You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

KHOA ĐIỆN

BÁO CÁO HỌC PHẦN ỔN ĐỊNH TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN


ĐỀ TÀI: ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Việt


Sinh viên thực hiện Vũ Đức Duy 20191481
Nguyễn Văn Khải 20191534
Hoàng Thùy Linh 20191546
Đặng Ngọc Anh 20191435

Hà Nội, 11/2023

1
MỤC LỤC
PHẦN 1. Một số sự cố sụp đổ điện điện áp......................................................................5
1.1 Trên thế giới.............................................................................................................5
1.2 Tại Việt Nam............................................................................................................5
PHẦN 2. Cơ chế xảy ra mất ổn định điện áp....................................................................5
PHẦN 3. Ổn định điện áp.................................................................................................5
3.1 Khái niệm.................................................................................................................5
3.2 Phân loại ổn định điện áp.........................................................................................5
PHẦN 4. Nguyên nhân gây mất ổn định điện áp..............................................................7
PHẦN 5. Đường cong QV và PV.....................................................................................7
PHẦN 6. Tiêu chuẩn ổn định điện áp.............................................................................13
PHẦN 7. Các biện pháp cải thiện ổn định điện áp.........................................................16
7.1 Các biện pháp về thiết kế.......................................................................................16
7.2 Các biện pháp về vận hành.....................................................................................16

2
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Phân loại ổn định điện áp.........................................................................................6
Hình 5.1 Hệ gốm máy phát và tải, sơ đồ thay thế và họa đồ vecto điện áp............................7
Hình 5.2 Mối quan hệ P-Q......................................................................................................8
Hình 5.3 Mối quan hệ P-Q khi U thay đổi..............................................................................8
Hình 5.4 Pn và Qn khi thay đổi đặc tính tải..........................................................................10
Hình 5.5 Dạng đường cong P-V cơ bản................................................................................11
Hình 5.6 Dạng đường cong Q-V điển hình...........................................................................12

3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 6.1 Hệ thống điện xoay chiều có điện áp danh nghĩa đến và bằng 1 000 V và thiết bị
liên quan................................................................................................................................14
Bảng 6.2 Hệ thống điện dùng cho phương tiện vận tải dùng điện một chiều và phương tiện
vận tải dùng điện xoay chiều.................................................................................................15
Bảng 6.3 Hệ thống ba pha xoay chiều có điện áp danh nghĩa trên 1 kV nhưng không vượt
quá 35 kV và các thiết bị có liên quan*................................................................................15
Bảng 6.4 Hệ thống ba pha xoay chiều có điện áp danh nghĩa trên 35 kV nhưng không vượt
quá 230 kV và các thiết bị liên quan*...................................................................................16

4
PHẦN 1. Một số sự cố sụp đổ điện điện áp
1.1 Trên thế giới
- Sự cố ngày 02/07/1996 tại hệ thống điện miền Tây nước Mỹ: Sự cố do mất một
đường dây 345 kV cấp nguồn gây ra sụp đổ điện áp tại nút 500 kV Malin và nút 220
kV Boise dẫn đến rã lưới miền Tây nước Mỹ
- Sự cố ngày 14/08/2003 tại hệ thống điện nước Mỹ và Canada: Sự cố do mất một
đường dây 345 kV dẫn đến công suất truyền tải trên một số đường dây đạt giới hạn,
công suất phản kháng tăng cao gây sụp đổ điện áp. Sự cố làm mất điện 8 bang nước
Mỹ, ảnh hưởng đến 50 triệu người, gây mất khoảng 61800 MW và thiệt hại lên đến
6 tỷ USD.
- Sự cố ngày 13/09/2003 tại hệ thống điện Thụy Điển và Đan Mạch: Sự cố do mất
một nút 400 kV ở miền Tây Thụy Điển, điện áp tụt giảm dần đến mức điện áp giới
hạn ổn định và gây ra sụp đổ điện áp. Sự cố làm mất điện 385 phút và thiếu hụt
khoảng 4850 MW.
1.2 Tại Việt Nam
- Sự cố ngày 17/05/2005: Sự cố do mất 2 bộ tụ bù dọc 500 kV ở chế độ vận hành cao
điểm, điện áp thấp gây mất ổn định điện áp đã làm tách đôi hệ thống điện Việt Nam,
tổng phụ tải mất điện là 1074 MW.
- Sự cố ngày 25/07/2009: Lúc 10h07, điện áp sụt giảm nhanh tại trạm 500 kV Đà
Nẵng (425 kV) và trạm 500 kV Hà Tĩnh (415 kV) gây ra sụp đổ điện áp trên hệ
thống điện 500 kV. Tại trạm Hà Tĩnh bảo vệ điện áp thấp mức 2 (350 kV) đã tác
động cắt cả 2 mạch đường dây 500 kV Hà Tĩnh – Đà Nẵng, tách đôi hệ thống điện
500 kV, tổng phụ tải mất điện là 1440 MW.
- Sự cố tại Việt Nam ngày 22/05/2013: Lúc 14h15, xảy ra sự cố đường dây 500kV Di
Linh – Tân Định (do cây vi phạm khoảng cách an toàn đường dây) gây tách lưới 2
miền và mất điện các tỉnh phía Nam. Lúc 15h40, EVN đã khôi phục liên kết Bắc –
Nam 500kV. Lúc 22h40, EVN đã khôi phục lại toàn bộ hệ thống điện miền Nam.
Tại Campuchia, điện mất lúc 2h chiều ở phần lớn Phnompenh, sau 8-10 giờ, các
phụ tải mới được cấp điện trở lại.
PHẦN 2. Cơ chế xảy ra mất ổn định điện áp
- Một phần của hệ thống điện đang mang tải nặng, điện áp giảm thấp tiếp theo là một
số đường dây, máy phát điện bị cắt ra
- Các thiết bị tự động điều chỉnh điện áp sẽ cố gắng khôi phục lại giá trị phụ tải ở giá
trị điện áp bình thường
- Việc khôi phục lại phụ tải càng làm cho hệ thống điện bị quá tải hơn dẫn đến việc
mất ổn định điện áp và sụp đổ điện áp của hệ thống điện.
PHẦN 3. Ổn định điện áp
3.1 Khái niệm

5
Theo IEEE: Ổn định điện áp là khả năng của một hệ thống điện vẫn còn duy trì được modul
điện áp của các nút trong một khoảng thời gian giới hạn cho phép sau khi trải qua kích
động từ điều kiện vận hành xác lập bình thường ban đầu (Kundur, 1994).
3.2 Phân loại ổn định điện áp
- Ổn định điện áp có thể được phân loại theo các tiêu chuẩn khác nhau, trong đó một
số dựa vào bản chất của kích động và một số dựa trên thời gian nghiên cứu
- Ổn định điện áp khi có kích động lớn: là khả năng của hệ thống điện vẫn còn duy trì
được các giá trị điện áp ổn định sau khi có kích động lớn, chẳng hạn như hư hỏng
trong hệ thống điện, mất nguồn phát điện, hoặc các sự cố trên mạch điện. Việc xác
định ổn định điện áp khi có kích động lớn cần phải khảo sát đáp ứng phi tuyến của
hệ thống điện trong một khoảng thời gian đủ để thu nhận được hoạt động và tương
tác của các thiết bị, chẳng hạn như động cơ điện, OLTC (bộ điều áp dưới tải của
máy biến áp), và bộ hạn chế dòng kích từ của máy phát (OEL – bộ hạn chế trạng
thái bị kích thích quá mức).
- Ổn định khi có kích động nhỏ: Là khả năng hệ thống điện vẫn còn duy trì được điện
áp ổn định khi chịu tác động nhỏ, chẳng hạn như, tải thay đổi tăng. Dạng ổn định
này chịu tác động bởi các đặc trưng của tải, các điều khiển mang tính chất liên tục
và các điều khiển rời rạc vào một điểm thời gian cho trước. Khái niệm này rất hữu
ích khi xác định vào thời điểm bất kì, cách thức mà điện áp trên hệ thống đáp ứng
với các thay đổi hệ thống nhỏ. Với các giả thiết thích hợp, các phương trình của hệ
thống có thể được tuyến tính hóa xung quanh điểm làm việc để phân tích và do đó
cho phép tính toán được thông tin độ nhạy rất hữu ích trong việc nhận dạng các yếu
tố ảnh hưởng đến ổn định điện áp. Tuy nhiên, quá trình tuyến tính hóa này không
tính đến các ảnh hưởng phi tuyến, chẳng hạn như máy biến áp với bộ điều áp dưới
tải.
- Ổn định điện áp ngắn hạn: liên quan đến tính chất tác động của các thành phần tải
tác động nhanh, chẳng hạn như: động cơ cảm ứng, tải điều khiển điện tử và các bộ
biến đổi HVDC. Trường hợp này thời gian nghiên cứu cần đến một vài giây, các kỹ
thuật và việc phân tích yêu cầu phải giải các phương trình vi phân.
- Ổn định điện áp dài hạn: liên quan đến các thiết bị tác động chậm hơn, chẳng hạn
như: ULTC, tải nhiệt điều khiển tĩnh và các bộ giới hạn kích từ (OEL). Thời gian
nghiên cứu có thể đến vài phút hoặc nhiều phút, và việc mô phỏng trong khoảng
thời gian dài hạn cần được sử dụng để phân tích hoạt động của hệ thống điện.
Thông thường, tính ổn định được xác định bởi việc mất các thiết bị chứ không phải
tính nghiêm trọng của kích động ban đầu. Tính không ổn định có nguyên nhân là sự
mất cân bằng trong khoảng dài hạn (khi tải cố gắng khôi phục lại công suất của nó
vượt quá khả năng của hệ thống truyền tải và các nguồn kết nối).

6
Hình 3.1 Phân loại ổn định điện áp
PHẦN 4. Nguyên nhân gây mất ổn định điện áp
Hệ thống có thể rơi vào trạng thái mất ổn định điện áp vì những nguyên nhân sau:
- Những kích động nhỏ trong hệ thống xuất hiện như do yêu cầu công suất phụ tải
thay đổi hay thay đổi đầu phân áp tại các trạm biến áp
- Những kích động lớn như mất tải đột ngột vì một lý do nào đó, tình trạng quá tải
trên đường dây hoặc sự cố thay đổi cấu trúc mạng lưới
- Yêu cầu về cung cấp công suất phản kháng của các phụ tải cũng là một yếu tố dẫn
đến dao động điện áp
- Các điều kiện vận hành của hệ thống như: khoảng cách giữa nguồn và phụ tải xa, đồ
thị phụ tải không thuận lợi, sự phối hợp giữa các thiết bị và bảo vệ chưa hệu quả.
PHẦN 5. Xét ổn định điện áp trong hệ thống điện đơn giản
Hệ thống điện đơn giản có sơ đồ thay thế một pha như Hình vẽ 5.1:

Sơ đồ thay thế như sau:

7
Hình 5.1: Sơ đồ thay thế Hệ thống điện đơn giản
Ta có:

(1)

(2)
Trong đó:

: Công suất tác dụng của mạch điện

: Công suất phản kháng của mạch điện

, : Điện thế tại nút 1,2

: Góc lệch pha giữa ,

: Góc lệch pha giữa và I

: Góc lệch pha giữa và I


G: Điện dẫn của toàn mạch
B: Dung dẫn của mạch điện
Nếu tính toán gần đúng bỏ qua tổn thất đường dây thì R=0 hay G=0, ta có:

(3)

(4)

8
Giả thiết rằng = - ≈0 thì sin = , cos =1 thì:

= ( )
(5)

= (6)
Từ công thức trên ta thấy:

- Công suất tác dụng P phụ thuộc vào góc công suất và công suất tác dụng chạy
từ nơi có góc lớn về nơi có góc nhỏ.
- Công suất phản kháng Q phụ thuộc vào modul điện áp và chạy từ nơi có điện áp cao
về nơi có điện áp thấp.
Mặt khác tổn thất công suất tác dụng, phản kháng truyền tải trên đường dây được tính như
sau:

∆ ;∆ (7)

Mà nên ta có ∆ và ∆ (8)
Do đó, việc giảm được Q truyền tải sẽ giảm được tổn thất công suất tác dụng, phản kháng
trên đường dây và giảm được tổn thất điện áp trong quá trình truyền tải.
Nếu ta giữ điện áp ổn định ở mức cao thì cũng làm giảm tổn thất công suất tác dụng, phản
kháng. Tuy nhiên, trên thực tế đường dây thường vận hành ở trị số điện áp gần với giá trị
định mức (±5%Uđm). Do đó, việc sử dụng điện áp ở mức cao không phù hợp liên
quan đến độ bền thiết kế cách điện. Trên thực tế, người ta cũng không muốn truyền tải
nhiều Q trên đường dây vì các lý do sau:
- Đường dây có trở kháng lớn nên luôn có tổn thất Q lớn do đó rất khó để truyền tải Q
đi xa.
- Vấn đề ổn định điện áp
- Gây ra quá điện áp tạm thời khi mà mất tải đột ngột.
5.1 Đặc tính quan hệ P-V

Ở phía tải ta có: (9)

Trong đó: (10)

Đặt = - ta có:

9
(11)

Gọi φ là góc công suất lệch pha giữa và I


Công suất tải được tính như sau:
(12)

Đặt β=jtan φ ta có:


Nếu biểu diễn theo và ta có:
(13)

=> (14)
Bình phương 2 vế, sau đó cộng hai vế vào ta có phương trình bậc 2 của do đó có
nghiệm là:

±√[ ] (15)

Nếu giả thiết điện áp đầu nguồn và B=2pu thì:


(16)

Ta có đường cong PV với các hệ số công suất khác nhau:

Hình 5.2: Đồ thị đường cong P-V

10
Phân tích đồ thị trên ta có thể rút ra một số nhận xét về đường cong P-V như sau:
- Đường cong là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa điện áp tải và công suất tải
- Trên hình vẽ trên mỗi đường cong có 1 giá trị tải lớn nhất, ta gọi là giá trị mang tải
lớn nhất. Nếu tải tăng quá giá trị này, thì điện áp sẽ giảm thấp, mất khả năng điều
khiển.
- Như vậy với một giá trị tải, có hai giá trị điện áp: Giá trị lớn là điện áp vận hành,
còn giá trị thấp chỉ có ý nghĩa về mặt toán học.
- Phân tích đường cong ở điều kiện PF=1 hoặc chậm sau thì khi P tải tăng sẽ làm điện
áp giảm xuống rõ rệt, do đó bằng việc quan sát các thông số trong vận hành về việc
suy giảm điện áp người vận hành sẽ có biện pháp tương ứng trước khi sụp đổ điện
áp.
- Khi PF vượt trước, thì khi P tải tăng,thậm chí điện áp còn tăng lên do đó rất khó
phát hiện ra hiện tượng sụp đổ điện áp. Trường hợp này xảy ra khi truyển tải lượng
công suất lớn và có bù công suất phản kháng.
5.2. Đường cong Q-V
Sự ổn định điện áp được quyết định bởi sự thay đổi công suất tác dụng P và công suất phản
kháng Q tác động như thế nào đến điện áp tại các nút. Tầm ảnh hưởng của đường đặc tính
công suất phản kháng của phụ tải hay thiết bị bù được biểu diễn rõ ràng trong quan hệ
đường cong Q-V. Nó chỉ ra độ nhạy và biến thiên của nút điện áp đối với lượng công suất
phản kháng bơm vào hoặc tiêu thụ.
Để biểu diễn đường cong Q-V, một máy phát tưởng tượng được đặt tại nút phân tích. Trục
tung biểu diễn đầu ra của máy phát ảo (MVAr). Trục hoành biểu diễn điện áp tương ứng
trong đơn vị tương đối (p.u.). Đường cong Q-V xác định tải MVAr lớn nhất trước khi sụp
đổ điện áp. Điểm vận hành cơ bản được xác định tại giao điểm giữa trục hoành và đường
cong. Đây là điểm mà máy phát ảo phát công suất phản kháng 0 MVAr. Khi vạch đường
cong đi xuống, nó thể hiện máy phát ảo phát công suất phản kháng MVAr giảm. Sự giảm
này thể hiện sự tăng tải MVAr. Tại một điểm, giá trị MVAr của máy phát ảo sẽ ngừng giảm
và chạm tới đáy của đường cong. Điểm này thể hiện sự tăng lớn nhất của tải MVAr tại nút
này. Bất kì tải MVAr nào cao hơn sẽ gây ra sụp đổ điện áp.

11
Hình 5.3 Dạng đường cong Q-V điển hình
Quan hệ giữa công suất phản kháng cung cấp tại nút tải và điện áp t ại nút t ải
có thể được xác định bằng việc nối một máy bù đồng bộ giả tưởng với công suất tác
dụng bằng 0 và ghi nhận giá trị công suất phản kháng cung cấp theo sự thay đổi của
điện áp đầu cực. Khảo sát sơ đồ điện đơn giản 2 nút như Hình 2.4, trong đó có 1 nguồn điện
công suất vô cùng lớn có điện áp E ∠ 0 cấp điện cho phụ tải P+jQ với điện áp V ∠ Ѳ qua
đường dây với trở kháng jX và có 1 máy bù giả tưởng nối tại nút phụ tải với Pg=0, Qc ≠ 0
để phân tích lượng công suất phản kháng bơm vào nút phụ tải.

Hình 5.4 Sơ đồ điện đơn giản vẽ đường cong QV


Xét công suất cuối đường dây tại nút phụ tải:

Ṡ=P+ j ( Q−QC ) =( V ∠ Ѳ ) (I˙ )¿

( E ∠ 0−V ∠ Ѳ )¿ ( E ∠ 0−V ∠−Ѳ ) VE ∠ Ѳ−V 2 j ( VE ∠ Ѳ−V 2 )


Ṡ= ( V ∠ Ѳ ) = ( V ∠ Ѳ ) = =
( jX )¿ (− jX ) (− jX ) X

−VEsin(Ѳ) VEcos ( Ѳ )−V 2


¿ +j (17)
X X

Khi đó:

12
2
−V EV
Q−Q C = + cos ⁡(δ)
X X

QC X V
2
V QX
2
= 2
− cos ( δ ) + 2 (18)
E E E E

Như vậy có thể thấy đường cong Q-V phụ thuộc vào thông số lưới điện và phụ tải.
Giả sử phụ tải tác dụng P không đổi với mỗi giá trị điện áp V. Ta có đồ thị dạng Q-V nh ư
Hình 5.5.

Hình 5.5 Đồ thị quan hệ Q-V

Đường cong 1 trên Hình 5.5 tương ứng với hệ thống vận hành ở chế độ bình thường. Các
điểm O1 a và O1 b là điểm giao nhau của đường cong 1 với trục điện áp V, tương ứng với chế
độ không bù (Qc = 0), trong đó điểm O1 a là điểm làm việc bình thường.
Đường cong 2 trên Hình 5.5 tương ứng với chế độ tải tăng lên hoặc ở chế độ
sự cố ngẫu nhiên N-1 trong hệ thống điện. Điểm làm việc bình thường tương ứng
với chế độ không bù của đường cong 2 là điểm O2
Các giá trị Q1,Q2 thể hiện trên Hình 5.5 là độ dự trữ công suất phản kháng có giá trị bằng
với khoảng cách tính từ điểm làm việc cơ sở ( trục V) cho đến điểm xảy ra hiện tượng mất
ổn định điện áp (điểm mũi của đường cong QV). Điều này tương ứng với giá trị nhỏ nhất
của phụ tải phản kháng gia tăng thêm (hoặc công suất bù tương đương giảm xuống) mà ứng
với giá trị này sẽ không tồn tại điểm cân bằng.
Đường cong 3 trên Hình 5.5 tương ứng với chế độ hệ thống không thể tồn tại nếu không có
bù công suất phản kháng (giá trị Q3 âm). Từ đường cong QV ta có thể xác định được độ d ự
trữ công suất phản kháng tại nút tải là khoảng cách từ điểm vận hành cơ sở (điểm giao cắt
13
của đường congQV nhánh bên phải với trục hoành với chế độ không bù) theo phương thẳng
đứngđến điểm cực tiểu của đường cong QV (Qdt, Vgh) hay còn gọi là điểm giới hạn ổn
định điện áp.
Như vậy, ổn định điện áp và độ dự trữ công suất phản kháng có tương quan với nhau mạnh
mẽ và độ dự trữ này có thể sử dụng như chỉ số hoặc phép đo độ ổn định. Nếu độ dự trữ
công suất phản kháng lớn thì biểu thị nút đó đạt được độ dự trữ ổn định điện áp tốt và nếu
độ dự trữ công suất phản kháng càng nhỏ thì độ dự trữ ổn định điện áp tại nút đó càng thấp.

PHẦN 6. Tiêu chuẩn ổn định điện áp


Tiêu chuẩn ổn định điện điện áp đối với một chế độ vận hành đã cho là tại mỗi thanh góp
của hệ thống, biên độ điện áp tăng khi công suất phản kháng bơm vào thanh góp tăng. Hệ
thống không có ổn định điện áp khi có ít nhất một thanh góp trong hệ thống tại đó biên độ
điện áp giảm khi công suất phản kháng bơm vào đó tăng.
Không ổn định điện áp là hiện tượng cục bộ, tuy nhiên nó có ảnh hưởng rất rộng. Một
trường hợp đặc biệt và phức tạp của mất ổn định điện áp là sụp đổ điện áp, thường là hậu
quả của một chuỗi sự kiện đi kèm với mất ổn định điện áp dẫn đến biên độ điện áp tại các
thanh góp trong một phần đáng kể của hệ thống giảm thấp.
Tiêu chuẩn về điện áp: TCVN 7995-2009 (tương đương IEC 600038 : 2002 về các giá trị
điện áp tiêu chuẩn ứng với hệ thống điện có tần số 50 Hz)
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho:
- Hệ thống truyền dẫn, hệ thống phân phối và hệ thống sử dụng điện xoay chiều và
các thiết bị để sử dụng các hệ thống như vậy, có tần số tiêu chuẩn 50 Hz, có điện áp
danh nghĩa trên 100 V
- Hệ thống điện dùng cho phuơng tiện vận tải dùng điện xoay chiều và hệ thống vận
tải dùng điện một chiều
- Thiết bị điện xoay chiều và thiết bị điện một chiều có điện áp danh nghĩa thấp hơn
120 V xoay chiều hoặc thấp hơn 750 V một chiều, điện áp xoay chiều dự kiến
(nhưng không chỉ riêng) dùng cho các ứng dụng 50 Hz; những thiết bị như vậy bao
gồm các bộ pin (pin không nạp lại được hoặc pin nạp lại được), các cơ cấu nguồn
khác (xoay chiều hoặc một chiều), thiết bị điện (kể cả thiết bị dùng trong công
nghiệp và truyền thông), và các thiết bị.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các điện áp thể hiện hoặc truyền tín hiệu.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các điện áp tiêu chuẩn của linh kiện và các bộ phận sử
dụng trong các thiết bị điện hoặc các hạng mục của thiết bị điện.
Điện áp tiêu chuẩn

14
Trong bảng 1 dưới đây, hệ thống ba pha bốn dây có chứa cả mạch điện một pha (mạch mở
rộng, mạch dịch vụ, v.v.) được nối tới hệ thống này
Các giá trị thấp hơn là các điện áp so với trung tính và các giá trị cao hơn là giá trị điện áp
giữa các pha. Khi chỉ có một giá trị được chỉ ra, đó là hệ thống ba dây và là điện áp giữa
các pha
Điện áp vượt quá 230/400 V thích hợp với các ứng dụng trong công nghiệp nặng và cơ sở
thương mại lớn.
Liên quan đến dải điện áp nguồn, trong điều kiện vận hành bình thường, khuyến cáo rằng
điện áp tại các đầu nối nguồn không nên vượt quá ±10% so với điện áp danh nghĩa của hệ
thống.
Bảng 6.1 Hệ thống điện xoay chiều có điện áp danh nghĩa đến và bằng 1 000 V và thiết bị
liên quan
Hệ thống ba pha bốn dây hoặc hệ thống ba dây
Điện áp danh nghĩa
50 Hz
230/400 1)
400/690 1)
1000
1)
Điện áp danh nghĩa của các hệ thống 220/380 V và 240/415 V hiện nay phải chuyển
dần về giá trị khuyến cáo 230/400 V. Thời gian chuyển đổi phải càng ngắn càng tốt.
Trong thời gian chuyển đổi này, nhà cung cấp điện có thẩm quyền của các nước có hệ
thống 220/380 V cần cung cấp điện áp trong dải 230/400 V +6%, -10% và của các nước
có hệ thống 240/415 V cần cung cấp điện áp trong dải 230/400 V +10%, -6%. Ở cuối
thời gian chuyển đổi này, cần đạt được dung sai 230/400 V ±10%. Sau đó sẽ xem xét đến
việc thu hẹp dải này. Tất cả các xem xét trên cũng được áp dụng cho giá trị 380/600 V
hiện hành liên quan đến giá trị khuyến cáo 400/690 V.

Đối với dải điện áp sử dụng, ngoài những biến động điện áp ở các nguồn, sụt áp cũng có
thể xuất hiện trong hệ thống lắp đặt của hộ tiêu thụ. Đối với hệ thống lắp đặt điện hạ áp, sụt
áp này được giới hạn ở 4%, vì thế dải điện áp sử dụng là +10%, -14%.

Bảng 6.2 Hệ thống điện dùng cho phương tiện vận tải dùng điện một chiều và phương tiện
vận tải dùng điện xoay chiều
Điện áp Tần số danh
Thấp nhất(V) Danh nghĩa (V) Cao nhất(V) định của hệ
thống điện xoay
chiều
Hệ thống điện (400) (600) (720)
một chiều 500 750 900
1000 1500 1800
2000 3000 3600**
15
Hệ thống điện (4750) (6250) (6900) 50/60Hz
xoay chiều 12000 15000 17250
19000 25000 27500
* Các giá trị chỉ ra trong dấu ngoặc đơn được coi là các giá trị không ưu tiên. Khuyến cáo
rằng các giá trị này không nên sử dụng cho các hệ thống sẽ xây dựng trong tương lai. Cụ
thể đối với hệ thống một pha xoay chiều, điện áp danh nghĩa 6 250 V chỉ nên sử dụng khi
các điều kiện tại địa phương không cho phép chấp nhận điện áp danh nghĩa 25 000 V.
** Tại một số nước Châu Âu, giá trị điện áp này có thể đạt đến 4 000 V. Thiết bị điện
của phương tiện vận tải thực hiện các dịch vụ quốc tế vào các nước này phải có khả năng
chịu được điện áp lớn nhất tuyệt đối này trong thời gian đến 5 min.

Bảng 6.3 Hệ thống ba pha xoay chiều có điện áp danh nghĩa trên 1 kV nhưng không vượt
quá 35 kV và các thiết bị có liên quan*
Điện áp cao nhất dùng cho thiết bị (kV) Điện áp danh định của hệ thống (kV)
1)
3,6 31)
7.21) 61)
12 10
(17,5) (15)
24 20
362)
40,52) 352)
* Hệ thống này thường là hệ thống ba dây trừ khi có chỉ định khác. Các giá trị được chỉ
ra là điện áp giữa các pha.
CHÚ THÍCH 1: Khuyến cáo rằng, tỷ số giữa hai điện áp danh định liền kề không nhỏ
hơn hai.
CHÚ THÍCH 2: Trong hệ thống bình thường, điện áp cao nhất và điện áp thấp nhất
không nên sai khác nhau quá ±10% so với điện áp danh nghĩa của hệ thống.
1)
Không nên sử dụng các giá trị này cho các hệ thống phân phối điện công cộng.
2)
Sự thống nhất các giá trị này đang được xem xét.

Bảng 6.4 Hệ thống ba pha xoay chiều có điện áp danh nghĩa trên 35 kV nhưng không vượt
quá 230 kV và các thiết bị liên quan*
Điện áp cao nhất dùng cho thiết bị(kV) Điện áp danh định của hệ thống(kV)
(52) (45)
72,5 66
123 110
145 132
(170) (150)
245 220
* Các giá trị chỉ ra trong ngoặc đơn được coi là các giá trị không ưu tiên. Khuyến cáo
rằng các giá trị này không nên sử dụng đối với các hệ thống sẽ xây dựng trong tương lai.
Các giá trị này là điện áp giữa các pha.

PHẦN 7. Các biện pháp cải thiện ổn định điện áp


16
7.1 Các biện pháp về thiết kế
- Chọn kích cỡ, vị trí các thiết bị bù cần được nghiên cứu tỉ mỉ để tránh sụp đổ điện
áp. Tiêu chuẩn thiết kế dựa trên sụt áp cho phép trong điều kiện sự cố thường trong
thỏa mãn nhìn từ tiêu chuẩn ổn định điện áp.
- Bù (SVC): Bằng cách điều khiển nhanh điện áp và thay đổi công suất phản kháng
bộ SVC góp phần nâng cao tính ổn định động hệ thống.
- Hệ thống kích từ tốc độ cao: Việc tăng nhanh kích từ máy phát làm tăng điện áp
máy phát và giảm tăng tốc roto. Việc sử dụng phối với các bộ điều khiển kích từ
như power system stabilizer (PSS) giảm hiện tượng dao động.
- PSS: Chức năng của PSS là giảm hiện tượng dao động máy phát. Các tín hiệu đầu
vào có thể là tốc độ, tần số hay tích phân công suất.
- Dùng các bộ tự động điều chỉnh điện áp phía cao áp của máy biến áp nâng áp sẽ ảnh
hưởng tốt tới ổn định điện áp. Các bộ điều áp dưới tải dùng kỹ thuật vi xử lý cho sự
thay đổi rộng các đặc tuyến tải.
- Sử dụng tự động sa thải theo điện áp. Biện pháp này ngăn chặn hiện tượng sụp đổ
hệ thống tổng thể. Sơ đồ sa thải càn được thiết kế để có thể phân biệt các điều kiện
sự cố, sụt áp thoáng qua, giảm áp dẫn tới sụp đổ điện áp.
+ Cắt nhanh sự cố: Việc cắt nhanh sự cố làm giảm lượng động năng tích lũy trong quá
trình tăng tốc và do đó làm tăng cơ hội ổn định hệ thống khi có nhiễu lớn.
+Giảm điện kháng lưới truyền tải: Giúp nâng cao khả năng tải chế độ sau sự cố, cụ thể
là nâng công suất truyền tải sau sự cố, tăng diện tích hãm tốc max. Điều này được thực
hiện nhờ bù dọc. Tuy nhiên khi có sự cố cần nối tắt bộ tụ và sau đó cần đóng trở lại bộ
tụ một cách nhanh chóng.
7.2 Các biện pháp về vận hành
- Cần có sự phân chia công suất nguồn Q hợp lý để có thể có một độ dự trữ tương
hợp về ổn định điện áp
- Dự trữ nóng công suất phản kháng cần được đảm bảo nhờ kích từ
- Nhân viên điều phối cần nhận biết đúng các triệu chứng mất ổn định và có biện
pháp kịp thời điều khiển Q, cắt tải…

17

You might also like