You are on page 1of 2

Câu 2/ Em hãy đọc đoạn tư liệu sau:

Vịnh Hạ Long có diện tích tự nhiên rộng khoảng hơn 1.500km2 với gần 2.000 hòn
đảo lớn nhỏ đã tạo nên nhiều cảnh quan kỳ vĩ. Với những giá trị độc đáo, Vịnh Hạ
Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị
ngoại hạng về thẩm mỹ và địa chất, địa mạo. Đến năm 2011, Vịnh Hạ Long lại một
lần nữa khẳng định được sức hấp dẫn của mình khi được bầu chọn là một trong 7
kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Những danh hiệu đó đã đưa Vịnh Hạ Long
lên một tầm cao mới. Nhiều du khách trong và ngoài nước chỉ ao ước một lần được
đặt chân đến Hạ Long để chiêm ngưỡng vẻ đẹp có một không hai của di sản, kỳ
quan thiên nhiên thế giới này.

Không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, cảnh quan đặc sắc, hệ thống hang động, bãi
biển đẹp, Vịnh Hạ Long còn chứa đựng trong đó những giá trị lịch sử, văn hoá
phong phú. Vịnh Hạ Long là một trong những cái nôi của người Việt cổ, với ba
nền văn hoá tiền sử kế tiếp nhau, cách ngày nay từ 18.000 đến 3.500 năm đó là:
Văn hoá Soi Nhụ, văn hoá Cái Bèo và văn hoá Hạ Long. Đây cũng là nơi ghi dấu
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
.
Những năm gần đây, trung bình mỗi năm Vịnh Hạ Long đón từ 2,5-2,7 triệu lượt
khách. Năm 2014, mặc dù bị ảnh hưởng bởi những biến động phức tạp của tình
hình chính trị khu vực và thế giới, đặc biệt là sự kiện Biển Đông đã làm giảm
lượng khách quốc tế đến Quảng Ninh, nhưng Vịnh Hạ Long vẫn đón trên 2,4 triệu
lượt khách. Đây là con số có ý nghĩa đối với công tác quản lý, phát huy giá trị Vịnh
Hạ Long. Từ một điểm đến chưa thực sự nổi tiếng, giờ đây, Vịnh Hạ Long đã trở
thành một điểm du lịch quan trọng hàng đầu trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế
giới.

Trong thời gian qua, Quảng Ninh không chỉ coi trọng công tác quản lý, bảo tồn di
sản một cách chặt chẽ mà nhiệm vụ khai thác, phát huy giá trị của Vịnh Hạ Long
cũng được xác định là một việc làm cần thiết có ý nghĩa quan trọng. Điều đó được
thể hiện rất rõ qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc bảo tồn và phát huy
giá trị Vịnh Hạ Long được chú trọng rõ rệt.Theo thống kê, những năm qua, có
khoảng 65 dự án, công trình bảo tồn, tu bổ, tôn tạo với tổng vốn gần 500 tỷ đồng
đã được triển khai trên Vịnh Hạ Long.
 Qua tư liệu trên em hãy nêu
a/ Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với du lịch (dẫn chứng)
b/ Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hóa (dẫn
chứng)

Câu1/ Em hãy đọc 2 đoạn tài liệu sau và xác định:


a/ Đoạn nào là hiện thực lịch sử và đoạn nào là lịch sử được con người nhận thức?
b/ So sánh hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức giống và khác
nhau như thế nào?
1A/ Năm 1865, Phan Thanh Giản giữ chức Kinh lược sứ 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh
Long, An Giang, Hà Tiên)Ngày 20 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long
(vốn đã được trao trả triều đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863), yêu cầu ông gửi
mật thư cho thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh
áp đảo của Pháp về mặt quân sự, cho rằng không thể giữ nổi, Phan Thanh Giản đã
quyết định giao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an
toàn cho dân chúng. Thế là chỉ trong 5 ngày (20-24/6/1867) thực dân Pháp chiếm
gọn 3 tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn. Sau khi thành mất, Phan Thanh Giản
gói mũ áo, phẩm hàm, kèm theo sớ tạ tội và gửi về triều. Song chờ nửa tháng vẫn
không thấy triều đình hồi âm. Lo lắng rồi thất vọng, Phan Thanh Giản uống thuốc
phiện hòa với giấm thanh tự sát và qua đời vào nửa đêm ngày 5/7 năm Đinh Mão,
tức 4/8/1867, hưởng thọ 72 tuổi.

1B/ Đến năm 1867, Kinh lược sứ Phan Thanh Giản để mất 3 tỉnh miền Tây mà
không có một kháng cự nào.Vào thời điểm ấy, Phan Thanh Giản là người biết rất
rõ tương quan giữa ta và kẻ thù. Với ông, cơ hội chiến thắng kẻ thù là rất ít. Không
phải Phan Thanh Giản không thấy được lòng yêu nước của dân chúng qua các cuộc
nổi dậy của Trương Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương… Nhưng thực tế đã
cho ông thấy vào thời ấy với những thành trì kiên cố, với những võ khí đầy đủ và
những võ tướng tài giỏi thuộc loại hàng đầu của triều đình mà còn bị đại bại thì
việc Phan Thanh Giản không tin sự chiến thắng của các nghĩa binh là điều dễ hiểu.
Đó là điều mà một thế kỷ sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản mới có
điều kiện và đủ bản lĩnh để đánh bại được chủ nghĩa thực dân Pháp.

You might also like