You are on page 1of 55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

VIỆN ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU DƯỢC HỌC

NGŨ THỊ HƯƠNG

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA


CÁC CAO CHIẾT TỪ HÀNH TĂM

(ALLIUM SCHOENOPRASUM)

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC HỌC

BÌNH DƯƠNG – NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

VIỆN ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU DƯỢC HỌC

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA


CÁC CAO CHIẾT TỪ HÀNH TĂM

(ALLIUM SCHOENOPRASUM)

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN DƯỢC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: ThS. LÊ VĂN HUẤN Sinh viên thực hiện:

NGŨ THỊ HƯƠNG

MSSV: 18150051

BÌNH DƯƠNG – NĂM 2023


LỜI CẢM ƠN

“ Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa”

Cánh cổng tuổi 18 trên vùng đất Nghệ An nó vừa khép lại mười hai năm học sinh
với biết bao ơn nghĩa của thầy cô vừa mở ra một chân trời mới gắn liền với 5 năm là
sinh viên đại học trên con đường hướng tới một Dược sĩ tốt. Năm năm không phải quá
ngắn nhưng cũng không phải quá dài mà năm năm tại ngôi trường Đại học Bình Dương
đó là sự hãnh diện, sự hạnh phúc và là lòng biết ơn sâu sắc.

Trước hết, với lòng biết ơn vô cùng sâu sắc em xin gửi đến Ban Giám Hiệu Trường
đại học Bình Dương với những tâm huyết của mình đã xây dựng lên một ngôi trường
“Học-Hỏi-Hiểu-Hành” vững mạnh và đội ngũ giảng viên có chất lượng,..để cho em cũng
như các bạn sinh viên khác có một nơi được gọi là “nhà”- một nơi mà em được sự giúp
đỡ, dạy bảo, chia sẻ mọi vấn đế khó khăn từ thầy cô, bạn bè,..mà bản thân gặp phải -
một nơi được học tập, được trau dồi thêm nhiều kiến thức, nhiều kỹ năng,…tiếp bước
cho những Hành trang sau này. Đồng thời em cũng xin gửi sự trân quý và lòng biết ơn
đến quý thầy cô viện Dược học trường đại học Bình Dương đã cùng với tri thức và sự
nhiệt huyết của mình để đồng Hành cùng em và các bạn sinh viên khóa Dược đầu tiên
của trường với những kiến thức quý báu cho tới ngày hôm nay.

Và đặc biệt, trong năm nay Trường và Khoa đã tổ chức cho chúng em được thực
hiện các đề tài khóa luận và tiểu luận. Em xin chân thành cảm ơn thầy ThS.Lê Văn Huấn
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này. Bên cạnh
đó xin gửi lời cảm ơn tới các bạn Hương, bạn Đan(khoa Công nghệ thực phẩm), bạn
Thương, bạn Sơn, bạn Thông đã hỗ trợ em trong quá trình hoàn thiệt đề tài

Bình Dương - Năm 2023

Sinh viên

Ngũ Thị Hương

i
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i

DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................... v

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................. vi

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ ........................................................................................vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. viii

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 1

2. Mục đích của đề tài............................................................................................... 2

3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................. 2

3. Nội dung tiến hành thí nghiệm ............................................................................. 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3

1.1 Tổng quan về thực vật học .............................................................................. 3

1.1.1 Vị trí phân loại ................................................................................................3

1.1.2 Họ Alliaceae ...................................................................................................3

1.1.3 Chi Hành .........................................................................................................4

1.1.4 Đặc điểm thực vật của Hành tăm ...................................................................6

1.1.5 Các bài thuốc dân gian từ củ Hành tăm ..........................................................8

1.2 Tổng quan về các thành phần và tác dụng dược lý của Hành tăm ................. 9

1.2.1 Các thành phần có trong Hành tăm ................................................................9

1.2.2 Tác dụng dược lý của Hành tăm ...................................................................13

1.3 Thực trạng nghiên cứu về dược liệu Hành tăm .............................................. 14

1.3.1 Một số nghiên cứu trong nước .....................................................................14

1.3.2 Một số nghiên cứu của nước ngoài ..............................................................15

1.4. Gốc tự do và hoạt tính chống oxy hóa ............................................................ 16

ii
1.4.1 Gốc tự do ......................................................................................................16

1.4.2 Hoạt tính chống oxy hóa...............................................................................17

1.5 Các phương pháp xác định hoạt tính kháng oxy hóa .................................... 17

1.5.1 Phương pháp DPPH (Diphenylpicrylhydrazyl Radical) ..............................17

1.5.2 Phương pháp ABTS......................................................................................18

1.5.3 Phương pháp ORAC (Oxygen Radical Absorbance Capacity) ....................18

1.5.4 Phương pháp TRAP (Total Radical – Trapping Antioxydant Potential) .....19

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20

2.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 20

2.2 Hóa chất và thiết bị sử dụng ............................................................................. 20

2.1.1 Hóa chất sử dụng ..........................................................................................20

2.1.2 Thiết bị sử dụng ............................................................................................20

2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 21

2.2.1 Thu hoạch và xử lý Hành tăm ......................................................................21

2.2.2 Phân tích sơ bộ khảo sát thành phần hóa học ...............................................22

2.2.3 Chiết xuất dược liệu .....................................................................................22

2.2.4. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa bằng thử nghiệm DPPH ........................23

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ BÀN LUẬN ..................................................................... 26

3.1 Thu hoạch và xử lý ............................................................................................ 26

3.2 Mô tả đặc điểm Hành tăm ................................................................................ 26

3.2.1 Hình Thái ......................................................................................................26

3.2.2 Hành tăm sau khi sấy, xay ............................................................................27

3.2.3 Sơ bộ khảo sát các nhóm chất chính bằng phản ứng hóa học đặc trưng ......28

3.3 Chiết xuất dược liệu .......................................................................................... 30

iii
3.5 Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các cao bằng cách đo độ hấp thu
quang phổ uv – vis để xác định cao toàn phần ..................................................... 31

3.6 Định tính bằng sắc ký lớp mỏng ( SKLM) ...................................................... 33

3.7 Khảo sát và so sánh hoạt tính chống oxy hóa của các cao bằng cách đo độ
hấp thu quang phổ uv – vis với chất đối chứng vitamin C .................................. 35

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 41

4.1 Kết luận .............................................................................................................. 41

4.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 42

iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Một số loài thuộc chi Hành được nghiên cứu nổi bật ....................................5

Bảng 3.2. Bảng so sánh hình thái của Hành tăm. .........................................................27

Bảng 3.3. Độ ẩm Hành tăm sau khi sấy ở thời gian khác nhau ....................................28

Bảng 3.4. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật củ Hành tăm ..................29

Bảng 3.5. Khảo sát tỷ lệ theo nồng độ để chiết dược liệu ............................................30

Bảng 3.6. Khảo sát nồng độ cồn phụ hợp để chiết dược liệu .......................................31

Bảng 3.7. Kết quả OD và phần trăm chống oxy hóa của cao cồn 96˚ ..........................31

Bảng 3.8. Kết quả OD và phần trăm chống oxy hóa của cao cồn 50˚ ..........................32

Bảng 3.9. Kết quả OD và phần trăm chống oxy hóa của cao nước ..............................32

Bảng 3.10. Hiệu suất chiết các cao phân đoạn ..............................................................35

Bảng 3.11. Kết quả OD và phần trăm chống oxy hóa của cao n-hexan .......................35

Bảng 3.12. Kết quả OD và phần trăm chống oxy hóa của cao chloroform ..................36

Bảng 3.13. Kết quả OD và phần trăm chống oxy hóa của cao ethyl acetat ..................37

Bảng 3.14. Kết quả OD và phần trăm chống oxy hóa của cao nước ...........................37

Bảng 3.15. Kết quả OD và phần trăm chống oxy hóa của cao Vitamin C ...................38

Bảng 3.16. Phương trình tuyến tính của các cao và các cao phân đoạn ......................39

Bảng 3.17. Kết quả so sánh IC50 giữa Vitamin C và các cao chiết của Hành tăm ......39

v
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Họ Hành Alliaceae ..........................................................................................4

Hình 1.2. Allium acuminatum (Hành dại, Hành hoa tím) ..............................................5

Hình 1.3. Allium altaicum ...............................................................................................5

Hình 1.4 Allium altyncolicum .........................................................................................5

Hình 1.5. Allium amethystinum.......................................................................................5

Hình 1.6. Allium ampeloprasum .....................................................................................5

Hình 1.7. Allium anceps - Hành hai lá ............................................................................5

Hình 1.8. Hành tăm (Allium schoenorasum) ..................................................................6

Hình 1.9. Các hợp chất phenol......................................................................................10

Hình 1.10. Các hợp chất flavonoid ...............................................................................10

Hình 1.11. Các hợp chất acid béo .................................................................................11

Hình 1.12. Các hợp chất Steroid ...................................................................................12

Hình 1.13. Củ Hành tăm ...............................................................................................20

Hình 3.14. Hành tăm được phơi khô, Hình 3.15. Hành tăm được thái mỏng. .............26

Hình 3.16. Hình thái bên ngoài của Hành tăm, Hình 3.17. Hình thái của Hành tăm sau
khi được rửa sạch. ..........................................................................................................26

Hình 3.18. So sánh độ ẩm Hành tăm sau khi sấy ở thời gian khác nhau. .....................27

Hình 3.19. Đồ thị phần trăm oxy hóa của cao cồn 96˚ bằng phương pháp DPPH .......32

Hình 3.20. Đồ thị phần trăm oxy hóa của cao cồn 50˚ bằng phương pháp DPPH .......32

Hình 3.21. Đồ thị phần trăm oxy hóa của cao nước bằng phương pháp DPPH ...........33

Hình 3.22. Đồ thị phần trăm oxy hóa của cao n-hexan bằng phương pháp DPPH ......36

Hình 3.23. Đồ thị phần trăm oxy hóa của cao chlorofrom bằng phương pháp DPPH 36

Hình 3.24. Đồ thị phần trăm oxy hóa của cao ethyl acetat bằng phương pháp DPPH 37

Hình 3.25. Đồ thị phần trăm oxy hóa của cao nước bằng phương pháp DPPH ..........38

vi
Hình 3.26. Đồ thị phần trăm oxy hóa của Vitamin C bằng phương pháp DPPH ........38

Hình 3.27. Đồ thị so sánh IC50 giữa Vitamin C và các cao chiết của Hành tăm. ........39

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Vị trí phân loại chi Allium..............................................................................3

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tóm tắt quy trình thực hiện nghiên cứu. ............................................21

Sơ đồ 2.3. Quy trình hiết cao phân đoạn. ......................................................................23

vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Chữ nguyên


LDH Cholesterol Low dnsity lipoprotein Cholesterol
DPPH 2,2 –Diphenyl –1 –picrylhydrazyl

FRAP Ferric reducing-antioxydant power

SKLM Sắc ký lớp mỏng


YMC-Pack™ ODS- Cột pha đảo bản quyền với carbon-load kỵ nước cao và bề
AQ mặt tương đối ưa nước
GC-MS Sắc ký khí khối phổ
ABTS 2,2’-azinobis (3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonate)

ORAC Oxygen radical absorbance capacity

TRAP Otal radical-trapping antioxydant potential


CW Cao nước

oxyR A regulator of antioxidant genes

RpoS RNA polymerase, sigma S, also called katF

ROS Reactive oxygen species

RNS Reactive nitrogen species

DMSO Dimethyl sulfoxyd


VS Vanilin sunlfuric

COX Chống oxy hóa

viii
ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới có gió
mùa, có ánh nắng chan hòa, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao. Bên cạnh đó có lượng thổ
nhưỡng-đất đai trù phú, màu mỡ,…Tất cả tạo nên một nguồn dược liệu phong phú, đa
dạng.Theo số liệu thống kê mới nhất tại cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế: Việt Nam hiện
có 4.000 loài cây thuốc, hơn 50 loài tảo biển, 75 loài khoáng vật và gần 410 loài động
vật làm thuốc, trong đó có nhiều loại dược liệu quý được thế giới công nhận như cây
Hồi, Quế, Atisô, sâm Ngọc Linh... Tổng sản lượng dược liệu trồng ở Việt Nam ước tính
đạt khoảng 100.000 tấn/năm [1].

Thuốc là một thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân, đặc biệt
trong hoàn cảnh đất nước đang phải chống lại đại dịch COVID 19 và các mầm bệnh mới
xuất hiện gần đây, các loại thuốc tây y chiếm phần lớn trong việc điều trị bệnh [2]. Tuy
nhiên từ xa xưa cha ông ta đã biết cách dùng các cây cỏ có trong thiên nhiên để làm
thuốc và cho đến ngày nay những bài thuốc dân gian đấy vẫn còn tồn tại, phát huy. Vì
thế mà chúng ta không thể phủ nhận được vai trò to lớn của các thuốc có nguồn gốc thảo
dược đối với sức khỏe của con người [3]. Chính vì lý do đó đã thúc đẩy cho các nhà
khoa học nghiên cứu cũng như tìm tòi về các hoạt chất có công dụng tốt từ các loài thực
vật ngày càng phổ biến và đang phát triển trong xã hội ngày nay [4].

Hành tăm (Allium schoenoprasum) được trồng nhiều ở Trung Quốc, Anh, Mỹ,
Tây Ban Nha và ở Việt Nam, đa số có nhiều tại các tỉnh miền Trung,. Trong dân gian,
Hành tăm được sử dụng khá phổ biến với nhiều công dụng khác nhau. Hiện nay, tác
động dược lý của chúng được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh, cùng với
đặc điểm sinh thái dễ trồng, phát triển tốt. Do đó Hành tăm đang có nhiều tiềm năng để
phát triển thành các phương thuốc và chữa bệnh trong tương lai.

Các hợp chất có tính oxy hóa hiện nay là đối tượng được nghiên cứu, khảo sát
rất nhiều, đặc biệt là từ các loại cây cỏ, thảo dược thiên nhiên ứng dụng vào y học. Từ
thực tế đó đề tài: “Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các cao chiết từ Hành tăm
(Allium schoenoprasum)” được đề xuất thực hiện.

1
2. Mục đích của đề tài

Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các cao chiết từ Hành tăm (Allium
schoenoprasum) để làm cơ sở khoa học về giá trị sử dụng dược liệu này .

3. Ý nghĩa của đề tài


Đề tài sử dụng các loại dược liệu gần gũi với đời sống của người dân Việt Nam,
rẻ tiền, dễ nhìn, dễ thấy và dễ lấy phù hợp với quá trình thực hiện đề tài của sinh viên.
Đề tài sử dụng các kiến thức về các quy trình cơ bản trong việc khảo sát, nghiên cứu
dược liệu để xây dựng quy trình khảo sát hoạt tính oxy hóa của các cao chiết từ Hành
tăm. Các số liệu khảo sát của bài tiểu luận có thể làm tài liệu tham khảo cho những người
nghiên cứu các sản phẩm tương tự.

Đề tài lần đầu tiên khảo sát về hoạt tính oxy hóa. Sự thành công của đề tài là cơ
sở để doanh nghiệp phát triển áp dụng các phương pháp bảo quản thực phẩm một cách
hợp lý và an toàn, có thể giảm được một phần chi phí nào đó cho doanh nghiệp trong
thời điểm kinh tế đất nước cũng như trên thế giới đang trong giai đoạn khó khăn, đồng
thời giúp mở rộng đầu ra cho củ Hành Tăm nói riêng, sản phẩm nông nghiệp nói chung.

3. Nội dung tiến hành thí nghiệm

Nội dung 1: Xử lý và tiêu chuẩn nguyên liệu.

Nội dung 2: Chiết xuất với các dung môi khác nhau.

Nội dung 3: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của củ Hành tăm bằng phương pháp
DPPH.

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tổng quan về thực vật học

1.1.1 Vị trí phân loại

Theo thực vật học y tế của William Woodville.London, James Phillips (1793) chi
Allium L. họ Alliacea có vị trí như sau [5]:

Giới Thực vật (Plantae)

Ngành ngọc lan (Magnoliophyta)

Lớp Hành (Liliopsida)

Bộ (Asparagales)

Họ (Alliaceae)

Chi Allium

Sơ đồ 1.1. Vị trí phân loại chi Allium

1.1.2 Họ Alliaceae

Họ Alliaceae gồm 13 chi và khoảng 600 loài, hầu hết các chi ở Nam Mỹ, đặc biệt
là Chile, chi Allium với 260-700 loài ở Bắc Bán cầu [6].

Đặc điểm thực vật: Phần lá của thân cây đều ngắn ở tất cả các loài. Cấu trúc chồi
đối xứng, hầu hết các loài (trừ Tulbaghia và một số loài chi Allium) thân ngắn, thường
hình nõn lõm xuống và được bao phủ bởi nhiều lá bẹ phồng hoặc gốc lá, mặt ngoài gốc
có lá khô. Ở các loài Allium có thân rễ chỉ được bao phủ bởi các gốc lá mỏng và dạng
sợi, có thể là cơ quan lưu trữ duy nhất. Củ tăng trưởng ở Allium tạo ra một rễ co rút duy
nhất, kéo củ tăng trưởng vào sâu hơn trong đất cách xa củ mẹ [6].

3
Hình 1.1. Họ Hành Alliaceae
Nguồn: [6].
1.1.3 Chi Hành

Chi Hành (Allium) là một chi lớn thực vật trong họ Hành tỏi (Alliaceae). Chi này
có khoảng 1.250 loài, thông thường được phân loại trong họ Hành (Alliaceae) của
chúng. Một số nhà thực vật học khác cũng đã từng phân loại chi này trong họ Loa Kèn
(Liliaceae) [7] .

Các loài thực vật thuộc chi Hành thường sống một năm hoặc lâu năm có thân
phình ra thành củ giống như củ Hành. Chúng có khả năng phát triển tốt và sinh trưởng
trong vùng nhiệt đới và vùng ôn đới của Bắc Bán cầu. Thân cây của chúng có chiều cao
dao động từ 5-150 cm. Các hoa tạo thành dạng hoa tán ở trên đỉnh của thân cây và không
có lá. Các chồi (thân cây có lá đã biến đổi hay các gốc lá dày dặc, trong cách gọi thông
thường là củ) dao động về kích thước giữa các loài thường rất nhỏ (đường kính khoảng
2-3 mm) đến rất lớn (8-10 cm).

Ở chi này có một số loài cây có giá trị như Hành, Hẹ, Tỏi tây, Tỏi và Hành tăm.
Mùi của "Hành" là đặc trưng cho cả chi nhưng không phải mọi loài đều có mùi giống
nhau [8].

Một số loài thuộc chi Hành: Allium atrorubens - tỏi đỏ, Allium campanulatum,
Allium canadnse - tỏi Canada, Allium cepa - Hành tây, Allium cepiforme hay Allium
ascalonicum - Hành thơm, Allium neapolitanum - tỏi trắng, Allium nevii - tỏi Nevius,
Allium nigrum - tỏi đen, Allium oleraceum - tỏi đồng, Allium oschaninii - hẹ tây, kiệu
vỏ xám. Allium ramosum - hẹ, Allium sativum - tỏi, Allium schoenoprasum - Hành tăm
, Allium scorodoprasum, Allium triquetrum - tỏi ba nhánh, Allium tuberosum - hẹ bông,
Allium ursinum - tỏi gấu, tỏi hoang, Allium vineale - tỏi hoan [6].
4
Bảng 1.1. Một số loài thuộc chi Hành được nghiên cứu nổi bật

Hình 1.2. Allium acuminatum


Hình 1.3. Allium altaicum
(Hành dại, Hành hoa tím)
(đồng nghĩa: A.ceratophyllum, A.fistulosum,
Nguồn: [9].
A.microbulbum, A.sapidissimum) - Hành Altai
Nguồn: [10].

Hình 1.4 Allium altyncolicum Hình 1.5. Allium amethystinum


Nguồn: [11]. Nguồn: [12].

Hình 1.6. Allium ampeloprasum Hình 1.7. Allium anceps - Hành hai lá
Nguồn: [11]. Nguồn: [11].

5
1.1.4 Đặc điểm thực vật của Hành tăm

Hành tăm (Allium schoenoprasum)-một số tên thường gặp: Hành trắng, Nén (Việt
Nam), Chive (Anh-Mỹ), Ciboulette, Civette (Pháp), Schnittlauch (Đức), Cebollino (Tây
Ban Nha). Allium là tên la tinh cũ gọi gia đình Hành-tỏi; schoenoprasum phát xuất từ 2
chữ Hy Lạp- schoinos có nghĩa là giống cây cói và prason nghĩa là tỏi [8].

Hình 1.8. Hành tăm (Allium schoenorasum)


Nguồn: [13].
Vùng phân bố

Bắc Á, Bắc Âu và Bắc Mỹ là 3 khu vực mà Hành tăm được trồng phổ biến và
được xem là nguồn gốc của loài này, nó đã được trồng và sử dụng từ hơn 5000 năm.
Loài được trồng hiện nay rất tương cận với loài mọc hoang tại vùng núi Alpes, vùng
Bắc Bán cầu những giống hoang khác cũng mọc khá nhiều. Tại lục địa Bắc Mỹ, Hành
tăm được trồng từ khu vực Nam Canada, xuống tới Đông Nam California và đã được
ứng dụng rộng rãi trong đời sống của người dân [9].

Ở Việt Nam Hành tăm được trồng từ rất lâu đời tuy nhiên chỉ được trồng đại trà
và có chất lượng tốt ở các tỉnh miền Trung từ Quảng Nam ra Quảng Trị, nhiều nhất là ở
Nghệ An. Hành tăm thường dùng để làm rau ăn và lấy củ làm thuốc với những bài thuốc
dân gian được lan truyền từ thời xa xưa. Chúng có thể nhân giống như Hành hoa bằng
hạt hay tách bụi vào vụ đông xuân và thu hoạch củ vào mùa hè thu. Khi dùng nên rửa
sạch, giã nát và thường dùng tươi, cũng có thể sắc uống [8].

6
Đặc tính thực vật

Cây Hành tăm thuộc loài thảo dược nhỏ, rất giống Hành hương (A.fistulosum),
mọc cao trung bình 10-30 cm, có thể đến 60 cm và thành bụi cỡ 30 cm. Thân Hành hay
củ màu trắng lớn cỡ ngón tay út, đường kính 1-2 cm, bao bọc bởi những vẩy dai. Lá rất
nhiều có màu xanh lục đậm và mỏng. Lá và cán hoa đều hình trụ, rỗng, nhỏ như một
cây tăm, do đó được gọi là Hành tăm. Hoa màu đỏ-tím, mọc thành cụm hình đầu, mang
nhiều hoa, có cuống ngắn. Hoa thường vô sinh nên Hành được phát triển bằng cách tách
bụi. Lá Hành được cắt đều đặn sẽ tiếp tục phát triển và cọng của cây vẫn mềm mại. Mỗi
đợt nên cắt ngắn còn chừng 10cm, mỗi mùa hè có thể cắt tỉa 2-3 đợt. Những cây không
cắt lá, cọng cứng và khi cây bắt đầu trổ hoa, lá Hành giảm bớt mùi hương [14].

Hành tăm thích hợp với nhiệt độ từ 60 đến 70 độ F, đất thông thoát không ứ nước,
có tính acid nhẹ. Thời gian nảy mầm từ 10 đến 14 ngày. Cây ra hoa vào các tháng 4-5
[8].

Công dụng của Hành tăm

Theo Đông y, Hành tăm có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng ấm tỳ, tiêu đờm,
giảm ho, ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, trị cảm lạnh, bí tiểu, ngộ độc chì, côn trùng. ngộ
độc. rắn cắn... Trị cảm (cảm ấm) do mưa, lạnh, nóng, không ra mồ hôi, cảm lạnh, nhức
đầu, sổ mũi, ớn lạnh, ho, đau bụng do ngộ độc thực phẩm [15].

Ngâm Hành tăm trong rượu là cách bảo quản và chế biến thành bài thuốc trị cảm
lạnh hiệu quả tốt nhất. Hành tăm có tác dụng chống cảm lạnh rất tốt và là loại gia vị
được nhiều bà nội trợ sử dụng. Hành tăm được trồng vào tháng 6, lá và thân có thể ăn
được cho đến tháng 3 năm sau. Thân cây có thể được đặt trong cát và bảo quản trong tủ
lạnh...vì vậy Hành có thể ăn được gần như quanh năm. Ngâm Hành tăm trong rượu là
cách bảo quản và chế biến thành bài thuốc trị cảm lạnh hiệu quả tốt nhất. Trong quá
trình ngâm rượu, các tinh dầu, sunfid hữu cơ và alliin kháng sinh trong Hành sẽ hòa tan
cùng với rượu cay, bảo quản được lâu hơn, tăng tác dụng xua cảm, giải độc, giảm mỏi
[9].

7
1.1.5 Các bài thuốc dân gian từ củ Hành tăm

Hành tăm là một dược liệu được sử dụng phổ biến trong đời sống của người dân
Việt Nam, từ trong những món ăn đến việc sử dụng làm thuốc. Với những hiệu quả
mang lại Hành tăm có mặt trong những bài thuốc dân gian sau [9]:

- Trị cảm hàn: Hành tăm giã nhỏ hoà nước ấm uống trong và đánh gió bên ngoài

- Trị rắn độc và sâu bọ cắn: Dùng 7 củ Hành tăm nhai nuốt nước lấy bã đắp vào
nơi bị cắn cấp thời, rồi chạy thuốc khác.

- Phòng cảm lạnh: Đi mưa về nhai một nắm Hành tăm rồi nuốt với 1 chén rượu
trắng.

- Bị thương ứ máu: Dùng củ Hành tăm nấu nước rửa, sau đó giã củ tươi rịt vào.

- Trị cảm do thời tiết (nóng rét, đau đầu, ngạt mũi): Nấu cháo gạo tẻ, giã 20 củ
Hành tăm cho vào chảo, thêm 1 thìa giấm ăn khi còn nóng.

- Trị trướng bụng, bí tiểu tiện: Giã Hành tăm sao nóng đắp vùng bụng dưới (vùng
bàng quang). Trẻ nhỏ bí đái dùng củ Hành tăm 4g giã giập chưng cách thủy với 1 chén
con sữa mẹ, cho uống nóng (bỏ bã).

- Ho gà: Củ hay lá Hành tăm giã nhuyễn với đường phèn hấp cơm hoặc chưng
cách thủy, chắt nước uống.

- Bị trúng gió cấm khẩu: Giã 10g Hành, ép lấy nước, dùng lông gà quét nước
Hành vào cổ họng cho nôn hết nhớt ra.

- Lòi dom (thoát giang): 10 tép Hành tăm giã nhuyễn xào nóng để xông (sau khi
đã rửa sạch hậu môn).

- Ngộ độc thức ăn, ngộ độc chì: 6g Hành tăm giã nhuyễn hòa rượu uống.

- Thổ tả nguy cấp: Giã nát 100g Hành tăm sao nóng lên rồi chườm lên rốn, khi
Hành nguội thì thay mới, làm vài lần trong ngày sẽ khỏi.

- Côn trùng chui vào tai: Vắt nước củ Hành nhỏ vào tai côn trùng sẽ tự chui ra.

- Nghẹt mũi, thở không thông: Lấy 1 ít Hành tăm sắc lấy nước uống ngày 2-3
lần, vài ngày sẽ khỏi.

8
- Giun chui ống mật: Lấy 80g Hành giã nát, vắt nước cốt trộn với 40ml dầu vừng
hoặc dầu lạc để uống.

- Trị chứng chảy máu cam: Nấu cháo với 100g Hành tăm để cả rễ rồi cho thêm ít
dấm, ăn nóng.

- Trị trẻ em hói đầu: Nấu nước Hành tăm gội đầu rồi giã nát rồi trộn với ít mật
bôi lên chỗ hói.

- Chữa mụn nhọt: Củ Hành tăm nướng rồi giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng.

- Chữa tai biến mạch máu não: Ngay khi mới bị, giã nát nắm Hành tăm trộn với
nước tiểu trẻ em chắt lấy nước uống.

- Chữa viêm tuyến vú: Hấp 20-30g Hành tăm đắp chườm vào chỗ bị đau.

- Chữa đau thần kinh sườn: 100g củ Hành tăm tươi, 2 củ gừng sống, 2 miếng củ
cải trắng đem giã nát, sao nóng cho vào khăn vải đắp vào chỗ đau.

- Chữa viêm khớp: 60g củ Hành tăm, 15g gừng già giã nát, cho rượu trắng vừa
đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau.

- Chữa tay chân tê: Củ Hành tăm 62g, gừng 16g, ớt 3g, đun nước uống. Ngày 2
lần [15].

1.2 Tổng quan về các thành phần và tác dụng dược lý của Hành tăm
1.2.1 Các thành phần có trong Hành tăm

Thành phần chủ yếu trong Hành tăm là nước, chiếm khoảng 86,8%. Ngoài ra, trong
Hành tăm chứa một lượng vừa phải các chất protein, chất béo, chất xơ cùng với một
lượng đáng kể canxi, phốt pho và kali. Tuy vậy, Hành tăm chứa rất ít calo (50calo/100g
Hành). Thân Hành chứa một lượng đáng kể caroten và chất sắt rất tốt cho cơ thể [14].

Lá và củ Hành tăm chứa hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, đặc biệt chứa nhiều tinh dầu
như các allyl polysulfid có hơn 76% trong tổng số các chất được xác định [16] nhưng
đặc biệt hơn là có metylpentydisulfid, pentyhydrodisulfid, nhiều silicium, lá Hành tăm
có nhiều vitamin A, B, C và nhiều hợp chất loại allyl-disulfid, axit hữu cơ, sterol,
flavonoid [14].

9
Ngoài ra, theo Varindr singh cùng với các cộng sự của mình đã cho thấy trong
Hành tăm còn có sự hiện diện của phenolic, flavonoid, saponin và glycosid steroid [17].
Trong nghiên cứu thực vật của Vina và Cerimele các loài thực vật thuộc chi Allium còn
chứa nhiều thành phần hóa học quan trọng khác như anthocyanin, flavonoid, phenol,
tannin và carotenoid [18].

Các hợp chất Phenol

Các hợp chất phenol đặc trưng trong cao chiết ethanolic 70% là acid p-coumaric
(1)
acid ferulic (2), acid sinapic (3) và acid galic (4) [19], [20].

Hình 1.9. Các hợp chất phenol

Flavonoid

Ở Hành tăm chỉ có một nhóm flavonoid duy nhất được ghi nhận đó là flavonol.
Các phần khác nhau của Hành tăm được cho là có chứa một lượng đáng kể tổng lượng
flavonoid: củ Hành tăm có 74,76 mg/mg protein; cuống có 70,46 mg/mg protein; lá có
430,28 mg/mg protein. Các flavonol khác nhau được xác định là kaempferol (5)
,
quercetin (6), isorhamnetin (7) và rutin (8) [21],[22]. Lá xanh chứa chủ yếu là kaempferol(5)
glucosid (diglycosid và triglycosid dưới dạng glucose và galactose), quercetin-3-β-d-
glucosid (9)
của kaempferol (5)
, quercetin (6)
và isorhamnetin (7)
được phân lập từ chiết
xuất lá [23].

Hình 1.10. Các hợp chất flavonoid

10
Anthocyanin

Các phức hợp anthocyanin-flavonol cũng được tìm thấy trong Hành tăm và có
ảnh hưởng đến màu sắc của thực vật. Người ta báo cáo rằng hoa và thân của Hành chứa
bốn anthocyanin: Cyanidin 3-(3,6-dimalonylglucosid), cyanidin 3-(6-malonylglucosid),
cyanidin 3-(3-malonyl-glucosid) và cyanidin-3-glucosid [24].

Acid béo

Trong lá của Hành tăm có một lượng đáng kể các acid béo như acid linoleic (10)
(22,8–32,3%), acid linolenic (11) (34,4–38,7%), acid palmatic (12) (24,5–25,9%) đã được
TI Shirshova và các cộng sự của mình nghiên cứu và phát hiện [25].

Tên hợp chất Cấu trúc hóa học

Acid linoleic (10)

Acid linolenic (11)

Acid palmatic (12)

Hình 1.11. Các hợp chất acid béo

Steroid

Các nghiên cứu đã xác định được bốn loại glycosid spirostan mới cùng với bốn
saponin steroid đã biết [26]:

Tên hợp chất Cấu trúc hóa học

(20S,25S)-spirost-5-en-3β,12β,21-triol
3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1–2)-β-D-
glucopyranosid (13),
(20S,25S)-spirost-5-en-3β,11α,21-
triol-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1–2)-
β-D-glucopyranosid (14).

11
Laxogenin3-O-α-L-rhamnopyranosyl-
(1–2)-(β-d-glucopyranosyl-(1–4))-β-
D-glucopyranosyl (15),
Laxogenin3-O-α-l-rhamnopyranosyl-
(1–2)-β-d- (16).

(25R)-5α -spirostan-3β,11α -diol3-O-


β- D-glucopyranosyl-(1–3)–(β-D-
glucopyranosyl-(1–4))-β-D-
galactopyranosid (17).

Diosgenin3-O-α-L-rhamnopyranosyl-
(1–2)-O-β-D-
glucopyranosid(Prosapogenin A của
dioscin) (18),
Diosgenin3-O-β-D-glucopyranosyl-
(1–4)-(α-L-rhamnopyranosyl-(1–2))-
β-D-glucopyranosid (dltonin) (19).

(25R)-furost-5-en-3β, 22α ,26-triol-


26-O-β-D-glucopyranosyl-3-O-α-L-
rhamnopyranosyl(1-2)-(β-D-
glucopyranosyl-(1–4))-β-D-
glucopyranosid (dltosid) (20).

Hình 1.12. Các hợp chất Steroid

12
1.2.2 Tác dụng dược lý của Hành tăm

Tác dụng ức chế tập kết tiểu cầu

Ludivina Samson De Padua và các cộng sự (1999) đã nghiên cứu và nhận thấy
rằng: Các hợp chất không chứa lưu huỳnh phân lập từ phân đoạn trong ethyl acetat của
củ Hành tăm cùng với các amid acid N-p-coumaroyltyramin và N-trans-feruloyltyramin,
acid lunuloric và acid p–coumaric được chứng minh có tác dụng ức chế prostaglandin
và thromboxan synthetase. Đối chứng với aspirin thì các hợp chất từ Hành tăm có tác
dụng mạnh hơn. Adnosid phân lập từ phân đoạn tan trong ” – butanol của củ Hành tăm
thể hiện hoạt tính ức chế đối với sự kết tập tiểu cầu người in vitro. Ngoài ra, sự kết tập
tiểu cầu người gây bởi ADP được thể hiện bởi các saponin chimenosid từ Hành tăm, tác
dụng này có thể so sánh được với aspirin [27].

Tác dụng trên vi sinh vật

Cao chiết ethanol và tinh dầu từ Hành tăm có tác dụng ức chế nấm Candida
albican ở nồng độ ức chế thấp nhất là 2 mg/ml, chứng tỏ hoạt tính này ở Hành tăm yếu
[28]. Tinh dầu có tác dụng ức chế Escherichia coli tương đối thấp [29]. Cao chiết ethanol
95% từ Hành tăm có hoạt tính ức chế trực khuẩn lao in vitro [30].

Tác dụng chống oxy hóa

Nghiên cứu Effat Souri và các cộng sự (2004) cho thấy rằng: Cao methanol được
chiết ở phần trên mặt đất của Hành tăm đã được tiến hành nghiên cứu thử nghiệm về
hoạt tính chống oxy hoá biểu thị ở tác dụng ức chế sự peroxy hoá acid linoleic đối chứng
với quercetin và dl – α – tocopherol. Ở phần trên bề mặt của củ Hành tăm có tác dụng
chống oxy hoá với nồng độ ức chế 50% (IC50) thấp hơn nồng độ này của dl – α –
tocopherol nhưng cao hơn nồng độ của quercetin [31].

Củ, lá và cuống của Hành tăm được thực hiện bởi Hans Staffner (1962) cho thấy
tác dụng chống oxy hoá đã xác định hoạt độ các enzym chống oxy hoá, superoxyd
dismuta, catala, peroxyda, glutathion peroxyda, và định lượng malonyldialdhyd, các gốc
superoxyd, hydroxyl, glutathion khử và cả hàm lượng flavonoid toàn phần, các
clorophyl a và b, carotenoid, vitamin C và protein hoà tan. Kết quả cho thấy chiết xuất
từ các bộ phận khác nhau của cây có hoạt tính chống oxy hóa, tromg đó hoạt tính chống
oxy hóa cao nhất là lá cây [32].
13
Tác dụng chống tế bào ung thư

Theo Priya S Kishnani và các cộng sự (2006) các loài Allium đã được công bố về
tác dụng chống tế bào ung thư trong đó, Hành tăm có thể giúp ngăn cản các bệnh tim
mạch, ung thư và sự lão hoá. Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp quang phổ cộng
hưởng điện từ xoay tròn để theo dõi sự giảm các gốc oxy khi có mặt cao chiết Hành tăm
trong chất đệm phosphat. Từ đó cho thấy, Hành tăm có tác dụng chống oxy hoá mạnh
do chứa hàm lượng cao flavonoid toàn phần, carotenoid, clorophyl,... [33].

1.3 Thực trạng nghiên cứu về dược liệu Hành tăm

1.3.1 Một số nghiên cứu trong nước

Năm 2013, Lê Thị Hương Hà cùng các cộng sự của mình đã nghiên cứu tách
chiết và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn-chống oxy hóa của cao dịch chiết từ củ Hành
tăm. Theo nghiên cứu này, các cao dịch chiết củ Hành tăm thu được bằng các phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và chiết Soxhlet sử dụng ba loại dùng môi (n-hexan,
diclometan và ethanol. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và chống oxy hóa cho
thấy: cao n-hexan thu được bằng phương pháp chiết Soxhlet cho hoạt tính kháng khuẩn
tốt nhất còn cao ethanol cho khả năng chống oxi hóa tốt nhất. Kết quả phân tích GC-MS
cho thấy cao N-hexan bao gồm các cầu từ chính như: 2-pyridinepropanoic acid, alpha
metyl-beta-axo, ethyl ester; ethanol, 2-butoxy; 2-methioxy[1]benzothieno[2,3-c]
quinolin-6(3H)-on. Cao diclorometal bao gồm các cấu tử chính 2-ethylhexanol; 1.2-
benzenedicarbonxylic acid, dibutyl ether, 1-kodecanol 1,2-benzenecarbonylic acid,
bis(2-methylpropyll) ether.

Năm 2022, Nguyễn Thị Thủy Tiên và các công sự đã thực hiện đánh giá khả năng
chống oxy hóa của dịch chiết Hành, tỏi, Hành tăm và ứng dụng trong bảo quản dầu lạc
truyền thống. Nghiên cứu sử dụng phương pháp bắt gốc tự do DPPH (2,2-Diphenyl-1-
picrylhydrazyl) để đánh giá khả năng chống oxy hóa của cao chiết Hành, tỏi và Hành
tăm và chất chống oxy hóa của Hành, tỏi và Hành tăm được chiết với ethanol 99% ở các
tỷ lệ nguyên liệu:dung môi 1/2; 1/3 và 1/4 (w/v). Tỷ lệ 1/4 có hiệu suất chiết cao nhất ở
cả 3 loại nguyên liệu, trong đó, tỏi có hiệu suất thu hồi cao chiết cao nhất, đạt 19.81%
so với 18.23% và 16.90% của Hành tăm và các loại Hành khác.

14
1.3.2 Một số nghiên cứu của nước ngoài

Năm 2011, D.Štajner  et al. đã nghiên cứu so sánh cây trồng Allium
schoenoprasum và các cơ quan nuôi cấy mô Allium schoenoprasum về khả năng chống
oxy hóa. Nghiên cứu được thiết kế để kiểm tra hoạt động chống oxy hóa của cơ quan
nuôi cấy mô Allium schoenoprasum đồng thời so sánh giữa cây trồng Allium
schoenoprasum và hoạt động chống oxy hóa của cơ quan nuôi cấy mô Allium
schoenoprasum. Nghiên cứu này báo cáo kết quả về hoạt động của enzyme chống oxy
hóa ở rễ, thân và lá (superoxyd dismuta, catala, guaiacol peroxyda và glutathion
peroxyda), làm giảm lượng glutathion, hàm lượng flavonoid và protein hòa tan cũng
như lượng malonyldialdhyd và ohradical. Trong các cơ quan nuôi cấy mô Allium
schoenoprasum, tổng khả năng chống oxy hóa được xác định bằng phương pháp FRAP
và bằng phương pháp DPPH.

Năm 2014, K.V. Bezmaternykh  et al. đã nghiên cứu về hoạt động chống oxy
hóa của các chiết xuất từ Allium schoenoprasum và Rubus chamaemorus L. phát triển
tại cộng hòa KOMI. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: Chiết xuất từ quả R. chamaemorus
và củ A. schoenoprasum có tác dụng chống oxy hóa lớn nhất và hoạt động chống oxy
hóa nâng cao đủ để bảo vệ vi khuẩn khỏi oxidative stress. Những chất chiết xuất này đã
được chứng minh là thể hiện hoạt động chống oxy hóa đồng thời trên vi khuẩn thông
qua một số con đường khác nhau bao gồm ức chế trực tiếp các loại oxy phản ứng, chelat
hóa các ion sắt và tạo ra các gen chống oxy hóa. Lần đầu tiên người ta chứng minh được
khả năng kích hoạt của chất chiết xuất các gen điều hòa oxyR và ảnh hưởng đến hoạt
động của hệ thống kiểm soát RpoS của phản ứng stress oxy hóa nói chung đã góp phần
đáng kể vào hoạt động chống oxy hóa của các chất chiết xuất được nghiên cứu trong
môi trường nuôi cấy vi khuẩn.

Năm 2017, Varindr singh  et al. đã tổng quan về hóa dược vật, dược lý học và
hướng đi trong tương lai của Allium schoenoprasum. Nghiên cứu đánh giá khoa học về
Hành tăm đã xác nhận các tuyên bố truyền thống của nó và chứng minh tiềm năng dược
lý đa dạng bao gồm chống viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, chống giun sán và hạ
huyết áp. Mặc dù các nghiên cứu hóa học thực vật cho thấy sự hiện diện của các hợp
chất lưu huỳnh và phenolic, flavonoid, saponin và glycosid steroid nhưng vẫn cần có

15
nghiên cứu có phương pháp để xác định các hợp chất có hoạt tính sinh học. Đánh giá
này xác nhận tầm quan trọng về mặt y học của A. schoenoprasum và có thể kích thích
nghiên cứu trong tương lai về các khía cạnh chưa được khám phá của nó, đặc biệt là xác
định các hợp chất có hoạt tính sinh học cũng như các cơ chế và độ an toàn liên quan, có
thể phát triển nó như một loại thuốc.

Năm 2019, Masashi Fukaya  et al. đã công bố các chất chuyển hóa lưu huỳnh
tuần hoàn từ cây Allium schoenoprasum var. foliosum. Tại nghiên cứu này các tác giả
nhận thấy: ba hợp chất tuần hoàn chứa lưu huỳnh, folionin A1 (1), A2 (2) và B (3), được
phân lập từ dịch chiết axeton của toàn bộ cây Allium schoenoprasum var. foliosum. Cấu
trúc hóa học của chúng được xác định bằng các phương pháp hóa lý. Các hợp chất này
có chung một nhóm 3,4-dimethyltetrahydrothiophen 1,1-dioxid và một methyl disulfid
hoặc propyl disulfid làm chuỗi. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định cấu hình tương
đối của các hợp chất mới.

1.4. Gốc tự do và hoạt tính chống oxy hóa

1.4.1 Gốc tự do

Các gốc tự do hay chính xác hơn là các loại oxy phản ứng và các loại nitơ (ROS
và RNS) là các dẫn xuất khử của oxy và nitơ phân tử. Chúng được chia thành hai loại
chính: Dẫn xuất gốc tự do và không gốc tự do. Các gốc tự do là các phân tử hoặc nguyên
tử có các electron chưa ghép cặp, mang lại cho chúng khả năng oxy hóa rất cao . Các
dẫn xuất không phải gốc tự do như oxy đơn, hydroperoxyd, nitroperoxyd là tiền chất
của các gốc tự do. Các gốc tự do không ổn định theo thời gian nên chúng phải nhận điện
tử từ các phân tử khác để đạt được cấu trúc ổn định, bền vững. Quá trình này tạo thành
một dây chuyền phản ứng với các phân tử xung quanh nó, do đó gây tổn thương và làm
thay đổi giá trị sinh học của các đại phân tử sinh học như ADN, protein, lipid [34].

Ở người và động vật, các gốc tự do thường được hình thành trong quá trình trao
đổi chất hoặc là sản phẩm của phản ứng giải độc của một số chất hoặc yếu tố lạ trong
hệ thống lưới nội bào. Ngoài ra chúng có thể được sinh ra do một số tác nhân bên ngoài
như tia tử ngoại, nhiễm độc lân hữu cơ, hoặc các bệnh do căng thẳng như chấn thương,
bỏng…. Khi sự hình thành gốc tự do tăng lên, sự mất cân bằng trong hệ thống oxy hóa

16
có thể dẫn đến tổn thương cấu trúc phân tử của tế bào (ví dụ: lipid, DNA, protein)... dẫn
đến thay đổi chức năng của tế bào [35].

1.4.2 Hoạt tính chống oxy hóa

Trong cơ thể, trạng thái căn bản của cân bằng nội môi là sự tồn tại cân bằng giữa
việc tạo ra các gốc oxy hóa và các chất chống oxy hóa. Các tế bào được chất chống oxy
hóa bảo vệ khỏi các gốc tự do tạo ra trong các quá trình oxy hóa làm ngăn cản hay làm
chậm quá trình này.

Mặt khác, trong ngành dược và mỹ phẩm các chất chống oxy hóa còn được sử
dụng với mục đích bảo vệ sự ổn định của dược chất. Các chất chống oxy hóa trong dược
phẩm được phân ra làm nhiều nhóm dựa trên cơ chế khác nhau bao gồm các cơ chế
chống oxy hóa trực tiếp và chống oxy hóa gián tiếp.

- Các chất chống oxy hóa gián tiếp là những tác nhân chelat hóa tác động lên các ion
kim loại như Fe2+, Cu2+, Ni2+, Mn2+… Vì đây là các ion xúc tác cho các quá trình khơi
mào phản ứng oxy hóa.

- Các chất chống oxy hóa trực tiếp bao gồm các chất khử hóa, các chất oxy hóa chọn lọc
và các chất ngắt mạch.

Trong thiên nhiên, các chất chống oxy hóa vô cùng đa dạng, chúng có từ nhiều
nguồn gốc khác nhau nhưng cây cỏ vẫn là nguồn quan tâm chủ yếu. Một số chất chống
oxy hóa đã được tìm ra, chứng minh và sử dụng hàng loạt như: Vitamin E, vitamin C,
polyphenol, flavonoid [36].

1.5 Các phương pháp xác định hoạt tính kháng oxy hóa

1.5.1 Phương pháp DPPH (Diphenylpicrylhydrazyl Radical)

Xác định khả năng khử gốc tự do 1,1-diphenyl-2 picrylhydrazyl (DPPH). DPPH
là một gốc tự do bền, có màu tím và có độ hấp thu cực đại ở bước sóng 517 nm. Quá
trình chuyển màu đỏ tía sang vàng tương ứng với độ hấp thụ mol phân tử gốc DPPH tại
bước sóng 517 nm giảm từ 9660 µM-1 cm-1 xuống 1640 µM-1 cm-1 khi electron tự do
của gốc DPPH bắt cặp với một electron từ chất chống oxy hóa và một nguyên tử hydro
(tương đương hydrua) để tạo thành 2,2-Diphenyl-1-Picrylhydrazine (DPPH-H) khử. Kết
quả sự khử màu tỷ lệ đối với lượng hydrua tương đương được giữ lại. Đo độ giảm độ

17
hấp thu ở bước sóng 517 nm để xác định khả năng khử gốc DPPH của chất kháng oxy
hóa [37].

1.5.2 Phương pháp ABTS

ABTS (2,2’-azinobis(3-ethylbenzothiazolin-6-sulfonat)) là một gốc tự do bền.


Đây là một chất phát quang màu xanh, được đặc trưng ở độ hấp thu 734 nm. Khi cho
chất chống oxy hóa vào dung dịch chứa ABTS+, các chất chống oxy hóa sẽ khử ion này
thành ABTS. Đo mức giảm độ hấp thu của dung dịch ở bước sóng 734 nm để xác định
hoạt tính của chất chống oxy hóa trong sự so sánh với chất chuẩn. Trong môi trường
potassium persulfate, gốc ABTS+ có thể bền 2 ngày ở nhiệt độ phòng trong tối [40].
Cách thực hiện như sau: gốc ABTS+ được hình thành từ phản ứng của ABTS 7 mM và
potassium persulfate (K2S2O8) 2,45 mM với tỉ lệ 3:1, ủ trong tối ở nhiệt độ phòng từ 12-
16 giờ trước khi sử dụng. Dung dịch ABTS+ được pha loãng với nước để đạt độ hấp thụ
1,00 ± 0, 02 tại bước sóng 734 nm. Bổ sung 750µl ABTS+ vào 150µl mẫu với các nồng
độ khác nhau. Đo độ hấp thụ tại 734 nm sau 5 phút. Khả năng bắt giữ gốc tự do ABTS+
được tính như sau:

% ABTS+ = ((AChứng - AMẫu)/ AChứng) x 100 %

Trong đó:

A Chứng: độ hấp thụ cực đại của mẫu trắng không chứa dịch chiết

A Mẫu: độ hấp thu cực đại của mẫu cần đo

Dùng phương pháp nội suy để tính giá trị IC50 tức là nồng độ dịch chiết tại đó khả năng
trung hòa 50% gốc tự do ABTS+ [41].

1.5.3 Phương pháp ORAC (Oxygen Radical Absorbance Capacity)

Phương pháp này đo mức độ phân hủy do bị oxy hóa của fluorescein khi có sự
hiện diện của gốc peroxy. Phản ứng trong điều kiện này được so sánh với phản ứng
trong sự hiện diện của chất chuẩn Trolox (hay vitamin E) và trong hiện diện của mẫu
chứa chất chống oxy hóa cần xác định hoạt tính. Khi fluorescein bị oxy hóa, cường độ
phát huỳnh quang sẽ giảm đi. Tiến hành đo độ giảm cường độ phát quang này liên tục
trong 35 phút sau khi thêm chất oxy hóa vào. Khi có mặt chất chống oxy hóa, sự phân
rã fluorescein sẽ chậm hơn. Xây dựng đường cong biểu diễn sự phụ thuộc độ giảm phát

18
huỳnh quang theo thời gian và vùng dưới đường cong dùng để tính toán. Kết quả tính
toán là mmol Trolox/g mẫu. Ưu điểm của phương pháp ORAC là xác định được có hoặc
không sự trễ pha trong mẫu chứa các chất chống oxy hóa. Đây là một điều rất thuận lợi
khi đo các mẫu thực phẩm chứa các hợp chất chống oxy hóa có tốc độ phản ứng khác
nhau nhiều [42].

1.5.4 Phương pháp TRAP (Total Radical – Trapping Antioxydant Potential)

Xác định khả năng kháng oxy hóa bằng cách bẫy các gốc tự do. Phương pháp
TRAP sử dụng gốc peroxyl được tạo thành từ 2,2’-azobis(2-amidinopropan)
dihydrochlorid (AAPH). Khi cho AAPH vào môi trường plasma, các chất khử sẽ bị oxy
hóa. Quá trình oxy hóa này được đo đạt thông qua hàm lượng oxy tiêu thụ bằng một
điện cực. Giá trị TRAP của mẫu thí nghiệm được tính toán dựa vào độ dài pha của mẫu
so với độ dài pha lag của mẫu trắng và độ dài pha lag của chất chuẩn là dung dịch Trolox.
Kết quả tính toán là mmol Trolox/kg mẫu rắn hoặc mmol Trolox/L mẫu lỏng [43].

19
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Củ Hành tăm hay còn gọi là củ Nén được thu hoạch tại huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An.

Hình 1.13. Củ Hành tăm


Nguồn: [9].
2.2 Hóa chất và thiết bị sử dụng

2.1.1 Hóa chất sử dụng

- Các dung môi tách chiết: Ethanol, N-hexan, Chloroform. Ngoài ra, còn có nước,
Dimethyl sulfoxyd (DMSO), formic acid, ethyl acetat đạt tiêu chuẩn phân tích
(PA).Thuốc thử: FeCl3 10%/MeOH, vanilin sunlfuric (VS), AlCl3, đối chứng dương:
Vitamin C. Thuốc thử DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl) hóa chất dùng để xác định
tính chống oxy hóa của CDC.

2.1.2 Thiết bị sử dụng

Bình định mức, pipette chính xác, ống eppendorf (1,5 ml; 15 ml). Micropipette,
bình tam giác, cốc thủy tinh, ống nhỏ giọt, dao, đèn cồn, đĩa petri, ống nghiệm, giá đỡ
ống nghiệm, kẹp. Cân phân tích 5 số lẻ CP-2250 (Sartorius), cân thường, máy sấy
thường, máy chiết rót, cân xác định độ ẩm MA-45 (Sartorius), bếp điện từ. Bản mỏng:
Silica gel 60 F254 Merck . Máy li tâm Nikro 200 – Hettich (Đức), máy đo quang phổ
UV-Vis 1200 Labmed, bộ phễu lọc hút chân không, giấy lọc.

20
2.2 Phương pháp nghiên cứu

Dược liệu củ Hành tăm


Bước đầu xây
Sơ bộ thành
dựng tiêu chuẩn
phần hóa học
nguyên liệu

Cao chiết xuất: C96, C50, CW

Lựa chọn cao có hoạt tính COX mạnh nhất


Lắc phân đoạn

Cao n-hexan Cao cloroform Cao ethyl acetat Cao nước

Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tóm tắt quy trình thực hiện nghiên cứu.

Chú thích : CW-cao nước, COX: chống oxy hóa


2.2.1 Thu hoạch và xử lý Hành tăm

2.2.1.1 Thu hoạch

Hành tăm hay còn gọi là củ Nén được thu hoạch tại huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An.

2.2.1.2 Khảo sát hình thái

Quan sát và mô tả các đặc điểm hình thái của trái Hành tăm và các bộ phận của
dược liệu như màu sắc, kích thước, hình dáng, …

2.2.1.3 Khảo sát dược liệu sau khi xay

Hành tăm sau khi xay, rây được xác định độ ẩm bằng cân xác định độ ẩm MA-
45 (Sartorius).

21
2.2.2 Phân tích sơ bộ khảo sát thành phần hóa học

Tiến hành phân tích sơ bộ thành phần hóa học của củ Hành tăm bằng phương pháp
phân tích của Ciuley (Trường Đại học Dược khoa Bucarest, Rumani) được cải tiến bởi
khoa Dược – Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.

Dựa vào độ hòa tan của các hợp chất trong dược liệu, chiết tách hỗn hợp với các
dung môi theo độ phân cực tăng dần. Bằng cách chiết dược liệu lần lượt với các dung
môi: diethyl ether, ethanol và nước. Sau đó xác định các nhóm hợp chất trong từng dịch
chiết bằng phản ứng đặc trưng [44].

2.2.3 Chiết xuất dược liệu

- Phương pháp đun hồi lưu tiến hành như sau: cân khoảng 60g Hành tăm đã xay cho vào
túi lưới, sau đó thêm ml nước tinh khiết theo tỷ lệ khảo sát 1/2, 1/3, 1/4, 1/5,1/6 vào nồi,
đun trên bếp điện từ khoảng 30 phút làm lặp lại 3 lần để lấy được hết lượng chất trong
Hành tăm. Sau khi gom dịch chiết, đem lọc bình lọc chân không, đem dịch đã lọc cô cắn
trên bếp cách thủy. Thu được cao chiết.

- Phương pháp ngấm kiệt được tiến hành như sau: lấy 60g Hành tăm đã xay cho mỗi
dược liệu vào bình ngấm kiệt. Làm ẩm bột bằng dung môi trong 30 phút ở nhiệt độ
phòng. Nạp dược liệu vào bình ngấm kiệt (lót bông – dược liệu – giấy lọc). Thêm từ từ
dung môi cho đến khi dịch chiết chảy ra không còn bọt khí (đổ dịch chiết này trở lại
bình). Thêm dung môi theo tỷ lệ khảo sát 1/2, 1/3, 1/4,1/5, 1/6 . Ngâm lạnh trong khoảng
48 giờ. Rút dịch chiết: tốc độ 45 giọt/ phút. Kết thúc khi lượng dịch chiết thu được, xác
định được nồng độ dịch chiết ở các dung môi.

Lấy 200g Hành tăm đã xay cho mỗi dược liệu vào bình ngấm kiệt, tiếp tục tiến
hành như trên khi xác định được dung môi và tỷ lệ thích hợp (lưu ý lúc thêm dung môi
nên thêm sao cho đến khi ngập dược liệu khoảng 3 cm và trong lúc rút dịch chiết chú ý
thêm dung môi ngập dược liệu khoảng 2 cm). Kết thúc khi lượng dịch chiết thu được
phù hợp với tỷ lệ đã chọn. Rút hết dung môi, ép bã và gộp với dịch chiết trên. Sau đó
đem cô cắn trên bếp cách thủy, thu được cao chiết [45].

- Phương pháp chiết cao phân đoạn: Lấy 1/2 cao toàn phần hòa tan vào một lượng nước
vừa đủ (loại bỏ phần không tan) thu được dung dịch lỏng. Với mỗi loại dung môi hữu
cơ, việc chiết được thực hiện nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ thể tích dung môi, chiết
22
đến khi không còn chất hòa tan vào dung môi thì đổi sang chiết dung môi có tính phân
cực hơn. Thu các cao phân đoạn, cô áp suất giảm, thu được: cao n-hexan, cao cloroform,
cao ethyl acetat và phần dịch lắc còn lại sau cùng là cao nước.

Cao có hoạt
tính COX hóa
mạnh nhất
Hòa tan với nước
Dịch nước

Lắc với n-hexan

Cao n-hexan Dịch nước


Lắc với chloroform

Cao
Dịch nước
chloroform
Lắc với ethyl acetat
Cao ethyl
Dịch nước
acetat

Cao nước

Sơ đồ 2.3. Quy trình hiết cao phân đoạn.

Hiệu suất ly trích các cao phân đoạn được xác định dựa vào công thức sau:

𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐𝑎𝑜 𝑝ℎâ𝑛 đ𝑜ạ𝑛


𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑐ℎ𝑖ế𝑡 𝑐𝑎𝑜 𝑝ℎâ𝑛 đ𝑜ạ𝑛 % = 𝑥 100
𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐𝑎𝑜 𝑡ổ𝑛𝑔

2.2.4. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa bằng thử nghiệm DPPH

2.2.4.1 Cchuẩn bị thuốc thử và mẫu thử

- Dung dịch DPPH: Pha dung dịch DPPH 0,2 mM trong methanol bằng cách hòa
tan 7,88 mg DPPH với một lượng methanol tối thiểu, sau đó cho vào bình định mức và
thêm methanol vừa đủ 100 ml. Bảo quản dưới 4oC trong điều kiện không có ánh sáng.

- Mẫu thử: Khảo sát hoạt tính quét gốc tự do DPPH của các mẫu cao cồn; cao
nước; cao phân đoạn n-hexan, chloroform, ethyl acetat của mẫu nguyên liệu dược liệu

23
Hành tăm. Các cao được hòa tan trong methanol để đạt nồng độ ban đầu là 1000 μg/ml
đối với dược liệu khô. Nếu khó tan có thể dùng DMSO trợ tan [46].

- Đối chứng dương sử dụng là vitamin C.

2.2.4.2 Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các cao trên SKLM với thuốc thử
DPPH

Phương pháp hiện màu trực tiếp trên bản mỏng đã chạy sắc ký là phương pháp đơn
giản và rẻ tiền nhất, dễ dàng thực hiện và đòi hỏi rất ít các trang thiết bị để phát hiện các
thành phần có hoạt tính. Phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong việc định vị và
xác định các đặc tính của chất trong quá trình phân lập các chất theo định hướng hoạt
tính sinh học. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng chủ yếu là phát hiện ra các
chất mới có hoạt tính, thường là các chất dẫn đường cho nghiên cứu tiếp theo [9].

Bản mỏng: Silica gel 60 F254 Merck.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat - methanol – nước (100:17:13)

Mẫu thử: Lấy 0,1 g cao hòa tan với 2 ml MeOH

Phát hiện: Quan sát UV 254 nm, quan sát dưới UV 365 nm. Sau đó bản mỏng sẽ
được nhúng với thuốc thử DPPH /MeOH trong 5 giây. Sau khi nhúng 1-2 phút những
thành phần có hoạt tính chống oxy hóa sẽ hiện màu vàng sáng trên nền tím của bản
mỏng, do chất chống oxy hóa làm mất màu tím của thuốc thử DPPH. Cùng lúc đó triển
khai thêm 1 bản mỏng cùng điều kiện và nhúng vào thuốc thử FeCl3 5% /cồn.

2.2.4.3 Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các cao bằng cách đo độ hấp thu
quang phổ uv – vis

Đây là phương pháp giúp khẳng định chính xác hơn về hoạt tính chống oxy hóa
của các cao phân đoạn. Quy trình thử nghiệm [46].

Cách tiến hành thí nghiệm:

Dãy thí nghiệm: 5,4 ml mẫu + 0,6 ml DPPH trong ethanol

Dãy chứng dương tính: 5,4 ml vitamin C + 0,6 ml DPPH trong ethanol

Mẫu trắng: MeOH

24
Hỗn hợp được lắc cho thật đều, bọc kín tránh ánh sáng. Đo độ hấp thụ sau 30 phút trên
máy đo mật độ quang ở bước sóng 517 nm lặp lại 2 lần.

Công thức tính:

X = (1 - (A1/A0)) x 100

Trong đó:

X: mức độ chống oxy hóa (%)

A1: độ hấp thụ quang của mẫu

A0: độ hấp thụ quang của mẫu chuẩn

Từ X(HTCO (%)) và nồng độ mẫu dựng được đường chuẩn. Dựa vào đường chuẩn
tính được IC50 (khả năng đánh bắt 50% DPPH của mẫu). Giá trị IC50 càng thấp tương
ứng với HTCO càng cao và ngược lại.

Cách tính IC50

- Từ đồ thị biểu thị hoạt tính quét gốc tự do DPPH của chất đang khảo sát, xác định
phương trình của đồ thị y = ax + b

- Thay y = 50 suy ra giá trị nồng độ mẫu x của chất đang khảo sát.

- Để trong tối, ở nhiệt độ phòng trong 30 phút. Đo OD 517 nm.

25
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ BÀN LUẬN

3.1 Thu hoạch và xử lý

Hành Tăm sau khi được vẩn chuyển từ huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đến
cơ sở 2 đại học Bình Dương, được đem đi rửa sạch rồi hong khô trong bóng dâm trong
2 ngày (hình 3.18)và sau đó mang đi thái lát bằng dùng cụ thái tại phòng thí nghiệm sao
cho độ dày không quá 1,5mm (hình 3.19).

Hình 3.14. Hành tăm được phơi khô, Hình 3.15. Hành tăm được thái mỏng.

3.2 Mô tả đặc điểm Hành tăm

3.2.1 Hình Thái

Sau khi tiến hành như mục 2.2.1 nhận thấy (bảng 3.3):

Hình 3.16. Hình thái bên ngoài của Hành tăm, Hình 3.17. Hình thái của Hành tăm sau
khi được rửa sạch.

26
Bảng 3.2. Bảng so sánh hình thái của Hành tăm.

Hành tăm sau khi được


Hình thái Bên ngoài của Hành tăm
rứa sạch

Màu trắng ngà, có thể có màu trắng Màu trắng sữa đôi khi có
Màu sắc
đục hoặc trắng sữa màu một ít màu xanh

To bằng ngón tay út hay hạt ngô, đường kính cỡ 2cm, bao bởi
Kích thước
những vẩy dai. Sau khi rửa sạch các vẩy dai đã được bóc ra

Hình dáng Thường có hình tròn, có phần nhô lên ở 2 đầu củ

3.2.2 Hành tăm sau khi sấy, xay

Sau khi thát lát sẽ mang đi sấy tại phòng thí nghiệm thực phẩm Công nghệ sinh
học tại dãy E của trường đại học Bình Dương ở nhiệt độ 60 ˚C từ 8 giờ sáng đến khi độ
ẩm của dược liệu đạt theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V và trọng lượng không đổi
(xác định độ ẩm của Hành tăm bằng cân xác định độ ẩm MA-45 (Sartorius)). Kết quả
thể hiện trong (hình 3.22) và (bảng 3.4) dưới đây:

Tiếp theo xay nhuyễn Hành tăm đã được sấy, rây qua rây cỡ 1mm.

ĐỘ ẨM
Độ ẩm
18.5
20 16.04
14.21
15 11.05
10

0
2 giờ 4 giờ 6 giờ 8 giờ

Hình 3.18. So sánh độ ẩm Hành tăm sau khi sấy ở thời gian khác nhau.

27
Bảng 3.3. Độ ẩm Hành tăm sau khi sấy ở thời gian khác nhau

Thời gian Nhiệt độ Độ ẩm


2 giờ 18.50 %
4 giờ 16.04 %
60˚C
6 giờ 14.21 %
8 giờ 11.05 %

Nhận xét: Ở cùng nhiệt độ sấy , thời gian sấy sau 2 giờ đạt độ ẩm đạt mức là 18.05%
còn thời gian sấy sau 8 giờ độ ẩm đạt ở mức là 11.05%. Theo tiêu chuẩn độ ẩm sấy của
dược liệu ở Dược điển Việt Nam 5 thì đổ ẩm dược liệu phải từ dưới 13% .

 Như vậy, đề tài chọn thời gian sấy là 8 giờ ở nhiệt độ 60˚C với độ ẩm 11.05%.

3.2.3 Sơ bộ khảo sát các nhóm chất chính bằng phản ứng hóa học đặc trưng

- Tiến hành theo mục 2.2.2 đánh giá theo các mức:

Không có

(±) Nghi ngờ

(+) Có ít

(++) Có

(+++) Có nhiều (++++) Có rất nhiều

Có thể có phản ứng nhưng không thực hiện

Không có mặt của nhóm hợp chất trong dịch ch

28
Bảng 3.4. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật củ Hành tăm
Kết quả
Kết quả định tính trên các dịch chiết định tính
Thuốc thử Phản ứng chung
Nhóm hợp chất
Cách thực hiện dương tính Dịch chiết cồn Dịch chiết nước
Dịch chiết
Không thủy Không thủy
ether
thuỷ phân phân thuỷ phân phân
Chất béo Nhỏ dd lên giấy Vết trong mờ
Xanh chuyển
Carotenoid Carr-Price ± ± ±
sang đỏ
Tinh dầu Bốc hơi tới cắn Có mùi thơm +++ +++ +++
Ðỏ nâu - tím,
Liebermann-
Triterpenoid tự do lớp trên có
Burchard
màu xanh lục.
Thuốc thử chung
Alkaloid Kết tủa ++ ++ ++
alkaloid
Phát quang trong Phát quang
Coumarin
kiềm mạnh hơn
Dung dịch
Antraglycosid KOH 10% kiềm có màu
hồng tới đỏ
Dung dịch có
Flavonoid Mg/HCl đđ màu hồng tới +++ ± +++ +++
đỏ
Thuốc thử vòng
Glycosid tim Tím +++ ± +++ ± +++
lacton
Anthocyanosid HCl Ðỏ
Anthocyanidin HCl / t Ðỏ + + +
Xanh rêu hay
Tanin Dd FeCl3 xanh đen ± ± ±
(Polyphenol)
Ðỏ nâu - tím,
Triterpenoid thuỷ Liebermann-
lớp trên có
phân Burchard
màu xanh lục.
Có vòng tím
Saponin TT Liebermann + + +
nâu
Acid hữu cơ Na2CO3 Sủi bọt +++ +++ +++
Chất khử TT Fehling Tủa đỏ gạch

Tủa bông
Hợp chất pha loãng với cồn
trắng - vàng
polyuronic 90%
nâu

Nhận xét: Sơ bộ kết luận phát hiện trong mẫu dược liệu củ Hành Tăm có thể có
carotenoid, alkaloid, anthocyanidin , tanin, saponin. Phản ứng xác định tinh dầu,
flavonoid, glycosid tim, axit hữu cơ cho kết quả rõ ràng. Phản ứng xác định chất béo,
coumarin, anthocyanosid, triterpenoid thuỷ phân, chất khử, hợp chất polyuronic kết quả
không rõ ràng. Kết quả được trình bày tại bảng 3.5 cho thấy sự hiện diện của các nhóm
hợp chất đa dạng với độ phân cực khác nhau. Các nhóm hợp chất này được báo cáo có
nhiều hoạt tính sinh học, có giá trị trong trị liệu.

29
3.3 Chiết xuất dược liệu

Tiến hành chiết dược liệu như mục 3.2.3, 60g mẫu được ngâm với với 3 dung
môi: cồn 50˚, nước và cồn 96˚ với tỷ lệ nguyên liệu/dung môi lần lượt là 1/2 , 1/3, 1/4,
1/5, 1/6. Sau khi chiết dược liệu, tiến hành xác định hàm lượng cao có dung môi và tỷ
lệ thích hợp tốt nhất để tiến hành thí nghiệm tiếp theo đồng thời xác định độ ẩm của bột
dược liệu và các cao với sự hỗ trợ của cân xác định độ ẩm.

Để tính hiệu suất của cao dược liệu ta dùng công thức:

𝐿ượ𝑛𝑔 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế
𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 % = 𝑥 100
𝑙ượ𝑛𝑔 𝑙ý 𝑡ℎ𝑢𝑦ế𝑡

Bảng 3.5. Khảo sát tỷ lệ theo nồng độ để chiết dược liệu

Khối lượng
Khối lượng Hiệu suất Độ ẩm cao
Mẫu Dược liệu Tỷ lệ
cao (g) chiết (%) (%)
(g)
1/2 13.02 21.7 12.44
1/3 16.22 27.03 11.87
Cao cồn
1/4 18.01 30.01 11.36
96˚
1/5 12.28 20.46 11.01
1/6 8.65 14.41 12.11
1/2 26.12 43.53 12.62
1/3 27.05 45.08 11.90
Cao cồn
1/4 30.01 50.01 10.88
50˚ 60
1/5 25.02 41.70 12.89
1/6 21.22 35.36 12.22
1/2 20.22 33.7 13.22
1/3 23.21 38.68 13.01
Cao nước 1/4 25.21 42.01 12.88
1/5 20.21 33.68 12.43
1/6 13.11 21.85 12.10
Nhận xét: Từ bảng 6 cho thấy, kết quả cao cũng như nồng độ ở các tỷ lệ có sự khác
nhau, tỷ lệ đạt kết quả tốt nhất là tỷ lệ 1/4. Củ thể với cao cồn 50˚ ở tỷ lệ 1/4 cho hàm
lượng cao đạt được 30.01g, nồng độ 10.88%. Tương tự với cao nước, cao cồn 96˚ ở tỷ
lệ 1/4 cho hàm lượng và nồng độ lần lượt là 25.21g, 12.88%; 18.01g, 11.36%; 28.30g,

30
11.32%. Từ kết quả này để tài chọn tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/4 để tiến hành chiết
dược liệu với số lượng nhiều hơn cho các thí nghiệm tiếp theo.

Tiếp tục tiếp hành chiết dược liệu Hành tăm với khối lượng lớn cùng 3 dung môi
cồn 50˚, nước, cồn 96˚ theo tỷ lệ đã chọn. Sau khi chiết dược liệu, tiến hành xác định
độ ẩm của bột dược liệu và các cao với sự hỗ trợ của cân xác định độ ẩm.

Bảng 3.6. Khảo sát nồng độ cồn phụ hợp để chiết dược liệu

Khối lượng Khối lượng Hiệu suất Độ ẩm cao


Mẫu
Dược liệu (g) cao (g) chiết (%) (%)
Cao cồn 96˚ 68.21 34.10 11.51
Cao cồn 50˚ 200 102.00 51.00 10.86
Cao nước 81.60 40.80 12.64
Nhận xét: Kết quả cho thấy dược liệu Hành tăm chiết ở cồn 50o cho ra khối lượng cao
nhất với 102.00 gam, hiệu suất chiết 51% tốt nhất và độ ẩm đạt 10.86%.

3.5 Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của cao chiết bằng DPPH để xác định cao
toàn phần

Đề tài khảo sát được tiến hành với 3 loại cao: Cao cồn 96˚, cao cồn 50˚, cao nước
theo phương pháp được mô tả ở phần 2.2.3. Để khẳng định chính xác hơn khả năng
chống oxy hóa của các cao cũng như lựa chọn được cao tổng tốt nhất để phân đoạn thành
các các cao chiết khác, tiến hành đánh giá hoạt tính chống oxy hóa dựa trên giá trị IC50
(Khảo sát các cao với 5 nồng độ khác nhau, tính HTCO (%) trung bình của mỗi cao ở
mỗi nồng độ. Sau đó tiến hành xây dựng đường chuẩn và tính IC50)

Bảng 3.7. Kết quả OD và phần trăm chống oxy hóa của cao cồn 96˚

Phần trăm
Nồng độ Thời gian OD trung
OD lần 1 OD lần 2 oxy hóa
(µg/ml) (phút) bình
(%)
100 0,378 0,376 0.377 51,66
200 0,347 0,348 0,3475 55,45
300 0,316 0,314 0,315 59,61
30
400 0,276 0,279 0,2775 64,42
500 0,243 0,241 0,242 68,97

31
ĐC 0,780 0,780 0,780 -

Phần trăm oxy hóa


80 64.42 68.97
55.45 59.61
60 51.66

40 y = 0.0436x + 46.945
R² = 0.9979
20

0
0 100 200 300 400 500 600

Hình 3.19. Đồ thị phần trăm oxy hóa của cao cồn 96˚ bằng phương pháp DPPH

Bảng 3.8. Kết quả OD và phần trăm chống oxy hóa của cao cồn 50˚

Phần trăm
Nồng độ Thời gian OD trung
OD lần 1 OD lần 2 oxy hóa
(µg/ml) (phút) bình
(%)
100 0,364 0,366 0.365 53,20
200 0,324 0,325 0,325 58,33
300 0,281 0,279 0,280 64,10
400 30 0,255 0,256 0,255 67,30
500 0,182 0,184 0,183 76,53
ĐC 0,780 0,780 0,780 -

Phần trăm oxy hóa


100
76.53
80 64.1 67.3
53.2 58.33
60
y = 0.0556x + 47.203
40 R² = 0.9774
20
0
0 100 200 300 400 500 600

Hình 3.20. Đồ thị phần trăm oxy hóa của cao cồn 50˚ bằng phương pháp DPPH

Bảng 3.9. Kết quả OD và phần trăm chống oxy hóa của cao nước

Phần trăm
Nồng độ Thời gian OD trung
OD lần 1 OD lần 2 oxy hóa
(µg/ml) (phút) bình
(%)

32
100 0,388 0,386 0.387 50,38
200 0,360 0,363 0,3615 53,65
300 0,345 0,341 0,343 56,02
400 30 0,323 0,322 0,3225 58,65
500 0,311 0,309 0,31 60,25
ĐC 0,780 0,780 0,780 -

Phần trăm oxy hóa


80
56.02 58.65 60.25
50.38 53.65
60

40 y = 0.0247x + 48.368
R² = 0.9877
20

0
0 100 200 300 400 500 600

Hình 3.21. Đồ thị phần trăm oxy hóa của cao nước bằng phương pháp DPPH

Nhận xét: Từ kết quả OD và phần trăm oxy hóa trong bảng 3.8, 3.9, 3.10 và đồ thị ở
hình 3.23, 3.24, 3.25 cho thấy IC50 của các cao lần lượt là: cao cồn 96˚ là 70.22 ug/ml
với phương trình Y= 0.0436x + 46.945, cao cồn 50˚ là 50.30 ug/ml với phương trình Y=
0.0556x+ 47.203, cao nước là 66.07 ug/ml với phương trình Y= 0.0247x + 48.368 . Kết
quả cho thấy hiệu suất loại bỏ gốc tự do DPPH tỉ lệ thuận với nồng độ tăng từ 100µg/ml
đến 500µg/ml và khả năng chống oxy hóa của cao cồn 50˚ tốt nhất. Kết hợp cùng với
hiệu suất chiết dược liệu ở bảng 3.7 đề tài lựa chọn cao cồn 50˚ làm cao tổng để tiếp
hành phân đoạn các cao khác ở phần tiếp theo.

Sau khi lựa chọn được cao tổng tiến hành phân đoạn thành với 4 loại cao sử dụng
4 dung môi khác nhau n-hexan, chloroform và ethyl acetat, nước theo sơ đồ 2.2.

3.6 Định tính bằng sắc ký lớp mỏng ( SKLM)

Để khẳng định chính xác hơn về khả năng kháng oxy hóa của các cao chiết từ củ
Hành tăm đề tài tiến hành định tính SKLM như mục 2.2.4.2.

33
UV 254nm UV 365nm

Thuốc thử FeCl3 5% Thuốc thử DPPH

Ghi chú: TP: Cao toàn phần, N-h: Cao n-hexane, C-h: Cao chloroform, E-A(EA): Cao
ethyl acetate, N: Cao nước, E-A-100:Me-17:N-13: ethyl acetate:MeOh:nước theo tỷ lệ
100:17:13

Nhận xét: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử có các vết có phản ứng dương tính với
thuốc thử DPPH. Kết quả trên cho thấy sắc ký đồ cao ethyl acetat có tác dụng chống
oxy hóa mạnh do làm mất màu tím của thuốc thử DPPH rõ hơn các cao còn lại. Tiếp
theo lần lượt là cao toàn phần, cao chloroform, cao nước và cuối cùng là cao n-hexane.
Đồng thời, một số thành phần trong cao ethyl acetat hiện màu với thuốc thử FeCl3 5%.

34
3.7 Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của cao chiết với chất đối chứng vitamin C
bằng DPPH

Kết hợp với kết quả ở bảng 3.7 lựa chọn được cao tổng tiến hành phân đoạn thành
với 4 loại cao sử dụng 4 dung môi khác nhau n-hexane, chloroform, ethyl acetate và cao
nước (đã tiến hành theo mục 2.2.3). Tiến hành đánh giá hoạt tính chống oxy hóa dựa
trên giá trị IC50 (Khảo sát các cao với 5 nồng độ khác nhau, tính HTCO (%) trung bình
của mỗi cao ở mỗi nồng độ. Sau đó tiến hành xây dựng đường chuẩn và tính IC50), so
sánh kết quả với IC50 của chất đối chứng vitamin C.

Bảng 3.10. Hiệu suất chiết các cao phân đoạn

Cao phân Khối lượng Hiệu suất Độ ẩm cao


Cao tổng
đoạn cao (g) chiết (%) (%)
N-hexan 14.32 28.07 10.28
Cao toàn
Chloroform 18.01 35.31 10.12
phần
Ethyl Acetat 21.5 42.15 9.06
50 (g)
Nước 19.22 37.6 10.08

Nhận xét: Cao tổng Hành tăm được chiết phân đoạn lần lượt với dung môi n-hexane,
chloroform, ethyl acetate, nước. Hiệu suất chiết cao phân đoạn và độ ẩm của các cao lần
lượt như sau: Cao n-hexane hiệu suất 28.07% với độ ẩm đạt 10.28%, cao chloroform
hiệu suất 35.31% độ ẩm 10.12%, cao ethyl acetat hiệu suất 42.15 % độ ẩm 9.06% và
cao nước có hiệu suất 37,6% cùng với độ ẩm 10.08%. Có thể nhận thấy được trong các
cao phân đoạn từ cao toàn phẩn có sự chênh lệch giữa các cao tuy nhiên sự chênh lệch
không đáng kể. Trong đó, cao có khối lượng cao nhất là cao ethyl aceta với 21.5g gấp
hơn cao đứng thứ 2 là cao nước 1.14 lần, cao đứng thứ 3 với 1.21 lần và cao có khối
lượng thấp nhất là 1.52 lần.

Bảng 3.11. Kết quả OD và phần trăm chống oxy hóa của cao n-hexan

Phần trăm
Nồng độ Thời gian OD trung
OD lần 1 OD lần 2 oxy hóa
(µg/ml) (phút) bình
(%)
100 0,366 0,365 0,364 41,76
200 30 0,364 0,336 0,335 46,63
300 0,303 0,305 0,304 51,36

35
400 0,266 0,264 0,265 57,62
500 0,186 0,188 0,187 70,08
ĐC 0.780 0.780 0.780 -

Phần trăm oxy hóa


80 70.08
57.62
60 51.36
46.63
41.76
y = 0.0676x + 33.201
40
R² = 0.95
20

0
0 100 200 300 400 500 600

Hình 3.22. Đồ thị phần trăm oxy hóa của cao n-hexan bằng phương pháp DPPH

Bảng 3.12. Kết quả OD và phần trăm chống oxy hóa của cao chloroform

Phần
Nồng độ Thời gian OD trung
OD lần 1 OD lần 2 trăm oxy
(µg/ml) (phút) bình
hóa (%)
100 0,369 0,370 0.3695 52,62
200 0,328 0,329 0,3285 57,88
300 0,290 0,289 0,2895 62,88
400 30 0,260 0,262 0,261 66,53
500 0,191 0,190 0,1905 75,57
ĐC 0,780 0,780 0,780 -

Phần trăm oxy hóa


75.57
80 62.88 66.53
57.88
52.62
60
y = 0.0546x + 46.731
40 R² = 0.9776

20

0
0 100 200 300 400 500 600

Hình 3.23. Đồ thị phần trăm oxy hóa của cao chlorofrom bằng phương pháp DPPH

36
Bảng 3.13. Kết quả OD và phần trăm chống oxy hóa của cao ethyl acetat

Phần trăm
Nồng độ Thời gian OD trung
OD lần 1 OD lần 2 oxy hóa
(µg/ml) (phút) bình
(%)
100 0,358 0,355 0.3565 54,32
200 0,312 0,310 0,311 60,13
300 0,273 0,272 0,2725 65,06
400 30 0,249 0,245 0,247 68,33
500 0,173 0,174 0,1735 77,69
ĐC 0,780 0,780 0,780 -

Phần trăm oxy hóa


100
77.69
80 65.06 68.33
60.13
54.32
60
y = 0.0549x + 48.624
40 R² = 0.9741
20
0
0 100 200 300 400 500 600

Hình 3.24. Đồ thị phần trăm oxy hóa của cao ethyl acetat bằng phương pháp DPPH

Bảng 3.14. Kết quả OD và phần trăm chống oxy hóa của cao nước

Phần trăm
Nồng độ Thời gian OD trung
OD lần 1 OD lần 2 oxy hóa
(µg/ml) (phút) bình
(%)
100 0,395 0,394 0.3945 49,42
200 0,386 0,383 0,3845 50,7
300 0,366 0,362 0,364 53,33
400 30 0,355 0,353 0,354 54,61
500 0,346 0,347 0,3465 55,57
ĐC 0,780 0,780 0,780 -

37
Phần trăm oxy hóa
58
55.57
56 54.61
53.33
54 y = 0.0162x + 47.863
52 50.7 R² = 0.9719
49.42
50
48
0 100 200 300 400 500 600

Hình 3.25. Đồ thị phần trăm oxy hóa của cao nước bằng phương pháp DPPH

Bảng 3.15. Kết quả OD và phần trăm chống oxy hóa của cao Vitamin C

Phần trăm
Nồng độ Thời gian OD trung
OD lần 1 OD lần 2 oxy hóa
(µg/ml) (phút) bình
(%)
20 0,317 0,314 0,3155 59,55
25 0,295 0,293 0,295 62,17
30 0,279 0,282 0,2805 64
35 30 0,263 0,264 0,2645 66
40 0,209 0,205 0,207 73,46
ĐC 0.780 0.780 0.780 -

Phần trăm oxy hóa


73.46
80 64 66
59.55 62.17
60

40 y = 0.633x + 46.046
R² = 0.9002
20

0
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Hình 3.26. Đồ thị phần trăm oxy hóa của Vitamin C bằng phương pháp DPPH

38
Bảng 3.16. Phương trình tuyến tính của các cao và các cao phân đoạn

IC 50(µg/ml)
Cao toàn phần Y= 0,0556x+ 47,203 IC50 = 50.30
Cao n-hexan Y= 0.0676x+ 33.201 IC50 = 248.50
Cao chloroform Y= 0,0546x + 46,731 IC50 = 59.87
Phương trình
Cao ethyl acetat Y= 0.0549x + 48.624 IC50 = 25.00
y=ax+b
Cao nước Y= 0.0162x + 47,863 IC50 = 131.91
Vitamin C Y = 0.633x + 46.046 IC50 = 6.24
Bảng 3.17. Kết quả so sánh IC50 giữa Vitamin C và các cao chiết của Hành tăm

Mẫu IC50 (µg/ml)

Vitamin C 6.24
Cao toàn phần 50.30
Cao n-hexan 248.50
Cao chloroform 59.87
Cao ehtyl acetae 25.00
Cao nước 131.91

IC50 (g/ml)
300
248.5
250
200
150 131.91
100 59.87
50.3
50 25
6.24
0
Cao toàn Cao n- Cao Cao ethyl Cao nước Vitamin C
phần hexane chloroform acetae

Hình 3.27. Đồ thị so sánh IC50 giữa Vitamin C và các cao chiết của Hành tăm.

Nhận xét: Từ các kết quả phân tích và tổng hợp lại tại hình 3.31 cho thấy phần trăm bắt
gốc tự do DPPH tỷ lệ thuận với nồng độ cao. Cụ thể là đối với cao toàn phần kết quả thể
hiện hiệu suất loại bỏ gốc tự do DPPH tỉ lệ thuận với nồng độ tăng từ 100µg/ml đến

39
500µg/ml tương ứng hiệu suất loại bỏ tự do tăng dần từ 53.20% đến 76.53%. Ở kết quả
của các cao còn lại: n-hexan; chloroform; ethyl acetat; nước; cho thấy hiệu quả loại bỏ
gốc tự do DPPH ở nồng độ cao chiết từ 100 – 500 µg/ml cũng tăng lần lượt: 41.76%
đến 70.08%; 52.62% đến 75.57%; 54.32% đến 77.69% và 49.42% đến 55.57%. Khả
năng kháng oxy hóa của các cao Hành tăm được đánh giá qua khả năng loại bỏ gốc
DPPH và kết quả được thể hiện thông qua giá trị IC50. Trong đó, giá trị IC50 càng nhỏ
thì hoạt tính kháng oxy hóa càng mạnh. Kết quả thể hiện giá trị IC50 ở các cao chiết
nhận được từ các dung môi khác nhau đều thể hiện khả năng chống oxy hóa. Cao ethyl
acetate cho khả năng chống oxy hóa tốt nhất trong 4 loại với IC50 là 25.00 ug/ml, tiếp
theo lần lượt là cao toàn phần, chloroform, nước và thấp nhất là cao n-hexan. Kết quả
giá trị IC50 của các cao chiết Hành tăm đều có khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH và cao
hơn đối chứng dương lần lượt là 4 lần; 8 lần; 9.6 lần , 21.24 lần và 39.82 lần. Kết quả
này trùng với kết quả khảo định tính sắc ký lớp mỏng. Từ những kết quả trên có thể thấy
được rằng Hành tăm có hoạt tính kháng oxy hóa là do trong củ Hành tăm có chứa nhiều
các hợp chất phenolic, flavonoid. Những chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật,
đặc biệt là phenolic và flavonoid được xem là những chất tiềm năng trong việc chống
ung thư, đái tháo đường, các bệnh liên quan đến tim mạch và chống lão hóa [47].

40
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Kết luận

Qua thời gian thực hiện, đề tài đạt được các kết quả như sau: Các cao chiết đều
có hoạt tính bắt gốc tự do DPPH, khả năng quét gốc tự do DPPH của cao chiết cao ethyl
acetat (IC50=25.00 g/ml) cao hơn so với các cao chiết từ cồn (IC50= 50.30 g/ml),
chloroform (IC50=59.87g/ml), nước (IC50=131.91 g/ml) và n-hexane (IC50=248.50
g/ml) tại nồng độ từ 100 ug/ml đến 500 ug/ml.

4.2 Kiến nghị

Sau khi kết thúc tiểu luận đề tài xin đưa ra một số đề xuất như: Phân lập các hợp
chất trong các cao phân đoạn có hoạt tính chống oxy hóa mạnh và đánh giá độc tính và
tác dụng dược lý của các cao chiết có hoạt tính chống oxy hóa mạnh.

41
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Phục Hưng và các cộng sự. (2023), "Tổng quan về quản lý thuốc dược
liệu tại việt nam", Tạp chí Y học Việt Nam. 524(2).
2. Nguyễn Thiện Minh và các cộng sự. (2022), "Chất lượng cuộc sống ở người bệnh
COVID-19 xuất viện tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch", tạp chí nghiên cứu Y học.
152(4), tr. 221-229.
3. Tuấn Minh Vũ (2009), "Bài giảng cây dược liệu".
4. Nguyễn Văn Tuấn (2016), "Năng suất khoa học Việt Nam qua công bố quốc tế
2001-2015", Tạp chí khoa học công nghiệp Việt Nam A. 10, tr. 49-54.
5. WO'Connor Morris (1908), "Henry sotheran & co., 140, strand, wc and 37,
piccadilly, w. 41 naval and military books, continued:—910 [pepys (Samuel;
PRS, Secretary to the Admiralty, diarist)] Memoires relating to the state of the
royal navy of england, for ten years, determin'd december 1688, with very fine
portrait by r. white after kneller (brilliant impression), sm. 8vo", Sotheran's Price
Current of Literature, pp. 168.
6. K Rahn (1998), "Alliaceae", Flowering Plants· Monocotyledons: Lilianae
(except Orchidaceae), Springer, pp. 70-78.
7. Đặng Quang Chung Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Phượng Dong,
Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn,
Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (1996), Cây thuốc và động vật làm thuốc
ở Việt Nam, Viện Dược Liệu, ed, Vol. 1, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
8. Hương DS Trần Việt (2008), Từ điển thảo mộc dược học, chủ biên.
9. Robert Adair, et al. (2006), "Collecting Tapertip Onion (Allium acuminatum
Hook.): In the Great Basin Using Traditional and GIS Methods", Native Plants
Journal. 7(2), pp. 141-148.
10. Kubentayev Serik Argynbecovich, et al. (2022), "Current state of populations and
ontogenesis of allium altaicumpall. (Amaryllidaceae) in kazakhstan", Pakistan
Journal of Botany 54(1), pp. 205-213.
11. Nikolai Friesen, et al. (1997), "Allotetraploid origin of Allium altyncolicum
(Alliaceae, Allium sect. Schoenoprasum) as investigated by karyological and
molecular markers", Plant Systematics Evolution. 206, pp. 317-335.
12. Zoran Nikolov (2018), "Allium amethystinum Tausch, a new species of the
vascular flora of the Republic of Macedonia", Acta Musei Macedonici
Scientiarum Naturalium. 21(1), pp. 7-11.
13. N Poulsen (2020), "Chives Allium schoenoprasum L.", Onions and allied crops,
CRC Press, pp. 231-250.
14. Hương Trần Việt (2008), Từ điển thảo mộc dược học, chủ biên.
15. H. Ahmad, et al. (2012), "Mimosa pudica L. (Laajvanti): An overview",
Pharmacogn Rev. 6(12), pp. 115-24.

42
16. Tran Nguyen An Sa, et al., "GC/MS-tof analysis of essential oil composition of
the allium schoenoprasum L. bulbs cultivated from quang tri-Vietnam".
17. Varinder Singh, et al. (2018), "Allium schoenoprasum L.: A review of
phytochemistry, pharmacology and future directions", Natural product research.
32(18), pp. 2202-2216.
18. Sonia Z Vina and Elsa L Cerimele (2009), "Quality changes in fresh chives
(Allium schoenoprasum L.) during refrigerated storage", Journal of food quality.
32(6), pp. 747-759.
19. Zdenka Kucekova,et al. (2011), "Phenolic compounds from Allium
schoenoprasum, Tragopogon pratensis and Rumex acetosa and their
antiproliferative effects", Molecules. 16(11), pp. 9207-9217.
20. Laurian Vlase, et al. (2012), "Chemical constituents of three Allium species from
Romania", Molecules. 18(1), pp . 114-127.
21. Alfonso Carotenuto, et al. (1996), "The flavonoids of Allium ursinum",
Phytochemistry. 41(2), pp. 531-536.
22. Torgils Fossen, et al. (1998), "Flavonoids from red onion (Allium cepa)",
Phytochemistry. 47(2), pp. 281-285.
23. K Herrmann (1976), "Flavonols and flavones in food plants: a review",
International Journal of Food Science Technology. 11(5), pp. 433-448.
24. Luis Cabrita, et al. (2000), "Colour and stability of the six common anthocyanidin
3-glucosides in aqueous solutions", Food chemistry. 68(1), pp. 101-107.
25. TI Shirshova, et al. (2013), "Chemical composition of Allium schoenoprasum
leaves and inhibitory effect of their extract on tumor growth in mice",
Pharmaceutical Chemistry Journal. 46, pp. 672-675.
26. Gaoussou Timité, et al. (2013), "Structure and cytotoxicity of steroidal
glycosides from Allium schoenoprasum", Phytochemistry. 88, pp. 61-66.
27. Ludivina Samson De Padua, et al. (1999), Plant resources of South-East Asia,
Vol. 12, Backhuys Publ. Leiden.
28. Syed Najeebullah, et al. (2021), "Ethno medicinal and phytochemical properties
of genus Allium: A review of recent advances", Pakistan Journal of Botany.
53(1), pp. 135-144.
29. Marta Cristina Teixeira Duarte, et al(2007), "Activity of essential oils from
Brazilian medicinal plants on Escherichia coli", J Journal of ethnopharmacology.
111(2), pp. 197-201.
30. Raju Gautam, et al. (2007), "Indian medicinal plants as a source of
antimycobacterial agents", Journal of ethnopharmacology. 110(2), pp. 200-234.
31. Effat Souri, et al. (2004), "Antioxidative activity of sixty plants from Iran",
Iranian journal of pharmaceutical research. 3(1), pp. 55-59.
32. Hans Staffner (1962), "Le saint-esprit et la catéchèse [Hans Staffner]", Lumen
vitae/Edition française. 17.

43
33. Priya S Kishnani, et al. (2006), "Pompe disease diagnosis and management
guideline", Genetics in Medicine. 8(5), pp. 267-288.
34. Okezie I Aruoma (1994), "Free radicals and antioxidant strategies in sports", The
Journal of Nutritional Biochemistry. 5(8), pp. 370-381.
35. T.D. Nguyễn và các cộng sự. (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý
của thuó̂c từ dược thảo, Nhà xuá̂t bản Khoa học và kỹ thuật.
36. Jing Wang, et al. (2007), "Free radical and reactive oxygen species scavenging
activities of peanut skins extract", Food chemistry. 104(1), pp. 242-250.
37. Erminawati Karseno, et al. (2018), "Effect of pH and temperature on browning
intensity of coconut sugar and its antioxidant activity", Food Research. 2(1), pp.
4.
38. Kranthi K Mandadi, et al (2007), "Red Mexican grapefruit: a novel source for
bioactive limonoids and their antioxidant activity", Zeitschrift für
Naturforschung C. 62(3-4), pp. 179-188.
39. Jun Yu, et al. (2005), "Antioxidant activity of citrus limonoids, flavonoids, and
coumarins", Journal of agricultural food chemistry. 53(6), pp. 2009-2014.
40. Sharad Vats and Afroz Alam (2013), "Antioxidant activity of Barbula javanica
Doz. et Molk.: A relatively unexplored bryophyte", Elixir Appl. Botany. 65, pp.
20103-20104.
41. Trần Thanh Mến và các cộng sự. (2022), "Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa
và kháng khuẩn của chiết xuất ethanol từ tảo lục (caulerpa racemosa) tại tỉnh kiên
giang", TNU Journal of ScienceTechnology. 227(01), tr. 83-91.
42. Hua-Bin Li, et al. (2007), "Evaluation of two methods for the extraction of
antioxidants from medicinal plants", Analytical Bioanalytical Chemistry. 388,
pp. 483-488.
43. Ronald L Prior and Guohua Cao (1999), "In vivo total antioxidant capacity:
comparison of different analytical methods1", Free radical biology medicine.
27(11-12), pp. 1173-1181.
44. Bộ Môn Dược Liệu Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh (2014), "Phương pháp
nghiên cứu Dược liệu, Thành phố Hồ Chí Minh", tr. tr.2-144.
45. Tiên Nguyễn Thị Thủy và các cộng sự. (2022), "Đánh giá khả năng chống oxy
hóa của dịch chiết hành, tỏi, hành tăm và ứng dụng trong bảo quản dầu lạc truyền
thống", Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm
Huế. 6(3), tr. 3296-3306.
46. Thượng Dong Nguyễn và Thị Nhu Đoàn (2006), Phương pháp nghiên cứu tác
dụng dược lý của thuó̂c từ dược thảo, Nhà xuá̂t bản Khoa học và kỹ thuật.
47. Chuang Zhang, et al. (2018), "Antioxidant capacity and major polyphenol
composition of teas as affected by geographical location, plantation elevation and
leaf grade", Food chemistry. 244, pp. 109-119.

44
ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN DƯỢC HỌC Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc

GIẢI TRÌNH SỬA CHỮA THEO GÓP Ý CỦA CỦA HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN
- Học viên: Ngũ Thị Hương
- Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các cao chiết từ Hành tăm (Allium
schoenoprasum)
- Người hướng dẫn: ThS. Lê Văn Huấn
- Tiểu luận đã được bổ sung và sửa chữa cụ thể các điểm như sau:
1. Sửa các lỗi chính tả trong bài
2. Sửa và kiểm tra lại tên khoa học
3. Sửa lại tên các mục hợp lý với nội dung bài làm
4. Bổ sung các nội dung về vị trí phân loài của chi Allium
5. Thống nhất lại cách viết tài liệu tham khảo.

Bình Dương, ngày 1 tháng 12 năm 2023


NGƯỜI HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN

Huấn Hương
ThS. Lê Văn Huấn Ngũ Thị Hương

45

You might also like