You are on page 1of 43

NỘI DUNG TRÌNH BÀY

 Định nghĩa
 Giải phẩu, sinh lý màng phổi
 Dịch tễ học
 Sinh bệnh học
 Lâm sàng, cận lâm sàng
 Chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt
 Điều trị
 Diễn tiến, tiên lượng
 Kết luận
ĐỊNH NGHĨA

Lao màng phổi là bệnh lý ở màng phổi do


trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây
ra
GIẢI PHẨU-SINH LÝ MÀNG PHỔI
GIẢI PHẨU-SINH LÝ MÀNG PHỔI
 Màng phổi gồm 2 lá, lá
thành và lá tạng
 Lá thành: bao phủ mặt
trong của thành ngực và
cơ hoành
 Lá tạng: bao phủ phổi
 Hai lá này gặp nhau tại
vùng rốn phổi
 Khoang màng phổi là 1
khoang kín, chứa khoãng
10-20ml dịch
 Dịch được tiết ra từ mao
mạch lá thành và được tái
hấp thu liên tục qua hệ
bạch huyết ở lá thành
 Hệ bạch mạch có khả năng hấp thu > 20 lần
lượng dịch bình thường tạo ra
 TDMP xảy ra khi lượng dịch tạo thành vượt
quá khả năng hấp thu
 Áp lực trong khoang màng phổi là áp lực âm
 Chỉ có lá thành mới chứa dây thần kinh cảm
giác
DỊCH TỄ HỌC
 LMP là thể lao ngoài phổi nhiều thứ 2 (24%)
sau lao hạch (30%)
 Thường gặp ở người trẻ 16-30 tuổi, nữ > nam
 Đồng nhiễm HIV làm gia tăng tỷ lệ mắc LMP
 Nguồn lây: trong gia đình hoặc ngoài xã hội
SINH BỆNH HỌC
 6-12 tuần sau phơi nhiễm, các nốt lao vỡ vào
khoang màng phổi. Kháng nguyên vi trùng lao phản
ứng với tế bào lympho T đã được hoạt hóa tạo ra
phản ứng viêm quá mẫn muộn và hình thành dịch
 Phản ứng quá mẫn muộn làm tăng tính thấm mao
mạch màng phổi đối với protein trong dịch MP, đẩy
nhanh tốc độ tạo dịch trong màng phổi và gây tích tụ
dịch trong màng phổi. Phản ứng viêm ở màng phổi
làm tắc nghẽn dẫn lưu bạch mạch ở lá thành, cũng
là 1 nguyên nhân gây tràn dịch
LÂM SÀNG
 Khởi phát cấp tính hoặc từ từ
 Triệu chứng cơ năng:
Sốt là triệu chứng thường gặp nhất (<40o)
Đau ngực kiểu màng phổi
Ho khan
Khó thở tùy vào lượng dịch
LÂM SÀNG
 Triệu chứng thực thể:
Gầy sút, xanh xao
Hội chứng 3 giảm: gõ đục, âm phế bào giảm
hoặc mất, rung thanh giảm
CẬN LÂM SÀNG
1. XQ Phổi
 TDMP thể tự do: mờ đồng nhất vùng thấp, giới hạn
trên là đường cong Damoiseau
 Đa số TDMP 1 bên, ít khi TDMP 2 bên
 Đa số TDMP từ lượng ít đến trung bình
 1/3 trường hợp có tổn thương nhu mô phổi đi kèm
 TDMP ít: tù góc sườn hoành
CẬN LÂM SÀNG
1. XQ Phổi
 TDMP ít: tù góc sườn hoành, ở phim nghiêng phát
hiện được tù góc sườn hoành khi lượng dịch >75ml,
ở phim thẳng>175ml
 TDMP trung bình: đường cong Damoiseau, dưới rốn
phổi, lượng dịch = 500-2000ml
 TDMP nhiều: trên rốn phổi , > 2000ml
Tràn dịch màng phổi (T): thể tự do
Tràn dịch màng phổi (P)
Tràn dịch màng phổi (P)
Tràn dịch-tràn khí màng phổi (T)
CẬN LÂM SÀNG
2/ Siêu âm
 Xác định có thực sự tràn dịch, vị trí dịch trong
khoang màng phổi
 Hữu ít trong TDMP lượng ít, khu trú → định vị trí
chọc dò
 Dự đoán tính chất ổ dịch: nhiều fibrin, đóng
vách, mủ...
CẬN LÂM SÀNG
2/ Siêu âm
 Xác định có thực sự tràn dịch, vị trí dịch trong
khoang màng phổi
 Hữu ít trong TDMP lượng ít, khu trú → định vị trí
chọc dò
 Dự đoán tính chất ổ dịch: nhiều fibrin, đóng
vách, mủ...
CẬN LÂM SÀNG
3/ Chọc dò màng phổi
 Xác định thực sự có dịch

 Lấy dịch làm xét nghiệm (50-100ml)

 Rút dịch giải áp khi BN có khó thở (<1000ml/lần)


Màu sắc

 TDMP do lao thường có màu vàng chanh, trong,


ít trường hợp có màu hồng
Dịch tiết: thường tràn dịch 1 bên phổi, tiêu chuẩn
Light có ít nhất 1 trong 3 đặc điểm:

 Protein DMP/ Protein máu > 0,5

 LDH DMP/LDH máu> 0,6

 LDH DMP> 2/3 giới hạn trên bình thường LDH máu

Dịch thấm: thường tràn dịch 2 bên, không thỏa cả 3


đặc điểm của tiêu chuẩn Light
Tế bào học:

 Bạch cầu: < 5000/l

 Tế bào Lympho > 50% (điển hình 80-90%)


Sinh hóa

 Protein > 30g/l (40-70g/l)

 Glucose > 60mg/dl

 20% trường hợp có nồng độ đường thấp:

chẩn đoán trễ, bệnh giai đoạn muộn có kèm


dày dính màng phổi
 ADA (Adenosine deaminase)
 Lao màng phổi ADA ≥40UI/l (nhạy 91%, đặc hiệu 89%)

 Rivalta (+)
Vi trùng

 Dịch MP : soi AFB (+) < 10%, cấy MT (+) 20-40%

 Mô màng phổi (sinh thiết MP): soi (+) 24%, cấy (+) 53%

 PCR lao DMP: kết quả không cao vì nồng độ vk lao trong
DMP thấp (nhạy thấp 35-70%, đặc hiệu cao 99%)

 Gen xpert DMP: thường âm tính


4/ Sinh thiết màng phổi
 Có giá trị nhất trong chẩn đoán LMP

 Hình ảnh điển hình của LMP: nang lao (nhạy 40%, đặc
hiệu 100%), U hạt (nhạy 80%, đặc hiệu 95%)
CHẨN ĐOÁN
1/ Chẩn đoán xác định: có ít nhất 1 trong 3 tiêu chuẩn:
 Nhuộm Ziehl-Neelsen hoặc cấy Lowenstein-Jensen
bệnh phẩm bao gồm đàm, dịch dạ dày, DMP và mẫu
mô sinh thiết MP cho kết quả dương tính (độ nhạy
trong tiêu chuẩn này thấp và thường mất nhiều thời
gian)
 Mẫu mô sinh thiết MP có nang lao hoặc u hạt
 DMP là dịch tiết , Bạch cầu Lympho chiếm ưu thế và:
- <40 tuổi và TST (+) hoặc ADA (+)
- Loại các nguyên nhân khác gây viêm màng phổi
- Đáp ứng với điều trị kháng lao
2/ Chẩn đoán phân biệt
 Ung thư màng phổi nguyên phát hay di căn:
- K màng phổi rất hiếm gặp, thường là do di căn
- Thường gặp ở người lớn tuổi
- Dịch màu đỏ tái lập nhanh
- Chẩn đoán xác định GPB
 TDMP cạnh viêm phổi:
- LS: Ho khạc đàm, sốt cao, đau ngực
- CLS: XQ: TDMP kèm đông đặc phổi
DMP dịch tiết, BC đa nhân ưu thế, đáp ứng với
điều trị viêm phổi
 Tràn mủ MP do biến chứng TDMP cạnh viêm phổi
- LS: giống TDMP cạnh viêm phổi
- CLS: DMP là mủ, BC đa nhân chiếm ưu thế, soi cấy
tạp khuẩn (+)
 TDMP do viêm tụy:
- LS: đau thượng vị lan ra sau lưng, tiền căn có
viêm tụy cấp
- CLS: XQ TDMP màng phổi bên trái
Amylase máu và trong DMP tăng cao
 TDMP do virus:
- LS: triệu chứng nhiễm siêu vi
- CLS: TDMP lượng ít
- Tự hồi phục trong vòng 2 tuần
ĐIỀU TRỊ
1/ Điều trị đặc hiệu:
 Theo CTCLQG: Phác đồ A1: 2RHZE/4RHE
 Theo dõi điều trị: kiểm soát việc dùng thuốc,
đánh giá đáp ứng LS, XQ và tác dụng phụ của
thuốc
 Đánh giá kết quả điều trị: được đánh giá giống
như lao phổi, nhưng không có kết quả khỏi
2/ Điều trị triệu chứng:
 Giảm đau, hạ sốt, giảm ho
 Chọc hút DMP khi BN có khó thở
 Đánh giá kết quả điều trị: được đánh giá giống
như lao phổi, nhưng không có kết quả khỏi
 Liệu pháp Corticoid: dùng khi có kèm LMN, lao
màng ngoài tim (giúp giảm triệu chứng, không
thay đổi tình trạng dầy dính màng phổi)
3/ Điều trị phục hồi chức năng:
 Tập vật lý trị liệu sớm (để tránh di chứng dầy
dính MP)
 Tập mỗi ngày, kéo dài 3 tháng
 BS PHCN sẽ hướng dẫn cụ thể
TIẾN TRIỂN
 Nếu không điều trị: LMP thể nguyên phát sẽ tự
hồi phục trong vòng 1-4 tháng, 2/3 trường hợp
sẽ tái lại trong vòng 5 năm với 1 dạng lao nặng
hơn.
 Nếu được điều trị kháng lao:
- Hết sốt trong vòng 2 tuần, thỉnh thoảng sốt kéo
dài đến 2 tháng
- XQ hết dịch sau 1,5-3 tháng, phần lớn hết dịch
trong vòng 1,5 tháng
- Di chứng Dày dính MP( mờ góc sườn hoành, mờ
đồng nhất đáy phổi, đường mờ đậm bờ ngoài của
phổi) sẽ hồi phục theo thời gian
PHÒNG NGỪA
 Phát hiện và điều trị kịp thời các trường hợp lao
phổi, nguồn lây quan trọng trong cộng đồng
 Tiêm chủng BCG cho trẻ em
 Cách ly trẻ ra khỏi người có khác đàm AFB (+)
 Nâng cao sức đề kháng cơ thể

You might also like