You are on page 1of 207

BÀI GIẢNG

ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG


GIAO THÔNG VẬN TẢI

ThS. Lê Văn Cường

Năm 2023

(Lưu hành nội bộ)


NỘI DUNG

Phần 2: Định mức kinh tế kỹ thuật trong GTVT Phần 1: Nguyên lý chung

7. Định mức lao động trong 1. Quá trình sản xuất và hao phí
công tác xếp dỡ thời gian lao động

2. Tổ chức lao động khoa học


8. Định mức kinh tế kỹ thuật
trong vận chuyển 3. Mức lao động – Phương pháp
định mức lao động
9. Định mức kinh tế kỹ thuật 4. Xây dựng tiêu chuẩn để định
trong BDKT và sửa chữa mức kỹ thuật lao động
PTVT
5. Mức vật tư và phương pháp
định mức vật tư
10. Định mức lao động cán
bộ kỹ thuật kinh tế và NVPV 6. Tổ chức công tác vật tư của
đơn vị

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 2
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
CHƯƠNG 1

QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ HAO PHÍ


THỜI GIAN LAO ĐỘNG

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 3
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
I. Quá trình sản xuất và các bộ phận cấu thành của nó
và hao phí thời gian lao động

1. Quá trình sản xuất

Ba yếu tố của quá trình sản xuất

Lao động

1
Đối tượng lao động

Công cụ lao động


3

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 4
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
I. Quá trình sản xuất và các bộ phận cấu thành của nó
và hao phí thời gian lao động

1. Quá trình sản xuất

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 5
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
I. Quá trình sản xuất và các bộ phận cấu thành của nó
và hao phí thời gian lao động

1. Quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất là việc lao động dùng công cụ lao động
tác động lên đối tượng lao động theo một trình tự nhất định
để sản phẩm tạo ra đúng theo yêu cầu đặt ra ban đầu.

Khoảng thời gian của quá trình sản xuất gọi là thời gian sản
xuất.

Thời gian sản xuất


1 bao gồm nhiều khoảng thời gian lao
động và thời gian không lao động xen kẽ nhau.
2
Thời gian lao động chỉ kể đến thời gian mà lao động dùng
công cụ lao động
3 tác động lên đối tượng lao động.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 6
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
I. Quá trình sản xuất và các bộ phận cấu thành của nó
và hao phí thời gian lao động

1. Quá trình sản xuất

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 7
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
I. Quá trình sản xuất và các bộ phận cấu thành của nó
và hao phí thời gian lao động

2. Phân loại quá trình sản xuất

Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất hoặc đặc tính


tham gia vào quá trình sản xuất

1
QTSX chính QTSX phụ QTSX phục vụ
Là QTSX thực Nhằm tăng thêm Mang tính chất
2
hiện nhiệm vụ thu nhập, tận phục vụ, hỗ trợ, tạo
chính của đơn vị dụng nhân lực, điều kiện thuận lợi
3 vật lực cho QTSX chính, và
QTSX phụ
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 8
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
I. Quá trình sản xuất và các bộ phận cấu thành của nó
và hao phí thời gian lao động

2. Phân loại quá trình sản xuất

Căn cứ vào góc độ tổ chức sản xuất

QTSX đơn chiếc


Là QTSX thực hiện nhiều loại
nhiệm vụ sản xuất khác nhau, rất
ít hoặc không lặp lại

QTSX hàng 1 loạt


Là QTSX trong đó thực hiện QTSX khối lượng lớn
nhiệm vụ sản xuất với khối lượng Là QTSX thực hiện một khối
2
công việc nhất định, tại nơi làm lượng công việc lớn, ổn định.
việc thực hiện một số lượng bước
công việc nhất3định …

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 9
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
I. Quá trình sản xuất và các bộ phận cấu thành của nó
và hao phí thời gian lao động

2. Phân loại quá trình sản xuất

Căn cứ công cụ và năng lượng sử dụng

QTSX bằng máy

QTSX bằng máy - tay QTSX tự động


1

QTSX bằng tay 3 QTSX tự động


tổng hợp
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 10
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
II. Phân loại hao phí thời gian làm việc
và hao phí thời gian lao động

1. Phân loại hao phí thời gian làm việc của công nhân

Một ca làm việc tính từ lúc vào làm việc cho đến khi kết thúc làm việc thì thời gian
làm việc được chia thành thời gian làm việc và thời gian ngừng việc.

Thời gian làm


bằng tay

Thời gian Thời gian làm


làm việc bằng máy-tay Thời gian
quan sát tích
Thời gian cực
quan sát Thời gian
quan sát thụ
động

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 11
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
II. Phân loại hao phí thời gian làm việc
và hao phí thời gian lao động

1. Phân loại hao phí thời gian làm việc của công nhân

Thời gian làm việc


Thời gian làm
việc không Thời gian làm việc hiệu quả
hiệu quả

Thời gian Thời gian phục vụ nơi làm


Thời gian tác nghiệp
chuẩn kết việc

Thời gian Thời gian


Thời gian tác Thời gian tác
phục vụ kỹ phục vụ tổ
nghiệp chính nghiệp phụ
thuật chức

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 12
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
II. Phân loại hao phí thời gian làm việc
và hao phí thời gian lao động

1. Phân loại hao phí thời gian làm việc của công nhân

Thời gian Thời gian Thời gian Thời gian Thời gian
Thời gian thoả mãn ngừng lãng phí lãng phí lãng phí
nghỉ ngơi nhu cầu công do công do tổ do kỹ
cần thiết nghệ nhân chức thuật

Thời gian ngừng việc Thời gian ngừng việc


được quy định không được quy định

Thời gian không làm việc


(ngừng việc)

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 13
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
II. Phân loại hao phí thời gian làm việc
và hao phí thời gian lao động

2. Phân loại thời gian sử dụng thiết bị

Thời gian vận hành


Thời gian sử dụng thiết bị có phụ tải
Thời gian làm việc
Thời gian vận hành
không có phụ tải

Thời gian ngừng


việc do tổ chức

Thời gian ngừng Thời gian ngừng


việc việc do kỹ thuật

Thời gian ngừng


việc do công nhân
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 14
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
III. Kết cấu mức kỹ thuật thời gian
và hao phí thời gian lao động

Là tỷ trọng từng loại thời gian trong tổng thời gian hoàn
thành một công việc hay hoàn thành một sản phẩm nhất
định.

Chỉ bao gồm thời gian có ích, Không được đưa vào thành Cần loại trừ thời gian song
cần thiết phải có để thực hiện phần mức kỹ thuật thời gian trùng, thời gian tiêu hao quá
xong một nhiệm vụ sản xuất. các loại thời gian lãng phí, mức cần thiết.
thời gian làm việc không có
hiệu quả.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 15
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
III. Kết cấu mức kỹ thuật thời gian
và hao phí thời gian lao động

Mức thời gian đầy đủ chi phí để làm ra một sản phẩm là Tđ khi đó ta có:

Tđ = Ttn+ Tpv +Tnn+ Tck

Nếu ta coi mức thời gian mà chưa chứa đựng thời gian chuẩn kết là mức thời
gian không đầy đủ và ký hiệu là Tk khi đó ta có:

Tđ = Tck+ Tk

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 16
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
III. Kết cấu mức kỹ thuật thời gian
và hao phí thời gian lao động

Trong sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng hoạt nhỏ:
𝑎
Tk= Ttn ∗ (1 + )
100

Trong sản xuất hàng loạt vừa:

𝑎𝑝𝑣 +𝑎𝑛𝑛
Tk= (Tc+Tp) ∗ (1 + )
100

Trong sản xuất hàng loạt lớn và sản xuất khối lượng lớn:

𝑎𝑝𝑡 +𝑎𝑛𝑛 𝑎𝑝𝑘


Tk= (Tc+Tp) ∗ 1 + + 𝑇𝑐
100 100

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 17
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
III. Kết cấu mức kỹ thuật thời gian
và hao phí thời gian lao động

Mức thời gian để sản xuất một nhóm gồm n sản phẩm:

𝑇đ𝑛 = 𝑇𝑐𝑘 + 𝑇𝑘 ∗ 𝑛

Mức thời gian để sản xuất một sản phẩm:

𝑇𝑐𝑘
𝑇đ = 𝑇𝑘 +
𝑛
Trong đó:
n: là số sản phẩm trong nhóm;
Tck: thời gian chuẩn kết của nhóm n sản phẩm

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 18
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
III. Kết cấu mức kỹ thuật thời gian
và hao phí thời gian lao động

Khi mức thời gian giảm thì mức sản lượng tang và ngược lại.
Giả sử:
- Mức thời gian để sản xuất một sản phẩm ban đầu là t1 (giờ/sản phẩm)
- Mức sản lượng tương ứng với mức thời gian ban đầu là S1 (sản phẩm/giờ)
- Khi mức thời gian giảm bớt x% thì sẽ làm cho mức sản lượng tăng y%.
Gọi mức thời gian sau khi giảm là t2
Mức sản lượng khi đã giảm mức thời gian là S2

Yêu cầu: Tìm mối quan hệ giữa x và y?

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 19
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
IV. Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc
và hao phí thời gian lao động

Thu thập tài liệu ban


đầu phục vụ cho công
tác định mức

Mục đích của khảo sát Nghiên cứu phương


thời gian làm việc pháp làm việc

Nghiên cứu thời gian


làm việc thực tế

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 20
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
IV. Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc
và hao phí thời gian lao động

Khảo sát đo trực tiếp Khảo sát theo thời điểm


Khảo sát suốt thời ký thời Khảo sát số lần xuất hiện
gian, nghiên cứu trực tiếp từng loại thời gian, sau đó
quá trình lao động, đo thời xác định trị số chi phí thời
gian mỗi một yếu tố từ khi gian tương đối và tuyệt đối.
bắt đầu đến khi kết thúc.

Căn cứ độ dài
quan sát

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 21
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
IV. Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc
và hao phí thời gian lao động

Theo mục đích khảo sát

Khảo sát tất cả thời gian làm


việc trong suốt ca hay một
phần ca làm việc
Thời gian làm việc

Khảo sát tổng hợp Khảo sát thời gian làm


nhằm nghiên cứu việc và ngừng việc
đồng thời thời gian Thời gian sử trong quá trình công
Quá trình
làm việc và việc sử dụng thiết bị tác của máy móc thiết
sản xuất
dụng thiết bị bị

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 22
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
IV. Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc
và hao phí thời gian lao động

Theo đối tượng khảo sát

Cá nhân

Nhóm công nhân

Đội công nhân

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 23
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
IV. Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc
và hao phí thời gian lao động

Phương pháp thu thập dữ liệu

Chụp ảnh

Bấm giờ

Chụp ảnh – Bấm giờ

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 24
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
IV. Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc
và hao phí thời gian lao động

CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KHẢO SÁT

Bước chuẩn bị

Phân tích kết quả khảo sát

Bước thực hiện khảo sát

Thu thập và xử lý tài liệu

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 25
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
IV. Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc
và hao phí thời gian lao động

Bảng tổng hợp khảo sát thời gian làm việc

Yếu tố Tổng thời % so với thời gian


Loại thời gian Ký hiệu
công việc gian hao phí quan sát

T/g chuẩn kết Tck

T/g tác nghiệp Ttn

T/g phục vụ Tpv

T/g nghỉ ngơi cho phép Tnn

T/g lãng phí (công nhân) Tlcn

T/g lãng phí (kỹ thuật) Tlkt

T/g lãng phí (tổ chức) Tltc

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 26
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
IV. Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc
và hao phí thời gian lao động

𝑇𝑡𝑛
Hệ số thời gian tác nghiệp 𝐾𝑡𝑛 = ∗ 100%
𝑇

𝑇𝑝𝑣
Hệ số thời gian phục vụ 𝐾𝑝𝑣 = ∗ 100%
𝑇

𝑇𝑐𝑘
Hệ số thời gian chuẩn kết 𝐾𝑐𝑘 = ∗ 100%
𝑇

𝑇𝑛𝑛
Hệ số thời gian nghỉ ngơi cho phép 𝐾𝑛𝑛 = ∗ 100%
𝑇

𝑇𝑙𝑝
Hệ số thời gian lãng phí 𝐾𝑙𝑝 = ∗ 100%
𝑇
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 27
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 1: Quá trình sản xuất
IV. Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc
và hao phí thời gian lao động

𝑇𝑝𝑣
Tiêu chuẩn thời gian phục vụ 𝑎𝑝𝑣 = ∗ 100%
𝑇𝑡𝑛

𝑇𝑐𝑘
Tiêu chuẩn thời gian chuẩn kết 𝑎𝑐𝑘 = ∗ 100%
𝑇𝑡𝑛

𝑇𝑛𝑛
Tiêu chuẩn thời gian nghỉ ngơi cho phép 𝑎𝑛𝑛 = ∗ 100%
𝑇𝑡𝑛

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 28
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 29
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động I. Khái niệm, nhiệm vụ, nội dung của tổ chức lao động
khoa học khoa học

Tổ
chức
lao
động?
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 30
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động I. Khái niệm, nhiệm vụ, nội dung của tổ chức lao động
khoa học khoa học

Tổ chức lao động là một hệ thống các biện pháp đề ra nhằm


bảo đảm cho mọi hoạt động của con người đạt năng suất lao
động cao và sử dụng đầy đủ, có hiệu quả nhất tư liệu sản xuất.

Mục đích của tổ chức lao động?

Tạo ra những điều kiện lao động tốt nhất, đảm bảo và nâng
cao khả năng lao động của con người và tạo cho họ hứng thú,
say mê trong lao động.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 31
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động I. Khái niệm, nhiệm vụ, nội dung của tổ chức lao động
khoa học khoa học

Tổ chức lao động khoa học?


Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 32
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động I. Khái niệm, nhiệm vụ, nội dung của tổ chức lao động
khoa học khoa học

Tổ chức lao động khoa học là tổ chức lao động có áp dụng những
biện pháp tiên tiến trên cơ sở nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng có tính
khoa học về quá trình lao động, điều kiện lao động cũng như những
thành tự khoa học đạt được và những kinh nghiệm tiên tiến.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 33
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động I. Khái niệm, nhiệm vụ, nội dung của tổ chức lao động
khoa học khoa học

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 34
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động I. Khái niệm, nhiệm vụ, nội dung của tổ chức lao động
khoa học khoa học

Về mặt kinh tế:


Về mặt tâm sinh lý: Đảm bảo sự hợp lý trong lao
Đảm bảo lao động bình động, tiết kiệm vật tư tiền vốn,
thường, tái sản xuất sức lao tiết kiệm lao động, giảm được
động, bảo vệ sức khoẻ, khả giá thành của sản phẩm, tăng
năng lao động của người lao hiệu quả sản xuất.
động.
Ý NGHĨA

Về mặt xã hội:
Nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ văn
hoá và kỹ thuật của người lao động.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 35
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động I. Khái niệm, nhiệm vụ, nội dung của tổ chức lao động
khoa học khoa học

Nguyên tắc tổ chức lao động khoa học

Đảm bảo Đảm bảo


Đảm bảo
tính khoa tính tổng
tính kế
học hợp, đồng
hoạch
bộ

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 36
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động I. Khái niệm, nhiệm vụ, nội dung của tổ chức lao động
khoa học khoa học

Nhiệm vụ

- Nâng cao năng suất lao động


- Sử dụng hợp lý các yêu tố
sản xuất

- Tăng cường kỹ luật lao động

- Tốc độ tang nâng cao năng


suất lao động nhanh hơn tốc
độ tăng tiền lương

- Giảm một cách có hệ thống


giá thành sản phẩm

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 37
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động I. Khái niệm, nhiệm vụ, nội dung của tổ chức lao động
khoa học khoa học

Nội dung

Nghiên cứu và hợp lý


Nghiên cứu và đề ra hoá các thao tác và
được các phương động tác lao động,
pháp tổ chức phục vụ phương pháp lao động,
nơi làm việc tốt nhất chế độ lao động

Hoàn thiện công tác


định mức, đào tạo và
Nghiên cứu và hoàn nâng cao trình độ
thiện các phương lành nghề người lao
pháp phân công và động, cải thiện điều
hợp tác lao động kiện làm việc

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 38
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động II. Nghiên cứu hoàn thiện hình thức phân công và hiệp
khoa học tác lao động

Các Mác nói


“Hiệp tác lao động là một hình
thức lao động trong đó nhiều
người lao động cùng làm việc có
kế hoạch với nhau nhằm một mục
đích chung trong cùng một quá
trình sản xuất hoặc trong các quá
trình sản xuất khác nhau nhưng
có quan hệ với nhau”

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 39
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động II. Nghiên cứu hoàn thiện hình thức phân công và hiệp
khoa học tác lao động

Là việc bố trí lao động làm việc ở các vị trí, các công việc,
các thời điểm khác nhau đảm bảo tối đa năng suất lao động.
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 40
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động II. Nghiên cứu hoàn thiện hình thức phân công và hiệp
khoa học tác lao động

03 loại phân công lao động

Phân công lao động Phân công lao động Phân công lao động xã
trong nội bộ đơn vị trong nội bộ ngành hội (phân công lao
(phân công lao động cá (phân công lao động động chung).
biệt). đặc thù).

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 41
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động II. Nghiên cứu hoàn thiện hình thức phân công và hiệp
khoa học tác lao động

Yêu cầu của phân công lao động


Tăng hiệu quả sử dụng, Phải xuất phát từ điều
tận dụng hết công suất kiện cụ thể về mặt tổ
của máy móc và thiết bị chức, kỹ thuật, mục
đích tang tỷ trọng công
nhân chính và giảm
công nhân phụ

Thường xuyên giáo


Phải sử dụng đầy đủ
dục, đào tạo nâng cao
khả năng làm việc của
trình độ, tinh thần trách
người lao động đảm
nhiệm của người lao
bảo ngày công và giờ
động
công.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 42
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động II. Nghiên cứu hoàn thiện hình thức phân công và hiệp
khoa học tác lao động

Lãnh
Lao đạo, Vệ sinh, Mức độ Mức độ
Phục vụ Nghiên Mức độ
động quản lý, an toàn, chính quan
sản xuất cứu phức tạp
trực tiếp cán bộ bảo hộ xác trong
kỹ thuật

Phân
theo tính
chất Phân theo mức độ phức tạp
Phân công theo chức năng cùng của công việc hay trình độ lành
loại về nghề của công nhân
mặt kỹ
thuật

Phân công lao động trong đơn vị


(Phân chia quá trình sản xuất ra các thành phần phù hợp với trình độ lành nghề và khả năng
nghề nghiệp để bố trí lao động hợp lý)

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 43
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động II. Nghiên cứu hoàn thiện hình thức phân công và hiệp
khoa học tác lao động

Đánh giá trình độ nghề nghiệp của công nhân so với yêu cầu công
việc thì dùng hệ số đảm nhận công việc (Kđn):

𝐶ấ𝑝 𝑏ậ𝑐 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑐ô𝑛𝑔 𝑛ℎâ𝑛


𝐾đ𝑛 =
𝐶ấ𝑝 𝑏ậ𝑐 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑐ô𝑛𝑔 𝑣𝑖ệ𝑐

NẾU:

K<1: trình độ nghề nghiệp của công nhân không đảm bảo yêu cầu
công việc;

K>1: trình độ nghề nghiệp của công nhân đảm bảo yêu cầu công
việc.
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 44
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động II. Nghiên cứu hoàn thiện hình thức phân công và hiệp
khoa học tác lao động

Hợp tác lao động trong đơn vị


(Sự phối hợp giữa những người tham gia sản xuất, giữa các bộ phận sản xuất trong đơn vị về
mặt không gian và thời gian)

Hợp tác lao động


trong nội bộ các bộ Hợp tác lao động
Hợp tác lao động
phận là sự hợp tác giữa các phân
trong nội bộ một
giữa các cá nhân xưởng chuyên môn
phân xưởng
hay nhóm công hoá
nhân với nhau
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 45
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động III. Nghiên cứu và đề ra phương pháp phục vụ nơi
khoa học làm việc

NƠI LÀM VIỆC?


- Là một bộ phận cấu thành
của đơn vị

- Giới hạn về mặt không gian

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 46
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động III. Nghiên cứu và đề ra phương pháp phục vụ nơi
khoa học làm việc
PHÂN LOẠI NƠI LÀM VIỆC

Mức độ cơ giới hoá:


- Thủ công;
- Cơ giới hoá;
- Tự động hoá.
Số lượng người làm việc:
- Nơi làm việc cá nhân;
- Nơi làm việc tập thể.
Mức độ chuyên môn hoá:
- Nơi làm việc chuyên môn
hoá;
- Nơi làm việc tổng hợp.
Số lượng thiết bị máy móc:
- Nơi làm viêc phục vụ một
Theo không gian xếp đặt: máy;
- Nơi làm việc cố định; - Nơi làm việc phục vụ nhiều
- Nơi làm việc lưu động. máy.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 47
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động III. Nghiên cứu và đề ra phương pháp phục vụ nơi
khoa học làm việc

Nội dung của tổ chức và phục vụ nơi làm việc

1 2 3 4

Chuyên môn Trang bị nơi Bố trí hợp lý Phục vụ nơi


hoá nơi làm làm việc nơi làm việc làm việc
việc

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 48
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động III. Nghiên cứu và đề ra phương pháp phục vụ nơi
khoa học làm việc

Chuyên môn hoá nơi làm việc


Là quy định chuyên môn sản xuất rõ ràng cho nơi làm việc,
mức độ chuyên môn hoá nơi làm việc phụ thuộc chủ yếu vào
loại hình sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật.

Phân các bước công việc hay các công việc


thành từng nhóm khác nhau theo một tiêu
thức nào đó.

Giao mỗi một công nhân, một nhóm công


nhân thực hiện một việc hay một nhóm công
việc phù hợp.

Chuyên môn hoá nơi làm việc tạo điều kiện áp


dụng các biện pháp sản xuất dây chuyền có
hiệu quả cao, công nghệ tiên tiến nhằm giảm
thời gian lao động, tiết kiệm sức lao động, tăng
năng suất lao động.
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 49
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động III. Nghiên cứu và đề ra phương pháp phục vụ nơi
khoa học làm việc

Trang bị nơi làm việc

Thiết bị chính

Thiết bị phụ

Thiết bị công nghệ

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 50
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động III. Nghiên cứu và đề ra phương pháp phục vụ nơi
khoa học làm việc

Bố trí hợp lý nơi làm việc


Cần phải đảm bảo hiệu quả diện tích và thiết
bị sản xuất, hợp lý nhất về điều kiện lao động,
lao động an toàn và thuận tiện nhất, sử dụng
các thiết bị và sử dụng thời gian làm việc có
hiệu quả nhất.

Nguyên tắc bố trí nơi làm việc


Thực hiện các Bố trí các đối Đưa các đối
thao tác, động tác tượng cần sử tượng ra khỏi nơi
thuận tiện nhất, dụng theo trình tự làm việc nếu
tiết kiệm được công nghệ. không dùng đến
sức lao động, ít nó nữa (để nơi
gây mệt mỏi nhất. làm việc rộng rãi).

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 51
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động III. Nghiên cứu và đề ra phương pháp phục vụ nơi
khoa học làm việc

Phục vụ nơi làm việc


Đảm bảo cho việc sử dụng dụng cụ lao động, sức
lao động có hiệu quả, sức khoẻ và an toàn cho
người lao động.

Đánh giá trình độ tổ chức nơi làm việc


Thông qua Hệ số tổ chức nơi làm việc
𝑀1 M1: Số nơi làm việc hợp lý như thiết kế
𝐾𝑡 = M2: Tổng số nơi làm việc
𝑀2

𝑁1 N1: Tổng số công nhân ở nơi làm việc hợp lý


𝐾𝑡 = N2: Tổng số công nhân
𝑁2
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 52
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động IV. Điều kiện lao động và chế độ làm việc, nghỉ ngơi
khoa học hợp lý

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 53
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động IV. Điều kiện lao động và chế độ làm việc, nghỉ ngơi
khoa học hợp lý

Điều kiện lao động là tổng hợp những yếu tố ảnh


hưởng đến sức khoẻ, khả năng làm việc và năng suất
lao động của con người trong suốt ca làm việc. Những
yếu tố đó thuộc về môi trường bên ngoài, hoàn cảnh sản
xuất xung quanh người công nhân khi làm việc.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 54
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động IV. Điều kiện lao động và chế độ làm việc, nghỉ ngơi
khoa học hợp lý

- Đảm bảo an toàn lao động

- Không làm căng thẳng đầu óc

- Giảm mệt mỏi chân tay

- Thân thiện môi trường

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 55
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động IV. Điều kiện lao động và chế độ làm việc, nghỉ ngơi
khoa học hợp lý

02 hướng cải thiện:


- Khắc phục tận gốc các
nhân tố bất lợi;
- Thực hiện các biện pháp
bảo vệ công nhân khi làm
việc trong điều kiện bất lợi.

CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 56
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động IV. Điều kiện lao động và chế độ làm việc, nghỉ ngơi
khoa học hợp lý
Các điều kiện lao động

Vệ sinh, trật tự nơi làm việc Tình hình chung nơi làm việc

Tâm lý nơi làm việc Điều kiện khí tượng của môi trường

Tiếng ồn nơi làm việc Màu sắc nơi làm việc

Ánh sáng nơi làm việc

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 57
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động IV. Điều kiện lao động và chế độ làm việc, nghỉ ngơi
khoa học hợp lý

Xác lập quá trình lao


động hợp lý sẽ làm
tăng năng suất lao
động và đảm bảo giữ
gìn khả năng làm việc
của người lao động
trong ca làm việc.

Cơ sở của hợp lý hoá quá trình lao động là


áp dụng chế độ làm việc tiêu chuẩn của máy
móc thiết bị và thực hiện hợp lý các thao tác
bằng tay.
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 58
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động IV. Điều kiện lao động và chế độ làm việc, nghỉ ngơi
khoa học hợp lý

Nguyên tắc chung để hợp lý hoá quá trình lao động

Đảm bảo cơ khí hoá đến mức cao nhất quá trình lao động bằng tay

Có khí hoá hoặc dung các dụng cụ đơn giản để công nhân không phải
nâng chuyển các vật nặng

Phân bố mức đảm nhận cho cả hai tay, các động tác phải cân đối, nhịp nhàng và
tự nhiên

Đảm bảo khi làm việc với tư thế thuận tiện nhất, số lượng động tác ít nhất với thời
gian thực hiện các động tác nhỏ nhất

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 59
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 2: Tổ chức lao động IV. Điều kiện lao động và chế độ làm việc, nghỉ ngơi
khoa học hợp lý

Biểu đồ chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 60
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
CHƯƠNG 3

MỨC LAO ĐỘNG – PHƯƠNG PHÁP


ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 61
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 3: Mức lao động –
Phương pháp định mức lao động
I. Định mức lao động và các dạng mức lao động

Định mức lao động là sự quy định số lượng lao động hao phí cần
thiết để hoàn thành một công việc nhất định trong điều kiện cụ thể
về tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lý, điều kiện về xã hội, kinh tế.

Số lượng lao động hao phí đó gọi là mức lao động.


Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 62
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 3: Mức lao động –
Phương pháp định mức lao động
I. Định mức lao động và các dạng mức lao động

Bản Định mức lao động là một chức năng


chất: của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

VÌ SAO?

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 63
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 3: Mức lao động –
Phương pháp định mức lao động
I. Định mức lao động và các dạng mức lao động

Nguyên tắc định mức lao động dưới chế độ xã hội


chủ nghĩa

Định mức phù hợp thực Nghiên cứu cường độ Lao động có tác dụng
tiễn, xây dựng chế độ lao động hợp lý của giáo dụng con người
làm việc hợp lý, quy người lao động sao cho tính tự giác, tự nguyện,
trình công nghệ hợp lý, phù hợp với khả năng sáng tạo và hứng thú
thao tác và động tác lao động của con người trong lao động
hợp lý

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 64
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 3: Mức lao động –
Phương pháp định mức lao động
I. Định mức lao động và các dạng mức lao động

Các loại mức lao động:

a. Theo thời gian sử dụng mức

Mức cố định Mức tạm thời Mức cá biệt

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 65
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 3: Mức lao động –
Phương pháp định mức lao động
I. Định mức lao động và các dạng mức lao động

b. Theo phạm vi áp dụng mức


- Mức thống nhất
- Mức nội bộ ngành

- Mức nội bộ đơn vị

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 66
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 3: Mức lao động –
Phương pháp định mức lao động
I. Định mức lao động và các dạng mức lao động

c. Theo phương pháp xác định

Mức có căn cứ kỹ thuật

Mức thống kê kinh nghiệm

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 67
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 3: Mức lao động –
Phương pháp định mức lao động
I. Định mức lao động và các dạng mức lao động

d. Theo kết cấu

Mức yếu tố Mức mở rộng

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 68
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 3: Mức lao động –
Phương pháp định mức lao động
I. Định mức lao động và các dạng mức lao động

e. Theo loại lao động được định mức

Trực tiếp Gián tiếp

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 69
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 3: Mức lao động –
Phương pháp định mức lao động
I. Định mức lao động và các dạng mức lao động

f. Theo đơn vị đo mức


Mức thời gian: Là lượng thời gian cần thiết quy định cho 1 công nhân hoàn thành
một khối lượng công việc nhất định. Đơn vị đo: phút, giờ, ngày …

Mức tiêu hao lao động: Là số lượng lao động sống cần thiết quy định cho 1 hoặc 1
nhóm công nhân với trình độ, điều kiện nhất định hoàn thành một khối lượng công
việc đúng theo yêu cầu về mặt kỹ thuật. Đơn vị đo: ngày công; giờ công.

𝑀𝑡𝑖ê𝑢 ℎ𝑎𝑜 = 𝑡 ∗ 𝑁 t: thời gian làm việc


N: số lượng công nhân

Mức sản lượng: Là số lượng sản phẩm hay chi tiết sản phẩm đảm bảo yêu cầu về
kỹ thuật quy định cho 1 hay 1 nhóm công nhân hoàn thành trong 1 đơn vị thời gian.

𝑇 T: Độ dài thời gian ca làm việc hay quá trình làm việc
𝑀𝑆𝐿 = t: mức thời gian
𝑡
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 70
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Nội dung
Chương của
3: Mức định
lao động –
Phương pháp định mức lao động
mức
I. lao
Định động:
mức lao động và các dạng mức lao động

Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận cấu thành, xác định kết cấu hợp lý
và trình tự các công việc trong sản xuất.

Nghiên cứu hao phí và lãng phí thời gian, tìm nguyên nhân, từ đó xây dựng và áp
dụng trong sản xuất.

Nghiên cứu và phân tích khả năng sản xuất ở nơi làm việc, nghiên cứu tình hình sử
dụng máy móc thiết bị, thời gian làm việc của công nhân. Nghiên cứu việc tổ chức và
phục vụ nơi làm việc, đề ra biện pháp và tổ chức phục vụ nơi làm việc hợp lý.

Xây dựng và áp dụng các mức lao động có căn cứ kỹ thuật phù hợp trình độ phát
triển nhằm sử dụng triệt để khả năng sản xuất của thiết bị và công nhân.

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện mức, tìm ra sự sai lệch, có biện pháp điều
chỉnh,
Bài tạo
giảng: Định mứcđiều kiện
kinh tế kỹ tổ chức
thuật trong giao thôngtiền
vận tảilương theo nguyên tắc phân phối theo lao động. 71
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 3: Mức lao động –
Phương pháp định mức lao động
I. Định mức lao động và các dạng mức lao động

Nhiệm vụ
Lập ra các tiêu chuẩn để xây dựng mức lao động có
căn cứ kỹ thuật gắn liền với thực tế sản xuất, thường
xuyên nghiên cứu và áp dụng vào thực tế sản xuất
những thành tựu khoa học kỹ thuật mới.

Cải tiến điều kiện về tổ chức và kỹ thuật, đảm bảo


cường độ làm việc bình thường cho công nhân, trên
cơ sở mức lao động xác định mức lương tương ứng
trên nguyên tắc phân phối theo lao động.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 72
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 3: Mức lao động –
Phương pháp định mức lao động
II. Các phương pháp định mức lao động

Phương pháp thống kê


kinh nghiệm
Là phương pháp xác định mức trên cơ sở
những tài liệu thống kê hoặc dựa trên cơ sở
kinh nghiệm của các cán bộ nhân viên làm
công tác định mức.

Ưu điểm: Nhược điểm: Áp dụng:


Thực hiện nhanh; Mức độ chính xác Không ưu tiên áp
Tốn ít công sức, không cao; dụng.
kinh phí. Không xét đến điều
kiện thực tế;
Giảm tính sáng tạo.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 73
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 3: Mức lao động –
Phương pháp định mức lao động
II. Các phương pháp định mức lao động

Phân tích tính toán Phân tích khảo sát So sánh điển hình

Phương pháp phân tích Là phương pháp dựa trên cơ sở phân chia quá
trình sản xuất ra thành các bộ phận cấu thành.
Đây là phương pháp khoa học,
Nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
có căn cứ kỹ thuật, chính xác và
đến thời gian hoàn thành bước công việc, nghiên
phù hợp với điều kiện sản xuất
cứu và áp dụng kinh nghiệm của những công
hiện tại.
nhân tiên tiến và thành tựu khoa học kỹ thuật.
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 74
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 3: Mức lao động –
Phương pháp định mức lao động
II. Các phương pháp định mức lao động

Phương pháp phân tích tính toán

-Tiêu chuẩn thời gian -Chủ yếu tiến hành


hao phí lao động trong phòng làm việc.

Tiêu chuẩn làm việc Căn cứ Phạm vi -Áp dụng cho các
của máy móc thiết bị áp dụng ngành sản xuất vì độ
Nội dung chính xác cao, nhanh
có kết quả.

- Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ


phận cấu thành, xác định kết cấu hợp lý, nhân
tố ảnh hưởng đến thời gian thực hiện.
- Nghiên cứu loại bỏ thao tác, động tác thừa,
xác định trình tự hợp lý các bộ phận, dự kiến
điều kiện tổ chức kỹ thuật, các loại thiết bị cần
thiết.
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 75
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 3: Mức lao động –
Phương pháp định mức lao động
II. Các phương pháp định mức lao động

Phương pháp phân tích khảo sát

Căn cứ Quy trình thực hiện


Tài liệu khảo sát trực tiếp - Phân chia bước công việc
thành thao tác, động tác;
- Xác định tính hợp hợp và
Ưu điểm trình tự các thao tác;
- Mức độ chính xác cao; - Xác định thời gian thực hiện
- Có nghiên cứu kinh nghiệm; thác tác hợp lý;
- Phù hợp điều kiện thực tế. - Kiểm tra tính hợp lý và hoàn
thiện.

Nhược điểm
- Đòi hỏi nhiều công sức; Phạm vi áp dụng
- Tốn thời gian; - Nơi làm việc;
- Người định mức phải có - Phòng thí nghiệm…
trình độ cao.
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 76
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 3: Mức lao động –
Phương pháp định mức lao động
II. Các phương pháp định mức lao động

Phương pháp so sánh điển hình


Căn cứ trên việc so sánh công việc cần định mức với
mức của các bước công việc điển hình.
Nội dung
- Phân chia các bước công việc thành nhiều
nhóm công việc theo đặc trưng nhất định. Mỗi
nhóm chọn 1 hoặc 1 số công việc điển hình.
- Xây dựng quy trình hợp lý cho công việc điển
hình.
- Xác định mức thời gian thực hiện công việc
điển hình.
- Xác định mức thời gian các công việc còn lại
bằng cách so sánh.

Phạm vi áp dụng
Trong sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng
loạt nhỏ.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 77
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
CHƯƠNG 4

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐỊNH


MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 78
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 4: Xây dựng tiêu chuẩn
để ĐMKT lao động
I. Khái niệm và phân loại

Tiêu chuẩn là các trị số tham số về chế độ


làm việc của thiết bị, chi phí thời gian và số
lượng người lao động cần thiết được quy
định để thực hiện từng yếu tố công việc
hoặc cả bước công việc.
Tiêu chuẩn là gì?

Tiêu chuẩn là những tài liệu gốc có tính


chất chỉ dẫn dung làm cơ sở để định mức
kỹ thuật lao động.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 79
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 4: Xây dựng tiêu chuẩn
để ĐMKT lao động
I. Khái niệm và phân loại

Tiêu chuẩn thời gian Mức thời gian

- Chỉ quy định thời gian hao phí cần thiết để - Xác định thời gian hao phí cần thiết để sản
hoàn thành công việc hay bước bước công xuất một sản phẩm, nó đặt ra cho cả bước
việc nào đó, nó được xây dựng và tính toán công việc và bao gồm tất cả các loại thời gian.
riêng biệt cho từng loại thời gian.

- Có thể dùng để tính mức thời gian cho nhiều - Chỉ dùng cho những bước công việc giống
bước công việc khác nhau, có thể sử dụng ở nhau và nơi làm việc giống nhau.
nhiều nơi làm việc khác nhau.

- Tiêu chuẩn thời gian không dùng để tính - Dùng để tính đơn giá và giá thành sản phẩm.
đơn giá sản phẩm và giá thành sản phẩm.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 80
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 4: Xây dựng tiêu chuẩn
để ĐMKT lao động
I. Khái niệm và phân loại

Những yêu cầu về tiêu chuẩn


- Phải phản ánh được thành tựu của khoa
học kỹ thuật mới, tổ chức lao động tiên tiến.

- Phải phản ánh đầy đủ nhất các điều kiện


tổ chức – kỹ thuật và đặc điểm của quá trình
công nghệ, đặc điểm riêng của mỗi loại hình
sản xuất.

- Khi tính toán xây dựng tiêu chuẩn phải


đảm bảo chính xác, thuận tiện khi sử dụng,
tốn ít công sức khi dung tiêu chuẩn để tính
các mức.
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 81
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 4: Xây dựng tiêu chuẩn
để ĐMKT lao động
I. Khái niệm và phân loại

Phân loại tiêu


chuẩn

Theo phạm vi áp Theo hình thức


Theo công dụng Theo kết cấu
dụng biểu thị

Tiêu chuẩn chế


Tiêu chuẩn liên Tiêu chuẩn yếu
độ làm việc của Đồ thị
ngành tố
máy móc thiết bị

Tiêu chuẩn thời Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn mở


Bảng biểu
gian phục vụ ngành rộng

Tiêu chuẩn thời Tiêu chuẩn cục Công thức toán


gian bộ học

Tiêu chuẩn số
lượng

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 82
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 4: Xây dựng tiêu chuẩn
để ĐMKT lao động
II. Trình tự xây dựng tiêu chuẩn

3. Dùng phương
pháp toán học để hệ
thống hoá và phân
tích tài liệu khảo sát
1.Chuẩn bị xây để lập phương trình
dựng tiêu chuẩn tiêu chuẩn.

4. Trình bày tiêu


2.Nghiên cứu thời chuẩn
gian làm việc bằng
phương pháp khảo
sát
5. Kiểm tra tiêu
chuẩn trong thực tế
và sản xuất

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 83
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
CHƯƠNG 5

MỨC VẬT TƯ VÀ PHƯƠNG PHÁP


ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 84
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
I. Bản chất và nội dung của định mức vật tư

Sự cần thiết của vật tư trong sản xuất

Lao động

1
Đối tượng lao động
Nếu không có vật
2 tư thì không tiến
hành quá trình
sản xuất được
3 Công cụ lao động

Vật tư là điều kiện cần để sản xuất ra sản phẩm.


Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 85
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
I. Bản chất và nội dung của định mức vật tư

Yêu cầu của công tác vật tư của đơn vị

Xác định đúng số lượng, chất lượng và


chủng loại vật tư cần dùng.
Tính toán nhu cầu vật tư dự trữ cần
thiết để bảo đảm sản xuất được liên tục
không bị gián đoạn tránh dư thừa sinh
ra ứ đọng vốn.
Mua sắm, cung cấp kịp thời
theo yêu cầu của sản xuất,
bảo quản tốt những vật tư
cần phải dự trữ

Tiến hành đánh giá lượng tồn kho cuối


kỳ để có kế hoạch cung ứng được tốt
hơn. Xác định chính xác mức tiêu dùng
vật tư khi tiến hành sản xuất.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 86
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
I. Bản chất và nội dung của định mức vật tư

Bản chất của định mức vật tư

Định mức vật tư kỹ thuật là việc xác định số


lượng, chất lượng, chủng loại vật tư tối thiểu để
tiến hành sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
trong một điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 87
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
I. Bản chất và nội dung của định mức vật tư

Nội dung của định mức vật tư

Nguồn vật tư dùng để sản xuất Nguồn vật tư dự trữ

Định mức vật tư dùng để sản xuất Định mức vật tư dự trữ

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 88
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

1. Phương pháp định mức vật tư dùng cho sản xuất

Phương pháp thống kế


báo cáo

Là việc quy định số lượng


vật tư tối thiểu để sản xuất
Phương pháp thí
ra một đơn vị sản phẩm
nghiệm kinh nghiệm
đúng theo yêu cầu về chất
lượng.

Phương pháp phân tích


tính toán

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 89
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

a. Phương pháp thống kê báo cáo


Đây là phương pháp tính mức tiêu dùng các yếu tố vật chất (nguyên vật liệu) cho kỳ
kế hoạch dựa vào những số liệu thực chi về nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản
phẩm (hay thực hiện 1 dịch vụ) trong kỳ báo cáo.
Quy trình thực hiện:

- Thu thập số liệu kỳ báo cáo: Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
đơn vị trong kỳ báo cáo, tiến hành thu thập những tài liệu cần thiết, số liệu thu thập
càng nhiều mức độ chính xác càng cao.

- Tính thực chi bình quân về vật tư để sản xuất 1 sản phẩm (hay thực hiện 1 dịch vụ)
kỳ báo cáo. Cách tính như sau:

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 90
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

Cách 1: Phương pháp bình quân số học


M0: Thực chi bình quân về vật tư để sản xuất 1 sản phẩm kỳ báo
σ𝑛𝑖=1 𝑃𝑖 cáo
𝑀0 =
𝑛 Pi: Thực chi để sản xuất 1 sản phẩm của lần quan sát thứ i trong
kỳ báo cáo
n: Số lần quan sát lấy số liệu

Cách 2: Phương pháp bình quân gia quyền

M0: Thực chi bình quân về vật tư để sản xuất 1 sản phẩm kỳ báo
σ 𝑃𝑖 ∗ 𝑞𝑖 cáo
𝑀0 = Pi: Thực chi để sản xuất 1 sản phẩm của lần quan sát thứ i trong
σ 𝑞𝑖
kỳ báo cáo
qi: Lượng sản phẩm sản xuất ra tương ứng với lần quan sát thứ i
với số thực chi pi

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 91
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

- Xác định mức tiêu dùng các yếu tố vật chất cho kỳ kế hoạch (M1):

Yêu cầu mức lập ra cho kỳ kế hoạch phải thấp hơn lượng thực chi bình quân của kỳ
báo cáo (để mức mang tính tiên tiến) nhưng phải cao hơn lượng thực chi nhỏ nhất
của thời kỳ đó (Pmin), tức là:

Pmin< M1 < M0

Để M1 thoả mãn bất đẳng thức trên, ta chia thành 3 trường hợp:

TH1:
Khi số lần quan sát có lượng thực chi (Pi) nhỏ hơn thực chi bình quân lớn hơn 50%
tổng số lần quan sát. Nếu ký hiệu n’ là số lần quan sát xảy ra Pi < M0 thì điều đó có
nghĩa là:
𝑛′ 1
>
𝑛 2

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 92
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

Trong trường hợp này, số lần quan sát có lượng thực chi nhỏ hơn thực chi bình quân
chiếm đa số trong các lần quan sát. Xu thế tiến bộ của mức đã thể hiện rõ nét. Vì vậy,
người ta chọn những đại lượng chi phí này làm cơ sở để tính M1:

σ𝑛′
𝑖=1 𝑃𝑖
𝑀1 =
𝑛′
VD 1: Có 8 lần lấy số liệu ở thời kỳ báo cáo về chi phí vật tư sản xuất một sản phẩm
như sau: 9; 8; 12; 12; 9; 10; 7; 6.
Tính thực chi bình quân: σ𝑛 𝑖=1 𝑃𝑖 9+8+12+12+9+10+7+6
𝑀0 = = =9,125
𝑛 8

Có 5 giá trị thực chi nhỏ hơn M0, nên M1 được xác định như sau:

σ𝑛′
𝑖=1 𝑃𝑖 9+8+9+7+6
𝑀1 = = =7,8
𝑛′ 5

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 93
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

TH2:
𝑛′ 1
Khi 𝑛 = 2 xu thế tiến bộ trong quá trình dùng chưa thể hiện rõ nét. Không thể lấy
lượng thực chi thấp hơn thực chi bình quân làm đại diện để tính mức. Ở đây để thoả
mãn đồng thời tính tiên tiến và tính thực tiễn của mức người ta xác định M1 như sau:
σ 𝑃𝑖
+ 𝑀0
𝑀1 = 𝑛′ Với các Pi < M0
2
VD 2: Có 8 lần lấy số liệu ở thời kỳ báo cáo về chi phí vật tư sản xuất một sản phẩm
như sau: 9; 8; 12; 12; 10; 10; 7; 6.
Tính thực chi bình quân: σ𝑛 𝑖=1 𝑃𝑖 9+8+12+12+10+10+7+6
𝑀0 = = =9,25
𝑛 8
Có 4 giá trị thực chi nhỏ hơn M0, nên M1 được xác định như sau:

σ 𝑃𝑖 9+8+7+6
+𝑀0 +9,25
𝑀1 = 𝑛′
= 4
=8,375
2 2

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 94
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

𝑛′ 1
TH3: <
𝑛 2
σ𝑛′ ′
𝑖=1 𝑃𝑖 + (𝑛 − 𝑛 )𝑀0
Khi đó xác định M1 như sau: 𝑀1 =
𝑛

VD 2: Có 8 lần lấy số liệu ở thời kỳ báo cáo về chi phí vật tư sản xuất một sản phẩm
như sau: 12; 8; 12; 12; 10; 10; 7; 6.
Tính thực chi bình quân: σ𝑛 𝑖=1 𝑃𝑖 12+8+12+12+10+10+7+6
𝑀0 = = =9,625
𝑛 8
Có 3 giá trị thực chi nhỏ hơn M0, nên M1 được xác định như sau:

σ𝑛′ ′
𝑖=1 𝑃𝑖 +(𝑛−𝑛 )𝑀0 8+7+6 + 8−3 ∗9,625
𝑀1 = = =8,64
𝑛 8

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 95
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

TỔNG HỢP:

𝑛′
>
1 σ𝑛′
𝑖=1 𝑃𝑖
𝑛 2 𝑀1 =
𝑛′

σ 𝑃𝑖
𝑛′ 1 + 𝑀0
= 𝑀1 = 𝑛′ Với các Pi < M0
𝑛 2 2

𝑛′ 1 σ𝑛′ ′
𝑖=1 𝑃𝑖 + (𝑛 − 𝑛 )𝑀0
< 𝑀1 =
𝑛 2 𝑛

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 96
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

ƯU ĐIỂM:

Đơn giản, dễ tính, tiết kiệm thời gian. Có khả năng phát huy tác dụng tốt trong điều kiện hệ
thống ghi chép ban đầu hoạt động có hiệu quả.

NHƯỢC ĐIỂM:

Trong M1 chứa đựng nhiều khoản chi phí bất hợp lý trong sản xuất vì M1 dùng số liệu ban
đầu để tính toán mức kế hoạch.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 97
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

Bài tập 3: có 8 lần lấy số liệu ở thời kỳ báo cáo về chi phí vật
tư để sản xuất một sản phẩm K như sau:
a/ 7, 6, 5, 9, 8, 5, 6, 6
b/ 5, 7, 4, 8, 5, 8, 8, 7
c/ 6, 8, 5, 9, 6, 8, 7, 8

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 98
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

Bài tập 4: có 9 lần lấy số liệu ở thời kỳ báo cáo về chi phí vật
tư để sản xuất một sản phẩm K như sau:

Pi 81 70 65 83 55 73 54 74 46
qi 9 8 7 9 6 8 6 8 5

Pi 100 92 53 79 72 61 81 82 77
qi 10 9 5 8 7 6 8 8 7

Pi 152 93 115 204 86 145 56 96 83


qi 15 9 11 20 8 14 5 9 8
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 99
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

b. Phương pháp thí nghiệm kinh nghiệm


Căn cứ kết quả thí nghiệm có kết hợp với kinh nghiệm đã thu được trong sản xuất
kinh doanh để xây dựng mức cho kỳ kế hoạch. Tuỳ theo đặc điểm, tính chất của
nguyên vật liệu và đặc điểm của sản phẩm sản xuất để xác định nội dung phạm vi thí
nghiệm

- Thí nghiệm trong sản xuất (thí nghiệm thực nghiệm)

- Thí nghiệm trong cơ sở nghiên cứu (Phóng thí nghiệm)

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 100
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

b. Phương pháp thí nghiệm kinh nghiệm

Yêu cầu của phương pháp:


+ Điều kiện thí nghiệm phù hợp điều kiện sản xuất.
+ Điều kiện thí nghiệm mang tính đại diện, phản ánh được những nét cơ bản với
những điều kiện sản phẩm khác nhau có thể xảy ra trong sản xuất thực tế.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 101
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

b. Phương pháp thí nghiệm kinh nghiệm

Các bước tiến hành:


B1: Chuẩn bị điều kiện thí nghiệm
B2: Tiến hành thí nghiệm
B3: Tổng hợp và phân tích số liệu
B4: Xác định M1
B5: Tiến hành sản xuất thử trong điều kiện thực tế để kiểm tra lại tính chính xác
B6: Ban hành M1

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 102
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

b. Phương pháp thí nghiệm kinh nghiệm

ƯU ĐIỂM:

Đảm bảo tính tiên tiến, tính toán cụ thể, nhanh chóng.

NHƯỢC ĐIỂM:

Chưa phân tích từng thành phần chi phí, các số liệu còn mang tính chất tổng hợp, phản ánh
nhiều nhân tố cùng tác động.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 103
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

c. Phương pháp phân tích tính toán

Tính mức cho từng sản phẩm dựa trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chủ
yếu đến chi phí vật liệu, tính toán toàn bộ tiêu hao vật liệu trong sản xuất và tổng hợp
lên mức kế hoạch M1.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 104
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

c. Phương pháp phân tích tính toán

Các bước tiến hành:


B1: Thu thập nghiên cứu và phân tích tài liệu ban đầu:
+ Các tiêu chuẩn nhà nước về chất lượng sản phẩm;
+ Các bản thiết kế sản phẩm và các quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm;
+ Nghiên cứu những điều kiện thực tế về trang thiết bị và điều kiện kỹ thuật của sản
xuất;
+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật, các báo cáo về tình hình sử dụng nguyên vật liệu của năm
trước.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 105
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

c. Phương pháp phân tích tính toán

Các bước tiến hành:


B2: Xác định các thành phần tiêu hao:
+ Căn cứ công nghệ sản xuất đã xác định, kiểm tra lại tính tiên tiến của các phương
pháp, kiểm tra chất lượng, kết cấu sản phẩm đã lựa chọn;
+ Lần lượt xác định trọng lượng của sản phẩm hay hao phí hữu ích tạo ra từ 1 lượng
nguyên vật liệu ban đầu (dựa trên các bản vẽ kỹ thuật). Xác định hao phí nguyên vật
liệu do chủ quan gây ra như tổ chức sản xuất không hợp lý.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 106
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

c. Phương pháp phân tích tính toán

B3: Tổng hợp mức cho kỳ báo cáo


Căn cứ vào những thành phần hao phí đã xác định ở trên, tiến hành xác định M1 theo
công thức:
M1 = P + H1 + H2
Trong đó:
P: Hao phí hữu ích
H1: Hao phí nguyên vật liệu do công nghệ sản xuất
H2: Hao phí nguyên vật liệu liên quan đến trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh
doanh.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 107
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

2. Phương pháp xác định nhu cầu vật tư, thiết bị cho đơn vị
* Đối với nhu cầu vật tư cho sản xuất sản phẩm:

Tính theo sản lượng Tính theo mức sử dụng Tính theo hệ số biến
sản phẩm bình quân của sản phẩm động
Căn cứ định mức vật Căn cứ sản lượng của Nghiên cứu thực tế
tư cho 1 đơn vị sản các sản phẩm cùng sản xuất, sử dụng vật
phẩm và sản lượng loại trong kỳ kế hoạch tư trong năm báo cáo,
sản phẩm sản xuất và mức sử dụng bình phương án sản xuất …
trong kỳ. quân của sản phẩm.

Nbc: Số lượng vật tư đã


Nsx: Nhu cầu vật tư dùng trong năm báo
dùng để sản xuất Qsi: Sản lượng loại cáo;
sản phẩm trong kỳ. sản phẩm loại I cần Tsx: Nhịp độ phát triển
msi: Định mức tiêu sản xuất trong kỳ. sản xuất kỳ kế hoạch so
ഥ mức sử dụng vật
𝑚: với năm báo cáo;
dùng vật tư cho 1 Hsd: Hệ số sử dụng vật
đơn vị sản phẩm tư bình quân của sản tư năm kế hoạch so với
loại i. phẩm. năm báo cáo.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 108
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

2. Phương pháp xác định nhu cầu vật tư, thiết bị cho đơn vị
* Đối với nhu cầu vật tư cho sản xuất nửa thành phẩm, hàng chế dở tăng thêm:
a.Tính theo
mức chênh Qcd2, Qcd1: Số lượng nửa thành phẩm và
lệch sản lượng hàng chế dở cuối năm và đầu năm kế
nửa thành hoạch;
phẩm và hàng Mcd: Mức sử dụng vật tư cho đơn vị nửa
chế dở giữa thành phẩm hàng chế dở.
cuối năm và
đầu năm

M: Số lượng vật tư sử dụng một ngày


b. Tính theo đêm để sản xuất sản phẩm đó;
chu kỳ sản Tk: Thời gian để sản xuất nửa thành
xuất phẩm (ngày)
P: Lượng vật tư của nửa thành phẩm và
hàng chế dở có đầu năm kế hoạch.
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 109
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

3. Định mức vật tư dùng cho dự trữ sản xuất

Dự trữ thường xuyên Dự trữ bảo hiểm Dự trữ chuẩn bị

a. Dự trữ sản xuất

Tất cả vật tư hiện ở đơn vị sản xuất đang chờ đợi để đưa vào tiêu dùng sản xuất thì gọi là vật
tư dự trữ sản xuất.
Số lượng vật tư dự trữ phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố khác nhau, các nhân tố này thuộc
về sản xuất, cung ứng, vận chuyển và tiêu dùng vật tư.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 110
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

3. Định mức vật tư dùng cho dự trữ sản xuất


b. Định mức dự trữ sản xuất
Là việc quy định số lượng vật tư dự trữ tối thiểu phải có theo kế hoạch ở đơn vị tiêu dùng để
đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành được liên tục.

Quy tắc khi định mức dự trữ sản xuất:

Xác định số lượng Xác định mức dự Tiến hành định Quy định rõ đại
tối thiểu cần thiết. trữ sản xuất phải mức từ cụ thể đến lượng dự trữ sản
Đủ đảm bảo quá xuất phát từ việc tổng hợp. xuất tối đa và đại
trình sản xuất. tính toán tất cả lượng dự trữ tối
Tránh ứ đọng vật những nhân tố ảnh thiểu.
tư, giảm tốc độ hưởng trong kỳ kế
luân chuyển vốn. hoạch.
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 111
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

3. Định mức vật tư dùng cho dự trữ sản xuất


b. Định mức dự trữ sản xuất

Đại lượng tối đa = dự trữ thường xuyên + dự trữ bảo hiểm + dự trữ chuânt bị

Đại lượng tối thiểu = dự trữ bảo hiểm + dự trữ chuânt bị

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 112
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

3. Định mức vật tư dùng cho dự trữ sản xuất


c. Các phương pháp định mức dự trữ sản xuất
* Phương pháp định mức dự trữ thường xuyên
PP1: Nếu t phụ thuộc mức xuất hàng tối thiểu:

PP2: Nếu t phụ thuộc vào trọng tải phương tiện vận tải:

Dt.x.max: Số lượng dự trữ thường 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑡ả𝑖 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế 𝑐ủ𝑎 𝑃𝑇𝑉𝑇


𝑡=
xuyên tối đa. 𝑃
P: Mức tiêu dùng trong 1 ngày PP3: Căn cứ quy định tại hợp đồng.
đêm bằng nhu cầu vật tư (N) chia
cho số ngày trong kỳ: PP4: Căn cứ số liệu thực tế:

Tn: Thời gian cách quãng giữa 2 kỳ cung ứng liên nhau
Vn: Số lượng vật tư nhận được trong một kỳ cung ứng
t: Chu kỳ cung ứng theo kế hoạch (ngày)

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 113
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

3. Định mức vật tư dùng cho dự trữ sản xuất


c. Các phương pháp định mức dự trữ sản xuất

* Phương pháp định mức dự trữ bảo hiểm:

PP1: Thời gian dự trữ bảo hiểm căn cứ thời gian cần thiết để khôi phục lại dự trữ thường xuyên
sử dụng hết trước khi nhập lô hàng mới về đơn vị.
t1: Thời gian cần thiết cho đơn vị thương mại chuẩn bị lô hàng xuất
gấp theo yêu cầu của khách hàng.
t2: Thời gian hàng đi trên đường
t3: Thời gian cần thiết để đơn vị sản xuất xuất hàng và chuẩn bị
đưa vào sản xuất.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 114
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

3. Định mức vật tư dùng cho dự trữ sản xuất


c. Các phương pháp định mức dự trữ sản xuất

PP2: Thời gian dự trữ bảo hiểm căn cứ số liệu cung ứng thực tế cho kỳ báo cáo, rút ra những
lần có chu kỳ cung ứng thực tế lớn hơn chu kỳ cung ứng bình quân. Cộng các kết quả lại rồi
chia cho số lần chênh lệch.
m: Số lần chênh lệch cao hơn.

Hoặc: 𝑡𝑛′ : 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑐á𝑐ℎ 𝑞𝑢ã𝑛𝑔 𝑔𝑖ữ𝑎 2 𝑐ℎ𝑢 𝑘ỳ 𝑐𝑢𝑛𝑔 ứ𝑛𝑔 𝑐ó 𝑘ℎ𝑜ả𝑛𝑔 𝑐á𝑐ℎ
𝑐𝑎𝑜 ℎơ𝑛 𝑘ℎ𝑜ả𝑛𝑔 𝑐á𝑐ℎ 𝑐𝑢𝑛𝑔 ứ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

t: Thời gian dự trữ thường xuyên bình quân

𝑉𝑛′ : 𝑠ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑣ậ𝑡 𝑡ư 𝑛ℎậ𝑛 đượ𝑐 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 1 𝑘ỳ 𝑐𝑢𝑛𝑔 ứ𝑛𝑔


𝑐ó 𝑘ℎ𝑜ả𝑛𝑔 𝑐á𝑐ℎ 𝑐𝑎𝑜 ℎơ𝑛 𝑘ℎ𝑜ả𝑛𝑔 𝑐á𝑐ℎ 𝑐𝑢𝑛𝑔 ứ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 115
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 5: Mức vật tư và
phương pháp định mức vật tư
II. Các phương pháp định mức vật tư

3. Định mức vật tư dùng cho dự trữ sản xuất


c. Các phương pháp định mức dự trữ sản xuất

* Phương pháp định mức dự trữ chuẩn bị:

Đại lượng tương đối của dự trữ chuẩn bị căn cứ vào thời gian cần thiết để chuẩn bị vật tư trước
khi đưa vào tiêu dùng sản xuất mà xác định.

𝐷𝐷𝑇 = 𝐷𝑡.𝑥.𝑚𝑎𝑥 + 𝐷𝑑𝑡𝑏ℎ + 𝐷𝑑𝑡𝑐𝑏 =P(𝑡𝑑𝑡𝑡𝑥 + 𝑡𝑑𝑡𝑏ℎ + 𝑡𝑑𝑡𝑐𝑏 )

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 116
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
CHƯƠNG 6

TỔ CHỨC CÔNG TÁC VẬT TƯ CỦA


ĐƠN VỊ

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 117
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 6: Tổ chức công tác vật I. Ý nghĩa và nội dung của tổ chức công tác vật tư ở
tư của đơn vị
đơn vị

Tổ chức công tác vật tư ở đơn vị được


coi là một bộ phận hữu cơ quan trọng
của hoạt động sản xuất kinh doanh của
đơn vị vì rằng tổ chức công tác vật tư tốt
sẽ đảm bảo số lượng, chất lượng, đúng
mặt hàng đúng thời gian quy định, từ đó
Ý nghĩa sẽ giúp cho quá trình sản xuất được liên
tục, đạt hiệu quả cao.

Nếu làm tốt công tác


vật tư sẽ giảm lượng
vật tư dự trữ, làm
tăng tốc độ luân
chuyển vốn, giảm sự
hao hụt, mất mát
trong cung ứng và sẽ
tiết kiệm được chi
phái làm giảm giá
thành, tăng sức cạnh
tranh cho đơn vị.
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 118
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 6: Tổ chức công tác vật I. Ý nghĩa và nội dung của tổ chức công tác vật tư ở
tư của đơn vị
đơn vị

Nội dung

1. Lập kế hoạch mua sắm vật tư và tổ


chức vận chuyển vật tư;

2. Tiếp nhận và cấp phát vật tư;

3. Quyết toán và kiểm tra việc sử


dụng vật tư.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 119
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 6: Tổ chức công tác vật
II. Tổ chức lập kế hoạch cung cấp và vận chuyển vật tư
tư của đơn vị

1. Tổ chức lập kế hoạch mua sắm vật tư

a. Giai đoạn chuẩn bị b. Giai đoạn tính toán nhu cầu vật tư
- Nghiên cứu và thu thập thông tin về thị trường Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh để xác
- Chuẩn bị các tài liệu phương án SXKD định:
+ Loại vật tư;
- Mức tiêu dùng nguyên vật liệu
+ Chủng loại vật tư;
- Các yêu cầu từ bộ phận sản xuất, cấp phát, bảo + Chất lượng vật tư;
quản + Số lượng vật tư.
- Lượng vật tư tồn kho

c. Giai đoạn xác định vật tư tồn kho d. Giai đoạn xác định số lượng cần mua
Xác định theo phương pháp cân đối, tức là: Nhu
Xác định theo phương pháp ước tính hoặc cầu về loại vật tư I dùng vào mục đích j bằng
phương pháp định mức tổng nguồn vật tư có thể đáp ứng nhu cầu về loại
vật tư I bằng nguồn j.

Mục tiêu của việc lập dự án mua sắm vật tư là làm sao số lượng vật tư cần mua về ở
mức tối thiểu mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 120
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 6: Tổ chức công tác vật
II. Tổ chức lập kế hoạch cung cấp và vận chuyển vật tư
tư của đơn vị

Việc vận chuyển vật tư về đơn vị là một trong


những giai đoạn kết thúc của công tác nghiệp
vụ mua sắm vật tự.

2. Tổ chức vận
chuyển vật tư về
đơn vị

Quản lý và tổ chức tốt việc vận chuyển, tiếp nhận hàng hoá sẽ tạo
điều kiện cung ứng vật tư kịp thời và đồng bộ cho sản xuất. Giữ gìn
tốt số lượng và chất lượng vật tư hàng hoá làm cho hiệu quả sử dụng
vốn lưu động cao hơn, giảm được chi phí kinh doanh.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 121
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 6: Tổ chức công tác vật
II. Tổ chức lập kế hoạch cung cấp và vận chuyển vật tư
tư của đơn vị

a. Phương pháp vận chuyển theo mức độ yêu cầu của sản xuất

Do bản than đơn vị sản xuất đảm nhận. Phạm vị áp dụng: Đơn vị sản xuất nhỏ, kế hoạch sản
xuất và kế hoạch sử dụng vật tư thường thay đổi, không xác định được từng loại vật tư vào thời
gian nào thì đơn vị cần.

Ưu điểm: Nhược điểm

Đơn vị chủ động trong việc Giao nhận hàng tại kho, trạm,
thay đổi kế hoạch cung ứng và cửa hàng với khối lượng nhỏ
vận chuyển, nếu tổ chức tốt nên không sử dụng hiệu quả
khâu vận chuyển và sử dụng phương tiện xếp dỡ, không
hết năng lực của phương tiện nâng cao được năng suất lao
vận tải thì có thể làm giảm chi động. Giá thành vận tải tăng
phí vận chuyển vật tư. lên. Đơn vị phải đầu tư, tổ
chức vận tải ảnh hưởng đến
việc thực hiện nhiệm vụ chính.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 122
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 6: Tổ chức công tác vật
II. Tổ chức lập kế hoạch cung cấp và vận chuyển vật tư
tư của đơn vị

b. Phương pháp vận chuyển tập trung

Áp dụng đối với đơn vị sản xuất ổn định, có quy mô sản xuất lớn, khối lượng vật tư tiêu dùng ít
thay đổi. Bản thân đơn vị sản xuất không đảm nhận vận chuyển vật tư mà chính đơn vị thương
mại thực hiện công tác này theo yêu cầu của đơn vị sản xuất.

Ưu điểm: Nhược điểm

Giải phóng đơn vị sản xuất Đơn vị sản xuất có thể bị động
khỏi việc đảm bảo vật tư nên trong việc thay đổi kế hoạch
họ có thể tập trung quản lý và cung ứng và vận chuyển vật
đẩy mạnh sản xuất. Sử dụng tư, giá vận chuyển vật tư có
hợp lý và tiết kiệm phương tiện thể cao làm cho giá vật tư
vận tải, có khả năng cơ giới tang, ảnh hưởng đến giá thành
hoá khi xếp dỡ. Đơn vị không sản phẩm.
phải mua phương tiện và tổ
chức vận tải.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 123
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 6: Tổ chức công tác vật
III. Tiếp nhận, cấp phát, quyết toán và kiểm tra sử dụng
tư của đơn vị
vật tư
1. Tiếp nhận vật tư về đơn vị
Mục đích: Kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng mua bán vật tư, hàng hoá có nguyên vẹn,
bảo đảm số lượng, chất lượng không? Ai là người chịu trách nhiệm về những hao hụt, mất mát
và hư hỏng hàng hoá.

Các bước tiếp


nhận
Sau khi tiếp nhận về đơn vị phải tổ
chức quản lý và bảo quản hàng hoá ở
kho đảm bảo giữ gìn tốt số lượng,
B1: Tiếp nhận B2: Tiếp nhận chất lượng. Tuân thủ yêu câu: DỄ
từ đơn vị từ kho của đơn THẤY – DỄ LẤY RA – DỄ KIỂM TRA –
thương mại vị sản xuất CÓ MỸ THUẬT KHO TÀNG.

Kiểm tra toàn Kiểm tra điển


bộ hình

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 124
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 6: Tổ chức công tác vật III. Tiếp nhận, cấp phát, quyết toán và kiểm tra sử dụng
tư của đơn vị
vật tư
2. Cấp phát vật tư cho phân xưởng

Tổ chức tốt việc cấp phát vật tư cho phân xưởng sẽ đảm bảo sản xuất nhịp nhàng, tăng vòng
quay vốn lưu động.

Việc cấp phát thường được tiến hành theo hạn mức. Hạn mức là lượng vật tư quy định cho
phân xưởng trong kỳ kế hoạch để phân xưởng thực hiện nhiệm vụ sản xuất được giao.

H = NSX + Ndd + D – O Công tác giao vật tư cho phân xưởng


bao gồm các việc sau:
Trong đó:
- Lựa chọn phương pháp giao vật tư
H: Hạn mức - Chuẩn bị vật tư để giao cho phân xưởng
NSX: Nhu cầu vật tư để sản xuất thành phẩm - Những quy định về giao vật tư cho phân
Ndd: Nhu cầu vật tư để sản xuất sản phẩm dở xưởng
dang
D: Nhu cầu vật tư dự trữ ở phân xưởng
O: Tồn kho thực tế đầu kỳ

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 125
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 6: Tổ chức công tác vật III. Tiếp nhận, cấp phát, quyết toán và kiểm tra sử dụng
tư của đơn vị
vật tư
3. Đánh giá hàng tồn kho
Nguyên tắc hạch toán kho tang: tổng giá trị xuất ra kho phải bằng tổng giá trị nhập kho.

Phương pháp xác định giá vật


tư để hạch toán vào giá thành
Phương pháp bình quân Phương pháp vào trước Phương pháp vào sau ra
gia quyền ra trước trước
Mỗi lần xuất phải tính lại
giá bình quân. Nếu có Dễ làm, đơn giản nhưng giá thành sản phẩm có thể
nhiều loại vật tư sẽ rất biến động do giá hàng xuất biến động.
phức tạp, mất thời gian.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 126
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 6: Tổ chức công tác vật III. Tiếp nhận, cấp phát, quyết toán và kiểm tra sử dụng
tư của đơn vị
vật tư
3. Đánh giá hàng tồn kho

Ví dụ 1: Giả sử có 5 lô hàng nhập kho theo thứ tự thời gian như sau:
Lô 1: Ngày 01 nhập kho 500 kg với giá 15$/kg
Lô 2: Ngày 02 nhập kho 450 kg với giá 14$/kg
Lô 3: Ngày 03 nhập kho 550 kg với giá 16$/kg
Lô 4: Ngày 04 nhập kho 600 kg với giá 14$/kg
Lô 5: Ngày 05 nhập kho 550 kg với giá 14$/kg
Do yêu cầu sản xuất, ngày 06 phải xuất kho 2000 kg để giao cho phân xưởng.
Hỏi 2000 kg vật tư này lấy giá bao nhiêu để hạch toán vào giá thành.
a. Tính theo phương pháp bình quân gia quyền
b. Tính theo phương pháp vào trước ra trước
c. Tính theo phương pháp vào sau ra trước
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 127
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 6: Tổ chức công tác vật III. Tiếp nhận, cấp phát, quyết toán và kiểm tra sử dụng
tư của đơn vị
vật tư

Ví dụ 2: Giả sử có 6 lô hàng nhập kho theo thứ tự thời gian như sau:
Lô 1: Ngày 01 nhập kho 500 kg với giá 15$/kg
Lô 2: Ngày 02 nhập kho 450 kg với giá 14$/kg
Lô 3: Ngày 03 nhập kho 550 kg với giá 16$/kg
Lô 4: Ngày 04 nhập kho 600 kg với giá 14$/kg
Lô 5: Ngày 05 nhập kho 550 kg với giá 14$/kg
Lô 6: Ngày 06 nhập kho 650 kg với giá 14$/kg
Do yêu cầu sản xuất, ngày 07 phải xuất kho 2500 kg để giao cho phân xưởng.
Hỏi 2500 kg vật tư này lấy giá bao nhiêu để hạch toán vào giá thành.
a. Tính theo phương pháp bình quân gia quyền
b. Tính theo phương pháp vào trước ra trước
c. Tính theo phương pháp vào sau ra trước
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 128
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 6: Tổ chức công tác vật III. Tiếp nhận, cấp phát, quyết toán và kiểm tra sử dụng
tư của đơn vị
vật tư

4. Quyết toán và kiểm tra sử dụng

Mục đích:
- Tính toán lượng vật tư thực chi có đúng mục đích hay không?

- Việc sử dụng vật tư có tuân thủ định mức tiêu dùng hay không?

- Lượng vật tư tiết kiệm được hay bội chi?

- Nguyên nhân gây lãng phí trong sử dụng vật tư?

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 129
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 6: Tổ chức công tác vật III. Tiếp nhận, cấp phát, quyết toán và kiểm tra sử dụng
tư của đơn vị
vật tư
Trong đó:
4. Quyết toán và kiểm tra sử dụng C: Lượng vật tư thực tế chi phí
Ođk: Số tồn kho đầu kỳ theo thực tế
Phương pháp quyết toán vật tư: kiểm kê
Ock: Số tồn kho cuối kỳ
a. Phương pháp kiểm kê C = Ođk + X - Ock X: Lượng vật tư thực xuất từ kho
đơn vị cho phân xưởng

Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ ứng với số lượng vật tư thực chi = Số thành phẩm – Số
sản phẩm dở dang trong kỳ + Số sản phẩm dở dang cuối kỳ

Tiết kiệm hoặc bội chi vật tư tính theo công thức: E = (Q.m) - C

Trong đó:
Q: Số lượng sản phẩm sản xuất được
Nếu E>0: Tiết kiệm
m: Mức tiêu dùng nguyên vật liệu
Nếu E<0: Bội chi
C: Số lượng vật tư thực chi

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 130
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 6: Tổ chức công tác vật III. Tiếp nhận, cấp phát, quyết toán và kiểm tra sử dụng
tư của đơn vị
vật tư

4. Quyết toán và kiểm tra sử dụng

b. Phương pháp đơn hàng c. Quyết toán theo từng lô


hàng cấp ra

Số liệu về kết quả sử


dụng vật tư được xác định Mỗi lô hàng cấp phát cho
bằng cách so sánh thực phân xưởng đều nhằm sản
chi với mức quy định xuất 1 lượng sản phẩm nào
được tính sau khi thực đó. Sau khi nộp sản phẩm đã
hiện hợp đồng. hoàn thành phân xưởng sản
xuất phải nộp lại số vật tư
không dùng đến. So sánh
mcứ vật tư quy định với thực
chi để biết được sự chênh
lệch độ tiết kiệm hay bội chi.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 131
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
PHẦN 2 - CHƯƠNG 7

ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC


XẾP DỠ

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 132
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động I. Đặc điểm của định mức kỹ thuật lao động trong công
trong công tác xếp dỡ
tác xếp dỡ

-Mức sản lượng: Số tấn hàng hóa


xếp dỡ trong 1 đơn vị thời gian (1
ca, 1 giờ)

Trong công tác vận


chuyển hàng hóa khác
nhau, phương tiện có kết
-Mức thời gian: là thời cấu và trọng tải khác
gian hao phí để xếp dỡ 1 nhau, do vậy mà tiêu
tấn hàng hao lao động cho xếp dỡ
hàng hóa cũng khác
nhau.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 133
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động I. Đặc điểm của định mức kỹ thuật lao động trong công
trong công tác xếp dỡ
tác xếp dỡ
Mức sản lượng và mức thời gian xếp dỡ là mức tổng hợp, trong đó ngoài việc trực tiết thực
hiện các công tác xếp dỡ người ta có xét đến việc thực hiện các công việc khác như:
Dồn dịch phương Chuyển các trang
tiện trước lúc xếp Cấp nước, nhiên liệu
thiết bị, phương tiện
dỡ (đưa phương và vật liệu bôi trơn
cơ giới đến nơi làm
tiện vào vị trí XD cho máy xếp dỡ
việc
thuận tiện)

Đóng mở cửa thùng Che đậy thùng chứa


hàng, chằng buộc, chèn Thay cơ cấu lấy
hoặc tháo vải bạt hàng của máy xếp
lót, dọn sạch… sau khi
dỡ hàng dỡ
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 134
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động I. Đặc điểm của định mức kỹ thuật lao động trong công
trong công tác xếp dỡ
tác xếp dỡ

Mức thời gian bao gồm:


T= Tck+ Ttn+ Tpv+ Tnn+ Tng
Tck: Thời gian chuẩn kết gồm thời gian nhận nhiệm vụ (xếp hàng gì, xếp thế nà
o), TG tìm hiểu PA xếp dỡ, phân công, bàn giao máy móc, thu dọn khi kết thúc
ca…
Ttn: TG tác nghiệp (TG trực tiếp chuyển hàng và cơ cấu quay lấy hàng và TG
tác nghiệp phụ: tháo móc, chằng buộc, xúc hàng, trút hàng…)
Tpv: TG phục vụ nơi làm việc: (dồn dịch phương tiện, di chuyển máy móc, tha
y cơ câu lấy hàng…
Tnn: Thời gian nghỉ ngơi và thoả mãn nhu cầu sinh lý được quy định
Tng: Thời gian ngừng công nghệ được quy đinh theo PA tổ chức XD

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 135
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động I. Đặc điểm của định mức kỹ thuật lao động trong công
trong công tác xếp dỡ
tác xếp dỡ

CĂN CỨ VÀO PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC XẾP DỠ CÓ THỂ CHIA LÀM 2
LOẠI:

Xếp dỡ bằng tay ( thủ công) Xếp dỡ bằng mày (cơ giới)

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 136
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động II. Định mức lao động khi xếp dỡ thủ công
trong công tác xếp dỡ

Khi xếp dỡ sử dụng trực tiếp sức người hoặc có sử dụng những dũng cụ
xếp dỡ đơn giản thì gọi là xếp dỡ thủ công.

Xếp dỡ có di chuyển Xếp dỡ trực tiếp


trên 1 khoảng cách (khoảng cách nhỏ)
đáng kể

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 137
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động II. Định mức lao động khi xếp dỡ thủ công
trong công tác xếp dỡ

Quá trình xếp dỡ thủ công


Lấy Chuyển Chất
hàng hàng hàng
N = Nlh + Nvc +Nch.h
– Trong đó:

+ N: Số công nhân ở một khâu xếp dỡ; + Nlh : Số công nhân lấy hàng.

+ Nvc: Số công nhân vận chuyển hàng; + Nch.h : Số công nhân chất hàng.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 138
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động II. Định mức lao động khi xếp dỡ thủ công
trong công tác xếp dỡ

Số công nhân chuyển hàng:

tvc + tgn tgn: Thời gian nhận hàng nơi lấy và giao hàng nơi chất đống của
Nvc = người vận chuyển
tlc: Thời gian lấy hàng hoặc thời gian chất hàng của công nhân
tlc lấy hàng, chất đống hàng.

Thời gian di chuyển hàng của công nhân khi có và không có hàng:

tvc = Lc .tvc1 +Lk .tvc2 = Lvc (tvc1 + tvc2 )


Lc và Lk: Khoảng cách di chuyển khi có và khi không có hàng
tvc1 và tvc2: Thời gian di chuyển hàng khi có và khi không có hàng trên khoảng cách 1m chiều dài

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 139
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động II. Định mức lao động khi xếp dỡ thủ công
trong công tác xếp dỡ

Mức thời gian trong xếp dỡ là thời gian tiêu hao để xếp hoặc dỡ 1 tấn
hàng do 1 công nhân đảm nhận (giờ công/tấn):

Nl .tl + Nch .tch + Nvc (tvc + tgn )


Txd = .K (Giờ công/Tấn)

3,6.qh
qh: khối lượng hàng một lần di chuyển (kg).

Hệ số tính đến các loại thời gian:

ack + apv +anq


K =1+
100
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 140
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động II. Định mức lao động khi xếp dỡ thủ công
trong công tác xếp dỡ

Mức sản lượng xếp dỡ tính cho 1 ca, 1 đội (tấn/ca):

T.Nđội
Msc =
T: Thời gian làm việc ca (giờ)
Nđội: Số công nhân của đội
Txd trong ca làm việc.

Mức sản lượng tính trong 1 giờ (tấn/giờ):

Nđội
M sg =
Txd
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 141
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động III. Định mức lao động khi xếp dỡ bằng máy
trong công tác xếp dỡ

Khi xác định mức ta phải căn cứ vào năng suất của máy, mỗi
một loại máy thì năng suất sẽ khác nhau, phương án tổ chức
lao động hợp lý, chế độ lao động, nghỉ ngơi theo quy định

Bước chuyển hàng


Bước chuẩn bị di gồm thời gian di Bước trả hàng gồm
chuyển hàng hoá chuyển từ điểm này các tác nghiệp tháo
như chằng buộc, sắp đến điểm khác và móc, trút hàng …
xếp, móc hàng, xúc ngược lại, di chuyển
hàng vào bang tải. các thiết bị lấy hàng
về vị trí ban đầu

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 142
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động III. Định mức lao động khi xếp dỡ bằng máy
trong công tác xếp dỡ

Xác định năng suất của máy xếp dỡ:


Năng suất của máy xếp dỡ theo chu kỳ (tấn/giờ):

3600.qn
W KT = qn: Nâng trọng trung bình của 1 lần nâng (tấn)
Tck: Thời gian một chu kỳ làm việc của máy (giây)
Tck

Thời gian 1 chu kỳ làm việc của máy (giây):

Tck = (t1 + t2 + t3 + t4 + t5 + t6 + t7 + t8 + t9 + t10 ).

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 143
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động III. Định mức lao động khi xếp dỡ bằng máy
trong công tác xếp dỡ

t1: Thời gian lấy hàng


t2: Thời gian nâng hàng đến 1 độ cao cần thiết
t3: Thời gian quay cơ cấu lấy hàng khi có hàng
t4: Thời gian hạ hàng (không trung với việc quay cần trục)
t5: Thời gian đặt và trả hàng (thời gian tháo móc hàng)
t6: Thời gian lấy các thiết bị lấy hàng (cáp chằng buộc)
t7: Thời gian nâng cơ cấu lấy hàng lên một độ cao nhất định
t8: Thời gian quay cơ cấu không có hàng
t9: Thời gian hạ không có hàng
t10: Thời gian đặt và tháo thiết bị lấy hàng
 Hệ số xét đến sự kết hợp đồng thời các thao tác của máy
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 144
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động III. Định mức lao động khi xếp dỡ bằng máy
trong công tác xếp dỡ

Thời gian nâng hạ cần trục:

tnh: Thời gian nâng hạ


h: Độ cao nâng, hạ
60.h v: Tốc độ nâng, hạ hàng hoặc các thiết bị lấy hàng
tnh = + t ld (m/phút)
v tlđ: Thời gian lấy đà và hãm khi nâng hoặc khi hạ cần trục
(2-3 giấy)

Thời gian quay cơ cấu:

.60 α: Góc quay của cần trục (độ)


tquay = + t ld ω: Tốc độ quay của cần trục (vòng/phút)
360. tlđ: Thời gian lấy đà (3-4 giấy)

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 145
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động III. Định mức lao động khi xếp dỡ bằng máy
trong công tác xếp dỡ

Năng suất của máy xếp dỡ hoạt động liên tục (tấn/giờ):

q1m: Trọng lượng hàng tính trên 1m chiều dài của bang
W = 3,6.q 1 m .V chuyền (kg)
V: Vận tốc di chuyển của bang chuyền (m/giây)

Đối với băng chuyền rải hàng không đều với khối lương q (kg),
cách nhau khoảng a (mét):

q
W = 3,6.V.
a
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 146
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động III. Định mức lao động khi xếp dỡ bằng máy
trong công tác xếp dỡ

Tính toán mức lao động khi xếp dỡ bằng máy:

Tính số máy xếp dỡ:

Q: Khối lượng hàng hoá xếp dỡ trong 1 ngày đêm (tấn)


Q W: Năng suất của máy (tấn/giờ)
n= t: Thời gian làm việc một ca của máy (giờ/ca)
W .t.b b: Số ca làm việc trong 1 ngày đêm của một máy (ca)

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 147
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động III. Định mức lao động khi xếp dỡ bằng máy
trong công tác xếp dỡ

Trong trường hợp sử dụng nhiều máy một lúc để xếp dỡ liên tục thì
mỗi một bước công việc của quá trình xếp dỡ có thể có một hoặc một
vài máy tham gia. Máy thực hiện công việc đầu gọi là máy trực diện
và trong trường hợp này thì số lượng máy xếp dỡ căn cứ vào năng
suất của máy và phải đảm bảo điều kiện xếp dỡ liên tục, sử dụng đến
mức tối đa công suất của máy.
Năng suất kỹ thuật của máy trực diện:

WKT = Wk1.n1 = Wk 2 .n2 = ... = Wkn .nn

Wki* ni: năng suất kỹ thuật và số máy thực hiện ở khâu i

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 148
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động III. Định mức lao động khi xếp dỡ bằng máy
trong công tác xếp dỡ

Số máy xếp dỡ mỗi bước công việc:

WKT
ni =
Wk i

Nếu bước công việc đầu do hai hay nhiều máy thực hiện thì số máy
xếp dỡ thực hiện:

ni =
W KT

W ki

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 149
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động III. Định mức lao động khi xếp dỡ bằng máy
trong công tác xếp dỡ

Xác định thành phần đội công nhân xếp dỡ:


Thành phần đội công nhân phụ thuộc phương án xếp dỡ và được xác
định cụ thể cho từng bước công việc.

Với những bước công việc số lượng và nghê nghiệp công nhân được hạn
định bởi máy xếp dỡ và đặc ttính thực hiện công việc thì số lượng công
nhân được lấy theo tiêu chuẩn số lượng công nhân.

Với những bước công việc mà số lượng công nhân phụ thuộc vào khối
lượng xếp dỡ hoặc phụ thuộc vào điều kiện thực hiện mỗi bước công việc
thì số lượng công nhân được xác định qua tính toán trực tiếp tại nơi
làm việc.
Khi xếp dỡ bằng máy, thành phần 1 đội công nhân gồm: công nhân điều
khiển máy, công nhân làm các việc thủ công (tháo móc, chằng buộc …) số
lượng phụ thuộc hình thức tổ chức lao động.
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 150
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động III. Định mức lao động khi xếp dỡ bằng máy
trong công tác xếp dỡ

Tính toán mức tổng hợp:


Mức thời gian xếp dỡ 1 tấn hàng (giờ công/tấn):
N đội Nđội: số công nhân trong đội
T xd = .K Wk: Năng suất của máy (tấn/giờ)
WK K: Hệ số tính đến chi phí thời gian chuẩn kết, phục vụ,
ngừng công nghệ và thoả mãn nhu cầu sinh lý

Mức sản lượng trong 1 ca của đội (tấn/ca):


T.Nđt T.Wk
M sc = = Nđt: số công nhân trong đội tổng hợp
Txd K T: Thời gian làm việc trong một ca

Mức sản lượng trong 1 giờ của đội (tấn/giờ)

N đ t = Wk
M sc =
T xd K
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 151
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động III. Định mức lao động khi xếp dỡ bằng máy
trong công tác xếp dỡ

Đối với công nhân điều khiển máy và công nhân phục vụ xếp dỡ bằng
máy không được tổ chức thành đội tổng hợp khi đó, mức được xác
định như sau:
m 1
T xd = .k m (giờ máy/tấn)
W k

km: Hệ số tính đến chi phí thời gian chuẩn kết, phục vụ, ngừng công nghệ và thoả mãn nhu cầu
sinh lý
Với công nhân phục vụ:
Ndp (giờ công/tấn)
T xd = .K pv
Wk
Ndp: Số công nhân trong đội phục vụ

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 152
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 7: Định mức lao động III. Định mức lao động khi xếp dỡ bằng máy
trong công tác xếp dỡ

Mức sản lượng thì tính toán tương tự như trường hợp đội xếp
dỡ tổng hợp

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 153
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
CHƯƠNG 8

ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT


TRONG VẬN CHUYỂN

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 154
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 8: Định mức kinh tế kỹ
I. Đặc điểm của công tác vận chuyển
thuật trong vận chuyển

Quá trình sản xuất diễn ra đồng thời


với quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Quá trình lao động song song với quá trình


sản xuất.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 155
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 8: Định mức kinh tế kỹ
I. Đặc điểm của công tác vận chuyển
thuật trong vận chuyển

Số lượng lao động tham gia vào quá trình


sản xuất ở các hình thức vận tải khác nhau

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 156
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 8: Định mức kinh tế kỹ
I. Đặc điểm của công tác vận chuyển
thuật trong vận chuyển

Lao động trong công tác vận chuyển là


lao động chính trong quá trình sản
xuất vận tải.

Phạm vi hoạt động rộng rãi.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 157
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 8: Định mức kinh tế kỹ
I. Đặc điểm của công tác vận chuyển
thuật trong vận chuyển

Ý nghĩa định mức kinh tế kỹ thuật trong vận chuyển

Nghiên cứu hợp lý hoá các


quá trình lao động

Lập kế hoạch vận


chuyển (Xác định
Xác định thời gian cần khối lượng, lượng
thiết để sản xuất một
luân chuyển, số lao
đơn vị sản phẩm
động, năng suất lao
động, tổ chức tiền
lương, giá thành vận
chuyển.
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 158
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 8: Định mức kinh tế kỹ
II. Định mức lao động trong công tác vận chuyển
thuật trong vận chuyển

1. Vận tải ô tô

THỜI GIAN LAO ĐỘNG CỦA LÁI XE:


- Thời gian chạy trên đường huy
động;
- Thời gian dừng ở các điểm
được quy định;
- Thời gian chạy trên hành trình;
- Thời gian dừng để làm các việc
cần thiết (tiếp dầu, tiếp nước …)
- Thời gian dừng theo yêu cầu
của cơ quan có thẩm quyền.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 159
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 8: Định mức kinh tế kỹ
II. Định mức lao động trong công tác vận chuyển
thuật trong vận chuyển

1. Vận tải ô tô

Theo nguyên tắc phân loại thời gian thì thời gian làm việc của lái xe trong ca:

Thời gian chuẩn kết Thời gian tác nghiệp

Thời gian phục vụ Thời gian ngừng được quy định

Thời gian ngừng Thời gian lãng phí


công nghệ

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 160
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 8: Định mức kinh tế kỹ
II. Định mức lao động trong công tác vận chuyển
thuật trong vận chuyển

1. Vận tải ô tô
Kết cấu và phương pháp xác định mức lao động cho lái xe vận tải hàng hoá:
Mức kỹ thuật thời gian đối với lái xe bao gồm tất cả các loại thời gian được định mức. Kết cấu
và thành phần thời gian của nó phụ thuộc vào quan hệ giữa thời gian ngừng công nghệ và thời
gian phục vụ nơi làm việc và thời gian nghỉ ngơi, thoả mãn nhu cầu cần thiết.

Khi Tnc≥Tpv+Tnn Khi Tnc<Tpv+Tnn

Mức kỹ thuật thời gian là: Mức kỹ thuật thời gian là:

T=tck+tc+tp+tnc T=tck+tc+tp+tpv+tnn

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 161
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 8: Định mức kinh tế kỹ
II. Định mức lao động trong công tác vận chuyển
thuật trong vận chuyển

1. Vận tải ô tô

Các nhóm đường:


-Nhóm 1: đường có mặt đường nhựa, bê tông
-Nhóm 2: đường đá dăm
-Nhóm 3: đường đất
Các nhóm hàng hóa vận chuyển
-Nhóm 1: trọng tải phương tiện bằng 1
-Nhóm 2: trọng tải phương tiện bằng 0,81-0,99
-Nhóm 3: trọng tải phương tiện bằng 0,61-0,80
-Nhóm 4: trọng tải phương tiện bằng 0,51-0,60
-Nhóm 5: trọng tải phương tiện từ 0,5 trở xuống

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 162
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 8: Định mức kinh tế kỹ
II. Định mức lao động trong công tác vận chuyển
thuật trong vận chuyển

1. Vận tải ô tô

Mức thời gian để vận chuyển 1 TKm (TTKm)

𝟏+𝒕𝒄𝒌
TTKM=
𝒒.𝜸.𝜷.𝑽

Tck: TG chuẩn kết tính cho một giờ xe chạy


V: Mức quãng đường tương ứng với từng nhóm
: Hệ số sử dụng quãng đường
γ: Hệ sử dụng trọng tải phương tiện
q: Trọng tải phương tiện

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 163
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 8: Định mức kinh tế kỹ
II. Định mức lao động trong công tác vận chuyển
thuật trong vận chuyển

1. Vận tải ô tô
Thời gian xe chạy trên đường:
60∗𝐿𝑐ℎạ𝑦 60∗(𝐿0ℎ +𝐿𝑐ℎ ) 60∗𝐿𝑐ℎ
𝑡𝑡𝑑 = = =
𝑉 𝑉 ∗𝑉
Lchạy: Tổng quãng đường
Mức thời gian một
xe chạy
chu kỳ vận chuyển:
L0h: Quãng đường xe chạy Thời gian xe dừng ở các
không hàng điểm xếp dỡ:
Lch: Quãng đường xe chạy
có hàng
Tc=ttd+ttxd
ttxd=txd+tcđ+(n-1)tg
n: Số điểm xếp dỡ trên hành trình
tg: Thời gian xe ghé vào 1 điểm
xếp dỡ trên hành trình
tcđ: Thời gian cân đo hàng
qt: Trọng tải thực tế của xe txd: Thời gian xe dừng để xếp dỡ
txd1tấn: Mức thời gian xe dừng để xếp dỡ 1 tấn hàng txd=qt*txd1tấn

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 164
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 8: Định mức kinh tế kỹ
II. Định mức lao động trong công tác vận chuyển
thuật trong vận chuyển

1. Vận tải ô tô

Số chu kỳ vận tải trong ca làm việc (Zc)

𝑻−𝑻𝒄𝒌 −𝑻𝟎
Zc=
𝑻𝒄

T0: TG xe chạy trên quãng đường huy động


T: TG ca làm việc
Tck: Thời gian chuẩn kết

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 165
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 8: Định mức kinh tế kỹ
II. Định mức lao động trong công tác vận chuyển
thuật trong vận chuyển

1. Vận tải ô tô

Mức sản lượng trong ca làm việc của lái xe:

Khối lượng hàng vận chuyển trong 1 ca

Q = q.γ.Zc (Tấn/ca)

Lượng luân chuyển trong 1 ca:

P = q.γ.Zc.Lhh (Tkm/ca)
Lhh: khoảng cách vận chuyển bình quân 1 tấn hàng

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 166
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 8: Định mức kinh tế kỹ
II. Định mức lao động trong công tác vận chuyển
thuật trong vận chuyển

1. Vận tải ô tô
Kết cấu và phương pháp xác định mức lao động cho lái xe vận tải hành khách:
Thời gian xe chạy trên đường:
60∗𝐿𝑐ℎạ𝑦 60∗(𝐿0𝑘 +𝐿𝑐𝑘 ) 60∗𝐿𝑐𝑘
𝑡𝑡𝑑 = = =
𝑉 𝑉 ∗𝑉
Lchạy: Tổng quãng đường
Mức thời gian một
xe chạy
chu kỳ vận chuyển:
L0k: Quãng đường xe chạy Thời gian xe ở các điểm
không khách nhận trả khách:
Lck: Quãng đường xe chạy
có khách
Tc=ttd+tnt
tTNT=tNT2đầu+(n-1)tNT1lần
n: Số lần dừng nhận trả khách
tNT2đầu: Thời gian nhận trả khách
tại hai đầu bến
tNT1lần: Thời gian 1 lần dừng trên
hành trình

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 167
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 8: Định mức kinh tế kỹ
II. Định mức lao động trong công tác vận chuyển
thuật trong vận chuyển

1. Vận tải ô tô

Số chu kỳ vận tải trong ca làm việc (Zc)

𝑻−𝑻𝒄𝒌 −𝑻𝟎
Zc=
𝑻𝒄

T0: TG xe chạy trên quãng đường huy động


T: TG ca làm việc
Tck: Thời gian chuẩn kết

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 168
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 8: Định mức kinh tế kỹ
II. Định mức lao động trong công tác vận chuyển
thuật trong vận chuyển

1. Vận tải ô tô

Mức sản lượng trong ca làm việc của lái xe:

Số lượng hành khách vận chuyển trong một ca:

Q = q.γ.𝜂.Zc (HK/ca)
𝜂=Ltuyến/Lhành khách

Lượng luân chuyển hành khách trong 1 ca:

P = q.γ. 𝜂.Zc.Lhành khách = q.γ.Zc.Ltuyến (HKkm/ca)

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 169
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 8: Định mức kinh tế kỹ
II. Định mức lao động trong công tác vận chuyển
thuật trong vận chuyển

2. Vận tải đường sắt


(Tìm hiểu tài liệu liên quan)

3. Vận tải hàng không


(Tìm hiểu tài liệu liên quan)

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 170
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 8: Định mức kinh tế kỹ
III. Định mức vật tư trong công tác vận chuyển
thuật trong vận chuyển

- Phương tiện trong mỗi nhóm được


vận hành để thực hiện 1 đơn vị khối
lượng công việc được định mức (100
- Ban hành mức km)

- Dùng thiết bị đo để xác định


tiêu hao nhiên liệu thực tế
- Kiểm nghiệm tính chính
xác trong thực tế sản xuất

- Thí nghiệm nhiều lần, ghi


nhận chuỗi số liệu
- Tính giá trị bình quân của
dãy số và giá trị này được lấy
là mức tiêu hao
- Xử lý số liệu, loại bỏ những số liệu
nghi ngờ không chính xác

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 171
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
CHƯƠNG 9

ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT


TRONG BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT VÀ
SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 172
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong I. Đặc điểm về tính năng kỹ thuật và sự cần thiết phải
BDKT và sửa chữa PTVT
BDKT và sửa chữa phương tiện vận tải

1. Đặc điểm về tính năng kỹ thuật phương tiện vận tải

Phụ thuộc kỹ
Hoạt động chủ Phụ thuộc các năng, tay nghề
yếu ngoài trời yếu tố ngoại của người điều
cảnh khiển phương
tiện

Ảnh hưởng đến chất lượng và tính năng kỹ thuật của phương tiện vận tải

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 173
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong I. Đặc điểm về tính năng kỹ thuật và sự cần thiết phải
BDKT và sửa chữa PTVT
BDKT và sửa chữa phương tiện vận tải

2. Sự cần thiết phải BDKT và sửa chữa PTVT

Không bảo Phương tiện


Phương tiện
dưỡng sửa không sử
hao mòn chữa dụng được

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 174
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong I. Đặc điểm về tính năng kỹ thuật và sự cần thiết phải
BDKT và sửa chữa PTVT
BDKT và sửa chữa phương tiện vận tải
3. Ý nghĩa của định mức kinh tế kỹ thuật trong BDKT và sửa chữa PTVT

Tổ chức sản xuất Xác định số lao động


(trong đơn vị sửa chữa) (trong đơn vị sửa chữa)

Tính chi phí vật tư Quản lý vật tư

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 175
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong II. Các hình thức tổ chức lao động trong BDKT và
BDKT và sửa chữa PTVT
sửa chữa PTVT

Chuyên môn hóa Tổ, đội tổng hợp


• Phạm vi: khối • Phạm vi: đơn vị có
lượng công việc nhiều chủng loại
lớn, sản xuất hàng phương tiện, sản
loạt. xuất đơn chiếc,
• Mỗi đội thực hiện 1 nhỏ và vừa.
công việc nhất • Mỗi đội thực hiện
định. nhiều công việc
khác nhau.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 176
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong
III. Định mức lao động trong BDKT và sửa chữa PTVT
BDKT và sửa chữa PTVT

1. Định mức lao động trong bảo dưỡng PTVT


Mục đích của bảo dưỡng kỹ thuật PTVT

Kéo dài tuổi thọ kinh tế của phương tiện

Nâng cao, duy trì các tính năng kỹ thuật


của phương tiện

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 177
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong
III. Định mức lao động trong BDKT và sửa chữa PTVT
BDKT và sửa chữa PTVT

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 178
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong
III. Định mức lao động trong BDKT và sửa chữa PTVT
BDKT và sửa chữa PTVT

• Mức phục vụ khi bảo dưỡng thường xuyên:

T.Ndtx
M ptx =
Ttxi

T: Thời gian làm việc một ca (giờ)


Ndtx: Số công nhân trong đội BDTX
Ttxi: Mức thời gian phục vụ một đối tượng I (giờ công)

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 179
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong
III. Định mức lao động trong BDKT và sửa chữa PTVT
BDKT và sửa chữa PTVT

• Công việc thực hiện trên • Công việc thực hiện


trạm chuyên môn hóa: trên trạm tổng hợp:

n
=
T.N dc Ti .N dc
=
t
M c
pc
M pc
Tbd i=1 Tbd

Ndc: Số công nhân trong đội chuyên môn hoá


Tbd: Mức thời gian phục vụ một đối tượng bảo dưỡng kỹ thuật
Ti: Thời gian ca làm việc chi phí bảo dưỡng kỹ thuật phương tiện mác i
n: Số lượng mác phương tiện trong đội đảm nhận bảo dưỡng

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 180
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong
III. Định mức lao động trong BDKT và sửa chữa PTVT
BDKT và sửa chữa PTVT

2. Định mức lao


động trong sửa
chữa PTVT

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 181
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong
III. Định mức lao động trong BDKT và sửa chữa PTVT
BDKT và sửa chữa PTVT

Gia công bề mặt chi tiết

Công việc
nguội
Cưa chi tiết
Là các công việc
gia công nguội cắt
gọt các chi tiết
bằng tay hoặc công Doa bề mặt
cụ cơ khí để nó có
hình dáng, kích
thước, độ bóng
theo yêu cầu Khoan lỗ, cắt ren

Mài các bề mặt chi tiết

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 182
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong
III. Định mức lao động trong BDKT và sửa chữa PTVT
BDKT và sửa chữa PTVT

Công việc đơn giản


Không cần sử dụng dụng cụ đo
chính xác, phức tạp …

Công việc mức độ trung bình


Công việc nguội được sử
Gia công không quá 6 bề mặt chi
tiết và không sử dụng dụng cụ
dụng phổ biến trong sản
chính xác; điều chỉnh không quá 10 xuất đơn chiếc và hàng loạt
chi tiết lắp ghép bằng công cụ phức nhỏ.
tạp.
Công việc mức độ phức tạp
Gia công quá 6 bề mặt chi tiết và
sử dụng dụng cụ chính xác; điều
chỉnh quá 10 chi tiết lắp ghép bằng
công cụ phức tạp.

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 183
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong
III. Định mức lao động trong BDKT và sửa chữa PTVT
BDKT và sửa chữa PTVT

• Thời gian không đầy đủ để thực hiện một bước công việc là:

apv + anq
Tk = (ttn0 .k +ttnp )(1+ )
100
ttno: Thời gian tác nghiệp không đầy đủ
ttnp: Thời gian tác nghiệp phụ bổ sung
apv: Tỷ lệ % thời gian phục vụ so với thời gian tác nghiệp
anq: Tỷ lệ % thời gian ngừng được quy định so với thời gian tác nghiệp
k: hệ số (k = k1*k2*k3*k4*k5*k6)
k1: Hệ số xét đến sự thuận lợi khi thực hiện công việc
k2: Hệ số xét đến tính chất cơ lý của vật liệu
k3: Hệ số xét đến dạng hình học vật gia công
k4: Hệ số xét đến hình dạng và kích thước của bề mặt gia công
k5: Hệ số xét đến yêu cầu chất lượng khi thực hiện công việc
k6: Hệ số xét đến một số yêu cầu đặc biệt khác khi gia công chi tiết
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 184
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong
III. Định mức lao động trong BDKT và sửa chữa PTVT
BDKT và sửa chữa PTVT

b. Định mức công việc hàn, rèn, sơn


b1. Hàn cung lửa điện bằng tay:
Thời gian chính khi hàn thủ công: Lượng kim loại của mối hàn:

60.Q
tc =
 c .I Q = F .l .
Q: Lượng kim loại của mối hàn (gam) F: Thiết diện ngang của mối hàn (mm2)
I: Cường độ dòng điện hàn (Ampe) l: Chiều dài mối hàn (m)
𝛼c: Hệ số nỏng chảy (g/a.g) : Tỷ trọng kim loại que hàn (gam/cm3)

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 185
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong
III. Định mức lao động trong BDKT và sửa chữa PTVT
BDKT và sửa chữa PTVT

Thời gian chính hàn 1 mét chiều dài mối hàn: Thời gian phụ hàn cung lửa điện thủ công
:
60.  .F
t =
'
t p = t p1 + t p2
c
c .I
• Mức thời gian không đầy đủ để thực hiện 1 bước công việc hàn:

𝑎𝑛 + 𝑎𝑝𝑣
𝑇𝑘 = 𝑡𝑐 + 𝑡𝑝1 ∗ 𝐿𝑖 ∗ 𝐾𝑖 + 𝑡𝑝2 1 +
100
Ki=Ki1*Ki2 là hệ số điều chỉnh xét đến sự ảnh hưởng của vị trí mối hàn (Ki1) và chiều
dài mối hàn (Ki2) đến thời gian tc’ và tp1 của mối hàn thứ i;
tc’ và tp1: Tiêu chuẩn thời gian chính và thời gian phụ phụ thuộc vào chiều dài mối hàn
để hàn một mét chiều dài mối hàn;
Li: Chiều dài của mối hàn thứ i (mét)
apv: Tỷ lệ % thời gian phục vụ so với thời gian tác nghiệp
an: Tỷ lệ % thời gian nghỉ ngơi so với thời gian tác nghiệp
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 186
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong
III. Định mức lao động trong BDKT và sửa chữa PTVT
BDKT và sửa chữa PTVT

b.2. Hàn hơi:

Hàn hơi thường được sử dụng hàn chi tiết mỏng có độ dày dưới 5 mm hàn các
chi tiết bằng kim loại màu và hợp kim. Trong các đơn vị vận tải thì dùng hàn
hơi để hàn cabin, thùng đựng nhiên liệu và các chi tiết làm bằng thép mòng.
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 187
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong
III. Định mức lao động trong BDKT và sửa chữa PTVT
BDKT và sửa chữa PTVT

b.2. Hàn hơi:


• Thời gian trực tiếp tạo ra mối hàn:
F: Thiết diện mối hàn (mm2)
Q F.
tc1 = = Q: Lượng kim loại pha trên 1 mét chiều dài mối hàn
c c (gam)
: Trọng lượng riêng của kim loại (gam/cm3)
𝛼c: Hệ số nỏng chảy (g/ph)

• Kết cấu tiêu chuẩn mở rộng hàn hơi:

ack +apv +ann


tdt =(t +tp1 )(1+
'
c )
100

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 188
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong
III. Định mức lao động trong BDKT và sửa chữa PTVT
BDKT và sửa chữa PTVT

• Mức thời gian đầy đủ thực hiện một bước công việc hàn hơi:

Tdt = tdti .li .Ki + (n −1).tc2 + tb

• Với thời gian bổ sung

ack + a pv + ann )
tb = t p2 (1+
100

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 189
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong
III. Định mức lao động trong BDKT và sửa chữa PTVT
BDKT và sửa chữa PTVT

b.3. Định mức công việc rèn:


• Mức thời gian không đầy đủ thực hiện một bước công việc:

anc +apv +a nn
Tk=(ttk .K +tpb )(1+ )
100
b.4. Định mức công việc sơn:
• Mức thời gian không đầy đủ khi sơn xì, sơn quét:

T =  t .K (1+ apv + anc + a nn


k i ti
)
100
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 190
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong
III. Định mức lao động trong BDKT và sửa chữa PTVT
BDKT và sửa chữa PTVT

c. Định mức công việc tháo lắp

Tháo rời chi tiết Chi tiết đã mòn Chi tiết đã mòn Chi tiết quá mòn
gồm 3 loại: nhưng chưa vượt quá hạn có thể sửa chữa
vượt quá hạn cho phép thì nhưng không
cho phép thì cần sửa chữa. kinh tế thì cần
không cần sửa thay mới.
chữa.
Sau khi sửa chữa, thay mới chi tiết

Lắp ghép thiết bị

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 191
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong
IV. Định mức vật tư trong sửa chữa phương tiện vận tải
BDKT và sửa chữa PTVT

Định mức vật tư trong bảo dưỡng sửa chữa phương tiện là việc xác định số
lượng, chất lượng, chủng loại vật tư tối thiểu để tiêu dùng cho một khối lượng
công việc nhất định trong bảo dưỡng và sửa chữa.
Vật tư trong BDSC gồm: phụ tùng thay thế, chất tẩy rửa, dẻ lau, gỗ, sơn, que
hàn, nước …
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 192
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 9: Định mức KTKT trong
IV. Định mức vật tư trong sửa chữa phương tiện vận tải
BDKT và sửa chữa PTVT

Căn cứ xác • Cấp bảo dưỡng


định số lượng, sửa chữa;
chất lượng,
chủng loại vật • Khối lượng công
tư tối thiểu việc từng cấp.

• Thống kê – kinh
Phương pháp nghiệm
thực hiện

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 193
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
CHƯƠNG 10

ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG CÁN BỘ KỸ


THUẬT – KINH TẾ VÀ NVPV

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 194
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 10: Định mức lao động I. Đặc điểm lao động của cán bộ kỹ thuật và nhân viên
cán bộ kỹ thuật – kinh tế và NVPV phục vụ

Cán bộ kinh tế • Người lãnh đạo;


- kỹ thuật: • Chuyên gia kinh tế;
mang tính • Chuyên gia (NV)
chất sáng tạo kỹ thuật…

Nhân viên
phục vụ: • Công nhân viên
thường mang phục vụ.
tính chất chấp
hành

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 195
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 10: Định mức lao động I. Đặc điểm lao động của cán bộ kỹ thuật và nhân viên
cán bộ kỹ thuật – kinh tế và NVPV phục vụ

• Người lãnh đạo

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 196
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 10: Định mức lao động I. Đặc điểm lao động của cán bộ kỹ thuật và nhân viên
cán bộ kỹ thuật – kinh tế và NVPV phục vụ

• Chuyên gia

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 197
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 10: Định mức lao động I. Đặc điểm lao động của cán bộ kỹ thuật và nhân viên
cán bộ kỹ thuật – kinh tế và NVPV phục vụ

• NV kỹ thuật

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 198
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 10: Định mức lao động I. Đặc điểm lao động của cán bộ kỹ thuật và nhân viên
cán bộ kỹ thuật – kinh tế và NVPV phục vụ

Nâng cao hiệu quả lao động của CBKT-KT và NVPV

Cơ khí hóa, tự
động hóa

Tổ chức nơi làm việc

Bước công việc , logic,


sáng tạo

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 199
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 10: Định mức lao động I. Đặc điểm lao động của cán bộ kỹ thuật và nhân viên
cán bộ kỹ thuật – kinh tế và NVPV phục vụ

Chức năng quản lý của CBKT-KT

Chức năng quản lý

Công việc quản lý

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 200
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 10: Định mức lao động II. Tiêu chuẩn và mức để định mức lao động của CBKT-
cán bộ kỹ thuật – kinh tế và NVPV KT và NVPV

Mức thời gian T=tck+ttn+tpv +tnn+tb+tnc

Mức sản lượng

Mức phục vụ

Mức quản lý

Mức tỷ lệ

Mức số lượng

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 201
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 10: Định mức lao động III. Phương pháp định mức lao động của CBKT-KT và
cán bộ kỹ thuật – kinh tế và NVPV NVPV

Phương pháp phân tích.


Định mức trực tiếp

Phương pháp tổng hợp.


Định mức gián tiếp

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 202
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 10: Định mức lao động III. Phương pháp định mức lao động của CBKT-KT và
cán bộ kỹ thuật – kinh tế và NVPV NVPV

Phương pháp phân tích.


Định mức trực tiếp

- Lập tài liệu tiêu chuẩn


- Xác định khối lượng công việc

- Xác định khối lượng CBKT-Kthuat và NVPV

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 203
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 10: Định mức lao động III. Phương pháp định mức lao động của CBKT-KT và
cán bộ kỹ thuật – kinh tế và NVPV NVPV

• Khối lượng công việc trong một khoảng thời gian theo
lịch bất kỳ nào đó:

Tcv = K i .Tki .S i

• Số lượng CBKTKT và NVPV thực tế:

Tcv
N =
ct
d

• Số lượng CBKTKT và NVPV ghi trong danh sách tại


thời điểm xác định:

Tcv
N =
cd
t
Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 204
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 10: Định mức lao động III. Phương pháp định mức lao động của CBKT-KT và
cán bộ kỹ thuật – kinh tế và NVPV NVPV

• TH1:

Tcv . K v
N =
cd
t

• TH2

Tcvc
Nc d =
t.K b

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 205
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
Chương 10: Định mức lao động III. Phương pháp định mức lao động của CBKT-KT và
cán bộ kỹ thuật – kinh tế và NVPV NVPV

Phương pháp tổng hợp.


Định mức gián tiếp

- Lượng tin tiêu chuẩn phải tiếp nhận và xử lý trong ngày

- Lượng tin tức thực tế phải tiếp nhận và xử lý trong những


điều kiện tổ chức

- Lượng tin tức yêu cầu để ra các quyết định tối ưu

Bài giảng: Định mức kinh tế kỹ thuật trong giao thông vận tải 206
Biên soạn: ThS. Lê Văn Cường
1 2

You might also like