You are on page 1of 21

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

Mục lục

Lời cảm ơn

I. Giới thiệu về công ty thực tập

II. Cầu trục dầm đơn

1. Phân loại

2. Cấu tạo

3. Nguyên lý hoạt động

4. Ưu nhược điểm của cầu trục dầm đơn

5. Bảo dưỡng sửa chữa

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 1


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

Lời cảm ơn

Lời đầu tiên em xin cảm ơn đến quý thầy (cô) trường Đại học Giao Thông Vận Tải

tp.Hồ Chí Minh, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức

bổ ích cho em, đó chính là những nền tảng cơ bản, những hành trang vô cùng quý

giá, là bước đầu tiên cho em bước vào sự nghiệm trong tương lai.

Bên cạnh đó em xin cảm ơn ban giám đốc, cán bộ công nhân viên của công ty dù

rất bận rộn nhưng vẫn dành thời gian chỉ bảo, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận

lợi nhất để em có thể tìm hiểu và thu thập thông tin phục vụ cho bài báo cáo này.

Trong quá trình thực tập và làm bài báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực tế chỉ

dựa vào lý thuyết đã học cùng với thời gian ít ỏi nên chắc bài báo cáo sẽ không

tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét phía thầy (cô).

Cuối cùng em xin chúc mọi người luôn vui vẻ, hạnh phúc, dồi dào sức khỏe và

thành công trong công việc

Em xin chân thành cảm ơn

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 2


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

I. Giới thiệu về công ty thực tập


Công ty Quảng Liên bắt đầu hoạt động từ ngày 24/11/1995 và được sự ủy nhiệm
làm đại lý độc quyền ở Việt Nam của công ty CHENG DAY – Đài Loan (Thành
lập năm 1971) có trên 40 năm kinh nghiệm về sản xuất các loại Palăng và Tời
thang máy. Ngoài ra công ty còn nhận được sự hỗ trợ về công nghệ chế tạo và lắp
đặt Cầu Trục của công ty HOITECH, Công ty chuyên thiết kế và chế tạo Cầu Trục,
Cổng trục ở Đài Loan.
Các sản phẩm của Công ty được thiết kế thông qua hệ thống phân tích vi tính
CAD, kết hợp kinh nghiệm thực tiễn. Các sản phẩm được thiết kế theo tiêu chuẩn
CNS Đài Loan và TCVN 4244-2005. Đội ngũ kỹ thuật được huấn luyện nghiêm
ngặt bởi các chuyên gia Cầu trục Đài Loan, cộng với việc chú trọng các dịch vụ
sau khi bán hàng, giá cả phải chăng, phục vụ tận tình, linh kiện đầy đủ.
Các loại cầu trục công ty sản suất bao gồm:
 Cầu trục :
 Dầm Đơn

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 3


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

 Dầm Đôi
 Cầu trục bờ tường
 Cầu trục quay
 Monorail
 Cổng trục
 Bán cổng trục
 Thang máy

II. Cầu trục dầm đơn


1. Phân loại:
-Cầu trục dầm đơn có nhiều kiểu dáng, hình dạng và tên gọi khác nhau cụ thể như
sau:

-Cầu trục dầm đơn tiêu chuẩn (Single girder overhead crane): Là dạng cầu trục
dầm đơn tiêu chuẩn, cơ cấu di chuyển nằm bên trên dầm đỡ ray (overhead).

-Cầu trục dầm đơn dạng treo: (Single girder suspension crane): Là cầu trục dầm
đơn mà cơ cấu di chuyển cầu trục treo bên dưới dầm đỡ ray.

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 4


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

-Cầu trục dầm đơn tiết kiệm chiều cao nâng (Low headroom single girder crane):
Là cầu trục dầm đơn tiêu chuẩn nhưng được trang bị pa lăng đặc biệt, loại tối ưu
chiều cao nâng hạ.

-Cầu trục dầm đơn pa lăng xích: (Single girder crane with chain hoist): Là cầu trục
dầm đơn lắp đặt với pa lăng xích điện hoặc pa lăng xích kéo tay.

-Cầu trục dầm đơn pa lăng cáp: (Single girder crane with rope hoist): Như trên và
trang bị với pa lăng cáp điện.

-Ngoài ra, người ta còn phân loại cầu trục dầm đơn theo mục đích sử dụng như cầu
trục dầm đơn dùng cho kho hàng, cho nhà xưởng công nghiệp, cho nhà máy sản
xuất...v.v.

2. Cấu tạo của cầu trục dầm đơn

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 5


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

a) Dầm chính

- Dầm chính của cầu trục dầm đơn thường có hai dạng là dạng hộp hoặc dạng thép
hình chữ I, chữ H. Thường thì các nhà sản xuất sẽ luôn tính toán, thiết kế để dầm
chính đảm bảo cầu trục hoạt động được.
Bộ cầu trục dầm đơn thường có Pa-lăng cáp điện được treo bên dưới dầm chính
dạng hộp.
- Ngoài kiểu dầm chính dạng hộp này, cầu trục dầm đơn còn được thiết kế để Pa-
lăng treo bên dưới dầm I, dầm H. Tuy nhiên, với khẩu độ cầu trục lớn từ 10 mét trở
lên.
b) Pa-lăng cáp điện dầm đơn
- Chúng ta có thể trang bị một bộ hoặc hai bộ Pa-lăng hoạt động độc lập hoặc đồng
thời trên cùng một cầu trục, tùy theo từng mục đích sử dụng của khách hàng.

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 6


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

- Nếu hai Pa-lăng hoạt động độc lập thì cần thiết phải có thiết bị chồng va, lắp đặt
trên hai Pa-lăng để tránh việc Pa-lăng va chạm với nhau khi làm việc, gây ra những
sự cố đáng tiếc. Tải trọng thiết kế của cầu trục khi đó sẽ bằng tổng sức nâng của cả
hai Pa-lăng. Trong trường hợp hai Pa-lăng hoạt động đồng thời, chúng ta cần phải
chú ý đến khả năng đồng tốc của hai Pa-lăng.
c) Cơ cấu di chuyển của cầu trục hay còn gọi là bộ dầm biên (hoặc dầm đầu)

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 7


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

-Cơ cấu này bao gồm hai hộp dầm biên có gắn bánh xe, động cơ di chuyển nằm
trên mỗi chiếc dầm biên.
-Dầm biên được chế tạo từ thép tấm hoặc thép chữ I, chữ H tùy theo tải trọng của
cầu trục lớn hay nhỏ.
d) Hệ cấp điện Pa-lăng (hệ điện ngang)
-Đối với cầu trục dầm đơn, hệ điện ngang thường được thiết kế dưới dạng sâu
đo, tức là cáp điều khiển, cáp nguồn đươc treo phía dưới thanh ray theo kiểu uốn
lượn hình sinx.

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 8


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

e) Hệ cấp điện cầu trục

-Với hầu hết các tải trọng của cầu trục dầm đơn, hệ điện dọc là dạng ray dẫn an
toàn 3 pha. Với tải trọng cầu trục từ 1 tấn cho đến 10 tấn, thường dùng loại thanh
dẫn an toàn 3 Pha - 60A, 75A hoặc 100A.

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 9


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

f) Tủ điện cầu trục


-Đây là một bộ phận không thể thiếu của cầu trục dầm đơn. Nó giống như bộ não
của chúng ta vậy. Cầu trục có thể hoạt động tốt hay không, chạy có êm hay là
không, có an toàn hay không đều là nhờ vào tủ điện của cầu trục.

-Thông thường, tủ điện cầu trục sẽ được gia công, lắp ráp bởi các nhà cung cấp
trong nước
g) Hệ ray di chuyển cầu trục dầm đơn
Thông dụng nhất vẫn là kiểu ray vuông, được hàn trực tiếp lên dầm đỡ ray là dầm
thép. Kích thước ray 30 x40mm, 40x40mm hoặc 40x50mm tùy theo tải trọng của
cầu trục.
Có một số nhà xưởng làm dầm đỡ ray bằng bê tông thì ray chạy trên cầu trục là
loại ray P (như kiểu ray xe lửa). Thường hay sử dụng ray P18, P24.
3. Nguyên lý hoạt động
- Động cơ điện truyền chuyển động qua trục truyền động và khớp nối tới các
hộp giảm tốc rồi bánh xe làm di chuyển dầm chính gắn trên các dầm đầu(dầm
biên)
- Xe con có chứa cơ cấu nâng được di chuyển trên ray gắn trên dầm
chính.Phanh làm nhiệm vụ hãm khi cần thiết.
- Các động cơ điện được điều khiển nhờ hệ thống điều khiển đặt ở cabin.
- Diện tích xếp dỡ của cầu trục là hình chữ nhật.

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 10


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

4. Ưu nhược điểm của dầm đơn


a) Ưu điểm của cầu trục dầm đơn
-Cầu trục dầm đơn có thiết kế gọn nhé, gia công, chế tạo nhanh. Công tác lắp đặt
không đòi hỏi nhiều thời gian và thiết bị hỗ trợ.

-Giá thành tương đối rẻ vì khối lượng kết cấu thép nhẹ, đơn giá thiết bị rẻ hơn so
với cầu trục dầm đôi.

-Có thể lắp đặt ở nhưng nơi hạn chế không gian về chiều rộng cũng như chiều dài.

b) Nhược điểm cầu trục dầm đơn


-Tải trọng nâng hạ thấp, tối đa chỉ đạt tới 20 tấn do hầu hết các nhà sản xuất palăng
nâng hạ đều chỉ cung cấp các loại palăng cáp điện dầm đơn đến 20 tấn.

-Chiều cao nâng bị thấp hơn so với cầu trục dầm đôi với cùng cao độ vai cột và
nhà xưởng.

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 11


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

5. Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa cầu trục dầm đơn

 Vì sao phải bảo dưỡng cầu trục?


 Đảm bảo an toàn lao động cho người sử dụng và những người xung quanh.
Nếu không được bảo dưỡng, cầu trục có thể xảy ra hiện tượng chập, cháy bất
cứ lúc nào, vật nâng (tải nâng) có thể rơi xuống ngay khi nâng đến điểm cao
nhất. Nhất là với những loại cầu trục hoạt động từ 5-10 năm trở lên, sản
phẩm không còn nguyên bản nữa, nhiều cơ cấu an toàn đã không hoạt động
hoặc hoạt đồng không đúng yêu cầu lại cần đặc biệt chú ý vần đề bảo dưỡng.

 Nâng cao tuổi thọ của sản phẩm: Cầu trục cũng giống như tất cả các loại
thiết bị hoạt đồng bằng điện (hoặc bằng tay) khác, nếu được bảo dưỡng đúng
cách, thường xuyên thì tuổi thọ sản phẩm sẽ rất lâu dài. Ngược lại, chúng
cũng rất dễ hỏng hóc và là nguyên nhân gây ra những phiền toái cho người
sử dụng.

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 12


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

 Phòng tránh những sự cố thiết bị khiến dây chuyền sản xuất bị đình trệ. Cầu
trục là một mắt xích trong dây chuyền sản xuất, nếu nó có vấn đề thì các bộ
phận khác phụ thuộc vào nó không thể làm việc được. Thiệt hại khó mà đo
đếm được.

a) Kiểm tra và bảo dưỡng hàng ngày trong quá trình đang làm việc hoặc
không làm việc.
Cách thực hiện như sau:
-Kiểm tra bất kỳ tiếng kêu lạ khác thường nào đó và độ rung từ motor, phanh của
xe lớn, xe con, tời. Từ các kết cấu hộp số, vòng bi, tang cáp, khung dầm, ray
điện…So với kết quả kiểm tra của những lần trước.
+ Độ rung từ motor, phanh có thể là những nguyên nhân sau: · Kết cấu cơ khí của
phanh không được hoàn chỉnh. · Khe hở của phanh không chính xác (tời: 0.75mm,
xe con-xe lớn: 0.6mm). · Độ không đồng tâm của trục motor với hộp giảm tốc. ·
Khớp nối motor không tốt. · Trục motor bị cong. · Hệ thống ray cáp, tủ điện.
+ Độ rung từ những kết cấu khác:
Khung rầm, ray nhà xưởng không tốt.
Khung rầm, con lăn của cầu trục
Móc cẩu bị hỏng và toàn bộ bu lông ecu bị rơ lỏng. Phải kiểm tra móc phải quay tự
do.
Kiểm tra hệ thống puly phải tự do và không bị hỏng hóc. Kiểm tra dây cáp phải
đảm bảo xoắn đều và không nằm ngoài rãnh của tang cáp. - Kiểm tra tất cả các
phanh vê tình trạng tiếp xúc của má phanh với bánh phanh có đều không nếu
không phải căn chỉnh lại, vệ sinh sạch sẽ bề mặt làm việc của bánh phanh tránh để
dầu mỡ bụi bẩn dính bám vào bánh phanh.
- Kiểm tra và xiết lại tất cả các bu lông khóa cáp của tời nhỏ và tời to.
- Kiểm tra dây cáp có bị xước, gấp, đứt sợi nào không? Nếu có trường hợp nào xảy
ra phải báo để cho dừng cầu trục và thay ngay.
- Kiểm tra mỡ bôi trơn cho cáp, nếu khô phải bôi mỡ bổ sung.

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 13


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

- Kiểm tra lại toàn bộ cầu trục để siết lại hệ thống bu lông, êcu tai các vị trí chân
phanh, chân động cơ, chân hộp giảm tốc, chân tời nhỏ, to, bu lông bắt mặt bích của
các khớp nối…
- Kiểm tra hệ thống xe lớn, xo con, tời khi có tải thử ở các chiều khác nhau xem có
tiếng ồn, rung động hay không.
- Kiểm tra tình trạng của động cơ về thân động cơ, quạt gió và hộp đấu cáp lên
động cơ.
- Kiểm tra các cực hạn.
b) Bảo dưỡng định kỳ
 Hướng dẫn bôi trơn.
 Mục đích Việc bôi trơn cho tiết bị cầu trục ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
làm việc bình thường của các cơ cấu đồng thời tăng tuổi thọ của các chi tiết
máy và việc sản xuất được an toàn tránh hư hỏng thiết bị. Do đó cần phải
thường phải xuyên kiểm tra tình hình bôi trơn ở các điểm bôi trơn theo chu
kỳ bổ xung và thay thế dầu mỡ.
 Chu kỳ bôi trơn

TT Điểm bôi trơn chính Thuộc bộ phận Chất bôi trơn Thời hạn

Động lực di chuyển


1 Hộp giảm tốc L- 90 3 tháng
cầu trục

2 Hộp giảm tốc Pa- lăng 3 tháng

Động lực di chuyển


3 Các ổ bi MỠYC-2 6 tháng
cầu trụcx

4 Các ổ bi Pa – lăng MỠYC-2 6 tháng

5 Các ổ bi Khác MỠYC-2 6 tháng

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 14


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

Các ròng rọc và dây thép


Dẫn điện cho cầu trục
6 dẫn điện sâu đo dọc dầm MỠYC-2 6 tháng
hoạt động
chính

7 Dây cáp thép Pa – lăng MỠYC-2 3 tháng

8 Bộ truyền động Cơ cấu di chuyển MỠYC-2 3 tháng

- Đối với dây cáp trước khi tra mỡ phải vệ sinh sạch sẽ chất bẩn bám trên dây cáp
rồi dùng dầu hỏa sạch hết mỡ cũ. Dùng khí nén với áp lực khoảng 1-2 bar thổi sạch
hêt dầu hỏa dính bám trên dây cáp. Sau đó cho tang cáp quấn hết cáp lên đến vị trí
cực hạn trên quét phủ đều mỡ lên dây cáp theo chu vi của tang quấn cáp để bôi
trơn mặt ngoài của dây cáp, tiếp theo cho tang cáp quay ngược lại nhả cho cáp
xuống cực hạn dưới quét phủ đều mỡ theo chu vi của tang quấn để bôi trơn cho
mặt trong của dây cáp.
- Đối với các hộp giảm tốc khi thay dầu phải thoát hết dầu cũ trong hộp sau đó
dùng khí nén với áp lực khoảng 1-2 bar thổi vào bên trong hộp vệ sinh sạch sẽ hết
cặn bẩn, mạt sắt… Dính bám trong hộp, sau đó đổ dầu vào hộp theo mức báo dầu.
 Hướng dẫn bảo trì.
 Làm sạch và kiểm tra máy móc:
- Loại bỏ những bụi bẩn có trên cầu trục bằng khí nén hoặc giẻ sạch.
- Làm sạch các động cơ điện bằng khí nén áp suất vừa phải (1.5/2 bar).
 Các chi tiết cần kiểm tra độ chặt:
-Kiểm tra việc xiết chặt các đai ốc và bu lông, chân phanh, chân động cơ, chân các
hộp giảm tốc… Đặc biệt là của khớp nối và những phần chuyển động. Luôn phải
vặn chặt bằng mô men lực xiết vừa đủ.
 Khớp nối răng. Các cơ cấu an toàn như các hộp, nắp bảo vệ… chỉ được tháo ra
khi máy đã dừng hẳn và phải được lắp lại trước khi khởi động lại máy.

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 15


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

- Kiểm tra tiếng ồn của khớp nối: Nếu có tiếng ồn, kiểm tra độ hở giữa các bánh
răng ăn khớp và kiểm tra xem mỡ có được tra đủ trong khớp răng hay không. Sự rò
rỉ mỡ từ các vòng gioăng kín cho biết sự
không đồng tâm giữa các trục.
- Kiểm tra và căn chỉnh lại độ đồng tâm, thay
gioăng đệm nếu cần.
- Khi kiểm tra và siết chặt các bu lông của
khớp nối nên dùng cờ lê lực để kiểm soát lực
siết.
 Palăng cáp

Kiểm tra và xiết lại tất cả các bu lông khóa cáp của tời nhỏ và tời to.

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 16


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

- Kiểm tra các gối đỡ của tời lớn và tời nhỏ xem có tiếng kêu khác lạ nào không,
kiểm tra độ rơ của các vòng bi.
- Cáp: mỗi tháng một lần
+Vệ sinh và sau đó bôi mỡ vào cáp.
+Kiểm tra tình trạng xếp cáp ở trên tang.
+Kiểm tra tình trạng xếp cáp ở trên tang.
+Kiểm tra chất lượng cáp có bị mòn, có bị cọ sát vào thành kim loại.
+Không cho phép sử dụng cáp bị mòn, bị đứt một đoạn, bị han rỉ. Nếu thay cáp
phải dùng loại cáp có các thông số kỹ thuật đúng như thiết kế ban đầu.
-Móc:3-4 tháng một lần.
+Tra dầu mỡ vào các ổ trụ của móc.
+Kiểm tra móc có chuyển động nhẹ nhàng quang truc của nó.
+Kiểm tra móc có bị rạn nứt, mòn ở lòng móc.
+Không cho phép móc bị rạn nứt, biến dạng.
+Độ mòn của lòng móc cho phép không quá 10% so với kích thước ban đầu.
-Cụm puly : 3 tháng một lần
+Tra mỡ vào các ổ trụ của puly.
+Kiểm tra puly có bị rạn, nứt vỡ và mòn. Không cho phép puly bị rạn, nứt vỡ. Độ
mòn cho phép ở rãnh puly không quá 4,5mm. Độ mòn cho phép ở thành puly
không quá 1,5mm
- Phanh hãm cứ 3-4 tháng một lần:
+Kiểm tra bề mặt bánh phanh, bề mặt phải nhẵn không có vết rạn nứt sâu quá
1mm, không bụi bẩn, dầu mỡ bám trên bề mặt.
+Kiểm tra má phanh, má phanh phải cách đều bánh phanh. Má phanh không được
mòn đến vít cấy giữ phần công tác của má phanh.
+Lò xo không được han rỉ hoặc gãy

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 17


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

- Kiểm tra khả năng làm việc của móc cẩu xem có bị biến dạng không? các puly có
bị kẹt không? cáp thép có bị xước, gấp, lệch ra khỏi puly không? nếu cáp không
đạt yêu cầu phải thay cáp mới (theo mục thay cáp).
 Hộp giảm tốc.

- Thay đổi nhớt trong hộp giảm tốc đúng mức và đúng định kỳ là rất quan trọng.
Cần phải kiểm tra, điều hòa trạng thái trong bộ giảm tốc.
- Bất kỳ sự rò rỉ nào ở phía trong hộp giảm tốc cùng phải được khắc phục lại ngay.
- Đảm bảo rằng không co sự dò rỉ dầu từ các mặt bích và các gioăng đệm của trục.
- Kiểm tra các bu lông đã được vặn chặt chưa và kiểm tra sự liên kết của các chi
tiết kết nối.

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 18


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

- Kiểm tra tiếng ồn của bánh răng: Nếu nghe thấy những tiếng ồn lạ của bánh răng
thì có thể do việc bôi trơn không hiệu quả hay sự mài mòn vượt mức cho phép của
bánh răng.
- Trong quá trình vận hành máy nên thường xuyên nghe tiếng ồn của vòng bi.
- Kiểm tra nhiệt độ làm việc của vòng bi không được vượt quá 500C. Việc kiểm tra
này có thế tiến hành ngay khi máy đang chạy hoặc sau khi máy mới dừng. Trong
khi máy ngừng hoạt động, nếu cần thiết hãy tiến hành các công việc kiểm tra sau:
- Làm sạch các ổ bi.
- Kiểm tra tình trạng của các vỏ bọc.
- Kiểm tra các dấu hiệu hư hỏng bằng cách xoay chậm các trục.
- Kiểm tra sự quay của các trục.
 Xe con và cơ cấu di chuyển cầu trục
-Tra dầu mỡ vào trục bánh xe.
-Kiểm tra bánh xe có bị nứt vỡ. Không cho phép bánh xe bị vỡ nứt.
-Kiểm tra các bánh xe di chuyển, khi các bánh xe mòn quá trị số cho phép thì phải
thay bánh xe mới.
- Độ mòn tối đa của các bánh răng bánh xe chủ động đến 40% chiều dày của răng.
-Độ mòn tối đa của các gờ bánh bánh xe đến 40% chiều dày của chúng.
-Sự mài mòn cho phép của các bánh răng hộp giảm tốc là 15%.
- Kiểm tra tình trạng chuyển động của các bánh xe và độ tiếp xúc của các bánh xe
với đường ray tránh để dầu mỡ bụi bẩn dính bám trên ray vệ sinh sạch sẽ hoặc
dùng cát mịn rắc lên để tạo ma sát.
- Kiểm tra các bánh xe của xe con và xe lớn xem có bị kẹt, trượt trên đường ray và
có bị ăn đường ray không?
- Kiểm tra các hộp giảm tốc tại các vị trí xe con, xe lớn, tời xem tình trạng ăn khớp
của các bánh răng trong hộp giảm tốc, độ nhớt của dầu, độ rơ của các vòng bi.
- Kiểm tra tất cả các phanh về tình trạng tiếp xúc của má phanh với bánh phanh có
đều không nếu không phải căn chỉnh lại (theo mục căn chỉnh phanh), vệ sinh sạch

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 19


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

sẽ bề mặt làm việc của bánh phanh tránh để dầu mỡ bụi bẩn dính bám vào bánh
phanh.
- Kiểm tra độ chắc chắn của các mối hàn tấm ép đường ray xe con.
- Kiểm tra độ đồng tâm và xiết lại tất cả các bu lông của các khớp nối động cơ với
giảm tốc, giảm tốc với cụm bánh xe.
- Kiểm tra toàn bộ bu lông và cóc ray của đường ray xe lớn nếu lỏng phải xiết lại.
-Trụ chắn hai đầu ray phải chắc chắn
-Nối đất đường ray với điện trở nối đất có giá trị không vượt quá 4Ω tại tất cả các
mùa trong năm.
- Kiểm tra độ võng trên xà chính và độ biến dạng của các chi tiết khác
- Kiểm tra toàn bộ bu lông liên kết trên cầu trục đặc biệt là các bu lông nối dầm
chính với dầm biên.
 Thiết bị điện: 3 tháng một lần

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 20


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUÊN MÔN GVHD: Ths HOA XUÂN THẮNG

-Làm vệ sinh tra dầu mỡ cho động cơ, giữa các pha và giữa pha với đất phải đảm
bảo được trở cách điện ≥0,5MΩ. Nếu không đạt phải tiến hành thẩm lại cách điện,
phơi sấy để đảm bảo điện trở cách điện.
-Kiểm tra các tiếp điểm của các rơ le. Công tắc, khởi động từ …nếu các tiếp điểm
bị bẩn, rỗ thì phải làm sạch và phẳng bề mặt tiếp điểm bằng giấy nhám mịn để tăng
độ tiếp xúc giữa các bề mặt tiếp điểm.
-Xem xét lại kỹ lưỡng các bulong, nếu lỏng phải xiết chặt lại. Phải luôn đảm bảo
các mối hàn chắc chắn và bọc lại cách điện để chống rò điện bằng băng cách điện .
 Tài liệu tham khảo :
-Tài liệu do công ty cung cung cấp
-Tài Liệu website: google.com.vn

SVTH: HÀ VŨ THẮNG Page 21

You might also like