You are on page 1of 10

1.

Sơ lược về phương pháp DELFI (Phương Nga)


1.1. Định nghĩa

Delphi là một kỹ thuật được phát triển bởi Dalkey và Helmer (1963) vào những năm
1950.
Phương pháp Delphi là một "hệ thống, trực quan, thủ tục dự bá", nó là một quá
trình lặp đi lặp lại được sử dụng để thu thập và chắt lọc các đánh giá của các chuyên
gia bằng cách sử dụng một loạt bảng câu hỏi xen kẽ với phản hồi.
Nhằm đảm bảo việc nhất trí cao trong dự báo trên cơ sở tiến hành một cách nghiêm
ngặt, năng động, linh hoạt. Delphi đem lại một kết quả đánh giá khách quan cho một vấn đề
cụ thể nào đó.
Phương pháp này huy động trí tuệ của các chuyên gia ở những vùng địa lí khác nhau để
xây dựng dự báo.
Có 3 nhóm chuyên gia tham gia vào quá trình dự báo:
- Những người ra quyết định
- Các nhân viên, điều phối viên
- Các chuyên gia chuyên sâu

1.2. 7 bước thực hiện phương pháp Delphi (đưa vào slide phần mình in đậm thôi nha)
Bước 1: Lựa chọn nhân sự (các nhà chuyên môn, các điều phối viên và nhóm ra quyết
định).
Bước 2: Nhóm làm việc xây dựng một bảng câu hỏi với các danh mục và tiêu chí liên
quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Nhóm phải kiểm tra mọi từ ngữ trong bảng câu hỏi để
đảm bảo rằng nó không gây mơ hồ.

Bước 3: Phân phối bảng câu hỏi đến từng chuyên gia trong nhóm.
Bước 4: Nhóm làm việc thu thập các câu trả lời của đội ngũ chuyên gia. Sau đó phân
phát chúng đến những chuyên gia (phân phát chéo) dưới dạng chưa biên tập và
không để tên tác giả. Mục đích của việc này là để các thành viên trong nhóm chuyên gia
bình luận về ý tưởng nghiên cứu và xem lại những đóng góp của họ liên quan đến những
điều người khác nói.

Bước 5: Tiếp tục xây dựng các câu hỏi điều tra lần hai và gửi đến các chuyên gia.
Mục đích của bảng câu hỏi mới này là hướng đội ngũ chuyên gia tiến gần hơn đến sự đồng
thuận.

Bước 6: Thu thập, phân tích các đáp án mới và tiếp tục lặp lại từ bước 2 đến bước 5,
phát triển các bảng câu hỏi mới cho đến khi đạt được một kết quả ổn định.

Bước 7: Nhóm làm việc báo cáo lại những nội dung chính trong suốt quá trình.
2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp Delphi (Phương Linh)
Ưu điểm
- Ý tưởng cơ bản của phân tích Delphi là tạo ra và nhận phản hồi hai chiều từ những
người ra quyết định đến các chuyên gia và ngược lại.
- Kết quả đánh giá rất khách quan. Vì phương pháp này các chuyên gia không gặp gỡ
và tiếp xúc với nhau khi tham gia đánh giá, vì thế sẽ không có tương tác giữa người
với người hoặc ảnh hưởng của ai đó có ưu thế.
Hạn chế
- Phương pháp phân tích Delphi yêu cầu mức độ tích hợp rất cao của người điều phối
và người ra quyết định. Họ phải có khả năng tổng hợp bảng câu hỏi chuyên gia và
phát triển các ý kiến đa dạng của các chuyên gia.
- Các phương pháp dự báo định tính cá nhân (mang tính chủ quan cao, phụ thuộc vào
trình độ và trách nhiệm của cá nhân người dự báo) nên các phương pháp này khi áp
dụng đều có những hạn chế.
- Để đảm bảo công tác dự báo hiệu quả cần phải kết hợp với các phương pháp định
lượng. Tức là sử dụng các mô hình toán học dự báo sau đó sử dụng kinh nghiệm
của nhà quản lý để điều chỉnh cho phù hợp lý.
- Tuy hình thức này các kết quả đánh giá rất khách quan, nhưng chúng có những giá
trị hết sức tản mạn, đòi hỏi phải có hệ thống xử lý số liệu tốt, mới cho kết quả cuối
cùng chính xác.
3. Những ví dụ thực tế (Thanh Kiệt)
Vd: Hồi lúc còn học trung học, mỗi khi có ý định chấm phúc khảo do cảm thấy điểm chưa
được như kỳ vọng thì mình có xin cô để chấm phúc khảo nhưng cô hay nói là nếu chấm
phúc khảo thì sẽ bị không chỉ một giáo viên chấm mà là nhiều giáo viên sẽ chấm nên có thể
sẽ chấm gắt hơn và điểm có thể đi xuống. Khi giáo viên này chấm xong sẽ đến giáo viên
khác chấm và sau khi giáo viên cuối cùng chấm xong sẽ tổng hợp số điểm của mỗi giáo
viên chấm được và tổng hợp thành 1 số điểm cuối cùng.
Vd: Bây giờ khi lướt trên TikTok chúng ta thường hay thấy những clip nói về thông điệp của
vũ trụ đang mang đến cho bạn là gì hay là con đường tình duyên sắp đến của bạn sẽ như
thế nào thì đâu phải chúng ta ai cũng tin vô clip đầu tiên đâu. Nên khi đó chúng ta có xu
hướng xem nhiều clip nói về cùng một chủ đề đường tình duyên của nhiều người thầy bói
khác nhau (chuyên gia) mà mình muốn nghe và sau đó sẽ kết luận được điều mà mình nên
tin vào cuối cùng

4. Bài tập ví dụ (Thảo Loan)

(Giải thích công thức ra)

Ví dụ 1: Trong sơ đồ biểu thị yếu tố đặc trị ảnh hưởng đến tổn thất kinh tế trong sản xuất
kinh doanh, ta có số liệu như sau:

STT Các yếu tố Số lần lặp lại

1 Yếu tố con người 80

2 Yếu tố quản lý 45

3 Yếu tố công nghệ, vốn 20


Tính trọng số của từng yếu tố ảnh hưởng?

Giải

Ta có tổng = 80 + 45 + 20 = 145

V1 = Số lần lặp lại / Tổng = 80 / 145 = 0.5517

V2 = Số lần lặp lại / Tổng = 45 / 145 = 0.3103

V3 = Số lần lặp lại / Tổng = 20 / 145 = 0.138

Sau khi làm xong, chúng ta sẽ kiểm tra lại bằng cách lấy V1 + V2 + V3, nếu tổng bằng 1 thì
chúng ta đã làm đúng (cái này để bạn thuyết trình nói, không đưa vào PPT nha)

Ví dụ 2:

STT Các Mức độ đánh giá ưu tiên của chuyên gia thứ
yếu tố
ảnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
hưởng
1 A 3 1 2 1 1 2 1 2 1 1

2 B 4 2 1 1 2 1 1 1 2 1

3 C 5 4 5 2 3 2 4 3 4 2

4 D 3 4 5 4 2 5 5 1 3 5

5 E 1 2 2 2 1 4 3 4 3 4

6 F 2 3 3 3 2 1 2 5 1 2
Tính trọng số của từng yếu tố ảnh hưởng nếu:

a) Điểm 1: Quan trọng nhất và Điểm 5: Ít quan trọng nhất


b) Điểm 1: Ít quan trọng nhất và Điểm 5: Quan trọng nhất

Giải:

a) Điểm 1: Quan trọng nhất và Điểm 5: Ít quan trọng nhất

Quy đổi thứ tự chất lượng sang điểm:

Thứ tự chất lượng 1 2 3 4 5

Điểm 5 4 3 2 1

Đánh lại điểm:

STT Các Mức độ đánh giá ưu tiên của chuyên gia thứ
yếu tố
ảnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
hưởn
g

1 A 3 5 4 5 5 4 5 4 5 5 45

2 B 2 4 5 5 4 5 5 5 4 5 44

3 C 1 2 1 4 3 4 2 3 2 4 26

4 D 3 2 1 2 4 1 1 5 3 1 23

5 E 5 4 4 4 5 2 3 2 3 2 34

6 F 4 3 3 3 4 5 4 1 5 4 36
Tổng = 45 + 44 + 26 + 23 + 34 + 36 = 208

Trọng số từng yếu tố:

V1 = 45 / 208 = 0.2163

V2 = 44 / 208 = 0.2115

V3 = 26 / 208 = 0.125
V4 = 23 / 208 = 0.1106

V5 =34 / 208 = 0.1635

V6 = 36 / 208 = 0.1731

b) Điểm 1: Ít quan trọng nhất và Điểm 5: Quan trọng nhất

Quy đổi thứ tự chất lượng sang điểm:

Thứ tự chất lượng 1 2 3 4 5

Điểm 1 2 3 4 5

Đánh lại điểm:

STT Các Mức độ đánh giá ưu tiên của chuyên gia thứ
yếu tố
ảnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
hưởng

1 A 3 1 2 1 1 2 1 2 1 1 15

2 B 4 2 1 1 2 1 1 1 2 1 16

3 C 5 4 5 2 3 2 4 3 4 2 34

4 D 3 4 5 4 2 5 5 1 3 5 37

5 E 1 2 2 2 1 4 3 4 3 4 26

6 F 2 3 3 3 2 1 2 5 1 2 24
Tổng = 15 + 16 + 34 + 37 + 26 + 24 = 152

V1 = 15 / 152 = 0.0987

V2 = 16 / 152 = 0.1053

V3 = 34 / 152 = 0.2237

V4 = 37 / 152 = 0.2434

V5 = 26 / 152 = 0.1711

V6 = 24 / 152 = 0.1579

Câu hỏi minigame:

Câu 1: Nhược điểm của phương pháp Delphi?

A. Tốn kém vì đòi hỏi tham khảo ý kiến của các chuyên gia có trình độ chuyên môn
B. Dự báo chỉ là dữ liệu của cá nhân

C. Quan điểm của người có quyền lực, có địa vị cao gây ảnh hưởng lớn đến điều
hành

D. Tốn kém thời gian


ĐÁP ÁN: A

Câu 2: Ưu điểm của phương pháp Delphi là:

A. Phương pháp này ít tốn kém chi phí

B. Phương pháp này mang tính chủ quan

C. Phương pháp Delphi đòi hỏi trình độ rất cao của điều phối viên và người ra quyết
định

D. Phương pháp này mang tính khách quan

ĐÁP ÁN:D

Câu 3: Các phương pháp sau đây phương pháp nào cho kết quả dự báo khá chính xác:

A. Lấy ý kiến của ban quản lí điều hành

B. Lấy ý kiến hỗn hợp của lực lượng bán hàng

C. Nghiên cứu thị trường người tiêu dùng

D. Phương pháp delphi

ĐÁP ÁN:D

Câu 4: Delphi là một kỹ thuật được phát triển bởi ai:


A. Dalkey và Helmer
B. Dalkey và Robert Boyle
C. Robert Boyle và Helmer
D. Dalkey và Helmer, Robert Boyle

ĐÁP ÁN: A

Câu 5: Phương pháp delphi gồm các bước sau đây. Hãy chọn bước 1?

A. Soạn thảo bảng câu hỏi

B. Xây dựng các câu hỏi điều tra lần đầu gởi đến chuyên gia

C. Chọn các nhà chuyên môn, điều phối viên và nhóm ra quyết định

D. Phân tích các câu trả lời, tổng hợp, viết lại bảng câu hỏi

ĐÁP ÁN : C
Câu 6. Trong các phương pháp dự báo nhu cầu, phương pháp nào gây tốn kém:

A. Lấy ý kiến của ban quản lý, điều hành, Delphi

B. Lấy ý kiến hỗn hợp của lực lượng bán hàng, Delphi

C. Nghiên cứu thị trường người tiêu dùng, Delphi

D. Delphi

ĐÁP ÁN: C

Câu 7: Phương pháp Delphi có bao nhiêu bước thực hiện:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

ĐÁP ÁN: D

Câu 8: Phương pháp delphi không sử dụng nhóm chuyên gia nào?

A. Nhóm chuyên gia chuyên sâu

B. Nhóm các bà nội trợ

C. Nhóm nhân viên, điều phối viên

D. Nhóm người ra quyết định

ĐÁP ÁN: B

Câu 9: Nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật delphi là dựa trên ý kiến của?

A. Ban lãnh đạo

B. Tập thể nhân viên

C. Các chuyên gia

D. Khách hàng

ĐÁP ÁN: C

Câu 10: Phương pháp delphi là quá trình …

A. Dùng các mô hình có sẵn đưa ra những chiến lược kinh doanh

B. Đưa ra những phương án hạn chế với chi phí rủi ro thấp nhất có thể để tránh thiệt hại

C. Đòi hỏi một nhóm chuyên gia thuộc trong hoặc ngoài tổ chức viết các ý kiến của mình đối
với các câu hỏi được nêu trước
D. Giả định các chiến thuật mà đối tác có thể áp dụng

ĐÁP ÁN: C

You might also like