You are on page 1of 517

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN

Mục tiêu chung

Mục tiêu cụ thể

▪ Kiến thức
▪ Kỹ năng
▪ Thái độ
CHUẨN ĐẦU RA CỦA HỌC PHẦN

CLO1: Nắm chắc các kiến thức chuyên môn sâu, toàn diện và vận dụng
sáng tạo hoạt động quản trị TTĐT trong doanh nghiệp và các tổ chức.

CLO2: Có kỹ năng sử dụng chuyên sâu các công cụ TTĐT; khai thác, vận
hành được các hệ thống TTĐT phổ biến trên Internet vào hoạt động của
các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan Nhà nước.

CLO3: Có phương pháp và kỹ năng tổ chức, làm việc theo nhóm, thuyết
trình, đàm phán và thiết lập các mối quan hệ với các thành viên trong và
ngoài đơn vị.
NỘI DUNG HỌC PHẦN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

CHƯƠNG 2: CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN THẺ

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG THANH TOÁN VÍ ĐIỆN TỬ

CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG VI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG THANH TOÁN SEC ĐIỆN TỬ

CHƯƠNG 6: HỆ THỐNG CKĐT VÀ THANH TOÁN HĐĐT

CHƯƠNG 7: AN TOÀN TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ


TÀI LIỆU THAM KHẢO
❑ Tài liệu tham khảo bắt buộc:
• Nguyễn Trần Hưng (2022), Giáo trình Thanh toán điện tử, NXB Hà Nội
❑ Tài liệu tham khảo khuyến khích:
• Nguyễn Văn Minh (2011), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB
Thống kê, Hà Nội
• Nguyễn Văn Thanh (2011), Giáo trình Thanh toán trong thương mại
điện tử, NXB Thống kê, Hà Nội
• Kenneth C. Laudon & Carol Guercio Traver (2017), Electronic Commerce:
business, technology, society, Artech House
• O’Mahony. D & Peirce. M & Tewari. H (2001), Electronic Payment
System for E-Commerce, Pearson International Edition
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHOA HTTT KINH TẾ & TMĐT
MỤC TIÊU CHƯƠNG
----------------------------------------
1 Làm rõ sự hình thành và phát triển của các hình thái thanh toán từ
đơn giản đến phức tạp (từ thanh toán hóa tệ đến thanh toán điện tử)

2 Giới thiệu một số cách tiếp cận khác nhau và các yếu tố cấu thành
của thanh toán điện tử

3 Phân biệt sự giống và khác nhau giữa thanh toán điện tử và thanh
toán trực tuyến.

4 Phân tích những lợi ích và hạn chế của thanh toán điện tử.

5 Phân loại thanh toán điện tử theo các tiêu chí khác nhau.
NỘI DUNG CHÍNH
----------------------------------------
1.1. Sự hình thành và phát triển của thanh toán điện tử

1.2. Khái niệm và các yếu tố cấu thành của thanh toán điện tử

1.3. Sự khác biệt giữa thanh toán điện tử và thanh toán trực tuyến

1.4. Lợi ích và hạn chế của thanh toán điện tử

1.5. Phân loại thanh toán điện tử


NỘI DUNG CHÍNH – CHƯƠNG 1 – MỤC 1.1
----------------------------------------

1.1. Sự hình thành và phát triển của thanh toán điện tử


1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các hình thái
thanh toán
1.1.1.1. Hóa tệ
1.1.1.2. Tín tệ kim loại
1.1.1.3. Tiền giấy
1.1.1.4. Tiền điện tử
1.1.2. Sự phát triển của thanh toán điện tử
NỘI DUNG CHÍNH – CHƯƠNG 1 – MỤC 1.2
----------------------------------------
1.2. Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành của thanh
toán điện tử
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thanh toán điện tử
1.2.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử
1.2.2.2. Đặc điểm của thanh toán điện tử
1.2.2. Các yếu tố cấu thành của thanh toán điện tử
1.2.2.1. Các bên tham gia thanh toán điện tử
1.2.2.2. Thiết bị thanh toán điện tử
1.2.2.3. Phương tiện thanh toán điện tử
NỘI DUNG CHÍNH – CHƯƠNG 1 – MỤC 1.3
----------------------------------------

1.3. Sự khác biệt giữa thanh toán điện tử và thanh


toán trực tuyến
1.3.1. Sự giống nhau
1.3.2. Sự khác nhau
NỘI DUNG CHÍNH – CHƯƠNG 1 – MỤC 1.4
----------------------------------------

1.4. Lợi ích và hạn chế của thanh toán điện tử


1.4.1. Lợi ích của thanh toán điện tử
1.4.2. Hạn chế của thanh toán điện tử
NỘI DUNG CHÍNH – CHƯƠNG 1 – MỤC 1.5
----------------------------------------

1.5. Phân loại thanh toán điện tử


1.5.1. Phân chia theo thời gian thực
1.5.2. Phân chia theo bản chất giao dịch
1.5.3. Phân chia theo cách thức tiếp nhận phương tiện
thanh toán
1.5.4. Phân chia theo các phương tiện thanh toán
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


KHOA HTTT KINH TẾ & TMĐT
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của
các hình thái thanh toán
----------------------------------------

1.1.1.1. Hóa tệ

a. Hóa tệ phi kim


b. Hóa tệ kim loại

12-15
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của
các hình thái thanh toán
----------------------------------------

Tiền điện tử

Tiền giấy

Tín tệ kim loại

Hóa tệ

12-16
1.1.1.1. Hóa tệ
----------------------------------------

- Là hình thái cổ xưa nhất, sơ khai nhất

- Hàng hóa có giá trị được nhiều người chấp nhận, tách ra

khỏi thế giới hàng hóa để thực hiện chức năng tiền tệ.

- Hàng hóa đóng vai trò trung gian trao đổi, vật ngang giá chung,

được sử dụng thường xuyên trao đổi với hàng hóa khác.

17
HÓA TỆ PHI KIM
----------------------------------------

- Hoá tệ phi kim là tiền tệ dưới dạng các hàng hoá (trừ kim loại). Đây là
Khái hình thái cổ nhất của tiền tệ, rất thông dụng trong các xã hội cổ xưa.
niệm

- Đặc trưng cho từng địa phương, nơi diễn ra quan hệ trao đổi

18
HÓA TỆ PHI KIM
----------------------------------------

Gỗ đàn hương - Hawaii Gạo - Philippines

Răng cá voi – Đảo Fiji


Nô lệ - Châu Phi
Lụa – Trung Quốc

19
HÓA TỆ PHI KIM
----------------------------------------

Bơ ở Na Uy

Rượu Rum ở
Hạt tiêu ở Australia
Sumatra

Da ở Pháp và Ý

Cừu ở Hy Lạp và La Mã
Lông vẹt đỏ ở đảo
Santa Cruz
20
HÓA TỆ PHI KIM
----------------------------------------

- Có phạm vi trao đổi hạn chế trong vùng, một địa phương nhất định
=> không khuyến khích giao thương và sản xuất hàng hoá phát triển.

Nhược - Dễ hư hỏng, khó bảo quản, thường cồng kềnh, tốn kém chi phí vận
điểm chuyển.

- Khó chia nhỏ theo những tỷ lệ nhất định khi trao đổi mà không làm
biến đổi chất lượng của nó.

21
HÓA TỆ KIM LOẠI
----------------------------------------

- Hóa tệ kim loại là việc sử dụng kim loại (thường là kim loại quý)
để làm tiền tệ

- Hóa tệ kim loại khắc phục được những nhược điểm của hóa tệ
Khái phi kim: bền hơn, dễ bảo quản hơn, dễ vận chuyển hơn, có thể
niệm
chia nhỏ,…

- Trong thực tiễn lưu thông, chỉ có Vàng được sử dụng phổ biến
đóng vai trò tiền tệ thanh toán, Bạc và Đồng chỉ được sử dụng
khi thiếu hụt Vàng.

22
HÓA TỆ KIM LOẠI
----------------------------------------

- Thanh toán bằng Vàng không bị giới hạn về phạm vi địa lý

- Đặc tính lý hóa của Vàng rất thích hợp để thực hiện chức
năng phương tiện thanh toán (không bị biến đổi dưới tác động
Ưu điểm
của môi trường và cơ học, dễ bảo quản, dễ chia nhỏ, dễ dát
mỏng).

- Có giá trị ổn định trong thời gian tương đối dài, ít chịu ảnh
hưởng của sự tăng năng suất lao động.

23
HÓA TỆ KIM LOẠI
----------------------------------------
- Quy mô và trình độ của lực lượng sản xuất ngày càng phát triển => hàng hóa
sản xuất ra ngày càng nhiều => nhu cầu trao đổi hàng hoá ngày càng tăng đòi
hỏi cần thêm nhiều Vàng hơn => thiếu hụt Vàng trong lưu thông.

- Giá trị tương đối của Vàng ngày càng lớn hơn rất nhiều so với giá trị hàng hóa
khác => bất tiện trong trao đổi
Nhược - Khi thực hiện các giao dịch có giá trị và khối lượng lớn thì sử dụng Vàng để
điểm thanh toán trở nên cồng kềnh => khó vận chuyển, tốn chi phí, dễ bị cướp hoặc
thất lạc.

- Khi sử dụng Vàng để thanh toán => đồng nghĩa với việc phải cắt bớt 1 số chức
năng khác của vàng => lãng phí nguồn tài nguyên

- Trong quá trình lưu thông, tiền vàng dần bị hao mòn tự nhiên.

24
1.1.1.2. Tín tệ kim loại
----------------------------------------

Tín tệ là loại tiền tệ được đưa vào lưu thông nhờ vào sự tín
nhiệm của công chúng, chứ bản thân nó không có hoặc có giá
trị không đáng kể. Nó được sử dụng thay thế cho tiền vàng và
tiền bạc (là những loại tiền thực).

25
1.1.1.2. Tín tệ kim loại
----------------------------------------
- Tín tệ kim loại là loại tiền tệ được đúc bằng kim loại. Đặc điểm
của tín tệ kim loại là giá trị của kim loại đúc thành tiền và giá trị ghi
Khái niệm
trên bề mặt đồng tiền không có liên hệ gì với nhau, tức là giá trị
danh nghĩa cao hơn giá trị thực tế.

- Tín tệ kim loại giúp cho sản xuất và trao đổi hàng hoá diễn ra
Ưu điểm thuận lợi hơn, nhu cầu tiền không còn phải phụ thuộc vào khối
lượng vàng nữa.

- Nếu trao đổi với khối lượng hàng hoá lớn, chủ thể trao đổi cách
Nhược xa nhau về địa lý thì việc thanh toán rất bất tiện, nặng nề, tốn kém
điểm chi phí lưu thông. Vòng quay của tiền dài nên cần nhiều tiền hơn
nhu cầu thực tế.
26
1.1.1.3. Tiền giấy
----------------------------------------

-Tiền giấy xuất hiện đầu tiên dưới dạng các giấy chứng nhận có khả
năng đổi ra bạc hoặc vàng do các NHTM phát hành.

Sự hình -Các giấy chứng nhận này cũng được sử dụng trong thanh toán như
thành
vàng và bạc.

-Do có thể đổi ngược ra vàng và bạc nên các giấy chứng nhận này
cũng được sử dụng trong thanh toán như vàng và bạc.

27
1.1.1.3. Tiền giấy
----------------------------------------

-Dần dần các giấy chứng nhận nói trên được chuẩn hoá thành các
tờ tiền giấy có in mệnh giá và có khả năng đổi ra vàng một cách tự
do theo hàm lượng vàng qui định cho đồng tiền đó.
Sự hình
thành - Việc đổi từ tiền giấy ra vàng được thực hiện tại các ngân hàng
phát hành ra nó. Loại tiền giấy này rất phổ biến ở châu Âu trong
thời gian trước chiến tranh thế giới thứ nhất, thường được gọi là
tiền ngân hàng hay giấy bạc ngân hàng (bank note).

28
1.1.1.3. Tiền giấy
----------------------------------------
- Sau Đại chiến thế giới thứ nhất, chính phủ của các quốc gia trên thế giới
đã ngăn cấm các ngân hàng thương mại phát hành giấy bạc ngân hàng, từ
nay mọi việc phát hành chỉ do một ngân hàng duy nhất gọi là ngân hàng
trung ương thực hiện.

Sự hình - Do ảnh hưởng của chiến tranh cũng như khủng hoảng kinh tế, đã nhiều lần
thành tiền giấy bị mất khả năng được đổi ngược trở lại ra vàng.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ còn duy nhất đồng USD là có thể đổi
ra vàng, tuy nhiên tới năm 1971, với việc Mỹ tuyên bố ngừng đổi đồng USD
ra vàng, sự tồn tại của đồng tiền giấy có thể đổi ra vàng trong lưu thông
thực sự chấm dứt.

29
1.1.1.3. Tiền giấy
----------------------------------------

Qua nghiên cứu quá trình hình thành tiền giấy, có thể thấy tiền giấy được
hiểu là dấu hiệu của kim loại tiền tệ (tiền vàng), được phát hành ra để thay
Khái thế cho tiền kim loại trong việc thực hiện chức năng tiền tệ nhằm khắc phục
niệm những nhược điểm của tiền tệ kim loại. Chính vì vậy, tiền giấy vẫn được sử
dụng với giá trị như giá trị tiền tệ kim loại mà nó đại diện mặc dù giá trị thực
của nó thấp hơn nhiều.

30
1.1.1.3. Tiền giấy
----------------------------------------

- Thanh toán dễ dàng, dễ mang theo để làm phương tiện trao


đổi hàng hóa, thanh toán nợ

- Tiền giấy cũng có đủ các mệnh giá từ nhỏ tới lớn phù hợp
Ưu điểm với quy mô các giao dịch của người dùng

- Thuận lợi khi thực hiện chức năng dự trữ giá trị

- Bằng cách thay đổi các con số trên mặt đồng tiền, một
lượng giá trị lớn hay nhỏ được biểu hiện (trong phát hành)

31
1.1.1.3. Tiền giấy
----------------------------------------
- Không bền, dễ rách, có thể bị làm giả

- Khi trao đổi hàng hoá diễn ra trên phạm vi rộng (chẳng hạn
như thanh toán quốc tế) đòi hỏi tốc độ thanh toán nhanh, an
toàn thì tiền giấy vẫn tỏ ra cồng kềnh, không an toàn khi vận
Nhược chuyển, kém hiệu quả.
điểm
- Bị rào cản giới hạn về không gian và thời gian = > thủ tục
rườm rà khi gửi tiền và chuyển tiền

- Chi phí quản lý và chi phí lưu thông tiền giấy vẫn còn cao
= > khó khăn trong việc quản lý
32
1.1.1.4. Tiền điện tử
----------------------------------------

- Là loại tiền được lưu trữ, quản lý theo tài khoản và vận hành trong
hệ thống máy tính của ngân hàng.

- Không phủ nhận sự tồn tại của tiền giấy, là một hình thức biểu hiện
khác của tiền giấy.

- Tiền điện tử có mối quan hệ liên thông với tiền giấy. Với thiết bị phù
hợp, tiền điện tử có thể chuyển đổi thành tiền giấy và ngược lại.

33
1.1.2. Sự phát triển của thanh toán điện tử
----------------------------------------

1994

1984

1974

1949 1950

34
1.1.2. Sự phát triển của thanh toán điện tử
----------------------------------------

Năm 1949

- Thẻ thanh toán đầu tiên được biết đến, ra đời vào
năm 1949 do ông Frank McNamara, một doanh nhân
người Mỹ sáng chế.

- Và sau đó một năm, lần đầu tiên Frank McNamara


cho ra đời loại thẻ mang tên “Diners Club”.
1.1.2. Sự phát triển của thanh toán điện tử
----------------------------------------
- Hàng loạt thẻ nhựa phù hợp cho việc sử dụng hàng
Năm 1950 ngày đã được sản xuất để thay thế cho việc dùng thẻ
bằng giấy trước đây.

- Chức năng của những thẻ này khá đơn giản. Thông tin chung như tên
nhà phát hành thẻ được in trên bề mặt thẻ, trong khi những thông tin cá
nhân như tên của chủ thẻ và số thẻ thì được dập nổi. Nhiều thẻ có thêm
chỗ ký tên để chủ thẻ ký tên để phục vụ cho việc tham chiếu.

- Tiến bộ đầu tiên của thẻ nhựa là dùng dải từ trên mặt sau của thẻ, cho
phép dữ liệu số được lưu trữ trên thẻ dưới dạng máy có thể đọc được để
hỗ trợ thêm vào thông tin trực quan.
1.1.2. Sự phát triển của thanh toán điện tử
----------------------------------------

Năm 1974 - Sự phát triển to lớn của vi điện tử những năm 1970 cho phép
tích hợp dữ liệu và xử lý logic trong một con chip silicon đơn có
kích thước chỉ bằng một vài mili mét vuông.

-Ý tưởng kết hợp một mạch tích hợp vào một thẻ định danh đã
được sáng chế bởi hai nhà phát minh người Đức là Jurgen
Dethloff và Helmut Grotrupp năm 1968.

- Năm 1974, Roland Moreno đăng ký sáng chế thẻ thông minh
ở Pháp. Và chỉ lúc đó công nghệ bán dẫn mới có khả năng
cung cấp các mạch tích hợp cần thiết với giá chấp nhận được.
1.1.2. Sự phát triển của thanh toán điện tử
----------------------------------------

- Một bước đột phá lớn của thẻ thanh toán vào năm 1984 là
Năm 1984
khi French PTT đã thành công trong việc thử nghiệm thẻ
điện thoại.

- Các mạch tích hợp ban đầu được sử dụng trong thẻ điện
thoại là những chip nhớ (memory chip) nhỏ, đơn giản và
không đắt tiền với một mức bảo mật hợp lý và chuyên biệt
cho phép số dư thẻ giảm xuống trong khi vẫn chống lại các
thao tác bất hợp pháp.
1.1.2. Sự phát triển của thanh toán điện tử
----------------------------------------

Năm 1994 - Do sự xuất hiện của nhiều loại thẻ thanh toán do các tổ
chức khác nhau phát hành không có sự tương thích và thừa
nhận lẫn nhau.

- Ba tổ chức thẻ lớn nhất thế giới Europay, MasterCard và


Visa đã cùng nhau liên kết để tạo ra một chuẩn chung duy
nhất cho các thẻ thông minh trong tương lai – chuẩn EMV.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC YẾU TỐ
CẤU THÀNH CỦA THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHOA HTTT KINH TẾ & TMĐT
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của
thanh toán điện tử

1.2.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử


1.2.1.2. Đặc điểm của thanh toán điện tử

12-41
1.2.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử
----------------------------------------
Nguyên nghĩa
E-payment
Tự động hóa Tài chính

Tổ chức khác E-payment Viễn thông

Công nghệ Phương tiện


thông tin sử dụng
1.2.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử
----------------------------------------
Hiểu theo nguyên nghĩa của từ Electronic payment
1.2.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử
----------------------------------------
Tiếp cận dưới góc độ tài chính
1.2.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử
----------------------------------------
Tiếp cận dưới góc độ viễn thông
1.2.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử
----------------------------------------
Tiếp cận dưới góc độ CNTT
1.2.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử
----------------------------------------
Tiếp cận dưới góc độ phương tiện sử dụng
1.2.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử
----------------------------------------
Tiếp cận dưới góc độ tự động hóa
1.2.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử
----------------------------------------
Thanh toán điện tử tiếp cận dưới góc độ trực tuyến
1.2.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử
----------------------------------------
Thanh toán điện tử tiếp cận dưới góc độ hệ thống
1.2.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử
----------------------------------------
Thanh toán điện tử theo tiếp cận của Securion Pay
1.2.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử
----------------------------------------
Thanh toán điện tử theo tiếp cận của Mineral Tree
1.2.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử
----------------------------------------
Thanh toán điện tử theo tiếp cận của ngân hàng số DBS
1.2.1.2. Đặc điểm của thanh toán điện tử
----------------------------------------

Được thực hiện thông qua Quy trình thanh toán


các phương tiện điện tử được tự động hóa

Dễ dàng theo dõi, tra cứu Thanh toán nhanh hơn và


và kiểm soát chính xác hơn

Cải thiện trải nghiệm khách hàng và tiếp cận đối


tượng khách hàng mới
1.2.1.2. Đặc điểm của thanh toán điện tử
----------------------------------------

Được thực hiện Thanh toán điện tử là sự điện tử hóa của đồng tiền giao
thông qua các dịch. Dòng tiền điện tử đòi hỏi phải được vận hành trong
phương tiện hệ thống các thiết bị điện tử. Vì vậy, các giao dịch thanh
điện tử toán điện tử đỏi hỏi phải được thực hiện thông qua các
thiết bị điện tử.

Đặc trưng và sự khác biệt tiêu biểu nhất của thanh toán
Quy trình thanh điện tử với thanh toán truyền thống là quy trình xử lý
toán được tự thanh toán được thực hiện tự động. Vì vậy, các giao dịch
động hóa thanh toán điện tử có thể diễn ra liên tục 24/7.
1.2.1.2. Đặc điểm của thanh toán điện tử
----------------------------------------
Trong thanh toán truyền thống, người thực hiện thanh toán
Dễ dàng thường phải tự ghi chú các giao dịch đã thực hiện nếu không
theo dõi, muốn quên những gì mình đã thực hiện. Đối với TTĐT, tất cả
tra cứu và các giao dịch đều được lưu lại. Để tra cứu các giao dịch đã
kiểm soát thực hiện, người thực hiện giao dịch chỉ cần vào lịch sử giao
dịch yêu cầu báo cáo là có thể tra cứu, theo dõi và kiểm soát.

Thanh toán Đây là một đặc trưng tiêu biểu của TTĐT. Với việc sử dụng các
nhanh hơn thiết bị điện tử, chủ thể thực hiện thanh toán có thể thực hiện
và chính các giao dịch thanh toán vào bất kỳ thời điểm nào, không phụ
xác hơn thuộc vào khoảng cách không gian giữa người thanh toán và
người nhận thanh toán.
1.2.1.2. Đặc điểm của thanh toán điện tử
----------------------------------------

Khi sử dụng phương thức TTĐT, việc thanh toán khi mua
Cải thiện hàng sẽ không bị gián đoạn. Từ đó, trải nghiệm mua sắm của
trải khách hàng sẽ tốt hơn, giúp doanh nghiệp trở nên chuyên
nghiệm nghiệp hơn trong mắt người tiêu dùng.
khách Bên cạnh đó, khi một DN thiết lập hệ thống TTĐT trên
hàng và website hoặc ứng dụng bán hàng, điều này cũng đồng nghĩa
tiếp cận với việc doanh nghiệp đã tạo ra khả năng tiếp cận, thu hút một
đối tượng lượng khách hàng tiềm năng mới và các cơ hội tạo doanh thu.
khách Khách hàng ở các quốc gia khác có thể đăng nhập vào website
hàng mới hoặc ứng dụng bán hàng của doanh nghiệp và thực hiện thanh
toán điện tử cho các sản phẩm hoặc dịch vụ.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành của
thanh toán điện tử
--------------------------------------
Các bên tham gia trong
thanh toán điện tử
Các yếu
Công cụ, thiết bị được sử
tố cấu dụng trong thanh toán
thành của điện tử
TTĐT
Phương tiện thanh toán
điện tử
1.2.2.1. Các bên tham gia thanh toán điện tử
----------------------------------------
Người bán
hàng
(merchant)

Các tổ chức
trung gian cung
Người mua
cấp dịch vụ
hàng (buyer)
thanh toán điện
tử (PSP)

Các tổ chức phát Các ngân hàng


hành phương tiện (Ngân hàng của
thanh toán (Visa, người mua và
Master Card,…) người bán)
1.2.2.1. Các bên tham gia thanh toán điện tử
----------------------------------------

Người bán tự xây dựng hệ thống bán hàng trực


tuyến (website hoặc ứng dụng bán hàng).
Người bán
hàng Người bán bán hàng hóa, dịch vụ thông qua nền
tảng của bên thứ ba. VD: shopee, tiki, lazada,
ebay.com
1.2.2.1. Các bên tham gia thanh toán điện tử
----------------------------------------

Người mua là cá nhân: khối lượng và giá trị giao


dịch nhỏ, tần suất đặt mua hàng thường xuyên.
Người
mua
Người mua là doanh nghiệp: khối lượng và giá trị
giao dịch lớn, tần suất đặt mua hàng thấp.
1.2.2.1. Các bên tham gia thanh toán điện tử
----------------------------------------

Là bên thứ ba được cả người bán và người mua tin


cậy. Có thể bao gồm: ngân hàng của người bán,
ngân hàng của người mua, ngân hàng trung gian
Ngân tham gia giao dịch thanh toán.
hàng
Giúp cho các giao dịch thanh toán được xác thực và
xử lý chính xác.
1.2.2.1. Các bên tham gia thanh toán điện tử
----------------------------------------

Cung cấp cho các thương nhân và những người bán


trên Internet dịch vụ chấp nhận các phương tiện
Nhà cung thanh toán điện tử mà người mua sử dụng.
cấp dịch
PSP quản lý các kết nối kỹ thuật, các mối liên hệ với
vụ thanh các ngân hàng, các tổ chức thẻ và các mạng thanh
toán trung toán.
gian PSP
PSP có thể tính phí dựa trên một trong hai cách: phí
đăng ký và phí giao dịch.
1.2.2.1. Các bên tham gia thanh toán điện tử
----------------------------------------

Các tổ Là những tổ chức phát hành các phương tiện thanh


chức phát toán cho người mua và người bán sử dụng trong
quá trình thanh toán và nhận thanh toán.
hành
phương
Một số tổ chức phát hành phương tiện thanh toán
tiện thanh thường gặp: Visa, Master Card, ví điện tử Paypal,
toán Payoo, Viettel Pay,…
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC YẾU TỐ
CẤU THÀNH CỦA THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHOA HTTT KINH TẾ & TMĐT
1.2.2. Các yếu tố cấu thành của
thanh toán điện tử

1.2.2.2. Thiết bị thanh toán điện tử


1.2.2.3. Phương tiện thanh toán điện tử

12-66
1.2.2.2. Thiết bị thanh toán điện tử
----------------------------------------
Là các thiết bị điện tử được sử dụng để tiếp nhận, truyền tải và
xử lý những thông tin về thanh toán.

ATM POS mPOS


1.2.2.2. Thiết bị thanh toán điện tử
----------------------------------------

- ATM (Automated Teller Machine) - Máy giao dịch


tự động: Đây là một thiết bị ngân hàng có thể thực
hiện một số giao dịch ngân hàng một cách tự động
với khách hàng thông qua việc nhận dạng thẻ ATM
hay các thiết bị tương thích.
- Tính năng cơ bản: Chuyển khoản, thanh toán hóa
đơn, sử dụng dịch vụ thẻ, truy vấn số dư, ngoài ra có
thể rút tiền mặt và gửi tiền tại ATM…
ATM
1.2.2.2. Thiết bị thanh toán điện tử
----------------------------------------

- POS (Point of Sale Machine): Hệ thống hỗ trợ


thanh toán tại các điểm bán lẻ hàng hóa.
- Tiện ích:
+ Sử dụng POS giúp người bán thu hút thêm lượng lớn
khách hàng tiềm năng sử dụng thẻ thanh toán, giúp đa
dạng hóa thanh toán cho khách hàng.
+ Cung cấp các chỉ số bán hàng tiện lợi, nhanh chóng.
POS + Quản lý khoa học các dữ liệu khách hàng.
+ Tăng doanh thu của cửa hàng.
+ Phù hợp với các mô hình kinh doanh hiện đại.
1.2.2.2. Thiết bị thanh toán điện tử
----------------------------------------

Thiết bị POS Thiết bị POS


thông thường cảm ứng

Một số loại POS

Web- based Phần mềm POS


POS POS cài đặt trên máy tính
1.2.2.2. Thiết bị thanh toán điện tử
----------------------------------------

- Đây là loại POS được sử dụng phổ biến ở


các quầy thanh toán, những điểm giao dịch
và các cửa hàng bán lẻ.
- Tính tiện dụng cao, tốc độ thanh toán
nhanh chóng, nâng cao chất lượng phục vụ,
Thiết bị POS
thông thường tăng hiệu suất bán hàng tại các cửa hàng.
1.2.2.2. Thiết bị thanh toán điện tử
----------------------------------------

- Đây là loại POS thay thế hệ thống


phím bấm truyền thống bằng màn
hình cảm ứng lớn.
- Giúp người sử dụng thao tác dễ
dàng, nhanh chóng hơn và có trải
Thiết bị POS
cảm ứng nghiệm tốt hơn.
1.2.2.2. Thiết bị thanh toán điện tử
----------------------------------------

- Phần mềm POS cài đặt trên máy tính có thể sử


dụng linh hoạt và có nhiều tính năng hơn các máy
POS. Các cửa hàng sử dụng dễ dàng tích hợp theo
Phần mềm
dõi hành vi, nhu cầu mua sắm của khách hàng để
POS cài đặt
cải thiện doanh thu.
trên máy tính
- Phần mềm POS tồn tại nhược điểm là dễ bị nhiễm
virus. Nếu phần mềm được hoạt động trong thời
gian dài có thể làm hệ thống xử lý bị chậm lại vì có
nhiều tính năng thừa đối với người dùng.
1.2.2.2. Thiết bị thanh toán điện tử
----------------------------------------
- Tồn tại dưới dạng một dịch vụ phần mềm.
- Một POS dựa trên web thường đi kèm với các tính năng bổ
POS ứng
sung, như khả năng quản lý hàng tồn kho, quản lý nhân viên
dụng
và quản lý quan hệ khách hàng (CRM), xử lý đơn đặt hàng,..
điện
- Hệ thống POS dựa trên web khác với hệ thống POS truyền
toán
thống. Trong một hệ thống POS truyền thống, tất cả dữ liệu
đám mây
được lưu trữ cục bộ (thường là trong các máy chủ tại
(Web-
chỗ). Hệ thống POS dựa trên web linh hoạt hơn nhiều và dễ
based
dàng kết nối hơn với doanh nghiệp TMĐT.
POS)
- Có nhiều gói khác nhau với giá cả linh hoạt phù hợp nhu
cầu của người dùng.
1.2.2.2. Thiết bị thanh toán điện tử
----------------------------------------

-Thiết bị di động là thiết bị điện tử có thể cầm


tay, có hệ điều hành, có khả năng xử lý, kết nối
mạng và có màn hình hiển thị, chẳng hạn như
máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di
động thông minh.
- Các thiết bị di động có thể tham gia vào hoạt
động thanh toán bằng cách sử dụng ứng dụng
Thiết bị di
được cài đặt hoặc thông qua chip NFC được tích
động
hợp trên thiết bị.
1.2.2.3. Phương tiện thanh toán điện tử
----------------------------------------
- Là những phương tiện do các tổ chức tín dụng có uy
PHƯƠNG tín (ngân hàng, tổ chức phát hành thẻ,…) phát hành
TIỆN hoặc là do các nhà dịch vụ thanh toán trung gian tạo
TTĐT ra nhằm mục đích cho phép khách hàng sử dụng để
tiến hành thanh toán thông qua các thiết bị điện tử. .

Ví điện tử Séc điện tử Thẻ thanh toán


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
1.3. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THANH TOÁN
ĐIỆN TỬ VÀ THANH TOÁN TRỰC TUYẾN
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHOA HTTT KINH TẾ & TMĐT
1.3.1. Sự giống nhau
----------------------------------------

Về môi trường
hoạt động

Về phương tiện,
công cụ thanh toán
1.3.1. Sự giống nhau
----------------------------------------

Chuẩn chung về cơ sở hạ tầng pháp lý


Về môi
trường hoạt Chuẩn chung về cơ sở hạ tầng CNTT
động

Chuẩn chung về hệ thống an toàn bảo mật


1.3.1. Sự giống nhau
----------------------------------------

- Không sử dụng phương thức thanh toán


Về phương truyền thống
tiện, công - Sử dụng các công cụ và phương tiện thanh
cụ thanh toán hiện đại, dựa trên thiết bị điện tử, mạng
toán
viễn thông, cùng hoạt động trên nền tảng ứng
dụng CNTT với quy trình tự động hóa.
1.3.2. Sự khác nhau
----------------------------------------

Về xác thực giao dịch


Về quy mô thanh toán

Về thời gian thực


1.3.2. Sự khác nhau
----------------------------------------

Về quy mô thanh toán

Thanh
toán
điện tử Thanh toán
trực tuyến
1.3.2. Sự khác nhau
----------------------------------------

QUY
TTĐT TTTT

+ TTĐT có quy mô rộng hơn so với + TTTT là tập con của TTĐT, có quy
TTTT mô nhỏ hơn TTĐT
+ Diễn ra ở bất kỳ sp điện tử nào + Chủ yếu diễn ra trên website
hoặc phương tiện điện tử nào
+ Có nhiều hình thức TTĐT ko có + Mang đầy đủ các đặc điểm của
những đặc điểm của TTTT và ko TTĐT, là hình thức chủ yếu để thực
được coi là hình thức thanh toán thi các giao dịch TMĐT
trong TMĐT
1.3.2. Sự khác nhau
----------------------------------------
XÁC
THỰC TTĐT TTTT
GD
+ TTĐT thông thường luôn có + TTTT khách hàng chỉ cần khai báo
yêu cầu xuất trình phương tiện thanh thông tin về phương tiện thanh toán
toán một cách vật lý chứ không cần có phương tiện vật lý
+ Để xác thực thanh toán, thông tin + Thông tin về phương tiện thanh
thanh toán sẽ được truyền đi qua toán sẽ được nhà cung cấp dịch vụ
thiết bị POS hoặc ATM tới NH của thanh toán trung gian (PSP) truyền tải
người bán và sau đó NH của người thẳng tới ngân hàng của người mua
bán truyền đi thông tin đó tới NH của thông qua trung tâm xử lý dữ liệu thẻ.
người mua thông qua trung tâm xử lý
dữ liệu thẻ.
1.3.2. Sự khác nhau
----------------------------------------
5
Thanh toán

Ngân hàng phát hành Khách hàng


thẻ (khách hàng)
4 Gửi sao kê yêu
cầu thanh toán Xuất

3
trình
thẻ
1 7
Trung tâm xử lý
dữ liệu thẻ
Truyền thông tin
thẻ qua POS 2 vật lý

Thông báo
Ngân hàng của người
bán (cửa hàng) 6 Cửa hàng,
đại lý chấp
nhận thẻ

Quy trình thanh toán điện tử thông thường


1.3.2. Sự khác nhau
----------------------------------------
10
3 Thanh toán
Ngân hàng phát hành thẻ Khách hàng
Gửi sao kê yêu
(khách hàng)
9 cầu thanh toán
Lựa chọn
sản phẩm
và bắt đầu
1 6
Trung tâm xử lý
dữ liệu thẻ
Truy cập thông qua
kết nối an toàn 2 thanh toán

Chuyển tiền vào


4 Thông báo
Website
tài khoản NH của
website bán hàng 7
Nhà cung cấp dịch vụ
thanh toán PSP 5 bán hàng

Thông báo
Ngân hàng của người bán 8
Quy trình thanh toán trực tuyến
1.3.2. Sự khác nhau
----------------------------------------

Về xác thực giao dịch Thanh toán trực tuyến


– real time

Thanh toán điện tử


đơn thuần
1.3.2. Sự khác nhau
----------------------------------------

THỜI
GIAN TTĐT TTTT
THỰC
+ Hoạt động TTĐT thông thường + Hoạt động TTTT được diễn ra
diễn ra trên các thiết bị điện tử do theo thời gian thực bởi nó phá vỡ
chịu các rào cản về không gian nên được những rào cản của không
quá trình thanh toán đòi hỏi vẫn gian và thời gian => TTTT là
phải mất thời gian. thanh toán với thời gian thực.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
1.4. LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


KHOA HTTT KINH TẾ & TMĐT
1.4.1. Lợi ích của thanh toán điện tử
----------------------------------------

Không bị hạn chế bởi phạm vi Tiết kiệm thời gian, chi phí và đơn
không gian hay thời gian giản hóa quá trình thanh toán

Tính an toàn cao, ĐB khi mua sắm Mất phương tiện thanh toán
sản phẩm giá trị lớn nhưng vẫn giữ được tiền trong TK

Tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ và


tận dụng hiệu quả đồng tiền
1.4.1. Lợi ích của thanh toán điện tử
----------------------------------------

- Thanh toán điện tử được thực hiện dựa trên nền tảng CNTT
Không bị với quy trình được tự động hóa. Do đó, các hoạt động thanh
hạn chế toán điện tử có thể diễn ra liên tục, không bị giới hạn hay rào
bởi phạm cản về mặt thời gian.
vi không
gian hay - Đối với hoạt động thanh toán trực tuyến, có thể thực hiện
thời gian vào bất kỳ thời điểm nào, cho dù ở bất cứ đâu, hoàn toàn
không phụ thuộc vào khoảng cách không gian với người bán.
1.4.1. Lợi ích của thanh toán điện tử
----------------------------------------

- Thanh toán điện tử với sự số hóa của đồng tiền giao dịch
Tiết kiệm giúp giảm thiểu hầu hết việc biên nhận giấy tờ và ký truyền
thời gian, thống mà thay vào đó bằng các phương pháp xác thực mới.
chi phí và
đơn giản - Không phải lo lắng về vấn đề tiền thật, tiền giả, trả lại tiền
hóa quá thừa.
trình thanh
toán - Quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, đơn giản, tiết
kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng.
1.4.1. Lợi ích của thanh toán điện tử
----------------------------------------
- Giao dịch tiền mặt tiềm ẩn những rủi ro riêng, chẳng hạn như cướp,
thất lạc hoặc các sự cố tương tự khác. Tuy nhiên, hệ thống TTĐT được
Tính an trang bị các giao thức bảo mật đảm bảo an toàn cho dòng tiền thanh
toàn toán. Các ngân hàng sử dụng các biện pháp bảo mật cao như xác thực
cao, ĐB hai yếu tố, mã PIN (Số nhận dạng cá nhân) và OTP (Mật khẩu dùng
khi mua một lần) để bảo vệ dòng tiền khỏi bị trộm cắp hoặc các hoạt động lừa
sắm sản đảo.
phẩm - Giúp minh bạch hóa dòng tiền thanh toán, chống lại việc từ chối hay
giá trị phủ nhận giao dịch đã thực hiện. Các khoản thanh toán được thực
lớn hiện bằng phương thức TTĐT phản ánh trong bảng sao kê ngân hàng
hoặc ví kỹ thuật số của khách hàng. Khách hàng cũng nhận được e-
mail và tin nhắn SMS thông báo ngay lập tức sau mỗi giao dịch.
1.4.1. Lợi ích của thanh toán điện tử
----------------------------------------
1.4.1. Lợi ích của thanh toán điện tử
----------------------------------------

- Trong thanh toán truyền thống, mất phương tiện thanh toán
đồng nghĩa với việc mất tiền. Tuy nhiên, đối với thanh toán
Mất
điện tử, người dùng có thể mất phương tiện thanh toán nhưng
phương
vẫn lưu trữ được tiền an toàn trong tài khoản nhờ việc sử dụng
tiện thanh
những hình thức xác thực đặc biệt.
toán nhưng
vẫn giữ
- Khách hàng có thể kiểm tra tín dụng/ghi nợ của dòng tiền
được tiền
trong tài khoản của mình dựa trên phương thức thanh toán
trong TK
điện tử đã chọn. Trong trường hợp tiền bị ghi nợ sai, giao dịch
sẽ bị đảo ngược trong vòng 24-48 giờ.
1.4.1. Lợi ích của thanh toán điện tử
----------------------------------------
- TTĐT với dòng tiền số hóa nên ngay lập tức, tiền thanh toán
được chuyển từ tài khoản của người mua sang tài khoản của
người bán. Người bán có thể nhận được tiền thanh toán và sử
Tăng tốc
dụng để mua sắm, tái đầu tư cho hoạt động kinh doanh của
độ chu
mình. Hoạt động này làm gia tăng tốc độ chu chuyển của dòng
chuyển
tiền.
tiền tệ và
tận dụng
- Ngay khi người mua thực hiện thanh toán, tiền được chuyển từ
hiệu quả
TKNH của người mua sang TKNH của người bán, đồng nghĩa với
đồng tiền
việc ngay lập tức người bán sẽ được hưởng lãi suất của số tiền
thanh toán này. Thực tế đó dẫn tới khả năng tận dụng hiệu quả
của đồng tiền giao dịch một cách cao nhất.
1.4.1. Lợi ích của thanh toán điện tử
----------------------------------------
1.4.2. Hạn chế của thanh toán điện tử
----------------------------------------

Nguy cơ bị tiết lộ các thông tin tài


Khó kiểm soát chi tiêu
chính cá nhân

Kiến thức và khả năng thực hiện Tập quán tiêu dùng và thói quen
của người dùng thanh toán
1.4.2. Hạn chế của thanh toán điện tử
----------------------------------------
- Hacker có trình độ ngày càng cao và phát triển nhiều phương pháp
khác nhau để tấn công vào hành vi khách hàng nhằm thu thập thông
Nguy cơ tin về phương tiện thanh toán, thông tin lịch sử giao dịch và thông tin
bị tiết lộ cá nhân.
các - TTĐT được thực hiện chủ yếu là xử lý các thông tin về phương tiện
thông thanh toán thông qua các thiết bị điện tử. Vì vậy, nếu không có
tin tài phương thức đảm bảo an toàn cho tài khoản thanh toán thì nguy cơ bị
chính cá tiết lộ thông tin của người dùng khi tham gia giao dịch là rất cao.
nhân - Trong quá trình thực hiện giao dịch, các thông tin cá nhân hoặc thông
tin về phương tiện thanh toán của khách hàng cũng có thể bị bên thứ
ba hoặc chính website bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vô tình hay cố
ý tiết lộ.
1.4.2. Hạn chế của thanh toán điện tử
----------------------------------------
1.4.2. Hạn chế của thanh toán điện tử
----------------------------------------

- Người dùng mới tham gia thực hiện các giao dịch trực tuyến như
mua sắm, thanh toán thường có tâm lý hưng phấn và thích trải
nghiệm với các hình thức thanh toán mới. Vì vậy, thường chi tiêu
Khó nhiều cho thanh toán trực tuyến, do đó họ khó kiểm soát chi tiêu qua
kiểm các hình thức TTĐT của mình.
soát chi
tiêu - Người dùng sử dụng thẻ tín dụng, được chi tiêu trước, trả tiền sau,
thường chi tiêu “quá tay”, không khống chế được sự chi tiêu của
mình.
=> Thực tế này, khiến cho nhiều người dùng không kiểm soát được
hoạt động chi tiêu.
1.4.2. Hạn chế của thanh toán điện tử
----------------------------------------

Kiến - Người dùng phải có kiến thức và kỹ năng nhất định để thực hiện
thức và thanh toán điện tử. Tuy nhiên, trên thực thế có rất nhiều người dùng
khả không thể thực hiện được hoạt động thanh toán điện tử mặc dù họ
năng có thể sở hữu những phương tiện thanh toán điện tử.
thực
hiện - Số lượng người dùng biết sử dụng thiết bị bảo mật, biết bảo quản
của mật mã và không giao dịch với tổ chức cá nhân không rõ danh tính
người còn rất hạn chế.
dùng => Thực tế này đã ngăn cản sự phát triển của thanh toán điện tử.
1.4.2. Hạn chế của thanh toán điện tử
----------------------------------------

- Phần lớn người tiêu dùng đều có thói quen mua bán trao tay, giao
Tập dịch trực tiếp và thanh toán bằng tiền mặt.
quán
tiêu - Tâm lý thích tiền mặt luôn thường trực, vì thế rất nhiều người thích
dùng và cầm và sử dụng tiền mặt hơn là để tiền trong tài khoản và sử dụng
thói các loại hình thanh toán điện tử để chi trả cho việc mua sắm hàng
quen hóa, dịch vụ.
thanh => Thực tế này, khiến cho nhiều người mua không thể thực
toán hiện thanh toán điện tử do những người bán không thích nhận tiền
trong tài khoản mà thích cầm tiền mặt hơn.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
1.5. PHÂN LOẠI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


KHOA HTTT KINH TẾ & TMĐT
1.5.1. Phân chia theo thời gian thực
----------------------------------------

Thanh toán trực tuyến


Phân chia theo
thời gian thực
Thanh toán ngoại tuyến
1.5.1. Phân chia theo thời gian thực
----------------------------------------
- Thanh toán trực tuyến đề cập đến việc trao đổi
tiền tệ điện tử thông qua internet. Các khoản thanh
toán này thường bao gồm việc chuyển tiền từ tài
Thanh
khoản ngân hàng hoặc thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng
toán trực
của khách hàng vào tài khoản ngân hàng của người
tuyến
bán để đổi lấy sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Về bản chất, thanh toán trực tuyến là tập con của
thanh toán điện tử, mang đầy đủ các đặc điểm của
thanh toán điện tử. Tuy nhiên nó ưu việt hơn do phá
vỡ phạm vi giới hạn về không gian và thời gian
thanh toán
1.5.1. Phân chia theo thời gian thực
----------------------------------------

- Thanh toán ngoại tuyến được hiểu là một giao dịch


không yêu cầu kết nối internet hoặc viễn thông hoặc
Thanh khi giao dịch được ghi lại ngoại tuyến và được xử lý
toán ngoại vào một thời điểm khác. Các giao dịch như vậy sẽ
tuyến không yêu cầu Yếu tố xác thực bổ sung và có thể
diễn ra trong môi trường không có kết nối Internet
ổn định.
- Là những phương thức thanh toán được diễn ra
trên các thiết bị điện tử khác như ATM, POS. Chuyển
khoản điện tử tại ngân hàng hoặc qua ATM.
1.5.2. Phân chia theo bản chất giao dịch
----------------------------------------
Thanh toán trong
TMĐT B2B

Thanh toán
Thanh toán trong điện tử
TMĐT B2C
1.5.2. Phân chia theo bản chất giao dịch
----------------------------------------
- Là loại hình thanh toán được diễn ra giữa và người
tiêu dùng cuối cùng với các doanh nghiệp, tổ chức kinh
doanh trực tuyến.
Thanh - Loại hình này phù hợp với những giao dịch vừa và
toán trong nhỏ, các phương tiện thanh toán phổ biến được sử
TMĐT B2C dụng trong thanh toán TMĐT B2C bao gồm: thẻ thanh
toán, ví điện tử.
- Các trường hợp sử dụng thanh toán TMĐT B2C bao
gồm: cá nhân thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho
doanh nghiệp; doanh nghiệp hoàn trả tiền hàng, trả
lương hàng tháng cho nhân viên,...
1.5.2. Phân chia theo bản chất giao dịch
----------------------------------------
- Là loại hình thanh toán được diễn ra giữa DN này với DN
khác, hoặc giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh doanh
khác nhau thông qua sử dụng các thiết bị điện tử.
Thanh - Loại hình thanh toán này phù hợp với những giao dịch
toán có giá trị và khối lượng lớn, một số phương tiện phổ biến
trong như: chuyển khoản điện tử, séc điện tử.
TMĐT B2B - Thanh toán B2B phức tạp hơn thanh toán giữa DN với
người tiêu dùng hoặc B2C, vì quá trình xử lý thanh toán
B2B cần nhiều thời gian hơn để phê duyệt và giải quyết
giao dịch, có thể mất vài ngày hoặc vài tuần. Trong khi xử
lý thanh toán B2C, giao dịch thường được giải quyết ngay
tại chỗ.
1.5.3. Phân chia theo cách thức tiếp nhận
phương tiện thanh toán
----------------------------------------

Thanh toán
trên web/ứng
Thanh dụng
toán
điện tử Thanh toán
trên các
phương tiện
điện tử khác
1.5.3. Phân chia theo cách thức tiếp nhận
phương tiện thanh toán
----------------------------------------

- Là loại hình thanh toán độc lập diễn ra trên một website
Thanh
hoặc một ứng dụng trên thiết bị di động.
toán trên
- Quá trình thanh toán chỉ yêu cầu khai báo các thông tin
web/ứng
về phương tiện thanh toán mà không cần bất kỳ sự xác
dụng
nhận vật lý nào về phương tiện thanh toán đó.
1.5.3. Phân chia theo cách thức tiếp nhận
phương tiện thanh toán
----------------------------------------

- Sử dụng các thiết bị điện tử như ATM, POS để tiếp


Thanh toán
nhận, chuyển tải các thông tin về phương tiện thanh
trên các
toán.
phương
- Quá trình thanh toán yêu cầu sự xác nhận vật lý các
tiện điện tử
phương tiện thanh toán và có thể bao gồm chữ ký xác
khác
nhận của chủ phương tiện thanh toán.
1.5.4. Phân chia theo các phương tiện thanh toán
----------------------------------------
Tiền điện tử, ví
điện tử
(electronic
Thẻ thanh toán cash) Chuyển khoản
(credit card, điện tử
debit card,…) (electronic fund
Phương transfer)
tiện
thanh
Vi thanh toán toán Séc điện tử
điện tử (electronic
(micropayment) cheque)
Thanh toán
bằng xuất trình
hóa đơn điện
tử
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 1
----------------------------------------
1. Trình bày các hình thái phát triển của tiền tệ?
2. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về hình thái hóa tệ. Phân tích các đặc điểm
khiến cho vàng rất thích hợp để thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, có
thể thay thế thanh toán hóa tệ phi kim?
3. Trình bày sự những hiểu biết của anh (chị) về các giai đoạn phát triển của thanh
toán điện tử?
4. Trình bày các khái niệm về thanh toán điện tử. Liệt kê (nêu tên) các yếu tố cấu
thành trong thanh toán điện tử?
5. Trình bày các bên tham gia trong thanh toán điện tử. Nêu hiểu biết của anh (chị)
về vai trò của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (PSP) khi tham gia vào một hệ
thống thanh toán điện tử?
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 1
----------------------------------------
6. Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về thiết bị (công cụ) và phương tiện
được sử dụng trong thanh toán điện tử?
7. Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa thanh toán điện tử thông thường và
thanh toán trực tuyến. Cho ví dụ minh họa?
8. Phân tích các lợi ích của thanh toán điện tử?
9. Phân tích các hạn chế của thanh toán điện tử?
10. Trình bày các cách phân loại của thanh toán điện tử. Trong cách phân loại theo
phương tiện thanh toán, theo anh (chị) tại Việt Nam hình thức thanh toán nào
được sử dụng phổ biến nhất?
CHƯƠNG
2
HỆ THỐNG
THANH TOÁN THẺ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
MỤC TIÊU CHƯƠNG
----------------------------------------
Làm rõ khái niệm thẻ thanh toán dưới các góc độ tiếp cận khác
1
nhau và các yêu cầu của hệ thống thanh toán thẻ.

2 Đi sâu nghiên cứu về các loại thẻ được sử dụng phổ biến trong
thanh toán điện tử.

3 Phân tích quy trình thanh toán thẻ trực tuyến với sự tham gia của
các bên liên quan.

4 Xem xét các rủi ro có thể xảy ra đối với thanh toán thẻ dưới các
góc độ khác nhau.

5 Phân tích các nguyên nhân xảy ra rủi ro trong thanh toán thẻ

6 Tổng hợp một số biện pháp để hạn chế rủi ro trong thanh toán thẻ
NỘI DUNG CHÍNH
----------------------------------------

2.1. Khái niệm và các yêu cầu của hệ thống thanh toán thẻ

2.2. Các loại thẻ được sử dụng trong thanh toán điện tử

2.3. Quy trình hệ thống thanh toán thẻ

2.4. Rủi ro trong thanh toán thẻ


NỘI DUNG CHÍNH – CHƯƠNG 1 – MỤC 2.1
----------------------------------------
2.1. Khái niệm và các yêu cầu của hệ thống thanh toán thẻ
2.1.1. Khái niệm thẻ thanh toán
2.1.2. Yêu cầu của hệ thống thanh toán thẻ
NỘI DUNG CHÍNH – CHƯƠNG 2 – MỤC 2.2
----------------------------------------
2.2. Các loại thẻ được sử dụng trong thanh toán điện tử
2.2.1. Thẻ tín dụng
2.2.2. Thẻ ghi nợ
2.2.3. Thẻ thông minh
2.2.4. Thẻ trả trước

12-121
NỘI DUNG CHÍNH – CHƯƠNG 2 – MỤC 2.3
----------------------------------------

2.3. Quy trình hệ thống thanh toán thẻ


2.3.1. Quy trình hệ thống thanh toán thẻ trực tuyến
2.3.2. Quy trình hệ thống thanh toán thẻ qua POS

12-122
NỘI DUNG CHÍNH – CHƯƠNG 2 – MỤC 2.4
----------------------------------------

2.4. Rủi ro trong thanh toán thẻ


2.4.1. Các rủi ro trong thanh toán thẻ
2.4.2. Nguyên nhân xảy ra rủi ro trong thanh toán thẻ
2.4.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán thẻ

12-123
CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG THANH TOÁN THẺ

2.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC YÊU CẦU CỦA


HỆ THỐNG THANH TOÁN THẺ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
2.1.1. Khái niệm thẻ thanh toán
----------------------------------------

Tiếp cận dưới góc độ


tổng quát

Tiếp cận dưới góc độ


ngân hàng
2.1.1. Khái niệm thẻ thanh toán
----------------------------------------

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán


Tiếp cận
không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng
dưới góc độ
tổng quát để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá,
dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
2.1.1. Khái niệm thẻ thanh toán
----------------------------------------

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán


không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành thẻ cấp
Tiếp cận cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa
dưới góc độ
dịch vụ hoặc để rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự
ngân hàng
động hay tại các ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư
của tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký
kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thể.
2.1.1. Khái niệm thẻ thanh toán
----------------------------------------

Sự tiện lợi Sự linh hoạt

Sự an toàn và
nhanh chóng
2.1.2. Yêu cầu của hệ thống thanh toán thẻ
----------------------------------------
Tính độc lập Tính liên kết

Tính an toàn và bảo mật Tính tiết kiệm, hiệu quả

Tính ẩn danh Tính thông dụng

Tính chia hết Tính hoán đổi (chuyển đổi)

Tính dễ sử dụng Tính linh hoạt

Tính co dãn
2.1.2. Yêu cầu của hệ thống thanh toán thẻ
----------------------------------------

Tính độc Đảm bảo tính độc lập tương đối, tránh việc phụ thuộc
lập vào quá nhiều yếu tố của môi trường Internet và web.

Tính liên Đảm bảo sự liên kết rộng khắp với các ngân hàng, các
kết tổ chức thẻ, các mạng thanh toán.
2.1.2. Yêu cầu của hệ thống thanh toán thẻ
----------------------------------------

Tính an toàn Đảm bảo chống lại các cuộc tấn công can thiệp vào
bảo mật giao dịch thanh toán giữa người dùng với hệ thống.

Tính ẩn Đảm bảo che dấu các thông tin cá nhân của khách
danh hàng khi thực hiện giao dịch.
2.1.2. Yêu cầu của hệ thống thanh toán thẻ
----------------------------------------

Tính chia Đảm bảo sự phù hợp với các giao dịch thanh toán có
hết giá trị khác nhau.

Tính dễ sử Đảm bảo quy trình thanh toán được thiết kế đơn giản,
dụng thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
2.1.2. Yêu cầu của hệ thống thanh toán thẻ
----------------------------------------

Tính tiết Đảm bảo chi phí cho mỗi giao dịch thanh toán chỉ là
kiệm một con số rất nhỏ.

Tính thông Đảm bảo tính phổ biến và đại chúng, tránh các rào cản
dụng của luật pháp và nhận thức.
2.1.2. Yêu cầu của hệ thống thanh toán thẻ
----------------------------------------

Tính hoán
Đảm bảo khả năng chuyển đổi sang các phương
đổi/ chuyển
tiện thanh toán khác nhau.
đổi

Tính linh Đảm bảo tạo ra nhiều lựa chọn thanh toán cho
hoạt khách hàng.
2.1.2. Yêu cầu của hệ thống thanh toán thẻ
----------------------------------------

Đảm bảo xử lý tốt quá trình thanh toán khi số


Tính co giãn
lượng các giao dịch tăng lên một cách đột biến.
CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG THANH TOÁN THẺ

2.2. CÁC LOẠI THẺ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG


THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
2.2.2.1. Khái niệm thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------
Thẻ ghi nợ là loại thẻ cho phép chủ sở hữu thẻ chi tiêu
trực tiếp trên tài khoản tiền gửi của mình tại ngân
hàng phát hành thẻ.
.
- Với loại thẻ này, chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ
dựa trên số dư tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng phát
hành thẻ.
- Tiền thanh toán phải có trong tài khoản ngân hàng của chủ
thẻ tại thời điểm mua hàng và ngay lập tức được chuyển trực
tiếp từ tài khoản đó sang tài khoản của người bán để thanh
toán cho giao dịch mua hàng.
2.2.2.1. Khái niệm thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------

- Số tiền chủ thẻ chi tiêu sẽ được khấu trừ ngay vào tài khoản của
chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cơ sở chấp nhận
thẻ.
- Ở nhiều quốc gia, việc sử dụng thẻ ghi nợ đã trở nên phổ biến
đến mức đã thay thế phần lớn các giao dịch bằng tiền mặt.
- Thẻ ghi nợ thường cũng cho phép rút tiền mặt ngay lập tức,
được gọi là ứng trước tiền mặt tại các cây ATM.
2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------

Được hưởng lãi suất số dư


Cấu tạo thẻ
trong tài khoản

Chi tiêu bằng tất cả các loại Mất phí rất nhỏ hoặc không
tiền mất phí khi rút tiền mặt

Chi tiêu đến đâu, tài khoản lập


Không bị tính lãi
tức bị khấu trừ đến đấy

Giới hạn chi tiêu Không có thời gian ân hạn


2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------
Cấu tạo thẻ - Mặt trước

1
1 Tên thương mại

2 Số thẻ

2 3 Ngày hiệu lực

4 Tên chủ thẻ


3
4
2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------
Cấu tạo thẻ - Mặt sau

6
6 Dải băng từ

8 7 Dải băng chữ ký


7
8 CVV
2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------
Đây là đặc điểm đối với thẻ ghi nợ quốc tế, đối với
thẻ ghi nợ quốc tế chủ thẻ có thể chi tiêu bằng tất cả
Chi tiêu các loại tiền, tuy nhiên sẽ phải mất phí chuyển đổi
bằng tất ngoại tệ tương tự như thẻ tín dụng.
cả các
loại tiền Ví dụ, đối với ngân hàng TPbank khách hàng sẽ
mất 1,8% phí chuyển đổi ngoại tệ, còn đối với ngân
hàng ACB, phí chuyển đổi ngoại tệ sẽ giao động từ 0-
1,1% giá trị giao dịch
2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------
Trong khi thẻ tín dụng việc chi tiêu độc lập với tài
Chi tiêu khoản hoặc tài sản thế chấp thì thẻ ghi nợ lại ngược lại
đến đâu,
tài khoản Thẻ ghi nợ đơn giản là thẻ cho phép khách hàng
lập tức bị chi tiêu trên một tài khoản tiền gửi của mình tại ngân
khấu trừ hàng phát hành thẻ. Điều đó có nghĩa là khách hàng
đến đấy
chi tiêu dựa trên chính số dư trong tài khoản thẻ của
mình và chi tiêu tới đâu sẽ bị khấu trừ tiền luôn tới đó.
2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------
Với thẻ tín dụng, khách hàng sử dụng thẻ sẽ phải mất
phí cao do tiền chủ thẻ sử dụng chính là tiền đi vay của
Mất phí rất
nhỏ hoặc ngân hàng và mục đích hoạt động của thẻ tín dụng không
không mất phải để rút tiền mặt.
phí khi rút
tiền mặt Còn đối với thẻ ghi nợ, chủ thẻ sẽ chi tiêu bằng chính
số dư trên tài khoản tiền gửi của mình, chính vì vậy, khách
hàng sử dụng thẻ ghi nợ chỉ mất một khoản phí rất nhỏ
khi sử dụng để rút tiền mặt hoặc có thể không mất phí
2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------

Được Chủ sở hữu thẻ tín dụng không được hưởng lãi suất số
hưởng dư trong tài khoản bởi vì số dư đó vốn dĩ không phải tiền
lãi suất của chủ sở hữu thẻ tín dụng mà là tiền của ngân hàng.
số dư
trong Tuy nhiên, số dư của thẻ ghi nợ lại là tiền của chủ sở
tài hữu thẻ đã gửi vào tài khoản thẻ ghi nợ để chi tiêu nên số
khoản
dư này được ngân hàng cho hưởng lãi suất không kỳ hạn
2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------

Khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ không bị tính lãi cho


các khoản chi tiêu của mình.
Không
bị tính Ngay cả khi khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ của
lãi mình với số dư ở mức tối thiểu, khách hàng đó cũng sẽ
không phải trả tiền để tiếp tục kích hoạt thẻ. Đây cũng là
điểm khác biệt chính giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.
2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------

Khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ không bị tính lãi cho


các khoản chi tiêu của mình.
Giới hạn
Ngay cả khi khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ của
chi tiêu
mình với số dư ở mức tối thiểu, khách hàng đó cũng sẽ
không phải trả tiền để tiếp tục kích hoạt thẻ. Đây cũng là
điểm khác biệt chính giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.
2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------

Không giống như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ sử dụng tiền
trực tiếp từ tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng
Không
có thời phát hành thẻ. Thời kỳ ân hạn là thời hạn để thực hiện việc
gian ân thanh toán khoản vay. Sự thanh toán sau ngày hết hạn nhưng
hạn còn trong khoảng 10 đến 15 ngày (sau ngày hết hạn thanh
toán), vẫn được xem là trả nợ đúng hạn, không phải chịu thuế
chậm trễ hay tiền phạt.
2.2.2.3. Phân loại thẻ ghi nợ
----------------------------------------

Công nghệ sản xuất


Phạm vi lãnh thổ

Phương thức khấu trừ tài


khoản hoặc xác thực
2.2.2.3. Phân loại thẻ ghi nợ
----------------------------------------

Công nghệ sản xuất

Thẻ dải băng từ

Thẻ thông minh


2.2.2.3. Phân loại thẻ ghi nợ
----------------------------------------

Phạm vi lãnh thổ

Thẻ nội địa

Thẻ quốc tế
2.2.2.3. Phân loại thẻ ghi nợ
----------------------------------------

Phương thức khấu trừ tài


khoản hoặc xác thực
Thẻ online

Thẻ offline
2.2.2.4. Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
----------------------------------------
Cấu tạo thẻ

Mức độ bảo Thủ tục đăng


mật ký

Khả năng chi Chính sách ưu


tiêu đãi

Phạm vi sử
dụng
2.2.2.4. Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
----------------------------------------

Cấu tạo

- Trong khi thẻ ghi nợ ở mặt trước có dòng chữ “Debit Card”
kèm biểu tượng logo của ngân hàng và tổ chức liên kết. Thì
mặt trước của thẻ tín dụng, ngoài logo của ngân hàng và
thương hiệu liên kết có thể có hoặc không có chữ “Credit”.
2.2.2.4. Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
----------------------------------------

Thủ tục đăng ký

- Thẻ tín dụng: Chủ sở hữu thẻ phải chứng minh tài chính và
khả năng thanh khoản như thu nhập hàng tháng hoặc sử
dụng tài sản thế chấp.
- Thẻ ghi nợ: Chủ sở hữu thẻ không cần chứng minh tài
chính, chỉ cần ra ngân hàng đăng ký sử dụng.
2.2.2.4. Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
----------------------------------------

Chính sách ưu đãi

- Thẻ tín dụng (credit card): Được hưởng nhiều ưu đãi do


được Ngân hàng khuyến khích sử dụng. VD: hoạt động du
lịch như: khuyến mãi đặt vé giá trẻ, miễn phí phòng chờ,
giảm giá phòng, tích điểm dặm bay, tỷ giá giao dịch ngoại tệ
thấp,…
- Thẻ ghi nợ (debit card): Rất ít ưu đãi.
2.2.2.4. Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
----------------------------------------

Phạm vi sử dụng

Cả 2 loại thẻ này đều được chia làm thẻ nội địa và thẻ
quốc tế với tầm hoạt động khác nhau như: thẻ thanh toán
nội địa chỉ có thể thanh toán trong nước còn thẻ thanh toán
quốc tế có thể cho phép thanh toán trên phạm vi toàn cầu.
2.2.2.4. Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
----------------------------------------

Khả năng chi tiêu

- Thẻ tín dụng cho phép người dùng chi tiêu ngay cả khi
trong tài khoản thực tại ngân hàng vẫn chưa có tiền. Tức là
khách hàng đang chi tiêu trên hạn mức đăng ký khi mở thẻ cũng
như khả năng tài chính, thu nhập của bản thân.
- Thẻ ghi nợ cho phép người dùng có thể chi tiêu trên chính
số tiền mà mình đã nạp vào tài khoản thẻ trước đó..
2.2.2.4. Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
----------------------------------------

Mức độ bảo mật

- Thẻ tín dụng có mức độ bảo mật cao hơn so với thẻ ghi nợ, do
các giao dịch thanh toán thẻ ghi nợ ngay lập tức được khấu trừ vào
tài khoản thẻ. Còn đối với thẻ tín dụng, việc xem xét và chống gian
lận sẽ được thực hiện mạnh mẽ hơn vì thông thường tiền thanh toán
sẽ được thực hiện vào một ngày sau khi giao dịch hoàn tất.
2.2.2.1. Khái niệm thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------
Thẻ ghi nợ là loại thẻ cho phép chủ sở hữu thẻ chi tiêu
trực tiếp trên tài khoản tiền gửi của mình tại ngân
hàng phát hành thẻ.
.
- Với loại thẻ này, chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ
dựa trên số dư tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng phát
hành thẻ.
- Tiền thanh toán phải có trong tài khoản ngân hàng của chủ
thẻ tại thời điểm mua hàng và ngay lập tức được chuyển trực
tiếp từ tài khoản đó sang tài khoản của người bán để thanh
toán cho giao dịch mua hàng.
2.2.2.1. Khái niệm thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------

- Số tiền chủ thẻ chi tiêu sẽ được khấu trừ ngay vào tài khoản của
chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cơ sở chấp nhận
thẻ.
- Ở nhiều quốc gia, việc sử dụng thẻ ghi nợ đã trở nên phổ biến
đến mức đã thay thế phần lớn các giao dịch bằng tiền mặt.
- Thẻ ghi nợ thường cũng cho phép rút tiền mặt ngay lập tức,
được gọi là ứng trước tiền mặt tại các cây ATM.
2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------

Được hưởng lãi suất số dư


Cấu tạo thẻ
trong tài khoản

Chi tiêu bằng tất cả các loại Mất phí rất nhỏ hoặc không
tiền mất phí khi rút tiền mặt

Chi tiêu đến đâu, tài khoản lập


Không bị tính lãi
tức bị khấu trừ đến đấy

Giới hạn chi tiêu Không có thời gian ân hạn


2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------
Cấu tạo thẻ - Mặt trước

1
1 Tên thương mại

2 Số thẻ

2 3 Ngày hiệu lực

4 Tên chủ thẻ


3
4
2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------
Cấu tạo thẻ - Mặt sau

6
6 Dải băng từ

8 7 Dải băng chữ ký


7
8 CVV
2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------
Đây là đặc điểm đối với thẻ ghi nợ quốc tế, đối với
thẻ ghi nợ quốc tế chủ thẻ có thể chi tiêu bằng tất cả
Chi tiêu các loại tiền, tuy nhiên sẽ phải mất phí chuyển đổi
bằng tất ngoại tệ tương tự như thẻ tín dụng.
cả các
loại tiền Ví dụ, đối với ngân hàng TPbank khách hàng sẽ
mất 1,8% phí chuyển đổi ngoại tệ, còn đối với ngân
hàng ACB, phí chuyển đổi ngoại tệ sẽ giao động từ 0-
1,1% giá trị giao dịch
2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------
Trong khi thẻ tín dụng việc chi tiêu độc lập với tài
Chi tiêu khoản hoặc tài sản thế chấp thì thẻ ghi nợ lại ngược lại
đến đâu,
tài khoản Thẻ ghi nợ đơn giản là thẻ cho phép khách hàng
lập tức bị chi tiêu trên một tài khoản tiền gửi của mình tại ngân
khấu trừ hàng phát hành thẻ. Điều đó có nghĩa là khách hàng
đến đấy
chi tiêu dựa trên chính số dư trong tài khoản thẻ của
mình và chi tiêu tới đâu sẽ bị khấu trừ tiền luôn tới đó.
2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------
Với thẻ tín dụng, khách hàng sử dụng thẻ sẽ phải mất
phí cao do tiền chủ thẻ sử dụng chính là tiền đi vay của
Mất phí rất
nhỏ hoặc ngân hàng và mục đích hoạt động của thẻ tín dụng không
không mất phải để rút tiền mặt.
phí khi rút
tiền mặt Còn đối với thẻ ghi nợ, chủ thẻ sẽ chi tiêu bằng chính
số dư trên tài khoản tiền gửi của mình, chính vì vậy, khách
hàng sử dụng thẻ ghi nợ chỉ mất một khoản phí rất nhỏ
khi sử dụng để rút tiền mặt hoặc có thể không mất phí
2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------

Được Chủ sở hữu thẻ tín dụng không được hưởng lãi suất số
hưởng dư trong tài khoản bởi vì số dư đó vốn dĩ không phải tiền
lãi suất của chủ sở hữu thẻ tín dụng mà là tiền của ngân hàng.
số dư
trong Tuy nhiên, số dư của thẻ ghi nợ lại là tiền của chủ sở
tài hữu thẻ đã gửi vào tài khoản thẻ ghi nợ để chi tiêu nên số
khoản
dư này được ngân hàng cho hưởng lãi suất không kỳ hạn
2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------

Khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ không bị tính lãi cho


các khoản chi tiêu của mình.
Không
bị tính Ngay cả khi khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ của
lãi mình với số dư ở mức tối thiểu, khách hàng đó cũng sẽ
không phải trả tiền để tiếp tục kích hoạt thẻ. Đây cũng là
điểm khác biệt chính giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.
2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------

Khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ không bị tính lãi cho


các khoản chi tiêu của mình.
Giới hạn
Ngay cả khi khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ của
chi tiêu
mình với số dư ở mức tối thiểu, khách hàng đó cũng sẽ
không phải trả tiền để tiếp tục kích hoạt thẻ. Đây cũng là
điểm khác biệt chính giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.
2.2.2.2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ (Debit Card)
----------------------------------------

Không giống như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ sử dụng tiền
trực tiếp từ tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng
Không
có thời phát hành thẻ. Thời kỳ ân hạn là thời hạn để thực hiện việc
gian ân thanh toán khoản vay. Sự thanh toán sau ngày hết hạn nhưng
hạn còn trong khoảng 10 đến 15 ngày (sau ngày hết hạn thanh
toán), vẫn được xem là trả nợ đúng hạn, không phải chịu thuế
chậm trễ hay tiền phạt.
2.2.2.3. Phân loại thẻ ghi nợ
----------------------------------------

Công nghệ sản xuất


Phạm vi lãnh thổ

Phương thức khấu trừ tài


khoản hoặc xác thực
2.2.2.3. Phân loại thẻ ghi nợ
----------------------------------------

Công nghệ sản xuất

Thẻ dải băng từ

Thẻ thông minh


2.2.2.3. Phân loại thẻ ghi nợ
----------------------------------------

Phạm vi lãnh thổ

Thẻ nội địa

Thẻ quốc tế
2.2.2.3. Phân loại thẻ ghi nợ
----------------------------------------

Phương thức khấu trừ tài


khoản hoặc xác thực
Thẻ online

Thẻ offline
2.2.2.4. Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
----------------------------------------
Cấu tạo thẻ

Mức độ bảo Thủ tục đăng


mật ký

Khả năng chi Chính sách ưu


tiêu đãi

Phạm vi sử
dụng
2.2.2.4. Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
----------------------------------------

Cấu tạo

- Trong khi thẻ ghi nợ ở mặt trước có dòng chữ “Debit Card”
kèm biểu tượng logo của ngân hàng và tổ chức liên kết. Thì
mặt trước của thẻ tín dụng, ngoài logo của ngân hàng và
thương hiệu liên kết có thể có hoặc không có chữ “Credit”.
2.2.2.4. Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
----------------------------------------

Thủ tục đăng ký

- Thẻ tín dụng: Chủ sở hữu thẻ phải chứng minh tài chính và
khả năng thanh khoản như thu nhập hàng tháng hoặc sử
dụng tài sản thế chấp.
- Thẻ ghi nợ: Chủ sở hữu thẻ không cần chứng minh tài
chính, chỉ cần ra ngân hàng đăng ký sử dụng.
2.2.2.4. Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
----------------------------------------

Chính sách ưu đãi

- Thẻ tín dụng (credit card): Được hưởng nhiều ưu đãi do


được Ngân hàng khuyến khích sử dụng. VD: hoạt động du
lịch như: khuyến mãi đặt vé giá trẻ, miễn phí phòng chờ,
giảm giá phòng, tích điểm dặm bay, tỷ giá giao dịch ngoại tệ
thấp,…
- Thẻ ghi nợ (debit card): Rất ít ưu đãi.
2.2.2.4. Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
----------------------------------------

Phạm vi sử dụng

Cả 2 loại thẻ này đều được chia làm thẻ nội địa và thẻ
quốc tế với tầm hoạt động khác nhau như: thẻ thanh toán
nội địa chỉ có thể thanh toán trong nước còn thẻ thanh toán
quốc tế có thể cho phép thanh toán trên phạm vi toàn cầu.
2.2.2.4. Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
----------------------------------------

Khả năng chi tiêu

- Thẻ tín dụng cho phép người dùng chi tiêu ngay cả khi
trong tài khoản thực tại ngân hàng vẫn chưa có tiền. Tức là
khách hàng đang chi tiêu trên hạn mức đăng ký khi mở thẻ cũng
như khả năng tài chính, thu nhập của bản thân.
- Thẻ ghi nợ cho phép người dùng có thể chi tiêu trên chính
số tiền mà mình đã nạp vào tài khoản thẻ trước đó..
2.2.2.4. Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
----------------------------------------

Mức độ bảo mật

- Thẻ tín dụng có mức độ bảo mật cao hơn so với thẻ ghi nợ, do
các giao dịch thanh toán thẻ ghi nợ ngay lập tức được khấu trừ vào
tài khoản thẻ. Còn đối với thẻ tín dụng, việc xem xét và chống gian
lận sẽ được thực hiện mạnh mẽ hơn vì thông thường tiền thanh toán
sẽ được thực hiện vào một ngày sau khi giao dịch hoàn tất.
2.2.3.1. Khái niệm, đặc điểm của Thẻ thông minh
(Smart card)
----------------------------------------
Khái Thẻ thông minh còn được biết đến với cái tên là
niệm “thẻ gắn chip”, “thẻ tích hợp vi mạch”.
.
- Là loại thẻ có kích thước tương tự như thẻ tín dụng hoặc
thẻ ghi nợ, trên thẻ có chứa mạch tích hợp (mạch vi xử lý)
gọi là chip để lưu trữ và xử lý thông tin một cách logic.
- Thẻ thông minh là một thẻ nhựa bao gồm một mạch tích
hợp bên trong. Mạch tích hợp đã nói có thể là một vi điều
khiển bảo mật có hoặc không có bộ nhớ trong hoặc chỉ
bao gồm một chip nhớ.
2.2.3.1. Khái niệm, đặc điểm của Thẻ thông minh
(Smart card)
----------------------------------------
- Tất cả các Thẻ thông minh có thể được kết nối với một đầu đọc chuyên dụng để có
Đặc điểm thể đọc dữ liệu của chúng thông qua tiếp xúc vật lý hoặc không tiếp xúc với giao
diện vô tuyến chuyên dụng.
- Việc tích hợp chip (mạch vi xử lý) cho phép thẻ thông minh lưu trữ lượng lớn dữ
liệu, tương tác với một đầu đọc và thực hiện nhiều chức năng trên thẻ một cách trực
tiếp.
- Chứa một hệ thống an ninh có các tính chất nhằm chống giả mạo(chẳng hạn,
một vi xử lý chuyên dùng cho bảo mật, một hệ thống an ninh quản lý file, các dấu
hiệu có thể kiểm tra bằng mắt người) và có khả năng bảo mật thông tin trong bộ
nhớ.
- Tài nguyên trên thẻ được quản lý bởi một hệ thống quản trị trung tâm mà cho
phép trao đổi thông tin và cấu hình cài đặt với thẻ thông qua hệ thống an ninh nói
trên
- Dữ liệu trên thẻ được truyền đến hệ thống quản trị trung tâm nhờ vào các thiết bị
đọc thẻ, chẳng hạn máy đọc vé, ATM v.v.
2.2.3.2. Phân loại thẻ thông minh
----------------------------------------

Thẻ tiếp xúc


(Contact card)

Thẻ phi tiếp xúc


(Contactless card)

Thẻ lưỡng tính


(Hybrid card)
2.2.3.2. Phân loại thẻ thông minh
----------------------------------------

Thẻ tiếp xúc - Là loại thẻ thông minh mà trên mạch vi xử lý có một
(Contact card) số tiếp điểm được mạ vàng, diện tích khoảng 1cm
vuông.
- Công nghệ của thẻ thông minh có tiếp xúc phù hợp
với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 7816 và ISO/IEC 7810.
- Thẻ thông minh có tiếp xúc sẽ hoạt động khi
được đưa vào máy đọc. Tại đây, con chip trên thẻ sẽ
giao tiếp với các tiếp điểm và cho phép máy đọc nhận
thông tin từ chip và viết thông tin lên nó.
- Tuy không có pin nhưng thẻ thông minh có tiếp xúc
vẫn nhận được năng lượng do máy đọc cung cấp.
2.2.3.2. Phân loại thẻ thông minh
----------------------------------------
- Là loại thẻ thông minh mà trên mạch vi xử lý có gắn
Thẻ phi tiếp xúc anten.
(Contactless card) - Cho phép truyền nhận dữ liệu thật nhanh trong một
khoảng cách gần tại những nơi đông người, giao tiếp
với một đầu đọc gắn anten.
- Đây là loại thẻ mà chip gắn trên nó liên lạc với máy
đọc thông qua công nghệ cảm ứng RFID. Chuẩn thông
tin cho loại thẻ này là ISO/IEC 14443. Nhờ vậy, thẻ
thông minh không tiếp xúc có thể liên lạc với máy đọc
trong phạm vi lên đến 10cm.
- Loại thẻ này cũng không có pin và được nạp năng
lượng bằng cuộn cảm tích bên trong thẻ.
2.2.3.2. Phân loại thẻ thông minh
----------------------------------------

Thẻ lưỡng tính - Thẻ lưỡng tính là thẻ thông minh sử dụng chip
(Hybrid card) kép. Nó bao gồm một bộ vi xử lý PKI nhúng và một
chip NFC/RFID với giao diện tiếp xúc và không tiếp xúc.
- Thẻ lưỡng tính có thể sử dụng công nghệ chip đơn để
giao tiếp qua cả giao diện tiếp xúc và không tiếp xúc
còn được gọi là thẻ thông minh giao diện kép.
- Là thẻ kết hợp các đặc điểm của thẻ tiếp xúc và thẻ
không tiếp xúc. Dữ liệu được truyền hoặc bằng phương
pháp tiếp xúc trực tiếp thẻ với đầu đọc hoặc qua tín
hiệu vô tuyến.
2.2.3.3. Ứng dụng của thẻ thông minh
----------------------------------------
Ứng dụng trong lĩnh
vực tài chính

ỨNG
DỤNG

Hỗ trợ chăm sóc và


Nhận dạng điện tử
bảo vệ sức khỏe
2.2.3.3. Ứng dụng của thẻ thông minh
----------------------------------------
- Các ứng dụng của thẻ thông minh trong lĩnh vực tài chính bao
gồm: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ đổ xăng, SIM cho điện thoại di
Ứng động, thẻ truyền hình cho các kênh phải trả tiền, các thẻ dùng cho
dụng điện thoại công cộng hoặc thanh toán cước phí giao thông công
trong cộng (VD: là thẻ Octopus của Hồng Kong, và thẻ Suica của Japan
Rail)
lĩnh vực
tài - Thẻ thông minh cũng có thể dùng như ví điện tử. Chip trên thẻ
chính thông minh có thể được nạp sẵn một số tiền mà có thể dùng tiêu
xài tại các trạm đỗ xe và các máy bán hàng tự động. Một số ví dụ:
Proton, Geldkarte, Chipknip và Mon€o. Thẻ Geldkarte của Đức cũng
có thêm tính năng kiểm tra tuổi của người mua để cho phép mua
thuốc lá tại các máy bán hàng tự động hay không
2.2.3.3. Ứng dụng của thẻ thông minh
----------------------------------------
- Thẻ thông minh được dùng tạo ra chứng minh nhân dân kỹ thuật
số, căn cước công dân điện tử, bằng lái xe, thẻ cử tri, thẻ công
chức, thẻ bầu cử... Chip xử lý trên thẻ thông minh sẽ lưu trữ một
Ứng chứng nhận số đã mã hóa cùng với các thông tin liên quan và cần
dụng thiết về chủ thẻ. Khi dùng chung với các đặc trưng sinh trắc học,
trong thẻ thông minh có độ tin cậy và an ninh tăng gấp hai đến ba lần.
nhận - Ví dụ: Các hệ thống hiện có như thẻ ra vào dùng chung của Bộ
dạng Quốc Phòng Mỹ, và hệ thống chứng minh nhân dân tại nhiều nước
điện tử áp dụng cho toàn thể công dân của họ; Tiểu bang Gujarat của Ấn
Độ đã phát hành 5 triệu giấy phép lái xe dùng thẻ thông minh đến
công dân của họ. Về cơ bản, đây là loại thẻ nhựa theo
chuẩn ISO/IEC 7810 có khả năng lưu trữ và kiểm tra thông tin về
chủ thẻ.
2.2.3.3. Ứng dụng của thẻ thông minh
----------------------------------------
- Thẻ thông minh có những khả năng khác nhau, bao gồm: Lưu trữ thông tin y
khoa cần thiết trong các trường hợp khẩn cấp, tránh cho bệnh nhân phải cầm
Ứng nhiều đơn thuốc của các bác sĩ khác nhau.
- Kiểm tra tình trạng của bệnh nhân và thông tin về bảo hiểm, rút ngắn thời
dụng gian làm thủ tục nhập viện và khi giải quyết các trường hợp khẩn cấp.
trong - Cung cấp cho các bác sĩ đa khoa sự truy cập an toàn vào bệnh án của một
chăm bệnh nhân, đẩy nhanh quá trình thanh toán và khiếu nại, bệnh nhân có thể
sóc và truy cập vào hồ sơ bệnh án qua Internet.
- Trên thực tế hiện nay, hầu hết những thẻ này mới chỉ được sử dụng để kiểm
bảo vệ tra quyền đối với các dịch vụ bảo vệ sức khỏe.
sức VD: Hệ thống giấy phép lái xe dùng thẻ thông minh đầu tiên trên thế giới được
khỏe giới thiệu vào năm 1995 tại Mendoza, một tỉnh của Argentina. Ngoài việc lưu
thông tin cá nhân, loại và số giấy phép cũng như hình chụp của người chủ thẻ.
Ngoài ra các thông tin cần thiết cho cấp cứu như nhóm máu, dị ứng, và sinh
trắc học (dấu tay) cũng được lưu vào trong chip nếu người chủ thẻ yêu cầu.
2.2.4.1. Khái niệm, đặc điểm của Thẻ trả trước
----------------------------------------

Khái niệm - Thẻ trả trước là một loại thẻ ATM có thể
được sử dụng cho mục đích chuyển tiền, rút
tiền, thanh toán hóa đơn nằm trong hạn
mức của thẻ.
- Thẻ trả trước là một loại thẻ thanh toán do
ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc một
doanh nghiệp bán hàng hóa phát hành, có
thể được sử dụng để mua hàng, thanh toán
hóa đơn tại hệ thống cửa hàng của doanh
nghiệp hoặc nhận tiền mặt từ máy ATM.
2.2.4.1. Khái niệm, đặc điểm của Thẻ trả trước
----------------------------------------
- Thẻ trả trước có thể do ngân hàng, tổ chức tài
Đặc điểm chính phát hành, cũng có thể do các doanh
nghiệp liên kết với ngân hàng phát hành cho
khách hàng.
- Người dùng phải nạp tiền vào thẻ trước khi sử
dụng.
- Tiền trong thẻ tách biệt với tài khoản ngân hàng.
- Thẻ trả trước không hề được liên kết với tài
khoản ngân hàng như thẻ ghi nợ Debit Card.
- Có thể bao gồm cả thẻ định danh và thẻ vô
danh.
- Có thể coi thẻ như quà tặng với chức năng
không định danh.
2.2.4.2. Phân loại Thẻ trả trước
----------------------------------------

Theo danh tính Theo phạm vi sử


dụng

Phân loại thẻ


trả trước

Theo mục đích Theo tính chất


sử dụng vật lý
2.2.4.2. Phân loại Thẻ trả trước
----------------------------------------

Theo danh tính

- Thẻ vô danh: Thẻ không có thông tin về chủ thẻ, có thể mua
để sử dụng hoặc tặng cho người thân, bạn bè. Chỉ được nạp tiền
một lần.
- Thẻ định danh: Thẻ có tên của chủ thẻ, có thể được nạp tiền
nhiều lần.
2.2.4.2. Phân loại Thẻ trả trước
----------------------------------------

Theo phạm vi sử dụng

- Thẻ trả trước nội địa: Được ngân hàng phát hành và chỉ có giá
trị sử dụng trong phạm vi nội địa của một quốc gia. Đồng tiền
thanh toán là đồng nội tệ của quốc gia đó.
- Thẻ trả trước quốc tế: Có thể sử dụng để dùng cả ở trong nước
và nước ngoài, sử dụng tất cả các loại tiền để thanh toán. VD:
Visa, MasterCard,
2.2.4.2. Phân loại Thẻ trả trước
----------------------------------------

Theo tính chất vật lý

- Thẻ vật lý: Là thẻ bằng nhựa, hữu hình và được phát hành như
những thẻ ATM khác, được ngân hàng phát hành. Trên thẻ có ghi
số thẻ và thông tin của chủ sở hữu.
- Thẻ trả trước ảo: Thẻ vô hình, có thông tin thật tồn tại trên hệ
thống online, không thể thực hiện thanh toán tại POS mà chỉ
thực hiện để thanh toán online hoặc để xác minh một số tài
khoản cần thiết.
2.2.4.2. Phân loại Thẻ trả trước
----------------------------------------
Theo mục đích sử dụng

- Thẻ quà tặng: Thẻ trả trước nhưng không thể nạp tiền. Thẻ này có thể
được tặng làm quà tặng và có giá trị cho đến khi hết số dư.
- Thẻ dành cho thanh thiếu niên: Các bậc phụ huynh có thể rèn luyện cho
con mình trong việc quản lý tài chính mà vẫn có thể kiểm soát được chi tiêu
của con mình với thẻ Teen Card.
- Thẻ du lịch: Thẻ du lịch là một phương thức thanh toán an toàn hơn so với
việc mang theo tiền mặt hoặc séc du lịch.
- Thẻ trả lương: Thẻ trả lương là một phương thức thanh toán thay thế cho
hình thức trả lương truyền thống. Thu nhập của chủ thẻ được chuyển trực
tiếp vào thẻ.
2.2.4.3. Ứng dụng của Thẻ trả trước
----------------------------------------
• Rút tiền hoặc chuyển khoản: Thẻ trả trước có thể rút tiền mặt; đối với
chuyển khoản thanh toán chỉ có thể chuyển tiền trong cùng hệ thống
ngân hàng (thanh toán điện tử nội bộ).
• Thanh toán hóa đơn: có thể thanh toán qua máy POS.
• Mua sắm trực tuyến: có thể sử dụng để thanh toán trực tuyến cho việc
mua sắm các hàng hóa, dịch vụ trên website hoặc ứng dụng bán hàng.
• Thanh toán offline: Được sử dụng để thanh toán trên hệ thống cửa
hàng của doanh nghiệp phát hành thẻ hoặc liên kết với ngân hàng phát
hành thẻ. VD: thẻ mua xăng dầu, thẻ thanh toán BigC.
• Làm quà tặng: Thường được sử dụng làm quà tặng cho người thân,
bạn bè, nhân viên hoặc đối tác.
CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG THANH TOÁN THẺ

2.3. QUY TRÌNH HỆ THỐNG


THANH TOÁN THẺ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
2.3.1. Quy trình hệ thống thanh toán thẻ trực tuyến
----------------------------------------
10
3 Thanh toán
Ngân hàng phát hành thẻ Khách hàng
Gửi sao kê yêu
(khách hàng)
9 cầu thanh toán
Lựa chọn
sản phẩm
và bắt đầu
1 6
Trung tâm xử lý
dữ liệu thẻ
Truy cập thông qua
kết nối an toàn 2 thanh toán

Chuyển tiền vào


4 Thông báo
Website
tài khoản NH của
website bán hàng 7
Nhà cung cấp dịch vụ
thanh toán PSP 5 bán hàng

Thông báo
Ngân hàng của người bán 8
2.3.1. Quy trình hệ thống thanh toán thẻ trực tuyến
----------------------------------------

Ngân hàng phát


hành thẻ

Trung tâm xử lý CÁC BÊN Ngân hàng của


dữ liệu thẻ THAM GIA người bán

Nhà cung cấp dịch


vụ thanh toán (PSP)
2.3.1. Quy trình hệ thống thanh toán thẻ trực tuyến
----------------------------------------
10
3 Thanh toán
Ngân hàng phát hành thẻ Khách hàng
Gửi sao kê yêu
(khách hàng)
9 cầu thanh toán
Lựa chọn
sản phẩm
và bắt đầu
1 6
Trung tâm xử lý
dữ liệu thẻ
Truy cập thông qua
kết nối an toàn 2 thanh toán

Chuyển tiền vào


4 Thông báo
Website
tài khoản NH của
website bán hàng 7
Nhà cung cấp dịch vụ
thanh toán PSP 5 bán hàng

Thông báo
Ngân hàng của người bán 8
Quy trình mua hàng trên mạng sử dụng thẻ

1
Sử dụng công cụ Search để tìm kiếm sản phẩm

2
Xem chi tiết sản phẩm và add vào giỏ hàng

3
Sau khi add vào giỏ hàng, Amazon sẽ đưa ra gợi ý
mua thêm sản phẩm

4
Khách hàng sẽ được hướng tới một truy cập đảm bảo

5
Nếu đã có account sẵn thì địa chỉ ship sẽ xuất
hiện như trước

6
Nếu khách hàng chưa có tài khoản hoặc muốn thay
đổi địa chỉ ship hàng

6
Chọn tốc độ vận chuyển và
đặt hàng

7
Thanh toán
8
2.3.2. Quy trình hệ thống thanh toán thẻ qua POS
----------------------------------------

• B1: Khách hàng đưa thẻ cho nhân viên thu ngân.
• B2: Nhân viên thu ngân thông báo với khách hàng về số tiền
cần thanh toán.
• B3: Nhân viên thu ngân tiến hành kiểm tra sơ bộ các thông
tin về thẻ thanh toán.
• B4: Thực hiện giao dịch thẻ trên thiết bị đọc thẻ.
- Đối với thẻ thông minh: Cắm thẻ vào khe đọc chip của thiết bị
và giữ nguyên thẻ cho đến khi kết thúc giao dịch
- Đối với thẻ từ: Kéo thẻ qua khe đọc thẻ của thiết bị đọc thẻ.
2.3.2. Quy trình hệ thống thanh toán thẻ qua POS
----------------------------------------

Đối với thẻ thông minh


2.3.2. Quy trình hệ thống thanh toán thẻ qua POS
----------------------------------------

Đối với thẻ từ


2.3.2. Quy trình hệ thống thanh toán thẻ qua POS
----------------------------------------

• B5: Chọn loại tiền VNĐ hay USD, bấm Enter.


• B6: Kiểm tra lại thông tin thẻ hiển thị trên màn hình thiết
bị.
• B7: Nhập số tiền giao dịch, bấm Enter
• B8: Yêu cầu chủ thẻ nhập mã định danh cá nhân PIN
• B9: Hoàn trả thẻ và lập các chứng từ giao dịch thẻ.
CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG THANH TOÁN THẺ

2.4. RỦI RO TRONG


THANH TOÁN THẺ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
2.4.1.1. Rủi ro đối với ngân hàng
----------------------------------------
Đơn xin phát hành thẻ giả

RỦI RO Chủ thẻ mất khả năng


Chủ thẻ thật không nhận ĐỐI VỚI thanh toán do những lý
được thẻ đã phát hành NGÂN
HÀNG
do khách quan

Đơn vị chấp nhận thẻ cho khách


hàng thanh toán khống
2.4.1.1. Rủi ro đối với ngân hàng
----------------------------------------

Tài khoản được mở bởi một người hư cấu hoặc có danh


tính bị đánh cắp. Chủ thẻ thực hiện nhiều lần mua hàng
Đơn xin nhưng sau đó biến mất không trả tiền
phát
hành
thẻ giả Không thẩm định kĩ thông tin của khách hàng, ngân
hàng có thể phát hành thẻ cho khách hàng đăng kí với
những thông tin giả mạo, sai thực tế.
2.4.1.1. Rủi ro đối với ngân hàng
----------------------------------------

Ngân hàng gửi thẻ cho chủ thẻ qua đường bưu điện
nhưng trên đường vận chuyển thẻ bị đánh cắp hoặc
Chủ thẻ thất lạc và bị sử dụng mà chủ thẻ không hay biết gì về
thật việc thẻ đã được gửi cho mình. Trong trường hợp này,
không ngân hàng phát hành thẻ phải chịu hoàn toàn phí tổn
nhận được về những giao dịch được thực hiện.
thẻ đã
phát hành
Nhân viên ngân hàng giao thẻ trực tiếp cho nhầm
khách hàng
2.4.1.1. Rủi ro đối với ngân hàng
----------------------------------------
Mất khả năng thanh toán là một tình trạng khó khăn tài
Chủ thẻ chính, hay là trạng thái tài chính mà ở đó một người
mất khả hoặc một chủ thể không còn có thể thanh toán các hóa
năng đơn hoặc nghĩa vụ khác
thanh toán
do những
Chủ thẻ đã giao dịch bằng thẻ tín dụng, nhưng không
lý do
may gặp phải rủi ro như bị tai nạn, qua đời, dẫn đến tình
khách
trạng mất khả năng thanh toán, với những rủi ro này
quan
ngân hàng phát hành thẻ sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm.
2.4.1.1. Rủi ro đối với ngân hàng
----------------------------------------

Giao dịch thanh toán khống tại đơn vị chấp nhận thẻ là
Đơn vị việc sử dụng thẻ, thông tin thẻ để thanh toán tiền hàng
chấp nhận hóa, dịch vụ nhưng thực tế không phát sinh việc mua
thẻ cho bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ.
khách hàng
thanh toán Nhiều đơn vị chấp nhận thẻ không phát sinh hoạt động
khống mua bán hàng hóa, dịch vụ nhưng vẫn cho khách hàng
quẹt thẻ để khách hàng rút tiền mặt và đồng thời đơn vị
chấp nhận thẻ được hưởng phí dịch vụ.
2.4.1.2. Rủi ro đối với chủ thẻ
----------------------------------------
Thẻ bị mất cắp hoặc thất lạc

RỦI RO Thông tin thẻ bị lộ hoặc


ĐỐI VỚI đánh cắp trong quá trình
Bị lừa đảo CHỦ
THẺ
giao dịch

Mất tiền cho bị lỗi hệ thống


2.4.1.2. Rủi ro đối với chủ thẻ
----------------------------------------

Chủ thẻ bị mất cắp, thất lạc thẻ và bị người khác sử dụng
trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho ngân hàng phát hành
Thẻ bị để có các biện pháp hạn chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ.
mất cắp
hoặc
thất lạc Thẻ này có thể bị các tổ chức tội phạm lợi dụng để thực
hiện các giao dịch giả mạo. Rủi ro này có thể dẫn đến tổn
thất cho cả chủ thẻ và ngân hàng phát hành
2.4.1.2. Rủi ro đối với chủ thẻ
----------------------------------------

Khi giao dịch tại ATM không an toàn. Kẻ tấn công có thể
cài thiết bị giám sát để thu thập thông tin về thẻ của
Thông tin người dùng.
thẻ bị lộ
hoặc đánh
cắp trong Khi giao dịch trên các website/ứng dụng không an toàn.
quá trình
giao dịch Không quan sát khi đưa thẻ cho nhân viên của đơn vị
chấp nhận thẻ hoặc để thẻ quá lộ liễu dẫn đến bị đánh
cắp thông tin.
2.4.1.2. Rủi ro đối với chủ thẻ
----------------------------------------
Mất tiền oan do trục trặc hệ thống là trường hợp ngân hàng
đã thông báo chuyển khoản thành công và số tiền trong tài
khoản đã bị trừ. Tuy nhiên tài khoản được thụ hưởng lại
Mất không nhận được số tiền đã chuyển đến.
tiền
do lỗi Các lỗi này thường từ phía hệ thống ngân hàng do hệ thống
hệ quá tải hoặc lỗi kỹ thuật của máy ATM/POS khiến giao dịch
thống thẻ không thực hiện được.

Trong trường hợp này, khách hàng có thể liên hệ hotline


hoặc đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để được hỗ trợ.
2.4.1.2. Rủi ro đối với chủ thẻ
----------------------------------------

Đối tượng lừa đảo thông qua giả mạo website/ fanpage/
SMS Brand name/ email của ngân hàng để yêu cầu khách
hàng cung cấp thông tin về dịch vụ thẻ.
Bị lừa
đảo
Rủi ro lừa chuyển tiền là tình trạng các đối tượng lừa đảo
giả danh nhân viên ngân hàng, công ty tài chính, nhân viên
bưu điện, nhà mạng, cán bộ tòa án, cảnh sát, người thân
để yêu cầu người dùng chuyển tiền.
2.4.2.1. Nguyên nhân rủi ro lộ thông tin
thẻ thanh toán
----------------------------------------
Người dùng
chủ quan

Giao dịch với các website


Hệ thống bảo mật kém
không được xác thực

Sử dụng các phần Tải tập tin lạ từ


mềm bị bẻ khóa Internet
2.4.2.1. Nguyên nhân rủi ro lộ thông tin
thẻ thanh toán
----------------------------------------

Nhiều người vẫn chưa có ý thức bảo mật các thông tin
Người trên thẻ ATM hoặc Visa khi thực hiện các giao dịch. Hầu
dùng hết đều có thói quen đưa thẻ cho nhân viên thanh toán
chủ mà không hề kiểm soát việc quẹt thẻ làm tăng rủi ro lộ
quan
thông tin cá nhân.
2.4.2.1. Nguyên nhân rủi ro lộ thông tin
thẻ thanh toán
----------------------------------------

Hệ Khi đi mua hàng, nhất là mua sắm trả góp, khách hàng
thống thường phải để lại nhiều thông tin cá nhân như số điện
bảo thoại, số căn cước, email cho cửa hàng. Nếu hệ thống
mật bảo mật của đơn vị kém thì hacker có thể dễ dàng tấn
kém công và lấy đi toàn bộ số thông tin.
2.4.2.1. Nguyên nhân rủi ro lộ thông tin
thẻ thanh toán
----------------------------------------

Hậu quả là người dùng có thể bị lây nhiễm mã độc đã


Tải tập được cài cắm sẵn. Nguy hiểm hơn là điều này rất dễ lây
tin lạ từ lan sang các thiết bị khác. Khi đó, tất cả các thông tin
internet lưu trữ trên máy tính của người dùng có nguy cơ cao bị
mã hóa, chiếm đoạt và xóa đi toàn bộ
2.4.2.1. Nguyên nhân rủi ro lộ thông tin
thẻ thanh toán
----------------------------------------

Tương tự, việc sử dụng các phần mềm bẻ khóa (phần


Sử dụng mềm lậu) cũng ẩn chứa mã độc của hacker. Điều này
các phần cũng đồng nghĩa máy tính của bạn bị hacker chiếm
mềm bị luôn quyền kiểm soát và việc đánh cắp dữ liệu là điều
bẻ khóa
chắc chắn.
2.4.2.1. Nguyên nhân rủi ro lộ thông tin
thẻ thanh toán
----------------------------------------

Giao dịch
với các Tại trang web lừa đảo này, đối tượng sẽ yêu cầu người
website dùng điền thông tin tài khoản ngân hàng và mật khẩu để
không đăng nhập. Sau khi xác nhận mã OTP thì số tiền trong tài
được xác khoản của bạn đã bị các đối tượng lừa đảo rút cạn.
thực
2.4.2.2. Nguyên nhân của rủi ro website giả mạo
----------------------------------------

Website giả mạo quá tinh vi khiến


người dùng không thể phân biệt

Không đề phòng trước các


đường link lạ
2.4.2.2. Nguyên nhân của rủi ro website giả mạo
----------------------------------------

Website giả Trên website đó có hình ảnh, logo cũng như các
mạo quá tinh bài viết được sao chép từ trang chính thức của
vi khiến ngân hàng. Nếu truy cập các đường dẫn này,
người dùng người dùng có nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu, thông
không thể tin cá nhân và nhiều thiệt hại khác nghiêm trọng
phân biệt hơn như mất tiền, khóa tài khoản…
2.4.2.2. Nguyên nhân của rủi ro website giả mạo
----------------------------------------

Các đối tượng lừa đảo giả danh là người quen,


bạn bè hoặc người thân thông báo sẽ chuyển tiền
Không đề
cho bạn. Sau đó, đối tượng sẽ gửi đường link giả
phòng trước
mạo của website cổng thanh toán điện tử hoặc
các đường
ngân hàng để yêu cầu bạn xác nhận các thông
link lạ
tin như mật khẩu, tên truy cập, mã OTP, số thẻ,
mã số bảo mật của thẻ...
2.4.2.3. Nguyên nhân rủi ro mất tiền do
lỗi hệ thống
----------------------------------------

Lỗi đường truyền internet


và hệ thống

Quá tải giao dịch


hoặc bảo trì
2.4.2.3. Nguyên nhân rủi ro mất tiền do
lỗi hệ thống
----------------------------------------

Lỗi đường Đường truyền internet và hệ thống chuyển khoản


truyền internet của người gửi hoặc bên người nhận (đối tượng thụ
và hệ thống hưởng) gặp trục trặc, hoạt động không ổn định.

Quá tải giao


Ngân hàng đang quá tải giao dịch hoặc đang bảo
dịch hoặc bảo
trì dẫn đến tiền không tới được bên người nhận
trì
2.4.2.4. Nguyên nhân của rủi ro bị lừa đảo
----------------------------------------
Mạo danh công ty tài chính mời
Mạo danh nhân viên ngân hàng
vay vốn

Mạo danh ngân hàng gửi thư


Mạo danh nhân viên nhà mạng
điện tử

Chuyển tiền vào tài khoản người Đối tượng lừa đảo giả làm nhân
dùng với nội dung cho vay viên bưu điện

Mạo danh nhân viên của các cơ quan


công quyền: tòa án, công an, VKS
2.4.2.4. Nguyên nhân của rủi ro bị lừa đảo
----------------------------------------

Đối tượng lừa đảo giả làm nhân viên bưu điện: thông báo rằng
người dùng có bưu kiện hoặc nợ cước viễn thông và yêu cầu người
dùng cần chuyển tiền để thanh toán.

Mạo danh nhân viên ngân hàng: gọi điện cho khách hàng và lấy lý
do hỗ trợ kiểm tra số dư và giao dịch của khách hàng để lấy 6 số đầu
tiên của thẻ. Tiếp đó, kẻ gian yêu cầu người dùng cung cấp nốt dãy số
còn lại trên thẻ để nhằm xác nhận khách hàng đúng là chủ thẻ.
2.4.2.4. Nguyên nhân của rủi ro bị lừa đảo
----------------------------------------

- Thông báo khách hàng nhận được một khoản tiền từ ngân hàng
đang sử dụng. Đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng xác nhận giao dịch
bằng cách truy cập vào đường link hoặc tệp (file) có chứa mã độc gửi
kèm ở trong thư điện tử nhằm mục đích chiếm đoạt tiền trong tài
khoản và thông tin của khách hàng.

- Thông báo rằng hoạt động tài khoản có bất thường. Sau đó hướng
dẫn khách hàng thay đổi mật khẩu, xác nhận thông tin…Trong quá
trình truy cập đường link giả mạo gửi trong tin nhắn, các đối tượng lừa
đảo lấy được các thông tin như tên truy cập, mã OTP, mật khẩu của
khách hàng nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
2.4.2.4. Nguyên nhân của rủi ro bị lừa đảo
----------------------------------------
- Gửi vào tài khoản của người dùng một khoản tiền với nội
dung cho vay. Tiếp đó đối tượng gọi đến số điện thoại của người
dùng để thông báo chuyển nhầm tiền và yêu cầu chuyển khoản trả lại.
Nhưng tài khoản khi nhận tiền với tài khoản khi chuyển nhầm là khác
nhau. Sau đó một thời gian, “chủ tài khoản chuyển nhầm” sẽ gọi điện
cho người dùng để đòi tiền chuyển nhầm kèm tiền lãi.
- Mạo danh công ty tài chính mời vay vốn, sau đó hướng dẫn
khách hàng cài đặt ứng dụng trên điện thoại di động (ví dụ như Auto
Cash...) để giải ngân một khoản tiền "ảo". Kèm theo đó là một hợp
đồng tín dụng giả của công ty tài chính nhằm lừa khách hàng chuyển
khoản tiền đặt cọc.
2.4.2.4. Nguyên nhân của rủi ro bị lừa đảo
----------------------------------------

- Mạo danh nhân viên của các cơ quan công quyền: tòa án, công an,
VKS. Tiếp đó đối tượng gọi đến số điện thoại của khách hàng để thông
báo có giấy triệu tập hoặc đã phạm lỗi gì đó mà muốn “thoát tội” phải nộp
phạt hoặc chạy án và khách hàng sẽ bị buộc cung cấp thông tin thẻ thanh
toán hoặc tài khoản ngân hàng, hoặc trực tiếp chuyển tiền.

- Mạo danh nhân viên của nhà mạng gọi điện cho khách hàng để hỗ
trợ việc chuyển đổi sim 3G thành sim 4G qua điện thoại hoặc thông báo
cắt dịch vụ để lấy được thông tin thẻ thanh toán của khách hàng, hoặc
yêu cầu khách hàng chuyển tiền để không bị khóa dịch vụ.
2.4.3.1. Các biện pháp chung
----------------------------------------

Trước và sau khi nhận thẻ

Bảo quản thẻ


2.4.3.1. Các biện pháp chung
----------------------------------------

Đọc kỹ Hợp đồng sử


dụng thẻ

Trước và sau
khi nhận thẻ

Đổi mã số cá nhân (PIN) Kiểm tra các thông tin


ngay sau khi nhận thẻ trên thẻ
2.4.3.1. Các biện pháp chung
----------------------------------------
Không đưa thẻ của mình
cho bất cứ người nào khác

Bảo
Giữ thẻ ở những vị trí mà Không tiết lộ số PIN, số
người dùng dễ nhận thấy quản thẻ cho bất cứ ai.
thẻ

Ghi nhớ hạn mức sử dụng


và hạn mức rút tiền mặt
2.4.3.2. Các biện pháp hạn chế rủi ro khi thanh
toán trên ATM/POS
----------------------------------------

Khi thanh toán trên ATM

Khi thanh toán trên POS


2.4.3.2. Các biện pháp hạn chế rủi ro khi thanh
toán trên ATM/POS
----------------------------------------
Quan sát kỹ khi thực hiện giao dịch

Khi
Kiểm tra kỹ vị trí đầu đọc thanh Lấy tay che bàn phím khi
thẻ, bàn phím, màn hình toán trên nhập mã PIN
ATM

Luôn kiểm tra tiền và lấy lại thẻ


sau khi thực hiện giao dịch
2.4.3.2. Các biện pháp hạn chế rủi ro khi thanh
toán trên ATM/POS
----------------------------------------
Khi thanh toán trên POS

Giữ lại các hóa đơn thanh toán Nhận lại thẻ ngay sau khi thực
thẻ và các chứng từ có liên quan hiện xong giao dịch

Quan sát kỹ việc thực hiện giao Luôn yêu cầu thực hiện thanh
dịch toán thẻ qua đầu đọc Chip

Lấy tay che bàn phím khi nhập Kiểm tra kỹ nội dung và tổng số
mã PIN tiền cần thanh toán
2.4.3.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro khi thanh
toán trực tuyến
----------------------------------------

Đối với khách hàng

Đối với ngân hàng


2.4.3.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro khi thanh
toán trực tuyến
----------------------------------------
Đối với khách hàng

Thường xuyên kiểm soát thanh Sử dụng tổng đài hỗ trợ của ngân
toán trực tuyến hàng
Thoát khỏi tài khoản sau khi giao Tuyệt đối giữ bảo mật thông tin cá
dịch nhân

Không sử dụng các phần mềm


Sử dụng dịch vụ tin nhắn chủ động
không rõ nguồn gốc

Đăng ký sử dụng OTP Đặt mật khẩu có tính bảo mật cao
2.4.3.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro khi thanh
toán trực tuyến
----------------------------------------
Đối với ngân hàng

Đảm bảo quy trình thanh toán


Kiểm tra, giám sát tại chỗ
tuyến

Tuân thủ các Nghị định, Luật về an Thường xuyên nâng cấp hệ thống
toàn thông tin công nghệ thông tin

Kịp thời đưa ra cảnh báo cho khách hàng


CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 2
----------------------------------------
1. Trình bày các hình thái phát triển của tiền tệ?
2. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về hình thái hóa tệ. Phân tích các đặc điểm
khiến cho vàng rất thích hợp để thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, có
thể thay thế thanh toán hóa tệ phi kim?
3. Trình bày sự những hiểu biết của anh (chị) về các giai đoạn phát triển của thanh
toán điện tử?
4. Trình bày các khái niệm về thanh toán điện tử. Liệt kê (nêu tên) các yếu tố cấu
thành trong thanh toán điện tử?
5. Trình bày các bên tham gia trong thanh toán điện tử. Nêu hiểu biết của anh (chị)
về vai trò của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (PSP) khi tham gia vào một hệ
thống thanh toán điện tử?
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 2
----------------------------------------

6. Nêu những hiểu biết của anh (chị) về ứng dụng của thẻ thông minh trong hoạt
động thanh toán điện tử?
7. Trình bày khái niệm và đặc điểm của thẻ trả trước? Theo anh (chị) thẻ trả trước
thường được dùng cho mục đích gì?
8. So sánh thẻ ghi nợ và thẻ trả trước?
9. Trình bày quy trình thanh toán thẻ trực tuyến?
10. Trình bày những rủi ro khi thanh toán thẻ?
CHƯƠNG

HỆ THỐNG
3
THANH TOÁN VÍ ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
MỤC TIÊU CHƯƠNG

- Làm rõ cách hiểu và các đặc điểm chung của ví điện


tử.
- Trình bày các loại ví điện tử được sử dụng trong
thực tiễn hiện nay.
- Quy trình thanh toán của một số ví điện tử tiêu biểu
tại Việt Nam
NỘI DUNG CHÍNH

3.1. Khái niệm và đặc điểm của ví điện


tử
3.2. Phân loại ví điện tử
3.3. Quy trình thanh toán ví điện tử

12-258
NỘI DUNG MỤC 3.1 – CHƯƠNG 3

3.1. Khái niệm và đặc điểm của ví điện tử


3.1.1. Khái niệm ví điện tử
3.1.2. Đặc điểm của ví điện tử

12-259
NỘI DUNG MỤC 3.2- CHƯƠNG 3

3.2. Phân loại ví điện tử


3.2.1. Theo đối tượng sử dụng
3.2.2. Theo cách thức lưu trữ thông tin giao dịch
3.2.3. Theo phạm vi sử dụng
3.2.4. Theo tính năng sử dụng
3.2.5. Theo công nghệ sử dụng

12-260
NỘI DUNG MỤC 3.3 – CHƯƠNG 3
3.3. Quy trình hệ thống thanh toán ví điện tử
3.3.1. Quy trình hệ thống thanh toán ví điện
tử tại POS
3.3.2. Quy trình hệ thống thanh toán ví điện
tử trên ứng dụng
3.3.3. Quy trình hệ thống thanh toán ví điện
tử kỹ thuật số
3.3.4. Quy trình thanh toán của một số ví điện
tử tiêu biểu
12-261
CHƯƠNG 3
HỆ THỐNG THANH TOÁN
VÍ ĐIỆN TỬ
3.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
VÍ ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
3.1. Khái niệm và đặc điểm của ví
điện tử

3.1.1. Khái niệm ví điện tử

3.1.2. Đặc điểm của ví điện tử

12-263
3.1.1. Khái niệm ví điện tử

Khái niệm ví điện tử


3.1.2. Đặc điểm của ví điện tử
Cho phép chuyển đổi từ tài
khoản thẻ sang tài khoản ví
Ví điện tử là dịch vụ nhạy
điện tử và ngược lại
cảm về mặt tài chính

Ví điện tử đòi hỏi phải có


Thanh toán tạm giữ là kết nối tới một cổng thanh
phương thức chủ đạo toán trực tuyến

Chưa có sự liên thông


giữa các ví điện tử
khác hệ thống
12-265
Ví điện tử là dịch vụ nhạy cảm về mặt tài chính

• Một nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử là một tổ


chức tín dụng phi ngân hàng.

• Chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân hàng và các tổ


chức tín dụng
Cho phép chuyển đổi từ tài khoản thẻ sang
tài khoản ví điện tử và ngược lại

• Liên thông giữa tài khoản ví điện tử và tài khoản


ngân hàng (Theo Thông tư 39/2014- Hướng dẫn
về dịch vụ trung gian thanh toán).

• Tiền được chuyển đổi tương đương từ tài khoản ví


sang tài khoản ngân hàng và ngược lại
Ví điện tử đòi hỏi phải có kết nối tới một
cổng thanh toán trực tuyến

12-268
Thanh toán tạm giữ là phương thức chủ đạo

• Ví điện tử bảo vệ an toàn cho khách hàng khỏi các


rủi ro và nguy cơ lừa đảo trên Internet.

• Trong thanh toán tạm giữ, số tiền thanh toán sẽ


do nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử tạm giữ cho
đến khi giao dịch hoàn tất và người mua phê
chuẩn giao dịch.
Chưa có sự liên thông giữa các ví điện tử
khác hệ thống

• Dịch vụ ví điện tử đòi hỏi người dùng phải có cùng


nhà cung cấp mới thực hiện được giao dịch.

• Các tài khoản ví điện tử được cung cấp bởi các


nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử khác nhau chưa
có sự liên thông, kết nối với nhau.
CHƯƠNG 3
HỆ THỐNG THANH TOÁN
VÍ ĐIỆN TỬ
3.2. PHÂN LOẠI VÍ ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
Ví điện tử cá nhân

Ví điện tử doanh nghiệp


Ví điện tử được lưu trữ
trên máy chủ

Ví điện tử được lưu trữ


trên máy khách
Ví điện tử nội địa

Ví điện tử quốc tế
Ví mở

Ví nửa đóng

Ví đóng
Ví sử dụng mã QR

Ví sử dụng NFC

Ví sử dụng MST
CHƯƠNG 3
HỆ THỐNG THANH TOÁN
VÍ ĐIỆN TỬ
3.3. QUY TRÌNH THANH TOÁN VÍ ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
3.3. Quy trình hệ thống thanh toán ví
điện tử

3.3.1. Quy trình hệ thống thanh toán ví điện


tử tại POS
3.3.2. Quy trình hệ thống thanh toán ví điện
tử trên ứng dụng
3.3.3. Quy trình hệ thống thanh toán ví điện
tử kỹ thuật số

12-278
3.3.1. Quy trình hệ thống thanh toán
ví điện tử tại POS
4
3 5

1
2 8
7 6
12-279
3.3.2. Quy trình hệ thống thanh toán ví điện tử
trên ứng dụng

3
1
2

6
5
12-280
3.3.3. Quy trình hệ thống thanh toán ví điện tử
kỹ thuật số
3 Người mua
truy cập
Người 2 Website hoặc ứng
Nạp tiền
mua dụng bán hàng
vào tài
khoản ví
điện tử Người mua truy cập 4
1 Đăng ký
Nhà cung
thông qua một kết nối
an toàn
tạo tài
khoản cấp dịch vụ
ví điện tử
Người mua
5
Người bán Chuyển
tiền
lựa chọn Cung cấp các
hình thức hình thức
6 thanh toán thanh toán
12-281
CHƯƠNG 3
HỆ THỐNG THANH TOÁN
VÍ ĐIỆN TỬ
3.3. QUY TRÌNH THANH TOÁN VÍ ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
3.3.4. Quy trình thanh toán của
một số ví điện tử tiêu biểu

3.3.4.1. Quy trình thanh toán ví điện tử ngân


lượng
3.3.4.2. Quy trình thanh toán ví điện tử VNPay

12-283
3.3.4.1. Quy trình thanh toán
ví điện tử ngân lượng

- Thành lập từ năm 2006, Ngân Lượng được người dùng


biết đến với vai trò là một ví điện tử, là cổng thanh
toán online cho phép cá nhân và doanh nghiệp gửi
Khái quát tiền, chuyển tiền và nhận thanh toán online ngay tức
về ví thì.
- Người dùng sẽ đăng ký tài khoản loại cá nhân hoặc
điện tử doanh nghiệp để sử dụng với 3 chức năng chính: Nạp
tiền, Rút tiền, Thanh toán. Tất cả đều hoàn toàn trực
ngân lượng tuyến qua thẻ nội địa, quốc tế, tài khoản ngân hàng
hoặc các hình thức tiện dụng khác.

12-284
Quy trình thanh toán ví điện tử ngân lượng

12-285
3.3.4.2. Quy trình thanh toán
ví điện tử VNPay

- Ví điện tử VNPAY do Công ty Cổ phần giải pháp thanh toán Việt


Nam (VNPAY) – đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán
điện tử tại Việt Nam phát triển. Ra mắt phiên bản mới nhất
Khái quát vào đầu tháng 3/2021, ví VNPAY được biết đến là ví điện tử
về ví dành cho gia đình.
- Hệ sinh thái tiện ích trên ví VNPAY trải rộng từ chuyển tiền,
điện tử thanh toán các loại hóa đơn hàng tháng như điện, nước,
internet, di động, cước truyền hình, học phí…; nạp thẻ điện
VNPay thoại; mua sắm trên kênh VnShop với nhiều sản phẩm hàng
hóa đa dạng; cụm tính năng đặt vé như vé máy bay, vé xe
khách, vé tàu, vé xem phim, phòng khách sạn, gọi taxi….

12-286
Quy trình tạo Ví VNPay
Quy trình thanh toán ví điện tử VNPay trên ứng dụng
3.3.4. Quy trình thanh toán của
một số ví điện tử tiêu biểu

3.3.4.3. Quy trình thanh toán ví điện tử MoMo


3.3.4.4. Quy trình thanh toán ví điện tử Viettel
Pay

12-289
3.3.4.3. Quy trình thanh toán
ví điện tử MoMo

- MoMo là một nền tảng ví điện tử do Công ty Cổ phần


Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) phát triển
cho phép người dùng thực hiện các thanh toán, giao
Khái quát dịch trên các thiết bị di động. Bằng việc hợp tác với
về ví hơn 90% các ngân hàng tại Việt Nam cùng 10.000
thương nhân trong nước, công ty này nắm giữ hơn
điện tử 80% thị phần trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số.
- MoMo là ứng dụng ví điện tử trên điện thoại di động đã
ngân lượng có mặt trên cả 2 hệ điều hành iOS và Android với hơn
31 triệu người dùng. Là nền tảng thanh toán di
động, Momo cho phép người dùng nạp tiền, chuyển
tiền hay thực hiện thanh toán cực nhanh.

12-290
Các bước thanh toán ví điện tử MoMo bằng QR
Bước 1: Người dùng đăng nhập vào ứng
dụng ví điện tử MoMo. Trong ứng dụng
MoMo, người dùng lựa chọn “Quét mã”.
Bước 2: Người dùng tiến hành quét mã của
nhân viên thu ngân hoặc điểm chấp nhận
thanh toán để thanh toán cho hàng hóa, dịch
vụ đã chọn mua.
Bước 3: Người dùng nhập số tiền cần thanh
toán cho hàng hóa, dịch vụ đã chọn mua.
Bước 4: Người dùng tiến hành kiểm tra thông
tin tóm tắt giao dịch và bấm “Xác nhận”.
Bước 5: Người dùng nhận được thông báo
“Thanh toán thành công” và kết thúc giao
dịch.
Các bước thanh toán ví điện tử MoMo
bằng mã thanh toán

Bước 1: Người dùng mở ứng dụng ví điện tử


MoMo, người dùng lựa chọn “mã thanh
toán”.
Bước 2: “Mã thanh toán” của người dùng
được hiển thị trên ứng dụng ví điện tử
MoMo. Người dùng đưa “mã thanh toán”
trên màn hình điện thoại cho nhân viên thu
ngân tiến hành quét mã.
Bước 3: Người dùng nhận được thông báo
“Thanh toán thành công” và kết thúc giao
dịch.
3.3.4.4. Quy trình thanh toán
ví điện tử Viettel Pay

- ViettelPay là ví điện tử được phát triển bởi Tập đoàn Công


nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel Ứng dụng giúp
người dùng thực hiện các thao tác thanh toán nhanh
Khái quát chóng, tiện lợi và an toàn trên điện thoại di động.
về ví
- Dịch vụ ví điện tử Viettel Pay đáp ứng hầu hết hoạt động
điện tử thanh toán hàng ngày của mỗi gia đình như: Thanh toán
hoá đơn, chuyển tiền, thanh toán tín dụng, nạp thẻ cào,
Viettel Pay thanh toán cước viễn thông, đặt vé máy bay, tàu hỏa...

12-293
Quy trình nạp tiền vào tài khoản Viettel Pay
Để sử dụng tài khoản ViettelPay, sau khi đã đăng ký tài khoản thành công,
người dùng cần tiến hành nạp tiền vào tài khoản Viettel Pay:
Cách 1: Nạp tiền mặt từ hơn 30.000 cửa hàng hỗ trợ của Viettel Pay trên toàn
quốc.
Cách 2: Liên kết và Nạp tiền từ tài khoản ngân hàng.

Liên kết tài khoản ngân hàng


Quy trình thanh toán với ví Viettel Pay

- Cách 1: Chuyển tiền đến số điện thoại: Người dùng Chọn icon “Chuyển tiền đến
số điện thoại” ➔ Nhập số điện thoại muốn chuyển tiền đến (lưu ý số điện thoại
nhận phải sử dụng ViettelPay) ➔ Lựa chọn tài khoản nhận tiền của người nhận
➔ Xác nhận thông tin thanh toán, nhập mật khẩu và mã xác thực để hoàn tất.
- Cách 2: Chuyển tiền đến số tài khoản: Chọn icon “Chuyển tiền đến số tài
khoản” ➔ Chọn ngân hàng muốn chuyển đến ➔ Nhập số tài khoản, số tiền và
nội dung chuyển tiền ➔ Xác nhận thông tin chuyển tiền ➔ Nhập mật khẩu và mã
xác thực OTP để hoàn tất.
- Cách 3: Chuyển tiền đến số thẻ: Chọn icon “Chuyển tiền đến số thẻ” ➔ Nhập số
thẻ, số tiền vào nội dung chuyển tiền ➔ Xác nhận thông tin thanh toán ➔ Nhập
mật khẩu và mã xác thực để hoàn tất.
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 3
----------------------------------------

1. Trình bày khái niệm của ví điện tử. Cho ví dụ minh họa về một loại ví điện tử ở
Việt Nam mà anh chị biết?
2. Phân tích các đặc điểm của ví điện tử? Cho ví dụ minh họa?
3. Trình bày chức năng của ví điện tử? Cho ví dụ minh họa?
4. Phân loại ví điện tử theo đối tượng sử dụng? Cho ví dụ minh họa?
5. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa ví điện tử các nhân và ví điện tử doanh
nghiệp? Cho ví dụ minh họa?
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 3
----------------------------------------
6. Phân loại ví điện tử theo cách thức lưu trữ thông tin giao dịch? Cho ví dụ minh
họa?
7. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa ví điện tử lưu trữ trên máy chủ và ví điện
tử lưu trữ trên máy khách? Cho ví dụ minh họa?
8. Phân loại ví điện tử theo công nghệ sử dụng? Cho ví dụ minh họa?
9. Phân tích các yếu tố trong hệ sinh thái ví điện tử? Cho ví dụ minh họa?
10. Trình bày các quy trình thanh toán ví điện tử?
CHƯƠNG

HỆ THỐNG
4
VI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
MỤC TIÊU CHƯƠNG
- Cung cấp các khái niệm tiếp cận và đặc điểm kỹ thuật, phi kỹ
thuật của vi thanh toán điện tử.

- Trình bày hai hệ thống vi thanh toán điện tử phổ biến hiện nay
trên thế giới: vi thanh toán dựa trên token và vi thanh toán dựa
trên tài khoản.

- Phân tích quy trình chi tiết của các hệ thống vi thanh toán điện
tử bao gồm: phone billing, vi thanh toán qua SMS, vi thanh toán
qua đàm thoại, vi thanh toán dựa trên thẻ trả trước và vi thanh
toán dựa trên tài khoản.
NỘI DUNG CHÍNH

4.1. Khái niệm và đặc điểm của vi thanh toán


điện tử
4.2. Các thế hệ vi thanh toán điện tử và mô
hình quản lý vi thanh toán điện tử
4.3. Phân loại vi thanh toán điện tử
4.4. Quy trình hệ thống vi thanh toán điện tử

12-300
NỘI DUNG MỤC 4.1 – CHƯƠNG 4

4.1. Khái niệm và đặc điểm của vi thanh


toán điện tử
4.1.1. Khái niệm vi thanh toán điện tử
4.1.2. Đặc điểm của vi thanh toán điện tử

12-301
NỘI DUNG MỤC 4.2 – CHƯƠNG 4

4.2. Các thế hệ vi thanh toán điện tử và mô


hình quản lý vi thanh toán điện tử
4.2.1. Các thế hệ vi thanh toán điện tử
4.2.2. Mô hình quản lý vi thanh toán điện tử

12-302
NỘI DUNG MỤC 4.3 – CHƯƠNG 4

4.3. Phân loại vi thanh toán


4.3.1. Vi thanh toán dựa trên token
4.3.2. Vi thanh toán dựa trên tài khoản

12-303
NỘI DUNG MỤC 4.4 – CHƯƠNG 4

4.4. Quy trình hệ thống vi thanh toán


điện tử
4.4.1. Quy trình vi thanh toán dựa trên
token
4.4.2. Quy trình vi thanh toán dựa trên
tài khoản

12-304
CHƯƠNG 4
HỆ THỐNG
VI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
4.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
VI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
(BÀI SỐ 24)
4.1. Khái niệm và đặc điểm của
vi thanh toán điện tử

4.1.1. Khái niệm vi thanh toán điện tử

4.1.2. Đặc điểm của vi thanh toán điện tử

12-306
4.1.1. Khái niệm vi thanh toán điện tử

Vi thanh toán là
những khoản
thanh toán cho
các giao dịch có
giá trị nhỏ, từ 1
cent cho tới dưới
10 USD

12-307
4.1.2. Đặc điểm của hệ thống
vi thanh toán điện tử

Đặc điểm kỹ thuật


Đặc điểm của
hệ thống vi
thanh toán Đặc điểm phi kỹ thuật

12-308
Đặc điểm kỹ thuật của vi thanh toán

Tính dễ sử dụng,
thuận tiện

Khả năng Tính ẩn


cộng tác danh

Tính an Khả năng


toàn mở rộng

12-309
Tính dễ sử dụng, thuận tiện

• Dễ sử dụng, thuận tiện ở đây là muốn nói tới tất cả những


bên liên quan và tham gia vào quá trình vận hành hệ thống.

• Là việc hệ thống đó phải được thiết kế quy trình thực hiện


với những bước đơn giản, thân thiện dễ sử dụng tạo ra sự
dễ dàng và thuận tiện cho người dùng.
Tính ẩn danh

• Tính ẩn danh chỉ liên quan đến khách hàng người


mua.

• Đảm bảo bí mật đối với những thông tin cá nhân


và đặc điểm nhận dạng của khách hàng người
mua.
Khả năng mở rộng

• Khả năng đối phó với sự gia tăng khối lượng


thanh toán và cơ sở người dùng mà không làm
giảm đáng kể hiệu quả hoạt động.

• Thể hiện mức độ ổn định của hệ thống.


Tính an toàn

• Xác định xem hệ thống có an toàn không đối với


người dùng và giao dịch thanh toán được thực
hiện; những kỹ thuật nào được sử dụng để đảm
bảo sự an toàn.
Khả năng cộng tác

• Thể hiện mức độ liên kết hợp tác của hệ thống vi


thanh toán với các hệ thống và các mạng thanh
toán khác.

• Thể hiện sự linh hoạt trong tương tác, chuyển đổi


dòng tiền giữa hệ thống vi thanh toán với các hệ
thống khác.
Đặc điểm phi kỹ thuật của vi thanh toán
Tính tin cậy

Mức độ bao phủ

Tính riêng tư

Hệ thống trả trước hoặc trả sau

Phạm vi thanh toán và hỗ trợ


nhiều đơn vị tiền tệ

12-315
Tính tin cậy

• Xác định mức độ tin cậy của hệ thống vi thanh


toán.

• Bao gồm quy định luật pháp thích hợp, chính sách
của hệ thống vi thanh toán để bảo vệ người dùng
Mức độ bao phủ

• Mức độ phổ biến trong giao dịch thanh toán của


hệ thống.

• Thể hiện số lượng người dùng bao gồm cả thương


nhân và khách hàng người mua.
Tính riêng tư

• Liên quan đến việc bảo vệ các thông tin thanh


toán, thông tin lịch sử giao dịch.

• Đảm bảo tính riêng tư và quyền kiểm soát thông


tin tài chính cá nhân của khách hàng người mua.
Hệ thống trả trước hoặc trả sau

• Xác định cách thức mà người dùng trả tiền cho hệ


thống vi thanh toán để có thể sử dụng dịch vụ của
hệ thống.

- Trả trước: Yêu cầu người dùng chuyển tiền vào hệ


thống trước khi thực hiện thanh toán.
- Trả sau: Cho phép người dùng thực hiện thanh
toán trước và trả tiền sau.
Phạm vi thanh toán và hỗ trợ nhiều đơn vị
tiền tệ

• Xác định các giá trị thanh toán tối thiểu và tối đa
mà hệ thống có thể thực hiện được.

• Xác định xem hệ thống vi thanh toán có hỗ trợ


nhiều loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán
khác hay không (thẻ, ví, tài khoản ngân hàng,…)
CHƯƠNG 4
HỆ THỐNG
VI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
4.2. CÁC THẾ HỆ VI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ VI THANH TOÁN
ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
4.2. Các thế hệ vi thanh toán điện tử và
mô hình quản lý vi thanh toán điện tử

4.2.1. Các thế hệ vi thanh toán điện tử

4.2.2. Mô hình quản lý vi thanh toán điện tử

12-322
4.2.1. Các thế hệ vi thanh toán điện tử

Thế hệ thứ nhất Thế hệ thứ hai

12-323
4.2.1.1. Thế hệ thứ nhất của vi thanh toán

• Thế hệ thứ nhất được bắt đầu từ năm 1994 và nhanh chóng kết
thúc vào cuối thập kỷ 90, với sự ra đời của một số hệ thống
như: Millicent, Ecash, MicroMint và PayWord.
• Hệ thống vi thanh toán thế hệ đầu tiên được hình thành dựa
trên token. Khách hàng người mua có thể chuyển những token
của họ tới người bán tương tự như việc chuyển tiền thật từ
khách hàng tới doanh nghiệp.
• Những hệ thống vi thanh toán dựa trên token tương đối an
toàn. Chúng được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của người dùng
về an ninh, và có thể còn vô danh trong các giao dịch.

12-324
Thế hệ thứ nhất của vi thanh toán
• Thế hệ đầu tiên rất khó sử dụng và không thân thiện với người dùng.
Chúng không thuận tiện cho người sử dụng vì họ chỉ có thể truy cập phần
mềm thông qua máy tính chứa token của họ.
• Vi thanh toán dựa trên token không thành công do các nguyên nhân:
- Chi phí cho việc quản lý, phát hành và xác nhận token, e-coin cho toàn hệ
thống là rất đắt.
- Mất thời gian dài cho các giao dịch được hoàn thành vì mỗi giao dịch khi phát
sinh phải thông qua một trung gian môi giới để xác nhận và ủy quyền
thanh toán.
- Người sử dụng (người mua) bị hạn chế do số lượng những người bán chấp
nhận hình thức vi thanh toán là rất ít.
- Hệ thống vi thanh toán thế hệ thứ nhất thường xuyên không tương thích
với những hệ thống khác.
- Tại thời điểm đó, người dùng cũng chưa ý thức được là phải trả tiền cho
những hàng hóa số hóa có giá trị nhỏ.
12-325
4.2.1.2. Thế hệ thứ hai của vi thanh toán

• Thế hệ thứ hai của hệ thống vi thanh toán xuất hiện nhiều
trong những năm 2000 đó là vi thanh toán dựa trên tài khoản.
• Vi thanh toán thế hệ thứ hai thực hiện việc quản trị tài khoản
dễ dàng hơn so với thế hệ thứ nhất sử dụng token. Hệ thống vi
thanh toán dựa trên tài khoản vận hành như một hệ thống ví
điện tử.
• Chủ thể tham gia thanh toán bao gồm cả người mua và người
bán buộc phải có tài khoản điện tử được thiết lập bởi nhà cung
cấp dịch vụ vi thanh toán. Khách hàng người mua ủy quyền cho
trung gian thanh toán chuyển tiền tới tài khoản của người bán
(VD: paypal)

12-326
4.2.2. Mô hình quản lý hoạt động
vi thanh toán

Mô hình thanh
Mô hình Mô hình
toán ngay sau
trả trước trả sau
khi mua

12-327
4.2.2.1. Mô hình trả trước
• Khách hàng người mua sẽ tiến hành tạo tài khoản trả trước với người bán
và tiến hành nạp tiền vào đó, sau đó khách hàng có thể sử dụng để mua
bất kỳ thứ gì mà người bán cụ thể đang cung cấp trực tuyến.
• Có hai hình thức thanh toán trong mô hình trả trước:
- Thứ nhất là giá trị tiền mua hàng được khấu trừ khi giao dịch mua hàng
được thực hiện thành công, số tiền còn lại được tiếp tục sử dụng đến khi
tiền trong tài khoản không còn. Khách hàng lại tiếp tục tiến hành nạp thêm
tiền vào và sử dụng dịch vụ.
- Thứ hai, trả trước có thể mang hình thức đăng ký/thuê bao mà người dùng
trả trước hàng tháng, hàng năm cho việc truy cập vào nội dung như những
bài báo và nội dung cao cấp trong những trò chơi game trực tuyến. Khách
hàng có thể mua những thẻ cào và nhập mã code đặc biệt ở mặt sau của
thẻ để tài khoản của họ được ghi có cho số tiền họ đã thanh toán.

12-328
4.2.2.2. Mô hình trả sau
• Thay vì trả tiền trước hoặc thanh toán khi mua hàng, người dùng trả tiền
sau một khoảng thời gian kể từ khi họ mua hàng, tương tự như các mô
hình mua sắm trực tuyến truyền thống.
• Trả sau là một giải pháp thay thế hiệu quả để trả tiền khi người dùng mua
hàng, do các giao dịch vi mô được tổng hợp thay vì được tính riêng lẻ.
Người bán sẽ theo dõi các giao dịch vi mô riêng lẻ của người mua khi người
này mua sắm trên hệ thống của người bán và sau một khoảng thời gian
nhất định mà không có giao dịch nào được thực hiện hoặc là theo định kỳ
hoặc là khi người mua thực hiện giao dịch đến một lượng giá trị tiền tệ
nhất định (ví dụ 100 đô la), người bán sẽ tổng hợp các giao dịch mua riêng
lẻ và lập hóa đơn cho người mua để yêu cầu người mua thanh toán.
• Tương tự như trả trước, trả sau cũng có thể áp dụng mô hình đăng ký nơi
người dùng có quyền truy cập không giới hạn vào một số tính năng nhất
định và sau đó được lập hóa đơn một khoản phí chuẩn vào cuối tháng. Tuy
nhiên, điều này ít phổ biến hơn các mô hình đăng ký trả trước.
12-329
4.2.2.3. Mô hình thanh toán ngay sau khi mua

• Người mua sẽ bị tính phí khi mua hàng mà họ


muốn thực hiện ngay lập tức. VD: ngay sau khi
người dùng muốn mua quyền truy cập vào một bài
viết hoặc một số hàng hóa ảo khác, thẻ tín dụng
của họ sẽ bị tính phí cho giao dịch.
• Đây là một mô hình vi thanh toán cổ điển, vì bản
thân vẫn sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ trong
giao dịch vi thanh toán. Bộ xử lý vi thanh toán
được gắn với thẻ tín dụng / thẻ ghi nợ của người
dùng.

12-330
CHƯƠNG 4
HỆ THỐNG
VI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

4.2. PHÂN LOẠI VI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
4.3. Phân loại vi thanh toán điện tử

4.3.1. Vi thanh toán dựa trên token

4.3.2. Vi thanh toán dựa trên tài khoản

12-332
Khách hàng người mua sẽ tiến
hành mua token từ nhà cung cấp
dịch vụ vi thanh toán và sử dụng
Khái token này để thanh toán cho
hàng hóa, dịch vụ giá trị nhỏ.
niệm

Người bán sau khi nhận được token


sẽ lập tức gửi ngược lại nhà cung
cấp dịch vụ vi thanh toán để kiểm
tra tính hợp lệ của token và xác
thực thanh toán.
Vi thanh toán qua hóa
Vi thanh toán qua tin
đơn điện thoại
nhắn SMS
(Phone billing)

Vi thanh toán qua


Vi thanh toán qua thẻ đàm thoại
trả trước
Là loại vi thanh toán sử dụng một tài
khoản điện tử (bao gồm User và Pass)
được thiết lập bởi nhà cung cấp dịch vụ vi
thanh toán để thực hiện các giao dịch
thanh toán.
Khái niệm
Người mua phải nạp tiền vào tài khoản trước
khi có thể thực hiện giao dịch thanh toán.
Hoạt động tương tự
như ví điện tử
Người mua và người
bán đều phải có tài
khoản tại cùng một
trung gian thanh toán

Tiền thanh toán được


trung gian thanh toán
chuyển đảm bảo vào tài
khoản của người bán
CHƯƠNG 4
HỆ THỐNG
VI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
4.4. QUY TRÌNH HỆ THỐNG
VI THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
4.4. Quy trình hệ thống vi thanh toán

4.4.1. Quy trình vi thanh toán


dựa trên token

4.4.2. Quy trình vi thanh toán


dựa trên tài khoản

12-338
Vi thanh toán qua hóa đơn điện thoại
Mã truy
1 4 cập đúng

Báo thanh toán


KH truy cập vào KH nhập mã của nhà thành công và KH
website, lựa chọn sản cung cấp dịch vụ VTT có thể truy cập vào
phẩm và thanh toán các nội dung

2
Trên website NCC DV KH nhận được
VTT, KH được yêu cầu 3 mã thông qua tin Website thông báo lỗi
nhập số điện thoại để nhắn điện thoại
xác thực giao dịch
Vi thanh toán qua tin
nhắn SMS

1
3 Nếu mã truy nhập sai,
khách hàng sẽ được
hướng tới một trang
hiển thị lỗi truy nhập.

Khách hàng sử dụng ĐTDD Trên website bán


2
gửi tin nhắn tới server hàng hóa giá trị
cung cấp dịch vụ vi thanh nhỏ, khách hàng sẽ
toán. Trong một vài giây nhập mã của nhà Nhà cung cấp dịch vụ
sau đó, khách hàng sẽ cung cấp vi thanh vi thanh toán sẽ kiểm
nhận được mã truy nhập toán. tra tínhđúng đắn của
trên điện thoại của mình. mã truy nhập. Nếu mã truy nhập
đúng, khách hàng sẽ
có quyền truy nhập
vào các nội12-340
dung.
Vi thanh toán
qua đàm thoại

1
3
Nếu mã truy nhập sai,
khách hàng sẽ được
hướng tới một trang

2 thông báo lỗi.

Khách hàng sẽ gọi Trên website bán


tới một số điện thoại hàng hóa giá trị
mất phí để nhận nhỏ, khách hàng sẽ
được mã truy nhập. nhập mã của nhà Nhà cung cấp dịch vụ
cung cấp vi thanh vi thanh toán sẽ kiểm
toán. tra tính đúng đắn của
mã truy nhập. Nếu mã truy nhập
đúng, khách hàng sẽ
có quyền truy cập vào
12-341
các nội dung.
Vi thanh toán
qua thẻ trả trước

1 Mã truy
3 cập đúng

Khách hàng tiến hành


mua thẻ trả trước Trên website, KH
nhập mã code của
thẻ trả trước

2
KH truy cập vào
website, lựa chọn sản
phẩm và thanh toán
4.4.2. Vi thanh toán dựa trên tài khoản

2 Nạp tiền Tài khoản


Người mua
Truy cập Website bán
hàng hóa, dịch
Người 3 vụ giá trị nhỏ
mua Dòng tiền
Tạo tài khoản Nhà cung thanh toán
Lựa chọn
cấp dịch vụ Người mua 4 hàng hóa
1 vi thanh đăng nhập tài
toán khoản và thanh
Người toán
Thanh toán
bán Dòng tiền
6 thanh toán 5
Tạo tài khoản Tài khoản
1 Người bán
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 4
----------------------------------------

1. Trình bày khái niệm và những hiểu biết về vi thanh toán điện tử?
2. Trình bày đặc điểm kỹ thuật và phi kỹ thuật của vi thanh toán điện tử
3. Trình bày các thế hệ của vi thanh toán điện tử
4. Trình bày mô hình quản lý hoạt động của vi thanh toán điện tử?
5. Trình bày các loại hình của vi thanh toán điện tử dựa trên token và dựa trên tài
khoản. Cho ví dụ minh họa
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 4
----------------------------------------

6. Trình bày chi tiết quy trình vi thanh toán dựa trên Phone billing?
7. Trình bày chi tiết quy trình vi thanh toán dựa trên tin nhắn SMS?
8. Trình bày chi tiết quy trình vi thanh toán dựa trên đàm thoại?
9. Trình bày chi tiết quy trình vi thanh toán bằng thẻ trả trước?
10. Trình bày chi tiêt quy trình vi thanh toán dựa trên tài khoản?
CHƯƠNG

HỆ THỐNG THANH TOÁN


5
SÉC ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
MỤC TIÊU CHƯƠNG
- Nắm bắt khái niệm, lợi ích và các đặc điểm của séc điện tử, phân
biệt giữa séc điện tử với séc giấy truyền thống.

- Trình bày cách thức phân loại séc điện tử phổ biến hiện nay trên
thế giới theo các tiêu chí: cách thức thanh toán, theo giao dịch.

- Nắm bắt quy trình phát hành, thanh toán chung của séc điện tử.

- Tiếp cận với quy trình thanh toán chi tiết của hai hệ thống thanh
toán séc điện tử tiêu biểu nhất hiện nay trên thế giới, đó là
NACHA và Authorize.net.
NỘI DUNG CHÍNH

5.1. Khái niệm và lợi ích của thanh toán séc


điện tử
5.2. Đặc điểm của séc điện tử
5.3. Phân loại séc điện tử
5.4. Quy trình hệ thống thanh toán séc điện tử

12-348
NỘI DUNG MỤC 5.1 – CHƯƠNG 5

5.1. Khái niệm và lợi ích của séc điện tử


5.1.1. Khái niệm séc điện tử
5.1.2. Lợi ích của thanh toán séc điện tử

12-349
NỘI DUNG MỤC 5.2 – CHƯƠNG 5
5.2. Đặc điểm của séc điện tử
- Có tính chất thời hạn
- Chứa đựng thông tin như séc giấy
- Tốc độ xử lý nhanh và tiết kiệm chi phí
- An toàn và bảo mật cao
- Khai báo và chuyển giao cho người nhận
bằng các phương tiện điện tử
- Được xử lý như một lệnh thanh toán
- Sử dụng ACH để xử lý thanh toán 12-350
NỘI DUNG MỤC 5.3 – CHƯƠNG 5

5.3. Phân loại séc điện tử


5.3.1. Theo cách xác định người thụ hưởng
5.3.2. Theo mục đích sử dụng
5.3.3. Theo chủ thể ký phát hành séc
5.3.4. Theo cách thức thanh toán
5.3.5. Theo giao dịch

12-351
NỘI DUNG MỤC 5.4 – CHƯƠNG 5

5.4. Quy trình hệ thống thanh toán séc điện tử


5.4.1. Quy trình hệ thống thanh toán séc điện
tử
5.4.2. Một số hệ thống thanh toán séc điện tử
phổ biến trên thế giới

12-352
CHƯƠNG 5
HỆ THỐNG
THANH TOÁN SÉC ĐIỆN TỬ
5.1. KHÁI NIỆM VÀ LỢI ÍCH CỦA
SÉC ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
5.1. Khái niệm và lợi ích của
séc điện tử

5.1.1. Khái niệm séc điện tử

5.1.2. Lợi ích của thanh toán séc điện tử

12-354
5.1.1. Khái niệm séc điện tử

- Là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài


khoản, lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình
để trả cho người có tên trên séc (payee) hoặc người
cầm tờ séc (bearer) một số tiền được ghi rõ trên séc.
Khái niệm - Bản chất của séc là lệnh nên khi ngân hàng nhận
séc được lệnh này phải chịu trách nhiệm thanh toán vô
điều kiện.
- Người phát hành séc là chủ tài khoản hoặc người
được chủ tài khoản ủy quyền kí phát hành séc. Điều
kiện bắt buộc để thực hiện phát hành séc là người chủ
tài khoản phát hành phải có tài khoản tiền gửi thanh
toán tại trung gian thanh toán (ngân hàng, kho bạc
nhà nước)
12-355
5.1.1. Khái niệm séc điện tử

- Là các khoản thanh toán điện tử được thực hiện từ


tài khoản phát hành séc của người dùng.
Một số khái - Là một phương thức thanh toán giữa hai bên với quy
niệm khác trình bắt chước thanh toán séc giấy nhưng được thực
hiện trên các thiết bị điện tử.
nhau của - Là một phương tiện thanh toán tương tự như séc
séc điện tử giấy truyền thống, nhưng chúng được xử lý và thanh
toán bằng các nghiệp vụ điện tử.
- Là một hình thức thanh toán được thực hiện qua
Internet hoặc mạng dữ liệu khác, được thiết kế để
thực hiện các chức năng tương tự như séc giấy thông
thường.
12-356
Khái niệm chung về séc điện tử

Séc điện tử là
phiên bản điện tử
có giá trị pháp lý,
đại diện cho một
tấm séc giấy
truyền thống

12-357
Là cơ chế thanh toán điện tử
đầu tiên được Kho bạc Mỹ
lựa chọn để thanh toán cho
các giao dịch có giá trị lớn

Về mặt bản chất: Séc


điện tử là một thông
Về mặt nguyên tắc: Hệ điệp điện tử, có nội
thống thanh toán séc dung tương tự như séc
điện tử được xây dựng giấy truyền thống
dựa trên hệ thống
thanh toán séc giấy
12-358
5.1.2. Lợi ích của thanh toán séc điện tử

Tiết kiệm chi phí

Sự tiện lợi Tiết kiệm thời gian

An toàn hơn séc giấy


Dễ theo dõi

12-359
Sự tiện lợi

- Thuận tiện là một trong những ưu điểm chính của séc điện
tử. Với séc giấy, người dùng phải đến ngân hàng hoặc bưu
điện và điền vào biểu mẫu. Sau đó, họ phải đợi séc được xử
lý và thanh toán. Với séc điện tử, người dùng không cần phải
đi đâu, họ có thể xử lý và thanh toán chúng trực tuyến chỉ
bằng vài cú nhấp chuột.
- Sự cấp phép, phát hành, gửi và kiểm tra có thể thực hiện
trực tuyến ở bất cứ thời điểm nào.
- Phương thức thanh toán này cũng giúp người dùng dễ dàng
thanh toán hóa đơn hoặc mua hàng trực tuyến.
Tiết kiệm chi phí

- Chi phí liên quan đến phát hành séc điện tử thấp hơn đáng kể so
với chi phí liên quan đến séc giấy. Không chỉ không có các yêu cầu
như đối với séc giấy vật lý và chi phí để phát hành, mà séc điện tử
không yêu cầu bưu chính vật lý trong trường hợp thanh toán được
thực hiện cho các đối tượng ngoài tầm với trực tiếp của ngân hàng
phát hành séc.
- Các công ty thẻ tín dụng và PayPal thường tính phí sử dụng dịch
vụ của họ. Séc điện tử không có bất kỳ khoản phí bổ sung nào, vì
vậy chúng có thể rẻ hơn so với các phương thức thanh toán
khác. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp thực hiện nhiều
giao dịch trực tuyến. Đây cũng là một số lý do khiến séc điện tử
ngày càng trở nên phổ biến với các doanh nghiệp. Séc điện tử
thường miễn phí gửi và miễn phí nhận.
Tiết kiệm thời gian

• Séc giấy có thể mất một tuần hoặc hơn để hoàn tất trước khi tiền được
chuyển thành công từ tài khoản này sang tài khoản khác. Các ngân hàng
phải xác nhận khoản tiền gửi bằng séc giấy bằng cách liên hệ với ngân
hàng mà séc có nguồn gốc từ đó và xác nhận tất cả các chi tiết cần thiết
liên quan đến khoản thanh toán đó. Đây là một quá trình tốn thời
gian. Trong khi guồng quay của bộ máy quan liêu tài chính quay cuồng,
các thương nhân phải chờ đợi để thu về thu nhập của họ.
• Séc điện tử không yêu cầu việc phát hành như séc giấy, do đó không phải
mất thời gian chờ đợi séc được chuyển vật lý đến tay người nhận thanh
toán và giao dịch được thực hiện dễ dàng hơn.
• Séc điện tử sử dụng các nghiệp vụ điện tử và thiết bị điện tử để xử lý giao
dịch nên có thể loại bỏ việc xử lý thủ công. Điều này có nghĩa là sẽ có ít
khả năng xảy ra lỗi của con người hơn và tiền sẽ được chuyển nhanh hơn.
An toàn hơn séc giấy

• Séc điện tử cung cấp khả năng nhận


diện và bảo vệ thông tin với công nghệ
chữ ký số, điều này có thể ngăn chặn
thông tin bị thay đổi và sửa chữa.
• Việc sử dụng hạ tầng công nghệ bảo
mật trong quá trình xử lý thanh toán
séc như: xác thực hai lớp, mã hóa an
toàn di động và giao dịch thông qua tin
nhắn SMS mang đến các dịch vụ an toàn
và bảo mật.
• Ngoài ra, các thông tin séc điện tử được
số hóa và đảm bảo an toàn cho các giao
dịch tài chính.
Dễ theo dõi
• Séc điện tử được xử lý thông qua mạng điện
tử. Điều này có nghĩa là ít có khả năng chúng
bị mất, thất lạc hoặc bị đánh cắp.
• Séc điện tử có thể dễ dàng theo dõi thông qua
các hệ thống ngân hàng trực tuyến. Điều này
giúp người dùng dễ dàng biết tiền đang đi đâu
và chúng sẽ được chuyển cho ai.
• Khi người dùng thực hiện thanh toán bằng
séc điện tử, giao dịch sẽ được ghi lại trong
lịch sử tài khoản của họ. Điều này giúp họ dễ
dàng theo dõi các khoản thanh toán của mình
và xem những khoản nào đã được xử lý và
thanh toán => hữu ích khi cần xem lại lịch
sử giao dịch hoặc nếu có tranh chấp với người
bán.
CHƯƠNG 5
HỆ THỐNG
THANH TOÁN SÉC ĐIỆN TỬ

5.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA SÉC ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
5.2. Đặc điểm của séc điện tử

Có tính chất thời


hạn Chứa đựng thông tin như
séc giấy
Tốc độ xử lý nhanh
và tiết kiệm chi phí
Khai báo và chuyển giao
bằng các phương tiện điện
tử

An toàn và bảo mật cao


Được xử lý như một
Sử dụng mạng ACH để lệnh thanh toán
xử lý thanh toán
12-366
Có tính chất thời hạn

• Séc điện tử chỉ có giá trị tiền tệ hoặc giá trị thanh toán trong một
khoảng thời gian nhất định.
• Thời hạn hiệu lực của séc điện tử tùy thuộc vào từng loại séc,
phạm vi không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước quy
định.
Chứa đựng thông tin như séc giấy

- Name on account: Tên chủ TK


- Nam of bank: Tên ngân hàng
- Type of Account: Loại TK
- Check number: Số séc
- Routing Number: Số hiệu NH
- Account Number: Số TK
Khai báo và chuyển giao bằng các
phương tiện điện tử

• Chủ yếu được khai báo


qua mạng máy tính kết
nối Internet.
• Khi đã được khai báo, séc
điện tử được chuyển giao
cho người nhận thông qua
nhiều kênh điện tử an
toàn (VD: email)
An toàn và bảo mật cao

• Séc điện tử chứa thông tin tài khoản và


thanh toán giống như séc giấy, nhưng
nó có nhiều tính năng bảo mật hơn. Ví
dụ: nó bao gồm mã bảo mật chữ ký số
được sử dụng để xác nhận rằng khoản
thanh toán đã được người trả tiền ủy
quyền hợp lệ, cũng như mã hóa đường
truyền.
• Séc điện tử sử dụng các thành phần mã
hóa (RSA và SHA-128; Xác thực hai yếu
tố)
• Trước khi phát hành séc điện tử, người
dùng phải thực hiện xác thực hai lớp.
Tốc độ xử lý nhanh và tiết kiệm chi phí

• Séc điện tử sử dụng các nghiệp


vụ điện tử để xử lý giao dịch
nên tốc độ nhanh hơn nhiều so
với séc giấy.
• Bởi vì toàn bộ việc thanh toán
này được thực hiện dưới hình
thức điện tử, không phải mất
chi phí phát hành và bưu chính
nên rẻ và tiện hơn nhiều so với
sử dụng các tờ séc bằng giấy.
• Các chuyên gia dự tính rằng,
chi phí cho lưu thông séc điện
tử sẽ chỉ bằng 1/3 chi phí lưu
thông giấy séc.
Được xử lý như một lệnh thanh toán

• Séc điện tử được xử lý như một lệnh


thanh toán mà người gửi yêu cầu ngân
hàng của họ thực hiện. Séc điện tử bao
gồm số tiền thanh toán và chi tiết tài
khoản của người nhận. Sau đó, họ ủy
quyền thanh toán qua chữ ký điện
tử. Mỗi ngân hàng có một cách làm
khác nhau. Nó có thể là một mã đặc
biệt, đường dây điện thoại để xác thực
hoặc chữ ký sinh trắc học.
• Khi ngân hàng nhận được lệnh này phải
thực hiện vô điều kiện trừ trường hợp
tờ séc không đủ dấu hiệu pháp lý.
Sử dụng mạng ACH để xử lý thanh toán

• Tất cả séc điện tử đều được xử lý


trên mạng ACH, nhưng điều quan
trọng cần lưu ý là không phải tất
cả các khoản thanh toán ACH đều
là séc điện tử.
• Mạng ACH xử lý thanh toán theo
đợt, vì vậy đây không phải là quy
trình tức thời. Thường mất hai đến
ba ngày làm việc để tiền xuất hiện
trong tài khoản đích.
CHƯƠNG 5
HỆ THỐNG
THANH TOÁN SÉC ĐIỆN TỬ
5.3. PHÂN LOẠI SÉC ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
5.3. Phân loại séc điện tử

5.3.1. Theo cách xác định người thụ hưởng


5.3.2. Theo mục đích sử dụng
5.3.3. Theo chủ thể ký phát hành séc

12-375
Séc định danh
(Payee) Theo cách Séc vô danh (Bearer)
xác định
người thụ
hưởng

Séc theo lệnh


Séc gạch chéo
Séc tiền mặt

Theo mục
đích sử
dụng

Séc chuyển khoản


Séc khách hàng
Theo chủ Séc ngân hàng
thể ký phát
hành séc
Séc điện tử theo
phương thức Print
and Pay Theo cách
thức thanh
toán Séc điện tử theo
phương thức trực
tuyến
Chuyển đổi tài khoản
phải thu - ARC Chuyển đổi văn
phòng hỗ trợ- BOC

Theo mục
đích sử
dụng

Thanh toán qua điện


Thanh toán qua Web thoại - Tel
CHƯƠNG 5
HỆ THỐNG
THANH TOÁN SÉC ĐIỆN TỬ
5.4. QUY TRÌNH HỆ THỐNG
THANH TOÁN SÉC ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
5.4. Quy trình hệ thống thanh toán
séc điện tử

5.4.1. Quy trình hệ thống thanh toán séc


điện tử

5.4.2. Một số hệ thống thanh toán séc điện


tử phổ biến trên thế giới

12-382
Chọn dịch
Đăng
nhập 2 3 vụ “phát 4
hành séc”

5 Nhập tên người


Người bán, ngày phát
Ngân hàng hành, số tiền
mua
của người
Phát hành
mua
Đăng ký dịch
vụ séc điện tử Séc điện tử
7
1 Đối với hệ thống Gửi séc điện tử Người
của người mua bán
(người gửi)
5.4.2. Một số hệ thống thanh toán séc điện tử
phổ biến trên thế giới
5.4.2.1. Hệ thống NACHA

12-384
5.4.2.2. Hệ thống Authorize.net

12-385
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 5
----------------------------------------
1. Trình bày các hình thái phát triển của tiền tệ?
2. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về hình thái hóa tệ. Phân tích các đặc điểm
khiến cho vàng rất thích hợp để thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, có
thể thay thế thanh toán hóa tệ phi kim?
3. Trình bày sự những hiểu biết của anh (chị) về các giai đoạn phát triển của thanh
toán điện tử?
4. Trình bày các khái niệm về thanh toán điện tử. Liệt kê (nêu tên) các yếu tố cấu
thành trong thanh toán điện tử?
5. Trình bày các bên tham gia trong thanh toán điện tử. Nêu hiểu biết của anh (chị)
về vai trò của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (PSP) khi tham gia vào một hệ
thống thanh toán điện tử?
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 5
----------------------------------------
6. So sánh ưu nhược điểm giữa 2 loại hình séc điện tử theo hình thức “Print
and Pay” và Séc trực tuyến?
7. So sánh ưu nhược điểm giữa 2 loại hình séc điện tử theo hình thức ARC
và BOC?
8. So sánh ưu nhược điểm giữa 2 loại hình séc điện tử theo hình thức TEL
và WEB?
9. Trình bày quy trình thanh toán bằng séc điện tử của Authorize.net (có vẽ
hình minh họa).
10. Trình bày quy trình thanh toán bằng séc điện tử của NACHA (có vẽ hình
minh họa).
CHƯƠNG

HỆ THỐNG CHUYỂN KHOẢN


6
ĐIỆN TỬ VÀ THANH TOÁN
HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
MỤC TIÊU CHƯƠNG
- Hiểu được khái niệm, các loại hình, và quy trình của chuyển khoản điện
tử.
- Nắm bắt vai trò của chuyển khoản điện tử đối với các đối tượng tham gia
như ngân hàng, khách hàng, và đối với nền kinh tế.
- Nắm bắt và vận dụng quy trình chuyển khoản điện tử trong nội bộ
(trong một hệ thống ngân hàng) và liên ngân hàng (khác hệ thống
ngân hàng).
- Tiếp cận khái niệm, chức năng, và cách thức vận hàng của hệ thống
thanh toán bù trừ tự động ACH.
- Hiểu về khái niệm và nội dung của hóa đơn điện tử; các đặc điểm của
hóa đơn điện tử, lợi ích và trở ngại khi áp dụng hóa đơn điện tử.
- Nắm bắt và vận dụng các loại hình của hóa đơn điện tử và quy trình
thanh toán hóa đơn điện tử.
NỘI DUNG CHÍNH
6.1.Hệ thống chuyển khoản điện tử
(EFT)
6.2. Hệ thống thanh toán bù trừ tự
động ACH
6.3. Hệ thống thanh toán hóa đơn
điện tử (EBPP)

12-390
NỘI DUNG MỤC 6.1 – CHƯƠNG 6

6.1. Hệ thống chuyển khoản điện tử


6.1.1. Khái niệm, vai trò, các bên tham gia vào
chuyển khoản điện tử
6.1.2. Phân loại chuyển khoản điện tử
6.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của chuyển khoản
điện tử
6.1.4. Quy trình hệ thống chuyển khoản điện tử

12-391
NỘI DUNG MỤC 6.2 – CHƯƠNG 6

6.2. Hệ thống thanh toán bù trừ tự động ACH


6.2.1. Khái niệm, đặc điểm của hệ thống ACH
6.2.2. Lợi ích, hạn chế và phân loại hệ thống
ACH
6.2.3. Các bên tham gia và quy trình hệ thống
ACH

12-392
NỘI DUNG MỤC 6.3 – CHƯƠNG 6

6.3. Hệ thống thanh toán hóa đơn điện tử


6.3.1. Khái niệm và đặc điểm của thanh toán hóa đơn
điện tử
6.3.2. Lợi ích và hạn chế của thanh toán hóa đơn điện
tử
6.3.3. Phân loại thanh toán hóa đơn điện tử
6.3.4. Quy trình hệ thống thanh toán hóa đơn điện tử

12-393
CHƯƠNG 6
HỆ THỐNG
CHUYỂN KHOẢN ĐIỆN TỬ VÀ
THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
6.1. HỆ THỐNG CHUYỂN KHOẢN ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
6.1.1. Khái niệm, vai trò, các bên
tham gia vào chuyển khoản điện tử

6.1.1.1. Khái niệm chuyển khoản điện tử


6.1.1.2. Vai trò của chuyển khoản điện tử

12-395
6.1.1. Khái niệm, vai trò và các bên tham
gia vào chuyển khoản điện tử
-Chuyển khoản điện tử ( EFT ) là chuyển tiền điện tử
từ tài khoản ngân hàng này sang tài khoản ngân hàng
khác, trong một tổ chức tài chính hoặc giữa nhiều tổ
chức, thông qua hệ thống máy tính mà không có sự
can thiệp trực tiếp của nhân viên ngân hàng.
6.1.1.1. Khái niệm
chuyển khoản - Chuyển khoản điện tử (EFT) là một hình thức thanh
điện tử toán kỹ thuật số để ghi nợ hoặc gửi tiền trực tiếp từ
tài khoản ngân hàng này sang tài khoản ngân hàng
khác.
- EFT là hoạt động di chuyển kỹ thuật số bất kỳ số tiền
nào từ tài khoản ngân hàng này sang tài khoản ngân
hàng khác, cho dù các tài khoản đó có được lưu trữ
bởi cùng một tổ chức tài chính hay không.

12-396
Khái niệm chuyển khoản điện tử

-Chuyển khoản điện tử (EFT) là quá trình chuyển tiền từ tài khoản
ngân hàng này sang tài khoản ngân hàng khác bằng công nghệ dựa
trên máy tính.
- Chuyển khoản điện tử (EFT) là một hình thức thanh toán kỹ thuật
số để ghi nợ hoặc gửi tiền trực tiếp từ tài khoản ngân hàng này sang
tài khoản ngân hàng khác. Chuyển khoản điện tử (EFT) là một hình
thức thanh toán kỹ thuật số để ghi nợ hoặc gửi tiền trực tiếp từ tài
khoản ngân hàng này sang tài khoản ngân hàng khác.
- Chuyển khoản điện tử (EFT) là việc thực hiện các giao dịch điện tử
để chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản kháccó thể trong
cùng một tổ chức tài chính hoặc giữa các tổ chức tài chính khác
nhau.
- Chuyển tiền điện tử (EFT) là bất kỳ trao đổi nào liên quan đến việc
ra lệnh, hướng dẫn hoặc ủy quyền cho một tổ chức tài chính ghi nợ
hoặc ghi có vào tài khoản của người tiêu dùng thông qua thiết bị
đầu cuối điện tử, điện thoại, máy tính hoặc băng từ.

12-397
Chuyển khoản điện tử là
nghiệp vụ chuyển tiền thanh
toán giữa các chi nhánh của
Khái niệm chung về cùng một ngân hàng hoặc
chuyển khoản điện tử giữa các ngân hàng khác
nhau thông qua sử dụng các
thiết bị điện tử.

12-398
6.1.1.2. Vai trò của chuyển khoản điện tử

Đối với khách


hàng

Đối với nền Đối với


kinh tế ngân hàng

12-399
Đối với khách hàng

- Nhanh chóng, tiện lợi: Đây có lẽ là lợi ích đầu tiên phải kể đến của phương thức thanh toán
điện tử. Trước đây, để nạp tiền điện thoại, nạp thẻ game, thanh toán hóa đơn điện nước,
người dùng phải chạy ra cửa hàng hoặc đến các địa chỉ cụ thể để nộp tiền. Thì nay, chỉ cần
một chiếc máy tính hoặc smartphone được kết nối Internet, bạn có thể thanh toán mọi thứ
24/7.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian: Không chỉ thực hiện nhanh chóng, tiện lợi, dịch vụ thanh toán
trực tuyến còn giúp bạn tiết kiệm chi phí, thời gian. Người dùng chỉ cần ngồi ở nhà, thực
hiện một vài thao tác đơn giản là xong. Hơn nữa, các dịch vụ thanh toán trực tuyến ở các
ngân hàng đều thường xuyên áp dụng chương trình khuyến mãi giúp khách hàng tận hưởng
dịch vụ tốt nhất với mức giá rẻ nhất. Chuyển khoản điện tử giúp tiết kiệm thời gian và chi
phí quản lý các giao dịch tiền mặt như chi phí nhân viên, chi phí giám sát, bảo vệ tiền mặt,…
– An toàn bảo mật thông tin: Những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến đều có cơ chế
bảo mật thông tin tốt nhất cho khách hàng, do vậy người dùng không cần lo lắng thông tin
tài khoản của mình bị lọt ra ngoài. So với dùng tiền mặt thì thanh toán trực tuyến an toàn
và đảm bảo hơn rất nhiều.
– Thanh toán linh hoạt: Người dùng sẽ được cung cấp nhiều phương thức thanh toán khác nhau
như ví điện tử, tài khoản ngân hàng nội địa, thẻ quốc tế, thuận tiện hơn khi thực hiện thanh
toán trực tuyến theo nhu cầu của bản thân.
Đối với ngân hàng

- Hệ thống thanh toán điện tử cho phép tạo ra cơ sở dữ liệu tài chính về các doanh nghiệp, khách hàng, người dân, từ
đó các ngân hàng có thể sử dụng thông tin để xây dựng điểm tín dụng để phê duyệt các khoản vay. Các ngân
hàng cũng có thể sử dụng dữ liệu này để cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản tư nhân và bảo hiểm.
- Tăng doanh thu: Hình thức thanh toán điện tử không chỉ giúp mở rộng hệ thống khách hàng mà còn tăng khả năng
tiếp cận với thị trường thế giới. Nhằm tăng doanh số bán hàng từ khách hàng hiện tại và các dịch vụ tạo ra giá
trị khác.
- Giảm chi phí kinh doanh, chi phí bán hàng, chi phí giao dịch, đồng thời tăng hiệu quả kinh doanh.
- Giảm chi phí văn phòng, rút ngắn thời gian tác nghiệp, chuẩn hóa thủ tục, nâng cao khả năng tìm kiếm và xử lý
chứng từ.
- Giảm chi phí nhân viên, giảm chi phí bán hàng, tiếp thị.
- Mở rộng thị trường thông qua phương thức thanh toán điện tử. Các ngân hàng thay vì tốn thêm tiền mở các chi
nhánh thì có thể cung cấp dịch vụ Internet Banking, Mobile banking để mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, vừa
phục vụ được đối tượng khách hàng lớn hơn.
- Đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm: Các ngân hàng có thể phát triển và cung cấp các dịch vụ mới cho khách hàng
như: Phone banking, home banking, Internet banking, chuyển tiền, rút tiền, thanh toán tự động.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng: Ngân hàng thiếu vốn có thể dễ dàng nhận được sự điều chuyển
của ngân hàng thừa vốn, tạo lợi ích cho cả hai bên. Ngân hàng thiếu vốn không phải chịu lãi suất tiền cao hơn lãi
suất huy động do phải vay nóng từ các tổ chức tín dụng khác để duy trì hoạt động kinh doanh. Trong khi đó ngân
hàng thừa vốn sẽ tránh được tình trạng huy động được quá nhiều vốn nhưng không cho vay được mà vẫn phải
trả lãi cho khách hàng, ngoài ra còn được tăng thêm thu nhập từ lãi suất điều hòa vốn.
Đối với nền kinh tế
- Làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết giảm được chi phí trong khâu in ấn,
vận chuyển tiền, giảm được chi phí lao động xã hội.
- Gia tăng tốc độ tập trung thanh toán của ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân và phát
huy vai trò giám sát đối với nền kinh tế.
- Đối với các nền kinh tế đang phát triển, thanh toán kỹ thuật số là công cụ hiệu quả giúp
đơn giản hóa việc tài trợ cho các đối tượng kinh tế quan trọng, ví dụ như người nông dân
và các hộ kinh doanh cá thể. VD: Ứng dụng MyAgro được áp dụng rộng rãi tại các nước
Senegal, Mali, Tanzania giúp đỡ người nông dân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn và
tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp hiệu quả.
- Hệ thống thanh toán điện tử có thể hỗ trợ việc thiết kế và thực thi các chính sách tiền tệ
phù hợp và hiệu quả. VD: Chính sách thanh toán không dùng tiền mặt.
- Thanh toán điện tử giúp giảm tham nhũng và tăng hiệu quả thu thuế thông qua việc theo
dõi minh bạch tất cả các giao dịch tài chính. Tất cả các giao dịch chuyển khoản điện tử
đều lưu lại lịch sử giao dịch và cho phép tra cứu lại các giao dịch đã thực hiện. Các cơ
quan quản lý như thuế và các đơn vị chức năng có thể tra cứu và quản lý chặt chẽ các
giao dịch của công dân. Mục tiêu hướng đến là một người dân một tài khoản.
6.1.1.3. Các bên tham gia vào chuyển khoản
điện tử
Ngân hàng
Người gửi nhận lệnh
(người phát lệnh)

Ngân hàng
Ngân hàng
trung gian
gửi lệnh
Người thụ hưởng
(người nhận lệnh)

Ngân hàng người


Ngân hàng khởi tạo
thụ hưởng
(Ngân hàng người gửi)
12-403
6.1.2. Phân loại chuyển khoản điện tử

Theo hệ
thống giao
dịch

Theo công Theo cách


cụ thực thức thực
hiện giao hiện giao
dịch dịch

12-404
6.1.2.1. Theo hệ thống giao dịch

Chuyển Chuyển
khoản điện khoản điện
tử cùng hệ tử khác hệ
thống thống
6.1.2.2. Theo công cụ thực hiện giao dịch

Chuyển
khoản qua
ATM

Chuyển
Chuyển khoản
khoản qua máy
qua POS tính/điện
thoại
6.1.2.3. Theo cách thức thực hiện
giao dịch

Chuyển
Gửi tiền khoản Séc điện
trực tiếp qua dịch tử
vụ thẻ

Chuyển Chuyển
khoản qua khoản qua
website ứng dụng
ngân hàng
6.1.3.1. Ưu điểm của chuyển khoản điện tử

-Hiệu quả chi phí : Chuyển khoản điện tử là một cách


thức thanh toán hiệu quả về chi phí để tiết kiệm chi
phí (VD: chi phí đi lại, chi phí in séc giấy và bưu chính,
chi phí ngăn chặn cơ hội gian lận xảy ra). Chuyển
khoản điện tử không chỉ loại bỏ rủi ro do lỗi đếm của
con người và hóa đơn gian lận mà còn loại bỏ rủi ro
thất lạc các giấy tờ có giá và séc giấy.
- Nhanh chóng và thuận tiện: Đối với người thanh
toán, chuyển khoản điện tử loại bỏ thời gian đích thân
đến các chi nhánh ngân hàng, loại bỏ thời gian xếp
hàng, loại bỏ thời gian xử lý của nhân viên ngân hàng
và kiểm đếm tiền gửi. Điều này làm tăng yếu tố thuận
tiện cho người tiêu dùng.
12-408
Ưu điểm của chuyển khoản điện tử
- Chống từ chối (chống phủ nhận) một giao dịch được
hoàn thành bởi EFT: Bất kỳ một hệ thống chuyển khoản
điện tử nào đều lưu lại lịch sử giao dịch thanh toán. Vì
vậy, nếu người dùng đã thanh toán bằng chuyển khoản
điện tử và có tranh chấp với người bán, thì rất dễ kiểm
tra, đối sánh, cung cấp bằng chứng về giao dịch. Ngoài
ra, họ cũng có quyền yêu cầu ngân hàng của mình kiểm
tra bất kỳ điều gì có vẻ không chính xác hoặc trái phép.
- Giúp người bán truy cập tiền thanh toán nhanh hơn.
Với chuyển khoản điện tử, khi người mua thanh toán,
gần như ngay lập tức người bán có thể nhận được tiền
thanh toán trong tài khoản hoàn toàn không phụ thuộc
vào khoảng cách địa lý giữa người bán và người mua. Vì
vậy, ngay lập tức người bán có thể truy cập vào khoản
tiền thanh toán và sử dụng nó nếu muốn. 12-409
6.1.3.2. Nhược điểm của chuyển khoản
điện tử
- Có thể bị thu thập thông tin tài khoản thanh toán trong khi
thực hiện chuyển khoản điện tử: Việc yêu cầu người dùng khai
báo hoặc cung cấp các thông tin về phương tiện thanh toán
(trực tiếp hoặc trực tuyến) trong quá trình thực hiện giao
dịch, khiến cho thông tin về tài khoản thanh toán có thể bị tiết
lộ và thu thập bởi một bên thứ ba hoặc từ chính hệ thống
thanh toán.
- Khó nhận được sự cảm thông và tiền hoàn lại từ các hệ thống
chuyển khoản điện tử khi có các giao dịch tài chính xảy ra mà
không được phép của người dùng: Nếu không có đầy đủ thông
tin về người đã thực hiện các giao dịch tài chính trái phép từ
tài khoản của người dùng, rất khó để người dùng giành được
yêu cầu và nhận được tiền hoàn lại từ các tổ chức tài chính
vận hành hệ thống chuyển khoản điện tử.

12-410
Nhược điểm của chuyển khoản
điện tử
- Chuyển khoản điện tử có thể làm tăng chi phí kinh doanh của
doanh nghiệp TMĐT: Nếu doanh nghiệp TMĐT xây dựng hệ
thống chuyển khoản điện tử sẽ phải chịu thêm chi phí trong việc
mua sắm, cài đặt và duy trì các công nghệ thanh toán, bảo mật
phức tạp. Trong trường hợp doanh nghiệp TMĐT tích hợp dịch vụ
chuyển khoản điện tử với một nhà cung cấp, doanh nghiệp đó
cũng phải chịu chi phí đăng ký hoặc phí dịch vụ. Thực tế này làm
gia tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp sử dụng.
- Người thanh toán cần có sẵn tiền ngay lập tức: Chuyển tiền
điện tử là một quá trình diễn ra ngay lập tức. Nếu khách hàng
mua thứ gì đó bằng chuyển khoản điện tử, thì họ phải có sẵn
tiền ngay lập tức trong tài khoản mới có thể thực hiện việc thanh
toán. Điều này hoàn toàn không giống như séc truyền thống
hoặc thẻ tín dụng có thể mất vài ngày làm việc để thanh toán
trước khi ngân hàng giải ngân.
12-411
6.1.4. Quy trình hệ thống chuyển
khoản điện tử

6.1.4.1. Quy trình chung của chuyển khoản


điện tử
6.1.4.2. Quy trình chuyển khoản điện tử cùng
hệ thống
6.1.4.3. Quy trình chuyển khoản điện tử khác
hệ thống

12-412
6.1.4.1. Quy trình chung của chuyển
khoản điện tử
- Bước 1: Người dùng truy cập vào tài
khoản ngân hàng trực tuyến trên ứng
dụng Mobile Banking hoặc website của
ngân hàng nơi người dùng mở tài khoản.
- Bước 2: Người dùng tiến hành nhập tên
và mật khẩu để đăng nhập vào tài khoản
ngân hàng trực tuyến của mình.
- Bước 3: Trong các tính năng, người dùng
chọn “Chuyển khoản” hoặc “Chuyển tiền”.
Sau đó lựa chọn hình thức chuyển tiền
muốn thực hiện (chuyển tiền nội bộ;
chuyển tiền liên ngân hàng hoặc chuyển
tiền đến ngân hàng khác).
12-413
Quy trình chung của chuyển khoản điện tử

- Bước 4: Người dùng nhập các thông tin mà


hệ thống chuyển khoản điện tử yêu cầu như:
Số tài khoản người nhận, số tiền cần
chuyển, nội dung chuyển tiền. Sau đó nhấn
tiếp tục.
- Bước 5: Người dùng kiểm tra lại các thông
tin giao dịch 1 lần nữa. Nếu không có gì thay
đổi, người dùng nhấn “Thanh toán” hoặc
“Chuyển tiền”.
- Bước 6: Người dùng nhập mã OTP được gửi
về SMS điện thoại hoặc sử dụng mã token
đã được ngân hàng trực tuyến cấp phát. Sau
đó nhấn “Xác nhận”.
Quy trình chung của chuyển khoản điện tử

- Bước 7: Ngân hàng trực tuyến sẽ hiển thị


thông báo chuyển tiền thành công.
- Bước 8: Người gửi sẽ nhận được thông
báo về phát sinh Nợ trong tài khoản cùng
với thông tin chi tiết của giao dịch. Người
nhận sẽ nhận được thông báo về phát sinh
Có trong tài khoản cùng với thông tin chi
tiết của giao dịch.
6.1.4.2. Quy trình
chuyển khoản điện tử cùng hệ thống
Ngân hàng trực tuyến nơi
người gửi và người nhận
cùng có tài khoản
Truy cập và đăng Thực hiện “Chuyển
nhập vào tài khoản khoản”
ngân hàng trực
tuyến

Thông báo phát sinh Thông báo phát sinh


Nợ Có

Người gửi Gửi thông tin tài khoản Người nhận

-Người gửi và người nhận tiền phải đăng ký mở tài khoản


Yêu cầu tại cùng một ngân hàng (có thể khác chi nhánh).
6.1.4.3. Quy trình
chuyển khoản điện tử khác hệ thống

-Người gửi và người nhận tiền có tài khoản tại hai


ngân hàng khác nhau.
- Ngân hàng người gửi và ngân hàng người nhận tiền
Yêu cầu cần phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại cùng
một ngân hàng thứ ba còn gọi là ngân hàng trung
gian.
- Ngân hàng trung gian đóng vai trò cầu nối giữa các
ngân hàng thương mại khác nhau thường là ngân
hàng Nhà nước hay còn gọi là Ngân hàng Trung ương
Quy trình
chuyển khoản điện tử khác hệ thống
Ngân hàng người
Ngân hàng Ngân hàng trung
gửi gửi yêu cầu
chuyển tiền gian thực hiện bù trừ
trung gian

Ngân hàng Ngân hàng


trung gian trung gian
gửi thông gửi thông Ngân hàng người
Ngân hàng người gửi
báo báo nhận

Thông báo Thông báo Chuyển tiền


Yêu cầu
phát sinh Nợ phát sinh Có vào tài khoản
chuyển tiền
người nhận

Cung cấp thông tin tài khoản


Người gửi Người nhận
ngân hàng
CHƯƠNG 6
HỆ THỐNG
CHUYỂN KHOẢN ĐIỆN TỬ VÀ
THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
6.2. HỆ THỐNG THANH TOÁN BÙ TRỪ TỰ
ĐỘNG ACH
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
6.2.1. Khái niệm, đặc điểm của hệ
thống ACH

6.2.1.1. Khái niệm hệ thống ACH


6.2.1.2. Sự khác biệt của hệ thống ACH
với chuyển khoản điện tử
6.2.1.3. Đặc điểm của hệ thống ACH

12-420
Khái quát về
thanh toán
bù trừ
Khái quát về
thanh toán
bù trừ
ACH (Automated Clearing House) được hiểu là
một hệ thống mạng lưới để kết nối tất cả các ngân
hàng và các tổ chức tài chính nhằm thực hiện quá
trình dịch chuyển tiền quá trình dịch chuyển tiền
từ ngân hàng này sang các ngân hàng khác thông
qua sử dụng các thiết bị điện tử.
- Các giao dịch thanh toán ACH có thể mất từ một
đến bốn ngày để hoàn thành, trong khi các giao
dịch chuyển khoản điện tử được xử lý theo thời
Sự khác
gian thực.
biệt giữa
- Các giao dịch ACH được xử lý theo đợt mỗi ngày,
ACH và trong khi các giao dịch chuyển khoản điện tử được
chuyển xử lý đơn lẻ.
khoản điện - Các ngân hàng lớn hơn thường có thể xử lý
tử thanh toán ACH nhanh hơn các ngân hàng nhỏ
hơn; đối với chuyển khoản điện tử tốc độ xử lý
giữa ngân hàng lớn và nhỏ không có sự phân biệt.
- Mức phí của các giao dịch ACH thường rẻ hơn so
với mức phí của chuyển khoản điện tử.
ACH đóng vai trò điều
ACH không xử lý một phối kết nối các ngân
giao dịch đơn lẻ hàng thanh toán

Đặc điểm
của hệ
thống ACH
Hoạt động thanh toán
không được xử lý ngay
ACH có tính kinh tế
mà phải mất một
theo quy mô
khoảng thời gian
6.2.2. Lợi ích, hạn chế và phân loại
hệ thống ACH

6.2.2.1. Lợi ích của hệ thống ACH


6.2.2.2. Hạn chế của hệ thống ACH
6.2.2.3. Phân loại hệ thống ACH

12-426
- Chi phí xử lý giao dịch thấp hơn các hệ thống thanh
toán khác. Bởi vì Mạng ACH gộp các giao dịch tài
chính lại với nhau và xử lý chúng theo “lô” vào các
khoảng thời gian cụ thể trong ngày nên nó đạt được
lợi thế kinh tế theo quy mô.

- Thuận tiện hơn đối với người dùng. Người dùng


không cần phải sử dụng hóa đơn giấy, séc giấy và
tốn thời gian di chuyển đến ngân hàng. Ngoài ra, hệ
thống ACH còn cung cấp các tùy chọn thanh toán
khác nhau giúp mang lại trải nghiệm tốt hơn cho
khách hàng và cho phép thiết lập thanh toán định
kỳ, giúp cho các giao dịch trực tuyến trở nên cực kỳ
nhanh chóng và dễ dàng.
-Mức độ bảo mật cao. Tất cả các bên liên quan đến
giao dịch ACH (bao gồm cả doanh nghiệp thực hiện
thanh toán và bên xử lý bên thứ ba) đều phải triển
khai các quy trình, thủ tục và biện pháp kiểm soát
để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm. Các quy tắc của hệ
thống ACH cũng quy định rằng việc truyền bất kỳ
thông tin ngân hàng nào (như tài khoản của khách
hàng và số định tuyến) đều phải được mã hóa.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh, ít phải kiểm tra
theo hình thức thông thường, và tăng sự hài lòng
của nhân viên. Tài khoản tự động phải trả và phải
thu, sự vận động của dòng tiền mặt trở nên minh
bạch hơn và giảm chi phí hành chính.
- Tốc độ xử lý các giao dịch thanh toán chậm hơn so với các
hình thức thanh toán điện tử khác. Các khoản thanh toán
ACH thường mất từ vài giờ đến vài ngày để xử lý. Các hệ
thống ACH thường được sử dụng cho các giao dịch không
thực sự khẩn cấp. Ngoài ra, Sau một thời gian nhất định
trong ngày, chuyển khoản sẽ không được xử lý cho đến ngày
hôm sau (hoặc thứ Hai, nếu trước ngày cuối tuần).

- Một số tổ chức tài chính có thể hạn chế số tiền có thể


chuyển qua hệ thống ACH. Nếu người dùng muốn thực hiện
chuyển khoản lớn, họ có thể phải thực hiện việc này theo
nhiều lần. Chẳng hạn, nếu một khách hàng cần chuyển tiền
cho con đang học đại học ở xa thông qua hệ thống ACH, họ
có thể bị giới hạn chuyển khoản VD: 1.000 đô la. Nếu số tiền
thuê nhà và các chi phí khác mà con khách hàng đó cần lớn
hơn 1000 USD, khách hàng sẽ phải gửi nhiều hơn một lần
chuyển khoản.
Theo tính chất
thanh toán Theo sự vận động của
Phân loại dòng tiền thanh toán
hệ thống
ACH
Tiền gửi
trực tiếp Thanh toán
Theo tính
chất thanh trực tiếp
toán
Tín dụng ACH Theo sự
vận động Ghi nợ ACH
của dòng
tiền thanh
toán
6.2.3. Các bên tham gia và quy
trình hệ thống ACH

6.2.3.1. Các bên tham gia hệ thống ACH


6.2.3.2. Quy trình hệ thống ACH

12-433
Người khởi tạo
(Originator)
Người nhận lệnh
(Receiver)
Tổ chức tài chính
lưu ký tiền gửi
Tổ chức tài chính
(ODFI)
lưu ký tiền nhận
(RDFI)
Nhà điều hành
ACH Bên thứ ba cung
cấp dịch vụ
Quy trình chung của
hệ thống ACH Cách thức vận hành
Theo chủ của hệ thống ACH
thể ký phát
hành séc
- Bước 1: Khách hàng đặt hàng thực hiện khởi tạo giao dịch, có thể thực hiện thủ công hoặc bằng
cách gửi tệp yêu cầu khởi tạo tới ngân hàng.
- Bước 2: Ngân hàng tập hợp tất cả các lần khởi tạo giao dịch đến từ các khách hàng khác nhau
(kết hợp thủ công và dựa trên tệp) để xử lý trên hệ thống ACH.
- Bước 3: Trên cơ sở định kỳ, ngân hàng tạo một tệp mà nó gửi tới ACH vào cuối ngày hoặc theo
chu kỳ trong ngày.
- Bước 4: Nhà điều hành ACH kết hợp thông tin do các ngân hàng gửi trong mỗi chu kỳ (thông
thường các ACH có nhiều chu kỳ trong ngày).
- Bước 5: Nhà điều hành ACH thông báo cho mỗi ngân hàng về số tiền thanh toán ròng mà họ chịu
trách nhiệm cho chu kỳ.
- Bước 6: Nhà điều hành ACH đảm bảo rằng số tiền thanh toán được nhận từ tất cả những người
tham gia trong chu kỳ, để hoạt động thanh toán có thể được thực thi.
- Bước 7: Nhà điều hành ACH thông báo cho ngân hàng của người thụ hưởng về chi tiết giao dịch.
- Bước 8: Khi giao dịch đến ngân hàng của người thụ hưởng, ngân hàng của người thụ hưởng thực
hiện giao dịch, chẳng hạn như ghi có khoản thanh toán cho người thụ hưởng, trong khi ngân
hàng của khách hàng đặt hàng ghi nợ tài khoản của khách hàng.
Cách thức vận hành của hệ thống ACH
Người nhận ủy quyền Người khởi tạo
1 Người nhận 2 Người khởi tạo

Người khởi tạo


ACH chuyển tiếp dữ liệu
RDFI thực hiện thanh tài chính đến ODFI
toán bù trừ và báo
cáo vào TK người
nhận ACH phân phối file
ACH đến RDFI ODFI sắp xếp và
truyền file đến ACH 3 Tổ chức tài
4 Tổ chức tài
chính lưu ký tiền chính lưu ký tiền
nhận (RDFI) gửi (ODFI)
Tổ Tổ
CHƯƠNG 6
HỆ THỐNG
CHUYỂN KHOẢN ĐiỆN TỬ VÀ
THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
6.3. HỆ THỐNG
THANH TOÁN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
6.3.1. Khái niệm và đặc điểm của
thanh toán hóa đơn điện tử

6.3.1.1. Khái niệm thanh toán hóa đơn


điện tử
6.3.1.2. Đặc điểm của thanh toán hóa đơn
điện tử

12-439
Hóa đơn điện tử là tập hợp các
thông điệp dữ liệu điện tử về bán
Khái niệm hàng hóa, cung cấp dịch vụ
hóa đơn
điện tử Hóa đơn điện tử được xử lý trên hệ
thống máy tính của tổ chức đã được
cấp mã số thuế
Hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử
do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp
dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy
định tại Nghị định này bằng phương tiện điện
Theo Nghị định tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi
119/2018/NĐ- tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu
điện tử với cơ quan thuế
CP

Hóa đơn được lập dưới dạng giấy nhưng được xử


lý, truyền hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử
không gọi là hóa đơn điện tử.
Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý trong các điều
kiện cụ thể sau:
- Thứ nhất, có sự đảm bảo tin cậy về tính toàn vẹn
của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi
thông tin được tạo ra dưới dạng cuối cùng là hóa
đơn điện tử
Giá trị pháp lý
- Thứ hai, tiêu chí đáng giá tính toàn vẹn là thông
của hóa đơn tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay
điện tử đổi về hình thức phát sinh trong quá trình thay đổi,
lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử.
- Thứ ba, thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có
thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh
khi cần thiết.
Là hình thức hóa đơn thanh toán được gửi
trực tuyến tới khách hàng, cho phép khách
hàng có thể quản lý, lưu trữ và xử lý thanh
toán một cách chủ động thông qua sử dụng
Khái niệm các thiết bị điện tử.
thanh toán
hóa đơn Hệ thống thanh toán hóa đơn điện tử sẽ
điện tử cho phép khách hàng có thể xem trực tiếp
hóa đơn điện tử thông qua màn hình máy
tính hay các thiết bị di động và thanh toán
khoản tiền thông qua tài khoản của họ tại
ngân hàng hay thẻ tín dụng.
Hóa đơn điện tử trong
thanh toán phải đảm bảo
các nội dung tương tự
Thanh toán hóa đơn điện như hóa đơn giấy
Đặc điểm
tử không phải hệ thống
thanh toán độc lập
của thanh
toán hóa đơn
điện tử

Tiết kiệm chi phí cho cả


Cho phép khách hàng quản lý, nhà cung cấp và khách
lưu trữ và xử lý thanh toán các hàng
hóa đơn một cách chủ động
Tiết kiệm chi phí

6.3.2.1. Lợi Dễ quản lý, lưu trữ và đối chiếu


ích của thanh
toán hóa đơn
Dễ sử dụng
điện tử

An toàn
Cải thiện dịch vụ khách hàng

6.3.2.1. Lợi Duy trì lòng trung thành của


ích của thanh khách hàng
toán hóa đơn
Gia tăng nhu cầu khách hàng
điện tử

Nâng cao năng lực cạnh tranh


Yêu cầu hạ tầng công nghệ và kỹ
thuật phải đồng bộ và đổi mới
6.3.2.2. Hạn
chế của
Yêu cầu kiến thức và trình độ về
thanh toán
kỹ thuật
hóa đơn điện
tử
Yêu cầu kết nối hệ thống
Phân chia theo số
Phân loại
lượng các bên tham
gia thanh toán
thanh toán
hóa đơn điện
tử
Phân chia theo
cách thức thực
hiện thanh toán
6.3.3.1. Phân chia theo số lượng các bên
tham gia thanh toán

Thanh toán
Thanh toán
hóa đơn điện
hóa đơn điện
tử đơn giản
tử tích hợp
(trực tiếp)

12-449
6.3.3.2. Phân chia theo cách thức thực
hiện thanh toán

Thông qua
ngân hàng
trực tuyến

Thông qua
Trực tiếp
nhà cung
trên
cấp dịch vụ
website
thanh toán
của người
hóa đơn
lập hóa đơn
điện tử
12-450
6.3.4. Quy trình hệ thống thanh
toán hóa đơn điện tử

6.3.4.1. Các thành phần tham gia hệ thống


thanh toán hóa đơn điện tử
6.3.4.2. Quy trình hệ thống thanh toán hóa
đơn điện tử

12-451
6.3.4.1. Các thành phần tham gia hệ
thống thanh toán hóa đơn điện tử

Khách hàng

Nhà lập hóa đơn Nhà cung cấp dịch vụ


(Biller) khách hàng (CSP)

Nhà cung cấp dịch vụ


thanh toán của Biller Nhà cung cấp dịch vụ
(BPP) thanh toán của khách
hàng (CPP)
Nhà cung cấp dịch vụ cho
Biller (BSP)
12-452
Thanh toán hóa đơn điện tử
Thanh toán hóa đơn điện tử phức hợp
đơn giản
Quy trình thanh toán hóa đơn điện tử đơn giản
Người lập hóa
Khách hàng đơn - biller
Internet 1

2
3
5
6

Ngân Nhà
hàng 4 cung cấp
của dịch vụ
khách thanh
hàng 5 toán
12-454
Quy trình thanh toán hóa đơn điện tử phức hợp

12-455
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 6
----------------------------------------

1. Trình bày khái niệm, vai trò và các bên tham gia của hệ thống chuyển
khoản điện tử. Cho ví dụ minh họa?
2. Trình bày khái niệm và quy trình chuyển khoản điện tử cùng hệ thống?
3. Trình bày khái niệm và quy trình chuyển khoản điện tử khác hệ thống?
4. Trình bày khái niệm, và quy trình vận hành của hệ thống ACH?
5. Trình bày các bên tham gia và cách thức vận hành của mạng ACH? Cho ví
dụ minh họa.
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 6
----------------------------------------

6. Trình bày khái niệm và đặc điểm của thanh toán hóa đơn điện tử?
7. Trình bày lợi ích và hạn chế của thanh toán hóa đơn điện tử?
8. Trình bày các cách thức phân loại hoán đơn điện tử? Cho ví dụ minh họa?
9. Trình bày khái niệm và quy trình thanh toán hóa đơn điện tử trực tiếp?
10. Trình bày khái niệm và quy trình thanh toán hóa đơn điện tử tích hợp?
CHƯƠNG

AN TOÀN TRONG THANH TOÁN


7
ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
MỤC TIÊU CHƯƠNG
- Nắm bắt khái niệm và nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề đặt ra đối
với an toàn trong thanh toán điện tử;
- Phân tích các nguy cơ đe dọa trong thanh toán điện tử từ nhiều góc
độ khác nhau như: các nguy cơ khách quan đến từ môi trường bên
ngoài doanh nghiệp hoặc ngoài hệ thống thanh toán điện tử; các
nguy cơ chủ quan đên từ môi trường bên trong doanh nghiệp hoặc
bên trong hệ thống thanh toán điện tử.
- Nắm bắt và vận dung một số giải pháp đảm bảo an toàn trong thanh
toán điện tử như kiểm soát truy cập và xác thực, mã hóa, chữ ký
điện tử.
- Nắm bắt và vận dụng các giao thức đảm bảo an toàn trong thanh
toán điện tử như SSL và SET.
NỘI DUNG CHÍNH
7.1. Khái niệm và các vấn đề đặt ra đối với
an toàn trong thanh toán điện tử
7.2. Các nguy cơ đe dọa tới an toàn trong
thanh toán điện tử
7.3. Các biện pháp đảm bảo an toàn trong
thanh toán điện tử
7.4. Các giao thức đảm bảo an toàn trong
thanh toán điện tử
NỘI DUNG MỤC 7.1 – CHƯƠNG 7

7.1. Khái niệm và các vấn đề đặt ra đối


với an toàn trong thanh toán điện tử
7.1.1. Khái niệm, đặc điểm của an toàn
trong thanh toán điện tử
7.1.2. Các vấn đề đặt ra đối với an toàn
trong thanh toán điện tử
NỘI DUNG MỤC 7.2 – CHƯƠNG 7

7.2. Các nguy cơ đe dọa tới an toàn trong


thanh toán điện tử
7.2.1. Các nguy cơ đe dọa từ bên ngoài
hệ thống thanh toán điện tử
7.2.2. Các nguy cơ đe dọa từ bên trong
hệ thống thanh toán điện tử
NỘI DUNG MỤC 7.3 – CHƯƠNG 7

7.3. Các biện pháp đảm bảo an toàn trong


thanh toán điện tử
7.3.1. Kiểm soát truy cập và xác thực
7.3.2. Mã hóa
7.3.3. Cơ sở hạ tầng khóa công khai
7.3.4. Chữ ký điện tử
7.3.5. Các giải pháp đảm bảo an toàn trong
thanh toán điện tử
NỘI DUNG MỤC 7.4 – CHƯƠNG 7

7.4. Các giao thức đảm bảo an toàn


trong thanh toán điện tử
7.4.1. Giao thức SSL (Secure Socket
Layer)
7.4.2. Giao thức SET (Secure Electronic
Transaction)
CHƯƠNG 7
AN TOÀN TRONG
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
7.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI
VỚI AN TOÀN TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
7.1. Khái niệm và các vấn đề đặt ra đối
với an toàn trong thanh toán điện tử

7.1.1. Khái niệm, đặc điểm của an toàn


trong thanh toán điện tử
7.1.1.1. Khái niệm an toàn trong thanh toán
điện tử
7.1.1.2. Đặc điểm của an toàn trong thanh
toán điện tử
7.1.1.1. Khái niệm an toàn trong thanh
toán điện tử
Là việc thực hiện các hoạt động để đảm bảo tính
Tiếp cận
toàn vẹn và không bị can thiệp của các giao dịch
hoạt động
thanh toán trên Internet

Là một tập hợp các giao thức và định dạng bảo


Tiếp cận mật đảm bảo rằng việc sử dụng giao dịch thanh
hệ thống
toán trực tuyến trên internet được an toàn

Là việc đảm bảo sự an toàn, tính riêng tư của


Tiếp cận
người dùng
các giao dịch tài chính trên Internet và quyền
kiểm soát các thông tin cá nhân của người dùng
Một số khái niệm an toàn trong thanh
toán điện tử
Việc bảo vệ thông tin giao dịch và hệ thống thông tin
CNSS thanh toán khỏi sự truy cập, sử dụng, tiết lộ, gián
(2010) đoạn, sửa đổi hoặc phá hủy trái phép nhằm cung cấp
tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng.

Đảm bảo rằng chỉ những người dùng được ủy quyền


ISACA , mới có quyền truy cập vào thông tin thanh toán, giao
(2008) dịch một cách chính xác và đầy đủ khi được yêu cầu.

Bảo vệ thông tin giao dịch và hệ thống thông tin


Kurose và thanh toán hoặc các tài liệu thanh toán khỏi bị truy
Ross (2010) cập trái phép, hư hỏng, trộm cắp hoặc phá hủy.
=> Khái niệm chung về an toàn trong thanh
toán điện tử
An toàn thông tin trao đổi giữa các chủ
thể khi tham gia giao dịch thanh toán

An toàn cho các hệ thống (hệ thống máy


chủ thương mại và các thiết bị đầu cuối,
đường truyền…) không bị xâm hại từ bên
ngoài hoặc có khả năng chống lại những
tai hoạ, lỗi và sự tấn công từ bên ngoài.
7.1.1.2. Đặc điểm của an toàn trong
thanh toán điện tử
Mang tính tương đối
Gắn liền với chi phí
Thường đứt gãy ở
khâu yếu nhất
Quá trình được lặp đi
lặp lại
Được cập nhật thường
xuyên, liên tục
Đòi hỏi sự thận trọng
về kỹ thuật
7.1.2. Các vấn đề đặt ra đối với an toàn
trong TTĐT

471
7.1.2.1. Nhìn từ góc độ người tiêu dùng

Được sử dụng đúng website


của các công ty hợp pháp

Không được chứa đựng virus


hay các đoạn mã nguy hiểm
trong website

Bảo mật các thông tin: Mã số,


CVV2, Pass word, exp
7.1.2.2. Nhìn từ góc độ doanh nghiệp (website)

Bảo vệ website trước những cuộc tấn


công từ bên ngoài

Bảo vệ người tiêu dùng khi tham


gia giao dịch
7.1.2.3. Nhìn từ góc độ hệ thống
thanh toán điện tử
Tính bí mật -
Confidentiality
Tính toàn vẹn - Integrity
Tính sẵn sàng -
Availability
Tính chống từ chối –
Nonrepudiation
Xác thực -
Authentication
Cấp phép -
Authorization
Kiểm soát - Auditing
CHƯƠNG 7
AN TOÀN TRONG
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
7.2. CÁC NGUY CƠ ĐE DỌA TỚI AN TOÀN
TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
7.2.1. Các nguy cơ đe doạ từ bên
ngoài doanh nghiệp

Là những nguy cơ đe doạ do các nhân tố


bên ngoài sử dụng phần mềm, tri thức
và kinh nghiệm chuyên môn tấn công
vào hệ thống thanh toán điện tử của
doanh nghiệp
Toàn cảnh các nguy cơ đe doạ từ bên ngoài
doanh nghiệp
7.2.1.1. Virus

Melissa
Macro Virus

Virus tệp
Chernobyl

Virus Script "LOVE-LETTER-FOR-


YOU.txt.vbs"
7.2.1.2. Sâu máy tính (worm)
7.2.1.3. Con ngựa thành Tơroa (Trojan horse )
Giao diện chính của trojan
Antimalware doctor
7.2.1.4. Phần mềm gián điệp (Spyware)
7.2.1.5. Phần mềm quảng cáo nguỵ trang
(Adware)
7.2.1.6. Hacker và một số hình thức tấn công phổ biến của hacker

Khái niệm hacker

Phân loại hacker

Hacker mũ trắng
Hacker mũ đen
Hacker mũ xanh/samurai
Hacker mũ xám hay mũ nâu
Một số hình thức tấn công phổ biến của hacker

+, Tấn công “deface” (thay đổi giao


diện)
+, Tấn công từ chối dịch vụ (DoS -
Denial of Service)
+, Tấn công từ chối dịch vụ phân tán
(DDoS – Distributed DoS)
Web site của Ban Quản lý dự án DSMEE
Tấn công “deface”
- Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương bị
hacker tấn công
Chợ điện tử
Chợ điện tử ngày 29/9/2006
Tấn công từ chối dịch vụ DoS (Denial of Service)

Gửi yêu cầu http://www...


Tấn công từ chối dịch vụ phân tán DDoS (Distributed Denial of
Service)
Tấn công từ chối dịch vụ phân tán DDoS (Distributed Denial of
Service)

Tin tặc

Gửi tài liệu và nhận các thông báo

Cá nhân Doanh nghiệp CQ nhà nước Trường học Viện nghiên cứu Nhà cung cấp DV
Đồng loạt tấn công

Hệ thống mục tiêu


Server
7.2.2. Đe doạ từ bên trong doanh nghiệp
CHƯƠNG 7
AN TOÀN TRONG
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
7.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN
TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
7.3. Các biện pháp bảo mật trong TTĐT

7.3.1. Kiểm soát truy cập và xác thực

Kiểm soát truy cập và xác thực là cơ chế xác định xem ai là
người có quyền sử dụng tài nguyên hệ thống và loại tài nguyên
nào có thể sử dụng được.
Các hình thức xác thực

Sử dụng mật khẩu


• Nhận dạng sinh trắc học
• Token
+ Token bị động

+ Token chủ động


7.3.2. Mã hóa

• Mã hóa là việc sắp xếp hỗn độn các ký tự thành một tập
gần như không ai có thể đọc được nếu không có khóa giải
mã để sắp xếp lại.

Mã hóa đối xứng ( Mã hóa khóa bí mật)


Mã hóa bất đối xứng ( Mã hóa khóa công khai)
Mã hóa khóa đối xứng (Mã hóa khóa bí mật)

• Là việc sử dụng cùng một khóa để mã hóa và giải mã thông điệp.


Các thuật ngữ tương đương là: mã hóa đơn khóa (single key),
mã hóa một khóa (one key) và mã hóa khóa cá nhân (private
key).

This is the message key

3
wklv lv wkh phvvdjh
Ưu điểm và hạn chế của mã hóa khóa đối xứng
Ưu điểm
Thủ tục mã hóa đơn giản.
Khối lượng tính toán nhỏ.
Tốc độ mã hóa cũng như giải mã nhanh.

Nhược điểm
Dễ bị phá (bị tấn công) do dùng chung một khóa.
Thường phải được bảo an trong khi phân phối và khi dùng.
Không dùng cho mục đích xác thực (authentication) hay chống
phủ nhận được (non repudiation) được.
Mã hóa khóa bất đối xứng (Mã hóa khóa công khai)

• Là hình thức mã hóa sử dụng hai khóa có quan hệ toán học với
nhau, bao gồm: khóa công khai (public key) và khóa cá nhân
(private key). Trong đó khóa công khai dùng để mã hóa các
thông điệp, còn khóa cá nhân được dùng để giải mã.
Khóa công khai Khóa cá nhân của
của người nhận người nhận
Ưu điểm và nhược điểm của mã hóa khóa công khai
Ưu điểm
Độ an toàn và tin cậy cao.
Không cần phải phân phối khóa giải mã (khóa cá nhân) của
mình như trong mã hóa đối xứng.
Gửi thông tin mật trên đường truyền không an toàn mà không
cần thỏa thuận khóa từ trước.
Tạo và cho phép nhận dạng chữ ký số và do đó được dùng để
xác thực (authentication) hay chống phủ nhận (non
repudiation).
Nhược điểm
Khối lượng tính toán lớn, tốc độ mã hóa cũng như giải mã
chậm.
7.3.3. Cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI)

• Cơ quan quản lý đăng ký (RA – Registration Authority).


• Cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực (CA – Certificate
Authority).
• Chứng chỉ số (Digital Certificate).
7.3.4. Chữ ký điện tử

• Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng từ, số, ký hiệu,
âm thanh hoặc các hình thức khác bằng các phương tiện điện tử,
gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu.

Luật giao dịch


điện tử điều 21
Chữ ký số
Điều 1, khoản 4, Nghị định 26/2006/NĐ-CP

Chữ ký số là
một dạng chữ
ký điện tử được
tạo ra bằng sự Việc biến đổi được tạo ra
biến đổi một bằng đúng khóa bí mật
thông điệp dữ tương ứng với khóa công
liệu sử dụng hệ khai trong cùng cặp khóa
thống mật mã
không đối xứng
Quy trình tạo chữ ký số

1
Băm Hợp đồng rút 3
Hợp đồng Chữ ký số
gọn
gốc 2
Hợp đồng gốc & chữ 4 Người gửi
4 ký số
4

Internet Phong bì số Internet


5
Hợp đồng Phong bì số
Chữ ký số
gốc 6

8 7
Băm Người nhận Hợp đồng rút
Hợp đồng rút
gọn
gọn
9 So sánh 9
• Hàm băm (Hash)
7.3.5. Các giải pháp đảm bảo an toàn trong
thanh toán điện tử
7.3.5.1. Tường lửa (Firewall)
• Tường lửa được hiểu là rào chắn do cá nhân hoặc tổ chức lập
ra để ngăn chặn người dùng Internet truy cập vào các thông
tin không mong muốn hoặc ngăn chặn người dùng từ bên
ngoài truy cập vào các thông tin bảo mật nằm trong mạng nội
bộ.
7.3.5.2. Mạng vành đai – DMZ (Demilitarized Zone)
7.3.5.3. Mạng riêng ảo (Virtual Private Network)
CHƯƠNG 7
AN TOÀN TRONG
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
7.4. CÁC GIAO THỨC ĐẢM BẢO AN TOÀN
TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT
7.4. Các giao thức đảm bảo an toàn
trong thanh toán điện tử

7.4.1.
Giao
thức
SSL
7.4. Các giao thức đảm bảo an toàn
trong thanh toán điện tử

7.4.2.
Giao
thức
SET
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 7
----------------------------------------

1. Trình bày khái niệm và đặc điểm của an toàn trong thanh toán điện tử?
2. Phân tích những yêu cầu đặt ra từ phía người dùng và phía doanh nghiệp
đối với an toàn trong thanh toán điện tử?
3. Phân tích những yêu cầu đặt ra từ phía hệ thống thanh toán điện tử đối với
an toàn trong thanh toán điện tử?
4. Trình bày nguy cơ đe dọa đối với thanh toán điện tử từ phía bên trong
doanh nghiệp? Theo anh (chị) nguy cơ nào là nguy hiểm nhất? Tại sao?
5. Trình bày nguy cơ đe dọa đối với thanh toán điện tử từ phía bên ngoài
doanh nghiệp? Theo anh (chị) nguy cơ nào là nguy hiểm nhất? Tại sao?
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 7
----------------------------------------
6. Trình bày về các giải pháp đảm bảo truy cập và xác thực? Cho ví dụ minh
họa?
7. Trình bày khái niệm, đặc điểm, quy trình của mã hóa khóa đối xứng. Cho
ví dụ minh họa.
8. Trình bày khái niệm, đặc điểm, quy trình của mã hóa khóa bất đối xứng.
Cho ví dụ minh họa.
9. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về cơ sở hạ tầng khóa công khai? Lấy ví
dụ về một nhà cung cấp dịch vụ mã hóa khóa công khai mà anh (chị) biết?
10. Trình bày khái niệm chữ ký điện tử, phân biệt giữa chữ ký điện tử và chữ
ký số?
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 7
----------------------------------------
11. Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về hàm băm (hash). Quy trình gửi
và nhận thông điệp sử dụng chữ ký số?
12. Trình bày về giải pháp bức tường lửa để bảo vệ hệ thống mạng nội bộ của
doanh nghiệp hoặc hệ thống? Cho ví dụ minh họa?
13. Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về giải pháp mạng riêng ảo VPN?
Cho ví dụ minh họa?
14. Trình bày những ưu, nhược điểm của giao thức SSL trong bảo vệ giao dịch
thanh toán điện tử?
15. Trình bày những hiểu biết của (anh) chị về giao thức SET trong bảo vệ
giao dịch thanh toán điện tử?

You might also like