You are on page 1of 28

Cấu trúc đề thi: Tự luận

- Câu hỏi lý thuyết đúng – sai (3 điểm)


- Câu hỏi lý thuyết tự luận (3 điểm)
- Bài tập tự luận (4 điểm)
1.1. Đối tượng, nhiệm vụ, nội dung của công tác ĐMLĐ
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học ĐMLĐ
1.1.2. Nhiệm vụ của môn học ĐMLĐ
1.1.3. Nội dung của công tác ĐMLĐ
1.2. Khái niệm và phân loại mức lao động
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Phân loại mức lao động
1.3. Ý nghĩa, tác dụng của ĐMLĐ
1.3.1. ĐMLĐ là biện pháp quan trọng để tăng năng suất lao động,
hạ giá thành sản phẩm
1.3.2. ĐMLĐ hợp lý có tác động nâng cao hiệu quả công tác chiến
lược và kế hoạch trong doanh nghiệp
1.3.3. ĐMLĐ là cơ sở của tổ chức lao động khoa học
1.3.4. ĐMLĐ là cơ sở thực hiện nguyên tắc
phân phối theo lao động
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học ĐMLĐ
Đối Quá trình hoạt động sản xuất – kinh
tượng doanh của con người trong XH
chung

Đối Lượng hao phí lao động sống


tượng
nghiên Phương pháp xây dựng các loại ĐMLĐ có
căn cứ khoa học – kỹ thuật (mức thời gian,
cứu Đối mức sản lượng, mức phục vụ, mức biên
tượng chế…)
cụ thể
Quá trình công nghệ, đặc tính kỹ thuật của
máy móc, thiết bị để xây dựng các mức LĐ có
căn cứ kỹ thuật
1.1.2. Nhiệm vụ của môn học ĐMLĐ
Xây dựng và áp dụng trong thực tế sản xuất
những mức lao động trung bình tiên tiến,
hợp lý, khả thi dựa trên những điều kiện tổ
chức - kỹ thuật sản xuất tiến bộ.
Nhiệm
vụ
Kiểm tra, xem xét những điều kiện sản xuất
cụ thể và quan tâm chú ý đến kinh nghiệm
sản xuất, công tác của những người tiên tiến

=> Giúp người lao động hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức nếu
thực hiện tốt những điều kiện tổ chức - kỹ thuật được quy định
1.1.3. Nội dung của công tác ĐMLĐ
• Nghiên cứu các quá trình sản xuất - kinh doanh, quá trình lao động
và các bô phận hợp thành, xác định kết cấu hợp lý của bước công
1 việc và trình tự thực hiện bước công việc

• Nghiên cứu các loại thời gian được định mức và thời gian không
2 được định mức

• Nghiên cứu các nhân tố kinh tế - kỹ thuật, tổ chức xã hội ảnh hưởng
3 đến mức lao động

• Nghiên cứu các quy trình công nghệ, tính năng kỹ thuật của máy móc,
4 thiết bị để tiến hành ĐMLĐ

• Nghiên cứu tổ chức nơi làm việc, trang bị nơi làm việc, an toàn vệ
5 sinh lao động phù hợp
1.1.3. Nội dung của công tác ĐMLĐ
• Sử dụng các pp khảo sát, nghiên cứu các loại hao phí thời gian LĐ, thời gian lãng
phí và phát hiện các nguyên nhân sử dụng không hiệu quả thời gian LĐ của
6 người lao động và của máy móc thiết bị
• Đề xuất các biện pháp tổ chức – kỹ thuật nhằm hợp lý hoá các thao tác và
7 phương pháp làm việc phù hợp với quá trình lao động được ĐMLĐ

• Tính toán xây dựng, xét duyệt và ban hành hệ thống các mức lao động
8

• Áp dụng các thành tựu mới của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật,
9 xã hội vào sử dụng trong công tác định mức và quản lý mức lao động

• Áp dụng vào sản xuất – kinh doanh và vào hoạt động của các cơ quan các loại
10 mức lao động

• Quản lý, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện mức để có các biện pháp điều
chỉnh, sửa đổi kịp thời các mức không phù hợp với các điều kiện tổ chức – kỹ
11 thuật
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. MỨC LAO ĐỘNG
- Mức lao động là lượng lao động hao phí được qui
định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một
khối lượng công việc) đúng tiêu chuẩn chất lượng,
trong những điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định.
- Cần phân biệt mức lao động và năng suất lao động:
+ Mức LĐ là lượng lao động hao phí được quy định để thực hiện,
còn năng suất LĐ là lượng LĐ thực tế hao phí của người LĐ.
+ Năng suất LĐ có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng mức LĐ
, tuỳ thuộc vào sự nỗ lực, cố gắng của người LĐ và khả năng đảm
bảo việc làm cho người LĐ của doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.2. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
“Định mức lao động là việc quy định mức độ tiêu hao lao
động sống cho một hay một số người lao động có nghề
nghiệp và trình độ chuyên môn thích hợp, để hoàn thành
một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị khối lượng công việc
đúng với yêu cầu chất lượng, trong những điều kiện tổ chức
nhất định.”
(Giáo trình định mức lao động – NXB LĐ xã hội (2010))

ĐMLĐ nhằm xác định số lượng công việc, số sản phẩm làm ra
trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc lượng thời gian hao phí
để hoàn thành một đơn vị công việc hay sản phẩm, trong điều kiện
tổ chức, kỹ thuật nhất định
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC LAO ĐỘNG

Là các đặc tính tổ chức – kỹ thuật của quá trình lao


động hoặc điều kiện tự nhiên mà chúng ảnh hưởng
trực tiếp đến trị số hao phí lao động của người công
nhân và máy móc thiết bị, những nhân tố ảnh hưởng
này có thể lượng hóa được hoặc mô tả bằng lời.
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.4. TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

Là những phần tử cấu thành trị số mức, là những đại


lượng quy định về chế độ làm việc của thiết bị và
những đại lượng hao phí thời gian để hoàn thành các
yếu tố chi tiết của bước công việc, trong điều kiện tổ
chức – kỹ thuật hợp lý, dùng để tính các mức thời gian
có căn cứ kỹ thuật.
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.5. CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
Là một quá trình bao gồm:

Cấp có thẩm
quyền xét
Xây dựng mức Tổ chức áp Quản lý thực
duyệt và ký Sửa đổi mức
LĐ dụng mức hiện mức
ban hành mức

Dự tính áp dụng vào


SX những biện pháp
tổ chức - kỹ thuật
có năng suất cao
1.2.2. Phân loại mức lao động

Theo phương pháp ĐMLĐ


Phân loại
mức LĐ

Theo đối tượng ĐMLĐ

Theo hình thức tổ chức LĐ

Theo hình thức phản ánh chi phí LĐ


1.2.2. Phân loại mức lao động

Theo phương pháp ĐMLĐ

Mức Mức
phân phân Mức Mức Mức
Mức so
tích tích thống kinh bình
sánh
khảo tính kê nghiệm nghị
sát toán
1.2.2. Phân loại mức lao động
Theo đối tượng ĐMLĐ

Mức lao động (tổng


Mức chi tiết Mức mở rộng hợp) cho đơn vị sản
phẩm

Xây dựng cho Tổng hao phí LĐ


một quá trình cho một đơn vị
Xây dựng cho
tổng hợp bao sản phẩm, bao
một nguyên công
gồm tổ hợp gồm hao phí LĐ
hoặc bước công
nhiều nguyên công nghệ, LĐ
việc
công hoặc nhiều phụ trợ và phục
bước công việc vụ, LĐ quản lý.
1.2.2. Phân loại mức lao động
Theo hình thức tổ chức LĐ

Mức LĐ cá nhân Mức LĐ tập thể

Xây dựng cho các công việc,


Xây dựng cho nguyên công,
khối lượng công việc và giao
bước công việc…và giao cho
cho một tập thể lao động ( tổ,
từng cá nhân thực hiện trọng
đội nhóm từ 2 người trở lên)
điều kiện tổ chức – kỹ thuật
thực hiện trong điều kiện tổ
xác định
chức – kỹ thuật xác định
1.2.2. Phân loại mức lao động

Theo hình thức phản ánh chi phí LĐ

Mức Mức Mức Mức Nhiệm


thời sản phục biên vụ
gian lượng vụ chế định
(MTG) (MSL) (Mpv) (Mbc) mức
1.2.2. Phân loại mức lao động
Theo hình thức phản ánh chi phí LĐ
a. Mức thời gian (MTG)
- Là chi phí thời gian được xác định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm
hoặc một khối lượng công việc với tiêu chuẩn chất lượng nhất định do
một người LĐ hay một nhóm người LĐ có trình độ nghề nghiệp xác định
thực hiện trong các điều kiện tổ chức – kỹ thuật nhất định.
- Đơn vị: giây, phút, giờ trên đvsp (hoặc một KL công việc)
Nếu xác định mức tgian cho tập thể LĐ: giây - người/phút - người/ giờ -
người trên 1 đvsp hoặc một KL công việc
- Biến thể của mức TG - mức TG phục vụ: số lượng thời gian được xác
định cho một người LĐ hoặc một nhóm người LĐ có trình độ nghề nghiệp
nhất định phục vụ một đv thiết bị, một đv diện tích sản xuất hoặc những
đv sản xuất khác trong những điều kiện tổ chức - kỹ thuật xác định.
1.2.2. Phân loại mức lao động
Theo hình thức phản ánh chi phí LĐ

a. Mức sản lượng (MSL) (Khi chỉ thực hiện một loại công việc với thành
phần người lao động không đổi thì xác định mức sản lượng)
- Là số lượng sản phẩm (chiếc, mét, tấn…) hoặc khối lượng lao động
được quy định cho một người lao động hoặc một nhóm người lao động
có trình độ nghề nghiệp thích hợp phải hoàn thành trong một đơn vị
thời gian (giây, phút, giờ) đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều
kiện tổ chức – kỹ thuật nhất định.
- Đơn vị: đơn vị sản phẩm (hoặc chi tiết sản phẩm) trên đơn vị thời
gian (phút, giờ, ca).
Người lao động làm được nhiều hơn số lượng đơn vị sản phẩm qui định
là hoàn thành vượt mức lao động
1.2.2. Phân loại mức lao động
Theo hình thức phản ánh chi phí LĐ
Mối liên hệ giữa mức thời gian và mức sản lượng
Mức sản lượng là trị số nghịch đảo của mức thời gian:
%
!"# =
!%&
MSL : Mức sản lượng tính bằng chi tiết m, m2, tấn, chiếc…
MTG : Mức thời gian cho một đơn vị sản phẩm
T: Thời gian xác định mức sản lượng
=> Mức sản lượng và mức thời gian là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với
nhau.
Việc xây dựng mức thời gian và mức sản lượng chỉ có thể thực hiện được
nếu quy trình công nghệ sản xuất ổn định, lặp đi lặp lại và sản phẩm sản
xuất ra có tiêu chuẩn chất lượng được quy định.
1.2.2. Phân loại mức lao động
Theo hình thức phản ánh chi phí LĐ
c. Mức phục vụ (Mpv)
- Là số lượng các đơn vị, thiết bị, diện tích sản xuất, nơi làm việc, số
lượng công nhân…được quy định cho một người lao động hoặc một
nhóm người lao động có trình độ nghê nghiệp tương ứng phải phục vụ
trong các điều kiện tổ chức, kỹ thuật xác định.
- Mức phục vụ áp dụng cho công nhân chính phục vụ nhiều máy cũng
như công nhân phụ, phục vụ sản xuất – kinh doanh.
- Đơn vị đo mức phục vụ: là số đơn vị đối tượng phục vụ trên một hay
một nhóm người lao động
- Mức phục vụ được xác định trên cơ sở mức thời gian phục vụ.
Mức thời gian phục vụ là đại lượng thời gian qui đinh để thực hiện một
đơn vị phục vụ trong những điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định. Mức
phục vụ là đại lượng nghịch đảo của mức thời gian phục vụ
1.2.2. Phân loại mức lao động
Theo hình thức phản ánh chi phí LĐ

d. Mức biên chế (Mbc)


- Sử dụng khi khi một nhóm người lao động phục vụ đối tượng sản xuất
phải thực hiên các nguyên công, bước công việc, công việc rất đa dạng,
không ổn định về thời gian và chu kỳ thực hiện.
VD: Công việc hành chính, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khoa học,
quản lý nhà nước…
- Là số lượng người lao động có nghề nghiệp và tay nghề, chuyên môn –
kỹ thuật xác định được quy định để thực hiện các công việc cụ thể,
không ổn định về tính chất và độ lặp lại của nguyên công hoặc để phục
vụ các đối tượng nhất định (tổ hợp máy, kho, bộ phận kiểm tra hàng
hoá…).
1.2.2. Phân loại mức lao động
Theo hình thức phản ánh chi phí LĐ
d. Nhiệm vụ định mức
- Đối với người lao động hưởng lương thời gian thực hiện những
nguyên công lặp lại thường xuyên hoặc có chu kỳ thì cần phải xác
định nhiệm vụ định mức.

- Là khối lượng công việc xác định cho một người lao động hoặc
một nhóm người lao động phải thực hiện trong một chu kỳ thời
gian nhất định ( tháng, ca).
Ví dụ: khối lượng các công việc được giao cho một phòng nhân sự
trong doanh nghiệp
1.3.1. Định mức lao động là biện pháp quan trọng để
tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm
- ĐMLĐ là công cụ có hiệu lực để khai thác khả năng tiềm tàng trong sản
xuất, công tác.
VD: Giúp cho việc phát hiện các loại thời gian lãng phí trông thấy (đi
muộn, về sớm, làm việc không đúng nhiệm vụ …) và thời gian lãng phí
không trông thấy (động tác thừa, thao tác thừa …), tìm nguyên nhân gây
ra chúng và các biện pháp khắc phục => tăng năng suất và hiệu quả lao
động, tăng sản phẩm cho xã hội.
- ĐMLĐ nghiên cứu, áp dụng mọi biện pháp tổ chức kinh tế - kỹ thuật
nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn dự trữ trong sản xuất, tiết kiệm lao
động sống và lao động vật hoá, làm cho lượng lao động tiêu hao trong
mỗi đơn vị sản phẩm giảm xuống => giá thành sản phẩm cũng giảm
1.3.2. Định mức lao động hợp lý có tác động nâng cao
hiệu quả công tác chiến lược và kế hoạch trong doanh
nghiệp
- Nhờ có mức lao động, người ta có thể lập được kế hoạch lao động (kế
hoạch số lượng lao động, kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên
môn nguồn nhân lực, kế hoạch tăng năng suất lao động, kế hoạch quỹ
tiền lương) chính xác, khoa học => nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch.

- Nhờ có mức lao động, người ta có thể lập chiến lược, kế hoạch về phát
triển, sử dụng nguồn nhân lực (kế hoạch số lượng lao động, kế hoạch
đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn – kỹ thuật cho phát triển nguồn
nhân lực, kế hoạch tăng năng suất lao động, kế hoạch quỹ tiền lương…)
một cách chính xác, khoa học => nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch.
1.3.3. Định mức lao động là cơ sở của tổ chức lao
động khoa học
- Mức lao động là cơ sở để tiến hành phân phối hợp lý công việc cho từng
người lao động dựa trên trình độ chuyên môn - kỹ thuật của họ. Bởi:
+ Mức lao động thể hiện khối lượng công việc và yêu cầu cụ thể về chất
lượng lao động đòi hỏi người lao động phải có trình độ tay nghề ở bậc nào
đó mới có thể hoàn thành được.
+ Thông qua việc nghiên cứu kết cấu thời gian tiêu hao cho các loại công
việc làm bằng tay và các công việc do máy tự động làm, ĐMLĐ giúp ta xác
định, bố trí và phân công lao động.
- Mức lao động là căn cứ để tính nhu cầu lao động của từng nghề, giúp
phân phối tỷ lệ người làm việc ở từng bộ phận hợp lý và tiết kiệm; thực
hiện hiệp tác chặt chẽ giữa những người tham gia LĐ, giữa các bộ phận
sản xuất, công tác về không gian và thời gian, bảo đảm sự phối hợp nhịp
nhàng giữa các bộ phận sản xuất, công tác với nhau.
1.3.3. Định mức lao động là cơ sở của tổ chức lao
động khoa học
- ĐMLĐ giúp doanh nghiệp xác định chính xác số và chất lượng lao động
cần thiết cho từng khâu, từng mắt xích công việc ở từng giai đoạn trong
kỳ kế hoạch => chủ động trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động, đảm
bảo thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất - kinh doanh đề ra.
- ĐMLĐ nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ khả năng sản xuất, công tác của nơi
làm việc, qua đó, đưa ra được các biện pháp khắc phục những bất hợp lý
trong tổ chức nơi làm việc, loại bỏ những thao tác và động tác thừa, tạo
thuận lợi cho người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, công tác,
tăng năng suất lao động.
- ĐMLĐ giúp củng cố và tăng cường kỷ luật lao động, một nội dung quan
trọng của tổ chức lao động. Việc xây dựng và áp dụng các mức lao động tiên
tiến, hợp lý đòi hỏi người lao động phải thực hiện đúng các qui phạm trong
sản xuất, công tác, kỹ thuật.
1.3.4. Định mức lao động là cơ sở thực hiện nguyên
tắc phân phối theo lao động
- ĐMLĐ giúp tính toán mức lao động => Đánh giá số lượng và chất
lượng lao động.
=> Làm thước đo, căn cứ để xác định đơn giá trả lương, là cơ sở để
xã hội, các đơn vị, doanh nghiệp đãi ngộ người lao động theo
nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít.

- Vấn đề xác định đơn giá tiền lương, cách sử dụng đơn giá tiền
lương để trả công lao động và ý nghĩa, tác dụng của nó được đề
cập ở môn học "Tiền lương - Tiền công.
1. Phân tích ý nghĩa, tác dụng của công tác định mức
lao động?
2. Chứng minh: Định mức lao động là cơ sở để tổ chức
lao động khoa học và là cơ sở để thực hiện nguyên tắc
phân phối theo lao động?
3. Nêu và phân tích khái niệm Mức lao động. Trình bày
các căn cứ phân loại mức lao động?

You might also like