You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


***
T
RƯỜNG

TIỂU LUẬN
NGHỆ THUẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: Triển lãm “Tỏa IV” – Thiên nhiên và con người từ quá khứ,
hiện tại đến tương lai.

Giảng viên: TS. Hoàng Cẩm Giang


Sinh viên : Cao Thị Ngọc Ánh
Lớp : K66 Văn học
MSSV : 21032119

Hà Nội, 2022
Mở đầu

Thiên nhiên, môi trường – nơi khai sinh và dung dưỡng con người ngày
càng bị đe dọa từ các vấn đề ô nhiễm, tàn phá rừng. Chưa có bao giờ, và hơn bất kì
thời đại nào, hệ sinh thái và việc nghiên cứu về lại được quan tâm đến như vậy.
Nghệ thuật – với vai trò phản ánh hiện thực qua cũng đang góp một phần trong
việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho con người ấy. Với đặc thù đối tượng là
con người, nhìn đời sống từ góc nhìn con người, sự kết hợp giữa nghệ thuật và sinh
thái sẽ là một trải nghiệm như thế nào? Con người và môi trường sẽ được thể hiện
ra sao? Với mỗi người làm nghệ thuật, luôn có một phương thức rất cá nhân và
riêng tư, cũng đầy độc đáo và hấp dẫn để mở ra những góc nhìn mới về thiên nhiên.

Trong chuỗi những hoạt động nghệ thuật có đề tài về môi trường, “Tỏa IV”
là một sự thể hiện mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên đầy mới mẻ, khai
phá những góc nhìn “vi mô” rất thú vị. Quy tụ 40 tác phẩm từ hơn 20 nghệ sĩ trong
và ngoài nước, đa dạng về chất liệu, thể loại, triển lãm là không gian gợi mở,
chiêm nghiệm và suy ngẫm lại về thiên nhiên – con người.

1. Nghệ thuật được tạo nên từ những chất liệu bị bỏ qua

Với nghệ thuật tạo hình, chất liệu là yếu tố cơ sở và tạo nên một ngôn ngữ
riêng cho tác phẩm đó. Trong mỗi loại chất liệu được nghệ sĩ lựa chọn, tự nó, đã
mang một câu chuyện riêng. Không chỉ vậy, cách xử lí chất liệu, tạo tác sản phẩm
cũng dung chứa những ý tưởng, tình cảm của tác giả.

Các tác phẩm trong “Tỏa IV” được tạo từ nhiều chất liệu khác nhau. Từ chất
liệu gỗ, màu acrylic, sơn trong nghệ thuật truyền thống đến những vật liệu tưởng
chừng như bỏ đi: chai nhựa, bìa cứng, mảnh thủy tinh,… Đặc biệt, chất liệu mới lạ
như vậy lại đóng vai trò chính, xuất hiện dày đặc trong triển lãm cho thấy sự gần
gũi giữa nghệ sĩ với vật liệu xung quanh, sự quan tâm nghệ sĩ dành cho môi trường.
2. Thiên nhiên và con người qua những góc nhìn khác

Bấy lâu này, con người coi thiên nhiên như một công cụ để tạo các giá trị về
vật chất tình thân cho bản thân, coi cây cối là vật vô tri vô giác, không vui vẻ, cũng
chẳng đau buồn, và coi những vật đã qua sử dụng hoặc hết giá trị sử dụng là không
hữu ích. “Tỏa IV” đã tái hiện lại một thiên nhiên khác, và thiết lập lại suy nghĩ về
các mối quan hệ giữa đời sống thiên nhiên và con người.

2.1. Thiên nhiên – con người trong quá khứ

Chặng đường của “Tỏa IV” bắt nguồn từ một đại dương bao la rộng lớn
khoáng đạt và huyền bí với các sinh vật biển phong phú của James Prosek. Hình
ảnh của các sinh vật biển được hình dung qua các khối hình do sự tương phản giữa
nền trắng vè các khoảng đen tạo thành.

Giữa chừng không gian (The space in Between, 2022) - James Prosek

Thay vì dùng các đường nét, màu sắc khác nhau vẽ nên hình ảnh rõ nét về sinh vật
biển, James Prosek chỉ cho người xem thấy một hình ảnh chung chung, giống như
chỉ là bóng của các sinh vật biển gợi người xem liên tưởng đến một thế giới đại
dương đầy bí ẩn. Đặc biệt, tất cả những sinh vật biển đều không có tên gọi, tức là
không được tác giả đặt cho một cái tên nào cả. Một mặt, việc này vừa kích thích sự
tò mò, tìm tòi, đòi hòi người xem phải tự soi kĩ từng chi tiết tranh để tìm hiểu về
từng sinh vật biển. Mặt khác, cũng quan trọng hơn cả, James Prosek đã đưa tự
nhiên về điểm xuất phát ban đầu của nó. Ngay từ khi Trái Đất sinh ra, môi trường
tự nhiên sinh ra, sinh vật hay cây cối vốn không có tên gọi. Con người đã đặt cho
chúng những cái tên, từ đó chúng ta có cá voi, cá mập, sao biển,… Vô danh, không
là gì cả mới đúng là trạng thái vốn có của thiên nhiên thuở xưa.

8100:1 của Trần Thảo Miên lại là sự tôn thơ, trân trọng thực vật. Tác phẩm
mang hình dáng của một ngôi đền linh thiêng mà ở trên mái là những xương lá
được tác giả nhặt lượm và thêu lên. Phần vải trắng trong suốt như hình ảnh của
những linh hồn trong góc nhìn của con người và hình dáng tác phẩm như một ngôi
đền là sự tưởng nhớ, trân trọng và biết ơn thiên nhiên, cây cối.
8100:1 (2022) - Trần Thảo Miên

8100:1 (2022) - Trần Thảo Miên


Với Phạm Đình Tiến, ý niệm qua những tác phẩm điêu khắc của anh là một
thiên nhiên trong đời sống con người khác trong quá khứ: tự nhiên và thần thánh.

Rồng lượn (Hovering Dragon, 2022) - Phạm Đình Tiến

Rồng lượn gồm hai khối chính: phần trên là hình rồng và phần dưới là mặt
người. Hinh ảnh khuôn mặt với mắt trợn ngược, trống rỗng, miệng mở hờ gợi liên
tưởng đến việc con người bị "hớp hồn" hoặc chịu một thế lực nào đó điều khiển.
Trong đây, đó chính là rồng. Rồng vốn là vật linh thiêng trong quan niệm của
người Việt Nam nói riêng và vùng văn hóa của khối Đồng Văn nói chung. Tôn thờ
vật bắt nguồn từ quan niệm "vạn vật hữu linh" khi con người vẫn còn yếu ớt và sợ
hãi trước thiên nhiên hùng vĩ. Rồng trở thành một vật thiêng như thế, là đại diện
cho thiên nhiên. "Rộng lượn" như một lát cắt của lịch sử phát triển loài người, cũng
là một lát cắt trong lịch sử của mối quan hệ giữa con người và hệ sinh thái.
Ngày dài (Long day, 2016) - Phạm Đình Tiến

Ngày dài là hình ảnh của một khuôn mặt bất bình thường , bị biến dạng và như bị
kéo dài ra. "Đôi khi trong cuộc sống thời gian không đều như cách một con lắc mà
nó thay đổi theo cách cảm nhận, theo từng người, từng thời điểm khác nhau"1. Ý
niệm của ngày dài là ý niệm về thời gian, nhưng bắt đầu từ bao giờ chúng ta có
thời gian, thời gian sinh ra từ đâu? Chính con người đã tạo ra thời gian, con người
sống trong thời gian và… bị thời gian kìm kẹp. Khuôn mặt với hai mắt nhắm trong
trạng thái rất bình yên như đang chìm trong một giấc mộng hạnh phúc tràn đầy. Đó
cũng là hạnh phúc trong quá khứ mà con người có thuở chưa có thời gian, chưa có

1
Phần giới thiệu cho tác phẩm ở triển lãm
một con lắc đếm giờ. Bởi vì lúc đó, con người sống hòa mình với thiên nhiên và cứ
mặc để thời gian trôi đi. Còn giờ, chúng ta kiểm soát thời gian gắt gao đến từng
giây phút, tự bó hẹp chúng ta và kẻ khác trong sợi dây trói vô hình. Ở hiện tại, liệu
"chúng ta có thể chấp nhận sự sai số về mặt thời gian của nhau?"2

2.2. Thiên nhiên và con người hiện tại: Những diễn giải mới

Đi từ những ngày sơ khai của tự nhiên, đến khi con người xuất hiện trong
hình hài nhỏ bé và cúi mình trước thiên nhiên hùng vĩ, giờ đây con người xâm
nhập vào thiên nhiên, khống chế thiên nhiên và điều khiển theo cách loài người
muốn. Liệu những nỗ lực đó sẽ cho ra kết quả gì?

Câu trả lời của Oanh Phi Phi, đó là dù đúng là con người đã chế ngự được
thiên nhiên, nhưng các sinh thực vật vẫn có đời sống của nó mà chúng ta không
cách nào can thiệp được.

2
Phần giới thiệu tác phẩm ở triển lãm
"Và rồi chỉ còn sáu…" (And then there were six…", 2022) - Oanh Phi Phi

“Và rồi chỉ còn sáu…” là nhóm tám bức tranh sơn mài vẽ bể cả. Tác phẩm
thể hiện ý niệm về thời gian, không gian, đời sống của sáu con cá trong một chiếc
bể nhân tạo. Từ nhiều góc nhìn khác nhau, có trên, có dưới, có trái, có phải trong
những khoảng thời gian khác nhau - thể hiện qua ánh sáng và mực đước đẩy vơi,
Oanh Phi Phi đã miêu tả lại hoạt động của cá trong bể cá cảnh - tự nhiên như vốn
có, chẳng thể bị can thiệp. Và dù rằng, con người đã chuyển môi trường sống tự
nhiên của cá sang bể nhân tạo thì con người vẫn không kiểm soát được hoạt động
của chúng. Cá vẫn là cá, sống đời sống của cá và có tâm hôn riêng của cá. Ý thức
mạnh mẽ về việc không thể can thiệp đến đời sống của thiên nhiên, tác giả dành
cho thiên nhiên sự tôn trọng và trân trọng đáng quý.

Tèo Phạm từ việc dùng các bìa cứng đã bỏ đi cũng đã tìm cho mình một góc
nhìn riêng về thiên nhiên. Từ quá trình tạo nên tác phẩm, ta thấy vai trò của việc tái
sử dụng những đồ tưởng chừng vô dụng và đáng bỏ đi. Không ở đâu xa, không
phải việc lớn lao, bảo vệ môi trường xuất phát từ những hành động nhỏ nhặt và
đơn giản nhất.
Mặt nạ bé na, CU-A KÌ-CỤC và Cửa – Tâm hồn – Mình (2021) – Tèo Phạm

"Chỉ có tận cùng phía trước" là câu được mượn từ tập thơ Illuminations của
Rimbaud. "Illumination" có thể được hiểu theo nhiều nghĩa, là "sự chiếu sáng, sự
bừng sáng", cũng là "đốn ngộ, giác ngộ", hay theo một cách gọi thú vị hơn là
"Thần cảm" [1]. Tác phẩm có màu chủ đạo là màu đỏ trầm, không quá gay gắt
nhưng đủ để bộc lộ một niềm khát khao cháy bỏng. Phần chỉ thêu màu trắng mỏng,
cũng là phần màu sáng nhất, là trung tâm của tác phẩm, gợi liên tưởng những cánh
tay vươn lên từ dưới lòng đất thẳm sâu - một khát khao vươn lên, thoát khỏi hố sâu,
được soi rọi và kết nối.
Chỉ có tận cùng phía trước (It could only be the end ahead, 2020) - Nghĩa Đặng

Adagio cho người cha #9 và #10 (Father's Adagio #9&10, 2021) – Nghĩa Đặng
Adagio cho người cha #9 gồm ba mảng chính được nhận biết qua màu sắc.
Mảng vàng sáng nhất với các sắc vàng đậm nhật tạo hình vòng tròn gợi tả hình ảnh
của mặt trời và bầu trời. Một phần khác là mảng nâu với sắc đậm nhạt thành từng
lớp được điểm xuyết những cây hoa, ngọn cỏ nhưng ở trạng thái héo úa. Bao quanh
hai vàng màu này là phần màu đen tách đậm nhạt, mảng này dường như muốn bao
trùm cả thế giới trong tranh, khiến mặt trời phải dè trừng, cũng làm đôi mắt của
mặt trời mèo mó, biến dạng. D

Ngược với #9, ở bức Adagio cho người cha #10, các mảng màu trong tranh
vẫn tách thành từng lớp rõ rệt nhưng màu sắc tươi sáng hơn, cây cối tốt tươi, mảng
màu đen ở trên cùng lại gợi tả hình dáng bàn tày với hình trái tim ở chính giữa.

Có thể thấy Adagio cho người cha #9 và Adagio cho người cha #10 là một
sự đối nghịch nhau, Nếu như mảng đen của #9 bao trùm, bóp nghẹt, thâm nhập giết
chết thiên nhiên thì vùng đen ở #10 lại bao bọc, trở che, và là nguồn sống cho cây
(cây lớn lên từ mảng màu đen).

Hai bức tranh là hai cách ứng xử nghịch chiều của con người với thiên nhiên:
kìm hãm, bóp méo, kiểm soát và chở che, bảo vệ, nuôi dưỡng. Ta cũng có thể thấy
phản ứng đáp lại của thiên nhiên với hai cách đối xử này: héo tàn và tươi tốt.
Adagio cho người cha gợi cảm hứng và nâng cao ý thức của công chúng về cách
đối xử với thiên nhiên, nên trân trọng, nâng niu và gìn giữ.

Tiếp đến, Ngài Cuddle một góc nhìn đầy cảm xúc, giàu sự cảm thông, thấu
hiểu cho tình cảnh của những cây kim tiên bị treo lơ lửng.
Ngài Cuddle (Mr. Cuddle, 2022) - Trevor Yeung

Để tạo nên tác phẩm này, Trevor Yeung đã cuốn chặt hai cây kim tiền vào nhau
thành một chậu cây bằng đai công nghiệp rồi treo lơ lửng giữa không trung. Việc
cuốn chặt hai vây kim tiền vào nhau có gì đó tương đồng với việc cách chậu cây
cảnh, bonsai được tạo ra - uống nắn, tỉa tót sao cho phù hợp thẩm mì và phục vụ
như cầu của con người - một hành động phi tự nhiên. Sau đó, hai chậu cây được
treo lên giữa không trung, những mảnh trói ghìm chặt lấy thên cây hình dung.
Khung cảnh ấy, khác nào một kẻ tội đồ bị treo lên thành giá thật đau đớn đến cùng
cực. Từ quá trình tạo tác phẩm, ta liên tưởng đến cách mà con người đối xử với cây
cối, rộng hơn là hệ sinh thái. Loài người coi thiên nhiên là một sự giải trí và thỏa
mãn dục tính của mình, giẳng xéo và gây đau đớn cho chúng theo cách mà con
người muốn. Hơn hết, con người vẫn coi cây cối là vật vô tri vô giác nhưng trong
tác phẩm, ta nhập thân vào thế giới tâm hồn của cây, đau đớn thay nó, khóc thương
thay nó. Liệu những cái cây kia, có phải chúng cũng có một thế giới riêng, với cảm
xúc riêng thuộc về chúng không?

Đến với một không gian của nghệ thuật sắp xếp khác, Kỉ niệm loài cây của
Rune Bosse là sự bất lực của con người trước tự nhiên với mong muốn gìn giữ.

Kỉ niệm loài cây (Plant Memorie, 2022) – Rune Bosse

Từng chiếc là cây mà Rune Bosse nhặt được trên những lần đi bộ ở khu lân cận
không gian triển lãm được nhúng qua một dung dịch và được ngưng đọng trong
những bình chứa hóa chất với mục đích bào tồn. Nhưng sự phân hủy và mất đi của
những chiếc lá không thể bị dừng lại mà chỉ có thể bị làm chậm đi. Quá trình ngâm
lá trong hóa chất và kết quả không đúng mong đợi vốn có là một thể hiện về một tự
nhiên đầy uy quyền. Con người không thể khống chế tất cả, tự nhiên vẫn sẽ tiếp
diễn và không thể lay chuyển.

2.3. Một tương lai mới: Thiên nhiên và con người là một

Con người tạo ra những cỗ máy không lồ, những phát minh để chế ngự thiên
nhiên từ đó coi mình là trung tâm, là đáng cao cả nào đó vượt xa mọi giống loài.
Nhưng con người, dù mạnh mẽ và thông minh đến nhường nào cũng vẫn là một
phần của tự nhiên, phải tuân theo những quy luật vốn có.
Phù sinh (Life of Ephemerality, 2020) - Lập Phương

Phù Sinh là các mảnh thủy tinh được treo lơ lửng, đặt trong một không gian
tối và chiếu rọi đèn từ nhiều hướng tạo nên những cái bóng hình bướm bướm kì ảo.
Những cái bóng thủy tinh này hiện lên mở mờ ảo ảo, chuyển động chao đi chao lại
chậm rãi và không chạm, không cảm nhận được bằng xúc giác. Hình ảnh cái bóng
như con bướm lại gợi liên tưởng đến câu chuyện Trang Chu mộng hồ điệp trong
Nam Hoa kinh (Trang Tử). Chuyện kể rằng, Trang Chu ngủ mơ thấy mình hóa
thành bướm, sung sướng trong thân phận con bướm bay lượn, lúc tỉnh lại thì trở về
thành Trang Chu. Là Trang Chu hóa bướm, hay bướm hóa Trang Chu? Đâu mới là
thực, đâu lại là mộng? Từ tên gọi, chất liệu (thủy tinh), cách thức trình hiện (treo
lửng lở), sự mờ nhòe của bóng đến hình ảnh bướm, "Phù Sinh" đưa ra góc nhìn
cuộc đời như là mộng ảo, như là phù du lững lờ của cuộc sống. Ở đây, ta cũng thấy
được sự công bình, dù là con người hay tạo vật đã sinh ra tức là sẽ mất đi, con
người là một phần của thiên nhiên và giống như thiên nhiên, bình đẳng với thiên
nhiên. Dù là một người đầy tiền bạc danh vọng, hay một con bướm nhỏ bé, trước
sinh tử của đời đều giống như nhau.

Mẹ thiên nhiên & Lặp đi lặp lại có trật tự (2022) – Xuân Hạ

Mẹ thiên nhiên & Lặp đi lặp lại mô phỏng cuộc sống hàng ngày của người
Xơ đăng dựa trên một mô-đun chuyển động hài hòa, nhịp nhàng. Tác phẩm là sự
quyện hòa giữa con người và thiên nhiên. Thiên nhiên và con người tương hỗ,
nâng đỡ nhau, không chiếm đoạt, không kìm hãm. Tác phẩm mở ra một tương lai
mới cho loài người, cũng mở ra một phương thức sống khác – cái vốn ta cho là lạc
hậu, kì thực, theo một cách nào đó lại rất tân tiến, văn minh.

Kết lại

“Tỏa IV” với chủ đề “Phương thức đối thoại với thiên nhiên”, theo BTC, là
sự “gợi ý những góc nhìn nhận mới về mối quan hệ giữa đời sống thực vật và thế
giới con người, từ đó “đưa ra các quan điểm khác nhau về lịch sử và hiện tại,
chuyển trọng tâm giữa con người và thực vật trong các thể nghiệm nghệ thuật,
hướng tới một hình thức quan hệ chăm sóc tương hỗ hơn” [2]. Triển lãm là câu
chuyện phi tuyến tính, nhưng vẫn có cấu trúc gôm 4 phần.

Với người viết, “Tỏa IV” được sắp xếp với sự mở đầu về đại dương đến
hình tượng con người với thiên nhiên thuở ban sơ, tiếp đó là cách ứng xử, mối
quan hệ ở hiện tại giữa thiên nhiên và con người, sau cũng với Phù sinh, Mẹ thiên
nhiên & Lặp đi lặp lại là sự gợi mở cho một phương thức sống, một mối quan hệ
mới giữa con người và thiên nhiên trong tương lai.

Đi từ quá khứ, hiện tại, đến tương lai, “Tỏa IV” là sự nhìn lại, tái thiết lập
những giá trị và quan niệm đã có tồn tại trong tâm tưởng của đa phần công chúng
và mở ra một hướng đi mới để bảo vệ môi trường trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Thần cảm” trong thế giới trẻ thơ. <http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-


cuu/van-hoc-nuoc-ngoai-va-van-hoc-so-sanh/276-thn-cm-trong-th-gii-tr-
th.html>.
2. Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom | Triển lãm TOẢ IV | THE FOLIAGE
IV Exhibition. <http://vccavietnam.com/trien-lam-toa-iv-the-foliage-iv-
exhibition-cpo757>.

You might also like