You are on page 1of 21

Bài tập tình huống ca sĩ Thu Minh (Zalo)

1. Yêu cầu bồi thường 12 tỷ đồng từ phía ca sĩ Thu Minh có hợp pháp
không? Căn cứ pháp lý? Luật thương mại

Giải:
Công ty Phương Nam cho rằng họ là thương nhân đang HĐTM và đương nhiên
đây là hợp đồng thương mại và phải áp dụng LTM làm luật điều chỉnh

“Điều 301. Mức phạt vi phạm


Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều
vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của
Luật này.”

Tuy nhiên, do hợp đồng không có điều khoản thỏa thuận chọn luật điều chỉnh
→ Do vậy luật điều chỉnh sẽ do bên yếu thế chọn (cô ca sĩ Thu Minh) → chọn
BLDS làm luật điều chỉnh
→ Kết luận: Yêu cầu bồi thường của cô ca sĩ Thu Minh là hợp pháp

2. Việc biên bản thanh lý thỏa thuận một mức bồi thường khác với mức
hợp đồng quy định có ảnh hưởng gì đến yêu cầu khởi kiện của Thu Minh?

Giải:
Biên bản thanh lý hợp đồng có giá trị ràng buộc các bên khi nó thỏa các điều
kiện (Biên bản thanh lý là một dạng thỏa thuận)
- Nếu các bên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình
- Trường hợp có 1 bên đồng ý gia hạn thanh toán
- Thời hạn thanh toán giữa các bên chưa kết thúc

→ Kết luận: Trong tình huống này biên bản thanh lý hợp đồng không thỏa 3 đk
trên do vậy ko có giá trị ràng buộc các bên → Vị thế các bên quay về ban đầu
→ Hoàn toàn không ảnh hưởng đến yêu cầu khởi kiện của Thu Minh.
- Luật dân sự trường hợp có quy định cụ thể thì thời hạn sẽ tính theo giờ (theo
hợp đồng bảo hiểm), còn những trường hợp phổ biến sẽ tính theo ngày
- Do vậy tình huống trên thời điểm cũng tính theo ngày, 1 giờ cụ thể sẽ là
khoảnh khắc, và khoảnh khắc này dựa vào thói quen của các bên, các ngành
hàng, các phương tiện vận tải, … (Luật ko điều chỉnh, do các bên thỏa thuận)
- Thời điểm theo quy định của Điều 37 Luật Thương mại 2005 là tính theo
ngày.
Điều 37 Luật Thương mại 2005
→ Trong trường hợp này các bên đã giao kết thời điểm giao hàng ngày 5,10,15
do vậy bên bán có thể giao hàng vào đúng thời điểm trong thỏa thuận mà không
cần phải báo trước, bên mua phải có nghĩa vụ nhận hàng
3. Khi rủi ro đối với hàng hóa mà các bên không có lỗi thì luật sẽ xác định
ai sẽ là chủ thể chịu rủi ro
Hợp đồng mua bán tài sản
- Địa điểm giao hàng hóa: Điều 35
- Rủi ro đối với hàng hoá đang được vận chuyển để đi giao: Điều 60
VD: A và B kí HĐ mua bán hàng hoá, A có nghĩa vụ giao hàng tới kho của B.
Trên đường A đi giao thì hàng bốc cháy, khi này rủi ro do bên bán chịu là bên
A.
- Giao kết hợp đồng đối với Hàng đang trên đường vận chuyển xảy ra rủi
ro thì rủi ro do bên mua chịu
VD: Hàng của A đang trên đường từ HN và SG, B đề nghị mua hàng của A, A
bán. Trên đường vận chuyển thì hàng hoá bốc cháy, lúc này rủi ro sẽ do bên
mua là B chịu.
Câu 3: Sự thiếu thiện chí

1. Xác nhận của công ty Toshiba không có thẩm quyền xác nhận, do vậy
xác nhận của Toshiba không có khả năng thay thế.
2. Các loại chứng từ của công ty HH: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ NB -
được cơ quan nhà nước xác nhận, nhưng chứng từ không được cung cấp
hợp pháp - chứng từ giao ngay theo điều 34, nhưng công ty HH giao sau
1 năm. Hàng hóa được giao, chứng từ hợp pháp nhưng giao chứng từ sau
thì ko hợp pháp.
Từ chối nhận 12 máy siêu âm và 12 máy đo tim thai
3. Chứng từ giao ngay nhưng ko được giao kèm nên bên bán giao sau →
bên mua có quyền từ chối nhận hàng
Máy đo tim thai chỉ cần có 1 bộ phận, vẫn thỏa mãn đầy đủ công năng
của loại máy này, trong hợp đồng hiện 2 bộ phận là do lỗi đánh máy. Dù
máy đo tim thai 1 bộ phận vẫn phù hợp với mục đích sử dụng thông
thường nhưng do có thỏa thuận của 2 bên trên hợp đồng là 2 bộ phận →
Máy tim thai không đúng với mô tả trên hợp đồng, bên mua chứng minh
được bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên mua có
quyền từ chối nhận hàng.
Nếu thời hạn giao hàng vẫn còn thì dù bên bán giao hàng ko đủ số lượng
hay không phù hợp với chất lượng thì vẫn không sao, và lúc này bên mua
có nghĩa vụ hỗ trợ để bên bán thực hiện quyền giao hàng của mình vì thời
hạn giao hạn vẫn còn → bên bán vẫn có thể giao tiếp cho đủ số lượng và
đổi trả hàng cho phù hợp với chất lượng hàng hóa.
1. Luật Thương mại không có quy định cụ thể về những vấn đề bảo hành
hàng hóa, các bên cũng ko có thỏa thuận → áp dụng BLDS 2015, điều
447-448
Hàng hóa trong trường hợp này không phải là hàng hóa bị khuyết tật,
chưa kể là hàng hóa hư hỏng còn do lỗi của bên mua (bảo quản ko tốt dẫn
đến chuột cắn và không hỗ trợ việc sữa chữa của bên bán)
→ Do vậy trong trường hợp này không thể nói là bên bán không sửa chữa
được hoặc ko thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn thỏa thuận và
thời gian hợp lý → bên mua không có quyền yêu cầu trả máy lấy lại tiền.
2. Lần 1: HH nhận 3 máy
Lần 2: HH từ chối nhận 1 máy cuối cùng là hợp pháp do không phù hợp
với hợp đồng (không đóng gói bao bì nhà sản xuất, nhiều vết xước) →
Việc chậm thanh toán, tạm ngưng thanh toán của bên mua là hợp pháp.
(Đ411)
3.
1. Nếu ấn định là ngày 18 thay vì là dự định ngày 18 thì công ty Kim Jong
có quyền từ chối thanh toán không? Hay nói cách khác thì công ty
Viettrans có vi phạm hợp đồng không?
Vi phạm nghĩa vụ đối ứng, khi Viettrans không thực hiện hoàn tất thủ tục
nhập khẩu, thì dẫn đến ảnh hưởng đến nghĩa vụ thanh toán của Kim Jong
→ Kim Jong có quyền từ chối thanh toán hay không?
Tuy nhiên việc chậm trễ việc cất dở hàng hóa không vi phạm hợp đồng,
vì đó ko phải là nghĩa vụ chính của công ty Viettrans, và nghica vụ này
vẫn còn thời hạn thực hiện → Kim Jong không thanh toán là vi phạm hợp
đồng
Nghĩa vụ chính là quá cảnh, giao hàng cho bên mua vào ngày 20/4
→ Ngày 18 là ngày ấn định hay dự tính thì Viettrans cũng không vi phạm
hợp đồng.
2. Viettrans phải vận chuyển hàng hóa ra khỏi VN vào ngày 20/4 (vi phạm
điều 248) ngay cả khi phía Kim Jong chưa thanh toán. Nhưng liệu trường
hợp này có ảnh hưởng đến Viettrans không khi hàng thì giao qua kia
trong khi Kim Jong chưa thanh toán.
→ Do vậy, việc giữ hàng hóa của Viettrans không hợp pháp
3. Khi Viettrans giữ lại hàng hóa mà không chịu quá cảnh cho Kim Jong →
thì Kim Jong không thể đạt được mục đích giao kết hợp đồng (quá cảnh
giao hàng cho công ty Kamina (Vieettrans vi phạm cơ bản hay vi phạm
nghiêm trọng theo BLDS) → thỏa điều kiện chấm dứt hợp đồng

Bài tập tình huống trang 126


1. Hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng của Công ty Nương Minh trong
trường hợp nêu trên có hợp pháp không? Cơ sở pháp lý?
→ Tình huống trên không là hợp đồng đại lý thương mại, việc các bên
thỏa thuận hợp đồng đại lý thương mại là do các bên không hiểu rõ vấn
đề. Đây là hợp đồng mua bán hàng hóa - thanh toán hối đầu (nhận hàng
đợt 2 mới trả tiền hàng đợt 1). Hàng hóa trong hợp hợp đồng đại lý thuộc
sở hữu của bên giao đại lý, dù hàng hóa đó có đang được lưu kho bên
nhận đại lý.
- Vi phạm chậm giao hàng không phải là vi phạm nghiêm trọng của
hợp đồng đại lý
- 3 hành vi bên Nương Minh chỉ ra của Đạt Phú ko phải vi phạm
nghiêm trọng vì trường hợp này ko phải hợp đồng đại lý, và đương
nhiên những nghĩa vụ đó không thuộc về phía Đạt Phú.
→ Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của Nương Minh không hợp pháp.

2. Các yêu cầu của Đạt Phú có được Tòa án chấp nhận không? Căn cứ pháp
lý?
CQNNCTQ (trường hợp này là Tòa án) có 3 quyết định:
- Không chấp nhận vì mọi yêu cầu đều ko có căn cứ
- Chấp nhận 1 phần với những yêu cầu có căn cứ, còn những yêu cầu
ko có căn cứ
- Chấp nhận toàn phần vì mọi yêu cầu đều có căn cứ
Nương Minh vi phạm điều 6.3 về hành vi đơn phương chấm dứt hợp
đồng.
→ Bồi thường thiệt hại thì chấp nhận,
bồi thường số tiền
Mua đứt bán đoạn → Nương Minh không được thu hồi hàng hóa
Chậm thanh toán tiền nợ → xem xét NM có nợ k? → Nếu nợ thì trả cả
gốc lẫn lãi
Tỉ lệ phần trăm dựa trên doanh số bán hàng chỉ dựa trên hđ đại lý, mà trường
hợp này ko phải là hợp đồng đại lý → Không chấp nhận

Thực tế, lúc đầu hợp đồng sẽ hiểu theo hướng là mua bán hàng hóa còn lúc sau
dựa vào ý chí và thỏa thuận của các bên thì có thể là hợp đồng đại lý

-
Bài tập tình huống trang 156
1. Hành vi đơn phương chấm dứt hđ của công ty Hồng Hân có hợp
pháp không? Căn cứ pháp lý
→ Đơn phương chấm dứt là đình chỉ thực hiện hợp đồng, khi nào đồng
thuận chấm dứt thì mới là hủy hợp đồng
Hành vi của công ty bia không phải là điều kiện để đình chỉ thực hiện hợp
đồng, nhưng là hành vi trái PL

2. Yêu cầu khởi kiện của công ty bia HN-VT có được chấp thuận
không?
3. Yêu cầu trả tiền quảng cáo của công ty Hồng Hân có được chấp nhận
không?

bài tập tình huống trang 147


LDS điều chỉnh
Do trường hợp này không phải là giao dịch giữa TN và TN

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRANG 187


1. Việc từ chối mua của công ty Hoa Lan có được chấp thuận không? căn cứ
pháp lý?
- Trong trường hợp có chủ thể rút lại giá, thì chủ thể với giá liền kề có
quyền mua → Nếu họ muốn mua thì họ sẽ chấp nhận họ đã trả trước đó,
nếu không thì họ sẽ rút lại giá đã trả. Hay nói cách khác là công ty Hoa
Lan được quyền từ chối mua
→ Do vậy, khi nào phiên đấu giá sẽ không thành do không còn chủ thể nào
tham gia đấu giá nữa
2. Trách nhiệm phát sinh của các bên trong trường hợp nêu trên được xác
định như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
- Đối với công ty Tiến Đạt
+ Mất lượt chơi
+ Mất cọc
+ Điều 204, do công ty Tiến Đạt rút lại giá đã trả theo phương
thức trả giá lên, và lô hàng nếu được bán với giá thấp hơn giá mà công ty Tiến
Đạt rút lại → Tiến Đạt phải trả khoản tiền chênh lệch cho người tổ chức đấu
giá - công ty Huy Hoàng.
+ Khoản 4 Điều 204, nếu trường hợp cuộc đấu giá ko thành
Tiến Đạt phải chịu chi phí cho việc bán đấu giá và không được hoàn trả khoản
tiền đặt trước.
- Đối với công ty Hoa Lan
+ Mất lượt chơi do rút lại giá đã trả
+ Mất cọc ….
+ Phải chịu chi phí cho việc bán đấu giá và không được hoàn
trả khoản tiền đặt trước.
Câu hỏi đặt ra: hai công ty Tiến Đạt và Hoa Lan sẽ chịu chi phí cho việc
bán đấu giá ntn khi phiên bán đấu giá không thành?

Theo quy tắc áp dụng pháp lý của hai văn bản pháp luật có giá trị pháp lý
ngang nhau, thì khi áp dụng LTM thì khi đưa ra các mức đặt cọc thì cần
áp dụng mức của Luật đấu giá tài sản tức là 10%

You might also like