You are on page 1of 6

I.

PHÂN TÍCH TRONG NGẮN HẠN:

1. Cân bằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

Cân bằng thị trường là điểm (E) mà tổng cung thị trường bằng tổng cầu thị
trường. Tại đó, người mua và người bán thỏa thuận để thống nhất giá cả và sản lượng
hàng hóa giao dịch. Đồng thời, tại điểm cân bằng thị trường, quyết định của họ là độc
lập hoàn toàn, ch phụ thuộc vào tổng cung thị trường và tổng cầu thị trường, các yếu
tố khác như khí hậu, địa lý,… đều không ảnh hưởng đến quyết định của người mua
và người bán

 Tại điểm cân bằng thị trường E, giá cả của hàng hóa (giá thị trường) là
độc lập với các yếu tố khác, chỉ phụ thuộc vào tổng cung thị trường và tổng cầu thị
trường.

2. Các quyết định của doanh nghiệp trong ngắn hạn

a) Xác định sản lượng có lợi nhuận cực đại:

Trong ngắn hạn, nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí
doanh nghiệp sẽ điều chỉnh sản lượng sản xuất trên cở sở giá thị trường và chi phí
sản xuất của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào TR tổng doanh thu và TC tổng chi phí:

+ Khi TR < TC: doanh nghiệp trong tình trạng lỗ vốn.

+ Khi TR > TC: doanh nghiệp trong tình trạng có lợi nhuận.

+ Khi TR = TC doanh nghiệp trong tình trạng hòa vốn.

- Dựa vào mối quan hệ giữa đường MC và MR.

Sản lượng có lợi nhuận cực đại được xác định theo điều kiện.

Lưu ý: Khi đã xác định được sản lượng mang lại mức lợi nhuận cực đại
hoặc mức lỗ tối thiểu, việc doanh nghiệp có đưa ra quyết định thực hiện việc sản
xuất tại mức sản lượng Q đó hay không lại phụ thuộc vào giá cả thị trường P và chi
phí sản xuất C của doanh nghiệp.

3. Quyết định cung ứng sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn:
- Với mục tiêu lợi nhuận cực đại hoặc lỗ tối thiểu trong ngắn hạn doanh nghiệp
sẽ tính toán và đưa ra quyết định sản xuất. Sẽ xảy ra 5 trường hợp như sau do
giá cả là độc lập với người bán hay nói cách khác là không phụ thuộc vào
người bán.

Trường hợp 1: Khi P < AVC hay TR < TVC, giá bán của sản phẩm thấp hơn
chi phí biến đổi. Doanh nghiệp lỗ toàn bộ chi phí cố định và lỗ một phần chi phí
biến đổi. Doanh nghiệp quyết định không sản xuất.

Trường hợp 2: Khi P = AVC hay TR = TVC, giá bán của sản phẩm chỉ bù
được phần chi phí biến đổi. Doanh nghiệp lỗ toàn bộ chi phí cố định, nếu doanh
nghiệp quyết định không sản suất, họ sẽ lỗ toàn bộ chi phí cố định và cả phần chi
phí biến đổi do không tạo ra sản phẩm để bán. Trong ngắn hạn doanh nghiệp
quyết định 3sản xuất.

Trường hợp 3: Khi AVC < P < AC  TVC < TR < TC, giá bán của sản
phẩm cao hơn mức chi phí cố định nhưng lại thấp hơn mức chi phí để tạo ra sản
phẩm; tức là không đủ để bù lại phần chi phí cố định. Mặc dù doanh nghiệp lỗ
nhưng giống với trường hợp 2, nếu doanh nghiệp quyết định không sản suất, họ sẽ
lỗ toàn bộ chi phí cố định và cả phần chi phí biến đổi do không tạo ra sản phẩm để
bán. Quyết định của doanh nghiệp là sản xuất.
Trường hợp 4: Khi P = AC hay P.Q = AC.Q  TR = TC, giá bán của
sản phẩm ngang với chi phí để tạo ra sản phẩm .Doanh nghiệp kinh doanh trong
điều kiện hòa vốn. Quyết định của doanh nghiệp là sản xuất.

Trường hợp 5: Khi P > AC  P.Q > AC.Q  π > 0, giá bán của sản phẩm lớn
hơn chi phí tạo ra sản phẩm. Doanh nghiệp kinh doanh trong điều kiện có lời. Quyết
định của doanh nghiệp là sản xuất.
Tóm lại: Trong ngắn hạn nếu P < AVC, doanh nghiệp sẽ không sản
xuất. Còn nếu P ≥ AVC, doanh nghiệp quyết định thực hiện việc sản xuất
cung ứng sản phẩm ra thị trường.

4. Đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn:

Tổng hợp các trường hợp doanh nghiệp quyết định sản xuất, không sản
xuất từ các hình trên ta có thể vẽ được hình 6.12 như sau:

Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là tập hợp các điểm ứng với một
mức giá các doanh nghiệp đồng ý cung ứng một mức sản lượng nhất định cho thị
trường. Hình 6.13 đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn chính là nhánh đi
lên của đường MC.
5. Đường cung ngắn hạn ngành:

Đường cung ngắn hạn ngành chính là đường cung ngắn hạn của thị trường,
nó biểu thị số lượng sản phẩm mà một ngành sẽ sản xuất trong ngắn hạn, ứng với
mỗi mức giá xác định. Tổng cung của ngành là tổng lượng cung của tất cả các hãng
tham gia thị trường. Tổng hợp bằng cách cộng theo chiều ngang lượng cung của
mỗi doanh nghiệp ứng với mỗi mức giá.

You might also like