.5 Sự kiện triễn lãm, tổ chức trưng bày sản phẩm tại điểm bán hàng
Triễn lãm là việc tổ chức trưng bày vật phẩm, tranh ảnh hoặc hàng hoá tập trung trong
một thời gian và tại một địa điểm nhất định nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá đến
mọi người trong xã hội, cộng đồng.
Ví dụ:
+ Hội Chợ Thương Mại Quốc Tế Việt Nam lần thứ 30 – VietNam Expo 2021
+Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - ITE HCMC 2018
+ Triễm lãm Vietnam Motor Show 2021
Việc tổ chức triển lãm thương mại thường do thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ -
triển lãm thương mại thực hiện; hoặc do một tổ chức, cơ quan nào đó đứng ra tổ chức
nhằm hỗ trợ các thương nhân (doanh nghiệp) xúc tiến ký kết hợp đồng tiêu thụ hàng
hoá. Chủ thể tham gia trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ tại các triển lãm thương
mại thường là các thương nhân với mục tiêu tìm đối tác; do đó đối tượng khách hàng
mà thương nhân hướng tới chủ yếu cũng là bạn hàng.
Triển lãm thương mại, cũng như các hội chợ, thường được tổ chức thành các gian hàng
(diện tích lớn hoặc nhỏ, nhưng quy chuẩn tối thiểu là 3m x 3m) để các thương nhân giới
thiệu về sản phẩm, dịch vụ của mình tại đó.
Nhà tổ chức đứng ra mời, kêu gọi, tập hợp các thương nhân tham gia triển lãm thương
mại; sau đó sắp xếp họ vào các vị trí gian hàng tại địa điểm của mình hoặc tự mình đi
thuê. Các thương nhân tham gia triển lãm thương mại phải trả phí gian hàng cho nhà tổ
chức. Trong trường hợp nhà tổ chức là một cơ quan nhà nước, các thương nhân tham
gia thường được miễn phí hoặc giảm một phần chi phí so với khi tham gia triển lãm
thương mại mà nhà tổ chức là thương nhân.

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

3.1.6 Các lễ hội, liên hoan, lễ kỉ niệm…


Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ thống
những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản
ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có
khả năng thực hiện
Ví dụ:
+Giỗ tổ Hùng Vương- Lễ Hội Đền Hùng 2021
+ Lễ Hội Chùa Hương
+Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng.
Đặc điểm nổi bất của sự kiện lễ hội là: tính linh thiêng, tính cộng đồng, tính địa phương
và nét biểu diễn nghệ thuật mang tính truyền thống văn hóa. Đặc biệt với sự kiện lễ hội
thường diễn ra hàng năm vào các ngày lễ kỷ niệm và thường kéo dài hơn so với các sự
kiện thông thường. Các hoạt động bên lề cho khách trẫy hội cũng được kéo dài hơn.
Người dân, du khách tham gia lễ hội có thể trực tiếp tham gia các cuộc thi như đua
thuyền, tham gia cố vũ và trải nghiệm không ký lễ hội.
3.1.7 Sự kiện khai trương, khánh thành
Lễ khai trương (Grand Opening). Đây là một sự kiện đặc biệt được các doanh nghiệp tổ
chức với mục đích đánh dấu ngày ra mắt cơ sở kinh doanh hay là giới thiệu một sản
phẩm, thương hiệu mới.
Ví dụ:
+ Sự kiện ra mắt hãng hàng không Bamboo Airways
+ Sự kiện khai trương khách sạn New Orient Hotel Danang
+ Sự kiện ra mắt khai trương showroom xe Subaru đầu tiên tại Tây Nguyên
-Tổ chức “lễ khai trương” không chỉ là dấu mốc đánh dấu sự ra đời của một cơ sở kinh
doanh hay giới thiệu một thương hiệu mới đến với khách hàng mà nó còn mang giá trị
tinh thần, phong thủy.

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

-Việc tổ chức “lễ khai trương” thành công và ấn tượng sẽ mang lại rất nhiều ý nghĩa, lợi
ích cho doanh nghiệp trên con đường hoạt động và phát triển trong tương lai. Không chỉ
bởi niềm vui, niềm phấn khích trong ngày đầu tiên, việc tổ chức "lễ khai trương" văn
phòng làm việc còn đem lại nhiều lợi ích khác:
3.1.8 Các buổi gặp gỡ, hội nghị thảo luận
Hội Nghị là một cuộc họp được tổ chức nhằm bàn bạc và thảo luận về một vấn đề cụ
thể. Mục đích của hoạt động này là hướng đến tìm kiếm giải pháp phù hợp. Nhằm giải
quyết các công việc thực tế dựa trên cơ sở tổng kết tình hình hoạt động đã qua. Rút kinh
nghiệm và giải pháp đưa ra khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
Ví dụ:
+ Hội Nghị Đại Hội Đồng Cổ Đông công ty thường niên
+ Hội nghị tổng kết năm kinh doanh của doanh nghiệp
+ Hội nghị khách hàng cuối năm của hãng hàng không Vietjetair
Hội Thảo: Thành phần tham dự của hội nghị và hội thảo thường khá giống nhau. Tuy
nhiên, xét về mặt bản chất, nếu hội nghị là một cuộc họp; thì hội thảo lại được hiểu là
một cuộc thảo luận. Cũng dựa trên nguyên tắc bàn bạc và lấy ý kiến về một công việc
cụ thể. Song mục đích mà hoạt động này hướng đến là làm sáng tỏ nguyên nhân, cơ sở
thực tiễn. Và nhiều những yếu tố khác liên quan trực tiếp đến vấn đề đang được đề cập
tới. Trên cơ sở đó, hội thảo sẽ đưa ra kiến nghị và những dự báo sơ bộ về vấn đề này.
Ví dụ:
+ Hội thảo du học Canada- cơ hội định cư cho sinh viên Việt Nam
+ Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy trên phần mềm trực tuyến
+ Hội thảo khoa học về giải pháp chống biến đổi khí hậu
3.1.9 Các sự kiện team building, các hoạt động trải nghiệm…
Team building nghĩa là gì ? “Xây dựng đồng đội”. Bản chất, nó là một khóa học hoặc
một cuộc thi có các trò chơi cho những người tham gia trải nghiệm các tình huống, thử
thách đã được sắp xếp sẵn để họ rút ra những bài học thực tiễn nhằm điều chỉnh thái độ

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

và hành vi khi làm việc chung với nhau. Mục tiêu cuối cùng của team building là giúp
họ cùng hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Bởi cốt lõi của một tập thể phát triển
vững mạnh đó chính là sự gắn kết giữa các thành viên, làm sao để mỗi người trong tổ
chức đều cảm thấy bản thân có giá trị và quan trọng.
Team building thường nằm trong khuôn khổ các chương trình du lịch incentive, tưởng
thưởng, khích lệ các cá nhân, tổ chức đạt hiệu quả làm việc tại doanh nghiệp. Cũng là
cơ hội để tổ chức thắt chặt các hoạt động bên trong và bên ngoài nhằm đạt hiệu quả
nhân sự trong kinh doanh tạo ra sự gắn kết trong tổ chức, Truyền đạt sứ mệnh, giá trị
cốt lõi của doanh nghiệp, tổ chức
Teambuiling có thể được tổ chức trong nhà, hoặc ngoài trời phụ thuộc vào điều kiện
thời tiết và khả năng của doanh nghiệp. Tuy nhiên số lượng người tham dự thường 40
người tới hàng trăm người. Những bãi biển và bên bờ sông, hoặc quảng trường rộng lớn
đều là những địa điểm tổ chức lý tưởng cho loại hình sự kiện này
Ví dụ:
+ Honda – We are family: Sáng tạo hết mình, kết tình hết cỡ
+ Team building- We are one – Nutri food Bình Dương
+ Aloha Fastival – công ty bảo hiểm AIA Việt Nam
3.2. Quy trình, thủ tục đăng ký tổ chức một số loại sự kiện
3.2.1. Quy trình chung đăng ký tổ chức sự kiện
Bước 01. Xác định nhu cầu tổ chức sự kiện, các loại hình sự kiện và đặc điểm sự kiện.
Nghiên cứu, cập nhật mới các thủ tục cần thiết để xin giấy phép sự kiện
Bước 02. Hoàn thiện bộ hồ sơ xin cấp phép tổ chức sự kiện theo quy định
Bước 03. Tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền liên quan
Bước 04. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết hồ sơ, nếu hồ sơ đáp
ứng đúng và đủ theo quy định, sẽ tiến hành cấp giấy phép tổ chức sự kiện cho doanh
nghiệp. Trong trường hợp hồ sơ sai, thiếu bất kỳ một thông tin nào theo quy định, cơ

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

quan nhà nước sẽ yêu cầu đơn vị tổ chức sự kiện bổ sung, hoặc trả lại hồ sơ và từ chối
cấp phép.
Bước 05. Nhận giấy phép tổ chức sự kiện
Một số thủ tục cơ bản trong hồ sơ cấp phép sự kiện thông thường
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp là đơn vị xin cấp
phép tổ chức sự kiện có chức năng tổ chức sự kiện trong mã ngành đăng ký kinh doanh
( 02 bản)
- Đơn xin phép tổ chức sự kiện đứng tên đơn vị xin phép.
- Hợp đồng tổ chức sự kiện ký với khách hàng (nếu tổ chức cho khách hàng).
- Kịch bản nội dung sự kiện có đóng dấu treo của đơn vị tổ chức
- Giấy ủy quyền, hợp đồng của khách hàng cho đơn vị tổ chức sự kiện.
- Hợp đồng thuê địa điểm tổ chức sự kiện (04 bản: 02 bản doanh nghiệp giữ, 02 bản
nộp lên cơ quan có thẩm quyền lưu hồ sơ)
- Công văn tổ chức sự kiện đặc biệt đối với các chương trình quân nhạc, văn công, lực
lượng địa phương tham gia (03 bản)
- Các hợp đồng và giấy tờ liên quan ( nếu có)
3.2.2. Quy định riêng đối với một số loại sự kiện đặc biệt
3.2.2.1 Họp báo, các hoạt động thông cáo báo chí
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với Công ty, Doanh nghiệp),
chứng nhận thành lập (đối với Tổ chức ).
– Đơn xin phép họp báo gồm:
+ Ngày, giờ họp báo ;
+ Nội dung họp báo
+ Địa điểm tổ chức họp báo
+ Thành phần tham dự
+ Người chủ trì họp báo, chức danh người chủ trì

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

+ Các chi tiết khác có liên quan: trưng bày tài liệu, hiện vật,…
– Chương trình họp báo và danh sách cơ quan báo chí tham gia.
- Các giấy tờ có liên quan đến mục đích, nội dung họp báo (giấy phép biểu diễn, khuyến
mãi…)
– Hai (02) thư mời gửi Sở Thông tin và Truyền Thông đến tham dự buổi họp báo
– Thông cáo báo chí
* Số lượng hồ sơ: (01) bộ đính kèm đơn xin cấp phép tổ chức họp báo.
* Thời gian cấp: 1 ngày ( không kể ngày nghỉ)
* Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ:
+ Tổ chức ở Trung ương thông báo cho Bộ Văn hóa – Thông tin (Cục báo chí)
+ Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hóa – Thông tin)
+ Đối với cơ quan đại diện nước ngoài có trụ sở ở các địa phương, khi họp báo phải
thông báo bằng văn bản cho Sở Thông tin và Truyền thông; đồng thời thông báo cho Sở
Ngoại vụ ( thơi gian thực hiện 02 ngày làm việc
3.2.2.2 Sự kiện biểu diễn ca nhạc
-Đối tượng tổ chức biểu diễn nghệ thuật bao gồm:
+ Nhà hát; Đoàn nghệ thuật; Nhà Văn hóa; Trung tâm Văn hóa, Thể thao;
+ Nhà hát, đoàn nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang;
+ Doanh nghiệp có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật;
+ Hội Văn học, nghệ thuật; cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật;
+ Cơ quan phát thanh, cơ quan truyền hình;
+ Chủ địa điểm, hộ kinh doanh tổ chức biểu diễn nghệ thuật .
- Thẩm quyền:Cục Nghệ thuật biểu diễn,Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn
hóa và Thể thao tiếp nhận hồ sơ, thẩm định nội dung, hình thức chương trình và cấp
giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật cho đối tượng:

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

- Thủ tục hồ sơ xin cấp phép chương trình biểu diễn nghệ thuật ca nhạc
+01 đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật;
+01 bản nội dung chương trình, tác giả, đạo diễn, người biểu diễn;
+01 bản nhạc đối với tác phẩm đề nghị công diễn lần đầu (đối với bản nhạc sử dụng
tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt và chứng nhận của công ty dịch thuật);
+01 văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc
bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;
+01 bản sao chứng thực quyết định cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài, cá nhân là
người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật (đối với
chương trình có sự tham gia của tổ chức, cá nhân nước ngoài, cá nhân là người Việt
Nam định cư ở nước ngoài);
+01 bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Đối
tượng lần đầu thực hiện thủ tục hành chính và đối tượng trong quá trình hoạt động đã có
hành vi vi phạm nộp bản sao có chứng thực hoặc mang bản gốc để đối chiếu).
+ Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép cho phép mời tổ chức, cá nhân nước ngoài, cá
nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật
3.2.2.3 Chương trình biểu diễn thời trang
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
-01 bản nội dung chương trình, tác giả, đạo diễn, người biểu diễn; danh mục bộ sưu tập
và mẫu phác thảo thiết kế đối với trình diễn thời trang;
- 01 bản nhạc hoặc kịch bản đối với tác phẩm đề nghị công diễn lần đầu (đối với bản
nhạc hoặc kịch bản sử dụng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt và chứng nhận
của công ty dịch thuật);
- Đơn xin cấp giấy phép tổ chức sự kiện;
- Hợp đồng thuê địa điểm tổ chức sự kiện;
- Kịch bản nội dung sự kiễn diễn ra;

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

- Đơn xin phép trình diễn thời trang; danh sách người mẫu, hình mẫu trang phục sẽ
được trình diễn và phải tổ chức phúc khảo trước ngày diễn (tối thiểu 5 ngày).
3.3. Quy trình, thủ tục đăng ký tổ chức các sự kiện có yếu tố nước ngoài
3.3.1. Các vấn đề pháp lý trong tổ chức các sự kiện có yếu tố nước ngoài
Việc xin cấp phép tổ chức sự kiện có yếu tố nước ngoài cần phải đảm bảo đáp ứng tốt
những yêu cầu về trình tự cũng như hồ sơ, bên cạnh đó bạn còn mất thêm một khoảng
thời gian đáng kể để bổ sung hồ sơ hoặc nội dung sự kiện không phù hợp, vượt quá khả
năng phê duyệt của sở thông tin và truyền thông… những yếu tố này có thể sẽ khiến cho
việc tổ chức sự kiện bị chậm trễ theo dự định. tốn kém chi phí. Nếu vì quá nóng vội mà
bạn tổ chức sự kiện khi chưa được cấp phép còn khiến cho doanh nghiệp bạn bị phạt.
* Hồ sơ xin cấp phép tổ chức hội thảo quốc tế tại Việt Nam bao gồm các loại giấy
tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị tổ chức sự kiện
- Giấy ủy quyền ( trong trường hợp đơn vị tổ chức được ủy quyền đứng ra tổ chức sự
kiện có yếu tố nước ngoài )
-Ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có)
- Một số chương trình cần cung cấp thêm nội dung cho chương trình tổ chức và danh
sách khách mời tham dự
- Đơn xin tổ chức sự kiện có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam: trong đơn cần phải ghi rõ
lý do tổ chức sự kiện; chủ đề của sự kiện là gì; thời gian và địa điểm tổ chức sự kiện,
ghi rõ địa điểm địa điểm; hình thức tổ chức sự kiện là gì và công nghệ được lựa chọn
cho sự kiện diễn ra ( nếu tổ chức sự kiện trực tuyến)
- Văn bản nội dung, kịch bản sự kiện có đóng dấu treo của đơn vị
- Người chịu trách nhiệm tổ chức sự kiện, các thành phần tham gia, danh sách khách
mời, quốc tịch, hộ chiếu… (đính kèm danh sách)
3.3.2. Quy trình xin cấp phép tổ chức sự kiện có yếu tố nước ngoài

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

Hồ sơ xin cấp phép tổ chức sự kiện có thể nộp trực tuyến hoặc nộp trực tiếp đến sở
thông tin và truyền thông. Các bước nộp hồ sơ xin cấp phép tổ chức hội thảo trực tiếp
được tiến hành qua các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của sở thông tin và truyền thông.
Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ sẽ được tiếp nhận và được ghi biên nhận tiếp
nhận hồ sơ theo đúng quy trình.
Trong trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp chưa đủ hoặc chưa hợp lệ thì tổ chức cần
phải bổ sung và hoàn thiện thêm hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ theo như lịch hẹn
ghi trong giấy biên nhận tiếp nhận hồ sơ.
Hồ sơ xin cấp phép tổ chức sự kiện sẽ được giải quyết trong thời gian 10 ngày kể từ khi
nhận được hồ sơ hợp lệ của đơn vị tổ chức, chính vì thế bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ xin
cấp phép khoảng 20 ngày trước khi thời gian sự kiện diễn ra để đảm bảo hội thảo diễn
ra theo đúng dự định.
3.4. Những khó khăn trong thực hiện đăng ký tổ chức các sự kiện và cách khắc
phục
- Sự chồng chéo giữa các bên có thẩm quyền cấp phép trong quá trình nộp hồ sơ cấp
tỉnh, thành phố và trung ương. Một điều mà các nhà tổ chức sự kiện hay than vãn là khi
cấp phép tổ chức sự kiện, với tính chất của các sự kiện là khác nhau sẽ có những quy
định, thủ tục, đơn vị cấp phép khác nhau. Do đó với một sự kiện phát sinh, các nhà tổ
chức sự kiện thường không biết sau khi hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ cho bộ phận, đơn
vị nào, cấp nào để xứ lý. Để khắc phục khó khăn này, nhà tổ chức sự kiện cần nắm rõ
quyền hạn của các cấp liên quan trong việc cấp phép sự kiện, cần có sự thăm dò tư vấn
trước của bộ phận chuyên trách để đảm bảo rằng hồ sơ nộp lên sẽ đúng cơ quan có thẩm
quyền và theo quy định cũng như hạn chế các phát sinh không cần thiết trong quá trình
xin cấp phép.

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

-Thông tin chưa được nhất quán, còn mang tính chủ quan của cá nhân hoặc đơn vị cấp
phép. Thông thường theo quy định pháp luật, các văn bản luật như vậy, tuy nhiên trong
một số trường hợp các địa phương cơ quan cấp phép thường có thêm các đòi hỏi bổ
sung ngoài yêu cầu chung khiến cho doanh nghiệp phải bổ sung hoàn thiện gây khó
khăn và mất thời gian hơn. Để khắc phục khó khăn này, nhà tổ chức sự kiện cần liên hệ
sớm với đơn vị địa phương cấp phép và nắm bắt chính xác những yêu cầu cụ thể nào để
bổ sung và hoàn thiện một lần nhằm tiến độ cấp giấy phép được thực hiện đúng, nhanh
chóng trước khi sự kiện diễn ra.
-Thời gian xứ lý hồ sơ có thể phát sinh dài hơn so với thời gian quy định. Một số trường
hợp bất đắc dĩ khiến cho thủ tục cấp phép của các cơ quan chức năng diễn ra châm hơn
so với quy định. Những lý do được đưa ra thường mang tính chủ quan khiến doanh
nghiệp gặp không ít khó khăn như: sự không xuất hiện của đại diễn lãnh đạo để trình
ký, hay đang trình ký lãnh đạo hay các cuộc họp đột xuất, ... Để hạn chế sự cố này xảy
ra, các doanh nghiệp cần ưu tiên một khoảng thời gian dự phòng để đảm bảo rằng quá
trình cấp phép của các cơ quan chức năng có thể chậm trễ không làm ảnh hưởng đến sự
kiện của công ty.
- Trong một số thủ tục cần có kịch bản, danh sách khách mời, nhưng phải nộp trước 1
tuần đến 10 ngày theo quy định nên khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thuân thủ
quy định. Đây được xem là khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp tổ chức sự kiện trong
suốt thời gian qua. Một thực tế là trong hầu hết các hồ sơ xin cấp phép đều bắt buộc các
thông tin đầy đủ như kịch bản sự kiện, danh sách khách mời, ... được thông báo đầy đủ
cho các cơ quan chức năng. Tuy nhiên với khoảng thời gian trước 10 ngày thì các thông
tin này dường như chưa thể là thông tin cuối cùng vì có thể sẽ thay đổi, việc cung cấp
các thông tin mà bản thân các doanh nghiệp chưa thực sự chính xác khiến quá trình cấp
phép diễn ra khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thay đổi các hạng mục như đã báo
cáo, đặc biệt là danh sách khách mời, kịch bản chương trình. Để khắc phục tình trạng
này cũng như đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, hạn chế các trách nhiệm pháp lý không
đang có xảy ra, nhà tổ chức sự kiện nên dùng các cụm từ “ dự kiến” trong các bản báo

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

cáo chưa chính thức để đảm bảo các thay đổi vào phút cuối là có cơ sở và xin ý kiến của
các đơn vị cấp phép vì sự thay đổi bổ sung nếu cần thiết.

Chương 4
SOẠN THẢO CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG TRONG TỔ CHỨC CÁC LOẠI SỰ KIỆN
4.1. Khái niệm và ý nghĩa của hợp đồng trong tổ chức sự kiện
4.1.1. Khái niệm hợp đồng
- Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên
về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự được
coi là loai hợp đồng phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Như vậy có thể hiểu là hợp
đồng là sự thỏa thuận tự nguyện giữa các cá nhân, tổ chức xác lập với nhau để rằng
buộc các quy định, quyền lợi, nghĩa vụ, pháp lý liên quan đến vấn liên quan.
4.1.2. Các dạng hợp đồng
– Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
– Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
– Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
– Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
– Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều
phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ
đó.
– Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

Thông thường trong sản xuất kinh doanh xuất hiện những loại hợp đồng kinh tế
sau:
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa;
+ Hợp đồng mua bán ngoại thương;
+ Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu;
+ Hợp đồng vận chuyển hàng hóa;
+ Hợp đồng kinh tế dịch vụ;
+ Hợp đồng giao nhận thầu trong xây dựng cơ bản;
+ Hợp đồng gia công đặt hàng;
+ Hợp đồng nghiên cứu khoa học – kỹ thuật;
+ Hợp đồng chuyển giao công nghệ;
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
+ Hợp đồng liên doanh liên kết.
Theo quy định tại Điều 513 BLDS 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau: Hợp
đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện
công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên
cung ứng dịch vụ.
Hợp đồng dịch vụ là một loại hợp đồng dân sự thông dụng. Việc giao kết và thực hiện
các hợp đồng dịch vụ phải theo những nguyên tắc, những quy định chung của pháp luật.
Nhưng do mỗi loại hợp đồng dịch vụ có đặc điểm riêng, vì vậy căn cứ vào đối tượng
của hợp đồng có thể chia hợp đồng dịch vụ thành những loại như:
– Hợp đồng dịch vụ thi công (sửa chữa, vận chuyển; nội thất;….)
–Hợp đồng dịch vụ bảo hiểm
–Hợp đồng dịch vụ cho thuê, mướn tài sản
–Hợp đồng dịch vụ kiểm dịch
–Hợp đồng dịch vụ khoa học kỹ thuật

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

–Hợp đồng dịch vụ tư vấn, thiết kế


–Hợp đồng dịch vụ tổ chức tour du lịch
–Hợp đồng dịch vụ tổ chức sự kiện
4.1.3. Đặc điểm pháp lí của hợp đồng dịch vụ ( tổ chức sự kiện)
- Bên cung ứng dịch vụ tổ chức sự kiện phải thực hiện các hành vi pháp lí nhất định và
giao kết quả cho bên sử dụng dịch vụ dịch vụ ( chủ sự kiện)
- Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù
-Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ, khi bên cung ứng
dịch vụ đã thực hiện công việc và mang lại kết quả như đã thoả thuận.
- Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ
-Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí theo yêu cầu của bên thuê
dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho
bên cung ứng dịch vụ.
4.1.4. Ý nghĩa của hợp đồng trong tổ chức sự kiện
+ Là sự thỏa thuận, cam kết và ràng buộc quyền và nghĩa vụ thực hiện của hai bên.
+ Cơ sở để thanh lý hợp đồng và thực hiện nghĩa vụ tài chính, hóa đơn theo quy định
+ Cơ sở pháp lý cho các bên liên quan thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
+ Cơ sở để giải quyết các tranh chấp, vi phạm trong quá trình thực hiện ra tòa án công

4.2. Soạn thảo hợp đồng với khách hàng ( chủ sự kiện)
4.2.1. Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng tổ chức sự kiện
- Phần mở đầu (Quốc hiệu; Số và ký hiệu của hợp đồng;Tên hợp đồng;Những căn cứ
xác lập hợp đồng; Địa điểm, thời điểm ký hợp đồng…)
- Thông tin đầy đủ thẩm quyền của hai chủ thể tham gia hợp đồng ( Bên A, bên B)…
- Nội dung hợp đồng: thời gian tổ chức, địa điểm, số lương khách mời, chi tiết dịch vụ
và phí, chi tiết dịch vụ được cung cấp miễn phí.

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

-Giá trị hợp đồng và thanh toán (tổng giá trị hợp đồng, thanh toán lần 01, lần 02,
phương thức thanh toán, phạt vi phạm thanh toán nếu có…)
-Quyền và nghĩa vụ thực hiện của các bên ( quyền, nghĩa vụ bên A và bên B)
- Điều khoản sửa đổi và chấm dứt hợp đồng bao gồm các trường hợp bất khả kháng…
-Luật điều chỉnh và phương thức giải quyết tranh chấp ( toàn án giải quyết tranh chấp)
-Hiệu lực của hợp đồng ( hợp đồng được lập mấy bản, hiệu lực như nhau…)
4.2.1. Thực hành soạn thảo hợp đồng với chủ sự kiện
(Thực hành – minh họa thực tế)
4.3. Soạn thảo các hợp đồng thuê dịch vụ ( nhà cung cấp)
4.3.1. Các loại dịch vụ được thuê và nguyên tắc chung
+ Địa điểm tổ chức sự kiện ( phòng hội trường khách sạn, sân khấu ngoài trời, NCC)
+ Đơn vị cung cấp đồ ăn, thức uống, nhà hàng… cho sự kiện
+ Đơn vị trang trí cho sự kiện ( hoa, bóng bay, cổng chào…)
+Nhà cung cấp thiết bị âm thanh, ánh sáng ( loa, đèn, nhạc, màn hình LED…)
+ Đạo diễn sự kiện, bản quyền sự kiện, các bên thiết kế ý tưởng sự kiện
+ Thiết kế, in ấn ( banner, backdrop,thiệp mời, menu, brochure…)
+ Đơn vị truyền thông sự kiện (Photo, camara, truyền thông…)
+ Nhân sự tham gia ( MC, PGs, nhân viên điều phối, tình nguyện viên…)
+ Đơn vị vận chuyển cho sự kiện ( hãng hàng không, xe du lịch, xe điện…)
+ Đơn vị lưu trú cho sự kiện ( khách sạn, resort,…)
+ Nhà cung câp điện nước, cơ sở vật chất khác cho sự kiện…
4.3.2. Soạn thảo hợp đồng thuê các dịch
vụ (Thực hành – minh họa thực tế)
4.4. Soạn thảo các hợp thuê địa điểm tổ chức sự kiện
4.4.1. Các vấn đề cần lưu ý khi triển khai thực hiện hợp đồng thuê địa điểm

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

+ Đảm bảo tính thẩm quyền pháp lý của người cho thuê địa điểm tổ chức sự kiện.
Yếu tố đầu tiên mà đơn vị tổ chức sự kiện cần lưu ý khi làm hợp đồng thuê địa điểm tổ
chức sự kiện với đơn vị cung cấp đó chính là xác định người có thẩm quyền thực hiện
việc cho thuê. Đó có thể là đơn vị sở hữu hoặc thông qua một đơn vị trung gian ủy
quyền hợp pháp nào đó. Việc xem xét yếu tố này cẩn thận giúp người thuê tránh được
tình trạng chủ sở hữu “ma” không thực sự sở hữu tài sản hoặc đơn vị trung gian không
được ủy quyền mà vẫn cố tình lập hợp đồng cho thuê dẫn đến những hệ lụy không đáng
có trong quá trình thực hiện hợp đồng.
+ Thời gian thuê địa điểm. Việc cân nhắc yếu tố thời gian trước khi ký hợp đồng thuê
địa điểm tổ chức sự kiện cũng rất quan trọng như: tối thiểu cho thuê với thời gian như
thế nào? thuê liên tục trong thời gian tối đa bao nhiêu? hợp đồng sắp hết hạn mà muốn
gia hạn tiếp thì thế nào, tối thiểu cần báo trước bao lâu? khoảng thời gian sự kiện tổ
chức có phù hợp dịch vụ mà địa điểm cung cấp hay không? …
+ Thanh toán chi phí thuê địa điểm tổ chức sự kiện. Cần lưu ý một vài chi tiết cần
phải quan tâm như: Giá thuê thế nào, thanh toán ra sao, bằng loại tiền tệ nào...Xác định
rõ giá thuê cụ thể, bao gồm những khoản phí nào, đã bao gồm nghĩa vụ tài chính pháp
luật quy định (VAT) và các chi phí kèm theo hay chưa. Bên cạnh đó loại tiền tệ sử dụng
trong thanh toán, tỷ giá quy đổi theo thời gian nào, tại ngân hàng nào, hình thức thanh
toán tiền mặt hay chuyển khoản...
+ Quyền và trách nhiệm của các bên liên quan: Cả 2 bên cần xác định rõ trách nhiệm
của mỗi bên trong từng trường hợp có thể xảy ra. Việc này sẽ giúp hạn chế tối đa tranh
chấp trong hợp đồng thuê địa điểm tổ chức sự kiện. Chủ yếu các trường hợp tranh chấp
có thể xảy ra là về nghĩa vụ thanh toán hoặc trách nhiệm đối với tài sản được cho thuê
như sửa chữa các hư hỏng, cơi nới, lắp ráp...hoặc một số ít sự cố liên quan đến nhân
viên thực hiện bó sót, quên một số công việc cơ bản trong quá trình thực hiện hợp đồng.
+Chấm dứt hợp đồng: Đây là yếu tố khá tế nhị nhưng không thể thiếu trong bất ký
hợp đồng thuê địa điểm tổ chức sự kiện hay bất kì loại hợp đồng nào khác. Thường việc
chấm dứt hợp đồng xảy ra khi hợp đồng hết hạn hoặc với lý do đặc biệt nào đó khiến cả

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

2 bên phải chấm dứt hợp đồng.Tuy nhiên không thể không kể đến 1 trong 2 bên chấm
dứt hợp đồng bởi lý do không có trong hợp đồng thì cần tiến hành giải quyết sao cho
vấn đề chi phí và tiền cọc ổn thỏa.
+Những yếu tố bất khả kháng miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng: Khi giao kết
hợp đồng thuê địa điểm các bên đều mong muốn thực hiện và hoàn thành nghĩa vụ để
hưởng được lợi ích phát sinh từ hợp đồng. Tuy nhiên vì những lý do nào đó mà một
hoặc cả hai không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình.Về nguyên tắc khi không thực
hiện nghĩa vụ thì phải gánh chịu những hậu quả bất lợi tuy nhiên pháp luật quy định chủ
thể vi phạm được miễn trách nhiệm vi phạm khi rơi vào trường hợp bất khả kháng. Cần
phải liệt kê rõ ràng các điều khoản miễn trừ trách nhiệm của các bên trong trường hợp
bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, phong tỏa...
4.4.2. Thực hành soạn thảo hợp đồng
Phần 01: Phần mở đầu (Quốc hiệu; Số và ký hiệu của hợp đồng;Tên hợp
đồng;Những căn cứ xác lập hợp đồng; Địa điểm, thời điểm ký hợp đồng…)
Phần 02: . Phần thông tin về chủ thể hợp đồng: Tên chủ thể ký kết hợp đồng,
địa chỉ của chủ thể hợp đồng, điện thoại, telex, Fax, ngân hàng, số tài khoản, người đại
diện, chức vụ người đại diện ký kết hợp đồng:…
Phần 03: Nội dung của hợp đồng thuê địa điểm tổ chức sự kiện: điều khoản
thường lệ, điều khoản chú yếu, điểm khoản thường nghi…Đây là phần chính và quan
trọng nhất của hợp đồng thuê địa điểm tổ chức sự kiện.
Phần 04: Phần ký kết hợp đồng: Số lượng bản hợp đồng cần ký kết, chữ ký của
các bên, đóng dấu của các bên…
Phần 05: Phụ lục hợp đồng và các văn bản bổ sung hợp đồng…
Nghi chú: Chi tiết về hợp đồng thuê địa điểm tổ chức sự kiện được làm rõ và minh họa
cụ thể bằng bài tập thực hành và các mẫu hợp đồng minh họa.
4.5. Soạn thảo các hợp đồng tài trợ (nhà tài trợ)
4.4.1. Các hình thức tài trợ

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự kiện”.

- Tài trợ tiền mặt: Đơn vị tài trợ sẽ thanh toán một số tiền nhất định dựa vào hợp đồng
và thỏa thuận thanh toán giữa hai bên. Đây là hình thức tài trợ phổ biến, nhanh chóng và
rất được nhiều nhà tổ chức sự kiện khuyến khích nhà tài trợ dưới dạng tiền mặt. Hình
thức thanh toán chuyển khoản hoặc tiền mặt với sự xác nhận của ủy nhiệm chi ngân
hàng hoặc phiếu thu. Thông thường VAT không bao gồm trong hình thức tài trợ bằng
tiền mặt.
- Tài trợ hiện vật: là hình thức tài trợ bằng hiện vật ( phi tiền mặt) được thực hiện
dưới dạng như quà tặng, trang phục, suất ăn ... hay là hình thức tài trợ một vài khâu nào
đó trong hoạt động tổ chức sự kiện: như vận chuyển sự kiện, lưu trú, âm thanh, ánh
sáng, sân khấu, truyền thông, marketing...
* Các gói tài trợ trong một sự kiện:
+ Tài trợ độc quyền: là đơn vị tài trợ duy nhất cho một sự kiện
+ Nhà tài trợ kim cương/ vàng/ bạc/ đồng: là các phân loại mức độ phân tham gia tài
trợ của nhà tài trợ dựa vào mức độ đóng góp và quy mô tài trợ cho sự kiện. Thông
thường mỗi cấp độ tài trợ sẽ bị giới hạn một số lượng nhà tài trợ nhất định để đảm bảo
quyền lợi tối đa cho nhà tài trợ. Ví dụ: với nhà tài trợ vàng nên tốt nhất là tối đa 02 nhà
tài trợ, nhà tài trợ bạc tối đa nên là 3 đơn vị...
Ví dụ: với Sự kiện “ Lễ Hội Pháo Hoa Quốc Tế Đà Nẵng 2018” thì nhà tài trợ kim
cương là: Sun World, Ferroli, Vietnamairlines, tài trợ vàng là Coca Cola, tài trợ vận
chuyển chính thức là: Jetstar Airlines, tài trợ đồng là Novotel Danang, và đơn vị bảo trợ
tuyền thông là Chicilon Media.
4.4.2. . Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng tổ chức sự kiện
- Phần mở đầu (Quốc hiệu; Số và ký hiệu của hợp đồng;Tên hợp đồng;Những căn cứ
xác lập hợp đồng; Địa điểm, thời điểm ký hợp đồng…)
- Thông tin đầy đủ thẩm quyền của hai chủ thể tham gia hợp đồng ( Bên A, bên B)…
- Nội dung hợp đồng (kinh phí tài trợ và tên gọi )
-Quyền lợi tài trợ ( tài trợ Kim Cương, Vàng, Bạc, Đồng...)

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự

-Quyền lợi đơn vị tổ chức sự kiện


- Nghĩa vụ nhà tài trợ ( tài trợ Kim Cương, Vàng, Bạc, Đồng...)
-Nghĩa vụ đơn vị tổ chức sự kiện
-Điều khoản thanh toán: điều kiện thanh toán, hình thức thanh toán, chậm thanh toán...
- Điều khoản sửa đổi và chấm dứt hợp đồng bao gồm các trường hợp bất khả kháng…
-Luật điều chỉnh và phương thức giải quyết tranh chấp ( toàn án giải quyết tranh chấp)
-Hiệu lực của hợp đồng ( hợp đồng được lập mấy bản, hiệu lực như nhau…)
4.6. Soạn thảo các hợp đồng với các phương tiện truyền thông (đơn vị truyền
thông)
4.5.1. Các phương tiện truyền thông sự kiện
+ In ấn: Thiệp mời, áp phích, tờ rơi, băng rôn, banner, phướn, standee X, …
+ Phương tiện truyền thông đại chúng: Truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí,…
+Internet : Facebook, website, you tube,…
+Thông cáo báo chí
+Họp báo
+Road show
+Thiết bị di động (tin nhắn SMS)
+….
4.5.2. Soạn thảo các hợp đồng với phương tiện truyền thông
Nội dung cơ bản của hợp đồng truyền thông cho sự kiện

-Phần mở đầu (Quốc hiệu; Số và ký hiệu của hợp đồng;Tên hợp đồng;Những căn cứ xác
lập hợp đồng; Địa điểm, thời điểm ký hợp đồng…)

-Thông tin các bên tham gia hợp đồng: các bên tham gia hợp đồng bao gồm bên thuê
quảng cáo và bên nhận dịch vụ quảng cáo. Các bên cung cấp đầy đủ thông tin của
mình theo: Tên, địa chỉ, người đại diện (nếu là tổ chức), thông tin người đại diện, số
tài khoản…

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự

-Nội dung công việc: các bên ghi nhận cụ thể về nội dung dịch vụ quảng cáo; hình
thức truyền thông (bản tin, bài viết trên báo hay hình ảnh, video trên truyền hình);
Phương thức quảng cáo, truyền thông)

-Quyền và nghĩa vụ các bên: quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của các bên cho phù
hợp.

-Phí dịch vụ và thanh toán: Các bên thảo thuận tổng phí dịch vụ bao gồm: Phí dịch vụ
quảng cáo; Chi phí nguyên vật liệu; chi phí khác (nếu có).

–Thời hạn và phương thức thanh toán các bên thỏa thuận cụ thể.

- Bồi thường và phạt vi phạm hợp đồng, các bên quy định mức bồi thường, các trường
hợp bồi thường; Mức phạt vi phạm và trường hợp phạt vi phạm.

-Giải quyết tranh chấp ( các bên thỏa thuận về phương thức và cơ quan giải quyết
tranh chấp)

-Điều khoản khác

Một số điều khoản khác như: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của từng bên,
Chấm dứt và thanh lý hợp đồng, Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, Điều khoản chung
và hướng dẫn thi hành.

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự

Chương 5: SOẠN THẢO CÁC LOẠI VĂN BẢN KHÁC TRONG TỔ CHỨC SỰ
KIỆN
5.1. Giới thiệu chung
5.2. Soạn thảo kịch bản sự kiện
5.2.1. Các nội dung cơ bản
5.2.2. Cách format
5.3. Soạn thảo kế hoạch sự kiện
5.3.1. Các nội dung cơ bản
5.4.2. Cách format
5.4. Soạn thảo thông cáo báo chí
5.4.1. Các nội dung cơ bản
5.4.2. Cách format
5.5. Soạn thảo một số văn bản hành chính

Giảng viên: Nguyễn Văn Page


TL1: Tập bài giảng “Các quy định và thủ tục pháp lý trong tổ chức sự

Chương 6: XỬ LÝ CÁC TRANH CHẤP TRONG TỔ CHỨC SỰ KIỆN


6.1. Nhận dạng các loại tranh chấp trong tổ chức sự kiện
6.1.1. Các tranh chấp trong hợp đồng
6.1.2. Các tranh chấp ngoài hợp đồng
6.2. Xử lý các tranh chấp trong hợp đồng
4.2.1. Quy trình
4.2.2. Một số kinh nghiệm trong xử lý tranh chấp
6.3. Xử lý các tranh chấp ngoài hợp đồng
4.3.1. Quy trình
4.3.2. Một số kinh nghiệm xử lý tranh chấp

Giảng viên: Nguyễn Văn Page

You might also like