You are on page 1of 1

Trong khoảng thời gian gần đây sau đại dịch, nền kinh tế thế giới đối mặt

với rất
nhiều biến động khiến nhiều người gặp phải khó khăn về tài chính. Điều này tác động
một phần đến với hành vi của người tiêu dùng, khi mà họ cần phải hết sức cân nhắc và
chi tiêu với mức giá hợp lý trong việc mua sắm. Chính vì thế, xu hướng mua sắm thời
trang Secondhand đang dần trở nên thịnh hành hơn và được kỳ vọng sẽ còn phát triển
vô cùng mạnh mẽ. Vào năm 2027, thị trường bán lại nói chung trên toàn cầu được dự
đoán sẽ tăng gần gấp đôi và đạt 350 tỷ USD (ThredUp’s Resale Report,2023
https://cf-assets-
tup.thredup.com/resale_report/2023/thredUP_2023_Resale_Report_FINAL.pdf) Điều
này càng khẳng định kinh doanh thời trang Secondhand là một thị trường vô cùng
tiềm năng trong tương lai.

Cụ thể hơn, mua sắm thời trang Secondhand bao gồm việc kinh doanh, trao đổi quần
áo, giày dép, phụ kiện,… đã qua sử dụng. Riêng đối với người tiêu dùng hậu COVID,
thời trang bán lại trở nên hấp dẫn hơn bởi họ dần trở thành những người tiêu dùng
thông minh. Trong đó, người tiêu dùng trẻ tuổi chiếm đa số khi có đến 80% lượng đồ
cũ được mua bởi GenZ ( Ebay’s Annual Report, 2022
https://www.sec.gov/Archives/edgar/data/1065088/000106508823000006/ebay-
20221231.htm) . Một số lý do cho xu hướng này là bởi ngoài việc thể hiện tính đa
dạng và độc đáo, người trẻ ngày càng có nhận thức cao về bảo vệ môi trường, thời
trang bền vững và đặc biệt chú trọng tiết kiệm chi phí mua sắm trong những năm trở
lại đây. Có thể nói, giới trẻ chính là đối tượng lớn nhất của ngành bán lại hiện nay.

Chính vì thế mà đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng thời trang
Secondhand của giới trẻ hiện nay” được nghiên cứu nhằm thấy được thái độ và một
phần hành vi mua sắm của một bộ phận người trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó
đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao nhận thức về vấn đề hạn chế rác thải thời trang
và giúp mô hình kinh doanh mặt hàng thời trang Secondhand đạt được hiệu quả cao
cũng như trở nên an toàn hơn.

You might also like