You are on page 1of 63

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN


----------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


Đề tài:

TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN ĐỌC


TẠI NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ VIỆT NAM

Họ và tên : Cao Thị Sao Mai


Mã sinh viên : 11163265
Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển
Giảng viên hướng dẫn : GS.TS Ngô Thắng Lợi

Hà Nội-2020
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Tăng cường hoạt động
khuyến đọc của nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc
lập của bản thân em dưới sự hướng dẫn của Gs.ts Ngô Thắng Lợi, không sao chép
của bất kì cá nhân nào khác để làm sản phẩm của mình. Mọi số liệu trong chuyên đề
này đều được nghiên cứu và khảo sát thực tế một cách trung thực. Các thông tin
cũng như những nhận định của các tác giả khác đều được trích nguồn gốc rõ ràng.
Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về bài nghiên cứu của bản thân.
Hà Nội, Ngày 22 tháng 5 năm 2020
Sinh viên

Cao Thị Sao Mai


LỜI CẢM ƠN

Hành trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp đã khép lại, thời điểm mà em đánh
những dòng này, bản thân em đang biết ơn rất nhiều điều. Vỏn vẹn năm tháng vừa
qua, là khoảng thời gian em được trải nghiệm thật nhiều thứ hay ho, và thú vị. Chắc
cũng giống như các bạn, đây là lần đầu tiên và cũng có thể là lần cuối cùng chúng
em “được” thử thách làm chuyên đề. Do đó trong quá trình còn gặp nhiều sai sót,
cũng như khó khăn nhất định. Để có được bản chuyên đề ngày hôm nay em muốn
gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới:
Đầu tiên là thầy Ngô Thắng Lợi, người đã đồng hành cùng em trong suốt
chặng đường, và đã rất tâm huyết sửa chữa chuyên đề cho em để có được bản hoàn
chỉnh nhất. Và có lẽ thầy cũng chính là người mà em thật sự kính trọng. May mắn
thật nhiều khi được thầy hướng dẫn.
Tiếp theo là nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam, nơi em thực tập. Cảm ơn chị
Khúc Thị Hoa Phượng – giám đốc nhà xuất và chị Trương Ngọc Lan – bộ phận
truyền thông đã tận tình giúp đỡ em. Em đã có rất nhiều bài học từ đơn vị.
Cuối cùng em dành lời cảm ơn cho các anh chị trong hội khuyến đọc, những
người bạn trong nhóm thực tập của em đã góp phần giúp bài chuyên đề của em đầy
đủ và phong phú hơn.
Bài viết tuy còn nhiều thiếu sót do hạn chế về chuyên môn nhưng em thật sự
đã rất tâm huyết với nó, hy vọng nó góp một phần nào đó vào việc phát triển
khuyến đọc nhà xuất bản Phụ Nữ nói riêng và cộng đồng nói chung. Em cũng rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp từ mọi người sau khi đọc bản chuyên đề,
để nó trở thành một tài liệu có giá trị hơn trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHUNG NGHIÊN CỨU VỀ KHUYẾN ĐỌC Ở CÁC NHÀ
XUẤT BẢN................................................................................................................4
1.1. Khuyến đọc trong các nhà xuất bản.............................................................4
1.1.1. Các khái niệm............................................................................................4
1.1.2. Khuyến đọc trong các nhà xuất bản...........................................................4
1.2. Hoạt động khuyến đọc trong các nhà xuất bản...........................................8
1.2.1. Các hình thức khuyến đọc trong NXB.......................................................8
1.2.2. Tổ chức hoạt động khuyến đọc trong các NXB.........................................9
1.2.3. Tiêu chí đánh giá hoạt động khuyến đọc trong nhà xuất bản..................12
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến đọc của Nhà xuất bản. .16
1.3.1. Nhân tố thuộc về xã hội...........................................................................16
1.3.2. Nhân tố thuộc về nhà xuất bản................................................................19
1.3.3. Nhân tố thuộc về độc giả Nhà Xuất Bản.................................................20
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
KHUYẾN ĐỌC CỦA NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ............................................23
2.1. Giới thiệu về nhà xuất bản Phụ Nữ.............................................................23
2.1.1. Thông tin chung.......................................................................................23
2.1.2. Lịch sử hình thành....................................................................................23
2.2. Thực trạng hoạt đ ộng khuyến đọc của nhà xuất bản Phụ Nữ hiện nay
24
2.2.1. Thực trạng áp dụng các hình thức khuyến đọc của nhà xuất bản Phụ Nữ.....24
2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động khuyến đọc ở Nhà xuất bản Phụ Nữ........27
2.2.3. Đánh giá hoạt động khuyến đọc NXBPNVN..........................................33
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến đọc của nhà
xuất bản Phụ Nữ Việt Nam.................................................................................38
2.3.1. Nhân tố môi trường khuyến đọc..............................................................38
2.3.2. Nhân tố thuộc về NXB Phụ Nữ...............................................................40
2.3.3. Nhân tố thuộc về đọc giả của Nhà xuất bản Phụ Nữ...............................41
2.4. Kết luận về hoạt động khuyến đọc tại nhà xuất bản Phụ Nữ..................42
2.4.1. Điểm đạt được.........................................................................................42
2.4.2. Điểm hạn chế...........................................................................................43
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế........................................................................44
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG HOẠT
ĐỘNG KHUYẾN ĐỌC CỦA NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ VIỆT NAM..........46
3.1. Định hướng để phát triển hoạt động khuyến đọc của nhà xuất bản
Phụ Nữ.................................................................................................................46
3.1.1. Căn cứ của định hướng............................................................................46
3.1.2. Định hướng và mục tiêu...........................................................................46
3.2. Đề xuất giải pháp..........................................................................................47
3.2.1. Quan điểm về làm khuyến đọc.................................................................47
3.2.2. Đề xuất giải pháp.....................................................................................48
KẾT LUẬN..............................................................................................................50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................51
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Trang fanpage nhà xuất bản Phụ Nữ.........................................................25


Hình 2.2: Nhóm mạng lưới cha mẹ của Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam................25
Hình 2.3: Các chương trình tọa đàm khuyến đọc của NXBPN phần 1....................26
Hình 2.4: Các chương trình tọa đàm khuyến đọc của NXBPN phần 2....................27

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá hoạt động khuyến đọc của nhà xuất bản................12
Bảng 2.1: Danh mục một số nhà sách và số lượng đầu sách mà nhà xuất bản phân phố 29
Bảng 2.2: Đánh giá kết quả hoạt động khuyến đọc theo các tiêu chí.......................33
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại sao khuyến đọc lại quan trọng và cần thiết trong thời điểm hiện tại?
Thứ nhất, khi tôi viết những dòng này, tỉ lệ đọc sách của người Việt vẫn là 1
quyển trên 1 người trừ sách giáo khoa. Đã mấy năm nay nó cứ trong vòng luẩn quẩn
đó mà mãi chưa dứt ra được. Và hầu hết mọi người đều chưa thật sự hiểu tầm quan
trọng của việc đọc sách đúng nghĩa. Vậy làm sao để thay đổi điều đó, thì nhất định
phải làm khuyến đọc!
Thứ hai, con đường khuyến đọc là con đường duy nhất để phát triển văn hóa
đọc Việt Nam. Và chỉ khi văn hóa đọc phát triển thì mới tạo ra một Việt Nam với
những con người văn minh tri thức. Góp phần vào công cuộc đổi mới và phát triển
xã hội. Chúng ta chỉ cần để ý một chút sẽ thấy hầu hết các nước phát triển, văn
minh là các nước có văn hóa đọc rất phát triển, đi kèm với đó là ngành xuất bản
cũng vô cùng phát triển như Anh, Mỹ, Nhật Bản,... Song song bên cạnh đó những
nước có văn hóa đọc yếu lại chính là những nước kém phát triển hơn. Vậy muốn xã
hội Việt Nam văn minh giàu đẹp hơn thì văn hóa đọc là một phần tất yếu.
Thứ ba, đọc sách là con đường tự học nhanh nhất để chúng ta tiếp xúc với tri
thức, văn minh nhân loại. Và để mỗi người dân Việt Nam tiếp cận được với nó, thì
nhất định cần hoạt động khuyến đọc để xúc tiến việc đọc NGAY!
Qua đó có thể thấy vai trò của hoạt động Khuyến đọc vô cùng quan trọng và
cần thiết, tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Liệu ai sẽ là người làm khuyến đọc?
Đáng nhẽ ra là tất cả mỗi công dân đều phải góp phần trong công cuộc cách
mạng khuyến đọc này, tuy nhiên khi văn hóa đọc nước nhà còn thấp, thì số người và
tổ chức quan tâm đến hoạt động khuyến đọc còn hiếm hơn. Từ các cấp chính quyền
đến các hệ thống thư viện cũng chưa thật sự quan tâm đến nó. Rất nhiều trường học
chưa có thư viện hoặc nếu đã có thì chỉ như một nhà trưng bày sách không hơn
không kém. Hơn chục năm qua tổ chức, cá nhân làm về khuyến đọc đếm trên đầu
ngón tay với một vài dự án tiêu biểu như Sách Hóa Nông Thôn, Sách và Hành
Động, Điểm Đọc Việt Nam, Sách Chuyền tay,... Ngoài ra còn các dự án nhỏ lẻ khác

1
tuy nhiên không mang lại kết quả cao trong hoạt động khuyến đọc mà đang gặp rất
nhiều vấn đề trong quá trình triển khai.
Cũng chính vì lý do đó mà:
- Việc khuyến đọc chưa được phát triển, coi trọng và nhân rộng
- Mô hình hoạt động khuyến đọc còn nhỏ lẻ, và chưa thật sự hiểu quả
- Văn hóa đọc Việt Nam tuy có tiến triển nhưng rất chậm chạp, trì trệ
Hiểu rõ vấn đề đó, các nhà xuất bản dần vào cuộc tham gia và trong đó có nhà xuất
bản Phụ Nữ. Bởi chỉ khi văn hóa đọc phát triển thì nền kinh tế ngành xuất bản mới
đi lên. Bản thân tôi cũng là một người đang làm khuyến đọc hơn 3 năm nay, cũng
có những dự án riêng mang lại thành tựu về văn hóa đọc nên sau quá trình thực tập
tại nhà xuất bản tôi đã quyết định lựa chọn cho mình đề tài chuyên đề lần này là:
Tăng cường hoạt động khuyến đọc tại nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu tôi nhận ra đang rất ít đề tài luận án,
chuyên đề viết về chủ đề Khuyến Đọc. Nên nó lại càng thôi thúc tôi về việc cần
thiết để viết đề tài nghiên cứu này!
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: góp phần trả lời được câu hỏi: làm thế nào để phát triển hoạt
động Khuyến đọc đối với nhà xuất bản Phụ Nữ, từ đó góp phần xây dựng
văn hóa đọc Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định và làm rõ khung lý thuyết về phát triển khuyến đọc
+ Nghiên cứu thực trạng hoạt động khuyến đọc hiện nay của nhà xuất bản
phụ nữ
+ Kết luận/ Đánh giá về bất cập của hoạt động khuyến đọc hiện nay của nhà
xuất bản Phụ Nữ, từ đó rút ra nguyên nhân
+ Định hướng phát triển hoạt động khuyến đọc
+ Giải pháp phát triển hoạt động khuyến đọc
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mạng lưới cha mẹ và các bé
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: các vấn đề xoay quanh hoạt động khuyến đọc và văn
hóa đọc

2
+ Phạm vi không gian: Hà Nội
+ Phạm vi thời gian: từ 15/12/2019 đến 30/4/2020
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Số liệu thứ cấp: Lấy từ nguồn thông tin của NXB
+ Số liệu sơ cấp: khảo sát, phỏng vấn,…
- Phương pháp xử lý số liệu: Thống kê, phân tích tổng hợp,…
5. Kết cấu của nghiên cứu
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng, danh
mục hình, danh mục các tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu có 3 chương:
Chương 1: Khung nghiên cứu về khuyến đọc đối với nhà xuất bản
Chương 2: Thực trạng hoạt động khuyến đọc ở Nhà xuất bản Phụ nữ
Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường khuyến đọc ở nhà xuất bản Phụ nữ

3
CHƯƠNG 1: KHUNG NGHIÊN CỨU VỀ KHUYẾN ĐỌC
Ở CÁC NHÀ XUẤT BẢN

1.1. Khuyến đọc trong các nhà xuất bản


1.1.1. Các khái niệm

1.1.1.1. Văn hóa đọc


Theo thư viện Quốc Gia Việt Nam: “Văn hoá đọc là một khái niệm có hai
nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị
đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản
lý và cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp
thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp như ba vòng tròn không đồng tâm,
ba vòng tròn giao nhau. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc
của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói
quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba thành phần này cũng là ba lớp, ba vòng
tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau.”
1.1.1.2. Khuyến đọc
Dựa theo một phần khái niệm khuyến học, có thể nói: “KHUYẾN ĐỌC là
khuyến khích việc Đọc. Nói cụ thể, KHUYẾN ĐỌC là sự khuyên bảo, hướng dẫn,
khích lệ, giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân để người ta hứng khởi nghe theo, làm
theo, cùng nhau thúc đẩy việc đọc sách và vận động các nguồn lực để tạo cơ hội và
điều kiện cho mọi người được đọc và tự đọc, sao cho việc đọc sách trở thành thói
quen trong đời sống xã hội.”
1.1.2. Khuyến đọc trong các nhà xuất bản

1.1.1.3. Khái niệm khuyến đọc trong các nhà xuất bản
Khuyến đọc hiểu đơn giản là các hoạt động nhằm thúc đẩy việc nâng cao đọc sách
của mọi người, thông qua đó góp phần phát triển văn hóa đọc Việt Nam
1.1.1.4. Vai trò của khuyến đọc trong các nhà xuất bản
a. Đối với phát triển văn hóa đọc

4
Đối với văn hóa đọc, như đã chia sẻ ở trên thì khuyến đọc đóng vai trò vô cùng
quan trọng. Và việc khuyến đọc đóng 3 vài trò chính mà thư viện quốc gia đưa ra
như sau:
Thứ nhất: xây dựng thói quen đọc sách cho mỗi cá nhân từ đó hình thành
cách ứng xử đọc cho người Việt. Thói quen đọc sách cho mỗi cá nhân ở đây được
hiểu là việc đọc được duy trì thường xuyên hàng ngày. Giống như việc ngày nào
chúng ta cũng ăn cơm, thì việc đọc sách cũng phải được hình thành như vậy. Mỗi
ngày chúng ta nên dành ra ít nhất 30 phút đến một tiếng để thực hiện điều đó. Việc
khuyến đọc, bằng cách tác động đến mỗi người hiểu rõ tầm quan trọng của việc đọc,
thông qua đó khuyến khích mọi người duy trì thói quen đọc trong đời sống xã hội.
Khi văn hóa đọc của mỗi cá nhân được hình thành thì văn hóa đọc của một quốc gia
mới được hình thành. Và thói quen đọc là một trong những yếu tố không thể thiếu.
Thứ hai: Hình thành các sở thích đọc sách lành mạnh từ mỗi cá nhân thông
qua đó xây dựng giá trị đọc cho người Việt hay đúng hơn là cả quốc gia. Một trong
những hoạt động của khuyến đọc đó là khuyến đọc sách hay. Nó giúp và hỗ trợ
người đọc biết cách chọn lựa cuốn sách có giá trị mà vẫn phù hợp với sở thích của
mình. Người Việt hiện nay, có một số học sinh đọc sách nhưng chỉ chú trọng vào
chuyện tranh với nội dung đôi khi không lành mạnh. Việc nâng cao hoạt động
khuyến đọc bên cạnh đó còn tác động đến hội xuất bản đòi hỏi phải ra mắt những ấn
phẩm mà nó thật sự là ấn tượng. Để từ đó xây dựng giá trị đọc cho con người Việt.
Đề cao những cuốn sách tinh hoa và đưa nó vào mỗi người dân để họ được đọc và
trải nghiệm.
Thứ ba: Hình thành kỹ năng đọc cho mỗi cá nhân từ đó phát triển chuẩn
mực đọc trong đời sống xã hội. Kỹ năng đọc là sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư
duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc. Theo thư viện quốc gia các thao tác
tư duy đó là: “(1) Lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản
thân, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc
(tài liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí...). (2) Biết định hướng nguồn
tài liệu cần thiết cho bản thân, trước hết trong các thư mục và mục lục thư viện, các
nguồn tra cứu như: bách khoa thư, từ điển giải nghĩa, các loại sổ tay, cẩm nang... và
biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân trong môi trường số (trong các
cơ sở dữ liệu, trên Internet). (3) Thể hiện được tính hệ thống, tính liên tục trong quá
trình lựa chọn tài liệu đọc (đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn

5
giản tới phức tạp). (4) Biết cách tiếp nhận tối đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc, kể
cả vệ sinh khi đọc tài liệu như cách ngồi, khoảng cách giữa mắt và tài liệu
đọc,v...v... (5) Biết vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những
nội dung đã đọc như ghi chép, lập hộp phiếu thư mục, soạn tóm tắt, viết chú giải,
trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp... (6) Biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung
đã đọc. Mục đích cuối cùng của kỹ năng đọc là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm chắc
nội dung cốt lõi và biết vận dung những điều đã đọc được vào cuộc sống của chính
người đọc. Ngày nay người ta đặc biệt lưu tâm tới yếu tố thứ 6: biết vận dụng
những nội dung đã đọc vào cuộc sống của mỗi người đọc để có thể cải thiện được
chính cuộc sống của họ. Không phải vô cớ mà hàng năm UNESCO trao giải thưởng
xoá mù chữ cho những cá nhân, tập thể không chỉ biết đọc biết viết đơn thuần, mà
phải biết vận dụng những điều đọc được vào cuộc sống của chính họ, cải thiện được
cuộc sống nghèo khổ của người mù chữ. Ngày nay người ta phân biệt tất cả các tri
thức nhân loại tích luỹ được thành hai loại tri thức là tri thức nội dung (content
knowledge) và tri thức chức năng (function knowledge), đôi khi người ta còn gọi
là siêu tri thức (metaknowledge). Tri thức nội dung được hiểu như khái niệm A là
gì hoặc vấn đề B là gì. Còn tri thức chức năng là cách thức đi tìm khái niệm A, vấn
đề B từ dễ đến khó ở đâu? trong loại sách nào? hoặc ở nhà khoa học nào? Đứng
trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, của tri thức nhân loại, không ai
có thể nắm được hết các loại khái niệm, các loại vấn đề, cho nên người ta rất coi
trọng loại tri thức chức năng, loại tri thức tìm các khái niệm, vấn đề ở đâu, trong
loại sách nào, ở nhà khoa học nào là quan trọng, quan trọng hơn tri thức nội dung.
Nắm được tri thức chức năng là một phẩm chất của kỹ năng đọc. Xác định hướng
tìm tài liệu cần đọc cho bản thân là một nội dung của kỹ năng đọc. Giáo dục tri thức
chức năng là cực kỳ quan trọng. Ai cũng nắm được tri thức chức năng là họ có khả
năng đi tới biết mọi tri thức nội dung khi cần thiết. Chính vì vậy có người đã gọi đó
là siêu tri thức.” Và quá trình khuyến đọc để hình thành kỹ năng đọc đúng và chuẩn
như trên thì đòi hỏi một thời gian rất dài, có thể thông qua các buổi tọa đàm, các
khóa đào tạo để truyền tải kỹ năng, hướng dẫn mọi người. Tuy nhiên quan trọng
nhất vẫn là yếu tố thực hành của mỗi cá nhân như thế nào?
Ứng xử, giá trị, chuẩn mực đọc của cơ quan nhà nước thì chính là chính
sách, đường lối nhằm đảm bảo về hành lang pháp lý để có sự phát triển lành mạnh.
Việc khuyến đọc sẽ thúc đẩy nó hoàn thiện hơn mỗi ngày!

6
7
b. Đối với phát triển nhà xuất bản
Đối với nhà xuất bản, thì việc khuyến đọc cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
Và hoạt động khuyến đọc ở nhà xuất bản sẽ thúc đẩy các yếu tố sau:
Thứ nhất: Tăng mạng lưới bạn đọc yêu sách của nhà xuất bản từ đó giúp
tăng doanh thu cho nhà xuất bản. Khi hoạt động khuyến đọc phát triển và hiệu
quả, thì kèm theo đó mang lưới người đọc sách sẽ tăng lên. Và tất nhiên đi kèm
theo đó mạng lưới người yêu sách của nhà xuất bản Phụ Nữ cũng tăng theo. Việc
mạng lưới yêu sách của nhà xuất bản tăng lên sẽ mang đến rất nhiều lợi ích tích
cực. Nó sẽ phản ánh rõ nhất trên chính doanh thu của Nhà xuất bản. Khi người
dân đọc sách nhiều hơn, biết trân trọng các cuốn sách hơn, thì họ sẽ có xu hướng
muốn mua nhiều sách, tặng sách nhiều hơn cũng như sưu tầm nhiều cuốn sách
hơn. Nó thúc đẩy hoạt động mua sách của mỗi cá nhâ, cơ quan, tập thể. Ngoài ra
khi hoạt động khuyến đọc phát triển, nhiều người làm khuyến đọc, thì các hoạt
động mở thư viện, hỗ trợ sách lên vùng cao, xây dựng tủ sách cũng được diễn ra
nhiều hơn và lan rộng. Sẽ có nhiều mạnh thường quân đứng ra để tài trợ mua
sách với lượng lớn để ủng hộ các chương trình như vậy.
Thư hai: Xây dựng hình ảnh thương hiệu với cộng đồng thông qua các hoạt
động khuyến đọc. Thương hiệu của nhà xuất bản sẽ được biết đến nhiều hơn khi
những hoạt động khuyến đọc do nhà xuất bản khởi xướng có những thành công nhất
định. Việc được đọc gì biết đến nhiều và dành tình cảm rất cần thiết, khách hàng sẽ
có xu hướng mua các sản phẩm của đơn vị mà họ yêu mến.
Thứ ba: Hoạt động khuyến đọc góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ tác
giả và dịch giả chất lượng. Khi hoạt động khuyến đọc diễn ra sôi nổi, người đọc
sách nhiều và kỹ năng đọc sách của người dân tăng lên. Họ sẽ đòi hỏi chất lượng
các cuốn sách phải hay hơn, điều đó góp phần thúc đẩy các nhà xuất bản phải tìm
ra đội ngũ dịch giả tác giả chất lượng. Và đương nhiên, nhà xuất bản nào có số
khách hàng đông đảo, thì các tác giả sẽ muốn được hợp tác cùng hơn. Đấy là
điều đương nhiên.

8
1.2. Hoạt động khuyến đọc trong các nhà xuất bản
1.2.1. Các hình thức khuyến đọc trong NXB

1.2.1.1. Hình thức online


Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển. Việc tận dụng mạng xã hội để
triển khai các hoạt động khuyến đọc là vô cùng cần thiết. Các hình thức online triển
khai tại các Nhà xuất bản:
Thứ nhất thông qua các kênh social: fanpage, group, insta, tiktok, youtube.
Trên kênh social các nhà xuất bản có thể làm khuyến đọc thông qua việc chia sẻ các
hoạt động cộng đồng liên quan đến văn hóa đọc, kêu gọi mọi người cùng đồng hành
cũng như chia sẻ review các cuốn sách hay lên đó để lan tỏa rộng rãi. Bên cạnh đó
hình thức quay vlog cũng đang rất phổ biến và được nhiều người quan tâm đón
nhận.
Thứ hai thông qua digital: facebook ads, google ads. Việc chạy quảng cáo
đang là một công cụ rất phổ biến để sách cũng như các hoạt động về văn hóa đọc
tiếp cận đến nhiều người hơn. Một bài chạy quảng cáo tốt thạm chí tiếp cận đến
hàng trăm ngàn người và có tỉ lệ tương tác, chuyển đổi rất cao.
Thứ ba là thông qua website, website dùng để đăng tin tức về nhà xuất bản,
tin tức review sách cũng như là đăng bán các mặt hàng sách đã xuất bản để bạn đọc
có thể tìm kiếm và tham khảo mức giá một cách dễ dàng. Hình thức này hiện nay
hầu như nhà xuất bản nào cũng có để song song tạo độ tin cậy với khách hàng, cũng
như các đại lý muốn phân phối sách thì sẽ thuận tiện trong việc liên hệ hơn rất
nhiều.
Thứ tư là thông qua các sàn thương mại điện tử. Các sàn thương mại điện tử
có thể đưa sách lên như là Tiki, Shoppee, … hiện nay hình thức mua sách trên đang
rất được ưa chuộng vì tinh tiện lợi cũng như được mua được hàng với giá rẻ hơn
bên ngoài.
1.2.1.2. Hình thức offline
Hình thức offline để góp phần lan tỏa văn hóa đọc cũng rất đa dạng và phong
phú. Có thể kể đến như:

9
Thứ nhất, tổ chức các chương trình tọa đàm sự kiện. Và thông qua việc tọa
đàm sự kiện đó để lan tỏa văn hóa đọc đến nhiều người hơn. Mỗi sự kiện tọa đàm
có thể đưa ra một chủ đề khác nhau. Để hướng đến đối tượng mục tiêu của mình.
Thứ hai là xây dựng các thư viện miễn phí, tủ sách lớp học, hỗ trợ sách đến
các trường học, trung tâm tiếng anh, các tổ chức cộng đồng cũng như những nơi có
hoàn cảnh khó khăn. Đây là những hoạt động khuyến đọc thiết thực để mọi người
tiếp cận gần hơn với sách, học sinh sinh viên dễ dàng mượn sách hơn khi chưa có
điều kiện mua nhiều sách. Mọi người có thể trao đổi sách qua lại lẫn nhau.
Thứ ba là thông qua việc bán và phân phối sách trực tiếp. Thúc đẩy kích
thích mua sách cũng giúp mọi người tiếp cận sách và đọc sách nhiều hơn. Và việc
doanh thu sản phẩm sách tăng lên cũng là một tin vui báo hiệu văn hóa đọc đang có
những chuyển biến tích cực.
1.2.2. Tổ chức hoạt động khuyến đọc trong các NXB

1.2.2.1. Các bên tham gia khuyến đọc đối với NXB
a. Hội xuất bản
Văn hóa đọc phải bắt nguồn từ xuất bản, phải có công cụ để đọc tốt thì mới
làm được khuyến đọc hiệu quả. Vì vậy hội xuất bản đóng vai trò rất quan trọng
trong việc làm khuyến đọc. Việc kết hợp các NXB với nhau để tạo ra làn sóng
khuyến đọc mạnh mẽ được NXB Phụ Nữ hiểu rõ và đưa vào quá trình xây dựng và
phát triển của mình. Chẳng hạn như đồng hành cùng hội xuất bản trong các ngày
hội sách lớn của cả nước. Cùng liên kết xuất bản để cho ra các ấn phẩm thật sự chất
lượng và hiệu quả. Bên cạnh đó cũng tạo cho các nhà xuất bản cơ hội được học hỏi
lẫn nhau về nhiều khía cạnh khác như quản trị,…
b. Hệ thống thư viện
Hệ thống thư viện Quốc Gia, Trường học sẽ góp phần đưa sách gần hơn đến
với mọi người. Sách trong thư viện ngoài sách giáo khoa chuyên ngành, nghiên cứu
thì cần đa dạng và hấp dẫn để hướng đến với nhiều lứa tuổi khác nhau. Những
người làm thư viện đòi hỏi phải hiểu rõ về khuyến đọc và văn hóa đọc, để góp phần
tác động đến các bạn đọc của thư viện. Việc tích cực đẩy mạnh các hoạt động liên
kết với hệ thống thư viện, cũng là cơ hội để NXB có thêm môi trường thúc đẩy hoạt
động khuyến đọc diễn ra hiệu quả hơn rất nhiều.

10
c. Hệ thống nhà sách, đại lý
Hệ thống nhà sách, đại lý là những đơn vị sẽ triển khai bán hàng và phân
phối chính các sản phẩm bên NXB để đưa sách đến gần hơn với nhiều người. Càng
liên kết được với các nhà sách đại lý lớn, thì việc đưa sách đến tay bạn đọc càng dễ
dàng hơn.
d. Hệ thống doanh nghiệp
Hệ thống doanh nghiệp có thể là các nhà tài trợ, hay đối tác đồng hành trong
các hoạt động về khuyến đọc. Bên cạnh đó ngày này, việc xây dựng văn hóa đọc
trong từng doanh nghiệp cũng vô cùng cần thiết, do đó nếu mỗi doanh nghiệp đều
hiểu rõ giá trị của văn hóa đọc thì sẽ góp phần thúc đẩy việc phát triển khuyến đọc
diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều.
e. Hội tác giả
Hội tác giả là những người cho ra đời những tác phẩm mang thương hiệu
sách Việt. Do đó việc kết nối và tìm kiếm những tác giả có năng lực, là vô cùng cần
thiết để các ấn phẩm Việt ngày càng được nhiều bạn đọc yêu mến hơn. Song song
bên cạnh đó, việc liên kết với nhiều tác giả có nhiều người yêu thích, cũng là cơ hội
để NXB có thêm đội ngũ diễn giả trong các chương trình tọa đàm, sự kiện.
f. Hội dịch giả
Hội dịch giả là những người đem giá trị từ những cuốn sách trên khắp thế
giới đến gần hơn với người Việt. Những cuốn sách được chọn lọc, mua bản quyền
và đưa về Việt Nam sẽ được các dịch giả chuyển thể ngôn ngữ. Thế nên hội dịch giả
có khả năng ngoại ngữ và viết lách càng tốt sẽ góp phần thúc đẩy việc yêu thích đọc
sách tới nhiều người hơn nhờ những cuốn sách thật sự ấn tượng.
g. Hội nhà báo
Hội nhà báo là những người lan tỏa cập nhật những thông tin chương trình hành
động đẹp về khuyến đọc để nhiều người hơn biết đến. Ví dụ như khi một hoạt động
khuyến đọc được triển khai, để nhiều người hơn biết đến dự án thì chúng ta nên kết hợp
với bên báo chí truyền thông để họ lan tỏa thông tin cũng như tăng độ tin cậy cao cho
dự án. Các bài báo ra đời không chỉ để khích lệ tinh thần của những người làm khuyến
đọc, mà cũng tác động đến nhận thức một số bộ phận không nhỏ bạn đọc khác.
h. Sàn thương mại điện tử

11
Sàn thương mại điện tử là một trong nhưng đơn vị giúp sách của các NXB
được quảng bá rộng hơn và tiếp cận đến nhiều người hơn thông qua việc bán sách
trên sàn. Vì thế nên việc phối hợp với các đơn vị như thế này là vô cùng cần thiết,
để tạo thêm kênh bán hàng cho NXB. Việc bán được sách nhiều hơn, cũng đang
góp phần nào đó vào phát triển khuyến đọc.
i. Các tổ chức dự án cộng đồng về khuyến đọc
Các tổ chức dự án cộng đồng là những đơn vị không thể thiếu trong các hoạt
động về khuyến đọc cũng như lan tỏa văn hóa đọc. Khuyến đọc sẽ thật sự thành
công khi mà có nhiều tổ chức dự án cộng đồng ra đời, kết thành mạng lưới để cùng
nhau lan tỏa giá trị. Sức mạnh của cộng đồng là sức mạnh vô cùng lớn nếu chúng ta
biết cách khai thác và có phương pháp kết hợp, làm việc đúng đắn hiệu quả.
1.2.2.2. Các cách thức tổ chức
a. Tổ chức theo vùng
Thay vì dàn trải trên diện rộng, thì tổ chức theo vùng sẽ giúp khoanh gọn các
vùng có thể cùng đặc điểm văn hóa phong tục tập quán với nhau. Điều này thì giúp
cho quá trình quản lý, tổ chức trong lúc làm các hoạt động khuyến đọc trở nên dễ
dàng và tiện lợi hơn. Biết rõ được đặc điểm của từng vùng, để từ đó tìm ra phương
pháp áp dụng phù hợp. Tùy vào quy mô của từng dự án mà sẽ có cách chia vùng
khác nhau sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
b. Tổ chức theo nhóm đối tượng
Vì mỗi độ tuổi, nghề nghiệp lại có cách tư duy khác nhau, nên chúng ta
không thể áp dụng một phương pháp khuyến đọc cho mọi đối tượng được. Do đó
cách tổ chức theo từng nhóm đối tượng sẽ giải quyết được vấn đề. Ví dụ đối tượng
học sinh, sinh viên, người đi làm, những người đã làm cha mẹ,…Càng hiểu rõ về
khách hàng mục tiêu mà mình hướng tới thì chúng ta sẽ biết mình cần làm gì để giải
quyết đúng vấn đề cũng như đáp ứng đúng nhu cầu cho họ.
c. Tổ chức theo chức năng mục đích
Trong các đối tượng khuyến đọc thì mỗi người sẽ thích đọc một thể loại sách
khác nhau, cũng như làm khuyến đọc với mục đích khác nhau. Chẳng hạn như có
người thích đọc ngoại văn, người thích đọc lịch sử, người thích đọc sách kỹ năng,…
tùy vào mục đích phục vụ cho cuộc sống của họ. Có người đọc sách ngoài để tăng

12
hiểu biết thì còn muốn tìm được người bạn có cùng sở thích. Thì dựa vào từng chức
năng riêng mà chúng ta đưa ra các phương án tổ chức khác nhau. Ví dụ như người
thích đọc sách và giao lưu bạn bè thì có thế xây dựng các câu lạc bộ những người
yêu sách, …
1.2.2.3. Các công cụ khuyến khích
a. Qũy khuyến đọc
Cũng giống như quỹ khuyến học, thì việc hình thành nên các quỹ khuyến đọc
là vô cùng cần thiết. Qũy đó sẽ hỗ trợ cũng như khuyến khích thêm những người
làm khuyến đọc, tạo động lức cho họ đi được lâu dài hơn. Mạng lưới người làm
khuyến đọc sẽ được nhân rộng hơn. Qũy còn có thể hỗ trợ các dự án cộng đồng, các
ý tưởng sáng kiến hay thúc đẩy việc khuyến đọc ngày một phát triển hơn.
b. Các hoạt động giảm giá khuyến mãi
Đối với việc bán và phân phối sách, nhằm thúc đẩy việc mua sách nhiều hơn
từ các bạn đọc giả. Thì hoạt động giảm giá khuyến mãi là một chất xúc tác không
thể thiếu để tăng cầu. Có thể tổ chức các đợt khuyến mãi trong năm tùy vào từng
thời điểm sao cho hợp lý và đem lại hiệu quả cao nhất.
c. Bằng khen thưởng, quà tặng
Bằng khen thưởng và quà tặng, là hai yếu tố mà nhiều người không để ý đến
nhưng nó lại khích lệ tinh thần mọi người rất nhiều. Ví dụ như tặng bằng khen
thưởng và quà cho các cá nhân có đóng góp tích cực trong haotj động khuyến đọc,
cũng như tặng quà cho các thành viên tham gia tích cực. Món quà không cần quá to
lớn, nhưng nó phải mang thông điệp ý nghĩa gì đó, để người nhận cảm nhận được
sự chân thành trong ấy.
1.2.3. Tiêu chí đánh giá hoạt động khuyến đọc trong nhà xuất bản

Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá hoạt động khuyến đọc của nhà xuất bản

T Nhóm tiêu Nội dung Khía cạnh


Tên tiêu chí
T chí đánh giá đánh giá

1 Chất lượng Công tác xây Số lượng người tham Tính hợp lý
của hoạt dựng và phát gia làm khuyến đọc Tính lan tỏa

13
động chuyên triển nguồn lực Trình độ hiểu biết của Tính cập nhật
môn liên con người nhân sự về khuyến đọc Tính kịp thời
quan đến
khuyến đọc Tính chính xác
Tính đầy đủ

Chiến lược phát triển Tính hiệu quả


nguồn lực con người Tính hợp lý

Hiệu quả trong phát Tính hiệu quả


triển nguồn lực con Tính chính xác
người
Tính ưu tiên

Công tác xây Chiến lược phát triển Tính hiệu quả
dựng và phát nguồn lực thông tin Tính hợp lý
triển nguồn lực
thông tin Chất lượng, nội dung Tính chính xác
thông tin Tính phù hợp
Tính kịp thời

Hiệu quả trong phát Tính hiệu quả


triển nguồn lực thông Tính lan tỏa
tin
Tính chính xác

Công tác xây Chiến lược phát triển Tính kịp thời
dựng và phát các ấn phẩm Tính hiệu quả
triển ấn bản
phẩm Chất lượng nội dung Tính phù hợp
ấn phẩm xuất bản Tính hài hòa
Tính phong
phú đa dạng

Hiệu quả trong phát Tính hiệu quả


triển ấn bản phẩm Tính lan tỏa

14
Công tác xây Chiến lược triển khai Tính phù hợp
dựng và triển các phương pháp Tính hài hòa
khai các phương khuyến đọc
pháp khuyến đọc Tính phong
phú đa dạng
Tính hiệu quả

Hiệu quả của các Tính hiệu quả


phương pháp khuyến Tính chính xác
đọc

2 Mức độ đầu So với các hoạt Tính hợp lý


tư cho hoạt động khác Tính bền vững
động khuyến
đọc So với các cơ Tính phù hợp
quan tổ chức Tính cân đối
khác

3 Mực độ lan Quy mô hoạt Độ phủ Tính lan tỏa


tỏa hoạt động khuyến đọc Tính bền vững
động khuyến tiếp cận được
đọc Số lượng người hưởng Tính lan tỏa
ứng

Công tác xây Số lượng kênh triển Tính hiệu quả


dựng và phát khai truyền thông Tính phong
triển truyền phú đa dạng
thông
Mức độ người tiếp Tính lan tỏa
cận được Tính hiệu quả
Tính bền vững

Sự hài lòng của Tỉ lệ người tiếp tục Tính hiệu quả


người tham gia tham gia hoạt động Tính chính xác
hoạt động khuyến đọc
khuyến đọc Tính cập nhật

Tỉ lệ người đón nhận Tính hiệu quả

15
các hoạt động khuyến Tính chính xác
đọc Tính cập nhật

Tỉ lệ người hình thành Tính hiệu quả


mong muốn làm Tính chính xác
khuyến đọc
Tính cập nhật

4 Tác động mà Tác động đến Tác động đến kỹ năng Tính hiệu quả
hoạt động văn hóa đọc đọc Tính bền vững
khuyến đọc
mang lại Tác động đến thói Tính hiệu quả
quen đọc Tính bền vững

Tác động đến sở thích Tính hiệu quả


đọc Tính bền vững

Tác động đến Tác động đến chất Tính hiệu quả
hoạt động xuất lượng ấn phẩm Tính phong
bản phú đa dạng

Tác động đến số Tính hiệu quả


lượng ấn phẩm xuất Tính phong
bản phú đa dạng
Tính kịp thời

Tác động đến Tính hiệu quả


hiệu quả kinh Tính chính xác
doanh
Tính bền vững

16
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến đọc của Nhà xuất bản
1.3.1. Nhân tố thuộc về xã hội

1.3.1.1. Yếu tố chính trị


Theo thư viện quốc gia thì: “Văn hóa nói chung và văn hóa đọc nói riêng là
những lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó luôn bị chính trị tác động, chi phối. Sự
tác động của chính trị đối với văn hóa đọc luôn diễn ra theo một trong hai hướng:
Tích cực hay tiêu cực. Sự ảnh hưởng tích cực đến văn hóa đọc trong xã hội có được
khi hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách, các quy phạm pháp luật và sự quản
lý hàng ngày của chính quyền phù hợp với quy luật khách quan, với điều kiện kinh
tế, xã hội của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử, cũng như phù hợp với nhu cầu và
lợi ích của xã hội... Kết quả là hoạt động của văn hóa đọc ngày càng phát triển, tác
động đối với xã hội ngày càng lớn. Ngược lại, khi hệ thống quan điểm, đường lối,
chính sách, các quy phạm pháp luật và sự quản lý hàng ngày của chính quyền không
phù hợp với quy luật khách quan, với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước trong
từng thời kỳ lịch sử, cũng như không phù hợp với nhu cầu và lợi ích của xã hội thì
lúc đó văn hóa đọc của một quốc gia, một địa phương, một lĩnh vực không thể phát
triển, có khi bị lụi tàn, diệt vong…”
1.3.1.2. Yếu tố văn hóa xã hội
“Yếu tố văn hóa - xã hội có ảnh hưởng lớn tới văn hóa đoc. Văn hóa đọc ở
mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử lại có những biểu hiện khác nhau. Có thể có một
số yếu tố văn hóa - xã hội sau ảnh hưởng đến văn hóa đọc.
Bản sắc văn hóa của từng dân tộc, truyền thống văn hóa đọc của đất nước,
của từng dân tộc, học vấn của người dân.
Cơ cấu dân tộc, dân cư. Yếu tố này cũng tác động đến văn hóa đọc. Chẳng
hạn, có những dân tộc chưa có chữ viết thì họ phải tiếp cận tới tài liệu bằng ngôn
ngữ khác. Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng tới văn hóa đọc của họ.
Hiện nay nước ta đang xây dựng xã hội học tập vì thế nhu cầu đọc để đáp
ứng các mục tiêu của chương trình học tập là điều bắt buộc đối với những người
tham gia vào quá trình này.
Xã hội ngày càng dân chủ hơn, kể cả trong tiếp nhận thông tin. Nếu trước kia
người dân tiếp nhận chủ yếu thông tin chính thống thì ngày nay họ có thể tiếp cận,

17
khai thác thông tin đa chiều hơn cùng các loại hình dịch vụ phong phú.” Trích từ
trang thư viện Quốc gia
1.3.1.3. Tiến bộ khoa học kỹ thuật
Các tiến bộ của khoa học, công nghệ đều có ảnh hưởng tới văn hóa đọc. Có
một số tiến bộ ảnh hưởng tích cực đến văn hóa đọc; đồng thời có những yếu tố ảnh
hưởng vừa tích cực vừa tiêu cực đến phát triển văn hóa đọc.
Trong số các tiến bộ ảnh hưởng tới văn hóa đọc, trước hết phải kể đến công
nghệ in ấn. Từ trước khi nghề in xuất hiện, tài liệu được phổ biến thông qua việc
sao chép bằng tay, văn hóa đọc chưa phổ biến. Kể từ khi công nghệ in trên mộc bản
ra đời và đặc biệt từ khi máy in của Gutenberg xuất hiện vào giữa Thế kỷ XV và
liên tục phát triển, nguồn thông tin ngày càng phong phú và đa dạng lại được xuất
bản với số lượng bản lớn đã tạo điều kiện cho người dân mua sử dụng riêng hoặc
thư viện mua để mở rộng hoạt động phục vụ bạn đọc.
Công nghiệp sản xuất nội dung thông tin đang phát triển mạnh, khả năng liên
kết các nguồn thông tin khác nhau trên thế giới đang tạo điều kiện cho việc sản xuất
tri thức, thông tin nhanh hơn, chính xác hơn... Việc này giúp cho hoạt động đọc có
chất lượng cao hơn và phong phú.
Công nghệ sao chụp tài liệu (photocopy) đã giúp người dân có được những
bản sao tài liệu cần thiết để có thể sử dụng bất cứ lúc nào, tại những địa điểm phù
hợp. Công nghệ viễn thông giúp người dân có được những tài liệu từ các nơi khác.
Điều đó giúp họ có đủ thông tin để nghiên cứu, giải quyết các công việc của mình.
Internet là công cụ đang ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân. Đối
với văn hóa đọc, nó giúp người dùng có thể với tới nhiều nguồn tin khác nhau trong
nước và nước ngoài, đồng thời người dùng cũng có thể đăng tải các bài viết của
mình lên mạng để người khác cùng xem. Đặc biệt, trên internet có những thông tin
quá hấp dẫn người dùng như game, các website giải trí... đã tạo nên một cộng đồng
không nhỏ người dùng “nghiện” game, chỉ dành thời gian rỗi cho game mà quên đi
các hoạt động khác, trong đó có đọc sách.
1.3.1.4. Yếu tố giáo dục ở nhà trường
Việc đọc bao giờ cũng đi sau và bắt nguồn từ việc học. Học sinh ngoài các
kiến thức trong sách giáo khoa cũng rất cần sự tích lũy về văn hóa, tri thức, vốn

18
hiểu biết, kinh nghiệm sống, cách sống... mà việc tích lũy đó chỉ có thể có được qua
việc đọc. Cần phải hình thành văn hóa đọc ngay từ những ngày đang ngồi trên ghế
nhà trường. Vì thế vai trò của nhà trường trong hình thành và phát triển văn hóa đọc
ở trẻ em là hết sức lớn và rất cần thiết.
1.3.1.5. Sự thuận tiện khi mua sản phẩm
Ví dụ như bạn đang muốn mua cuốn sách, mà cũng không phải người quá
thích đọc sách, nhưng cửa hàng bán nó ở xa quá hoặc thậm chí ở vùng đó còn
không có cửa hàng bán sách thì đương nhiên bạn sẽ ái ngại việc mua hơn. Nên sự
thuận tiện và nhiều đại lý sách ra đời cũng góp phần lan tỏa văn hóa đọc diễn ra dễ
dàng hơn.
1.3.1.6. Hệ thống thư viện
Có thể nói rằng thư viện có sự tác động mạnh mẽ đến văn hóa đọc. Sự tác
động được thể hiện ở một số mặt cơ bản sau đây:
Vốn tài liệu của thư viện nhiều, phong phú, được chọn lọc kỹ và luôn cập
nhật, phù hợp với mọi đối tượng người dùng khác nhau.
Thư viện có cơ sở vật chất chuyên dụng và đội ngũ nhân viên được đào tạo
để hướng dẫn người đọc sử dụng tốt vốn tài liệu của mình.
Thư viện tổ chức nhiều sản phẩm và dịch vụ giúp người đọc tìm kiếm nhanh
chóng và khai thác tối đa tài liệu của thư viện mình và tài liệu từ các nguồn khác
trong và ngoài nước.
Tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn người đọc cách tìm và đọc sách, hướng
dẫn sử dụng thư viện để gây dựng, nuôi dưỡng và định hình thói quen đọc, giúp
hình thành sở thích đọc tích cực, lành mạnh, uốn nắn những sở thích đọc lệch lạc và
góp phần từng bước giáo dục kỹ năng đọc cho họ, đặc biệt là các em học sinh.
Bạn đọc có thể tận dụng sự giúp đỡ về mọi mặt của các thư viện và các cơ
quan khác trong việc chọn sách báo và các nguồn thông tin. Nếu chưa biết cách tự
mình chọn sách và tìm những cuốn sách cần thiết, thì bạn đọc nên nhờ sự giúp đỡ
về mặt phương pháp để nắm được những tri thức, kỹ năng và kỹ xảo lựa chọn và
tìm sách báo.

19
1.3.1.7. Môi trường sống
Môi trường có tác động rất lớn đến tư duy của mọi người. Đặc biệt là môi
trường sống ngay từ khi còn thơ ấu. Việc một đứa trẻ sinh ra và lớn lên được giáo
dục trong gia đình mà bố mẹ chúng quan tâm tới văn hóa đọc sẽ là ưu ái rất lớn.
Chúng sẽ được tiếp xúc với sách ngay từ nhỏ, được nuôi dưỡng thói quen từ nhỏ và
hình thành nên sở thích đọc sách. Hay nếu chúng ta chơi với những người xung
quanh là những người yêu sách, thì có khi bản thân cũng yêu sách lúc nào không
hay. Do đó, môi trường sống là chất xúc tác vô cùng quan trọng.

1.3.2. Nhân tố thuộc về nhà xuất bản

1.3.2.1. Chất lượng ấn phẩm xuất bản

Chất lượng sản phẩm như một yếu tố cốt lõi để làm nên thành công cho bất
kỳ một nhà xuất bản nào, cũng như để bạn đọc có niềm đam mê hơn với sách. Chất
lượng sách kém, kèm theo đó là sự quay lưng của đọc giả với đơn vị xuất bản.
Ngược lại nếu chất lượng sách hay, thì đọc giả sẽ thành khách hàng thân thiết của
bạn, cũng như kích thích mọi người yêu sách hơn.

1.3.2.2. Nguồn lực làm khuyến đọc

a. Nguồn lực kinh tế

Yếu tố kinh tế tác động rất lớn đến bất kỳ hiện tượng, hoạt động xã hội nào,
trong đó có văn hóa đọc. Sự tác động này có hai hướng: Trực tiếp và gián tiếp.

Tác động trực tiếp của kinh tế đối với văn hóa đọc: Đầu tư cơ sở vật chất,
nhân lực, hoạt đông chuyên môn và hoạt động xã hội của các thiết chế chịu trách
nhiệm chính về văn hóc đọc trong xã hội.

Tác động gián tiếp: Đầu tư cho các lĩnh vực liên quan đến văn hóa đọc như
đầu tư cho nghiên cứu khoa học để có nhiều công trình khoa học có chất lượng cao;
đầu tư cho sáng tạo văn học - nghệ thuật để có những tác phẩm hay, phù hợp với
mọi lứa tuổi, dân tộc; đầu tư cho các thiết chế như xuất bản - in và phát hành, báo
chí và truyền thông... Tác động của kinh tế đối với văn hóa đọc cũng có hai hướng:

20
Tích cực và tiêu cực. Nếu đầu tư đủ hoặc vượt nhu cầu thì văn hóa đọc phát triên.
Nếu đầu tư ít hoặc không đầu tư - văn hóa đọc sẽ xuống cấp và dần đi vào lụi tàn.

b. Nguồn lực con người

Làm khuyến đọc không có đơn giản, và người làm khuyến đọc không chỉ đòi
hỏi ở số lượng mà quan trọng ở chất lượng. Đó phải là những con người đủ sự hiểu
biết, nghị lực và tình yêu thương cho văn hóa đọc. Vấn đề con người luôn là vấn đề
đau đầu nhất cảu bất kỳ hoạt động khuyến đọc nào.

1.3.2.3. Phương pháp triển khai hoạt động khuyến đọc

Phương pháp tốt, sẽ là bàn đạp để mình đi tới văn hóa đọc nhanh hơn. Cùng
là nguồn lực đó, nhưng phương pháp làm khác nhau sẽ mang đến hiệu quả khác
nhau. Rất nhiều bên đổ tiền vào các hoạt động cộng đồng thúc đẩy hoạt động
khuyến đọc nhưng rồi lại công cốc. Chỉ đơn giản vì họ chọn lựa phương án không
phù hợp. Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, mỗi vùng khác nhau, chúng ta lại phải có cách
làm khuyến đọc khác nhau để đảm bảo vừa tiết kiệm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực
lại mang lại nhiều đóng góp giá trị thiết thực cho xã hội.

1.3.3. Nhân tố thuộc về độc giả Nhà Xuất Bản

1.3.3.1. Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa là yếu tố tác động nhiều nhất tới văn hóa đọc. Tri thức càng
cao thì nhu cầu đọc càng nhiều, càng đa dạng, nội dung các tài liệu càng cao, càng
sâu, đòi hỏi nhiều phương thức, nhiều nguồn thỏa mãn khác nhau, kỹ năng đọc càng
hoàn thiện.Trình độ văn hóa đọc của một người không tách khỏi trình độ chung về
văn hóa của người ấy, không tách khỏi trình độ giáo dục và học vấn. Thông thường,
những người có trình độ văn hóa (học vấn) cao thường thích đọc và đọc nhiều.

1.3.3.2. Nghề nghiệp

Lao động có ảnh hưởng rõ nét tới mọi mặt của đời sống tinh thần của con người.
Tính chất hoạt động lao động ảnh hưởng lớn tới nhu cầu đọc. Tính chất nghề nghiệp
của mỗi người sẽ chi phối nhu cầu và phương thức sử dụng thông tin và đọc tài liệu
của mỗi con người.

21
Ví dụ: Với những người lao động chân tay, vai trò của văn hóa đọc không rõ ràng
và cụ thể như với những người lao động trí óc.

1.3.3.3. Độ tuổi

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, văn hóa đọc lại có những cấp độ khác nhau do ảnh hưởng
của tâm sinh lý lứa tuổi.

Ở lứa tuổi trước khi đến trường: Bắt đầu có thể hình thành thói quen đọc
sách. Trong lứa tuổi này, gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong hình thành thói
quen, kỹ năng đọc sách cho trẻ.

Ở lứa tuổi thiếu nhi, văn hóa đọc đang trong quá trình hình thành và phát
triển, có nhiều biến động.

Ở tuổi trưởng thành, đây là giai đoạn nhận thức được mở rộng, do đó việc
đọc tập trung chủ yếu phục vụ cho việc học tập, hoàn thiện bản thân và giải trí.

Độ tuổi lao động: Là lúc văn hóa đọc biểu hiện rõ nét nhất. Việc đọc chủ yếu
phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu công việc lao động sản xuất
và hiểu biết xã hội…

1.3.3.4. Thu nhập

Thu nhập cũng một phần ảnh hưởng đến việc mua sách của mọi người.
Chẳng hạn như nếu điều kiện gia đình tốt, bạn có thể đầu tư nhiều tài chính hơn cho
việc mua những quyển sách hay để đọc. Với một gia đình khó khăn, thì đôi khi việc
mua sách rất xa xỉ. Và nhiều đứa trẻ lớn lên trong các gia đình chưa bao giờ có một
tủ sách và những quyển sách khác ngoài sách giáo khoa ở trường.

1.3.3.5. Cá tính

Trong khuyến đọc, một phần rất quan trọng đó là khuyến đọc sách hay, đúng
chuẩn mực. Hiện nay, sách giả đang tràn lan rất nhiều trên thị trường, nên gây ra
nhiều nội dung sai lệch trong sách. Mà mỗi cá tính khác nhau, thì thường thích một
thể loại sách khác nhau. Đặc biệt các bạn trẻ ngày nay thường thích đọc truyện
tranh và ngôn tình, tuy nhiên nhiều cuốn chưa đúng lứa tuổi hoặc là nội dung chưa
bảo đảm cũng ảnh hưởng ít nhiều tới người đọc sách.

22
23
1.3.3.6. Mức độ quan tâm tới văn hóa đọc
Cái này có thể chia ra các nhóm: Nhóm yêu sách, thích đọc sách và có mong
muốn lan tỏa văn hóa đọc đến những người xung quanh bằng những biện pháp
khuyến đọc. Nhóm thứ hai có yêu sách, đọc sách, nhưng mức độ quan tâm tới văn
hóa đọc của cộng đồng chưa cao. Nhóm thứ ba là thờ ơ với sách và cũng không
quan tâm gì tới văn hóa đọc cả. Đối với nhóm đối tượng và mức độ quan tâm khác
nhau, chúng ta cần có cách làm, cách trao đổi và nói chuyện khác nhau

24
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN KHUYẾN ĐỌC CỦA NHÀ XUẤT BẢN
PHỤ NỮ

2.1. Giới thiệu về nhà xuất bản Phụ Nữ


2.1.1. Thông tin chung

 Tên công ty: Nhà Xuât Bản Phụ Nữ Việt Nam ( Vietnam Women’s
Publishing House)
 Tên viết tắt: NXB PNVN
 Trụ sở chính: 39 Hàng Chuối, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
 Mã số thuế: 0100111200
 Người đại diện theo pháp luật: Khúc Thị Hoa Phượng
 Điện thoại: (024) 39710717
 Email: truyenthongvaprnxbpn@gmail.com
 Website: www.nxbphunu.com.vn /www.womenspublishing.com
 Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: 16 Alexandre De Rhodes, quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2. Lịch sử hình thành
Theo nhà xuất bản Phụ Nữ:
“Thành lập tháng 10/1957, những năm đầu hoặt động, tuy số cán bộ biên tập
và nghiệp vụ còn rất ít nhưng mỗi năm, NXB Phụ Nữ đã xuất bản được hàng chục
đầu sách với số lượng lớn, phục vụ tích cực cho các phong trào phụ nữ kháng chiến
chống Mỹ – cứu nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Sau khi đất nước thống nhất, NXB Phụ đã nhanh chóng thành lập chi nhánh
tại TP. Hồ Chí Minh để tiếp cận với bạn đọc ở phía Nam. Thời điểm này (1975 –
1985), trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, lực lượng mỏng, NXB Phụ nữ
vẫn cố gắng hoàn thành tốt kế hoạch xuất bản, bình quân mỗi năm ra mắt 50 đầu
sách các loại.

25
Từ 1986 đến nay, Xã hội Việt Nam có nhiều đổi mới. Ngành xuất bản đứng
trước những cơ hội đầy hứa hẹn, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thử thách cam
go để thích ứng với nền kinh tế thị trường.
NXB Phụ nữ không chỉ đặc biệt quan tâm đến chất lượng sách, mà còn coi
trọng việc cải tiến hình thức, kỹ thuật in, trình bày sách để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của độc giả.
Tính đến nay, Nhà xuất bản Phụ nữ đã xuất bản trên 11.000 đầu sách các loại
với số lượng nhiều triệu bản, có nội dung lành mạnh, thiết thực, bổ ích, góp phần
tích cực trong việc nâng cao hiểu biết của bạn đọc.
Trải qua bề dày lịch sử, NXB Phụ Nữ đã tạo được cho mình một chỗ đứng
với dấu ấn riêng trong lòng bạn đọc cả nước.
Nhiều cuốn sách của Nhà xuất bản có giá trị cao, đã được tái bản nhiều lần,
đạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội
Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Hội
Văn nghệ Dân gian Việt Nam.”
2.2. Thực trạng hoạt đ ộng khuyến đọc của nhà xuất bản Phụ Nữ hiện nay
2.2.1. Thực trạng áp dụng các hình thức khuyến đọc của nhà xuất bản Phụ Nữ

2.2.1.1. Hình thức online


Trong thời đại ngày nay, khi mà công nghệ và các trang mạng xã hội cực kỳ
phát triển, người nào biết tận dụng nó là một lợi thế. Hiểu được điều này, NXB
cũng bắt đầu quan tâm nhiều đến với triển khai hoạt động khuyến đọc bằng hình
thức online. Trong các hình thức online nêu ở trên thì NXB Phụ Nữ tập trung vào 3
kênh chính sau:
- Các trang mạng xã hội bao gồm group và fanpage
- Trang website của NXB Phụ Nữ
- Sàn thương mại điện tử: Tiki.
Đối với fanpage, nhà xuất bản có trang của mình, tuy nhiên chưa đẩy mạnh
phát triển. Fanpage là kênh nhằm giới thiệu đến các bạn đọc hiểu hơn về nhà xuất
bản, song song bên cạnh đó là giới thiệu sách và tổ chức các hoạt động khuyến đọc
online như tọa đàm, sự kiện. Hiện nay fanpage của Nhà xuất bản có gần 14.000 lượt
theo dõi, tuy nhiên mức độ tương tác ở các bài viết chưa đạt hiệu quả cao.

26
Hình 2.1: Trang fanpage nhà xuất bản Phụ Nữ

Nguồn: internet
Đối với Group, nhà xuất bản tạo ra một nhóm mạng lưới cha mẹ, song song
với việc lan tỏa văn hóa đọc thì có triển khai các hoạt động gây quỹ ở đó nhằm tạo
ra QUỸ KHUYẾN ĐỌC hỗ trợ phục vụ cho các hoạt động liên quan đến văn hóa
đọc được hiệu quả nhất. Nhóm được các bậc phụ huynh rất quan tâm và đây cũng là
đối tượng chính mà nhà xuất bản đang hướng đến.
Hình 2.2: Nhóm mạng lưới cha mẹ của Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam

Nguồn: internet
Đối với website, nhà xuất bản vẫn chưa tập trung đầu tư nhiều. Website vẫn
giao diện đời cũ và chưa có nhiều thông tin, tin tức trên đó. Chủ yếu là đưa các đầu
sách bên nhà xuất bản lên, nhưng thiết kế chưa đẹp chưa bắt mắt. Nhà xuất bản

27
cũng đang trong quá trình xây lại website để tu sửa đảm bảo chất lượng hơn. Tuy
nhiên vẫn chưa thật sự tập trung được.
Đối với sàn thương mại, NXBPN làm việc khá tốt với đơn vị Tiki, thông qua
các hoạt động đưa sách lên sàn, truyền thông, các chiến lược về giá cả cũng như
chương trình khuyến mãi, ưu đãi.
2.2.1.2. Hình thức offline
Hoạt động khuyến đọc của nhà xuất bản Phụ Nữ dưới dạng offline đang tập
trung chú trọng ở một số hoạt động nhất định, diễn ra thường xuyên. Các hoạt động
offline phát triển khuyến đọc phổ biến như:
Thứ nhất, triển khai các buổi tọa đàm sự kiện về khuyến đọc, cũng như ra
mắt sách. Nhà xuất bản phối hợp với khá nhiều đơn vị để cùng tổ chức. Các buổi
tọa đàm sự kiện thì tập trung đánh mạnh vào việc thay đổi nhận thức cho các ông bố
bà mẹ đối với việc hình thành đọc sách cho trẻ ngay từ nhỏ. Các buổi tỏa đàm ấn
tượng gần đây nhất được thể hiện trong ảnh sau:
Hình 2.3: Các chương trình tọa đàm khuyến đọc của NXBPN phần 1

Nguồn: internet
Hình 2.4: Các chương trình tọa đàm khuyến đọc của NXBPN phần 2

28
Nguồn: internet

Thứ hai, hỗ trở tủ sách cho các trường học, trại cai nghiện, trại giam. Những
cuốn sách được trao đi đều vô cùng chất lượng và phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt là
được sự đón nhận rất tích cực của đông đảo mọi người. Gần đây nhất, trong đợt
dịch Covid nhà xuất bản cũng đồng hành bằng cách tặng sách cho con em y bác sĩ
với khẩu hiệu “Đọc sách chống dịch”. Trong chiến dịch này, đơn vị xuất bản cũng
kết hợp với các bên như Sách hóa Nông thôn và Điểm Đọc Việt Nam để cùng đồng
hành, vì nhà xuất bản không có nguồn lực để đến tận nơi tận sách, nên đã hỗ trợ
sách để các đơn vị đại diện tặng.
Thứ ba, triển khai các hoạt động hội sách, với giá một cuốn sách giảm từ 30-
50% đúng với tinh thần khuyến đọc. Các cuốn sách được mang đi giới thiệu đều
được chọn lựa kỹ càng, phù hợp với các bậc phụ huynh và các con trong mọi lứa
tuổi. Các hội sách từ nhỏ đến lớn, từ tổ chức riêng hay liên kết thì nhà xuất bản đều
có. Thường thì song song với việc tổ chức tọa đàm thì nhà xuất bản sẽ để một số
bàn trưng bày sách bán để triển khai hội sách online ngay trong chương trình.
2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động khuyến đọc ở Nhà xuất bản Phụ Nữ

2.2.2.1. Về việc liên kết các bên tham gia


a. Hội xuất bản

29
Nhà xuất bản Phụ Nữ kết hợp với khá nhiều đơn vị xuất bản khác trong hoạt
động khuyến đọc. Ví dụ như nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Trẻ, nhà xuất
bản Thế Giới, …. Các nhà xuất bản hỗ trợ nhau về nguồn sách tặng cũng như là đại
lý phân phối sách cho nhau. Ngoài ra hội xuất bản thường kết hợp các đơn vị trong
cục xuất bản cùng nhau tổ chức các ngày hội sách mùa thu, mùa xuân với sự tham
gia của đông đảo các đơn vị. Vừa rồi cục xuất bản (bao gồm các đơn vị phát hành
sách) cũng mới tổ chức hội sách online vì vướng dịch và thật vui mừng khi được
mọi người quan tâm hưởng ứng. Trong tất cả các hoạt động do hội xuất bản tổ chức,
thì đơn vị nhà xuất bản Phụ Nữ đều tham gia rất đầy đủ và nhiệt tình. Các cuốn sách
bán trong ngày hội đều được giảm giá sâu, ngoài ra còn có các sách đồng giá để hỗ
trợ cho các đơn vị làm khuyến đọc mua tặng.
b. Hệ thống thư viện
Hệ thống thư viện trong những năm vừa rồi chưa được nhà xuất bản tập
trung kết nối nhiều để triển khai các hoạt động khuyến đọc. Một phần vì chưa có
hoạt động và phương án phù hợp để cùng hợp tác mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên
cũng có liên kết với các thư viện lớn trên các tỉnh thành và thư viện quốc gia thông
qua hoạt động tặng sách, và đưa sách bổ sung vào thư viện. Gần đây nhất ngày
27/5/2020, tại hội trường của NXBPN đã diễn ra lễ kí kết chương trình phối hợp
công tác giữa Vụ thư viện (Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch) với NXB Phụ Nữ Việt
Nam. Mục tiêu chính của chương trình là hai bên cùng phối hợp để thúc đẩy, duy trì
thói quen đọc sách, thúc đẩy nhu cầu và phát triển văn hóa đọc trong gia đình, cộng
đồng, đặc biệt cho đối tượng nữ giới (bao gồm phụ nữ, trẻ em gái, nữ học sinh sinh
viên,…)
Thông qua các hoạt động hợp tác như vậy, đã mở ra cho NXB nhiều hướng
đi trong việc thúc đẩy văn hóa đọc hơn.
c. Hệ thống nhà sách, đại lý
Nhà xuất bản Phụ Nữ làm việc với rất nhiều đơn vị nhà sách và đại lý để
phân phối sách cho nhà xuất bản. Ngoài việc thường xuyên tuyển các cộng tác viên
bán sách trên toàn quốc thì nhà xuất bản cung cấp sách cho các đơn vị nhà sách lớn
như Trí Việt, nhà sách Tiến Thọ, nhà sách Fahasa,… để nhằm giúp sách của nhà
xuất bản đến gần hơn với các đọc giả. Đối với các đơn vị lớn hoặc thân quen thì
mức chiết khấu sách rơi vào khoảng từ 40 – 50% tùy số lượng, còn với CTV thì từ

30
30 – 40% sao cho cân đối nhất. Hiện nay, nhà xuất bản Phụ Nữ kết hợp hơn 20 nhà
sách và hơn 50 đại lý bán sách vừa và nhỏ, cùng hệ thống cộng tác viên trên toàn
quốc. Tuy chưa thật sự nhiều nhưng các đầu sách dành cho mẹ và bé ở nhà xuất bản
khá được ưa chuộng và được các đại lý phân phối nhiều. Dưới đây là bảng một số
nhà sách mà nhà xuất bản thường phân phối và có hiệu quả cao với thể loại sách
cho mẹ và bé.
Bảng 2.1: Danh mục một số nhà sách và số lượng đầu sách mà nhà xuất bản
phân phố

Số lượng đầu sách trung


Tên nhà sách
bình/tháng

Đinh Lễ 1000

Fahasa 2000

Tiền Thọ 1200

ADC 1600

Nhã Nam 500

Phương Nam 500

Nguồn: nhà xuất bản Phụ Nữ cung cấp


d. Hệ thống doanh nghiệp
Hơn 65 năm trong ngành xuất bản, ngoài việc kết hợp với các đại lý để liên
kết xuất bản những ấn phẩm giá trị. Thì nhà xuất bản Phụ Nữ cũng thường xuyên
hợp tác với doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động khuyến đọc. Ví dụ như Thái Hà
Books, Quảng Văn, Alpha Books,… Trên địa bàn Hà Nội, các doanh nghiệp tài trợ
thêm cho chi phí làm khuyến đọc, cũng như cùng nhau tổ chức các buổi tọa đàm
thật sự chất lượng. Trong năm 2019-2020, nhà xuất bản làm việc nhiều với đơn vị
Quảng Văn trong việc thay đổi tư duy bố mẹ về việc đọc sách, cũng như hướng họ
cho con khám phá sách ngay từ khi còn trong bụng mẹ, đặc biệt là giai đoạn từ 0
đến 6 tuổi.

31
e. Hội dịch giả - tác giả
Nhà xuất bản Phụ Nữ làm việc với nhiều dịch giả tác giả có sự hiểu biết,
trình độ chuyên môn cao như tác giả - dịch giả Nguyễn Quốc Vương, Nguyễn
Quang Thiều, Võ Thị Hảo, Hoàng Quốc Hải, Hoàng Việt Hằng,… và gần 100 tác
giả, dịch giả khác trên cả nước. Các tác giả dịch giả ngoài việc hỗ trợ đưa các tác
phẩm giá trị trong nước và ngoài nước đến gần hơn với người dân Việt thì còn hỗ
trợ nhà xuất bản rất nhiều trong hoạt động khuyến đọc. Thông qua việc tặng sách do
mình viết, và mình dịch, thì họ đóng góp cho các chương trình về văn hóa đọc với
vai trò là diễn giả, khách mời. Nhờ vậy mà các sự kiện do nhà xuất bản tổ chức,
được sự đón nhận của các đọc giả. Đã rất nhiều chương trình về khuyến đọc, mà
nhà xuất bản Phụ Nữ liên kết với dịch giả - tác giả có thể kể đến như: Ngày hội Gia
đình – với mục đích thay đổi tư duy cho các bà mẹ về nuôi dạy con cũng như hình
thành thói quen đọc sách cho chính các bậc phụ huynh, từ đó khuyến đọc tới con
của họ, Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm với tác giả Nguyễn Quốc Vương
nhằm lan tỏa tinh thần làm khuyến đọc, xây dựng tủ sách.
f. Hội nhà báo – đài truyền hình
Nhà báo là một phần không thể thiếu của hoạt động khuyến đọc. Trong suốt
hơn một năm qua, các hoạt động khuyến đọc có tác động tới xã hội, đều được các
trang báo – đài truyền hình đưa tin nhằm hỗ trợ truyền thông, và lan tỏa tinh thần
đọc sách. Các hoạt động của nhà xuất bản cũng được các bên báo chí đồng hành.
Vào ngày 27/12/2019 nhà xuất bản Phụ Nữ có tổ chức chương trình “Khuyến đọc
giao lưu với nhà văn Hoàng Quốc Hải” cũng được các đơn vị báo chí đưa tin về
chương trình. Nằm trong chuỗi hoạt động khuyến đọc, thì có các bên báo chí
thường xuyên đồng hành như Zing, Dân Trí, An ninh Thủ đô,… Tính đến nay có
trên dưới 50 bài báo viết về các hoạt động khuyến đọc của Nhà xuất bản Phụ Nữ.
g. Các sàn thương mại điện tử
Sàn thương mại thì nhà xuất bản Phụ Nữ mới chỉ kết hợp chủ yếu với Tiki và
Fahasa trong hoạt động xúc tiến thương mại. Còn trong các hoạt động đi sâu hơn về
khuyến đọc thì chưa có nhiều. Tuy nhiên thông qua các sàn, mà Nhà xuất bản bán
được khá nhiều sách. Riêng doanh thu cung cấp cho cấc sàn trong một năm rơi vào
khoảng từ … đến … chiếm … tổng doanh thu. Các đầu sách NXB cung cấp cho sàn
thương mại rất đa dạng và đủ các thể loại khác nhau.

32
h. Các tổ chức cộng đồng làm khuyến đọc
Như có nói ở chương một, tổ chức cộng đồng về khuyến đọc đóng vai trò vô
cùng quan trọng. Hiểu được điều này, nhà xuất bản luôn tìm kiếm các đơn vị để
cùng kết hợp, tạo ra hội khuyến đọc nhằm hỗ trợ nhau trong các hoạt động liên quan
đến văn hóa đọc. Hai đơn vị mà nhà xuất bản kết hợp nhiều trong các chương trình
đó là Sách hóa nông thôn và Điểm Đọc Việt Nam, song song bên cạnh đó thì hỗ trợ
cho dự án Không gian đọc của anh Đỗ Hà Cừ (do người khuyết tật lập nên). Tuy
nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, thì NXB vẫn chưa đi sâu vào liên kết với các đơn
vị tổ chức cộng đồng mà chủ yếu đang là giao lưu học hỏi.
2.2.2.2. Về cách thức tổ chức
a. Tổ chức theo vùng
Nhà xuất bản hỗ trợ hoạt động khuyến đọc bằng cách chia hoạt động theo
vùng để vừa thuận tiện lại vừa phù hợp với vắn hóa từng khu vực. Ví dụ miền Nam,
miền Bắc, miền Trung. Riêng Hà Nội thì hỗ trợ theo quận. Ở Hà Nội nhà xuất bạn
chia theo khu vực, ví dụ khu vực Cầu Giấy, khu vực Hoàng Mai, khu vực Long
Biên, các khu vực ngoại thành… Mỗi khu vực có các bố mẹ trong mạng lưới cha
mẹ phụ trách tổ chức các hoạt động về đọc sách,…Tuy nhiên các hoạt động theo
vùng vẫn đang còn nhỏ lẻ, và chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Hiện tại ở các vùng có
tinh thần khuyến đọc cao, NXB đẩy mạnh các chương trình thúc đẩy xây dựng tủ
sách gia đình, tủ sách khu phố và nhận được sự hưởng ứng cao từ các hộ gia đình.
b. Tổ chức theo nhóm đối tượng
Nhóm đối tượng mà nhà xuất bản hướng đến chính là mẹ và bé. Trong năm
2019-2020, nhà xuất bản đã mở rộng mạng lưới bố mẹ đồng hành đọc sách cùng
con lên đến một ngàn người, song song bên cạnh đó là các chương trình đi sâu vào
nhận thức của các bậc phụ huynh. Đối với nhóm đối tượng này, cái khó nhất là thay
đổi nhận thức của người làm bố làm mẹ. Hội khuyến đọc vẫn hay nói với nhau rằng:
Trẻ con ai cũng thích sách, nếu chúng không thích là do lỗi của bố mẹ. Ở nhà, nếu
bố mẹ thường xuyên đọc sách, chắc chắn con sẽ đọc sách theo. Và hình thành được
thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ. Đối với trẻ nhà xuất bản chia thành các
nhóm đối tượng khác nhau như từ 0 đến 3 tuổi, 3 đến 6 tuổi, 6 đến 12 tuổi, 12 đến
15 tuổi. Để từ đó xuất bản sách phù hợp với từng lứa tuổi khác nhau, sách về tư
duy, sách về giáo dục giới tính,… sao cho phù hợp và khoa học nhất. Đối với sách

33
cho ông bố bà mẹ thì có các đầu sách về nuôi dạy con, sách học làm bố mẹ, sách nội
trợ,… Các sự kiện cũng được nhà sách tổ chức theo sát các nhóm đối tượng này.
c. Tổ chức theo chức năng mục đích
Về mục đích, nhà xuất bản Phụ Nữ tổ chức khuyến đọc theo 3 mục đích
chính hướng đến văn hóa đọc đó là: thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc. Để
hình thành thói quen đọc kỹ năng đọc cho đối tượng là trẻ em và học sinh là một
chặng đường dài và cũng đang là bài toán khó của nhà xuất bản. Nên giai đoạn đầu,
nhà xuất bạn tập trung nhiều hơn vào sở thích đọc, đó là định hướng các dòng sách
cho trẻ ngay từ khi con bé. Sách được mang đi tặng đều chọn lựa rất kỹ càng nhằm
phù hợp lứa tuổi, và mang lại giá trị tri thức cao nhất. Ngoài ra để hình thành việc
đọc sách cho các bậc phụ huynh, nhà xuất bản đã không ít lần đẩy mạnh chương
trình đọc sách mỗi ngày cùng con trong mạng lưới của mình. Tuy chưa mang lại
hiệu quả cao nhưng cũng có những tác động nhất định.
2.2.2.3. Về các công cụ khuyến khích
a. Qũy khuyến đọc
Trong năm 2019, mạng lưới cha mẹ do Nhà xuất bản Phụ Nữ thành lập và hỗ
trợ nhau trong việc gây quỹ khuyến đọc, bằng cách bán các sản phẩm của từng
người. Mỗi sản phẩm bán được đều được trích từ 10-50% lợi nhuận đưa vào quỹ.
Hiện nay nhà xuất bản Phụ Nữ vẫn đang hoạt động rất tốt mảng này. Tuy quỹ từ
nguồn bán của cộng đồng chưa lớn nhưng đều đặn, và đủ để chi trả cho các hoạt
động khuyến đọc. Và với cách này, chúng ta có thể cảm nhận được sự chung tay
của toàn cộng đồng cho văn hóa đọc nước nhà. Tính đến thời điểm này, quỹ đã huy
động thông qua việc tự bán hàng mà chưa xin tai trợ là gần 50 triệu đồng. Từ đó hỗ
trợ được rất nhiều thùng sách đến các chương trình, tổ chức khuyến đọc cũng như
các trường học khác nhau.
b. Chương trình khuyến mãi giảm giá
Trong các chương trình bán sách, nhà xuất bản Phụ Nữ chiết khấu, khuyến
mãi khá nhiều, đúng tinh thần khuyến đọc để khích lệ mọi người mua sách nhiều
hơn. Ví dụ chương trình sách cho trẻ ngày tết thiếu nhi, tủ sách ba mẹ, 30/4… Nhờ
vậy mà chi phí mỗi bộ sách được giảm từ 30 đến 50%, là một chi phí cực kỳ rẻ. Bên
cạnh đó nhà xuất bản cũng luôn có các ưu đãi cho những người làm khuyến đọc hay

34
dự án cộng đồng mua với giá rẻ để có nguồn sách xây dựng thư viện. Đây là một
trong những điều khiến rất nhiều người cảm kích và yêu thương nhà xuất bản nhiều
hơn.
c. Bằng chứng nhận, khen thưởng
Về bằng chứng nhận khen thưởng thì hiện tại nhà xuất bản Phụ Nữ dừng lại
trao cho nội bộ nhà xuất bản. Chẳng hạn như tổ chức ngày hội khuyến đọc trong
nhà xuất bản, các bố mẹ (chính là nhân viên trong NXB) cùng tham gia, và mời các
con tham gia cùng. Các thử thách về khuyến đọc được đưa ra cho bố mẹ, và cứ mỗi
quý lại tổng kết một lần để trao tặng khen thưởng cho thành viên có đóng góp tích
cực và hiệu quả nhất về hoạt động khuyến đọc.
2.2.3. Đánh giá hoạt động khuyến đọc NXBPNVN

2.2.3.1. Kết quả


Đánh giá kết quả hoạt động khuyến đọc của NXBPN theo các tiêu chí đã đưa ra
ở chương 1, có thể thấy rằng:
Bảng 2.2: Đánh giá kết quả hoạt động khuyến đọc theo các tiêu chí

TT Nhóm Tên tiêu Nội dung Đánh giá


tiêu chí chí đánh giá Kết quả

1 Chất Công tác Số lượng người Đảm bảo tính hợp lý tại thời
lượng xây dựng tham gia làm điểm hiện tại về nguồn lực nhân
của và phát khuyến đọc sự nhưng chưa đảm bảo tính
hoạt triển hiệu quả và tính lan tỏa
động nguồn
Trình độ hiểu biết Các nhân sự đảm bảo tính cập
chuyên lực con
của nhân sự về nhật, kịp thời chính xác về các
môn người
khuyến đọc vấn đề xoay quanh hoạt động
liên
của nhà xuất bản nói riêng và
quan
cộng đồng nói chung. Tuy nhiên
đến
vẫn chưa được đào tạo đầy đủ
khuyến
và bài bản
đọc
Chiến lược phát Tính hiệu quả chưa cao, và

35
triển nguồn lực cũng chưa đảm bảo tính hợp lý
con người trong chiến lược phát triển

Hiệu quả trong Nguồn lực con người vẫn chưa


phát triển nguồn được ưu tiên để phát triển, dẫn
lực con người đến chưa đảm bảo tính hiệu quả
và tính chính xác chưa cao

Công tác Chiến lược phát Đã đảm bảo tính hiệu quả và
xây dựng triển nguồn lực tính hợp lý
và phát thông tin
triển
Chất lượng, nội Đã đảm bảo tính chính xác, tính
nguồn
dung thông tin phù hợp và tính kịp thời
lực thông
tin Hiệu quả trong Đã đảm bảo: Tính hiệu quả
phát triển nguồn Tính lan tỏa
lực thông tin
Tính chính xác

Công tác Chiến lược phát Tính kịp thời


xây dựng triển các ấn phẩm Tính hiệu quả
và phát
triển ấn Chất lượng nội Đã đảm bảo: Tính phù hợp
bản dung ấn phẩm Tính hài hòa
phẩm xuất bản
Chưa đảm bảo: Tính phong phú
đa dạng

Hiệu quả trong Đã đảm bảo tính hiệu quả


phát triển ấn bản nhưng tính lan tỏa vẫn chưa cao
phẩm

36
Công tác Chiến lược triển Đảm bảo: Tính phù hợp,
xây dựng khai các phương tính hài hòa
và triển pháp khuyến đọc
Chưa đảm bảo: Tính phong phú
khai các
đa dạng, tính hiệu quả
phương
pháp
khuyến Hiệu quả của các Chưa đảm bảo tính hiệu quả và
đọc phương pháp tính chính xác
khuyến đọc

2 Mức độ So với Chưa đảm bảo: Tính hợp lý


đầu tư các hoạt Tính bền vững
cho động
hoạt khác
động
So với Đã đảm bảo: Tính phù hợp
khuyến
các cơ Tính cân đối
đọc
quan tổ
chức
khác

3 Mực độ Quy mô Độ phủ Chưa đảm bảo: Tính lan tỏa


lan tỏa hoạt Đã đảm bảo: Tính bền vững
hoạt động
động khuyến Số lượng người Chưa đảm bảo: Tính lan tỏa
khuyến đọc tiếp hưởng ứng
đọc cận được

Công tác Số lượng kênh Chưa đảm bảo: Tính hiệu quả
xây dựng triển khai truyền Tính phong phú đa dạng
và phát thông
triển
Mức độ người tiếp Chưa đảm bảo: Tính lan tỏa
truyền
cận được Tính hiệu quả
thông

37
Tính bền vững

Sự hài Tỉ lệ người tiếp Đảm bảo: Tính hiệu quả


lòng của tục tham gia hoạt Tính chính xác
người động khuyến đọc
Tính cập nhật
tham gia
hoạt Tỉ lệ người đón Chưa đảm bảo: Tính hiệu quả
động nhận các hoạt Đảm bảo: Tính chính xác
khuyến động khuyến đọc
đọc Tính cập nhật

Tỉ lệ người hình Chưa đảm bảo: Tính hiệu quả


thành mong muốn Đảm bảo: Tính chính xác
làm khuyến đọc
Tính cập nhật

4 Tác Tác động Tác động đến kỹ Chưa đảm bảo: Tính hiệu quả
động đến văn năng đọc Tính bền vững
mà hoạt hóa đọc
động Tác động đến thói Chưa đảm bảo: Tính hiệu quả
khuyến quen đọc Tính bền vững
đọc
mang Tác động đến sở Đảm bảo: Tính hiệu quả
lại thích đọc Tính bền vững

Tác động Tác động đến chất Đảm bảo: Tính hiệu quả
đến hoạt lượng ấn phẩm Tính hợp lý
động
Tính phong phú đa dạng
xuất bản
Tác động đến số Đảm bảo: Tính hiệu quả
lượng ấn phẩm Tính phong phú đa dạng
xuất bản
Tính kịp thời

Tác động Đảm bảo: Tính hiệu quả

38
đến hiệu Tính chính xác
quả kinh Tính bền vững
doanh

Nguồn: từ nghiên cứu của tác giả

39
2.2.3.2. Tác động
a. Đến phát triển văn hóa đọc
Tuy hành trình khuyến đọc là một hành trình khá gian nan, nhưng với hơn
một năm tập trung đẩy mạnh, nhà xuất bản Phụ Nữ cũng đã góp một phần không
nhỏ trong việc lan tỏa văn hóa đọc. Có thể kể đến như:
Thứ nhất, mạng lưới cha mẹ quan tâm văn hóa đọc được nhân rộng, tác động
đến nhận thức của các bậc phụ huynh, từ đó thúc đẩy sợi dây liên kết xây dựng
khuyến đọc cho trẻ nhỏ. Thông qua đó hình thành thói quen đọc, kỹ năng đọc, sở
thích đọc cho trẻ.
Thứ hai, hỗ trợ được các tổ chức cộng đồng khuyến đọc được những lượng
sách nhất định, góp phần xây dựng và phát triển thư viện miễn phí cùng các đơn vị.
Thông qua đấy tiếp cận được với nhiều hơn các bạn đọc, từ đó nhen nhóm tình yêu
sách vào chp từng đọc giả.
Thứ ba, gần như 90% công nhân viên của nhà xuất bản, đều bắt đầu chú
trọng hơn vào việc quan tâm tới khuyến đọc. Không chỉ dừng lại ở văn hoa đọc của
cá nhân mà sâu xa hơn là lan tỏa tinh thần đó đến toàn xã hội.
b. Đến hoạt động xuất bản
Hoạt động xuất bản chuyển biến ngày càng tích cực hơn, dù cạnh tranh cao
hơn. Bởi song song với số lượng đọc giả ngày càng tăng, là đội ngũ tác giả dịch giả
ngày càng chất lượng. Nhờ khuyến đọc mà hoạt động xuất bản chú trọng trong từng
ấn phẩm hơn. Nó không đơn giản là bài toán kiếm tiền, chọn sách gì để hợp thị
hiếu, mà còn là bài toán cung cấp ấn phẩm thật sự có nội dung có giá trị ra thị
trường. Và dần dần cố gắng thay đổi thị hiếu người đọc, hạn chế ngôn tình, truyện
tranh không lành mạnh,… Tất cả đều đảm bảo tính hiệu quả, tính hợp lý và tính bền
vững. Có thể nói rằng chất lượng ấn phẩm cũng được nâng lên rất nhiều.
c. Đến hiệu quả kinh doanh
Văn hóa đọc một phần nào chuyển biến tích cực hơn nhờ các hoạt động
khuyến đọc, và nhờ đó hiệu quả kinh doanh cũng có những tác động tích cực nhất
định như:

40
Thứ nhất, số lượng người đọc tăng lên, các hoạt động khuyến đọc tặng sách
tăng lên, thì việc người dân mua sách nhiều hơn là điều chắc chắn. Tuy nhiên với cơ
hội đó thì nhà xuất bản cũng gặp nhiều thách thức khác như cạnh tranh trên thị
trường với rất nhiều đơn vị tư nhân bắt đầu nổi lên, khoa học kỹ thuật phát triển
người ta bắt đầu đọc ebook nhiều hơn,…
Thứ hai, nhà xuất bản chiếm được tình cảm với những người, đơn vị được
hỗ trợ phát triển văn hóa đọc. Từ đó tạo mối quan hệ liên kết, các đơn vị đó sẽ có xu
hướng đặt sách nhà xuất bản Phụ Nữ nhiều hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
Thứ ba, các ấn phẩm ngày càng đầu tư chất lượng, hoạt động truyền thông
tiếp cận cũng được nâng cao hơn, góp phần quan trọng trong việc tác động và thúc
đẩy doanh số NXBPN tăng lên.
Trong năm 2019, doanh thu của nhà xuất bản Phụ Nữ tăng 15% so với năm
2018, mặc dù doanh thu đến từ nhiều hoạt động và phương án kinh doanh khác
nhau, nhưng chắc chắn hoạt động khuyến đọc cũng đã đóng góp một phần không
nhỏ vào hiệu quả kinh doanh của nhà xuất bản.
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến đọc của nhà
xuất bản Phụ Nữ Việt Nam
2.3.1. Nhân tố môi trường khuyến đọc

Về môi trường Khuyến Đọc, Nhà xuất bản Phụ Nữ bị ảnh hưởng bới các yếu tố sau:
2.3.1.1. Yếu tố chính trị
Về đường lối chính sách hiện nay liên quan đến văn hóa đọc, nhà nước có tạo điều
kiện thuận lợi, những mặt tích cực nhất định cho việc làm khuyến đọc như: triển
khai các hoạt động ngày hội sách hàng năm diễn ra đều đặn, trao tặng sách cho các
cuốn sách xuất sắc mang thương hiệu Việt, ngày đọc sách, tháng đọc sách, xây
dựng thư viện… Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động khuyến
đọc của nhà xuất bản Phụ Nữ. Chẳng hạn như việc coi trọng văn hóa đọc nhưng lại
chưa tập trung đẩy mạnh phát triển, chưa triển khai nó là một hoạt động thiết yếu
đến các trường. Thư viện các tỉnh tuy có nhiều đầu sách hay nhưng lại chưa thu hút
được bạn đọc. Hay nhiều thư viện lập ra chỉ để đáp ứng về hình thức chứ chưa phát
huy tác dụng của nó. Quy trình xuất bản sách như có đề cập ở trên thì thật sự còn

41
quá nhiều thủ tục. Do đó mà khi làm khuyến đọc, thì nhà xuất bản thường chủ động
có hướng đi riêng của mình, ngoài việc tham gia tích cực các chương trình do hội
xuất bản đứng ra tổ chức.
2.3.1.2. Yếu tố văn hóa xã hội
Đối với các khu vực mà các gia đình có truyền thống đọc sách, thì việc làm
khuyến đọc dễ dàng hơn rất nhiều cho đơn vị nhà xuất bản Phụ Nữ. Vì họ sẽ đồng
hành của NXB trong việc lan tỏa văn hóa đọc ở khu vực mình sinh sống. Tuy nhiên,
ở các khu vực mà đời sống chưa cao, hoặc gặp khó khăn, thì việc tiếp cận cũng khó
không kém, vì nhận thức họ chưa tốt. Như khu vực Ba Vì, Thường Tín,…Điều họ
quan tâm chính là làm gì để ra tiền, đủ trang trải cuộc sống.
2.3.1.3. Yếu tố khoa học kỹ thuật
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, nó vừa có tác động tích cực vừa tiêu
cực đến việc phát triển hoạt động khuyến đọc của nhà xuất bản.
Tích cực ở chỗ, khi mạng xã hội bùng nổ, thì việc kết nối người với người,
địa điểm này đến địa điểm khác được dễ dàng hơn. Các hoạt động về khuyến đọc
được lan tỏa nhanh chóng hơn. Nhờ có khoa học kỹ thuật, mà nhà xuất bản Phụ Nữ
xây dựng được mạng lưới đọc sách trên toàn quốc nhanh chóng hơn, cũng như làm
việc được với các tác giá dịch giả thông qua hình thức online rất thuận tiện.
Tiêu cực là trên mạng xã hội có quá nhiều thú vui, thu hút mọi người cắm
đầu vào điện thoại mà dần quên mất đi việc đọc sách. Thay vì cầm quyển sách thì
học thích đọc các bài viết giải trí trên facebook, insta hơn. Khi các bậc phụ huynh
suốt ngày lướt web, các con cũng bắt chước, suốt ngày đòi điện thoại để chơi game,
xem youtube. Và dần dà nó trở thành thói quen rất khó thay đổi được. Nhiều trường
mầm non khi nhà xuất bản Phụ Nữ đến, các cô giáo ở đó thay vì chơi cùng các con,
đọc sách cùng các con thì đã mở ti vi lên để các con ngồi im xem hoạt hình. Điều
này thật sự rất đáng buồn.
2.3.1.4. Yếu tố giáo dục của nhà trường
Giáo dục ở nhà trường vô cùng quan trọng trong việc phát triển của trẻ. Thế
nhưng rất nhiều đơn vị nhà trường ban lãnh đạo chưa chú tâm nhiều vào việc phát
triển văn hóa đọc. Họ chỉ xem việc đọc sách dừng lại ở sách giáo khoa, cùng lắm là
sách tham khảo, còn các sách khác thì không cần thiết. Trong quá trình học, cũng

42
không mấy thầy cô đề cập đến việc đọc sách trên lớp cho các con. Nhà xuất bản Phụ
Nữ thậm chí phải đi thuyết phục ban lãnh đạo một số trường để xây dựng thư viện,
tủ sách lớp học. Nhiều trường còn từ chối nhận sách và bảo học sinh nó không đọc
đâu. Nên thật sự đôi khi mong muốn làm văn hóa đọc trong trường cũng là một
hành trình gian nan vạn dặm.
2.3.1.5. Môi trường sống
Môi trường sống của trẻ bị ảnh hưởng nhiều bởi nhà trường, và gia đình. Trẻ
bị ảnh hưởng bởi người lớn trong giai đoạn đầu rất nhiều. Nhưng để thay đổi một
môi trường đâu có đơn giản. Tính đến thời điểm hiện tại, môi trường vẫn là yếu tố
ảnh hưởng nhiều đến hoạt động khuyến đọc tại nhà xuất bản. Nên nhà xuất bản bắt
đầu từ những nơi dễ làm trước, chẳng hạn như họ có chút quan tâm tới văn hóa đọc
hoặc cũng mong muốn nhận được sự giúp đỡ. Còn những nơi khó quá thì tạm thời
bỏ qua.
2.3.2. Nhân tố thuộc về NXB Phụ Nữ

2.3.2.1. Chất lượng ấn phẩm xuất bản


Chất lượng ấn phẩm xuất bản là yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp nhà xuất
bản có tên tuổi, cùng như thu hút nhiều người đọc sách hơn. Hiểu được điều đó, nhà
xuất bản Phụ Nữ luôn chú trọng trong những ấn phẩm của mình về cả phần hình lẫn
phần nội dung. Tuy nhiên hiện tại nhà xuất bản vẫn đang chủ yếu tập trung nhiều
váo sách dành cho Phụ Nữ, sách kinh doanh, sách cho mẹ và bé,…chưa có nhiều
sách dành cho độ tuổi sinh viên hoặc mới ra trường. Nhưng nhờ những cuốn sách đã
xuất bản đều có giá trị thiết thực, nên hoạt động khuyến đọc của đơn vị cũng diễn ra
thuận tiện hơn. Các cuốn sách được tặng đến tủ sách doanh nghiệp, tủ sách người
mẹ tốt, tủ sách cho bé đều nhận được sự đón nhận cao từ mọi người. Có thể thấy,
các ấn phẩm như một bàn đạp giúp nhà xuất bản làm khuyến đọc dễ dàng hơn. Bởi
khuyến đọc mà không có sách hay thì sao làm được khuyến đọc.
2.3.2.2. Nguồn lực để làm khuyến đọc
Hiện tại nguồn lực làm văn hóa đọc ở nhà xuất bản còn chưa mạnh về cả con
người lẫn nguồn lực tài chính, do đó trong quá trình triển khai hoạt động cũng gặp
nhiều khó khăn và ảnh hưởng. Tính tới thời điểm hiện tại đội ngũ nhân sự của
NXBPN là gần 30 người, tuy nhiên đội ngũ trực tiếp làm hoạt động khuyến đọc và

43
thúc đẩy hoạt động khuyến đọc trong nhà xuất bản chỉ chưa đầy 5 người kiêm
nhiệm hết mọi việc. Nên thành ra cũng chưa trực tiếp triển khai được nhiều hoạt
động, mà chủ yếu là đứng sau hỗ trợ cho các cá nhân tổ chức khác triển khai.
2.3.2.3. Phương pháp làm khuyến đọc
Nếu biết cách làm khuyến đọc, làm đúng phương pháp thì nó sẽ mang lại
hiểu quả cao lại tiết kiệm chi phí. Một mô hình khuyến đọc hay có thể tiết kiệm rất
nhiều thứ. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, các phương pháp khuyến đọc ở nhà
xuất bản Phụ Nữ vẫn còn chưa đa dạng. Chủ yếu là hỗ trợ sách, tặng sách và liên
kết tổ chức các chương trình tọa đàm nhỏ lẻ dưới 50 người.
2.3.3. Nhân tố thuộc về đọc giả của Nhà xuất bản Phụ Nữ

2.3.3.1. Trình độ văn hóa


Mỗi độ tuổi, nghề nghiệp lại có nhận thức về văn hóa đọc khác nhau. Do đó
làm khuyến đọc cực kỳ khó, có thể nói trình độ văn hóa ảnh hưởng rất nhiều đến
nhận thức của người dân về việc đọc sách. Thậm chí có nhiều bố mẹ còn không coi
trọng việc đọc sách, và nghĩ nó là vô bổ, nên Nhà xuất bản Phụ Nữ gặp khá nhiều
khó khăn trong việc tặng sách cho con em những đối tượng này. Hay các hoạt động
về đọc sách cùng con tại các khu chung cư, thì không được các bố mẹ hưởng ứng
mặc dù các con lại rất thích thú với nó. Qúa trình thay đổi nhận thức này sẽ là một
chặng đường cực kỳ gian nan.
2.3.3.2. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động khuyến đọc của nhà
xuất bản Phụ Nữ. Hiện tại nhà xuất bản đang tập trung nhiều hơn ở công nhân viên
chức, đặc biết là đội ngũ cán bộ giáo viên. Bởi giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới
các em học sinh. Nên nếu giao viên coi trọng văn hóa đọc chắc chắn cũng sẽ biết
cách gieo duyên cho các em học sinh của mình. Riêng các ngành nghề khác, và tính
chất đặc thù công việc khác nhau mà nhà xuất bản còn gặp nhiều vấn đề trong quá
trình tiếp cận.
2.3.3.3. Độ tuổi
Đối tượng mà nhà xuất bản Phụ Nữ đang tập trung hướng tới là mẹ và bé nên
nó sẽ nằm trong hai khoảng độ tuổi là: từ 0 đến 12 tuổi và từ 23 đến 40 tuổi. Làm
khuyến đọc cho các bé, thì cũng phải thông qua các bậc phụ huynh à nhà trường,

44
nên độ tuổi chính vẫn là bố mẹ từ 23 đến 40 tuổi. Độ tuổi thì không ảnh hưởng quá
nhiều đến hoạt động khuyến đọc của nhà xuất bản, chú yếu là ảnh hưởng vào việc
chọn sách sao cho phù hợp nhất.
2.3.3.4. Thu nhập
Thu nhập có ảnh hưởng lớn đến hoạt động khuyến đọc của nhà xuất bản. Ở
các vùng mà đời sống dẫn cư cao, nhà xuất bản có thể đứng ra thuyết phục kêu gọi
mọi người cùng gây quỹ làm tủ sách hay mua tặng sách cho con nhằm đẩy mạnh
tính trách nhiệm cộng đồng cho mỗi người dân. Nhưng ở những nơi đời sống dân
cư còn thấp, việc họ chi tiền ra để mua một quyển sách đối với họ cũng rất xa xỉ.
Nên với những vùng này, hầu như sẽ vận động quỹ từ nơi khác để đến hỗ trợ hoặc
là trích từ quỹ khuyến đọc có sẵn.
2.3.3.5. Cá tính
Cá tính mỗi người thì khác nhau, nên cách tiếp cận cũng phải khác nhau. Có
nhiều người rất bảo thủ với quan điểm của mình, nên việc thuyết phục họ đọc sách
gần như Nhà xuất bản Phụ Nữ chưa làm được. Hoặc vì cá tính khác nhau, nên sở
thích đọc sách cũng khác nhau, việc tặng sách nhưng phải phù hợp lại đúng cá tính
người được tặng gần như là rất khó. Mà có những người lại không bao giờ đọc các
thể loại sách khác trừ thể loại mình thích.
2.3.3.6. Mức độ quan tâm tới văn hóa đọc
Mức độ quan tâm tới văn hóa đọc ảnh hưởng khá lớn đến các hoạt động
khuyến đọc của NXBPN. Thường thì NXB sẽ chọn cùng vùng, khu vực có tỉ lệ người
quan tâm tới văn hóa đọc hơn để đẩy mạnh khuyến đọc trước, các nơi khác thì lần
lượt tùy theo thời gian và nguồn lực triển khai. Đối với những nơi có bậc phụ
huynh, hoặc nhà trường quan tâm tới văn hóa đọc, thì NXB rất chú trọng khích lệ
mọi người đồng hành tham gia vào các hoạt động khuyến đọc để lan tỏa tình yêu
sách đến nhiều hơn những người xung quanh.
2.4. Kết luận về hoạt động khuyến đọc tại nhà xuất bản Phụ Nữ
2.4.1. Điểm đạt được

Trong gần một năm hoạt động khuyến đọc thì nhà xuất bản Phụ Nữ có một
số điểm đạt được đáng kể đến như:

45
Thứ nhất, xây dựng được đội ngũ 30 người từ ban lãnh đạo đến nhân viên
nhà xuất bản nhất quán trong việc phát triển hoạt động khuyến đọc, từ đó thúc đẩy
văn hóa đọc ngày một phát triển hơn. Đi đúng chủ trương của Đảng và nhà nước
trong đề án phát triển văn hóa đọc, cũng như tham gia tích cực nhiệt tình trong các
hoạt động của cục xuất bản liên quan đến khuyến đọc.
Thứ hai, xây dựng được mạng lưới bố mẹ quan tâm đến khuyến đọc cả
online và offline gần 2.000 thành viên, thúc đẩy tạo môi trường đọc sách phù hợp
cho lứa tuổi mà nhà xuất bản đang muốn hướng đến. Qua đó dần dần thay đổi nhận
thức của các bậc phụ huynh, để đưa họ cùng đồng hành trong hành trình khuyến
đọc.
Thứ ba, hình thành được quỹ khuyến đọc thông qua các hoạt động bán hàng
gây quỹ với tổng số tiền gần 100 triệu đồng. Thành tựu lớn nhất là số tiền ày hoàn
toàn thông qua mạng lưới cha mẹ cùng nhau gây quỹ mà không phải nguồn tài trợ
từ một đơn vị doanh nghiệp nào.
Thứ tư, nhà xuất bản đã hỗ trợ trên dưới 100 tủ sách, mỗi tủ trên dưới 50
đầu sách cho các thư viện, trường học, trại cai nghiện,… đồng hành cùng các tổ
chức cộng đồng như Sách Hóa Nông Thôn, Điểm Đọc Việt Nam tặng sách cho các
em có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra song song đó, nhà xuất bản Phụ Nữ rất nhiều
thùng sách cho các đơn vị đặc biệt như trại cai nghiện, bệnh viện, …
Thứ năm, Nhà xuất bản thành công trong việc làm cầu nối giữa các tổ chức
cá nhân làm khuyến đọc giao lưu với nhau. Thông qua các chương trình sự kiện,
nhà xuất bản đã tác động đến một bộ phận không nhỏ những người đã bắt đầu có cái
nhìn khác về sách.
Thứ sáu, các ấn phẩm của nhà xuất bản Phụ Nữ đều đảm bảo chất lượng về
mặt nội dung lẫn hình thức. Là một lợi thế trong việc khuyến đọc sách hay tới mọi
người. Trong giai đoạn 2016 -2020, nhà xuất bản Phụ Nữ đã cho ra đời hơn 200 tác
phẩm ấn tượng phục vụ bạn đọc trên cả nước.
2.4.2. Điểm hạn chế

Song song với những mặt tích cực, thì hoạt động khuyến đọc ở nhà xuất bản
vẫn còn tồn đọng rất nhiều hạn chế như:

46
Thứ nhất, đội ngũ nhân viên tuy tâm huyết trong hoạt động khuyến đọc
nhưng số lượng người đảm nhận chính công việc này còn ít và mức độ hiểu biết về
khuyến đọc chưa cao. Nên quá trình làm việc còn gặp nhiều vấn đề chưa ổn thỏa.
Thứ hai, môi trường đọc sách tuy có xây dựng được nhưng chỉ tập trung ở
một số khu vực thuận lợi, còn lại vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Chưa tạo ra được
nhiều nhóm đọc sách theo vùng, để từ đó cùng nhau rèn luyện thói quen đọc, kỹ
năng đọc. Các chương trình tại các nhóm đọc sách chủ yếu là tọa đàm sự kiện về
khuyến đọc nhưng lại không diễn ra thường xuyên. Thậm chí có vùng một năm mới
triển khai được một chương trình mà số lượng tham gia cũng không nhiều.
Thứ ba, chưa vận động được sự đóng góp hưởng ứng nhiều từ cộng động
trong việc chung tay xây dựng văn hóa đọc. Các hoạt động vẫn chủ yếu là do đơn vị
xuất bản tự liên kết với một đơn vị khác cùng làm, mà chưa có sự chung tay nhiều
từ cộng đồng bên ngoài.
Thứ năm, số lượng sách hỗ trợ về các địa điểm cần thiết tuy nhiều nhưng lại
chưa đánh giá được mức độ hiệu quả của các tủ sách đã được thành lập lên. Gần
như sách sau khi tặng vẫn chưa phát huy được hết tác dụng của nó. Và nhà xuất bản
cũng chưa kiểm soát được hiệu quả của các đầu sách đã tặng.
Thứ sáu, tuy nhà xuất bản kết nối được với nhiều cá nhân tổ chức làm
khuyến đọc nhưng đang chủ yếu nằm ở mức độ giao lưu, chưa có đi sâu vào hợp tác
để liên kết tổ chức các hoạt động khuyến đọc chất lượng.
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan


Thứ nhất, các thủ tục xuất bản còn rườm rà, mà việc kiểm soát sách lậu sách
giả lại lỏng lẻo khiến nhiều sách không đúng bản quyền được bày bán tràn lan trên
mạng xã hội và ngoài vỉa hè. Tình trạng này, nếu không xử lý chặt chẽ, thì rất dễ
giết chết sách thật.
Thứ hai, các trường học từ ban lãnh đạo vẫn chưa thật sự coi trọng việc phát
triển văn hóa đọc trong trường. Việc làm khuyến đọc trong trường hầu như chỉ dừng
lại ở mức đối phó, hoặc làm cho có, thậm chí còn không làm. Văn hóa đọc mặc dù
được một số trường xem là trọng điểm phát triển như trường tiểu học Đoàn Thị

47
Điểm nhưng cũng rất nhiều trường trên địa bàn Hà Nội chỉ chú trọng chạy đua
thành tích, nhồi nhét vào đầu học sinh là hình thức học ghi nhớ, luyện đề.
Thứ ba, tỉ lệ người đọc sách ở Việt Nam còn thấp, và chưa coi trọng việc
đọc sách. Do đó làm khuyến đọc cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt trong việc tìm
những cá nhân đơn vị đồng hành cùng trong hành trình lan tỏa văn hóa đọc. Ở Hà
Nội, mặc dù cũng thuộc vùng dân trí cao, tuy nhiên vẫn rất nhiều cha mẹ bảo thủ, và
chỉ chú trọng vào việc kiếm tiền, quên mất đi những cái nền tảng là sự hiểu biết.
Nhiều bố mẹ còn không nhận thức được việc cần thiết của đọc sách thì thật sự rất
khó để đem văn hóa đọc đến với con cái của họ từ khi còn nhỏ.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, nguồn lực của nhà xuất bản còn chưa mạnh trong việc đầu tư vào
khuyến đọc. Bao gồm cả nguồn lực kinh tế và nguồn lực con người. Đối với nguồn
lực con người, mặc dù những người làm khuyến đọc đã có sự hiểu biết nhất định,
tuy nhiên về số lượng còn rất khan hiếm. Cũng có thể do chưa tìm được người phù
hợp và chất lượng để cùng đồng hành. Về nguồn lực kinh tế, tuy NXB Phụ Nữ có
quỹ riêng cho hoạt động khuyến đọc, nhưng nó vẫn còn khan hiếm.
Thứ hai, các phương pháp, hình thức khuyến đọc mà NXBPN triển khai còn
chưa đa dạng, chưa phong phú. Vì đối tượng mà nhà xuất bản hướng đến là các mẹ
và bé. Quy mô trong bài nghiên cứu này là trên địa bàn Hà Nội. Đối với khu vực
này, gần như các gia đình đều có khả năng chi tiêu cho việc mua sách. Tuy nhiên
phương pháp tiếp cận đến họ để thay đổi nhận thức vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
Thứ ba, hoạt động truyền thông lan tỏa khuyến đọc còn yếu. Kênh truyền
thông chưa đa dạng, hoặc có nhưng chưa tập trung đẩy mạnh phát triển được. Nhiều
chương trình tọa đàm sự kiện, hội sách diễn ra nhưng số lượng người biết đến
không nhiều, dẫn đến buổi tọa đàm sự kiện đó không đạt được kết quả như kỳ vọng.

48
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG
CƯỜNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN ĐỌC CỦA NHÀ XUẤT
BẢN PHỤ NỮ VIỆT NAM
3.1. Định hướng để phát triển hoạt động khuyến đọc của nhà xuất bản Phụ Nữ
3.1.1. Căn cứ của định hướng
Căn cứ vào buổi họp đầu năm của nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam về vấn đề:
Tăng cường hoạt động khuyến đọc của nhà xuất bản Phụ Nữ
Căn cứ vào đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2011 –
2020, tầm nhìn đến năm 2030
Căn cứ vào kế hoạch 62/KH – UBND 2020 phát triển văn hóa đọc Thành
phố Hà Nội
Căn cứ vào những nghiên cứu trong chương một và chương hai của đề tài.
3.1.2. Định hướng và mục tiêu
Giai đoạn năm 2020 – 2025, nhà xuất bản tiếp tục đẩy mạnh phát triển hoạt
động khuyến đọc với các định hướng – mục tiêu sau.
Thứ nhất, tập trung vào các điểm mạnh sẵn có, phát huy những kết quả trong
năm 2019 đã đạt được, cụ thể như sau:
- Tập trung đẩy mạnh mở rộng mạng lưới cha mẹ nhằm thúc đẩy thay đổi nhận
thức trong tương lai. Việc thay đổi nhận thức cần một quá trình dài chứ
không phải trong ngày một ngày hai, do đó cần có chiến lược và hướng đi cụ
thể cho từng giai đoạn. Định hướng đến năm 2025, mục tiêu mở rộng mảng
lưới lên đến hơn 10 ngàn cha mẹ đồng hành khuyến đọc. Trong đó 70% đã
xây dựng được văn hóa đọc cá nhân: nâng cao kỹ năng đọc, thói quen đọc và
có sở thích đọc lành mạnh.
- Tiếp tục phát huy tinh thần khuyến đọc nội bộ nhà xuất bản, nâng cao chất
lượng nguồn lực nhân sự làm khuyến đọc cũng như về mặt số lượng. Đề ra
mục tiêu 5 năm cán bộ nhân viên trong nxb đều có thể triển khai các hoạt
động khuyến đọc nhỏ lẻ khu vực mình sinh sống.

49
- Phát triển quỹ khuyến đọc, nhân rộng mạng lưỡi hỗ trợ quỹ, mục tiêu trung
bình năm ít nhất 200 triệu đồng. Số quỹ này định hướng tập trung hỗ trợ các
dự án, các sáng kiến hay trong việc phát triển văn hóa đọc. Song song bên
cạnh đó sẽ hỗ trợ sách cho các trường học, thư viện, không gian đọc,…
- Tiếp tục cho ra mắt với bạn đọc những ấn phẩm chất lượng, cung cấp giá trị
nhiều hơn đối với đọc giả. Từ đó góp phần đưa sách đến gần hơn với người
dùng.
Thứ hai, dần dần khắc phục các điểm hạn chế, biến nó thành lợi thế để phát
triển hoạt động khuyến đọc, cụ thể như sau:
- Triển khai tập trung vào việc đào tạo nhân sự, nâng cao hiểu biết về hoạt
động khuyến đọc. Từ đó xây dựng được đội ngũ chất lượng trong quá trình
lan tỏa văn hóa đọc. Mục tiêu trong năm 2020, 100% đội ngũ nhân sự đều
được tập huấn đầy đủ và nắm rõ về hoạt động khuyến đọc.
- Đẩy mạnh tập trung tổ chức nhiều chương trình sự kiện hơn ở một khu vực
để tạo thành một lộ trình bài bản. Không chia nhỏ lẻ ra quá nhiều vùng, định
hướng năm 2020 triển khai được 10 sự kiện, tọa đàm ở khu vực nội thành Hà
Nội và 10 sự kiện ở ngoại thành. Mục tiêu mỗi chương trình thu hút được từ
50 – 100 người tham gia.
- Lên chiến lược phương án đánh giá hiệu quả của các thùng sách đã gửi tặng,
để đảm bảo sách đến đúng nơi người cần và phát huy tác dụng. Mục tiêu hỗ
trợ được 10. 000 đầu sách trong năm 2020 – 2021, và có chương trình hướng
dẫn cụ thể để sách không bị chết trên kệ.

3.2. Đề xuất giải pháp


3.2.1. Quan điểm về làm khuyến đọc
Một số quan điểm cá nhân trong việc làm khuyến đọc:
- Khuyến đọc cần hướng đúng vào đối tượng, nhiều người làm khuyến đọc
thường bị sa vào việc tập trung những người đã có thói quen đọc sách rồi, trong khi
đối tượng mà mình cần thay đổi là người chưa có thói quen kỹ năng đọc sách và
thậm chí là ghét sách.

50
- Văn hóa đọc đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội, cần chú
trọng nghiêm túc xây dựng và phát huy. Xác định làm khuyến học là phải kiên trì
làm một quá trình dài, chứ không làm nửa vời, cho có.
- Đầu tư vào khuyến đọc, chính là đầu tư phần nào đó cho giáo dục. Việc văn
hóa đọc phát triển sẽ nâng cao nhận thức người dân cũng như góp phần giúp xã hội
văn minh hơn.
3.2.2. Đề xuất giải pháp
Thứ nhất, đầu tư nguồn lực hơn cho việc làm khuyến đọc kể cả nguồn lực kinh
tế và nguồn lực nhân sự. Không nhất thiết là chỉ khoanh vòng trong nhà xuất bản Phụ
Nữ mà mở rộng ra, mượn nguồn lực của cộng đồng để đi giải quyết bài toán cộng
đồng. Đối với mặt tài chính, tận dụng những mối quan hệ doanh nghiệp, kết hợp kêu
gọi tài trợ để tăng quỹ khuyến đọc lên. Và sự dụng quỹ khuyến đọc cho nhiều hoạt
động thiết thực hơn. Đối với nguồn lực nhân sự tham gia làm khuyến đọc, thì nên liên
kết với cộng đồng, để cùng chung tay lan tỏa. Có thể đưa ra các hình thức liên kết như:
cùng nhau tổ chức một chương trình sự kiện về khuyến đọc, cùng nhau xây dựng tủ
sách,…
Thứ hai, cần đa dạng và làm phong phú hơn các phương pháp khuyến đọc.
Có thể học tập các mô hình của các dự án đã thành công, ví dụ như:
- Mô hình xây dựng chuỗi thư viện miễn phí trên toàn quốc của Điểm Đọc
Việt Nam. Bằng cách liên kết những người yêu sách trên toàn quốc, rồi lập
các nhóm theo các tỉnh thành, cùng chung tay mở các điểm đọc sách cho
mượn miễn phí. Tại các điểm, không đơn giản là việc cho mượn sách, mà là
nơi dự án kết nối những người yêu sách, từ đó tạo động lực chung tay lan tỏa
văn hóa đọc đến toàn dân. Dự án hướng tới mọi lứa tuổi, mọi vùng miền.
- Mô hình Góp một cuốn sách, hướng đến mong muốn thực hiện điều ước cho
các em học sinh. Bằng cách phát các tờ giấy khảo sát, trong đó có các câu
hỏi như: Đã bao lâu rồi em không đọc sách? Đã bao lâu rồi em không được
tặng sách? Nếu được tặng sách, em muốn ai là người tặng sách cho em nhất?
Nếu được tặng sách, em muốn được tặng cuốn gì. Thông qua các bản khảo
sát đó, mình hiểu thêm về điều ước của các con. Để tổ chức chương trình tại
các trường học, biến ước mơ được tặng sách của các con thành hiện thực. Dự

51
án tác động đến ba đối tượng chính là các em học sinh, các bậc phụ huynh,
các thầy cô giáo.
- Dự án Đại sứ Đọc Việt Nam với mô hình đào tạo ra các đại sứ đọc ở mọi lứa
tuổi để cùng đồng hành chung tay tìm ra những người có tâm huyết, yêu sách
và biết cách làm khuyến đọc trên cả nước
- Sách hóa Nông thôn với hành trình mang tri thức về cho những làng quê
nghèo Việt Nam thông qua những bước chân. Đó là hanh trình đi bộ và đưa
sách tiếp cận gần hơn với trẻ em nông thôn.
- Sách và hành động với mô hình xây dựng câu lạc bộ sách tại các trường học,
và tập trung lan tỏa văn hóa đọc trong trường
Tất nhiên, nhà xuất bản không phải bắt chước làm mô hình tương tự, mà là
liên kết cùng triển khai đẩy mạnh hơn các mô hình trên. Ví dụ như kết hợp với
Điểm Đọc Việt Nam để xây dựng tủ sách lớp học, kết hợp với Sách hóa nông thôn
để tổ chức các hoạt động tọa đàm sự kiện ở trong trường học,… Vì đối tượng bài
nghiên cứu hướng đến là mẹ và bé, cũng như hoạt động khuyến đọc khoanh vung
trong địa bàn Hà Nội. Nên đó sẽ là lợi thế để nhà xuất bản có thể làm việc được với
nhiều đơn vị. Như quan điểm có đưa ra ở trên, làm khuyến đọc là chúng ta phải
hướng đến đối tượng là những người chưa thích đọc sách. Với những đối tượng này,
chúng ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian, và phải đánh đúng cái mà họ cần. Chẳng
hạn như có thể các mẹ chưa thấy việc đọc sách quan trọng, nhưng những kỹ năng để
nuôi dạy con thì có, vậy mình có thể tổ chức các chương trình về chủ điểm như vậy,
rồi gián tiếp đưa sách vào để dần dần thay đổi nhận thức.
Thứ ba, cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông và lan tỏa. Mạng xã hội ngày
càng phát triển, đây cũng là cơ hội để tinh thần khuyến đọc đến với nhiều người
hơn. Cần đa dạng kênh truyền thông và đầu tư một phần chi phí quảng cáo nhằm
tiếp cận đến đúng đối tượng và đến với nhiều người hơn. Có thể triển khai các hình
thức như: tổ chức các sự kiện online, quay video giới thiệu sách review sách, đăng
các bài chia sẻ liên quan đến sách, phát trực tiếp, thông qua các kênh như facebook,
youtube, insta, tiktok,… Ngoài ra một hình thức nữa cũng rất hiệu quả đó là liên kết
truyền thông. Các đơn vị có thể hỗ trợ nhau lan tỏa những giá trị của việc đọc sách.
Nói chung, với những đối tượng khác nhau, chúng ta cần có một phương
pháp khác nhau để đảm bảo tính hiệu quả. Song song bên cạnh đó cần xây dựng các

52
bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chính xác, và hợp lý nhất. Để dễ dàng theo dõi tính hiệu
quả của các dự án đã triển khai.

KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu, bản thân tôi đã tìm tòi rất nhiều tài liệu nghiên cứu
cũng như các cuốn sách viết về khuyến đọc, nhưng thật sự so với các chủ điểm khác
thì đếm trên đầu ngon tay. Trong khi đó văn hóa đọc được xem là một trong những
tiêu chí hàng đầu để thể hiện một quốc gia văn minh. Ngày xưa chúng ta có chương
trình xóa mù chữ, thế nhưng có chữ mà không dùng, biết chữ mà không đọc, thì thật
sự quá uổng phí.
Bài chuyên đề tốt nghiệp này, đã thu lại được một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, hiểu rõ về khuyến đọc, văn hóa đọc cũng như các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động phát triển khuyến đọc của nhà xuất bản.
Thứ hai, chỉ ra được thực trạng phát triển khuyến đọc tại nhà xuất bản Phụ Nữ
Việt Nam, từ đó tìm ra được những điểm mạnh, điểm hạn chế. Qua đấy tìm được
những nguyên nhân “kìm hãm” sự phát triển của hoạt động khuyến đọc.
Thứ ba, chỉ ra được một số định hướng và giải pháp để tăng cường haotj động
khuyến đọc của nhà xuất bản trong tương lai.
Tuy nhiên, song song bên cạnh đó, chuyên đề cũng còn một số hạn chế cần chỉ
ra, như:
Thứ nhất, vẫn chưa xây dựng được bản khảo sát thị trường cụ thể các đối tượng
mà nhà xuất bản hướng đến. Để từ đó đánh giá tình hình văn hóa đọc một cách
khách quan hơn.
Thứ hai, các chỉ tiêu đưa ra chủ yếu thông qua hình thức phỏng vấn, vẫn chưa
thật sự xây dựng được bảng chỉ tiêu đánh giá phù hợp
Thứ ba, các giải pháp đưa ra vẫn nằm trên quan điểm và kinh nghiệm cá nhân
nhiều, vẫn chưa tối ưu được hết các giải pháp, để đảm bảo tính hiệu quả cho các
phương án triển khai khuyến đọc trong tương lai.

53
54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình thí điểm tiếng Anh tiểu học được ban
hành theo Quyết định số 3321/QĐ-BGDĐT ngày 12/8/2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều lệ Trường Tiểu học, được ban hành theo Thông tư
số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học 2015
- 2016, được ban hành theo công văn số 4323/BGDĐT/GDTH ngày 25/8/2015
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định đánh giá học sinh tiểu học, được ban hành
theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông, được
ban hành theo quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ
thông được ban hành theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/ 2009
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá, được ban hành theo Thông tư số
04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động
giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, được ban
hành theo chỉ thị số 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
9. Bùi Văn Huệ. Tâm lý học tiểu học: Giáo trình. - Tp. Hồ Chí Minh: Đại học Sư
phạm Tp. Hồ Chí Minh, 2012.
10. Đỗ Thị Kim Thịnh (2009) “Nghiên cứu đánh giá nhu cầu đọc sách để định
hướng việc xuất bản sách phục vụ bạn đọc góp phần phát triển văn hóa đọc tại
các vùng miền núi nước ta” Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Thông tin
và Truyền thông.

55
11. Giang Anh Thơ. Nâng cao hiệu quả công tác phục vụ thiếu nhi tại các thư viện
trên địa bàn Thành phố Cần Thơ: Luận văn thạc sỹ Khoa học Thư viện. - TP.
Hồ Chí Minh: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, 2012. -
134 tr.
12. Hữu Thọ (2005) Góp phần nâng cao văn hóa đọc, Tạp chí Người đọc sách .- Số
9.
13. Nguyễn An Tiêm (2007) “Nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp duy trì và
phát triển văn hóa đọc của người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước” Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Ban tuyên giáo
Trung ương.
14. Nguyễn Thế Dũng (2015) “Văn hóa đọc của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp” Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ, Trường Đại Học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh.
15. Võ Công Nam (2011) “Phát triển văn hóa đọc trong thanh thiếu niên trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh” Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học
Văn hóa TP. Hồ Chí Minh.
16. Vũ Đảm (2005) Tìm hiểu đặc trưng của văn hóa đọc, Tạp chí Người đọc sách .-
Số 8.
17. American Library Association. Standards for the 21st-Century Learner. -
Chicago: ALA, 2007.
18. Ingwersen, P. and Willett, P. An introduction to algorithmic and cognitive
approaches for information retrieval // Libri, Vol. 45, No ¾, 1995. - c.160-177.
19. Kuznetsov, O. A. Về mối quan hệ giữa hệ thống tìm tin và người dùng tin // Tạp
chí Thông tin Khoa học Kỹ thuật, Loại 1. - 1971. - Số 10. - Tr. 7-12 (bản chữ
Nga).
20. Nguyễn Hữu Viêm. Đọc như thế nào? // Tạp chí Sách. - 2001. - Số 8. - Tr. 20-
22.
21. Nguyễn Hữu Viêm. Văn hoá đọc và phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam // Tạp
chí Thư viện Việt Nam. - 2009. - Số 1 (17). - Tr. 19-26.
22. Nguyễn Hữu Viêm. Văn hoá đọc và thư viện // Tạp chí Thư viện Việt Nam. -
2012. - Số 4 (36). - Tr. 74-77.
23. Nguyễn Hữu Viêm. Về vấn đề thoả mãn nhu cầu tài liệu cho người dùng tin //
Tập san Thông tin học. - 1981. - Số 2. - Tr. 6-12.

56
24. Từ điển thuật ngữ xuất bản, in, phát hành sách, thư viện, bản quyền. - H.: Từ
điển Bách khoa, 2002.

57

You might also like