You are on page 1of 5

Học online tại: https://mapstudy.

vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

BÀI 2: TÁI BẢN DNA, PHIÊN MÃ, DỊCH MÃ

Câu 1 [MAP]: Trong quá trình nhân đôi, enzyme DNA polymerase di chuyển trên mỗi mạch
khuôn của DNA
A. luôn theo chiều từ 5'→3' của mạch khuôn.
B. luôn theo chiều từ 3'→5' của mạch khuôn.
C. di chuyển một cách ngẫu nhiên.
D. theo chiều từ 5'→3' trên mạch khuôn này và 3'→5' trên mạch khuôn kia.
Câu 2 [MAP]: Sự nhân đôi của DNA ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của DNA của tế
bào nhân sơ là
A. một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn.
B. chỉ có một mạch được dùng làm khuôn mẫu.
C. diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.
D. trên một phân tử DNA có nhiều đơn vị tái bản cùng hoạt động một lúc.
Câu 3 [MAP]: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của DNA là
A. trong 2 DNA mới hình thành, mỗi DNA gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
B. sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của DNA theo 2 hướng và ngược chiều nhau.
C. 2 DNA mới được hình thành, 1 DNA giống với DNA mẹ còn DNA kia có cấu trúc thay đổi.
D. 2 DNA mới được hình thành hoàn toàn giống nhau và giống với DNA mẹ ban đầu.
Câu 4 [MAP]: Trong quá trình tái bản DNA, mạch được tổng hợp gián đoạn là
A. mạch được kéo dài theo chiều 5'→3' so với chiều tháo xoắn.
B. mạch có chiều 5'→3' so với chiều trượt của enzyme tháo xoắn.
C. mạch có chiều 3'→5' so với chiều trượt của enzyme tháo xoắn.
D. mạch có trình tự các đơn phân giống như mạch gốc.
Câu 5 [MAP]: Cho hình vẽ sau mô tả về một giai đoạn của quá trình nhân đôi DNA ở sinh vật
nhân thực. Biết rằng enzyme số (1) là enzyme đi vào mạch khuôn DNA sau khi đoạn RNA mồi đã
được tổng hợp xong, (1) là enzyme nào sau đây?

A. Enzyme tháo xoắn. B. RNA polymerase. C. DNA ligaza. D. DNA polymerase.


_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Hà – Giáo viên Sinh học - Mapstudy 1


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 6 [MAP]: Câu nào dưới đây nói về hoạt động của enzyme DNA pôlimezara trong quá trình
nhân đôi là đúng?
A. Enzyme DNA polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3'→5' và tổng
hợp mạch mới theo chiều từ 5'→3'.
B. Enzyme DNA polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5'→3' và tổng
hợp mạch mới theo chiều từ 5'→3'.
C. Enzyme DNA polymerase di chuyển trên mạch mã gốc theo chiều từ 5'→3' và trên mạch bổ
sung theo chiều theo chiều từ 3'→5'.
D. Enzyme DNA polymerase di chuyển trên mạch mã gốc theo chiều từ 3'→5' và trên mạch bổ
sung theo chiều từ 5'→3'.
Câu 7 [MAP]: Một phân tử DNA tự nhân đôi 4 lần liên tiếp sẽ tạo được bao nhiêu phân tử DNA
con có nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào?
A. 3. B. 7. C. 14. D. 15.
Câu 8 [MAP]: Một tế bào E.coli có một phân tử DNA ở vùng nhân chỉ chứa phóng xạ 15N. Được
nuôi cấy trong môi trường chỉ có 14N, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Số
phân tử DNA ở vùng nhân của các E.coli có chứa 15N phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 9 [MAP]: Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang DNA vùng nhân chỉ chứa 15N sang
môi trường chỉ có 14N. Các vi khuẩn này thực hiện phân đôi 3 lần liên tiếp tạo thành các DNA con
trong đó có 12 phân tử DNA vùng nhân chỉ chứa 14N. Sau đó tất cả vi khuẩn được chuyển về môi
trường chỉ chứa 15N và cho chúng phân đôi tiếp 4 lần nữa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?

(1) Ban đầu có 2 vi khuẩn.


(2) Sau khi kết thúc quá trình trên, có 28 phân tử DNA vùng nhân có chứa 14N.

(3) Sau khi kết thúc quá trình trên, có 228 phân tử DNA vùng nhân chỉ 15N.

(4) Tổng số DNA vùng nhân được tạo ra là 256.


A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 10 [MAP]: Một số kết luận về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực như sau:

(1) Chiều phiên mã là 5'→3' trên mạch gốc của gen.

(2) Có sự bắt cặp bổ sung A – T, G – C trong quá trình hình thành mRNA.

(3) Một đơn vị phiên mã chỉ tạo ra 1 loại mRNA.

(4) RNA polimeraza là enzyme tạo ra sợi RNA mới.

Tổng số câu đúng trong các kết luận trên là


A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Hà – Giáo viên Sinh học - Mapstudy 2


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 11 [MAP]: Một nhà di truyền học đã phân lập được một gen quy ước tổng hợp một loại
protein ở người. Cô cũng phân lập được phân tử mRNA tương ứng của gen đó. Khi so sánh,
mRNA được tìm thấy có chứa ít hơn 1000 nuclêôtit so với trình tự DNA. Có phải kết quả phân lập
DNA của nhà di truyền học là sai?
A. Đúng, kết quả phân lập là sai vì mRNA được làm từ mẫu DNA và nên có chiều dài phải
giống như của gen.
B. Đúng, kết quả phân lập là sai vì mRNA nên có nhiều nuclêôtit hơn so với trình tự DNA bởi
vì các nuclêôtit ngoài vùng gen cũng được sao chép.
C. Sai, kết quả phân lập là đúng vì mRNA cuối cùng chỉ chứa exon, các intron đã được loại bỏ.
D. Sai, kết quả phân lập là đúng vì mRNA đã bị phân hủy một phần sau khi đã được phiên mã.
Câu 12 [MAP]: Khi nói về quá trình nhân đôi và số lần phiên mã của gen ở tế bào nhân thực có các
kết luận sau:
(1) Các gen nằm trên một NST có số lần nhân đôi bằng nhau, số lần phiên mã khác nhau.
(2) Các gen trên các NST khác nhau của cùng một tế bào có số lần nhân đôi khác nhau, số lần
phiên mã khác nhau.
(3) Các gen trên các NST khác nhau của cùng một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau, số lần
phiên mã khác nhau.
(4) Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau, số lần phiên mã khác nhau.
Số kết luận đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13 [MAP]: Một số kết luận về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực:
1. Chiều phiên mã là 5'→3' trên mạch gốc của gen
2. Có sự bắt cặp bổ sung A – T, G – C trong quá trình hình thành mRNA
3. Sự cắt bỏ các đoạn intron xảy ra trong nhân tế bào
4. Một đơn vị phiên mã chỉ tạo ra 1 loại mRNA
5. RNA polymerase là enzyme tạo ra sợi RNA mới.
Tổng số câu đúng trong các kết luận trên là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14 [MAP]: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Một mã di truyền luôn mã hoá cho một loại amino acid.
II. Đơn phân cấu trúc của RNA gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.
III. Ở sinh vật nhân thực, amino acid mở đầu cho chuỗi polypeptide là methyonin.
IV. Ở trong một tế bào, DNA là loại axit nuclêic có kích thước lớn nhất.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Hà – Giáo viên Sinh học - Mapstudy 3


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 15 [MAP]: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa A – T; G – C và ngược lại thể hiện
trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử DNA mạch kép. (2) Quá trình phiên mã.
(3) Phân tử mRNA. (4) Quá trình dịch mã mã.
(5) Phân tử tRNA. (6) Quá trình tái bản DNA.
A. (1) và (6). B. (2) và (6). C. (1) và (4). D. (3) và (5).
Câu 16 [MAP]: Khi nói về quá trình dịch mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribosome tách khỏi mRNA và giữ nguyên cấu trúc để
chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo.
II. Ở tế bào nhân sơ, sau khi quá trình dịch mã kết thúc, foocmyl methyonin được cắt khỏi
chuỗi polypeptide.
III. Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tRNA mang amino acid mở đầu là methyonin
đến ribosome để bắt đầu dịch mã
IV. Tất cả các polypeptide sau dịch mã đều được cắt bỏ amino acid mở đầu và tiếp tục hình
thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành Protein có hoạt tính sinh học.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17 [MAP]: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp phân tử, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Trong quá trình nhân đôi DNA, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 5'⟶3' so với
chiều trượt của enzyme tháo xoắn.
II. Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại amino acid do nhiều bộ ba khác nhau
qui định tổng hợp.
III. Trong quá trình phiên mã, chỉ có một mạch của gen được sử dụng làm khuôn để tổng hợp
phân tử mRNA.
IV. Trong quá trình dịch mã, ribosome trượt trên phân tử mRNA theo chiều từ đầu 5' đến 3' của
mRNA.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 18 [MAP]: Khi nghiên cứu về cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử, có các nhận xét sau:
(1) Chuỗi polypeptide do gen đột biến tổng hợp có thể tăng hoặc giảm đi 1 amino acid.
(2) Thông tin di truyền được truyền đạt lại cho thế hệ sau nhờ quá trình nhân đôi DNA.
(3) Bố mẹ có thể di truyền nguyên vẹn cho con alen để qui định tính trạng.
(4) Thông tin di truyền được biểu hiện ra tính trạng nhờ quá trình nhân đôi DNA, phiên mã và dịch mã.
(5) Trong 1 đơn vị tái bản, một mạch đơn mới được tổng hợp liên tục và một mạch đơn mới
được tổng hợp gián đoạn.
Trong các thông tin trên, có bao nhiêu thông tin không chính xác?
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Hà – Giáo viên Sinh học - Mapstudy 4


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 19 [MAP]: Có bao nhiêu thành phần sau đây tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi
polypeptide?
I. Gene. II. mRNA. III. Amino acid.
IV. tRNA. V. Ribosome.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20 [MAP]: Có bao nhiêu sơ đồ dưới đây phản ánh đúng sự vận động của thông tin di truyền?
(1) DNA ⟶ RNA. (2) RNA ⟶ Protein.
(3) Protein ⟶ RNA. (4) Protein ⟶ DNA.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

___HẾT___

BẢNG ĐÁP ÁN
1.B 2.D 3.A 4.C 5.D 6.A 7.C 8.A 9.C 10.A
11.C 12.B 13.B 14.B 15.A 16.C 17.B 18.B 19.D 20.B

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Hà – Giáo viên Sinh học - Mapstudy 5

You might also like