You are on page 1of 3

uu

Môn : Triết học Mác LêNin


LHP : 22CPHI51002303
GV : Nguyễn Thị Thu Hà
Nhóm : Xuất sắc môn Triết
1. Chương Thùy Bạch Cúc ( Nhóm trưởng) 87223020173
2. Huỳnh Quốc Phát 87223020183
3. Trần Thị Hải Yến 88223020161
4. Hà Vịnh Thư 88223020162
5. Bùi Nguyễn Duy Thành 87223020152
6. Nguyễn Ngọc Ánh Tuyết 88223020318
7. Hà Thị Oanh 88223020205
8. Trần Thụy Minh Tuyền 87223020182
9. Nguyễn Tuyết Nhung 87223020149
10. Nguyễn Thị Kim Thoa 86221020137

BÀI TẬP
Câu 1: Thuật ngữ "Triết" trong triết học Trung Hoa cổ đại bao gồm 3 hình tượng:
tay, búa, miệng, nhằm thể hiện điều gì?
Trước khi tiếp xúc với phương Tây, phương Đông không có thuật ngữ triết học mà chỉ có
chữ Triết. Cấu tạo tượng hình gồm (bộ Thủ-tay), (bộ Phủ – búa) và bộ khẩu (miệng). Có
thể hiểu theo nguyên nghĩa: tay cầm búa (dao) chẻ vật gì ra để xem xét rồi miệng nói lời
nhận xét về vật đó. Triết vốn là Chiết (bẻ, cắt) trong tiếng Việt cổ.
Như vậy, theo nguyên nghĩa của cổ nhân Trung Hoa Cổ Đại cho rằng chữ Triết trong
Triết học là việc mổ xẻ, soi xét, phân tích sự vật để đạt tới hiểu biết sáng rõ minh nhiên
tận cùng về nó.
 Nhấn mạnh sự hài hoà giữa tự nhiên với con người, với xã hội.
 Nhấn mạnh vấn đề chính trị đạo đức.
 Các quan điểm, tư tưởng triết học Trung Quốc cổ, trung đại thường dùng châm
ngôn, ngụ ngôn, ẩn ngữ để diễn đạt tư tưởng của mình. Cách diễn đạt đạt ý quên
lời, ý ở ngoài lời mở ra sự suy ngẫm. Châm ngôn, ngụ ngôn, ẩn ngữ không thể
khúc chiết, mạch lạc nhưng bù lại, sức mạnh và tính chất sâu xa của tư tưởng triết
học ẩn náu trong đó là sự gợi ý thâm trầm, sâu rộng dường như vô biên của chúng.

1/3
uu
Câu 2: Nhóm anh chị lựa chọn lập trường nào: Khả tri hay Bất khả tri? Vì sao?
Định nghĩa về khả tri và bất khả tri
 Học thuyết triết học khẳng định khả năng nhận thức của con người được gọi là
Thuyết khả tri. Khẳng định con người về nguyên tắc có thể hiểu được bản chất của
sự vật. Nói cách khác, cảm giác, biểu tượng, quan niệm và nói chung ý thức mà
con người có được về sự vật về nguyên tắc, là phù hợp với bản thân sự vật.
 Học thuyết triết học phủ nhận khả năng nhận thức của con người được gọi là
thuyết không thể biết (bất khả tri). Theo thuyết này, con người, về nguyên tắc,
không thể hiểu được bản chất của đối tượng. Kết quả nhận thức mà loài người có
được, theo thuyết này, chỉ là hình thức bề ngoài, hạn hẹp và cắt xén về đối tượng.
Các hình ảnh, tính chất, đặc điểm…của đối tượng mà các giác quan của con người
thu nhận được trong quá trình nhận thức, cho dù có tính xác thực, cũng không cho
phép con người đồng nhất chúng với đối tượng. Đó không phải là cái tuyệt đối tin
cậy.
Theo nhóm em là khả năng nhận thức về thế giới của con người tồn tại song song cả 2
học thuyết vừa khả tri và vừa bất khả tri. Vì:
 Theo Thuyết khả tri (Thuyết có thể biết) là những nhà Triết học cả duy vật và duy
tâm trả lời một cách khẳng định: Con người có khả năng nhận thức được thế giới

Ví dụ: một người, một thế hệ người không nhận thức được thì nhiều người, nhiều thế hệ
sẽ nhận thức được. Quá trình nhận thức của con người là quá trình tiệm cận "chân lý".
Nhưng "tiệm cận" có nghĩa là "không bao giờ" và ta đã bỏ "yếu tố không đáng kể và
khoảng cách giữa tri thức nhận thức với "chân lý", cộng với niềm tin vào nhận thức của ta
đang đi đúng hướng về phía "chân lý". Đó là những con người tôn sùng cái gọi là "chân
lý" và tôn sùng nghiên cứu khoa học tìm kiếm "chân lý" (cái vốn có sẵn và chỉ việc tìm).
"Chân lý" không khác gì một vị Thượng Đế mà con người cần phải hướng tới như một sự
cứu cánh cho cuộc sống.
 Thuyết bất khả tri (thuyết không thể biết): là sự phát triển mặt tiêu cực của trào lưu
hoài nghi luận. Theo thuyết này, con người không thể hiểu được thế giới hay ít ra
là không thể nhận thức được bản chất của nó, hoặc có chăng chỉ là hiểu cái bề
ngoài vì các hình ảnh về đối tượng do giác quan con người mang lại không bảo
đảm tính chân thực, từ đó họ phủ nhận khả năng nhận thức của con người và các
hình thức cơ bản của nó.
Bất khả tri không tuyệt đối phủ nhận những thực tại siêu nhiên hay thực tại được
cảm giác của con người, nhưng vẫn khẳng định ý thức con người không thể đạt tới
thực tại tuyệt đối hay thực tại như nó vốn có, vì mọi thực tại tuyệt đối đều nằm

2/3
uu
ngoài kinh nghiệm của con người về thế giới. Thuyết Bất khả tri cũng không đặt
vấn đề về niềm tin, mà là chỉ phủ nhận khả năng vô hạn của nhận thức.

Ví dụ: Theo các Đại biểu nổi tiếng nhất của “thuyết không thể biết” là Hium (nhà triết
học Anh) và Cantơ (nhà triết học Đức). Theo Hium, chẳng những chúng ta không thể biết
được sự vật là như thế nào, mà cũng không thể biết được sự vật đó có tồn tại hay không.
Còn Cantơ thì thừa kế nhận có một thế giới sự vật tồn tại, ông gọi đó là “vật tự nó”;
nhưng chúng ta không thể nhận thức được bản chất thế giới ấy mà chỉ là nhận thức những
hiện tượng của nó mà thôi.

3/3

You might also like