You are on page 1of 1

BÀI VIẾT CÁ NHÂN

Trong kinh tế học vi mô, tôi quan tâm nhất đến chủ đề thị trường cạnh tranh hoàn
hảo, nơi người tiêu dùng có thể yên tâm rằng họ sẽ không bị tính phí cao hơn giá
bình thường đối với hàng hóa và dịch vụ. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo,
doanh nghiệp chỉ có thể kiểm soát được đầu ra của sản phẩm sản xuất và sự kết
hợp của các yếu tố sản xuất, mà không thể kiểm soát được giá cả sản phẩm trên thị
trường, và được gọi là “người chấp nhận giá”. Việc họ có thể gia nhập và rời khỏi
thị trường một cách dễ dàng có nghĩa là các công ty có thể tự do chuyển từ ngành
này sang ngành khác, tìm kiếm con đường có lợi nhất. Vì nguồn cung của mỗi
hãng là rất nhỏ so với cầu thị trường và mỗi hãng có thể bán tất cả sản lượng của
mình ở một mức giá thị trường nhất định, nên đường cầu sản phẩm của một hãng
cạnh tranh hoàn hảo là một đường thẳng đi qua giá thị trường P, hay nói cách khác
là một đường cầu hoàn toàn co giãn theo giá. Giá và sản lượng trong một thị
trường cạnh tranh hoàn hảo được xác định trong các khoảng thời gian khác nhau:
nhất thời, ngắn hạn và dài hạn. Nhất thời là khoảng thời gian rất ngắn không thay
đổi được nguồn cung sản phẩm, còn trong ngắn hạn doanh nghiệp tự do thay đổi
sản lượng nhưng không đủ thời gian để thay đổi quy mô sản xuất. Các doanh
nghiệp không phải lúc nào cũng đạt lợi nhuận trong ngắn hạn, lúc đó doanh nghiệp
sẽ phải chọn lựa một trong hai cách: sản xuất trong tình trạng lỗ hoặc phải ngừng
sản xuất. Còn trong dài hạn, các doanh nghiệp có thể thay đổi toàn bộ số lượng các
yếu tố sản xuất, và do đó có thể thay đổi quy mô sản xuất. Cạnh tranh hoàn hảo
giúp cho các ngành sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên điều
kiện cần thiết để tồn tại là phải có thị trường sản phẩm tương đối lớn, cũng như
phạm vi hoạt động của doanh nghiệp phải đủ lớn để có thể tiến hành sản xuất với
quy mô tối ưu. Nhờ đó sản phẩm được sản xuất với chi phí trung bình thấp nhất.

You might also like