You are on page 1of 2

Trong vở kịch “Lão hà tiện” (1668) của Moliere, dưới sức mạnh của đồng tiền, nhân cách

của
con người đã bị méo mó, những lễ giáo tốt đẹp, những lễ nghi trật tự trong gia đình bị phá vỡ
(con không tôn trọng cha, cha bất chấp hạnh phúc của con, người làm không tôn trọng chủ,…).
- Nhân vật Harpagon phản ánh tính chất xã hội, đại diện cho tầng lớp tư sản mới nhen nhóm
hình thành trong thời kì tích luỹ của tư bản, với đặc điểm nổi bật là tàn ác, quỷ quyệt, khát vàng,
hung ác, tham lam, bần tiện, luôn luôn suy nghĩ thu gom từng đồng để làm giàu. Ông mang đặc
điểm của một kẻ nhà giàu mới phất lên nên ít nhiều vẫn còn sót lại những thói ti tiện theo kiểu
phong kiến. Harpagon là nhân vật tiêu biểu cho nhân cách của con người bị chi phối bởi đồng
tiền. Đối với lão, tiền là người bạn thân, là tri kỉ, tiền là cả sự sống của lão. - Một xã hội mà
hạnh phúc của con người cũng bị chi phối bởi đồng tiền (hai đứa con của Harpagon phải lấy
người mình không yêu chỉ vì sự hám tài sản của lão,…). - Xuất hiện một xã hội coi đồng tiền là
trên hết, xuất hiện những hình thức cho vay nặng lãi: lão Harpagon dạy con trai lão rằng thay vì
đi đánh bạc thì hãy lấy số tiền mình có được đi cho vay lấy lãi sẽ tốt hơn, còn lão thì lúc nào
cũng chỉ nghĩ cách để tiền của lão ngày càng sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Đồng tiền tư bản chủ
nghĩa đã huỷ hoại nhân cách, bóp chết tình cảm, cắt đứt các mối quan hệ tốt đẹp của lão với xã
hội. Chính nó đã làm cho Harpagon trở nên có những ham muốn kệch cỡm, hình thành thói
ranh ma lừa lọc, hạ thấp nhân cách,… - Một xã hội đầy mâu thuẫn: vừa giàu có, vừa bần tiện,
vừa vì có tiền vừa lo mất của, vừa ham tích luỹ vừa ham khoái lạc,… Xuất hiện nhiều mâu
thuẫn trong vở kịch: + Mâu thuẫn giữa hai cha con lão Harpagon: cả về tình lẫn về tiền Về tình
cảm: hai cha con lão cùng yêu một cô gái tên là Mariane. Về tiền: lão Harpagon là người cho
vay nặng lãi, còn con trai lão lại là người đi vay. + Mâu thuẫn giữa tình cảm cá nhân và tình
cảm gia đình: Elise vừa yêu chàng Valère những cũng không thể nào cãi lệnh cha được,
Mariane thì vì yêu thương mẹ và muốn có điều kiện tốt hơn dể chăm sóc mẹ mình nên đành
phải giấu tình cảm với chàng Cléante để nghe theo lời mụ mối lấy lão Harpagon,…. + Mâu
thuẫn giữa sức mạnh đồng tiền với nhân cách của con người: ở đây các nhân vật trong vở kịch
đều bị đồng tiền chi phối làm méo mó cả nhân cách vốn tốt đẹp của mình. Lão hà tiện đã góp
thêm tiếng nói tố cáo về tác hại của đồng tiền trong tay của những con người tư sản ích kỉ, tham
lam, độc ác,…
Nhân vật chính trong Lão hà tiện là Harpagon (tiếng Latin có nghĩa là keo kiệt) - một tay tư sản
giàu sụ luôn tìm mọi phương kế để kiếm thật nhiều tiền. Và cho vay nợ lãi là một trong số
phương thức mà lão đã dùng. Harpagon khoảng 60 tuổi, góa vợ, có 2 người con là Cléante và
Élise. Cả hai đều có những mối tình thắm thiết. Cléante yêu nàng Mariane xinh đẹp, một cô gái
sống nghèo khổ nhưng cũng là người mà cha chàng đang ngấp nghé để cưới làm vợ. Chính điều
này đã gây ra cuộc cãi vã gay gắt giữa hai người, làm sứt mẻ tình cha con bấy lâu. Élise yêu
Valère nhưng bố nàng lại buộc nàng phải kết hôn với Anselme - một người đã có tuổi nhưng
giàu có và không đòi của hồi môn. Quyết định này cũng làm cho mối quan hệ giữa hai cha con
ngày càng trở nên căng thẳng.

Với sự giúp đỡ của gã đầy tớ ranh ma La Flèche, Cléante tìm mọi cách vay món tiền lớn để
thỏa chí tiêu pha hoang tàng. Nhờ một người môi giới, anh ta tìm đến một người cho vay nặng
lãi. Song, đến khi ký giao kèo, mới té ra người cho vay ấy chính là Harpagon và Harpagon mới
vỡ lẽ kẻ đi vay nặng lãi, chính là con trai mình. Hốt hoảng, lão tìm cách đề phòng cái tráp vàng
lão chôn trong vườn. Lão vẫn quyết tâm lấy Mariane. Trong buổi gặp gỡ với Mariane,
Harpagon khám phá ra rằng con trai lão cũng yêu Mariane, rồi tiếp đó, một tin sét đánh khác:
cái tráp vàng của lão không cánh mà bay. Lão hớt hơ hớt hải, kêu la. Trong một cuộc gặp gỡ
với Anselme, tình cờ mọi người mới biết Anselme là cha của Mariane và Valère, và La Flèche
đã lấy cắp tráp vàng cho cậu chủ Cléante của mình. Harpagon bị rơi vào tình huống nan giải
buộc phải lựa chọn: hoặc là tráp vàng hoặc là để Cléante kết hôn cùng Mariane. Nhưng với bản
tính keo kiệt và hám tiền, Harpagon bằng lòng gả Élise cho Valère và “nhường” Mariane cho
Cléante, sau khi Anselme bằng lòng chịu mọi phí tổn về lễ cưới của con trai và con gái mình, và
sung sướng lấy lại được vàng.

Tuy Lão hà tiện lặp lại một số cảnh trong hài kịch Cái nồi và mấy vở hài kịch khác, song
Molière đã sáng tạo một chủ đề mới, những tính cách mới, hợp với thời đại ông. Người hà tiện
của Molière là một người giàu có, một người cha và một người tình. Những sáng tạo này của
Molière khiến vở kịch có một tầm quan trọng lớn về phương diện xã hội và đạo đức. Đề tài của
vở kịch là lão hà tiện bị ăn trộm vàng và cuộc va chạm đầy tính bi kịch giữa hai cha con
Harpagon vì một người con gái. Với đề tài này, Molière nâng vở kịch của ông lên thành một tác
phẩm lớn. Trong Lão hà tiện, nhà văn sử dụng mọi cung bậc của cái cười. Trước hết là cái cười
hề kịch. Suốt vở kịch, Harpagon làm mọi người cười ồn ào bằng những cử chỉ, dáng điệu, ngôn
ngữ của một anh hề, ngây ngô, dở rồ, dở dại: độc thoại mất của, tắt bớt ngọn nến, “không của
hồi môn”, hiểu lầm giữa Harpagon và Valère... Nghệ thuật phóng đại một cách tài tình và liên
tục là biện pháp gây cười chủ yếu của Molière. Song ông có tài năng đặc biệt sử dụng những vai
trò của mình để nêu lên những vấn đề xã hội. Những cảnh gặp gỡ giữa hai cha con Harpagon và
Cléante, người cha keo kiệt và đứa con hoang phí, người cho vay nặng lãi và kẻ đi vay “với bất
cứ giá nào”, cảnh tranh giành nhau Mariane... là những cảnh hết sức bi đát. Nhà triết học Jean-
Jacques Rousseau nhận xét: Hà tiện và cho vay nặng lãi là những tội lớn, song, một tội lớn hơn
là việc một đứa con ăn cắp của cha, hỗn láo với cha. Còn Standale bình luận một cách chua
chát: “Một người cha như vậy thật xứng đáng có một đứa con như vậy”.

You might also like