You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ


******

MỤC LỤC

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

ĐỀ TÀI: ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM


Mã lớp: 138401
Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Hồng Quân

Danh sách thành viên nhóm:


Họ và tên MSSV Lớp
Hoàng Thị Ngọc Hân 20213332 Quản trị kinh doanh – 01
Trịnh Thị Thu Huyền 20213349 Quản trị kinh doanh – 01
Nguyễn Thị Xuyên 20213418 Quản trị kinh doanh – 02
Lưu Thị Phượng 20213381 Quản trị kinh doanh – 02
Đồng Thị Lan 20213355 Quản trị kinh doanh – 01
Lê Thị Hải Yến 20213420 Quản trị kinh doanh – 02
Nguyễn Thuận An 20213310 Quản trị kinh doanh – 01
Nguyễn Phương Uyên 20213412 Quản trị kinh doanh – 02
Đỗ Văn An 20213309 Quản trị kinh doanh – 01
Nguyễn Nhật Anh 20213313 Quản trị kinh doanh – 01

Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 2023

1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
BIDV Insurance Corporation
BIC (Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam)
Net Foreign Assets
NFA
(Tài sản nước ngoài ròng)
World Health Organization
WTO
(Tổ chức y tế thế giới)
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTM Ngân hàng Thương mại
CSTT Chính sách tiền tệ
TCTD Tài chính tín dụng
DTBB Dự trữ bắt buộc

2
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 4
NỘI DUNG .............................................................................................................. 5
I. ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM................................................................................ 5
1. Tiền, chức năng và hình thái của tiền ...................................................... 5
2. Đồng tiền Việt Nam ................................................................................... 7
II. LỊCH SỬ ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM ............................................................ 9
1. Thời Bắc thuộc ........................................................................................... 9
2. Thời phong kiến độc lập............................................................................ 9
3. Thời Pháp thuộc ...................................................................................... 10
4. Thời kỳ sau Cách mạng tháng 8............................................................. 12
III. ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ................ 17
1.Bối cảnh hội nhập:....................................................................................... 17
2.Cơ hội và thách thức: .................................................................................. 17
3. Chính sách tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: .......................... 18
4. Kết quả: ....................................................................................................... 20
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 23

3
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong nền kinh tế thị trường, đồng tiền có sự chi phối rất lớn. Nền kinh tế càng
phát triển thì vai trò của đồng tiền, giá trị của đồng tiền và sức hút của đồng tiền cũng
ngày càng lớn. Tuy nhiên ít ai hiểu rõ về đồng tiền của nước ta cũng như chúng đã trải
qua các giai đoạn lịch sử như thế nào để có thể hiểu rõ về cách chúng vận hành trong nền
kinh tế đang ngày càng phát triển như hiện nay.
Mục tiêu chung của đề tài này là làm rõ những đặc điểm, tính lịch sử và hiện trạng
của đồng tiền Việt Nam hiện nay, từ đó có những phân tích rõ ràng nhất.
Đốii tượng nghiên cứu của đề tài này bao gồm Đồng tiền Việt Nam và Thực trạng
đồng tiền Việt Nam trong nền kinh tế.
Nội dung của đề tài gồm 3 phần chính:

I. Đồng tiền việt nam


II. Lịch sử đồng tiền việt nam
III. Đồng tiền việt nam trong bối cảnh hội nhập

4
NỘI DUNG
I. ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM
1. Tiền, chức năng và hình thái của tiền
1.1. Khái niệm về tiền
Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt, độc quyền, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo lường,
biểu hiện giá trị của hàng hóa và phương tiện lưu thông hàng hóa. (Karl.Marx)
Tiền là bất cứ thứ gì được chấp nhận rộng rãi trong việc thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ
hoặc hoàn trả các khoản nợ. (Frederic S.Mishkin)
1.2. Các hình thái của tiền
a. Hình thái giá trị giản đơn (ngẫu nhiên):
Hình thái này xuất hiện khi xã hội nguyên thủy tan rã và thường gặp ở những mầm
mống đầu tiên của trao đổi
Là hình thái mà khi một hàng hóa ngẫu nhiên được dùng để phản ánh giá trị của một hàng
hoá khác. Giá trị của hàng hóa này chỉ biểu hiện đơn nhất ở 1 hàng hóa khác và quan hệ
trao đổi mang tính ngẫu nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng (H-H’), tỷ lệ trao đổi được hình
thành ngẫu nhiên.
b. Hình thái giá trị toàn bộ (mở rộng):
Hình thái này xuất hiện trong thực tế khi một hàng hóa nào đó được trao đổi với nhiều
hàng hóa khác một cách thông thường phổ biến. Ở đây, giá trị của hàng hóa được biểu hiện
ở nhiều hàng hóa khác đóng vai trò làm vật ngang giá.
Là hình thái khi mà nhiều hàng hoá đều có khả năng trở thành vật ngang giá để thể hiện
giá trị của một hàng hoá nào đó.
c. Hình thái chung của giá trị:
Là hình thái mà khi một hàng hoá đóng vai trò là vật ngang giá chung để thể
hiện giá trị của tất cả các hàng hoá khác.
Giá trị của mọi hàng hóa được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá
chung – “Vật ngang giá phổ biến”. Các hàng hóa đều đổi thành vật ngang giá chung, sau
đó mới mang đổi lấy hàng hóa cần dùng.
Vật ngang giá chung trở thành môi giới. Bất kỳ hàng hóa nào cũng có thể trở thành vật
ngang giá chung miễn là nó được chấp nhận tách ra làm vật ngang giá chung (Gia súc,
vàng, bạc, đồng, vải...).
d. Hình thái tiền tệ:
Giá trị của tất cả các hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa là Tiền tệ.
Lúc đầu nhiều hàng hóa đóng vai trò là tiền tệ nhưng chỉ được hạn chế trong các kim loại
quý như đồng, bạc và cuối cùng là vàng.
Cuối thế kỷ XIX vàng đã trở thành vật ngang giá chung – thế giới độc nhất.
1.3. Chức năng của tiền
a. Phương tiện đo lường giá trị:

5
Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa khác.
Để đo lường được giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị, chính
vì vậy nên tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng.
Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng
hóa.
Giá trị của tiền tệ được đặc trưng bởi khái niệm sức mua tiền tệ tức là khả năng đổi
được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi.
Khi tiền tệ còn tồn tại dưới dạng hàng hoá (tiền có đầy đủ giá trị) thì sức mua của tiền
tệ phụ thuộc vào giá trị trao đổi của hàng hoá dùng làm tiền tệ với các hàng hoá khác.
Đến lượt giá trị trao đổi của hàng hoá tiền tệ lại phụ thuộc vào cung cầu hàng hoá đó
trên thị trường với tư cách là một hàng hoá.
Ví dụ:
Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được so sánh bằng giá trị của tiền tệ.
Một đôi giày bảo hộ có giá trị bằng 5 xu (tiền xu ngày xưa được làm từ nhôm). Một
cuốn sách có giá trị bằng 1 đồng (tiền đồng được đúc từ đồng). Mà 1 đồng cũng có giá
trị bằng 10 xu. Vì thế có thể nói Giá trị hàng hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh
hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó.
b. Phương tiện trao đổi:
Quá trình trao đổi hàng hóa vận động theo công thức H-T-H’
Ý nghĩa trung gian trao đổi nằm ở chỗ tiền không là thứ mà mọi người thực sự cần,
nhưng từ nó hoặc thông qua nó mọi người có được cái mà họ cần.
Ví dụ:
Ngày xưa Nước Ta lưu hành những đồng xu tiền làm bằng nhôm. Để thuận tiện người
ta đã đục lỗ ở giữa đồng xu tiền để tiện tàng trữ và đếm. Những đồng xu tiền bị đục lỗ
đó vẫn có giá trị lưu thông trong xã hội ngày đó. Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời
giá trị danh nghĩa của nó. sở dĩ có thực trạng này vì tiền làm phương tiện đi lại lưu
thông chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua
hàng mà mình cần. Làm phương tiện đi lại lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ
giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng sắt
kẽm kim loại của đơn vị chức năng tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so
với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự sinh ra của tiền giấy. Bản thân
tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của giá trị, chính vì thế việc in tiền giấy phải
tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.
c. Phương tiện cất trữ:
Tiền là vật cất trữ giá trị bởi có thể dùng để mua sắm trong tương lai.
Nhờ chức năng này của tiền tệ mà người ta có thể tách thời gian từ lúc có thu nhập đến
lúc tiêu dùng. Mọi người đều không muốn chi tiêu hết thu nhập của mình ngay khi nhận
nó, mà dự trữ để sử dụng nó trong tương lai.
Yêu cầu: Khi cất trữ, tiền tệ phải giữ nguyên giá trị hay sức mua hàng hoá qua thời
gian, nghĩa là giá trị của đồng tiền được cất trữ phải ổn định.

6
Ví dụ:
Người giàu thời xưa hay có thói quen cất trữ vàng, bạc trong hũ, trong rương. Bạn
thuận tiện nhìn thấy trong những phim truyền hình xưa, cổ tích. Ngày nay cũng có nhiều
người có thói quen cất trữ tiền trong ngân hàng nhà nước. Việc làm này không đúng vì
tiền cất giữ phải là tiền có giá trị như tiền vàng, bạc.
d. Phương tiện thanh toán:
Tiền được dùng làm phương tiện thanh toán, để trả nợ, nộp thuế , trả tiền mua chịu
hàng … Có thể thanh toán bằng tiền mặt , séc , chuyển khoản , thẻ tín dụng …
Ví dụ:
Hiện nay ngân hàng nhà nước điều cho vay tín dụng thanh toán. Bạn thuận tiện trở
thành con nợ của ngân hàng nhà nước nếu tiêu xài không đúng cách
e. Tiền tệ Thế giới:
Khi quan hệ kinh doanh giữa những quốc gia được mở rộng, thì tiền tệ là chức năng
tiền tệ quốc tế. Làm chức năng tiền tệ quốc tế phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng thanh
toán được thừa nhận thanh toán giao dịch quốc tế. Việc đổi tiền của một quốc gia này
thành tiền của một quốc gia khác được thực thi theo tỷ giá hối đoái.
Ví dụ:
Hiện nay ngành du lịch tăng trưởng, mọi người thuận tiện du lịch quốc tế. Khi đi du
lịch bạn cần đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước bạn. Tý giá hối đoái dự vào nền kinh
tế tài chính của những nước nên có giá trị khác nhau.
Hiện tại 1USD = 23.000 VND …
2. Đồng tiền Việt Nam
2.1. Khái niệm

Tiền là một trong bốh loại tài sản (vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản) theo
quy định của pháp luật Việt Nam (Khoản 1 Điều 105 về “Tài sản”, Bộ luật Dân sự năm
2015).

Hiến pháp năm 2013 quy định “Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam. Nhà
nước bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia”. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
năm 2010 quy định, đơn vị tiền của Việt Nam là “Đồng”, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu
quốc tế là “VND”.

2.2. Cơ quan phát hành


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền Việt Nam.

2.3. Cơ sở pháp lý
◆ Hiến pháp năm 2013
◆ Bộ luật dân sự năm 2015
◆ Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010

7
◆ Và một số nghị quyết, nghị định, thông tư liên quan
2.4. Các loại mệnh giá đang lưu hành

Mệnh Kích Màu sắc Miêu tả Ngày phát hành


giá thước
Mặt trước Mặt sau Chất
liệu
100đ 120 × Nâu đen Quốc huy Chùa Phổ Cotton 2/5/1992
59 mm Minh
200đ 130 × Nâu đỏ Hồ Chí Sản xuất nông Cotton 30/09/1987
65 mm Minh nghiệp
500đ 130 × Hồng cánh Hồ Chí Cảng Hải Cotton 15/08/1989
65 mm sen Minh Phòng
1000đ 134 × Xanh nhạt, Hồ Chí Tây Nguyên Cotton
65 mm vàng Minh
20/10/1989

2000đ 134 × Nâu sẫm Hồ Chí Nhà máy dệt Cotton 20/10/1989
65 mm Minh Nam Định
5000đ 134 × Xanh Hồ Chí Nhà máy thủy Cotton 15/01/1993
65 mm dương Minh điện Trị An
10000đ 140 × Đỏ tía Hồ Chí Vịnh Hạ Long Cotton 15/10/1994
68 mm Minh
132 × Nâu đậm Hồ Chí Mỏ dầu Bạch Polymer 30/08/2006
60 mm trên nền Minh Hổ
vàng
20000đ 140 × Xanh lơ Hồ Chí Xưởng sản Cotton
68 mm sẫm Minh suất đồ hộp
02/03/1993

136 × Xanh lơ Hồ Chí Chùa Cầu Polymer 17/05/2006


65 mm đậm Minh
50000đ 140 × Xanh lá Hồ Chí Bến Nhà Rồng Cotton
68 mm cây sẫm Minh
15/10/1994

140 × Hồng đỏ Hồ Chí Nghênh Lương Polymer 17/12/2003


65 mm Minh Đình – Phu
Văn Lâu

8
100000đ 145 × Nâu sẫm Hồ Chí Nhà sàn Bác Cotton 01/09/2000
71 mm Minh Hồ
144 × Xanh lá Hồ Chí Quốc Tử Giám Polymer 01/09/2004
65 mm cây Minh
200000đ 148 × Đỏ nâu Hồ Chí Vịnh Hạ Long Polymer
65 mm Minh
30/08/2006

500000đ 152 × Xanh lơ Hồ Chí Ngôi nhà tranh Polymer 17/12/2003


65 mm tím sẫm Minh tại làng Sen ,
Kim Liên ,
Nam Đàn , NA
100đ 163 x Đỏ và Hồ Chí Tòa nhà trụ sở Cotton
82mm vàng Minh ngân hàng nhà
nước VN
Nguồn: Wikipedia

II. LỊCH SỬ ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM


1. Thời Bắc thuộc

Thời điểm này nước ta chưa giành được độc lập chủ quyền, vẫn đang chịu ách đô
hộ của nhà Hán, vì vậy tiền tệ lưu hành trong nước là tiền đồng Trung Quốc. Căn cứ vào
các hoạt động khảo cổ, thời kỳ này tiền đồng Trung Quốc được lưu hành tại Việt Nam như
Hán nguyên thông bảo của nhà Hán, Khai nguyên thông bảo của nhà Đường và cả những
đĩnh vàng, đĩnh bạc cũng được lưu hành.
2. Thời phong kiến độc lập
Mỗi triều đại nước ta thường cho đúc một loại tiền riêng, bao gồm tiền đồng, tiền
kẽm, tiền sắt, tiền giấy như Đồng Thiên phúc trấn bảo thời Tiền Lê, Thuận Thiên đại bảo
thời Lý Thái Tổ. Cuối năm 1820 (cuối triều Gia Long), song song với tiền đồng, các thoi
vàng, thoi bạc, đồng vàng, bạc cũng được sử dụng. ví dụ như:

Hình 1: Đồng Thiên Phúc trấn bảo,mặt trước (trái) và mặt sau ghi chữ Lê (phải) (tiền nhà
Lê)

9
Hình 1: Thuận Thiên đại bảo (1010-1028) dưới thời Lý Thái Tổ
3. Thời Pháp thuộc

Tiền Kim loại


Tiền Đông Dương được chia thành các đơn vị piastre, cent/centime và sapèque. Một
piastre bằng 100 cent. Một cent bằng 2 - 6 sapèque tùy theo từng giai đoạn. Mặt trước của
các tờ tiền giấy hoặc tiền kim loại ghi bằng tiếng Pháp. Mặt sau ghi bằng chữ Hán, chữ Quốc
ngữ, chữ Lào và chữ Khmer, song cũng có lúc chỉ ghi chữ Pháp.
Tiền kim loại gồm các mệnh giá: 1 piastre, 50 cent, 20 cent, 10 cent, 5 cent, 1 cent, 1/2 cent,
1/4 cent, 1/5 cent. Trên đồng tiền có các ký hiệu thể hiện những quy định rất quy củ và chặt
chẽ như số lượng phát hành, nơi đúc. Tiền được đúc bằng đồng, bạc, niken, hợp kim ni ken
- đồng, kẽm với nhiều hình dáng, kích thước, ký hiệu bảo an, họa tiết và rất đa dạng gắn liền
với diễn biến lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị của mỗi thời kỳ ứng với các đợt đúc/phát
hành tiền.
Trước tiên là Tiền Nam Kỳ thuộc Pháp - Cochinchine (1875 - 1885), gồm hai loại bằng đồng
và bạc.
Đồng tiền đầu tiên là tiền 1 cent 1875K vốn được đúc bằng đồng đỏ để phát hành tại
Pháp nhưng lại được đem sang Việt Nam sử dụng. Tiếp đó là hai loại tiền dành riêng cho
Nam Kỳ là tiền 1 cent Bách phân chi nhất và tiền 1/5 cent Sapèque (đồng hai xu điếu).

Tiền bằng bạc giai đoạn này có 4 loại mệnh giá khác nhau: 1 piastre (quy đổi là 100 cent),
50 cent, 20 cent và 10 cent.

Hình 2:Đồng bạc Đông Dương đúc tại Pháp.

10
Tiền Đông Dương - Indochine (1885 – 1945): Từ 1885 đến 9/3/1945, BIC đưa vào
lưu thông 210 mẫu đồng tiền kim loại Đông Dương Indochine, gồm 12 mệnh giá: 1 piastre,
50 cent, 20 cent, 10 cent, 5 cent, 1 cent, 1/2 cent, 1/4 cent, 1/5 cent, 1/6 cent và 1 tael, 1/2
tael dùng cho việc ngoại thương với nước khác. Ngoài 210 mẫu nói trên, trước thời điểm
thành lập Liên bang Đông Dương (17/10/1887), BIC đã đưa vào lưu thông 6 mẫu đồng tiền
kim loại Cochinchine với 5 mệnh giá khác nhau.

Hình 3:Tờ 100 bạc Đông Dương.


Tiền bằng đồng: Từ nửa cuối 1885 - 1895, phát hành 9 mẫu đồng xu Bách phân chi
nhất 1 cent. Từ 1896 - 1939 phát hành 38 mẫu đồng xu Bách phân chi nhất.

Từ 1935 - 1940 phát hành 6 loại đồng xu mệnh giá 1/2 cent.
Từ 1887- 1902, tiếp tục cho phát hành tiền xu sapèque có mệnh giá 1/5 cent bằng đồng.

Tiền bằng bạc: Tiền 1 piastre: Ngày 28/12/1885, chính thức lưu hành đồng bạc
piastre. Từ 1885 - 1931, cho phát hành 36 đồng kim loại bạc mệnh giá 1 piastre với nhiều
trọng lượng khác nhau. Tiền 50 cent: Từ 1885 - 1936, phát hành 5 mẫu đồng xu bạc mệnh
giá 50 cent vào các năm 1885, 1894, 1895, 1896 và 1936. Tiền 10 cent: Từ 1885 - 1937, phát
hành 36 mẫu đồng xu bạc mệnh giá 10 cent.
Tiền niken và hợp kim niken - đồng: Năm 1939, phát hành 3 loại đồng xu hợp kim
niken - đồng có mệnh giá 20 cent.
Từ 1939 - 1941, cho phát hành 5 loại đồng xu mệnh giá 10 cent bằng hợp kim niken - đồng.

Từ 1923 -1939 cho phát hành 8 loại đồng xu mệnh giá 5 cent bằng hợp kim niken - đồng.
Ngoài ra, trong các năm 1943 và 1944, còn phát hành 6 loại đồng xu “ngoại thương” bằng
bạc với mệnh giá 1 tael và 1/2 tael nhằm mục đích trao đổi buôn bán giữa Bắc Kỳ với Lào,
thường được dùng vào việc mua bán thuốc phiện giữa Việt Nam với Lào và Trung Quốc nên
dân gian gọi là đồng xu Á phiện.
Tiền bằng kẽm, gồm có: Trong hai năm 1940 - 1941, phát hành 3 loại tiền xu bằng
kẽm với mệnh giá 1 cent.
Trong hai năm 1939 - 1940, phát hành 2 loại tiền xu mệnh giá 1/2 cent bằng kẽm.

11
Từ 1942 - 1944, phát hành 3 loại đồng xu kẽm, mệnh giá 1/4 cent.
Từ 1902 - 1905, phát hành 1 loại đồng xu mệnh giá 1/6 cent bằng kẽm.

Tiền bằng nhôm: Năm 1943, phát hành loại đồng xu bằng nhôm mệnh giá 1 cent, 5
cent.

Tiền Đông Dương từ 1945 - 1954: Sau khi Pháp tái chiếm Sài Gòn, BIC khôi phục
hoạt động ở Nam kỳ, tiếp tục phát hành tiền tệ trong vùng chiếm đóng. Trong thời gian này
Cục Quản lý tiền tệ của Pháp và BIC đồng thời phát hành tiền kim loại và tiền giấy ở Đông
Dương. Tiền kim loại gồm các mệnh giá 1 piastre và 50 cent bằng hợp kim niken - đồng; 20
cent, 10 cent và 5 cent bằng nhôm.
Tiền 1 piastre bằng hợp kim nike – đồng phát hành trong các năm 1946 và 1947. Tiền 20
cent bằng nhôm phát hành năm 1945. Tiền 10 cent bằng nhôm phát hành năm 1945. Tiền 5
cent bằng nhôm phát hành năm 1946.

Ngoài ra, sau khi công nhận quyền độc lập của Việt Nam, Lào và Campuchia trong
khuôn khổ Liên bang Đông Dương và khối Liên hiệp Pháp (8/3/1949), Pháp ngưng phát
hành tiền Đông Dương và thay vào đó là các loại tiền do Viện phát hành ba quốc gia liên kết
và chính quyền Bảo Đại phát hành. Đến năm 1951, Pháp tuyên bố các nước Đông Dương có
quyền phát hành tiền tệ riêng. Tiền liên minh Đông Dương do chính phủ Bảo Đại phát hành
gồm 01 bộ tiền kim loại bằng nhôm và 2 bộ tiền giấy.

Tiền giấy Đông Dương


Sau khi thành lập chi nhánh Sài Gòn, BIC phát hành tiền giấy cùng với tiền kim loại.
Từ 1875 – 1955 có 6 giai đoạn phát hành tiền giấy Đông Dương. Mỗi giai đoạn lại chia thành
nhiều kỳ; Trong mỗi kỳ có thể có nhiều đợt. Tiền giấy được in ở nhiều nơi, có nhiều mệnh
giá, kích thước, màu sắc và họa tiết, chữ ký khác nhau. Đáng chú ý là hình minh họa có rất
nhiều hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Tiền giấy phát hành giai đoạn 1875 - 1923 gồm 6 kỳ phát hành sau, gồm nhiều mệnh giá: 1
piastres, 5 piastre, 20 piastres, 100 piastre; 10 cent, 20 cent và 50 cent.
Tiền giấy trong giai đoạn 1923 - 1939 phát hành trong 4 đợt, gồm 8 loại mệnh giá là 1 piastre
(có 2 loại), 5 piastre (có 2 loại), 20 piastre (có 2 loại) 100 piastre (có 1 loại) và 500 piastre
(có 1 loại).

Tiền giấy phát hành giai đoạn 1940 - 1944 đã có thay đổi khi BIC được phát hành những loại
tiền hào mệnh giá nhỏ (1 hào bằng 10 xu), gồm 3 kỳ phát hành, có các mệnh giá: 5 cent, 10
cent, 20 cent, 50 cent
4. Thời kỳ sau Cách mạng tháng 8

12
Giấy bạc Cụ Hồ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, tiền
đồng cũng chính thức được in và lưu thông để khẳng định chủ quyền của đất nước tự do. Bắt
đầu từ thời điểm này cho tới nay, chúng ta đã thay đổi tiền cả về hình thức, chất liệu đến
mệnh giá 7 lần. Trước khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra đời, trên mỗi tờ tiền đều in chữ
"Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mặt sau của tờ tiền thường in các hình ảnh khác về giai cấp Nông - Công - Binh. Các con số
ghi mệnh giá đều được viết theo số Ả- Rập hoặc bằng chữ Hán, Lào, Campuchia. Người Việt
Nam thời ấy luôn gọi tiền giấy là “giấy bạc Cụ Hồ”.

Hình 7:Tờ giấy bạc tài chính 100 đồng với chữ Hán ngay bên dưới ảnh Bác Hồ.

Tiền giấy do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành năm 1951
Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng
Quốc gia Việt Nam, với các nhiệm vụ: phát hành giấy bạc, quản lý kho bạc, thực hiện chính
sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh
tiền tệ với thực dân Pháp.
Từ đó tiền giấy do Ngân hàng quốc gia Việt Nam phát hành chính thức được đưa vào sử
dụng. 1 đồng ngân hàng đổi được 10 đồng tài chính (đồng Cụ Hồ), và gồm nhiều mệnh giá:
1, 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 5000. Hình thức tiền ngân hàng khá giống với trước đây
và chỉ thay đổi về các bức hình in ở mặt sau cùng màu sắc ở mỗi mệnh giá tiền.

Hình 8:Tờ giấy bạc ngân hàng 20 đồng

13
Hình 9:Tờ giấy bạc ngân hàng 100 đồng.

Hình 10:tờ 5.000 đồng, tờ giấy bạc có giá trị nhất lúc bấy giờ.
Sau đó, do có nhiều khó khăn trong liên lạc, Trung Bộ và Nam Bộ được phát hành tiền riêng.
Tiền này có mệnh giá 1, 5, 20, 50 và 100 đồng. Hình ảnh trang trí tương tự nhưng có thêm
chữ kí của Chủ tịch Uỷ Ban kháng chiến Nam Bộ, đại diện Bộ trưởng Tài chính và Giám
đốc Ngân khố Nam Bộ
Tiền đồng những năm 1975

Thời kỳ từ 1954 đến 1975, nước ta bị phân chia thành hai miền Nam - Bắc, mỗi miền
lại có một loại tiền riêng nhưng vẫn gọi chung là “tiền đồng”. Ở miền Nam, từ 1953, lưu
hành Đồng (tiền Việt Nam Cộng hoà). Năm 1953, tiền kim loại 10, 20, 50 xu được đưa vào
lưu thông. 1960, có thêm tiền kim loại 1 đồng, và 10 đồng năm 1964, 5 đồng năm 1966 và
20 đồng năm 1968. 50 đồng đúc năm 1975 .
Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam đã xuất hiện nhiều tổ chức chuyên in tiền giả, nên trên
tờ bạc 200 còn ghi thêm dòng chữ răn đe "Hình phạt khổ sai những kẻ nào giả mạo giấy bạc
do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành ra".

Hình 11:Tờ bạc 200 với dòng chữ răn đe "Hình phạt khổ sai những kẻ nào giả mạo giấy
bạc do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành ra”

14
Tiền giải phóng sau năm 1975
Sau thống nhất đất nước 30/4/1975, tiền lưu hành ở miền Nam mất giá và được đổi
tên thành tiền giải phóng, Từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào, 500 đồng miền Nam đổi lấy 1
đồng giải phóng. Từ Huế trở ra, 1000 đồng miền Nam đổi 3 đồng giải phóng.

Hình 12: tờ 10 xu
Đến năm 1978, sau khi Nhà nước ổn định và thống nhất về tài chính, tiền Việt Nam tiếp tục
thay đổi. Ở miền Bắc, 1 đồng giải phóng đổi 1 đồng thống nhất, ở miền Nam 1 đồng giải
phóng đổi 8 hào thống nhất. Đồng thời nhà nước cũng phát hành thêm các loại tiền 5 hào, 1
đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng, 100 đồng.

Hình 13: 1 đồng in hình nhà máy Gang thép Thái Nguyên.
Tiền đồng những năm 1985

Năm 1985, trước diễn biễn phức tạp của nền kinh tế và tình hình khan hiếm nghiêm trọng
tiền mặt trong thanh toán, Nhà nước công bố đổi tiền theo tỉ lệ 10 đồng thống nhất đổi 1 đồng
tiền mới phục vụ cho cuộc cách mạng về giá cả và lương. Ngân hàng quốc gia Việt Nam đã
ban hành các loại tiền 10, 20, 50 đồng.

15
Hình 14: tờ 50 đồng

Tiền giấy thế kỷ XX


Các tờ tiền giấy cotton có mệnh giá 10.000 và 20.000 được in năm 1990, tờ 50.000
được phát hành 15/10/1994 còn tờ 100.000 từ ngày 1/9/2000.

Tiền polymer hiện tại

Tiền polymer tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành năm
2003, có giá trị lưu hành song song với các đồng tiền cũ, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu lưu
thông tiền tệ về cơ cấu mệnh giá (thêm loại tiền có mệnh giá lớn), chủng loại. Tiền polymer
có nhiều ưu điểm hơn tiền cotton, như khó làm giả, độ bền cao hơn 3 – 4 lần, khó rách…
Loại tiền này không thấm nước, phù hợp khí hậu của Việt Nam mà vẫn thích ứng với các
máy xử lí tiền như máy ATM, máy đếm tiền… Chi phí tính toán để in tiền polymer cao gấp
đôi tiền cotton.
Kể từ khi tiền polymer được đưa vào sử dụng, bắt đầu từ ngày 1/9/2007, tiền giấy mệnh giá
50.000 -500.000 đã hết giá trị lưu hành, và từ ngày 1/1/2013, các loại tiền cotton mệnh giá
10.000 đồng, 20.000 đồng cũng đã ngừng lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay chỉ còn
các tờ tiền giấy mệnh giá nhỏ dưới 5.000 đồng (1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng …) còn
giá trị lưu hành tại Việt Nam.

16
III. ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

1.Bối cảnh hội nhập:


Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (
WTO) năm 2007, kinh tế vĩ mô trong nước đã trải qua những thăng trầm do tác động phức
tạp của kinh tế thế giới, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu vừa
qua.việc điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh luồng vốn nước ngoài biến động từ
năm 2007 đến nay và chỉ ra những vấn đề cần quan tâm trong điều hành chính sách tiền tệ
và sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong bối
cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
2.Cơ hội và thách thức:
- Trong giai đoạn này, quy mô và sự biến động của các luồng vốn gia tăng; cơ cấu vốn
nước ngoài biến động, tỷ trọng vốn ngắn hạn có năm tăng cao và biến động nhiều hơn.
Năm 2007, với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn vốn đầu
tư nước ngoài và kiều hối (năm 2007 đã đạt tới 20 tỷ USD), tổng các luồng vốn nước ngoài
(gồm giải ngân vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp, vay nợ nước ngoài) đã đạt mức
đỉnh điểm, tăng gấp 13 lần so với năm 2000 và gấp 4 lần so với năm 2005. Do tác động của
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, vốn khả dụng toàn cầu giảm, tốc độ
vốn chảy vào Việt Nam đã chậm lại trong năm 2008 - 2009 trước khi khôi phục trở lại trong
năm 2010. Quy mô của dòng vốn nước ngoài so với nền kinh tế năm 2007 ở mức khoảng
21% GDP, sau đó giảm xuống khoảng 7 - 13% GDP từ năm 2008 đến nay. Con số này cao
hơn nhiều so với mức 4 - 5% GDP trong giai đoạn 2000 - 2004 và khoảng 7% trong giai
đoạn 2005 - 2006, phản ánh tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này dựa vào nguồn vốn
nước ngoài nhiều hơn giai đoạn trước. Về cơ cấu luồng vốn, vẫn chủ yếu là nguồn vốn dài
hạn, nhưng luồng vốn ngắn hạn cũng có năm tăng cao. Chẳng hạn năm 2007, vốn ngắn hạn
bao gồm vay nợ nước ngoài ngắn hạn và vốn đầu tư gián tiếp chiếm tỷ trọng 42% tổng
luồng vốn, cao hơn nhiều so với mức khoảng trên 20% của năm 2005 - 2006 và giảm mạnh
xuống mức 12% năm 2008 và khoảng 3% trong năm 2009. Đây có thể nói là sự biến động
đột biến, tăng rất cao nhưng cũng giảm rất mạnh.
Tuy nhiên, năm 2007 cũng là năm ảm đạm đối với nền kinh tế Mỹ khi đồng đôla mất
giá nghiêm trọng. Sự suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã khiến cho nhiều nền
kinh tế khác trên thế giới chịu ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam. Đồng tiền mất giá là ấn
tượng đáng nhớ nhất trong năm 2007 và đầu năm 2008.
- Cùng với những biến động về hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, thu nhập,
chuyển tiền một chiều, sự biến động của luồng vốn nước ngoài tạo nên biến động khá lớn
đối với tình trạng cán cân thanh toán quốc tế, theo đó tác động mạnh tới cấu phần tài sản
có nước ngoài ròng trong tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế, tác động tới danh
mục tài sản Có và tài sản Nợ của hệ thống các NHTM đặt nhiều thách thức đối với điều
hành chính sách tiền tệ.

17
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam biến động mạnh từ năm 2007 trở lại đây.
Năm 2007, với sự gia tăng đột biến của luồng vốn nước ngoài, cán cân vốn và tài chính
thặng dư ở mức lớn, vượt quá nhu cầu tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai, cán cân thanh
toán thặng dư ở mức trên 10 tỷ USD. Sang năm 2008, thặng dư cán cân thanh toán giảm
mạnh, chỉ còn khoảng 473 triệu USD trước khi chuyển sang thâm hụt ở mức trên 8 tỷ USD
trong năm 2009. Sự biến động mạnh của thặng dư cán cân thanh toán đã khiến cấu phần tài
sản Có nước ngoài ròng (NFA) trong tổng phương tiện thanh toán (M2) có mức tăng trưởng
mạnh. M2 năm 2007 tăng khoảng 49%, trong đó NFA đóng góp khoảng 15% nhưng sang
năm 2008 chỉ đóng góp 0,44%, năm 2009, sự sụt giảm của NFA tác động làm giảm 7,72%
tăng trưởng M2. Luồng vốn luân chuyển với khối lượng nhiều hơn đã có tác động tới hoạt
động huy động và cho vay cũng như tác động tới việc quản lý danh mục đầu tư, quản lý
danh mục tài sản Nợ, tài sản Có của hệ thống các ngân hàng. Các NHTM huy động được
một lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư; đồng thời đây là
nguồn vốn quan trọng để các NHTM mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế; ngoài nghiệp
vụ huy động và cho vay ngoại tệ là những nghiệp vụ truyền thống, nhiều ngân hàng chú
trọng đến mảng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt vào những thời điểm có sự chênh
lệch lớn về lãi suất quốc tế và trong nước. Bởi vậy, trong quản lý điều hành chính sách tiền
tệ, việc kiểm soát tổng phương tiện thanh toán gặp nhiều khó khăn, cân đối vốn của các
NHTM thường xuyên biến động, nhất là khi nền kinh tế còn bị đô la hóa, sự dịch chuyển
giữa tài sản nội tệ và ngoại tệ gây bất ổn định thị trường nội tệ, có thời điểm gây khó khăn
trong việc ổn định thị trường ngoại tệ.
3. Chính sách tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập:

- Với vai trò là Ngân hàng Trung ương và cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín
dụng và hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã linh hoạt trong
việc chuyển hướng điều hành, sử dụng đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết
tổng lượng tiền trong nền kinh tế, điều tiết lãi suất và tỷ giá phù hợp nhằm đạt được mục
tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an
toàn hệ thống.
Chính sách tiền tệ, theo đuổi đa mục tiêu trong những năm trước đây, nhưng từ năm
2007 trở lại đây, việc xác định mục tiêu cuối cùng đã khá linh hoạt, có thứ tự ưu tiên.
Ví dụ: trong giai đoạn 2008-2009, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu,
tình hình kinh tế vĩ mô trong nước có nhiều biến động, giá cả trên thị trường thế giới tăng
đột biến, nhất là giá dầu và giá lương thực, lạm phát tăng tại hầu hết các nước trên thế giới.
Do Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, những yếu kém nội tại của nền
kinh tế bắt đầu bộc lộ rõ nét, lạm phát có nguy cơ tăng cao, ảnh hưởng xấu đến hoạt động
sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân, Chính phủ đã thực hiện đồng bộ các giải
pháp nhằm kiềm chế lạm phát và điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Cùng với
việc thắt chặt tài khóa, CSTT thắt chặt được thực hiện thông qua việc sử dụng phối hợp các
công cụ CSTT. Nhờ đó, lạm phát từ bắt đầu có dấu hiệu giảm dần. Tuy nhiên, từ tháng
8/2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu tác động đến kinh tế trong nước, Chính phủ
đã thực hiện các giải pháp kích cầu nhằm ngăn ngừa suy thoái toàn cầu. Theo đó, CSTT
được điều hành theo hướng linh hoạt và thận trọng.

18
Từ cuối năm 2007, khi lạm phát trở lại mức hai chữ số và tiếp tục tăng mạnh trong
nửa đầu năm 2008, Chính phủ đã xác định mục tiêu của các chính sách kinh tế vĩ mô nói
chung và chính sách tiền tệ nói riêng là ưu tiên kiềm chế lạm phát là hàng đầu và điều chỉnh
giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2008 từ mức 8,5% - 9% xuống còn 7%. Từ tháng
9/2008 đến năm 2009, khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ lan rộng ra khắp toàn cầu,
có nhiều diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta, Chính phủ đã
điều chỉnh mục tiêu từ ưu tiên kiềm chế lạm phát sang thực hiện các giải pháp kích cầu để
ngăn ngừa ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Sang năm 2010, kinh tế trong nước
đã từng bước phục hồi, nhưng nền kinh tế còn phải đối mặt với một số rủi ro như nhập siêu
ở mức cao, áp lực tăng lạm phát trở lại, thâm hụt ngân sách cao, Chính phủ xác định tăng
cường ổn định kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao hơn cả về số
lượng và chất lượng, đồng thời ngăn ngừa lạm phát cao trở lại.
- Các công cụ chính sách tiền tệ được sử dụng linh hoạt, đa dạng hơn và có sự kết
hợp khá nhuần nhuyễn giữa các công cụ.
(1) Lãi suất cơ bản, tái chiết khấu, tái cấp vốn được giữ ổn định trong năm 2007 nhưng
năm 2008 chuyển sang điều hành linh hoạt (tăng 3 lần, giảm 6 lần), trong năm 2009 (giảm
2 lần, tăng 1 lần), giữ ổn định trong 6 tháng đầu năm 2010; trong điều hành, có kết hợp cả
biện pháp trực tiếp. Quy định trần lãi suất theo Công điện số 02 vào tháng 2/2008 để ổn
định nhanh khi thị trường tiền tệ bị xáo trộn bởi cuộc đua lãi suất. Khi thị trường tiền tệ có
dấu hiệu tích cực, NHNN dỡ bỏ trần lãi suất huy động VND và thay cơ chế điều hành lãi
suất cơ bản, theo đó, các tổ chức tín dụng (TCTD) ấn định lãi suất kinh doanh bằng VND
đối với khách hàng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản o NHNN công bố. Sang
năm 2010, triển khai cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay ngắn
hạn từ tháng 2/2010 và các khoản vay trung dài hạn từ tháng 4/2010;
(2) Công cụ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh linh hoạt, tăng một lần lên gấp đôi vào giữa
năm 2007 và tăng 1 lần ( tăng 1%) và giảm 4 lần trong năm 2008; năm 2009 (giảm 3 lần).
Bên cạnh quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB), trong giai đoạn này NHNN còn linh
hoạt trong việc trả lãi cho dự trữ bắt buộc (giữ không đổi đối với lãi suất trong DTBB đối
với VND là 1,2%/năm trong năm 2007, tăng lên 3,6 - 5 - 10% năm và giảm còn 9 - 8,5%
trong năm 2008; tiếp tục giảm còn 3,6% xuống 1,2% trong năm 2009 trước khi giữ ổn định
trong năm 2010. Đối với lãi tiền gửi DTBB vượt bằng ngoại tệ giữ nguyên trong năm 2007
- 2008 ở mức 1%/năm, giảm xuống 0,5% - 0,1% trong năm 2009 và ổn định trong năm
2010; đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở, đây có thể nói là công cụ được sử dụng chủ
yếu để điều tiết tiền tệ của NHNN trong những năm qua. Trong năm 2007, vốn khả dụng
của các TCTD có tình trạng dư thừa nên NHNN đã tổ chức các phiên đấu thầu bán là chủ
yếu, nhưng từ 2008 đến nay, TCTD chủ yếu thực hiện mua giấy tờ có giá để hỗ trợ thanh
khoản cho các TCTD. Cùng với việc điều hành linh hoạt khối lượng tiền qua kênh này, lãi
suất áp dụng đối với các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở cũng được điều chỉnh khá linh
hoạt phù hợp với mục tiêu điều hành từng thời điểm;
(3) về hoạt động tái cấp vốn, trong giai đoạn 2007-2009, NHNN đã thực hiện tái cấp vốn
một cách linh hoạt nhằm hỗ trợ khả năng thanh khoản cho các ngân hàng (trong năm 2007,
khối lượng tái cấp vốn của NHNN cho các NHTM ở mức thấp, nhưng từ năm 2008 đến

19
nay, tái cấp vốn là một kênh quan trọng khi các ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản,
cần hỗ trợ từ phía NHNN).
(4) lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu áp dụng khi thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn, tái chiết
khấu phù hợp với mức điều chỉnh lãi suất cơ bản.
(5) tỷ giá, được điều hành theo hướng linh hoạt, thông qua mở rộng biên độ tỷ giá mua bán
USD của các NHTM từ +0,25% tăng lên +0,5% (từ tháng 1/2007) và tăng lên ±0,75% (vào
cuối tháng 12/2007), lên ±3% trong năm 2008 và ±5% trong năm 2009, trở lại mức 3%
trong năm 2010; can thiệp ngoại tệ linh hoạt với liều lượng hợp lý trên thị trường ngoại hối;
thực hiện hoán đổi ngoại tệ với các TCTD để giúp các TCTD điều hoà cân đối vốn;
(6) hoạt động thị trường mở phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc vào tháng 3/2008
với kỳ hạn 365 ngày, lãi suất 7,8% đồng thời quy định không cho phép các TCTD được sử
dụng tín phiếu bắt buộc để tham gia giao dịch trong các nghiệp vụ tái cấp vốn, thị trường
mở. Từ tháng 10/2008, nhằm tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay, duy trì
tăng trưởng bền vững, NHNN đã cho phép các TCTD được sử dụng tín phiếu bắt buộc để
tham gia giao dịch trong các nghiệp vụ tái cấp vốn, thị trường mở và được rút trước hạn
theo yêu cầu. Việc triển khai các chính sách hỗ trợ lãi suất nhằm ngăn chặn suy giảm kinh
tế, thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh được NHNN coi là nhiệm vụ trọng tâm.
4. Kết quả:

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân
hàng nêu trên, NHNN đã góp phần vào việc thực hiện chủ trương kích thích kinh tế
của Chính phủ, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định kinh tế vĩ mô trong giai
đoạn Việt Nam hội nhập sâu rộng và nền kinh tế thế giới lại chịu tác động bất lợi của
cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
(1) Cơ chế hỗ trợ lãi suất mặc dù chưa có tiền lệ nhưng được triển khai quyết liệt, thông
suốt đã tạo lòng tin, sự đồng thuận và động lực cho doanh nghiệp và người dân. Việc thực
hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất đã đạt được mục tiêu là tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ sản
xuất giảm chi phí vay vốn, giảm giá thành sản phẩm, duy trì và mở rộng sản xuất - kinh
doanh, tiêu thụ hàng hóa tồn kho, phát huy hiệu quả các dự án đầu tư, tạo việc làm cho
người lao động. Chi phí trả lãi vay ngân hàng năm 2009 của phần lớn các doanh nghiệp chỉ
bằng 50% của năm 2008 (sau khi được hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp chỉ còn phải trả lãi
suất 4 -6%), tác động hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất - kinh
doanh; góp phần gia tăng các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, có tác động
nhất định đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong một số lĩnh vực như nông nghiệp, thủy
sản, công nghiệp chế biến, xây dựng, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn hậu suy giảm;
(2) trong bối cảnh luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam suy giảm, khả năng huy động
vốn trên thị trường chứng khoán còn hạn chế, tín dụng ngân hàng đóng vai trò là kênh cung
ứng vốn quan trọng cho nền kinh tế, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế và hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế. Tín dụng tăng trưởng 53% trong năm 2007, 25% năm 2008, 39% năm 2009,
6 tháng đầu năm 2010 tăng 10,52%; (3) trong quá trình thực hiện các biện pháp kích thích

20
kinh tế, NHNN vẫn coi công tác thanh tra, giám sát là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của ngành, việc không hạ thấp điều kiện tín dụng khi thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất góp
phần đảm bảo an toàn hệ thống, nhờ vậy, hệ thống các TCTD vẫn trụ vững và phát huy vai
trò trung gian tài chính trong bối cảnh nhiều tổ chức tài chính có uy tín trên thế giới bị đỗ
vỡ; (4) tăng trưởng kinh tế tuy chậm lại (5,32%, giảm so với 6,23% năm 2008) nhưng Việt
Nam vẫn là một trong số ít các nước đạt tăng trưởng dương trong bối cảnh kinh tế thế giới
và nhiều nước lâm vào suy thoái; (5) Lạm phát sau khi tăng cao trong năm 2007 (12,63%)
và 2008 (19,89%) đã giảm xuống mức một con số 6,52% trong năm 2009 và 4,78% trong
7 tháng đầu năm 2010.

21
KẾT LUẬN
Thông qua quá trình tìm hiểu đề tài, các thành viên trong nhóm hiểu rõ hơn về các
khái niệm về tiền nói chung và đồng tiền Việt Nam nói riêng, thông qua các giai đoạn lịch
sử để hiểu rõ hơn về cách chúng vận hành trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên do những
hạn chế về kiến thức và tài liệu, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy chúng
em mong muốn nhận được sự đánh giá và góp ý từ thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn
thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!

22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang chủ. (n.d.). CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

VIỆT NAM. Retrieved February 5, 2023, from

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu;jsessionid=bjZZjf6N_

LMDr4oytUgNV9EvnAOc87P-GytXiObj8CwJ9OfOCnvq!-

34807426!11395724?fbclid=IwAR3_DJht7Rpp7vKiKtS1seFD_ffIlWSZY9d67O

xmFAgaJG2mU31wPlBNC6Y

2. Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam. (n.d.). https://cafef.vn/

3. Nam T. B. T. C. V. (n.d.). Thời báo Tài chính Việt Nam Online - Tin tức về tài

chính, kinh tế. Thời Báo Tài Chính Việt Nam. https://thoibaotaichinhvietnam.vn/

4. 35 năm đổi mới chính sách tiền tệ. (n.d.). Tạp Chí Ngân Hàng. Retrieved February

5, 2023, from https://tapchinganhang.gov.vn/

5. Tiền giấy Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. (2014, February 4). ZingNews.vn.

https://zingnews.vn/tien-giay-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-lich-su-post389409.html

23

You might also like