You are on page 1of 1

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM

*Về hoàn cảnh ra đời:

“Chữ người tử tù được đăng báo năm 1939, in trong tập “Vang bóng một thời” vào 1 năm sau
đó, gồm 11 truyện ngắn nổi tiếng trước CMT8. Và được nhận xét là “ một văn phẩm đạt gần tới sự
toàn thiện, toàn mĩ”. “Vang bóng một thời” – cái tên ám chỉ vẻ đẹp còn sót lại của một thời đã qua,
một thời đã lùi vào dĩ vãng, một thời chỉ còn là vang bóng. Thế nhưng các nhân vật trong tác phẩm là
những nho sĩ cuối mùa vẫn giữ được khí tiết, cốt cách thanh cao của người quân tử. Cũng vì vậy khi
đọc “Chữ người tử tù”, qua nhân vật Huấn Cao chúng ta thấy phảng phất bóng hình của người anh
hùng Cao Bá Quát đầu thế kỉ 19

*Về nhan đề của tác phẩm:

Ban đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng” nhưng sau này được sửa thành “Chữ người tử tù”. Bởi
nếu dòng chữ cuối cùng gợi ra sự kết thúc, sự chấm dứt của cái đẹp thì chữ người tử tù phù hợp hơn
vì nó không hướng người đọc đến sự kết thúc u tối nữa, và cũng phù hợp hơn với tư tưởng chủ đạo
xuyên suốt tác phẩm.

*Về ý nghĩa tên tác phẩm

“Chữ” là hiện thân cho cái đẹp, mang giá trị văn hóa lâu đời từ thời xa xưa cần được ngợi ca, tôn
vinh. “Người tử tù” đại diện cho hình ảnh cái xấu, cái ác cần lên án, loại bỏ khỏi xã hội.

 Chúng ta nhận thấy sự mâu thuẫn ngay từ tên tác phẩm nhưng nó gợi ra phần nào tình
huống truyện éo le, ngang trái mà nhà văn đã miêu tả qua cuộc gặp gỡ của 2 nhân vật chính
Huấn Cao và Viên quản ngục. Nó đã thành công khắc họa rõ nét tính cách nhân vật, dù cho
hoàn cảnh có đen tối thì họ đã vượt lên trên hoàn cảnh, địa vị, danh phận để hướng đến
tiếng gọi của thiên lương trở về sống đúng với bản chất của mình. Truyện kết thúc bằng cảnh
cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có và cảnh cho chữ cũng là chi tiết quan trọng
nhất tác phẩm. Qua đó thể hiện nổi bật tư tưởng tác phẩm cũng là tư tưởng của nhà văn
Nguyễn Tuân. Ông ca ngợi những con người tài hoa có nhân cách cao đẹp không chịu khuất
phục trước số phận, không bị vấy bẩn bởi bùn lầy dơ bẩn của xã hội đương thời. Đó là lời
khẳng định rằnh ánh sáng, cái đẹp, cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái xấu, cái tầm thường tăm
tối. Không chỉ vậy qua tác phẩm Nguyễn Tuân còn tinh tế gửi gắm một lòng yêu nước kín
đáo.

You might also like