You are on page 1of 9

Câu 1:

Tổng quan nghiên cứu: Là quá trình chọn lọc các tài liệu và chủ đề nghiên
cứu, trong đó bao gồm các thông tin, ý tưởng, dữ liệu và bằng chứng được trình bày
trên một quan điểm nào đó để hoàn thành các mục tiêu đã xác định.

Tổng quan nghiên cứu chia thành 2 loại:

1. Tập trung vào tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện trong quá khứ.

2. Tập trung vào tổng quan lý thuyết, trong đó trình bày các lý thuyết đã có
cùng giải thích một hiện tượng khoa học nào đó.

Vai trò của Tổng quan nghiên cứu:

 Vai trò chủ yếu: Nghiên cứu và làm rõ các thông tin, ý tưởng, dữ liệu bằng
chứng của mỗi tài liệu đã được lựa chọn theo một quan điểm nhất định. Qua đó, đưa
ra kết quả của các nghiên cứu đã được thực hiện trong quá khứ, những gì đã làm
được và chưa làm được. Bên cạnh đó, tổng quan lý thuyết tập trung trình bày các lý
thuyết đã có cùng giải thích một hiện tượng khoa học và so sánh chúng về mức độ
sâu, tính nhất quán...

 Vai trò đối với các công đoạn của nghiên cứu:

 Đối với việc xác định vấn đề nghiên cứu: Giúp người nghiên cứu nhận dạng
những gì đã thực hiện và những gì chưa thực hiện, từ đó tổng quan tốt sẽ tiết kiệm
thời gian và định hình nghiên cứu, để không làm những gì không có ý nghĩa khoa
học hoặc những gì người khác đã làm.

 Xây dựng cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu: Giúp xây dựng nền tảng lý thuyết
cho mô hình nghiên cứu, giả thuyết cho nghiên cứu kiểm định lý thuyết hoặc làm cơ
sở cho việc xây dựng lý thuyết cần thiết.

 Đối với việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu: Giúp người nghiên cứu
đánh giá các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng, ưu điểm và nhược điểm của
chúng, và lựa chọn phương pháp phù hợp cho nghiên cứu của họ.
 Đối với việc so sánh kết quả: Giúp nhà nghiên cứu xây dựng cơ sở biện
luận, so sánh kết quả nghiên cứu với kết quả nghiên cứu đã có, đặc biệt những gì
mang tính bổ sung và những gì mang tính đối kháng với các kết quả đã có.

Việc tổng quan nghiên cứu có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu khoa
học, không chỉ là việc mô tả những gì đã làm mà còn đánh giá chúng để rút ra bài
học và kinh nghiệm phục vụ cho công việc nghiên cứu khoa học của mỗi nhà
nghiên cứu.

Quy trình tổng quan nghiên cứu (7 bước):

1. Xác định các từ khóa về chủ đề nghiên cứu.

2. Tiến hành tìm kiếm tài liệu liên quan.

3. Liệt kê các tài liệu có liên quan mật thiết đến đề tài nghiên cứu.

4. Tiến hành nghiên cứu tài liệu đã chọn.

5. Thiết kế sơ đồ tổng kết tài liệu.

6. Tóm tắt các bài báo quan trọng về chủ đề nghiên cứu, trích dẫn và liệt kê
các tài liệu tham khảo.

7. Tổng kết lại các tài liệu nghiên cứu.

-> Ví dụ: Bước 6: Tóm tắt các bài báo quan trọng về chủ đề nghiên cứu, trích
dẫn và liệt kê các tài liệu tham khảo.

Giả sử chủ đề nghiên cứu "Ảnh hưởng của chế độ ăn uống đối với sức khỏe
tim mạch". Tôi sẽ chọn 2 bài báo quan trọng từ tạp chí y khoa có uy tín để tóm tắt
và trích dẫn.

Bài báo thứ nhất tôi chọn sẽ có thông tin như sau:

 Tiêu đề: "Antiarrhythmic Effects of Omega-3 Fatty Acids"

 Tác giả: James A. Reiffel MD, Arline McDonald PhD


 Nguồn: The American Journal of Cardiology, Volume 98, Issue 4,
Supplement 1, 21 August 2006

 DOI: [10.1016/j.amjcard.2005.12.027]

Tóm tắt:

Bài đánh giá toàn diện này tập trung vào tác động chống rung nhĩ của axit béo
Omega-3, chủ yếu tìm thấy trong dầu cá. Các phát hiện gần đây cho thấy lợi ích
đáng kể trong việc giảm triglycerides và tăng mức lipoprotein mật độ cao ở bệnh
nhân mắc bệnh hypertriglyceridemia nặng. Một sản phẩm Omega-3 đạt chuẩn dược
phẩm đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp
thuận cho mục đích này. Bài đánh giá nổi bật bằng chứng từ cả nghiên cứu cơ bản
và thử nghiệm lâm sàng, chứng minh tiềm năng chống rung nhĩ của axit Omega-3.
Một kết quả đáng chú ý là sự giảm thiểu các trường hợp tử vong đột ngột sau cơn
nhồi máu cơ tim, như đã thấy trong thử nghiệm GISSI–Prevenzione, dẫn đến việc
bổ sung dầu cá trong phác đồ điều trị sau nhồi máu ở châu Âu. Bài viết phân tích
một cách hệ thống các nghiên cứu cơ bản và lâm sàng, các hình thức chuẩn bị
Omega-3 có hiệu quả trong việc hành động chống rung nhĩ, các loại rối loạn nhịp
tim bị ảnh hưởng bởi Omega-3, và cơ chế cơ bản điều khiển những tác động này.
(Reiffel, J. A., & McDonald, A, 2006)

Thông qua quá trình này, bạn không chỉ thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về nội
dung nghiên cứu mà còn tuân thủ nguyên tắc đạo đức học thuật trong việc trích dẫn
nguồn gốc.

Trích dẫn tài liệu tham khảo:

1. Reiffel, J. A., & McDonald, A. (2006). Antiarrhythmic Effects of Omega-3


Fatty Acids. The American Journal of Cardiology, 98(4, Supplement 1), 50-60.
https://doi.org/10.1016/j.amjcard.2005.12.027
Câu 2:

1. Mục tiêu nghiên cứu

1.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu và hiểu rõ những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực
tuyến của sinh viên đại học tây nguyên.

1.2. Mục tiêu cụ thể

• Phân tích các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực
tuyến của sinh viên đại học tây nguyên.

• Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như giá cả, chất lượng sản
phẩm, sự tin tưởng vào thương hiệu, tính năng tiện lợi của giao diện mua sắm trực
tuyến, và các yếu tố khác đối với hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên.

• Xác định mức độ tác động của các chiến dịch khuyến mãi và chương trình
giảm giá đối với quyết định mua sắm trực tuyến của sinh viên.

• So sánh hành vi mua sắm trực tuyến với hành vi mua sắm truyền thống của
sinh viên đại học tây nguyên để hiểu rõ sự ưu tiên và sự thay đổi trong thói quen
mua sắm của họ.

• Đề xuất các giải pháp cụ thể để cải thiện hành vi mua sắm trực tuyến của
sinh viên và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa chiến lược kinh doanh trực
tuyến đối với

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các yếu tố tác động đến ý định mua
hàng trên các ứng dụng mua bán trực tuyến của sinh viên Đại học Thương mại. Các
yếu tố này có thể bao gồm các yếu tố bên trong sinh viên, như nhu cầu, sở thích,
nhận thức,...; các yếu tố bên ngoài sinh viên, như giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch
vụ giao hàng,...
2.2. Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Phạm vi không gian của đề tài này là sinh viên Đại học
Thương mại tại Hà Nội. Việc xác định phạm vi không gian này sẽ giúp nhà nghiên
cứu tập trung nghiên cứu vào một nhóm đối tượng cụ thể, từ đó thu thập được dữ
liệu chính xác và đáng tin cậy hơn.

Phạm vi Thời gian: Nghiên cứu sẽ tập trung vào một khoảng thời gian cụ thể
từ 1 năm trở lại đây.

3. Giả thuyết nghiên cứu

 Giả Thuyết về Sự Hữu Ích (H1):

o Sinh viên Đại học Thương mại có xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều
hơn khi họ nhận thấy ứng dụng mua sắm cung cấp giá trị hữu ích, như
tiết kiệm thời gian, tiện lợi, và cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm.

 Giả Thuyết về Tính Dễ Sử Dụng (H2):

o Sự dễ dàng và thuận tiện trong việc sử dụng ứng dụng mua sắm sẽ tác
động tích cực đến ý định mua hàng của sinh viên, với giả định rằng
các giao diện thân thiện và dễ dàng tiếp cận sẽ thu hút sinh viên hơn.

 Giả Thuyết về Nhóm Tham Khảo (H3):

o Ý định mua sắm của sinh viên có thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến và hành
vi mua sắm của bạn bè, người thân, và các nhóm tham khảo khác.

 Giả Thuyết về Giá Cả (H4):

o Giá cả cạnh tranh và các chương trình khuyến mãi trên các ứng dụng
mua sắm trực tuyến sẽ tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng
của sinh viên.

 Giả Thuyết về Rủi Ro Cảm Nhận (H5):


o Cảm nhận về rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm, an toàn giao
dịch, và bảo mật thông tin cá nhân trên ứng dụng mua sắm có thể ảnh
hưởng đến ý định mua hàng của sinh viên.

Sự hữu ích
(H1)

Tính dễ sử
dụng (H2)

Ý định mua Nhóm tham


sắm trực tuyến khảo (H3)

Giá cả (H4)

Rủi ro cảm
nhận (H5)

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

4. Phiếu khảo sát

Đề tài được thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi khảo sát với các thang đo thể hiện
khái niệm nghiên cứu ở dạng các biến tiềm ẩn và một khái niệm ở dạng biến quan
sát đó là biến giới tính thang đo được sử dụng cho nghiên cứu này là thang đo
Likert 5 điểm (dùng cho các biến định lượng) với mức 1 là “hoàn toàn không đồng
ý”, mức 2 là “không đồng ý”, mức 3 là “bình thường”, mức 4 là “đồng ý” và mức 5
là “hoàn toàn đồng ý”.

Hoàn
Hoàn
toàn Khôn
Câu Hỏi Khảo Sát Được Bình Đồn toàn
Mã Biến không g đồng
Diễn Giải Lại thường g ý đồng
đồng ý
ý
ý
H1 Việc mua hàng online
giúp tôi tiết kiệm được
thời gian
Tìm thông tin sản phẩm
trực tuyến nhanh chóng là
điều tôi làm thường xuyên
Tôi có khả năng mua sắm
trực tuyến mọi nơi
Mua sắm online cho phép
tôi mua hàng vào bất kỳ
thời điểm nào
Tìm kiếm thông tin và sản
phẩm trực tuyến với tôi
rất đơn giản
Quy trình mua sắm và
thanh toán online rất
thuận tiện với tôi
H2
Tôi thấy các tính năng của
website mua sắm online
dễ hiểu và rõ ràng
So sánh sản phẩm trực
tuyến là việc tôi có thể
làm một cách dễ dàng
H3 Tôi thường được khuyến
khích mua sắm online từ
gia đình và bạn bè
Trước khi mua sắm
online, tôi thường đọc
thông tin và đánh giá trên
các trang TMĐT và mạng
xã hội
Quyết định mua sắm
online của tôi thường bị
ảnh hưởng bởi thông tin
từ truyền thông
Tôi thường quan tâm đến
phản hồi từ nhà bán hàng
và bình luận của khách
hàng khác trên trang
TMĐT
Giá sản phẩm quyết định
việc mua hàng của tôi
Tôi thường so sánh giá
giữa các cửa hàng trực
tuyến khác nhau
H4 Tôi thường tìm kiếm mã
giảm giá hoặc ưu đãi khi
mua hàng
Tôi cố gắng tìm mua sản
phẩm với giá rẻ nhất có
thể
Tôi lo lắng rằng sản phẩm
mua online không đúng
như quảng cáo
Tôi lo lắng không nhận
được sản phẩm sau khi
thanh toán online
H5
Mua hàng trực tuyến
khiến tôi bỏ lỡ cơ hội mua
sắm ở cửa hàng truyền
thống
Tôi lo lắng sau này sẽ tiếc
nuối về việc mua hàng
online

You might also like