You are on page 1of 3

Câu 1: Vì sao công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa?

Vì đặc điểm của nước ta là nước nghèo nàn lạc hậu, kém phát
triển, lại bị chiến tranh phá hoại nặng nề, cơ chế quản lý tập trung
quan liêu bao cấp trước đây đã dẫn nền kinh tế bị tụt hậu so với thế
giới, điều đó đòi hỏi nước ta phải tiến hành công nghiệp hóa.

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nếu như
nước ta không kịp thời tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì bị
bỏ lại phía sau. Đòng thời nước ta tận dụng được lợi thế của các
nước phát triển tiếp thu được công nghệ mà không phải bỏ công sức
ra để tìm tòi, phát minh.

Câu 2: Phân biệt công nghiệp hóa và hiện đại hóa?


Giống nhau: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi
cơ bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản
lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng
1 cách phổ biến sức lao động và công nghệ, phương tiện phương
pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ
khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động cao.

Khác nhau:

- Công nghiệp hóa chỉ tiến hành trong thời gian nhất định khi nào
thành nước công nghiệp thì quá trình công nghiệp hóa sẽ dừng lại.
công nghiệp hóa do các nước nông nghiệp lạc hậu hoặc đang trong
thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội tiến hành

- Hiện đại hóa là quá trình lâu dài, hiện đại hóa được tiến hành ở
tất cả các quốc gia, kể cả các nước đã phát triển.

Câu 3: Theo các bạn thì sinh viên nói chung và sinh viên trường P nói
riêng có góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước không? Nếu có thì như thế nào?
-Sinh viên luôn là lực lượng nòng cốt với sức khỏe dẻo dai và tinh
thần nhiệt huyết, góp phần quan trọng trong sự nghiệp thúc đẩy đất
nước phát triển.
-Thế hệ thanh niên ( sinh viên) ngày nay được sống, lao động, học
tập trong môi trường hòa bình; được thừa hưởng những thành quả
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công cuộc đổi mới
đất nước
Những lợi thế đó là hành trang giúp cho sinh viên trở thành lực lượng
lao động có trí tuệ và có tay nghề cao, có đạo đức và lối sống trong
sáng, có sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cường tráng để đưa
Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong muốn
của chủ tịch Hồ Chí Minh
 Tóm lại, để góp phần vào công cuộc cnh, hdh đất nước thì sinh
viên cần phải tự học, tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự tin, tự chịu
trách nhiệm để trở thành nguồn lao động chất lượng cao, trở
thành người thừa kế trung thành sự nghiệp cách mạng của
Đảng và của dân tộc.

Câu 4: Mặt trái của công nghiệp hóa - hiện đại hóa?

- Tình trạng phân hóa giàu nghèo: công nghiệp hóa làm cho tình trạng
phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng. Nhóm nông dân thiếu đất,
mất đất canh tác, tổn thương bởi thiên tai, dịch bệnh hay rủi ro cá
nhân; đồng bào tộc người thiểu số vùng sâu, vùng xa; người di dân tự
do vào các đô thị; người nghèo, cận nghèo là nhóm người dễ rơi
xuống đáy xã hội.

- Tình trạng suy thoái môi trường sinh thái: Tình trạng ô nhiễm môi
trường ngày càng phổ biến, trở nên phức tạp cả về quy mô, tính chất.

- Tình trạng thiếu việc làm cho người nông dân: phần lớn nông dân
đều ở độ tuổi khá cao (trên 35), đối với họ, chuyện học nghề để
chuyển đổi là rất khó vì tâm lý làm nông nghiệp đã ăn sâu bám rễ
trong suy nghĩ. Hơn nữa, với những nghề đòi hỏi nhiều chất xám thì
họ khó tiếp thu, còn với nghề đơn giản thì doanh nghiệp lại không
chấp nhận.

- Tình trạng thiếu việc làm cho người nông dân: Công nghiệp hóa đã
làm đổi mới diện mạo khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho người
nông dân mở rộng tiếp cận với văn minh đô thị. Tuy nhiên, đi cùng với
đó là nguy cơ mai một của nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Ở
không ít nơi, một bộ phận dân cư bị ảnh hưởng bởi lối sống ích kỷ,
hẹp hòi, lấy lối sống đèn nhà ai nhà nấy rạng thay cho lối sống tình
nghĩa trước đây. Đạo đức ở một bộ phận nhân dân, đặc biệt là tầng
lớp thanh thiếu niên đang có nguy cơ suy thoái; đời sống văn hóa xã
hội có nhiều biểu hiện xuống cấp; nhiều tệ nạn xã hội mới xuất hiện;
lối sống hưởng thụ, ích kỷ nảy sinh. Bên cạnh đó, xu hướng tổ chức
các lễ hội rườm rà tốn kém đang trở nên phổ biến; một số kiến trúc
đền, chùa bị tu sửa một cách cẩu thả; không ít loại hình dịch vụ giải trí
du nhập vào các làng quê và bị biến tướng thành tệ nạn xã hội. Việc
tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng thưa thớt khiến đời sống tinh
thần của người dân, nhất là thanh thiếu niên dần trở nên nghèo nàn.

You might also like