You are on page 1of 5

phan lich su

I. Trắc nghiệm
- Ôn các câu hỏi trong sách bài tập.
II. Tự luận
Câu 1: Cuộc xung đột Nam – Bắc Triều và hệ quả?
* Nguyên nhân bùng nổ:
- Khi nhà Mạc được thành lập nhưng một số bộ phận quan lại quay lại trung thành
với Triều Lê ra sức chống lại nhằm khôi phục lại vương triều này.
- Năm 1533, Nguyễn Kim (một quan võ Triều Lê) vào Thanh Hóa, lấy danh nghĩa
“phù Lê diệt Mạc” đưa một người con của vua Lê lên ngôi, thiết lập lại vương triều,
sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà họ Mạc ở phía Bắc.
- Mâu thuẫn giữa Nam – Bắc triều dẫn đến cuộc xung đột trong gần 60 năm (1533 -
1592). Cuối cùng, Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc phải
chạy lên Cao Bằng và cuộc xung đột chấm dứt.
* Hệ quả:
- Đất nước bị chia cắt, cả vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ đều là chiến
trường.
- Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi
buôn bán giữa các vùng gặp khó khăn.
=> Đời sống nhân dân khốn cùng vì đói, vì bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình phải
li tán.
Câu 2: Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn và hệ quả?
* Nguyên nhân bùng nổ:
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh
quyền.
=> Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh, Nguyễn dần bộc lộ và trở nên gay gắt.
- Trong bối cảnh ấy, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn
thủ ở Thuận Hóa để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
- Sau khi Nguyễn Hoàng mất, con trai là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, tiếp tục củng
cố địa vị, dần dần cắt đứt quan hệ lệ thuộc với họ Trịnh.
=> Năm 1627, cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn bùng nổ.
* Hệ quả:
- Trong gần nửa thế kỉ (1627-1672), hai thế lực Trịnh và Nguyễn trải qua 7 lần giao
chiến, cuốn cả nước vào vòng binh đao khói lửa. Toàn bộ vùng Quảng Bình, Hà Tĩnh
ngày nay trở thành chiến trường ác liệt.
=> Cuối cùng, hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước
thành Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra Bắc) và Đàng Trong (từ song Gianh trở vào
Nam). Lũy Thầy ở phía Nam như một bức tường thành vững chắc ngăn đôi đất nước.
=>Kết luận: Cuộc xung đột kéo dài giữa hai chế độ phong kiến Trịnh, Nguyễn làm
suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân
vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hướng đến sự phát triển chung của quốc gia, dân
tộc.
Câu 3: Nêu cách mạng công nghiệp ở Anh, hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp,
và tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống xã hội?
- Cách mạng công nghiệp ở Anh:
+ Vào giữa thế kỉ XVIII, nước Anh hội tụ đủ những tiền đề để tiến hành cách mạng
công nghiệp: vốn (tư bản), nhân công và phát triển kĩ thuật. Vì vậy, cánh mạng công
nghiệp diễn ra đầu tiên ở nước Anh, trước hết là trong ngành dệt với sự ra đời của
máy kéo sợi Gien-ni (1764), sau đó lan ra các ngành khác như giao thông vận tải,
luyện kim,…
- Hệ quả: Biến nước Anh từ một nước nông nghiệp thành nước công nghiệp phát
triển nhất thế giới lúc bấy giờ và được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.
*Tác động:
- Tác động tích cực:
+ Về sản xuất: thay đổi căn bản quá trình sản xuất, nâng cao năng suất, thúc đẩy
nhiều ngành phát triển, tạo nguồn của cải dồi dào, nhiều khu công nghiệp lớn và
thành phố đông dân mọc lên,…

+ Về xã hội: Thay đổi chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
Hình thành hai giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản.
- Tác động tiêu cực:
+ Tình trạng ô nhiễm môi trường
+ Sự bóc lột sức lao động của phụ nữ và trẻ em
+ Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa…
Câu 4: Mô tả quá trình thực thi chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
- Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa
và quần đảo Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội
Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
+ Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế
(khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo.
+ Nhiệm vụ của họ là: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm; thu lượm các
hải sản quý; từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.
- Hải đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây Sơn (cuối thế
kỉ XVIII).
* Ý nghĩa:
- Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân
binh này trong suốt các thế kỉ XVII - XVIII đã khẳng định quá trình khai thác, thực thi
chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và quần
đảo Trường Sa.
=> Đây là một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ
chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.
Câu 5: Thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp. Thành tựu nào tiêu biểu
nhất? Vì sao?
- Những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp ở Anh
+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.
+Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. Năm 1771, xây
xưởng dệt đầu tiên
+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước
+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo ra máy dệt
+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa chạy bằng hơi
nước
+ Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công
nghiệp Man-chét-xtơ với cảng Li-vơ-pun.
- Thành tựu tiêu biểu nhất đó là máy hơi nước của Giêm Oát. Vì máy hơi nước tạo ra
nguồn động lực mới, giảm sức lao động bằng cơ bắp của con người, lao động tay
chân dần được thay thế bằng máy móc. Sử dụng hơi nước có thể giải quyết được
những hạn chế của các loại máy móc trước đó (máy chạy bằng sức nước cần xây
dựng gần bờ sông,…).

phan dia li
I. Trắc nghiệm:
- Các câu hỏi trong sách bài tập (Từ bài 1 đến bài 4).
II. Tự luận:
Câu 1: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành
đặc điểm khí hậu và sinh vật và đất ở nước ta?
* Khí hậu:
- Nước ta nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu
Á, một năm có 2 mùa rõ rệt.
- Phần đất liền nước ta hẹp ngang, lại nằm kề Biển Đông, có nguồn ẩm dồi dào, các
khối khí di chuyển qua biển sâu vào trong đất liền, đã làm cho thiên nhiên nước ta
chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực
biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.
* Sinh vật và đất:
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu
biểu cho thiên nhiên nước ta.
- Đặc biệt, nước ta là nơi hội tụ của nhiều luồng động vật có nguồn gốc từ Hoa Nam
(Trung Quốc) xuống, từ Hi-ma-lay-a tới, từ Ấn Độ - Mi-an-ma sang và từ Ma-lai-xi-a,
In-đô-nê-xi-a lên nên thành phần loài sinh vật của nước ta rất phong phú.
- Biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ nước biển ở tầng mặt cao, các
dòng biển di chuyển theo mùa, sinh vật biển phong phú, đa dạng.
Câu 2: Vì sao khí hậu ở Việt Nam có tính chất nhiệt đới và tính chất ẩm?
- Tính nhiệt đới: được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, bức
xạ nhiệt luôn lớn và mọi nơi trong năm đều có hai lần mặt Trời lên thiên đỉnh.

=> Nhận được lượng nhiệt lớn, nhiệt độ trung bình năm cao trên 20 0C.
- Tính ẩm: Vị trí giáp biển Đông - nguồn nhiệt và ẩm dồi dào nên các khối khí di
chuyển qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm), độ ẩm dồi
dào (>80%).

Câu 3: Vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ, lượng mưa trung bình các tháng trong năm của
trạm khí tượng Hà Nội và Trường Sa?
- (Tự làm vào vở, mẫu phần nhận xét ở dưới)
* Hà Nội:
- Nhận xét biểu đồ:
+) Nhiệt độ trung bình năm: 23,90C <23,91(6)>
+) Biên độ nhiệt độ trung bình năm: 12,80C
+) Tổng lượng mưa trung bình năm: 139,15 mm
+) Thời gian mùa mưa: Tháng 5,6,7,8,9,10
* Trường Sa:
- Làm như bên trên
* Note: In đề ra nhớ là để dòng cre cho t. Cái này đánh máy + chỉnh sửa và bổ sung là
mất 3 ngày rồi đấy.
@Cre: Gwennz.

You might also like