You are on page 1of 3

Câu 1:

- Do yếu tố đi qua mùa vụ, qua đỉnh của chu kì hàng hóa của doanh nghiệp nên

nhu cầu sản xuất không cao như trước dẫn đến nhu cầu nhân lực không cao như

trước và thừa nhân lực. Ở đỉnh cao chu kì, doanh nghiệp luôn có nhu cầu hàng
hóa lớn, tuyển rất nhiều nhân sự, khi qua đỉnh chu kì thì nhu cầu hàng hóa giảm
xuống. Từ đó, doanh nghiệp bị thừa nhân lực.

- Do yếu tố thiên tai, dịch bệnh khiến nhu cầu hàng hóa giảm gây ra thừa nhân

lực trong sản xuất. Trong thời điểm bình thường, nhu cầu hàng hóa bình thường
thì nhân lực trong tổ chức giữ nguyên. Nhưng khi nhu cầu hàng hóa giảm do
thiên tai, dịch bệnh thì nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp giảm trong khi nhân
lực không thay

đổi dẫn đến thừa nhân lực.

- Đối thủ cạnh tranh: các công ty cùng ngành nghề sản xuất có thể có những sản

phẩm vượt trội hơn, thu hút khách hàng hơn. Điều này, khiến cho tình hình sản
xuất của tổ chức giảm sút hay nói cách khác là khối lượng công việc giảm đi
trong khi số lượng nhân viên không thay đổi, gây ra dư thừa nhân lực.

- Tình hình kinh tế - chính trị: Khi chính sách của Nhà nước trong điều hành

kinh tế thay đổi, những hàng hóa của công ty không được hỗ trợ mua hàng (qua

chính sách về tín dụng, thuế, trợ giá) làm nhu cầu tiêu thụ giảm dẫn đến nhu cầu
sản xuất giảm và cuối cùng dư thừa nhân lực trong doanh nghiệp.

- Do các chính sách về nhân lực của nhà nước thay đổi khiến cho các tổ chức

phải điều chỉnh cho phù hợp, gây ra dư thừa nhân lực.
Ví dụ: Do tình hình dịch Covid-19 rất căng thẳng vào năm 2022. Các công ty,
nhà máy đều phải thực hiện việc giãn cách ở nhà khiến cho quá trình hoạt động
sản xuất bị chậm lại. Nhu cầu của các mặt hàng nhu yếu phẩm tăng cao do tình
hình dịch bệnh rất nguy hiểm dẫn tới người lao động lại không thể đi làm, khiến
bộ máy sản xuấy bị tồn đọng dẫn tới việc bị dư thừa nhân lực.

Nhiều nhà máy, công ty đã thực hiện giải pháp tinh giảm biên chế, cho người lao
động thôi việc để có thể cắt giảm mức vốn mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi
người lao động không thể làm việc do tình hình dịch bệnh đang nguy hiểm.

Câu 2:

Ta có:

NTTK = NDLK - NNGK - NVMK = 366 - 52 - 11 - 14 = 289 (ngày)

TTTKH = 289 x 8 = 2312 (giờ)

Số công nhân tiện bậc III:


105000×1,1+75000×1,2+125000×1,3
2312 ×1,15
≈ 138 (người)

Số công nhân tiện bậc IV:


105000×0,8+75000×0,9+125000×1
2312 ×1,15
≈104 (người)

Số công nhân hàn bậc III:


105000×0,7+75000×0,8+125000×0,9
2312 ×1,15
≈93(người)

Số công nhân nguội bậc IV:


105000×0,7+75000×0,7+125000×0,6
2312 ×1,15
≈76(người)
Số công nhân nguội bậc V:
105000×0,6+75000×0,6+125000×0,5
2312 ×1,15
≈64(người)

Vậy Số công nhân sản xuất cần có của doanh nghiệp ở kì kế hoạch là:

138 + 104 + 93 + 76 + 64 = 475 (người)

You might also like