You are on page 1of 53

Tiểu luận QTCTĐQG bản Word Nhóm 4

International Business (Học viện Ngoại giao Việt Nam)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
-----------------------------

TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

ĐỀ TÀI:
VỤ BÊ BỐI CÔNG TY ĐẠI CHÚNG LỚN TOSHIBA

Giáo viên hướng dẫn: : Cô Nguyễn Thị Thanh


Lam Lớp: : QTCTĐQG(2)
Nhóm: : 4
Thành viên: : Phạm Tiến Tâm
Lê Duy Anh
Hoàng Bảo Lam
Nguyễn Thị Thùy Linh
Vũ Đức Quân
Nguyễn Minh Quý

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Họ và tên Mã sinh viên Đánh giá mức độ hoàn thành


Phạm Tiến Tâm KDQT48C1-0091
(Nhóm trưởng)
Lê Duy Anh KDQT48C1-0018
Hoàng Bảo Lam KDQT48C1-0051
Nguyễn Thị Thùy Linh KDQT48C1-0060
Vũ Đức Quân KDQT48C1-0084
Nguyễn Minh Quý KDQT48C1-0085

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

OTCBB Over-The-Counter Bulletin Board: một


thị trường chứng khoán chính của Hoa
Kỳ
TOSBF Tập đoàn Toshiba
CEO Tổng giám đốc điều hành
CNBC Một kênh tin tức kinh doanh truyền hình
trả tiền của Mỹ
FSA Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản
TSE Sở giao dịch chứng khoán Tokyo
METI Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp
TOPIX Chỉ số giá chứng khoán Tokyo

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


MỤC LỤC
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2

LỜI CẢM ƠN 5

MỞ ĐẦU 6

1. Lý do chọn đề tài 6

2. Mục tiêu nghiên cứu 6

3. Phương pháp nghiên cứu 6

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7

5. Cấu trúc tiểu luận 7

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN 8

1. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 9

1.1 Khái niệm 9

1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 9

1.3 Các dạng thành viên hội đồng quản trị 9

1.4 Các ủy ban thuộc HĐQT 9

1.5 Vai trò của thành viên hội đồng quản trị độc lập 10

1.6 Các ủy ban thuộc hội đồng quản trị 10

2. BAN ĐIỀU HÀNH 11

2.1 Khái niệm 11

2.2 Chức năng, nhiệm vụ 11

3. BÁO CÁO TÀI CHÍNH 11

3.1 Khái niệm 11

3.2 Vai trò 11

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


4. KIỂM TOÁN 12

4.1 Kiểm toán độc lập 12

4.2 Kiểm toán nội bộ 12

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TOSHIBA 13

1. CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TOSHIBA 13

CHƯƠNG 2: TOSHIBA VÀ VỤ GIAN LẬN TÀI CHÍNH LỚN NHẤT LỊCH SỬ


17

2. DIỄN BIẾN VỤ BÊ BỐI 17

3. LÝ DO DẪN ĐẾN VỤ BÊ BỐI 20

4. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CÔNG TY SAU BÊ BỐI 24

5. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỦA


NHẬT BẢN SAU BÊ BỐI 30

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 39

6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 39

KẾT LUẬN 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

PHỤ LỤC

Bảng 1: So sánh sự khác nhau trong vụ bê bối của Toshiba và Enron 19


Bảng 2: So sánh các Nguyên tắc trong Bộ luật quản lý giữa Anh và Nhật 30
Bảng 3: Tỉ lệ thành viên độc lập và nội bộ trong HĐQT hiện nay 38

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


Hình 1: Mô hình Hội đồng quản trị 7
Hình 2: Cơ cấu quản trị công ty Toshiba (1) 13
Hình 3: Cơ cấu quản trị công ty Toshiba (2) 13
Hình 4 :So sánh toàn cầu về tính độc lập trong hội đồng quản trị 34
Hình 5: Lời tuyên bố dành lại niềm tin của CEO Satoshi Tsunakawa 36
Hình 6 Tỉ lệ thành viên độc lập và nội bộ trong HĐQT hiện nay 36

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


LỜI CẢM ƠN
Bài tiểu luận được hoàn thành tại Học viện Ngoại giao. Để có được bài tiểu
luận này, nhóm 4 lớp QTCTĐQG (2) xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Vinh Thành và Ths. Nguyễn Thị Thanh Lam, giảng
viên bộ môn Quản trị Công ty Đa Quốc Gia đã hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ dạy chúng
em tận tình trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu để hoàn thành tiểu luận một
cách tốt nhất.

Trong quá trình triển khai thực hiện tiểu luận, dù đã cố gắng hoàn thiện bài
tiểu luận một cách chỉn chu nhất, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng em rất mong sẽ nhận được những góp ý, đánh giá của thầy và cô để nhóm rút
kinh nghiệm và bài tiểu luận của nhóm được hoàn chỉnh hơn.

Một lần nữa, chúng em xin được cảm ơn thầy cô đã đem đến cho chúng em
cơ hội được nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận này. Kính chúc thầy cô và gia
đình luôn bình an và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp.

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, các doanh nghiệp đang phải đối phó với các cuộc khủng hoảng
chưa từng có và là đối tượng của các bình luận tiêu cực trong báo chí. Một số
nguyên nhân thường thấy cho sự việc này gồm có các hành vi không theo chuẩn
mực đạo đức của các giám đốc điều hành, sự bất cẩn trong công việc của các kiểm
toán viên, hành động thao túng các báo cáo tài chính và sự yếu kém, nhiều sai sót
trong công tác quản lý chiến lược. Các công ty đều có thể là nạn nhân của những
hoạt động này và Toshiba cũng không phải là ngoại lệ. Toshiba từng là một trong
những nhà sản xuất thiết bị điện có ảnh hưởng nhất từ khi thành lập. Tuy nhiên, vụ
bê bối về kiểm toán của công ty xảy ra vào năm 2015 đã gây mất niềm tin của cổ
đông vào doanh nghiệp cũng như các khách hàng tiềm năng của công ty. Toshiba đã
phóng đại lợi nhuận của họ, đặt ra kỳ vọng lợi nhuận trong tương lai trong khi
không ghi nhận các khoản lỗ sẽ phát sinh trong quá trình sản xuất. Bài tiểu luận này
sẽ đưa những vi phạm của công ty về phương diện kế toán, xung đột lợi ích và cả
nhân quyền, phân tích những tác động của vụ bê bối đến tên tuổi doanh nghiệp bằng
phương pháp thu thâp̣ số liêu, phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp
lịch sư 뀉. Đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục vị thế đối với trường hợp của
Toshiba cũng như cách để ngăn chặn điều này trong tương lai.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Qua nghiên cứu có thể hiểu được điều gì khiến người khổng lồ một thời của
nền kinh tế Nhật bản sụp đổ gây nên những khó khăn và thách thức sau này cho
Toshiba. Cũng như lý giải và chỉ ra mặt hạn chế trong đầu não cơ quan của công ty
này. Từ đó rút ra bài học và kinh nghiệm cho các công ty Việt Nam về sau.

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: Sư 뀉 dụng những thông tin có sẵn từ những
nguồn khác nhau nhằm bổ sung thông tin phục vụ cho quá trình phân tích và đánh
giá.

Phân tích phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Sắp xếp các tài liệu, thông tin
thu thập, các cơ sở lý luận và những phân tích thành từng bộ phận riêng biệt rõ rệt
để có được cái nhìn sâu sắc vào từng phần của vấn đề, đối tượng.

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác
nhau từng bộ phận, từng mặt của chúng và tổng hợp lại nhằm có cái nhìn tổng quan,
sâu sắc về sự việc, hiện tượng.

Phương pháp lịch sư 뀉: Nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh sự
việc, những tình hình, quy luật kinh tế được hình thành trong quá khứ để rút ra kết
luận và phân tích.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Bê bối của tập đoàn Toshiba

5. Cấu trúc tiểu luận

Tiểu luận có 4 phần: Mở đầu, nội dung, tổng kết và tài liệu tham khảo. Trong
đó nội dung là phần chính, bao gồm:

- Cơ sở lý luận
- Vụ bê bối kiểm toán Toshiba (Tổng quan về công ty, chi tiết vụ bê bối)
- Hướng giải quyết và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


A. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trước chiến tranh thế giới thứ II, nền công nghiệp Nhật Bản bị kiểm soát bởi
các tập đoàn lớn, hay còn gọi là Zaibatsu. Cho đến những năm 40 của thế XX, các
liên minh (Alliance) đã phá bỏ các Zaibatsu, tuy nhiên, các công ty được hình thành
nên từ việc phá bỏ các Zaibatsu lại liên kết với nhau thông qua việc mua cổ phần để
tạo nên các Liên minh liên kết theo chiều ngang giữa nhiều ngành nghề khác nhau.
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Keiretsu đã hình thành trong thời kỳ nền kinh tế
Nhật Bản đang “phát triển thần kỳ” với 6 Keiretsu khổng lồ: Mitsubishi, Mitsui,
Sumitomo, Dai- Ichi Kangyo, Fuyo và Sanwa. Một Keiretsu gồm nhiều công ty liên
kết dọc và ngang xoay quanh một Ngân hàng, từ khâu sản xuất, cung ứng nguyên
liệu đến tiêu thụ. Các công ty thành viên chia sẻ với nhau bí quyết, kinh nghiệm
quản lý cách thức tiếp thị, thâm nhập thị trường và hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn.
Quy mô của Hội đồng quản trị thường lớn, gồm nhiều thành viên đại diện cho
quyền lợi của nhà cung cấp hoặc các đại diện, phân phối. Mô hình quản lý công ty
kiểu Nhật về sau đã thay đổi theo hướng mô hình Hội đồng quản trị một cấp với
thành viên độc lập và các ủy ban trực thuộc.

Hình 1: Mô hình Hội đồng quản trị

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


:

1. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

1.1 Khái niệm

Là những người đại diện cho cổ đông để thực hiện vai trò giám sát hoạt động
của công ty nhằm loại trừ những xung đột về lợi ích, nhắm tới lợi ích cao nhất của
cổ đông và nhà đầu tư khi sư 뀉 dụng các tài sản của công ty.

1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

● Xác định tầm nhìn và sứ mệnh của công ty.

● Lựa chọn Ban điều hành.

● Hỗ trợ và đánh giá Ban điều hành.

● Thông qua kế hoạch của công ty.

● Quản trị các nguồn lực của công ty.

● Xác định sản phẩm, dịch vụ, chương trình của công ty.

● Quản trị hình ảnh của công ty trước công chúng.

● Điều chỉnh các quyết định đã ban hành.

● Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HĐQT và các thành viên
HĐQT.

1.3 Các dạng thành viên hội đồng quản trị

● Thành viên HĐQT điều hành.


● Thành viên HĐQT không điều hành.
● Thành viên HĐQT độc lập.

10

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


1.4 Các ủy ban thuộc HĐQT

● Ủy ban chính sách và phát triển: Nhiệm vụ xác định hướng phát triển của
công ty
● Ủy ban kiểm toán: Ủy ban kiểm toán thực hiện vai trò như ban kiểm soát ở
mô hình quản trị cấp II, chỉ khác là nó nhập vào trong ủy ban kiểm toán, có
nhiệm vụ kiểm tra và báo cáo cho cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty về
tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động điều hành công ty; trong việc ghi
chép sổ kế toán và báo cáo tài chính; kiến nghị biện pháp bổ sung, sư 뀉 a
đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của công ty.
● Ủy ban quản lý nhân sự: Nhiệm vụ tuyển dụng nhân sự
● Ủy ban lương thưởng: Nhiệm vụ phân chia lương thưởng cho các cấp bậc

1.5 Vai trò của thành viên hội đồng quản trị độc lập

Ngoài mô hình quản trị hai cấp có sự kiểm soát của BKS, thực tiễn quản trị
tại công ty cổ phần cho thấy, các cổ đông lớn không chỉ chi phối các quyết định
của ĐHĐCĐ mà còn tác động toàn diện trong quá trình chỉ đạo, giám sát điều hành
của HĐQT. Đòi hỏi tính minh bạch, khách quan trong hoạt động của HĐQT, bản
thân HĐQT phải có thành viên độc lập HĐQT giám sát và tổ chức thực hiện kiểm
soát đối với việc quản lý điều hành công ty, cụ thể:

Thành viên độc lập HĐQT không phải là thành viên HĐQT điều hành, là
những người không có quan hệ lợi ích với công ty (ngoài thù lao). Các ý kiến của
họ sẽ đảm bảo tính khách quan, công bằng, minh bạch nhằm vào lợi ích tổng thể của
công ty chứ không nhằm vào lợi ích riêng của một hoặc một số cổ đông lớn.

Đặc biệt, trong công ty cổ phần luôn tồn tại nguy cơ xung đột về lợi ích giữa
các cổ đông với tư cách là người sở hữu vốn. Với bên kia là người quản lý điều
hành công ty với tư cách là những người trực tiếp sư 뀉 dụng vốn.

Nhờ tiếng nói khách quan này, HĐQT tránh được những quyết định mang
tính chất tư lợi, có thể gây xung đột lợi ích trong cổ đông, hoặc ngay trong HĐQT.

11

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


1.6 Các ủy ban thuộc hội đồng quản trị

● Có chức năng tham mưu hoặc thay mặt HĐQT trong việc thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT.
● Quy chế quản trị công ty khuyến nghị thành lập gồm: Ủy ban chính sách
phát triển, Ủy ban kiểm toán, Ủy ban quản lý nhân sự, Ủy ban lương
thưởng.
● Số lượng thành viên của mỗi Ủy ban do HĐQT quyết định, nhưng mỗi Ủy
ban nên có ít nhất ba thành viên và không nhất thiết phải là thành viên
HĐQT.

2. BAN ĐIỀU HÀNH

2.1 Khái niệm

Ban điều hành là tập hợp những thành viên trong công ty hay tổ chức có
chung một số nhiệm vụ như: đảm bảo tương tác giữa sản phẩm công ty và người
dùng, cung cấp các phương tiện, dịch vụ để điều khiển doanh nghiệp, quản lý các tài
nguyên của công ty và khai thác chúng một cách hiệu quả.

2.2 Chức năng, nhiệm vụ

● Hoạch định.
● Tổ chức triển khai.
● Kiểm tra, đánh giá.
● Điều chỉnh và đổi mới.

3. BÁO CÁO TÀI CHÍNH

3.1 Khái niệm

Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán,
được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán,

12

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh
nghiệp.

3.2 Vai trò

Đối với chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc: BCTC cung
cấp thông tin để doanh nghiệp phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng tài chính,
khả năng thanh toán, tình hình và kết quả kinh doanh; từ đó hoạch định chính sách
quản lý, sư 뀉 dụng tài sản và huy động vốn, dòng tiền cho hợp lý.

Đối với các nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng: Thông tin trên BCTC giúp đánh
giá thực trạng và tiềm năng tài chính và các hoạt động kinh doanh, khả năng sinh
lời, khả năng thanh toán và đánh giá rủi ro để có quyết định phù hợp.

Đối với người lao động: Thông tin trên BCTC giúp NLĐ hiểu được tình
hình hoạt động, khả năng tiếp tục duy trì và phát triển trong tương lai, cũng như
khả năng chi trả, thanh toán của doanh nghiệp để có quyết định việc làm phù hợp.

Đối với cơ quản quản lý nhà nước: Thông tin trên BCTC để thực hiện chức
năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ luật pháp, từ đó đề ra các quyết định
quản lý phù hợp.

4. KIỂM TOÁN

4.1 Kiểm toán độc lập

Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán,
chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến
độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng
kiểm toán.

13

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


4.2 Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ là một quan sát viên độc lập, nhằm đảm bảo hoạt động của
công ty tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy chế
hoạt động của công ty.

14

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

TOSHIBA

1. CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TOSHIBA

1.1 Giới thiệu Toshiba

Toshiba được thành lập vào năm 1939 bởi sự hợp nhất của Shibaura
Engineering và Tokyo Electric Company. Trước khi dính vào vụ bê bối về kiểm
toán năm 2015, Toshiba được coi như một “người khổng lồ” của nền kinh tế Nhật
Bản, đi tiên phong trong việc phát triển thiết bị điện tại Nhật Bản và là thương hiệu
toàn cầu được thế giới công nhận. Với tuổi đời 140 năm, Toshiba đã sản xuất nhiều
nhóm hàng hóa đa dạng, từ những thứ nhỏ, tiện lợi như: thiết bị gia dụng, máy tính,
máy ảnh... đến những thứ lớn hơn như: nhà máy điện, lò phản ứng hạt nhân…

Trước Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Toshiba đã phát triển đèn huỳnh
quang và radar đầu tiên ở Nhật Bản, với tham vọng trở thành một trong những nhà
sản xuất máy móc điện hàng đầu thế giới. Điều kiện thuận lợi sau Thế chiến đã giúp
tình hình tài chính của Toshiba vẫn được giữ ở mức ổn định. Toshiba tiếp tục sản
xuất, thiết bị phát sóng đầu tiên của Nhật Bản vào năm 1952, ra mắt máy tính kỹ
thuật số đầu tiên của Nhật Bản vào năm 1954 và phát triển lò vi sóng đầu tiên của
Nhật Bản vào năm 1959. Năm 2000 - năm mà Toshiba có vị thế trên toàn cầu khi
trở thành nhà sản xuất chip lớn thứ tư thế giới và ngành công nghiệp sản xuất máy
tính xách tay đứng thứ ba. Công ty sau đó đã được tổ chức thành sáu bộ phận. Hai
bộ phận chiếm doanh thu lớn nhất là Thông tin truyền thông và Hệ thống công
nghiệp. Tiếp đến là Truyền thông kỹ thuật số và Thiết bị linh kiện điện tư 뀉, mỗi
bộ phận chiếm hơn 20% doanh số bán hàng.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và trận động đất sóng thần năm
2011 đã tác động đáng kể đến hoạt động kinh tế của toàn thế giới và nước Nhật.
Mặc dù vậy, doanh thu của Toshiba được báo cáo vẫn tiếp tục có lãi từ năm 2010-
Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)
15

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


2011. Vụ gian lận này của Toshiba kéo dài 7 năm và chấm dứt vào tháng 2 năm
2015 do những cáo buộc liên quan đến sự bất thường trong cả kế toán và kiểm toán
của công ty.

1.2 Mô hình quản trị trước khi xảy ra bê bối

Hình 2: Cơ cấu quản trị công ty Toshiba (1)

16

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


Hình 3: Cơ cấu quản trị công ty Toshiba (2)

Nguồn: https://www.global.toshiba/

1.2.1. Bộ phận thực thi kinh doanh

Toshiba là một công ty có Hệ thống Ủy ban Đề cư 뀉, trong đó nhấn mạnh


chức năng giám sát của Hội đồng quản trị đối với việc thực hiện công việc kinh
doanh và ủy quyền nhiều quyết định về việc thực hiện công việc cho các Văn phòng
Điều hành. Công ty xác nhận rằng chức năng của Hội đồng quản trị là "theo dõi và
giám sát hoạt động kinh doanh" và "xác định các chiến lược cơ bản của công ty".

Để đảm bảo tính hiệu quả của chức năng "theo dõi và giám sát việc thực
hiện", công ty đã quyết định rằng giám đốc độc lập sẽ chiếm hơn một nư 뀉 a số
thành viên Hội đồng quản trị, với bốn giám đốc nội bộ và bảy giám đốc độc lập.

Chức năng và số lượng của Văn phòng Ủy ban Kiểm toán sẽ được mở rộng
để hỗ trợ các Giám đốc độc lập. Bằng cách sư 뀉 dụng các chuyên gia độc lập bên
ngoài (luật sư, kế toán được chứng nhận) và những người khác, Văn phòng Ủy ban
Kiểm toán sẽ củng cố quyền điều tra và chuyển mình thành một tổ chức chủ động

17

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


thu thập thông tin. Điều này sẽ cung cấp cho các Giám đốc độc lập khả năng thu
thập và điều tra thông tin mạnh mẽ hơn và củng cố chức năng của họ.

1.2.2. Bộ phận giám sát

1. Có thể thấy việc bổ nhiệm các thành viên Ủy ban Kiểm toán có kiến thức
chuyên môn về tài chính và kế toán chưa được bổ nhiệm đầy đủ, công ty đã quyết
định rằng các thành viên của Ủy ban Kiểm toán phải là Giám đốc độc lập có trình
độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực kế toán, luật và quản lý.
Bắt buộc phải có một số thành viên của Ủy ban kiểm toán là Giám đốc độc lập là
các chuyên gia về luật hoặc kế toán để củng cố các chức năng của kiểm toán kế toán
và kiểm tra tuân thủ.

2. Tăng cường chức năng kiểm toán của Ủy ban kiểm toán

Để đảm bảo rằng Văn phòng Ủy ban Kiểm toán có thể thu thập thông tin và
tiến hành điều tra dựa trên hướng dẫn của Ủy ban Kiểm toán, Công ty đã tăng quy
mô nhân viên của Văn phòng Ủy ban Kiểm toán, bổ nhiệm các nhân viên có kiến
thức về kế toán và đảm bảo cung cấp kinh phí cần thiết để mở rộng cơ hội sư 뀉
dụng các chuyên gia bên ngoài. Việc củng cố an toàn Văn phòng Ủy ban Kiểm
toán sẽ được đảm bảo bằng cách bổ nhiệm Cán bộ điều hành chịu trách nhiệm
kiểm toán cho người đứng đầu Văn phòng Ủy ban Kiểm toán.

3. Tăng cường chức năng kiểm toán của Ủy ban Kiểm toán thông qua việc thiết
lập hệ thống báo cáo nội bộ

Ngoài hệ thống tố cáo nội bộ về phía thực thi kinh doanh, Công ty cũng thiết
lập chức năng báo cáo bí mật trong Văn phòng Ủy ban Kiểm toán để cho phép báo
cáo trực tiếp các nghi ngờ đến Ủy ban Kiểm toán. Công ty cũng sẽ làm rõ ràng về
tất cả các thành viên của Ủy ban Kiểm toán có quyền truy cập vào mọi báo cáo
được gư 뀉 i cho phía thực thi kinh doanh thông qua hệ thống tố cáo.

4. Xóa bỏ Bộ phận Kiểm toán Công ty, thành lập Bộ phận Kiểm toán Nội bộ và
kiểm soát trực tiếp của Ủy ban Kiểm toán

18

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


Công ty đã tách chức năng kiểm toán nội bộ của Bộ phận Kiểm toán Công ty
khỏi bộ phận thực hiện hoạt động kinh doanh và thiết lập lại các chức năng này
trong Bộ phận Kiểm toán Nội bộ dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ủy ban Kiểm toán

19

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


CHƯƠNG 2: TOSHIBA VÀ VỤ GIAN LẬN TÀI CHÍNH LỚN
NHẤT LỊCH SỬ

2. DIỄN BIẾN VỤ BÊ BỐI

2.1 Diễn biến

2.1.1 Các cá nhân thực hiện vụ bê bối và sự đổi mới của bộ máy lãnh đạo Toshiba

Sau các tranh chấp kế toán liên quan đến khoản thu nhập 1,2 tỷ đô la và các
thông số không ngừng thay đổi, giám đốc điều hành Hisao Tanaka1 (theo OTCBB2:
TOSBF) đã từ chức vào ngày 21 tháng 7 năm 2015 sau khi bị phát hiện dính vào bê
bối được tiết lộ sau bảy năm cùng với hai CEO tiền nhiệm

Ông Hisao Tanaka đã bày tỏ sự hối lỗi tại các cuộc họp báo sau bê bối: "Tôi
thực sự xin lỗi các cổ đông và tất cả các bên liên quan vì sự cố đã gây thiệt hại vô
song cho danh tiếng của công ty"3. Theo Hisao Tanaka, các quan chức của Toshiba
phải gánh trách nhiệm rất lớn về sự việc bê bối lần này của cả tập đoàn, Ông cũng
thừa nhận rằng vụ việc có thể sẽ là "vết đen lớn nhất trong lịch sư 뀉 140 năm của
công ty."

Ông Hisao Tanaka tuyên bố rằng ông Masashi Muromachi4 sẽ tạm thời điều
hành Toshiba. Ngoài ra, Toshiba cũng có kế hoạch thay thế hơn một nư 뀉 a số
thành viên hội đồng quản trị. Cùng với ông Hisao Tanaka, Phó chủ tịch Norio
Sasaki (trước đó giữ vai trò Chủ tịch tập đoàn) và cố vấn Atsutoshi Nishida cũng
phải từ chức.

1 Hisao Tanaka là Giám đốc Điều hành kiêm Chủ tịch của Tập đoàn Toshiba kể từ tháng 6 năm 2013. Hisao
Tanaka từng là Phó Chủ tịch Điều hành Cấp cao của Công ty tại Tập đoàn Toshiba.
2 Over-The-Counter Bulletin Board: một thị trường chứng khoán chính của Hoa Kỳ.
3 Ông Hisao Tanaka phát biểu tại một buổi họp báo ngày 21-7 sau một cuộc điều tra độc lập cho thấy ông đã
thổi phồng lợi nhuận của tập đoàn trong vài năm qua
4 Ông Masashi Muromachi là Giám đốc Điều hành kiêm Chủ tịch Tập đoàn Toshiba kể từ tháng 7 năm 2015.
20

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


2.1.2. Diễn biến sự vạch trần Toshiba

Sai phạm nằm ở việc sư 뀉 dụng phương pháp sản xuất theo hợp đồng, khi đó
phía nhà sản xuất phụ tùng gốc phải chịu trách nhiệm mua các thành phần cần thiết
để bán lại cho bên mua theo hợp đồng. Đây là những thông tin cần được tiết lộ và
minh bạch giữa các đối tác thương mại. Tuy nhiên, để duy trì lợi thế chiến lược
cũng như bí mật công ty, nhà sản xuất phụ tùng gốc đã sư 뀉 dụng phương thức làm
giả giá, giấu chi phí khỏi các đối tác cung ứng của họ, từ đó họ bảo tồn lợi thế cạnh
tranh so với đối thủ cũng như hưởng được những ưu đãi nhất định từ nhà cung cấp.

Ngoài ra, các thành phần cần thiết được chuyển đi từ nhà sản xuất phụ tùng
gốc tới nhà sản xuất khác theo hợp đồng thường vượt quá số lượng thành phẩm
nhận lại, khiến Chi phí sản xuất tạo ra được nhiều khoản tín dụng có lợi hơn là ghi
nợ cho Toshiba. Các báo cáo kế toán thuộc nội bộ bị buộc tội không chính xác sau
khi được kiểm duyệt với thông báo rằng thu nhập sẽ không bị tác động, do đó giúp
Toshiba phóng đại thu nhập sai lệch trong nhiều kỳ kế toán.

Theo các nghiên cứu, không có bất kỳ yêu cầu sư 뀉 dụng mánh khóe kế toán
để làm cho kết quả tài chính của công ty trông tốt hơn từ phía các CEO, thay vào
đó, họ gây áp lực lên cấp dưới và chờ đợi kế toán kỹ thuật cung cấp kết quả theo
yêu cầu là kết quả những hành động được đề cập trong diễn biến bê bối lần này.

Tuy nhiên, tập đoàn Toshiba đã bị phát hiện ra gian lận khi tuyển dụng một
bên thứ ba công bằng để xem xét hồ sơ kế toán. Nguyên nhân là do năm tài chính
trước, công ty này không thể khóa sổ kế toán và đã phải hoãn chia cổ tức cuối năm.

Những nghi ngờ về báo cáo tài chính của Toshiba đã tăng lên kể từ khi công
ty tuyên bố vào tháng 4 năm 2015 rằng họ đang xem xét các bất thường về kế toán
có thể xảy ra tại một trong các công ty con của mình. Do một cuộc điều tra của cơ
quan quản lý tài chính, hàng chục triệu đô la trong kế toán bất thường đã được phát
hiện, con số này nhanh chóng được mở rộng về mức độ.

Toshiba thông báo rằng một ủy ban gồm các chuyên gia độc lập do doanh
nghiệp thành lập đã xác định được thêm 151 tỷ yên (1,2 tỷ USD) thu nhập thặng dư.
21

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


Các vấn đề có thể được tìm thấy ở hầu hết mọi bộ phận của doanh nghiệp, từ tủ lạnh
đến nhà máy điện hạt nhân.

2.2 So sánh với Enron

Có nhiều điểm tương đồng trong vụ bê bối của Enron, sụp đổ vào tháng 10
năm 2001, dẫn đến sự phá sản của Enron Corporation, một doanh nghiệp năng
lượng có trụ sở tại Houston, cũng như sự giải thể trên thực tế của Arthur Andersen,
một trong năm công ty kế toán và kiểm toán hàng đầu thế giới. Enron không chỉ là
tập đoàn lớn nhất trong lịch sư 뀉 Hoa Kỳ phá sản vào thời điểm đó mà còn là vụ
kiểm toán thất bại lớn nhất giữa vụ bê bối này với Enron.

2.2.1. Sự giống nhau

Cả Enron và Toshiba đều lợi dụng lỗ hổng trong công tác giám sát của các
nhà quản lý, các tổ chức, nhằm che lấp các khoản nợ. Các chi phí trong bảng cân
đối kế toán đều không được công khai rõ ràng, hoặc được làm giả, với mục đích
phóng đại doanh thu thực tế của công ty, che giấu những khoản nợ lớn cũng như
những chỉ số thấp hơn rất nhiều khỏi các cổ đông cũng như công chúng.

Kế toán và kiểm toán đều là nhân tố góp phần lớn vào những thiếu sót trong
cân đối kế toán của cả hai công ty. Họ bỏ qua những nguyên tắc cơ bản trong kế
toán và kiểm toán, từ đó nhằm thực hiện các hành vi có mục đích đặc biệt, họ tạo ra
những báo cáo tài chính sai chuẩn, giấu giá hoặc gian lận để có thể che giấu số nợ
hàng tỷ đô từ các giao dịch, các dự án thất bại, những kết quả bắt nguồn từ những
tầm nhìn khó với tới được của các lãnh đạo.

2.2.2. Sự khác nhau

Enron Toshiba
Nhân tố phát hiện bê bối Các cổ đông của Enron Bê bối này được phát hiện
đã đệ đơn kiện sau khi bởi chính Tập đoàn
22

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


giá cổ phiếu của công ty Toshiba khi thuê một tổ
từ mức cao giảm mạnh. chức thứ ba độc lập để
Enron đã nộp đơn xin tiến hành điều tra việc
phá sản theo Chương 11 hạch toán sổ sách kế toán.
của Bộ luật Phá sản Hoa Nguyên do là vì trước đó,
Kỳ. tập đoàn này đã không thể
khóa sổ kế toán trong năm
tài khóa 2014 và phải
hoãn việc chi trả cổ tức
vào cuối năm.
Đồng phạm thực hiện bê Enron cấu kết với công Sự cấu kết các thành viên
bối ty kế toán Arthur CEO của hội đồng quản
Andersen. Đây là công trị nhằm che giấu các
ty có những tiêu chuẩn khoản lỗ. Họ tận dụng
cao về kế toán tại Hoa văn hóa doanh nghiệp để
Kỳ, tuy nhiên lại bất thuyết phục cũng như bắt
chấp những thông lệ kế buộc các kiểm toán viên
toán kém của Enron, nội bộ phê duyệt các bản
đóng dấu chấp thuận và báo cáo kế toán cho thu
ký tên để làm giả báo nhập vốn không chính xác
cáo trong nhiều năm. của công ty.

Bảng 1: So sánh sự khác nhau trong vụ bê bối của Toshiba và Enron

3. LÝ DO DẪN ĐẾN VỤ BÊ BỐI

3.1 Nguyên nhân vụ bê bối

Nguyên nhân sâu xa: Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình
thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động

23

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


như một thói quen, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và
là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp.5

Văn hóa doanh nghiệp của Toshiba nói riêng và văn hóa công ty Nhật Bản
thời đó, một trong những nơi cần phải tuân thủ nghiêm ngặt cấp trên, đã tạo điều
kiện cho các hành vi gian lận trong kế toán. Cùng với đó là quản trị kém và thường
hạn chế nhân viên đặt câu hỏi, văn hóa doanh nghiệp “tránh đi ngược lại mong
muốn của cấp trên”

Nguyên nhân trực tiếp: Tầm nhìn của lãnh đạo chưa hoàn toàn đúng đắn khi
họ luôn đặt ra những “thách thức" không tưởng, khó với tới được. Khi ban lãnh đạo
cấp cao đưa ra 'thách thức', các chủ tịch bộ phận, quản lý tuyến và nhân viên dưới
quyền của họ liên tục thực hiện các phương pháp kế toán không phù hợp để đạt
được các mục tiêu. Đồng thời, cấp trên gây áp lực cho nhân viên, đe dọa sẽ sa thải
khi không thực hiện đúng như cấp trên đã đề ra. Vì thế che dấu được những khuyết
điểm của công ty, tạo ra một vỏ bọc cho việc gian lận các hoạt động kế toán.

Bên cạnh đó, các nhà điều tra đã tìm thấy bằng chứng trực tiếp về các thông
lệ kế toán không phù hợp và lợi nhuận phóng đại ở nhiều đơn vị kinh doanh của
Toshiba, bao gồm đơn vị sản phẩm trực quan, đơn vị PC và đơn vị bán dẫn. Hành vi
sai trái trong kế toán bắt đầu dưới thời Giám đốc điều hành Atsutoshi Nishida
(2005-2009) vào năm 2008 trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh
hưởng sâu sắc đến lợi nhuận của Toshiba. Lợi nhuận tiếp tục không suy giảm dưới
thời CEO tiếp theo, Norio Sasaki (2009-2013). Các nguồn tin cho biết trước đây,
một trong những giả thuyết của các nhà điều tra là các giám đốc điều hành hàng đầu
vì lo lắng về tác động của thảm họa Fukushima 2011 đối với hoạt động kinh doanh
hạt nhân, nên đã đặt ra các mục tiêu phi thực tế cho các hoạt động mới như đồng hồ
thông minh và các trạm thu phí điện tư 뀉. Và cuối cùng kết thúc trong vụ bê bối
dưới thời Tanaka (2013-2015). Các kỹ thuật kế toán không phù hợp được sư 뀉 dụng
tại Toshiba có phần khác nhau giữa các đơn vị kinh doanh khác nhau. Tanaka và
Sasaki

5 Trương Đình Thái, Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến động lực làm việc của người lao động trong
các doanh nghiệp [tr.9]
24
Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)
đã đặt ra các mục tiêu lợi nhuận hoạt động mà các trưởng bộ phận phải đáp ứng, gây
áp lực bằng cách ám chỉ rút khỏi các lĩnh vực hoạt động kém hiệu quả. Các nhà điều
tra đã tìm thấy bằng chứng về việc đặt trước lợi nhuận trong tương lai sớm, đẩy lùi
lỗ, đẩy lùi phí và các kỹ thuật tương tự khác dẫn đến báo cáo lợi nhuận quá cao, họ
đã chỉ ra rằng: Điều này dẫn đến nhu cầu thực hiện kế toán không phù hợp với quy
mô lớn hơn, và khi điều này lặp đi lặp lại, quy mô của việc ghi chép sổ sách không
phù hợp cũng mở rộng. Toshiba đã không thể chốt sổ trong năm gần nhất vì cuộc
điều tra, điều này cũng buộc công ty phải hủy cổ tức hàng năm. Ban điều tra cũng
chỉ ra vấn đề quản trị công ty yếu kém và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động kém
hiệu quả ở mọi cấp độ của tập đoàn Toshiba. Các kiểm soát nội bộ trong bộ phận tài
chính, bộ phận kiểm toán công ty, bộ phận quản lý rủi ro và ủy ban công bố thông
tin chứng khoán đã không thực hiện đúng chức năng để xác định và ngăn chặn các
hành vi không phù hợp.

3.2 Diễn giải chi tiết

Tập đoàn Toshiba của Nhật Bản đã phóng đại lợi nhuận hoạt động của mình
lên 151,8 tỷ yên (1,22 tỷ đô la) 6 trong nhiều năm do các sai phạm kế toán liên quan
đến lãnh đạo cấp cao.

Các nhà điều tra đã tìm thấy bằng chứng trực tiếp về các thông lệ kế toán
không phù hợp và lợi nhuận phóng đại ở nhiều đơn vị kinh doanh của Toshiba, bao
gồm đơn vị sản phẩm trực quan, đơn vị PC và đơn vị bán dẫn. Hành vi sai trái trong
kế toán bắt đầu dưới thời Giám đốc điều hành Atsutoshi Nishida (2005-2009) vào
năm 2008 trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng sâu sắc
đến lợi nhuận của Toshiba. Nó tiếp tục không suy giảm dưới thời CEO tiếp theo,
Norio Sasaki (2009-2013), và cuối cùng kết thúc trong vụ bê bối dưới thời Tanaka
(2013-2015). Các kỹ thuật kế toán không phù hợp được sư 뀉 dụng tại Toshiba có
phần khác nhau giữa các đơn vị kinh doanh khác nhau. Các nhà điều tra đã tìm thấy
bằng chứng về việc đặt trước lợi nhuận trong tương lai sớm, đẩy lùi lỗ, đẩy lùi phí
và các
6 Theo Reuters. "Toshiba đã lạm phát lợi nhuận lên 1,22 tỷ đô la với kiến thức của các nhân viên hàng đầu”

25
Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)
kỹ thuật tương tự khác dẫn đến lợi nhuận quá cao. Mặc dù các kỹ thuật khác nhau,
hội đồng điều tra đã xác định được một loạt các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp
để giải thích cách thức hoạt động không phù hợp diễn ra trên toàn tập đoàn.

Các nhà điều tra mô tả cách ban lãnh đạo tập đoàn của Toshiba giao các mục
tiêu lợi nhuận nghiêm ngặt, được gọi là “Thách thức”, cho các chủ tịch đơn vị kinh
doanh, thường với ngụ ý rằng thất bại sẽ không được chấp nhận. Trong một số
trường hợp, các Thách thức hàng quý được đưa ra vào gần cuối quý khi không còn
thời gian để ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động của đơn vị. Trong các đơn vị kinh
doanh riêng lẻ đã sớm nhận ra rằng cách duy nhất để đạt được những Thách thức
này là thông qua việc sư 뀉 dụng các kỹ thuật kế toán không thường xuyên.

Toshiba - Công ty được coi là một công ty kiểu mẫu về mặt quản trị công ty
trước khi xảy ra thời kỳ hỗn loạn bởi loạt vụ bê bối sau đó. Do đó, trường hợp này
cho thấy rằng việc cải thiện quản trị công ty chỉ bằng cách thức hóa là vô nghĩa.
Mặc dù Toshiba đã tích cực áp dụng các thông lệ quản trị công ty, một cuộc điều tra
độc lập đã phát hiện ra rằng các giám đốc điều hành hàng đầu của công ty đã đồng
lõa trong việc gian lận kế toán. Vậy trọng tâm của vấn đề là gì? Toshiba đã tích cực
cải thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp của mình, nhưng các biện pháp mà hãng
này áp dụng thiếu hiệu quả và mang tính thể hiện nhiều hơn. Quản trị dưới bất kỳ
hình thức nào cũng không hiệu quả nếu lãnh đạo cao nhất không cam kết thực hiện
nó. Và nếu các giám đốc và nhân viên phụ thuộc vào những người ở trên họ, thì
không gì có thể kiểm tra sự bất bình đẳng của công ty.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Toshiba Hisao Tanaka và người tiền
nhiệm của ông, Phó Chủ tịch Norio Sasaki, đã nhận thức được việc phóng đại lợi
nhuận - sự phóng đại gần gấp ba lần ước tính ban đầu của Toshiba. Các nguồn tin
sau đó cho biết Tanaka và Sasaki sẽ từ chức trong những tháng tới và hầu hết hội
đồng quản trị sẽ được thay thế để chịu trách nhiệm về những thiếu sót.

Báo cáo cho biết Tanaka và Sasaki đã đặt ra các mục tiêu lợi nhuận hoạt động
mà các trưởng bộ phận phải đáp ứng, gây áp lực bằng cách ám chỉ rút khỏi các lĩnh

26

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


vực hoạt động kém hiệu quả. Báo cáo cho biết: “Trong Toshiba, có một văn hóa
doanh nghiệp mà ở đó không thể đi ngược lại mong muốn của cấp trên”. Do đó, khi
ban lãnh đạo cấp cao đưa ra 'thách thức', các chủ tịch bộ phận, quản lý tuyến và
nhân viên dưới quyền của họ liên tục thực hiện các phương pháp kế toán không phù
hợp để đạt được các mục tiêu theo mong muốn của cấp trên." Các nguồn tin cho
biết trước đây, một trong những giả thuyết của các nhà điều tra là các giám đốc điều
hành hàng đầu, lo lắng về tác động của thảm họa Fukushima 2011 đối với hoạt động
kinh doanh hạt nhân, đã đặt ra các mục tiêu phi thực tế cho các hoạt động mới như
đồng hồ thông minh và các trạm thu phí điện tư 뀉 . Báo cáo7 không đề cập đến
Fukushima, nhưng cho biết áp lực như vậy đặc biệt mạnh trong các năm tài chính
2011 và 2012. Việc hạch toán không đúng cách bao gồm báo cáo quá mức và đặt
trước lợi nhuận sớm hoặc đẩy lùi việc ghi nhận các khoản lỗ hoặc phí, và các bước
như vậy thường dẫn đến các mục tiêu thậm chí cao hơn được đặt ra cho các bộ phận
trong kỳ sau. Bản báo cáo điều tra cũng cho thấy nói: “Điều này dẫn đến nhu cầu
thực hiện kế toán không phù hợp với quy mô lớn hơn, và khi điều này lặp đi lặp lại,
quy mô của việc ghi chép sổ sách không phù hợp cũng mở rộng.

Ban điều tra kết luận rằng văn hóa doanh nghiệp của Toshiba, đòi hỏi sự tuân
theo cấp trên, là một yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho các hành vi gian lận kế
toán xuất hiện. Văn hóa vận hành ở cấp chủ tịch đơn vị kinh doanh và mọi cấp
quyền hạn trong chuỗi cho đến các kế toán viên cuối cùng sư 뀉 dụng các kỹ thuật
kế toán. Ban điều tra cũng chỉ ra vấn đề quản trị công ty yếu kém và hệ thống kiểm
soát nội bộ hoạt động kém hiệu quả ở mọi cấp độ của tập đoàn Toshiba. Các kiểm
soát nội bộ trong bộ phận tài chính, bộ phận kiểm toán công ty, bộ phận quản lý rủi
ro và ủy ban công bố thông tin chứng khoán đã không thực hiện đúng chức năng để
xác định và ngăn chặn các hành vi không phù hợp. Báo cáo điều tra bao gồm các
khuyến nghị cụ thể để ngăn chặn sự tái diễn của các hoạt động kinh doanh không
được chấp nhận trong các đơn vị kinh doanh của Toshiba. Các khuyến nghị này bao
gồm cải cách văn hóa doanh nghiệp, loại bỏ hệ thống Thách thức về mục tiêu lợi
7 Kochi Ueda (committee chairman), Hideki Masui, Kazuyasu Yamada, Tagi Ito (2015), Investigation
Report, Independent Investigation Committee tham khảo ngày 15/4/2022.
27

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


nhuận, và thiết lập lại các kiểm soát nội bộ và quản trị công ty mạnh mẽ. Báo cáo
cũng khuyến nghị việc tạo ra và thúc đẩy một hệ thống tố cáo mạnh mẽ mà nhân
viên có thể sư 뀉 dụng mà không sợ bị trả thù.

4. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CÔNG TY SAU BÊ BỐI

4.1 Hệ lụy của vụ bê bối kế toán Toshiba

4.1.1 Bê bối kế toán Toshiba trở thành vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử các doanh
nghiệp Nhật.

Mặc dù trong thời gian dài thành lập Toshiba từng tạo dựng được thương hiệu
vững chắc nhờ chất lượng sản phẩm tốt, hiệu quả cùng tính năng tối ưu đi cùng sự
cải tiến sáng tạo không ngừng, nhưng cũng không ít lần công ty này phải đứng trên
bờ vực phá sản bởi những sai phạm và yếu kém trong mảng quản trị của công ty.
Trong đó đáng chú ý nhất là vụ bê bối kế toán vào năm 2015 gây chấn động thế
giới.

Vụ bê bối kế toán diễn ra năm 2015 đã làm ảnh hưởng nặng nề đến hình ảnh
của một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Nhật Bản, có thể thấy các nhà
điều hành của Toshiba đặt ra những mục tiêu lợi nhuận phi thực tế, đây cũng là hệ
quả từ tham vọng có phần không mấy thiết thực từ bộ máy quản trị của công ty, từ
đó kéo theo những sai lệch nghiêm trọng trong kế toán. Trong lịch sư 뀉 phát triển,
các công ty Nhật Bản chưa bao giờ giỏi đối phó với các cổ đông hoạt động, nhưng
tập đoàn Toshiba dường như đã rất nỗ lực trong việc hợp tác cùng với chính phủ để
chống lại tầm ảnh hưởng từ phía các cổ đông nước ngoài. Tuy nhiên, “người khổng
lồ công nghiệp” lần này đã đi quá xa và vụ bê bối đã đặt ra những câu hỏi lớn về
vấn đề cải tổ bộ máy quản trị trong doanh nghiệp.

28

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


4.1.2 Toshiba đối diện án phạt khổng lồ và tuyên bố từ chức của (CEO)
Toshiba Hisao Tanaka.

Án phạt khổng lồ dành cho Toshiba: Mặc dù hoạt động của bộ phận liên quan
đến năng lượng hạt nhân bị ảnh hưởng nặng nề do thảm họa Fukushima (2011), Ban
lãnh đạo của Toshiba vẫn đặt ra những mục tiêu không tưởng. Tính riêng trong 6
năm, từ năm 2008 đến 2014, tập đoàn này thổi phồng lợi nhuận hoạt động của
Toshiba thêm 151,8 tỷ yên (tương đương 1,22 tỷ USD). Con số này lớn hơn gấp 3
lần so với ước tính ban đầu của doanh nghiệp khoảng 50 tỷ yên (tương đương 350
triệu USD). Theo Reuters, và cả CNBC, vụ việc đã khiến cho Toshiba phải đối diện
với án phạt từ 300 tới 400 tỷ yên (2,4 đến 3,2 tỷ USD) 8, buộc công ty này phải bán
cổ phiếu tại các công ty hợp tác để gây quỹ 200 tỷ Yên nhằm đối phó với hoàn cảnh
khó khăn và các mức phạt sắp tới. Nhưng tổn thất sau cùng nặng nề nhất mà
Toshiba phải chịu lại chính là uy tín của tập đoàn khi dần đánh mất niềm tin từ phía
các nhà đầu tư. Không chỉ dừng lại ở đó, vào ngày 7/12, Ủy ban Giám sát giao dịch
chứng khoán Nhật Bản cũng đưa ra đề xuất với mức xư 뀉 phạt 7,37 tỷ yên (tương
đương 60 triệu USD) cho vụ bê bối tài chính lớn nhất Nhật Bản tại Tập đoàn
Toshiba, là mức phạt cao nhất trong lịch sư 뀉 của Ủy ban này.

(CEO) Toshiba Hisao Tanaka từ chức: Sau bê bối tài chính, một cuộc cải tổ
hệ thống quản trị nội bộ dành cho Toshiba vào thời điểm đó là vô vùng cần thiết.
Quyết định từ chức được đưa ra của chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành (CEO)
Toshiba, Hisao Tanaka, vào buổi họp báo ngày 21/7 đã phản ánh mức độ nghiêm
trọng của vụ bê bối khi không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty, mà còn gây
tổn hại tới mức độ tin cậy đối với hệ thống quản trị doanh nghiệp tại Nhật. Sau khi
nhận được Báo cáo độc lập, không chỉ ông Tanaka mà có đến một nư 뀉 a trong số
16 thành viên hội đồng quản trị đã từ chức, trong đó phải kể đến phó chủ tịch Norio
Sasaki và cố vấn Atsutoshi Nishida. Cũng trong thông báo, ông Hisao Tanaka đồng

8 PV, Theo tri thức trẻ, Toshiba đứng trước án phạt 3 tỷ USD vì gian lận tài chính, CEO Hisao Tanaka từ
chức, CafeF.
29

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


thời cho biết, ông Masashi Muromachi sẽ tạm thời điều hành tập đoàn. Bên cạnh đó,
Toshiba cũng có kế hoạch thay thế hơn một nư 뀉 a số thành viên hội đồng quản trị.

4.1.3 Giá trị cổ phiếu của Toshiba sụt giảm đáng kể.

Vụ bê bối tài chính kế toán lần này đã làm sứt mẻ hình ảnh của một trong
những thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản khiến cho giá trị cổ phiếu của Toshiba
vốn đã không mấy khả quan nay tiếp tục lao dốc. Chỉ tính trong năm 2015, giá cổ
phiếu của công ty này đã giảm 23% kể từ khi vụ việc bắt đầu được kiểm tra hồi đầu
tháng 4. Cũng trong trời điểm đó, Tập đoàn Toshiba cho biết họ sẽ điều chỉnh giảm
lợi nhuận một khoản ít nhất 152 tỷ yên, tương đương 1,2 tỷ USD và tiến hành các
cuộc cải tổ hệ thống quản trị nội bộ, tái cơ cấu quy mô lớn để tránh nguy cơ bị kiện.
Quyết định này cũng dẫn đến việc sa thải hàng nghìn nhân sự của công ty. Song,
điều này cũng không đủ để lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư.

4.1.4 Ảnh hưởng trực tiếp đến các bên liên quan.

Đối với các cổ đông: Sau bê bối kế toán, Toshiba dần dần đánh mất niềm tin
của các cổ đông đối với doanh nghiệp này. Vụ việc trên xảy ra và dần trở thành một
hiện tượng tác động đến không chỉ Toshiba mà còn làm ảnh hưởng đến hầu hết các
công ty cũng như doanh nghiệp của Nhật Bản. Cũng vào thời điểm đó, các giám đốc
tài chính Nhật Bản đều bày tỏ sự quan ngại rằng vụ bê bối sẽ khiến cho các công ty
Nhật Bản đánh mất một lượng lớn nhà đầu tư đặc biệt khi vụ việc liên quan đến
gian lận kế toán của tập đoàn Olympus Nhật Bản năm 2011 còn chưa kịp lắng
xuống. Toshiba cũng đã đánh mất vị thế khỏi danh sách các công ty tốt nhất Nhật
bản khi giá cổ phiếu sau bê bối kế toán đã giảm tới 40%.

Đối với đội ngũ nhân viên của công ty: Sau các nhà cổ đông, đội ngũ nhân
viên của Toshiba chính là đối tượng tiếp theo chịu ảnh hưởng nặng nề từ vụ bê bối
kế toán. Với kế hoạch cắt giảm nhân sự lên tới 34,000 người, rất nhiều nhân viên
của Toshiba đã bị sa thải trong quá trình doanh nghiệp này tiến hành công cuộc tái
cấu trúc. Sau khi doanh nghiệp công bố doanh số bán các đơn vị y tế và thiết bị của

30

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


mình, Toshiba trình bày kế hoạch cắt giảm đáng kể lực lượng lao động của mình từ
217,000 xuống còn 183,000 nhân sự (chủ yếu trong lĩnh vực điện tư 뀉 dân dụng) vì
lý do công ty đang phải đối phó với việc mất doanh thu và mất niềm tin giữa một vụ
bê bối kế toán lớn.

Đối với người tiêu dùng: Không chỉ dừng lại ở vấn đề nhân sự, một bộ phận
lớn người tiêu dùng trên thị trường cũng đã chịu ảnh hưởng từ vụ bê bối kế toán của
Toshiba. Rất nhiều khách hàng đã không còn lựa chọn cũng như tin tưởng vào các
sản phẩm mang thương hiệu Toshiba khiến cho chỉ số niềm tin tiêu dùng cũng như
tiềm năng thu nhập của doanh nghiệp này sụt giảm nghiêm trọng. Toshiba đã dần
đánh mất đi vị thế của mình và cả thương hiệu vững chắc của một công ty có tuổi
đời tới hơn 140 năm.

4.2 Tham vọng lấy lại danh tiếng của tượng đài công nghệ Nhật Bản

4.2.1 Chiến lược mua lại Stone & Webster và khủng hoảng với
Westinghouse Electric.

Sau vụ bê bối cùng những án phạt mà công ty phải đối mặt, tham vọng vực
dậy “người khổng lồ” của Toshiba là vô cùng lớn. Trong những nỗ lực được công ty
đặt ra, chiến lược đầu tư vào lĩnh vực điện hạt nhân chính là một ví dụ tiêu biểu.
Westinghouse Electric là một công ty điện hạt nhân với trụ sở tại Pennsylvania
(Mỹ), được Toshiba mua lại từ công ty năng lượng hạt nhân Anh vào năm 2006 với
giá 5,4 tỷ USD – mức giá được cho là cao gấp đôi so với giá mà đối thủ cạnh tranh
của họ là Mitsubishi Heavey Industries đưa ra. Nguyên nhân ban đầu dẫn đến quyết
định đầu tư này của Toshiba là do công ty này nhận thấy nhu cầu tăng mạnh đối với
nguồn năng lượng hạt nhân tại Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ khi những quốc gia này
tìm kiếm nguồn năng lượng ít xả thải hơn. Bên cạnh đó, mảng điện tư 뀉 gia dụng
đã không còn mang lại nhiều lợi nhuận cho tập đoàn trong bối cảnh những đối thủ
cạnh tranh tại Hàn Quốc, Trung Quốc hay Đài Loan bắt đầu sản xuất tivi, tủ lạnh và
máy tính – những sản phẩm vốn được coi là kế sinh nhai chủ yếu của Toshiba.

31

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


Ngay từ trước thời điểm vụ bê bối kế toán xảy ra, đã tồn tại rất nhiều khó
khăn xung quanh chiến lược đầu tư của công ty Toshiba vào lĩnh vực năng lượng
hạt nhân nói chung và công ty Westinghouse nói riêng. Những trở ngại có thể kể
đến như việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu hay trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản vào ngày 11/3/2011 khiến
ngân sách dành cho những nhà máy điện hạt nhân trở nên khắt khe hơn. Tất cả đều
khiến việc xây dựng các nhà máy hạt nhân trở nên đắt đỏ thậm chí tăng từ mức 3 –
5 tỷ USD lên tới 10 tỷ USD chỉ trong 3 năm.

Vào năm 2015, chi nhánh Westinghouse của Toshiba tại Mỹ mua doanh
nghiệp xây dựng hạt nhân CB&I Stone & Webster, động thái này phần nào thể hiện
mong muốn theo đuổi đến cùng của Toshiba trong lĩnh vực điện hạt nhân khi hướng
tới mục tiêu hoàn thành lò phản ứng hạt nhân ở các bang Georgia và California,
đồng thời cũng phản ánh tham vọng lấy lại được danh tiếng cho Toshiba kể từ vụ bê
bối kế toán đến 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên mọi việc lại diễn biến theo một chiều hướng
xấu đi thay vì các hy vọng tốt đẹp ban đầu. Các dự án hạt nhân ở Mỹ khi này đang
vượt dự toán và chậm tiến độ, kết hợp với nhu cầu sư 뀉 dụng điện hạt nhân đang
dần giảm sút, cùng khả năng quản lý các dự án yếu kém của Westinghouse lẫn
CB&I Stone and Webster đã khiến chi phí xây dựng và lao động bị độn lên quá
nhiều. Toshiba sau đó đã bị buộc phải thừa nhận họ có thể đã đánh giá quá cao giá
trị của CB&I Stone and Webster. Bên cạnh đó việc chậm tiến độ cũng khiến cho
Westinghouse phải lãnh nợ tới 191,2 tỷ Yên còn với Toshiba thì tổng thiệt hại ban
đầu dự tính lên tới 700 tỷ Yên, tương đương 6,2 tỷ USD 9. Đặc biệt, vào ngày
21/12/2016, những hy vọng lật ngược thế cờ của “đại gia điện tư 뀉 ” Nhật Bản lại
bắt đầu tàn lụi. Trong cuộc họp cổ đông, ông Shiga, Chủ tịch Tập đoàn Toshiba, cho
biết Westinghouse “có thể sẽ tạo ra khoản thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ yên”. Cuối
cùng Westinghouse đã phải đệ đơn xin bảo hộ phá sản vào hồi tháng 3 năm 2017,
chấm dứt sự tồn tại của một công ty lớn, có tuổi đời hàng thập kỷ. Sự ra đi của
Westinghouse đồng thời cũng để lại cho Toshiba rất nhiều khó khăn. Dù đã dần rút

9 Theo Richard Lloyd Parry (2017), Toshiba seek help as losses are revealed, THE TIMES.
32

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


chân ra khỏi công nghiệp điện hạt nhân nhưng khoản nợ khổng lồ vẫn còn đó, và
thời gian càng trôi qua thì thiệt hại dành cho công ty Nhật Bản càng nặng nề hơn.

4.2.2 Cổ phiếu Toshiba tiếp tục lao dốc.

Sau thất bại nặng nề khi đầu tư vào lĩnh vực điện hạt nhân Toshiba, vấn đề
mà các nhà đầu tư quan tâm nhất lúc bấy giờ chính là cổ phiếu của Toshiba trên thị
trường chứng khoán. Chỉ trong 2 tháng ngắn ngủi từ đầu năm 2017, cổ phiếu của
Toshiba sụt giảm đến 25% do rắc rối xung quanh vụ bê bối về kế toán và kinh
doanh khi thua lỗ mảng hạt nhân. Nhiều nhà đầu tư cho rằng đến cuối năm tài khóa,
các khoản nợ Toshiba gánh chịu có thể vượt quá giá trị tài sản công ty. Nếu điều ấy
xảy ra, giá cổ phiếu sẽ còn tiếp tục giảm sâu khiến cho cổ phiếu của Toshiba tụt
xuống vị trí thứ hai trên sàn giao dịch chứng khoán Tokyo.

Vào ngày 14/2/2017, ông Shigenori Shiga, chủ tịch Toshiba, đã tuyên bố từ
chức do những bế tắc tài chính gây nên bởi công ty hạt nhân. Tuyên bố được đưa ra
chỉ sau vài giờ kể từ khi công ty hoãn việc công bố báo cáo tài chính và thống kê
những thiệt hại gây ra bởi công ty hạt nhân của Mỹ, được Toshiba mua lại năm
2015. Ngay sau thông báo tạm hoãn công bố lợi nhuận, cổ phiếu tập đoàn đã lao dốc
10% và để lại "đám mây đen" về những bất ổn bao trùm tâm trí nhà đầu tư. Nhiều
thắc mắc về những rắc rối công ty hạt nhân gây ra cho Toshiba đã được đưa ra.
Trước đó, Toshiba đã cảnh báo về khoản lỗ khổng lồ nhiều tỷ USD gây ra từ thương
vụ M&A10 với công ty hạt nhân CB&I Stone & Webster. Theo một số nguồn tin
chưa được xác thực thì khoản thiệt hại này sẽ có thể lên tới 6 tỷ USD. Tuy nhiên,
Toshiba đã bắt các nhà đầu tư phải chờ đợi thay vì làm rõ cho họ về vấn đề này. Sau
khi chốt phiên giao dịch của ngày 14/2, cổ phiếu tập đoàn Toshiba giảm 8%, giảm
gần một nư 뀉 a giá trị so với thiệt hại khi rò rỉ tin tức liên quan đến công ty hạt
nhân.11

10 Thương vụ mua bán và sát nhập


11 Theo Đức Huỳnh, Cổ phiếu Toshiba giảm sâu 12%, CafeF.
33
Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)
5. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỦA
NHẬT BẢN SAU BÊ BỐI

5.1 Các nguyên tắc chính trong Bộ quy tắc quản lý mới của Nhật Bản

Vào tháng 2 năm 2014, FSA (Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản) đã
phát hành Bộ luật quản lý của Nhật Bản (Japan's Stewardship Code). Mục tiêu
của Bộ luật này là để thúc đẩy sự phát triển bền vững của các công ty thông qua
sự tham gia mang tính xây dựng, hoặc đối thoại có chủ đích. Chính phủ hy vọng
BBộ luật sẽ khuyến khích các nhà đầu tư trong nước tham gia đóng góp nhiều
hơn và hoàn thành trách nhiệm quản lý của họ đối với các công ty họ đầu tư, giúp
các công ty phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và đồng thời cũng đóng góp cho
sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.

Bộ quy tắc quản lý này được mô phỏng theo Bộ quy tắc quản lý của Anh
(the U.K. Stewardship Code12), với 2 điểm khác biệt chính:

● Bộ luật quản lý của Nhật Bản không có nguyên tắc liên quan đến sự tham
gia tập thể như Bộ luật quản lý của Anh.
● Bộ luật quản lý của Nhật có một nguyên tắc chỉ ra rằng các nhà đầu tư nên
có kiến thức chuyên sâu về các công ty được đầu tư, điều mà Bộ luật của
Anh không có.

STT Bộ luật quản lý của Anh Bộ luật quản lý của Nhật Bản
1 Các tổ chức đầu tư nên công khai Các tổ chức đầu tư nên có chính sách
chính sách của họ về cách họ sẽ rõ ràng về cách họ thực hiện trách
thực hiện trách nhiệm quản lý của nhiệm quản lý của mình và công bố
mình. công khai điều đó.

2 Các tổ chức đầu tư nên có một Các tổ chức đầu tư nên có chính sách
12 Bộ luật quản lý: phát hành lần đầu tiên vào năm 2010 bởi Hội đồng Báo cáo Tài chính ('FRC') và được cập nhật
vào năm 2019
34

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


chính sách mạnh mẽ về rõ ràng về cách họ quản lý xung đột
quản lý xung đột lợi ích, và cần lợi ích trong việc hoàn thành trách
tiết lộ công khai chính sách đó. nhiệm quản lý của họ và công khai
điều đó.
3 Các tổ chức đầu tư giám sát các Các tổ chức đầu tư nên giám sát các
công ty mà họ đầu tư. công ty được đầu tư để có thể hoàn
thành trách nhiệm quản lý và hướng
tới sự phát triển bền vững công ty.
4 Các tổ chức đầu tư nên thiết lập Các tổ chức đầu tư nên tìm cách để
các hướng dẫn rõ ràng về thời đạt được ý kiến chung với các công
điểm và cách thức họ sẽ “leo ty được đầu tư và làm việc để giải
thang” trong các hoạt động quản lý quyết các vấn đề thông qua sự tham
của mình. gia mang tính xây dựng với các công
ty được đầu tư.
5 Các nhà đầu tư tổ chức nên sẵn
sàng hành động tập thể với các nhà
đầu tư khác khi thích hợp.
6 Các tổ chức đầu tư nên có chính Các tổ chức đầu tư về nguyên tắc nên
sách rõ ràng về biểu quyết và công báo cáo định kỳ về cách họ hoàn
bố các hoạt động biểu quyết. thành trách nhiệm quản lý của mình,
bao gồm cả trách nhiệm biểu quyết
cho khách hàng và người thụ hưởng
của họ.
7 Để đóng góp tích cực vào sự tăng
trưởng bền vững của các công ty
nhận đầu tư, các tổ chức đầu tư cần
có kiến thức chuyên sâu về các công

35

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


ty nhận đầu tư và môi trường kinh
doanh của họ cũng như các kỹ năng
và nguồn lực cần thiết để tham gia
một cách thích hợp với các công ty
và đưa ra những đánh giá đúng đắn
trong việc thực hiện các hoạt động
quản lý của họ
Bảng 2: So sánh các Nguyên tắc trong Bộ luật quản lý giữa Anh và Nhật

Vào cuối tháng 5 năm 2014, FSA13 cho biết 127 tổ chức đầu tư đã đăng ký
chấp thuận Bộ luật Quản lý và con số này tăng lên là 184 vào ngày 12 tháng 3 năm
2015.

5.2 Những sửa đổi trong Luật công ty để nâng cao tính độc lập trong Ban
điều hành

Các sư 뀉 a đổi đề cập đến tính độc lập của hội đồng quản trị đã được thực
hiện đối với Luật Doanh nghiệp của Nhật Bản vào tháng 6 năm 2014 và có hiệu lực
vào ngày 1 tháng 5 năm 2015. Những thay đổi này hướng tới sự độc lập lớn hơn
trong hội đồng quản trị ở Nhật Bản.

Những thay đổi chính được chấp thuận như sau:

● Đưa ra quy tắc "comply-or-explain" đối với việc bổ nhiệm ít nhất một
thành viên thuộc hội đồng quản trị độc lập.

● Cơ cấu hội đồng quản trị "ủy ban kiểm toán" mới được thành lập

● Thay đổi định nghĩa về" thành viên độc lập "để các chi nhánh của công ty
mẹ (ví dụ: giám đốc điều hành và nhân viên của công ty mẹ) và một số
người thân nhất định không còn đủ tư cách là thành viên độc lập.

13 Cơ quan Dịch vụ Tài chính thuộc chính phủ Nhật Bản (FSA), giám sát Ủy ban Giám sát Giao dịch Chứng khoán
và Ủy ban Kiểm toán và Kế toán công chứng được chứng nhận
36

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


Lưu ý: Các giám đốc đã hoặc đang liên kết với các tổ chức có giao
dịch kinh doanh quan trọng với một công ty và những người không còn là
giám đốc điều hành hoặc nhân viên của công ty mẹ sẽ tiếp tục đủ điều kiện là
thành viên độc lập.

5.2.1. Yêu cầu về Thành viên hội đồng quản trị độc lập

Hiện tại có hai loại cấu trúc hội đồng quản trị: Một hệ thống kiểm toán viên
theo luật định và một hệ thống ba ủy ban. Hệ thống kiểm toán viên theo luật định
bao gồm 98% các công ty niêm yết ở Nhật Bản, các công ty không bị bắt buộc phải
bổ nhiệm thành viên độc lập vào hội đồng quản trị, trong khi 2% còn lại của các
công ty có hệ thống ba ủy ban được yêu cầu phải có ít nhất hai giám đốc là thành
viên độc lập.

Theo quy định đã niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) và
các sàn giao dịch khác của Nhật Bản, các công ty được yêu cầu phải bổ nhiệm ít
nhất một giám đốc độc lập hoặc kiểm toán viên theo luật định, người đáp ứng được
tính độc lập của các quy tắc tương ứng đã niêm yết.

Mặc dù các công ty đủ ảnh hưởng để có thể thực hiện các biện pháp cứng rắn
đòi hỏi ít nhất một giám đốc độc lập không được thông qua, luật pháp quy định rằng
các công ty phải tuân thủ “comply-or-explain” khi không có ít nhất một giám đốc
độc lập, các công ty phải cung cấp lý do tại sao họ tin rằng việc bổ nhiệm một giám
đốc độc lập là không phù hợp. Và việc đưa ra lý do “công ty đã chỉ định 2 kiểm toán
viên bên ngoài” là không đủ.

5.2.2 Cơ cấu Ban kiểm toán mới

Ngoài hai cơ cấu hội đồng quản trị đã được liệt kê ở trên (hệ thống kiểm toán
viên theo luật định và hệ thống ba ủy ban), các công ty còn có thể lựa chọn cơ cấu
hội đồng ủy ban kiểm toán mới. Cơ cấu hội đồng ủy ban kiểm toán mới yêu cầu tối
thiểu một ủy ban kiểm toán gồm 3 người, đa số phải là thành viên độc lập. Do đó,

37

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


cơ cấu hội đồng quản trị ủy ban kiểm toán sẽ yêu cầu phải có tối thiểu hai giám đốc
độc lập, vì hai trong số ba thành viên ủy ban kiểm toán chiếm đa số

5.3 Các nội dung chính trong bài đánh giá Ito của METI

Được xuất bản vào tháng 8 năm 2014, Đánh giá Ito của METI14 là một báo
cáo mở rộng dựa trên ý kiến đóng góp từ một hội đồng gồm 53 thành viên bao gồm
các học giả, đại diện công ty, nhà đầu tư và các quan chức chính phủ. Báo cáo được
mô phỏng theo Đánh giá Kay của Vương quốc Anh ( The Kay Review15) năm 2012.
Mục tiêu của bài đánh giá là vạch ra con đường tiếp theo để khai thác giá trị tài sản
hiệu quả nhất trong một nền kinh tế phát triển. Tiêu đề chính thức của bài đánh giá
là "Đánh giá Ito về Tính cạnh tranh và Khuyến khích cho Tăng trưởng Bền vững -
Xây dựng Mối quan hệ Thuận lợi giữa Công ty và Nhà đầu tư."

Đánh giá Ito đưa ra năm khuyến nghị chính sau:

1. Hợp tác giữa công ty và nhà đầu tư để tạo ra giá trị bền vững.
2. Công ty tập trung vào hiệu quả sư 뀉 dụng vốn và tạo ra giá trị thông qua
việc tạo ra ROE16 vượt quá giá vốn.
3. Cải cách và tối ưu hóa chuỗi đầu tư.
4. Tạo dựng lòng tin thông qua đối thoại và cam kết chất lượng cao.
5. Thành lập Diễn đàn nhà đầu tư quản lý để tạo điều kiện đối thoại mang tính
xây dựng giữa các công ty và nhà đầu tư.

5.4 Các nguyên tắc chính trong Bộ luật Quản trị Doanh nghiệp của Nhật Bản

Vào ngày 5 tháng 3 năm 2015, FSA đã công bố Bộ luật Quản trị Doanh
nghiệp của Nhật Bản. Bộ quy tắc không ràng buộc về mặt pháp lý nhưng theo cách
tiếp cận "comply-or-explain". Mặc dù cách tiếp cận tuân thủ hoặc giải thích này
giống với cách tiếp cận được sư 뀉 dụng cho Bộ quy tắc quản lý của Nhật Bản,
nhưng

14 METI: Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp của chính phủ Nhật Bản.
15 The Kay Review (2012), The Kay review of UK equity markets and long-term decision making, final reporttham,
July 2012.
16 ROE( Return on equity):Tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu.
38
Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)
nó là một cách tiếp cận không được biết đến nhiều ở Nhật Bản, và cần có một
khoảng thời gian dài để khẳng định chắc chắn cách tiếp cận này.

● Các nguyên tắc chung của Bộ quy tắc bao gồm:

1. Tất cả các cổ đông phải được đối xư 뀉 bình đẳng.


2. Sự hợp tác là cần thiết giữa tất cả các bên liên quan (không chỉ mỗi cổ đông).
3. Cần công bố thông tin thích hợp và minh bạch.
4. Các trách nhiệm của hội đồng quản trị bao gồm việc thiết lập chiến lược, cho
phép chấp nhận rủi ro thích hợp và giám sát hiệu quả.
5. Các công ty nên giữ mối liên hệ với các cổ đông trong suốt cả năm.

● Các nguyên tắc đã chọn và các nguyên tắc bổ sung yêu cầu:

1. Đa dạng về nhân sự, bao gồm cả sự tham gia của phụ nữ.
2. Đào tạo giám đốc và công bố chính sách đào tạo giám đốc.
3. Tiến hành đánh giá hàng năm về hiệu quả của hội đồng quản trị.
4. Giám sát việc lập kế hoạch kế nhiệm cho Giám đốc điều hành.
5. Công bố các chiến lược cơ bản liên quan đến chính sách vốn.
6. Công bố thông tin về chính sách liên quan đến việc đánh giá hàng năm của
tính hợp lý kinh tế đối với việc sở hữu chéo.

Điều 1 và điều 2 được đưa ra nhằm giải quyết những lo ngại về đặc điểm
quản trị nội bộ ở Nhật khi chủ yếu là nam giới thống trị. Như trong biểu đồ dưới
đây so sánh về tính độc lập trong hội đồng quản trị, có thể Nhật thua kém hơn so
với các thị trường lớn khác.

39

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


Hình 4 :So sánh toàn cầu về tính độc lập trong hội đồng quản trị

Nguồn: Số liệu của Dịch vụ tổ chức cổ đông (ISS)

Mặc dù yêu cầu về hai giám đốc độc lập không giúp Nhật Bản phù hợp với
các tiêu chuẩn quản trị toàn cầu, nhưng đây được xem là một bước đi đúng hướng.

Về tính độc lập, Bộ luật thừa nhận rằng việc chỉ định các giám đốc độc lập
bên ngoài không thể liên quan trực tiếp đến sự phát triển của công ty. Thay vào đó,
Bộ quy tắc giải thích rằng việc tận dụng các giám đốc này có thể giúp cung cấp
thông tin kịp thời dựa trên thị trường, từ đó hỗ trợ công ty đưa ra các quyết định tốt
hơn. Nếu có một số lượng lớn các giám đốc độc lập bên ngoài trong hội đồng quản
trị, thì khả năng quan điểm của họ được trình bày và lắng nghe sẽ tăng lên.

Ngoài ra, Bộ quy tắc đề xuất thời gian tổ chức các cuộc họp đại hội cổ đông,
để tránh nhóm họp vào một vài ngày được chọn trong tháng 6, nêu rõ, "khoảng thời
gian từ khi gư 뀉 i thông báo triệu tập đến ngày họp càng lâu càng tốt" và, "các công
ty có năm tài chính kết thúc vào tháng 3 nên xem xét tổ chức đại hội đồng cổ đông
vào tháng 7 thay vì tháng 6. "

40

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


5.5 Những thay đổi của Toshiba sau vụ bê bối

5.5.1 Tăng cường kiểm soát nội bộ và cải cách hệ thống quản trị công ty.

Kể từ vụ bê bối, Toshiba đã nỗ lực hết sức để lấy lại được lòng tin từ các cổ
đông, nhân viên công ty và người tiêu dùng. Họ đã tiến hành thay đổi trong việc
tăng cường kiểm soát nội bộ. Trong đó, việc thực hiện kiểm soát ngân sách là một
cách mà Toshiba đã cố gắng làm để thiết lập lại hoạt động kinh doanh của công ty.
Việc này đảm bảo rằng những yêu cầu thái quá về mục tiêu lợi nhuận sẽ không còn
xảy ra nữa. Kiến thức của nhân viên cũng được công ty trau dồi thêm để đảm bảo
chất lượng công việc.

Bên cạnh đó, các biện pháp kiểm soát nội bộ mới cũng được đặt ra dựa trên
sự kết nối với quy trình báo cáo của công ty. Một bộ phận kiểm toán nội bộ và ủy
ban kiểm toán mới đã được thành lập và các thành viên chỉ bao gồm các giám đốc
độc lập.

Tuy nhiên thay đổi lớn nhất sau bê bối của Toshiba phải kể đến là việc Giám
đốc điều hành Toshiba, Satoshi Tsunakawa, sẽ trở thành Giám đốc điều hành mới
sau ông Tanaka. Satoshi Tsunakawa ngay sau khi nhậm chức đã đưa ra một tuyên
bố rằng ông sẽ nỗ lực để lấy lại lòng tin cho Toshiba. Đồng thời, Hội đồng quản trị
của công ty cũng có sự thay đổi lớn với nhiều giám đốc lần lượt từ chức.

41

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


Hình 5: Lời tuyên bố dành lại niềm tin của CEO Satoshu Tsunakawa

Nguồn: https://www.toshiba.co.jp

5.5.2. Thay đổi trong mô hình quản trị doanh nghiệp

Hình 6 Tỉ lệ thành viên độc lập và nội bộ trong HĐQT hiện nay

42

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


Toshiba Nikkei TOPI
22517 X18 100

Số lượng thành viên trong ban 33% 3.5% 5.1%


giám đốc là người nước ngoài
(4 trên 12)

Toshiba có bốn giám đốc không phải người Nhật trong tổng số mười hai
người, đại diện cho một phần ba thành viên Hội đồng quản trị - vượt xa
mức trung bình 3,5% của các công ty thành viên NIKKEI 225 và 5,1%
của các công ty thành viên TOPIX. Ngoài ra, Toshiba cũng có 5 giám
đốc quốc tế.

Toshiba Nikkei TOPIX

225 100

Số lượng giám đốc là thành viên 10 3.8 4.2


hội đồng quản trị độc lập

Trong ban giám đốc có từ 5 Có 24.9% 34.7%


người trở lên là thành viên của
hội đồng quản trị độc lập.

Phần trăm các giám đốc là thành 83% 34.8% 37.2%


viên hội đồng quản trị độc lập.
(10 trên 12)

● Toshiba có 10 giám đốc độc lập, đại diện cho 83% Hội đồng quản trị;

17 Nikkei 225: chỉ số thị trường chứng khoán chính liệt kê 225 công ty lớn nhất theo tỷ trọng giá trên Sở giao dịch
chứng khoán Tokyo
18 TOPIX: chỉ số giá chứng khoán Tokyo
43

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


● Mặt khác, 8,6% công ty thành viên NIKKEI 225 và 14,6% công ty
thành viên TOPIX có Hội đồng quản trị độc lập đa số. Ngoài ra, chỉ hai
công ty trong NIKKEI 225 hoặc TOPIX có 10 giám đốc độc lập trở lên.
● Số giám đốc độc lập của Toshiba vượt xa trung bình số giám đốc độc
lập của các công ty thành viên NIKKEI 225 (3,8) và của công ty thành
viên TOPIX (4,2).
● Nhiệm kỳ giám đốc trung bình hiện tại của Hội đồng quản trị của
Toshiba chỉ là 2,1 năm, trong đó các giám đốc lâu năm nhất có nhiệm
kỳ dưới 5 năm.

Bảng 3: Tỉ lệ thành viên độc lập và nội bộ trong HĐQT hiện nay

Nguồn: Toshiba Corporation Invester Relations

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

6.1 Giải pháp đối với các doanh nghiệp

Từ bê bối của công ty Toshiba, ta có thể thấy rõ việc đặt ra mục tiêu xa
tầm với rất mạo hiểm cho dù đây chính là một công cụ quản lý phổ biến và
được cho là để khiến nhân viên cố gắng hơn trong việc đạt được thành tựu từ
mục tiêu được đặt ra. Thay vì một mục tiêu dài hạn không thể hoàn thành, các
doanh nghiệp nên xây dựng mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn khác nhau
như tháng, quý, năm,... Điều này sẽ mang lại hiệu quả cao vì tính linh động
và thay đổi.

Thứ hai, các lãnh đạo của Toshiba đã lợi dụng văn hóa doanh nghiệp
“tránh đi ngược lại với mong muốn của cấp trên” để gây áp lực cho nhân viên
của mình, tạo tiền đề cho hành vi gian lận. Phần lớn các hành vi gian lận báo

44

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


cáo tài chính đều xuất phát từ ban lãnh đạo thông đồng với nhân viên trong
đơn vị nên để có thể quản lý tốt doanh nghiệp thì các chủ sở hữu doanh
nghiệp cần thay thế và thiết lập một văn hóa làm việc mới mang tính tự do và
bình đẳng. Ngoài ra, việc đề cao nguyên tắc quản trị về tính chính trực là rất
cần thiết. Đối với nhân viên, công ty cần nâng cao trách nhiệm của từng cá
nhân trong ứng phó với rủi ro gian lận, các nhân viên có quyền được nêu lên
quan điểm của bản thân và sẵn sàng lên tiếng cho những hành vi sai trái.
Nâng cao trình độ hiểu biết của nhân viên trong công ty về quy trình báo cáo
nếu phát hiện ra những hành vi gian lận, đồng thời cần đưa ra những chính
sách bảo vệ người tố giác.

Thứ ba, vấn đề quản trị công ty yếu kém và hệ thống kiểm soát nội bộ
hoạt động kém hiệu quả ở mọi cấp độ của tập đoàn Toshiba cũng cần được
nhìn nhận. Các bộ phận trong công ty đã không thực hiện đúng chức năng
trong việc xác định và ngăn chặn những hành vi không phù hợp. Điều này đặt
ra những yêu cầu cho hệ thống quản trị trong một công ty về sự rõ ràng ở
từng bộ phận. Ví dụ như là vai trò của hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban
Kiểm soát. HĐQT nắm giữ rất nhiều chức năng và chức năng quan trọng nhất
là thay mặt cổ đông để giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính
của HĐQT là tư vấn và giúp đỡ cho đại hội đồng cổ đông có thể đưa ra quyết
định quan trọng, đồng thời phát hiện những hành vi đe dọa đến lợi ích của cổ
đông. Ban Kiểm soát (yêu cầu kiến thức về Quản trị - Tài chính - Kế toán)
nắm vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ HĐQT. Ban Kiểm soát cũng đóng
vai trò cực kì thiết yếu trong việc phát hiện cũng như ngăn chặn các hành vi
gian lận trên BCTC. Với việc từng bộ phận thực hiện tốt vai trò của mình thì
việc ngăn chặn việc gian lận kế toán trong doanh nghiệp sẽ được cải thiện rõ
rệt. Ngoài ra, cần đề đề cao vai trò của Kiểm toán viên độc lập. Các kiểm
toán viên chuyên nghiệp có khả năng phát hiện ra những thủ thuật gian lận
tinh vi, vi phạm pháp luật trên BCTC. Năng lực chuyên môn cũng như đạo
đức của đội ngũ kế toán trong doanh nghiệp cũng là điều nên để tâm đến.
45

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


Thực tế đãđã chỉ ra rằng, một kế toán viên cố ý làm sai lệch thông tin kế toán
sẽ dẫn đến hậu quả là chiến lược được đưa ra bởi nhà quản trị sẽ không phù
hợp, sai lầm này sẽ khiến doanh nghiệp lao đao, rơi vào tình trạng khó khăn,
thậm chí đứng trên bờ vực phá sản.

6.2 Giải pháp đối với Chính phủ

Các cơ quan quản lý Nhà nước nên thường xuyên xem xét về việc liệu
các doanh nghiệp có đang đóng góp cho nền kinh tế xã hội của đất nước đúng
như mục tiêu ban đầu đề ra hay không? Và việc các doanh nghiệp sư 뀉 dụng
ngân sách của Nhà nước có đem lại hiệu quả hay không? Tất cả những câu
hỏi trên để được cân nhắc thì Nhà nước phải dựa vào các báo cáo tài chính đã
được kiểm toán của các doanh nghiệp. Cục Thuế cũng dựa vào các BCTC để
tính toán và thu thuế, khi phát hiện ra điểm thất thường họ sẽ phải kiểm tra lại
BCTC của doanh nghiệp. Để tránh xảy ra tình trạng như vụ gian lận kế toán
năm 2015 của Toshiba, các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cần
hoàn thiện khung pháp lý về các biện pháp xư 뀉 lý đối với các công ty thực
hiện hành vi gian lận trong báo cáo tài chính cũng như nâng cao các hình phạt
về mặt hành chính và hình sự đối với công ty thực hiện hành vi sai phạm, từ
đó có thể đảm bảo được lợi ích của các nhà đầu tư cũng như giúp cho thị
trường chứng khoán của nước sở tại được hoạt động hiệu quả.

6.3 Giải pháp đối với người sử dụng thông tin Báo cáo tài chính của doanh
nghiệp.

Trên thực tế, vụ bê bối kế toán của Toshiba không gây ra tác động lớn mạnh
mẽ trên thị trường chứng khoán Nhật Bản mà chỉ có tác động tiêu cực hạn chế; vụ
bê bối không gây ra một đợt bán tháo lớn trong thị trường chứng khoán Nhật Bản vì
các nhà đầu tư ngay từ đầu đã không có chút lòng tin nào vào tình hình tài chính của
các công ty Nhật Bản. Theo một cuộc khảo sát hàng tháng liên quan đến thu nhập
của các công ty của Ngân hàng Merrill Lynch, mức độ tin cậy về chất lượng thu
nhập của Mỹ đạt 63 điểm trong tháng 7, và -1 điểm của Nhật Bản. Con số này được
46

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


cho là có cải thiện so với -4 điểm vào tháng 6 và -6 điểm vào tháng 5- con số âm
này không phải vì vụ bê bối của Toshiba19. Kết quả này cho thấy rằng các nhà đầu
tư chứng khoán Nhật Bản đã trang bị cho tốt mình kiến thức cả về kinh tế, tài chính
lẫn kế toán. Đây cũng là một bài học đắt giá cho các nhà đầu tư trong tương lai để
có thể hạn chế được những rủi ro khi đầu tư. Các nhà đầu tư nên theo dõi kỹ kết quả
của báo cáo kiểm toán do các công ty kiểm toán độc lập cung cấp, đặc biệt chú ý
đến các mục như: giá vốn, doanh thu, chi phí, hàng tồn kho,... Từ đó, xâu chuỗi lại
để nhận thức được các khả năng có thể xảy đến do gian lận đối với các mục quan
trọng trong BCTC trước khi ra quyết định đầu tư.

6.4. Giải pháp đối với các tổ chức tín dụng và ngân hàng.

Một trong những điều kiện tiên quyết mà các ngân hàng hay tổ chức tín
dụng cần cân nhắc khi cho một doanh nghiệp vay hay không đó là khả năng
trả nợ, ý chí trả nợ và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Ý kiến đến từ
kiểm toán viên sẽ rất hữu ích cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng để họ
thực hiện được việc xem xét kỹ lưỡng nên cho doanh nghiệp vay hay không
vay. Nếu BCTC của doanh nghiệp đi vay được công ty kiểm toán xác nhận và
kiểm tra là có tính xác thực cao, trung thực, thì ngân hàng sẵn sàng cho vay.
Ngược lại, nếu được xác nhận là tình hình tài chính khó khăn, thiếu tính xác
thực, không trung thực thì việc đi vay của doanh nghiệp sẽ có thể gặp khó
khăn.

19 Makoto Kajiwara (2015), can japan lern from toshiba’s scandal?


https://asia.nikkei.com/Business/Finance/Can- Japan-learn-from-Toshiba-s-scandal, truy cập ngày 16/4/2022
47

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


KẾT LUẬN
Toshiba - một trong những “tượng đài” công nghệ của Nhật Bản với tuổi đời
hơn 140 năm hiện đang vật lộn để tồn tại trong tình cảnh sức mạnh của hãng đã suy
yếu sau hơn 20 năm lạc hậu so với nền kinh tế toàn cầu đang trên đà phát triển ngày
càng mạnh mẽ. Trong đó, sự sụp đổ của Toshiba sau vụ bê bối kế toán vào năm
2015 đã mở ra làn sóng hoài nghi về quản trị doanh nghiệp ở Nhật Bản. Và đúng
như lời cố chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Hisao Tanaka: vụ bê bối lần này chính
là "vết đen lớn nhất trong suốt lịch sư 뀉 140 năm của tập đoàn”, đồng thời như gáo
nước lạnh dập tắt đi những sự nỗ lực của quảng bá về nền văn hóa thân thiện cho
các cổ đông và cả phong cách quản trị mới của Chính phủ Abe. Trường hợp của
Toshiba kể trên có thể xem là bài học đắt giá dành cho các doanh nghiệp trên thế
giới nói chung và các doanh nghiệp tại Việt Nam nói riêng. Tuy bắt đầu từ một hành
vi gian lận nhỏ, Toshiba sau đó đã vẫn theo vết xe đổ của chính mình và lún sâu vào
những sai lầm nghiêm trọng. Và khi mọi việc “vỡ lở”, họ không còn đường lui và
phải loay hoay trong vòng xoáy của nợ nần, vấn đề nội bộ lục đục và đối mặt với
những án phạt khổng lồ. Tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận những nỗ lực
của Toshiba với công cuộc tiên phong về lĩnh vực quản trị công ty, là “bức tượng
đài” đối với Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung về cả lĩnh vực công nghệ và
năng lượng. Với tuổi thọ kéo dài hơn 140 năm, có thế thấy “Người khổng lồ công
nghệ” Nhật Bản đã trải qua rất nhiều thăng trầm, từ những khoảng thời gian thịnh
vượng của doanh nghiệp tới biến cố, những sai phạm trong quản trị cũng như chiến
lược mà Toshiba đã đề ra. Thế nhưng, dù cho đã từng không ít lần phải đứng trên bờ
vực phá sản, Toshiba vẫn duy trì được hoạt động cho tới ngày hôm nay và những
sản phẩm của công ty vẫn được không ít người tiêu dùng lựa chọn, đó chính là một
trong những điểm sáng hiếm hoi mà ta có thể tìm thấy trong số các doanh nghiệp
còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Sau cùng, mặc dù vụ bê bối kế toán năm 2015
quả thực đã đánh mất đi một phần không nhỏ niềm tin của người tiêu dùng cũng
như các nhà đầu tư, hay đặt ra những hoài nghi về bộ máy quản trị của công ty này,
48

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


Toshiba vẫn là một doanh nghiệp lâu đời, vẫn xứng đáng nhận được sự tin tưởng và
kỳ vọng về một tương lai có thể trở lại thời kỳ thịnh vượng như chính Toshiba trong
qu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hữu Đạt (2015), Chủ tịch Toshiba từ chức vì khai khống 1,2 tỷ USD, Báo
Thanh Niên, https://thanhnien.vn/chu-tich-toshiba-tu-chuc-vi-khai-khong-1-
2-ti-usd-post487583.html, truy cập ngày 1/4/2022.
2. Thu Hằng ( 2021), “Tượng đài” công nghệ Toshiba lún sâu bất ổn do
quản trị sai lầm, Báo tin tức Thông tấn Xã Việt Nam,
https://baotintuc.vn/phan- tichnhan-dinh/tuong-dai-cong-nghe-toshiba-lun-
sau-bat-on-do-quan-tri-sai- lam-20210630172309792.htm, truy cập ngày
1/4/2022.
3. Ngọc Khuê (2015), Toshiba và vụ gian lận tài chính lớn nhất lịch sử, Báo
Công an Nhân dân, https://cand.com.vn/Vu-an-noi-tieng/Toshiba-va-vu-
gian- lan-tai-chinh-lon-nhat-lich-su-i359354/?
fbclid=IwAR3nnHGPSmqE_HK6orjZYY5no8bqxZuE0lqHvHiZJ5-
kLRaYLmD-t32hfMc, truy cập ngày 1/4/2022.
4. Business Essay, Enron Corporation and Corporate Governance Issues
https://business-essay.com/enron-corporation-and-corporate-governance-
issues/?
fbclid=IwAR0IxdCQuQT3tq9bG2mNsql_QVSD7QPlTGidkQvxFzNnufT_D
aXVCUCXRsE, truy cập ngày 8/4/2022.
5. Corporate Accounting, Disclosure and CSR Policy Office, Economic and
Industrial Policy Bureau ( 2014), Final Report of the Ito Review
“Competitiveness and Incentives for Sustainable Growth: Building
Favorable Relationships between Companies and Investors” Project,
Ministry of Economy, Trade and industry
https://www.meti.go.jp/english/press/2014/0806_04.html, truy cập ngày
9/4/2022.
49
Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)
6. FTI Consulting, Japan’s Corporate Governance Code: A UK Perspective,
https://www.fticonsulting.com/~/media/Files/apac-files/insights/articles/fti-
white-paper_grip_japan-corporate-governance-code.pdf, truy cập ngày
4/4/2022.
7. Hiroyuki Itami (2015), New Management team and Reform of Corporate
Governance Structure, Tokyo, August 2015.
8. J.William Carpenter, Toshiba's Accounting Scandal: How It Happened,
Investopedia,
https://www.investopedia.com/articles/investing/081315/toshibas-accounting-
scandal-how-it-happened.asp, truy cập ngày 12/4/2022
9. Jun Usami,Arthur M.Mitchell, Nels Hansen, Keisuke Nishimura, Japan's
Corporate Governance Code Revised to Require Cost of Capital
Consideration Boards Tasked with CEO Selection and Removal, WHITE &
CASE https://www.whitecase.com/publications/alert/japans-corporate-
governance-code-revised-require-cost-capital-consideration, truy cập ngày
6/4/2022.
10.Kaoru Umino (2020), Revisions to Japan’s Stewardship Code in 2020, DLA
PIPPER
https://www.dlapiper.com/en/hongkong/insights/publications/2020/04/revisio
ns-to-japans-stewardship-code/, truy cập ngày 6/4/2022.
11.Kunio ITO (2014), The ITO Review of Competitiveness and Incentives for
Sustainable Growth –Building Favorable Relationships between Companies
and Investors– Final Report, August 2014.
12.Masayuki Horiike, Ken Kiyohara, Scott Jones, Stephen J. DeCosse, Yuki
Yoshida, Japanese Corporate Governance Is Changing with the Adoption of
a New Code in 2015, JONES DAY
https://www.jonesday.com/en/insights/2015/02/japanese-corporate-
governance-is-changing-with-the-adoption-of-a-new-code-in-2015, truy cập
ngày 28/3/2022

50

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)


13.Taro Fuse (2015), Toshiba faces $3 billion in charges over accounting
scandal: sources, REUTERS, https://www.reuters.com/article/us-
toshiba- accounting/toshiba-faces-3-billion-in-charges-over-accounting-
scandal- sources-idUSKCN0PP1K420150715, truy cập ngày 2/4/2022.
14.Toshiba Corporation (2016), Annual report 2015, Printed in Japan, February
2016.
15.Tokyo Stock Exchange Inc (2021), Japan’s Corporate Governance Code
Seeking Sustainable Corporate Growth and Increased Corporate Value over
the Mid- to Long-Term, June 2021.
16.Troy Segal, Enron Scandal: The Fall of a Wall Street Darling, Investopedia,
https://www.investopedia.com/updates/enron-scandal-summary/, truy cập
ngày 4/4/2022.

51

Downloaded by Giang Nguy?n H??ng (nguyenhuonggiang09072005@gmail.com)

You might also like