You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP MÔN HỌC NGHIÊN CỨU MARKETING


Nhóm lớp học phần: 202
Tổ: 08
Họ và tên thành viên:
1. Đỗ Văn Bách – 2124010331
2. Hồ Sỹ Hùng – 2124010026
3. Nguyễn Ngọc Thiên Hương – 2124011125
4. Phạm Mai Hương – 2124010633
5. Nguyễn Văn Khánh – 2124011718
6. Đỗ Thị Mai – 2124010829
7. Nghiêm Đức Mạnh – 2124010563
8. Lê Thanh Tùng – 2124010023
Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Thanh Thủy

HÀ NỘI, 12/2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP MÔN HỌC NGHIÊN CỨU MARKETING


ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT
ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA
CHẤT

HÀ NỘI, 12/2023

2
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

Điểm
Phân công nội dung tham
STT Họ và tên MSV đóng
gia đề tài
góp
- Tìm bài về hoạt động
tình nguyện tại các
trường đại học trong
1 Đỗ Văn Bách 2124010331 nước 8,5
- Đưa câu hỏi và khảo sát
mọi người trong Trường
Đại học Mỏ - Địa chất
- Tìm bài về hoạt động
tình nguyện tại các
trường đại học ở nước
2 Hồ Sỹ Hùng 2124010026 ngoài 9,5
- Đưa câu hỏi và khảo sát
mọi người trong Trường
Đại học Mỏ - Địa chất
- Tìm bài về ưu và nhược
điểm của hoạt động tình
nguyện đối với sinh viên
- Đưa câu hỏi và khảo sát
Nguyễn Ngọc Thiên
3 2124010633 mọi người trong Trường 9,5
Hương
Đại học Mỏ - Địa chất
- Tổng hợp số liệu nghiên
cứu định lượng, đưa ra
nhận xét
4 Phạm Mai Hương 2124010633 - Tìm số liệu của sinh viên 9,5
về hoạt động tình

3
nguyện trong trường Đại
học Mỏ - Địa chất.
- Đưa câu hỏi và khảo sát
mọi người trong Trường
Đại học Mỏ - Địa chất
- Tìm bài về hoạt động
tình nguyện tại các
trường Đại học trong
5 Nguyễn Văn Khánh 2124011718 nước 8,5
- Đưa câu hỏi và khảo sát
mọi người trong Trường
Đại học Mỏ - Địa chất
- Tìm bài về ưu và nhược
điểm của hoạt động tình
nguyện đối với sinh viên
6 Đỗ Thị Mai 2124010829 9,5
- Đưa câu hỏi và khảo sát
mọi người trong Trường
Đại học Mỏ - Địa chất
- Tìm số liệu của sinh viên
về hoạt động tình
nguyện trong Trường
Đại học Mỏ - Địa chất.
- Đưa câu hỏi và khảo sát
7 Nghiêm Đức Mạnh 2124010563 10
mọi người trong Trường
Đại học Mỏ - Địa chất
- Tổng hợp số liệu và bài
đóng góp của các thành
viên
- Tìm bài về hoạt động
8 Lê Thanh Tùng 2124010023 8,5
tình nguyện tại các
4
trường đại học ở nước
ngoài.
- Đưa câu hỏi và khảo sát
mọi người trong Trường
Đại học Mỏ - Địa chất

5
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU......................................9
I. Đề tài trong nước:.....................................................................................9
II. Tài liệu nước ngoài:................................................................................12
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.....................16
I. Tổng quan về hoạt động tình nguyện:...................................................16
1. Các khái niệm liên quan:....................................................................16
2. Các nguyên tắc của hoạt động tình nguyện:.....................................17
3. Hoạt động tình nguyện của sinh viên có vai trò như thế nào đối với
bản thân?.....................................................................................................18
4. Phân loại và đặc điểm của các loại hình hoạt động tình nguyện chủ
yếu:...............................................................................................................19
5. Hoạt động tình nguyện tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất:.............20
6. Thực trạng tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường
Đại học Mỏ - Địa chất:................................................................................25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................27
I. Nghiên cứu định tính..............................................................................27
1. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................27
2. Mẫu nghiên cứu:..................................................................................28
3. Kết quả nghiên cứu định tính:............................................................29
II. Nghiên cứu định lượng...........................................................................32
1. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................32
2. Mẫu nghiên cứu...................................................................................36
3. Kết quả nghiên cứu..............................................................................36
KẾT LUẬN........................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................48

6
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết về đề tài
Trong những năm gần đây việc tham gia các hoạt động tình nguyện đã thu hút
được đông đảo sự quan tâm của các bạn sinh viên bởi tính nhân văn cũng như
thiết thực đối với xã hội. Mục đích cao cả của hoạt động tình nguyện là giúp đỡ
người khác và tạo ra những ảnh hưởng tích cực tới đời sống của những người
kém may mắn. Hoạt động tình nguyện là một cơ hội tuyệt vời để ta có thể học
hỏi những kinh nghiệm cuộc sống, có điều kiện để làm những việc tốt giúp cho
người dân và xã hội. Sinh viên tình nguyện có thể làm bất cứ điều gì miễn rằng
đó là điều tốt và xã hội cần giúp đỡ. Có thể làm tình nguyện giúp cho người
nghèo xây nhà, giúp trẻ em nghèo vượt khó hoặc cũng có thể hiến máu nhân
đạo,... Tất cả những điều này đều rất cần thiết cho xã hội hiện nay và để “không
ai bị bỏ lại phía sau”, “lá lành đùm lá rách”.
Ở Trường Đại học Mỏ - Địa Chất thì vấn đề tham gia các hoạt động tình
nguyện được sinh viên vô cùng quan tâm cũng như được Đoàn thanh niên - Hội
sinh viên và phía Nhà trường hỗ trợ giúp đỡ. Hàng năm tại Trường Đại học Mỏ -
Địa chất đã tổ chức các hoạt động tình nguyện để các bạn sinh viên tham gia
như “Mùa hè xanh”, “Tiếp sức mùa thi”,…. Việc tổ chức và tham gia các hoạt
động tình nguyện giúp cho các bạn sinh viên có thêm được nhiều kỹ năng sống,
kết bạn giao lưu với bạn bè đồng trang lứa,…Trong mỗi kỳ nghỉ hè, Nhà trường
đã tổ chức hoạt động tình nguyện “Mùa hè xanh” và tìm ra những bạn sinh viên
cho chuyến hành trình trao gửi yêu thương, lan toả sức trẻ cống hiến.
Tuy nhiên trong cộng đồng sinh viên hiện nay, có rất nhiều bạn sinh viên vì
những lý do chủ quan lẫn khách quan mà chưa thể tham gia hoạt động tình
nguyện. Đây là vấn đề quan trọng cần được giải quyết sớm để sinh viên hiểu và
ý thức được, tập trung cố gắng rèn luyện phát huy, đánh thức bản thân. Chính vì
vậy, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài nghiên cứu Marketing của nhóm là
“Thực trạng và giải pháp việc tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên
Trường Đại học Mỏ - Địa chất” để tìm hiểu thực trạng và đánh giá mức độ tham
7
gia hoạt động tình nguyện của sinh viên trong Nhà trường, đồng thời đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao sự tham gia của sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa
chất trong hoạt động tình nguyện.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Tìm hiểu thực trạng và đánh giá mức độ tham gia hoạt động tình nguyện của
sinh viên trường Đại học Mỏ - Địa chất đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao sự tham gia các hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại học
Mỏ - Địa chất.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng việc tham gia hoạt động tình
nguyện của sinh viên đồng thời đưa ra giải pháp để giúp sinh viên Trường Đại
học Mỏ - Địa chất tham gia nhiều hơn.
Phạm vi nghiên cứu :

 Về không gian: Nghiên cứu thực trạng đang diễn ra của sinh viên Trường
Đại học Mỏ - Địa chất khi tham gia các hoạt động tình nguyện.
Về thời gian: Thời gian tiến hành lấy khảo sát và lấy ý kiến sinh viên từ
10/12/2023 – 17/12/2023

4. Nội dung nghiên cứu

Bài nghiên cứu được chia ra làm 4 chương chính:


Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới đề tài.
Nội dung của chương này sẽ đưa ra những đề tài trong nước và nước ngoài,
mỗi đề tài sẽ đưa ra vấn đề, nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, và cuối
cùng là những công trình, những tài liệu tham khảo mà các đề tài trong nước và
nước ngoài đã sử dụng.
Chương 2: Cơ sở lý luận.
Chương này đưa ra các cơ sở về lý thuyết của hoạt động tình nguyện và từ đó
sẽ giới thiệu đến việc tham gia hoạt động tình nguyện của Trường Đại học Mỏ -
Địa chất.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

8
Nội dung chính của chương là tiến hành phân tích và đưa ra những kết quả cụ
thể liên quan đến những thực trạng của sinh viên về việc tham gia hoạt động tình
nguyện, phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Những giải pháp và kiến nghị gì về vấn đề nghiên cứu.
Chương này sẽ đưa ra những giải pháp và những kiến nghị giúp cho nhà
trường, cũng như Hội sinh viên trường hoàn thiện và xây dựng chính sách địa
với các công tác tình nguyện

9
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I. Đề tài trong nước:
1. Về ý định tham gia các hoạt động tình nguyện của sinh viên trường
Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nam Khánh Giao; Đào
Thị Kim Phượng).

Mục tiêu: Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định và đo lường các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên
trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện thông qua
thông qua khảo sát 327 sinh viên trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ
Chí Minh bằng hình thức bộ câu hỏi online.
Kết quả cho thấy, có 8 nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia hoạt động tình
nguyện của sinh viên gồm: Liên hệ giữa các cá nhân; Cải tiến; Nghề nghiệp; Giá
trị; Xã hội; Hiệu quả truyền thông; Hiểu biết; Bảo vệ. Từ đó, nghiên cứu cũng đề
xuất một số hàm ý quản trị nhằm góp phần tăng ý định tham gia hoạt động tình
nguyện của sinh viên tại Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM.
Những công trình nghiên cứu và tài liệu tham khảo:
Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational
Behavior and Human Decision Processes.
 Clary, E. G., Snyder, M., Ridge, R. D., Copeland, J., Stukas, A. A.,
Haugen, J., & Miene, P. (1998). Understanding and Assessing the Motivations of
Volunteers: A Functional Approach. Journal of Personality and Social
Psychology
Định, V.T. (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia của thanh
niên đối với các hoạt động tình nguyện trên địa bàn Quận 3. Luận văn Thạc sĩ
Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh

10
Farrell, J., Johnston, M., &Twynam, G. (1998). Volunteer Motivation,
Satisfaction, and Management at an Elite Sporting Competition. Journal of
Sport Management.
2. Sự sẵn sàng tham gia hoạt động tình nguyện phòng, chống dịch
COVID – 19 của sinh viên năm thứ 5 ngành Bác sỹ Y khoa, Trường Đại học
Y Hà Nội năm 2022 – Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Thị Phương, Nguyễn Thị
Mai Quyên, Trần Vũ Thu Hằng, Bùi Thị Bích Phương, Trịnh Thị Huyền
Trang.
Mục tiêu: Mô tả sự sẵn sàng tham gia hoạt động tình nguyện phòng, chống
dịch COVID – 19 của sinh viên năm thứ 5 ngành Bác sỹ Y khoa trường Đại học
Y Hà Nội.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được
thực hiện trên 435 sinh viên năm thứ 5 ngành Bác sỹ Y khoa, bằng bộ câu hỏi
online.
Kết quả: phần lớn sinh viên được hỏi sẵn sàng tham gia hoạt động tình
nguyện phòng, chống dịch COVID – 19 nếu được huy động (73,6%). Vinh dự
được đóng góp cho cộng đồng (97,8%); Lòng yêu nước, trách nhiệm đối với
cộng đồng, xã hội (96,9%); Chế độ khen thưởng và hỗ trợ kinh phí (96,9%) là
những động lực thúc đẩy sinh viên tham gia tình nguyện. Bên cạnh đó: Tập
trung cho việc học tập, ôn thi nội trú (87,8%); Nguy cơ có thể bị nhiễm bệnh và
lây cho gia đình (84,3%); Lo lắng không đủ kiến thức, kỹ năng (75,7%) cũng là
những trở ngại khiến nhiều em chưa sẵn sàng tham gia.
Những công trình nghiên cứu và tài liệu tham khảo:
Adejimi A.A., Odugbemi B.A., Odukoya O.O. và cộng sự. (2021).
Volunteering during the COVID-19 pandemic: Attitudes and perceptions of
clinical medical and dental students in Lagos, Nigeria. Niger Postgrad Med J.
AlOmar R.S., AlShamlan N.A., AlAmer N.A. và cộng sự. (2021). What
are the barriers and facilitators of volunteering among healthcare students during
the COVID-19 pandemic? A Saudi-based cross-sectional study. BMJ Open.

11
Tran V.D., Pham D.T., Dao T.N.P. và cộng sự. (2022). Willingness of
Healthcare Students in Vietnam to Volunteer During the COVID-19 Pandemic. J
Community Health.
3. Những lợi ích của việc làm từ thiện. (Phùng Văn Minh, Kênh 14)
Mục tiêu: Giúp cho sinh viên có cái nhìn tích cực hơn về việc tham gia các
hoạt động tình nguyện, tưởng chừng tham gia những hoạt động như thế này rất
vô bổ và không thực tế nhưng nó lại mang cho bản thân những lợi ích mà ngay ở
trong trường hay những quyển giáo trình chưa chắc đã mang đến cho mình.
Kết quả: Bài báo đưa ra một số những ưu điểm của việc tham gia hoạt động
tình nguyện như sau:
Kết nối bạn với mọi người: Mở rộng mạng lưới kết nối của bạn, từ đó
tăng cường kỹ năng xã hội cho bản thân
Có thêm bạn mới: Tình nguyện sẽ mang đến cho bạn cơ hội để tiếp xúc và
kết bạn với những người cùng sở thích và mục tiêu để rồi dễ dàng hòa nhập với
nhau.
Nâng cao kỹ năng xã hội và mối quan hệ của bạn: Tình nguyện cung cấp
cho bạn cơ hội để bạn thực hành và phát triển các kỹ năng xã hội đó. Bạn phải
thường xuyên làm việc với tập thể cũng như có nhiều hoạt động diễn ra khi bạn
tham gia tình nguyện.
Kết nối và xây dựng khả năng làm việc nhóm: Tình nguyện cũng là cơ hội
bạn thực hành kỹ năng làm việc và thảo luận nhóm – trong đó có các kỹ năng
như: lên kế hoạch, sắp xếp thời gian, tổ chức thảo luận, phân chia công việc…
…
4. Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức với các hoạt động tình nguyện =,
chung sức vì cuộc sống cộng đồng (Báo Thanh Hóa)
Mục tiêu: Những năm qua, sinh viên Trường Đại học Hồng Đức đã tích cực
tham gia các hoạt động tình nguyện, chung sức vì cuộc sống cộng đồng. Đây là
việc làm thiết thực, khẳng định vai trò xung kích của tuổi trẻ, qua đó tạo môi

12
trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu, cống hiến và trưởng thành hơn trong
quá trình lập thân, lập nghiệp.
Kết quả: Đoàn thanh niên và hội sinh viên nhà trường còn tổ chức một số hoạt
động như ngày thứ bảy tình nguyện hiến máu nhân đạo; ngày chủ nhật đỏ... Từ
năm 2015 đến tháng 5 - 2018 đã thu hút được trên 2.500 lượt SV đăng ký tham
gia hiến máu, thu được trên 1.500 đơn vị máu, góp phần vào công tác chăm sóc
sức khỏe nhân dân.
5. Sinh viên Đại học Harvard hỗ trợ người nghèo từ những suất ăn dư
thừa (Báo Dân trí)
Mục tiêu: Nhiều người Mỹ tin rằng bằng cách giúp đỡ tại một ngân hàng thực
phẩm hoặc tham gia vào một dự án từ thiện hỗ trợ những người có nhu cầu, bạn
không chỉ tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống của ai đó, bạn còn tạo ra sự
khác biệt lớn trong chính bạn.
Kết quả:
Kể từ khi chương trình bắt đầu, trung bình 40.000 pound (hơn 18.000 kg)
thực phẩm đã được quyên góp mỗi năm, tương đương với 30.700 bữa ăn mỗi
năm.
Chương trình thu hút rất nhiều sinh viên và người dân đến góp một phần
ăn của mình để giúp cho những người có nhu cầu
Tài liệu tham khảo: Study International News
II. Tài liệu nước ngoài:
1. Pros and Cons of Being a Volunteer To Consider (Ưu và nhược điểm
của việc trở thành một tình nguyện viên để xem xét) – Nhóm biên tập.
Mục tiêu: Volunteering can help you learn new skills, optimize your resume,
be healthier and build a community. Before you decide to become a volunteer,
it's important to understand both the benefits and potential challenges of
volunteering. (Tình nguyện có thể giúp bạn học các kỹ năng mới, tối ưu hóa sơ
yếu lý lịch, khỏe mạnh hơn và xây dựng cộng đồng. Trước khi bạn quyết định

13
trở thành tình nguyện viên, điều quan trọng là phải hiểu cả lợi ích và thách thức
tiềm ẩn của hoạt động tình nguyện.)
Đối tượng: Với hơn 250 triệu người truy cập mỗi tháng thực hiện khảo sát
giúp cho các chuyên gia nghề nghiệp đưa ra những bài nghiên cứu, bài viết tổng
hợp để sinh viên đang học tại các Trường Đại học có một số những kinh nghiệm,
kỹ năng trước khi tìm việc cho bản thân tại trang web Indeed.
Kết quả:
Ưu điểm: Thành lập cộng đồng; Tương tác với những người đa dạng; Tạo
sự khác biệt tích cực; Tích lũy kinh nghiệm chuyên môn;…
Nhược điểm: Bồi thường; Chi phí; Xung đột tính cách; Thời gian dài hơn;
Nhớ nhà;…
2. School engagement, self-esteem, and depression of adolescents: The
role of sport participation and volunteering activity and gender differences
(Sự tham gia của nhà trường với lòng tự trọng và chứng trầm cảm của
thanh thiểu niên: Vai trò của việc tham gia thể thao, hoạt động tình nguyện
và sự khác biệt về giới tính)
Mục tiêu: Điều tra mối quan hệ giữa sự tham gia của trường học, lòng tự
trọng và trầm cảm ở thanh thiếu niên và để khám phá tác động của các đồng
biến, cụ thể là tham gia thể thao, kinh nghiệm tình nguyện,…
Đối tượng: Một mẫu thanh thiếu niên được rút ra từ dữ liệu được thu thập bởi
Nghiên cứu Phát triển Thanh niên (11-18 tuổi). Kết quả thu được được thực hiện
bằng CFA đánh giá mô hình đo lường
Kết quả:
Hoạt động tình nguyện của thanh thiếu niên có liên quan tích cực đến lòng
tự trọng
Hoạt động tình nguyện của thanh thiếu niên có liên quan tích cực đến sự
tham gia của nhà trường
Những công trình nghiên cứu và tài liệu tham khảo:

14
Youth Development Study: một nghiên cứu thuần tập theo chiều dọc bắt
đầu vào năm 1988, khi những người tham gia là học sinh lớp chín (14–15 tuổi)
trong hệ thống trường công lập St. Paul, Minnesota.
3. What Motivates Citizens to Volunteer in Schools? Determinants in
the Local Context? (Điều gì thúc đẩy công dân tình nguyện trong trường
học? Các yếu tố quyết định trong bối cảnh địa phương?)
Mục tiêu: Nghiên cứu này hy vọng rằng các yếu tố cộng đồng, mối quan tâm
của công dân và đặc điểm cá nhân là những yếu tố có thể quyết định tình nguyện
nói chung và trường học.
Đối tượng: Sử dụng một cuộc khảo sát năm 2007 từ một quận địa phương,
Kết quả: Nghiên cứu này cho thấy rằng công dân nhận được hỗ trợ công cộng
hoặc có sự hài lòng cao hơn với cộng đồng địa phương của họ có nhiều khả
năng tình nguyện trong bất kỳ loại hình tổ chức nào. Hơn nữa, có con dưới 18
tuổi, mối quan tâm về sự sẵn có của dịch vụ chăm sóc trẻ em giá cả phải chăng
và làm việc trong lĩnh vực giáo dục có liên quan tích cực đến hoạt động tình
nguyện ở trường.
Tài liệu tham khảo:
Anderson J. C., Moore L. F. (1978). The motivation to volunteer.
Nonprofit and Voluntary Sector Quarterly.
Asche J. A. (1989). Handbook for principals and teachers: A collaborative
approach for the effective involvement of community and business volunteers at
the school site. Alexandria, VA: National Association of Partners in Education
Babbie E. (2013). The practice of social research (13th ed.). Belmont, CA:
Wadsworth, Cengage Learning.
Bachman J. G., O’Malley P. M., Johnston L. D. (1984). Drug use among
young adults: The impacts of role status and social environment. Journal of
Personality and Social Psychology.

Tóm tắt chương 1

15
Chương 1 đã đưa ra những bài viết, bài báo, những bài nghiên cứu để thấy
được tầm quan trọng của đề bài mà nhóm nghiên cứu để từ đó đưa ra cơ sở lý
luận tiếp theo của chương 2.

16
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I. Tổng quan về hoạt động tình nguyện:
1. Các khái niệm liên quan:
Tình nguyện theo Unesco là: “Tình nguyện là hoạt động của người hoặc một
nhóm người sử dụng thời gian, sức lực, kỹ năng, hiểu biết của mình để đóng góp
cho cộng đồng, vì những mục đích tốt, từ đó để đạt được các kỹ năng, hiểu biết
mới”
Hay có thể hiểu đơn giản tình nguyện là tự nguyện nhưng thực ra tự nguyện
chỉ là một yếu tố nhỏ trong “tình nguyện”. Tự nguyện là tinh thần tự giác tham
gia một việc gì đó mang tính chất cá nhân nhiều hơn. Dựa trên tinh thần tự
nguyện chúng ta làm những có ích chpo người khác, cho cộng đồng.
Theo Volunteer SA Inc. (1999), hoạt động tình nguyện là loại hoạt động mà
đó là sự tự nguyện của người tham gia, hay nói cách khác là mức độ ra quyết
định của tình nguyện viên đối với công việc mà họ sẽ tham gia là hoàn toàn tự
do và không mang tính ép buộc nào. Hoạt động tình nguyện mang lại những lợi
ích, tác động tích cực đối với cộng đồng và đƣợc tiến hành không vì bất kỳ
động cơ hay lợi ích cá nhân nào.
Tình nguyện viên là những người tự nguyện tham gia vào gia các hoạt động
tình nguyện để giúp đỡ cộng đồng hoặc xã hội mà không nhân được bất kỳ
khoản trả lương hoặc thù lao nào trong đó. Tình nguyện viên có thể tham gia
vào các hoạt động tình nguyện của tổ chức phi chính phủ, các tổ chức từ thiện,
tổ chức xã hội, các hoạt động bảo vệ môi trường,…
Tình nguyện viên có thể tham gia vào các hoạt động tình nguyện theo nhóm
hoặc đơn lẻ và có thể cống hiến một phần thời gian hoặc toàn bộ thời gian của
họ để thực hiện các hoạt động tình nguyện. Tình nguyện viên thường được coi là
những người có tâm huyết, trách nhiệm và sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện là những sinh viên có tấm lòng
nhân ái, có ý thức tự giác và có tinh thần tình nguyện tham gia hoạt động trong

17
các đội hình thanh niên, sinh viên tình nguyện, sẵn sàng làm các công việc khó
khăn, gian khổ mà không nhất thiết phải có quyền lợi vật chất cho bản thân.
Tại Việt Nam, những hoạt động tình nguyện được triển khai và thực hiện bởi
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh từ những năm 1994.
Những hoạt động này giúp cho thanh niên có thể cống hiến vào sự phát triển của
kinh tế - xã hội bằng sức trẻ, trí tuệ và nhiệt huyết của bản thân.
Các hoạt động tình nguyện hiện nay rất đa dạng và phong phú, gồm:
Hỗ trợ người già, trẻ em, người khuyết tật hoặc người nghèo khó.
Tổ chức các hoạt động giáo dục như dạy học, hỗ trợ học tập cho học sinh
có hoàn cảnh khó khăn.
Tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như thu gom rác, trồng
cây, làm sạch môi trường,…
Hỗ trợ các hoạt động y tế như tham gia chương trình tiêm chủng, hiến
máu, cứu trợ thảm họa.
Tham gia các hoạt động văn hóa, giải trí, thể thao.
2. Các nguyên tắc của hoạt động tình nguyện:

Theo tổ chức Tình nguyện Austraylia năm 1996 đã nêu ra 11 nguyên tắc cơ
bản của hoạt động tình nguyện gồm:

Đầu tiên: Hoạt động tình nguyện mang lại lợi ích cho cộng đồng và bản
thân người tình nguyện, tuy nhiên không phải lợi ích tài chính;
Thứ hai: hoạt động tình nguyện là hoạt động không được trả công, kể cả
các hình thức trợ cấp, thưởng;
Thứ ba: Hoạt động tình nguyện luôn mang tính lựa chọn, nghĩa là tình
nguyện viên có đầy đủ quyền tự do đưa ra quyết định tham gia, không bị bất kỳ
một ràng buộc về nghĩa vụ nào. Nguyên tắc này phân biệt hoạt động tình nguyện
với các hoạt động lao động công ích bắt buộc trong xã hội;
Thứ tư: Hoạt động tình nguyện không phải là một điều kiện tiên quyết để
người tham gia được hưởng một chế độ phúc lợi nào đó. Nguyên tắc này được

18
đưa ra để phân biệt hoạt động tình nguyện với một số hoạt động công ích xã hội
khác;
Thứ năm: Hoạt động tình nguyện hướng tới việc giải quyết các vấn đề xã
hội, môi trường hoặc nhân đạo. Do đó, hoạt động tình nguyện có thể diễn ra ở
nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm nâng cao chất lương cuộc sống và truyền bá
những giá trị nhân văn tốt đẹp;
Thứ sáu: Hoạt động tình nguyện có thể được tiến hành bởi các tổ chức,
công ty ở cả khu vực lợi nhuận và phi lợi nhuận. Tuy nhiên, bản thân hoạt động
tình nguyện không tạo ra lợi ích tài chính cho công ty và động cơ chủ yếu để các
công ty này tiến hành các hoạt động tình nguyện cũng không phải là vì các lợi
ích tài chính;
Thứ bảy: Hoạt động tình nguyện không thay thế cho công việc được trả
công;
Thứ tám: Người tham gia hoạt động tình nguyện không thay thế công việc
của những người làm công ăn lương hay tạo ra áp lực đe dọa sự ổn định công
việc của những đối tượng này;
Thứ chín: Hoạt động tình nguyện tuân thủ các quy định của pháp luật, các
chuẩn mực đạo đức, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người;
Thứ mười: Hoạt động tình nguyện cổ súy quyền con người và sự bình
đẳng;
Mười một: Các công dân có thể tham gia hoạt động tình nguyện ngay
trong cộng đồng của mình.
3. Hoạt động tình nguyện của sinh viên có vai trò như thế nào đối với
bản thân?
Hoạt động tình nguyện có vai trò rất lớn đối với bản thân và xã hội như:
Có được cơ hội việc làm rộng mở hơn. Khi đi xin việc làm, nhà tuyển
dụng không đánh giá mình qua những kiến thức chuyên môn, mà còn đánh giá
qua những kiến thức, kỹ năng mềm qua cách trao đổi, nói chuyện, xử lý tình
huống, làm việc nhóm. Những kỹ năng này khôgn phải bản thân tự khắc có mà

19
phải qua sự học hỏi thực tế, tham gia các hoạt động tình nguyện, trau dồi bản
thân.
Rèn luyện thể chất. “Có sức khỏe là có tất cả” đây là câu nói để tiếp thêm
cho người đọc có được năng lượng và cố gắng nhiều hơn nữa dù có gặp khó
khăn. Mà để có được sức khỏe, thì sinh viên cần phải trau dồi không chỉ là tập
thể dục, chạy nhảy còn có việc tham gia hoạt động cũng giúp bản thân rèn luyện
được sức khỏe.
Mục đích sống và quan niệm sống trở nên tích cực hơn. Khi bản thân
được tham gia vào những hoạt động tình nguyện, được chứng kiến những cuộc
đời bất hạnh hơn mình thì chắc hẳn rằng sâu trong bên trong mỗi người sẽ cảm
thấy may mắn hơn rất nhiều người được ăn no mặc đẹp, được sống trong hạnh
phúc, đủ đầy. Từ đó, sẽ mang đến cho bản thân một tinh thần phấn chấn, yêu
đời, trân trọng cuộc sống hơn.
Được làm quen, gặp gỡ với nhiều người: Bản thân tham gia vào hoạt động
tình nguyện đầu tiên là được đi nhiều nơi, được gặp nhiều người từ nhiều nơi có
cùng chung một chí hướng, một mục tiêu là giúp đỡ mọi người có những hoàn
cảnh khó khăn. Ở đây, mọi người được trò chuyện, hiểu nhau hơn được thấu
hiểu và chia sẻ với nhau nhiều câu chuyện trong cuộc sống.
4. Phân loại và đặc điểm của các loại hình hoạt động tình nguyện chủ
yếu:
a. Phân loại:

Hoạt động tình nguyện hiện nay gồm 2 loại chính là:

Hoạt động tình nguyện chính thức: Là hoạt động được tổ chức và quản lý
bởi các tổ chức có đăng ký tư cách pháp nhân. Hoạt động tình nguyện chính
thức gồm: Hoạt động tình nguyện được tổ chức có hoạt động tình nguyện thuộc
Chính phủ; hoạt động tình nguyện được tổ chức bởi các tổ chức phi chính phủ
quốc tế và hoạt động tình nguyện được tổ chức bởi các tổ chức phi chính phủ
trong nước.

20
Hoạt động tình nguyện không chính thức: Là hoạt động tình nguyện do cá
nhân, đội, nhóm tổ chức dựa trên các nguyên tắc đồng thuận của cả nhóm và
không đăng ký tư cách pháp nhân. Theo Trung tâm Thông tin Nguồn lực tình
nguyện Việt Nam, 2012.
5. Hoạt động tình nguyện tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất:
a. Giới thiệu về Trường Đại học Mỏ - Địa chất:
Trường Đại học Mỏ - Địa chất (Hanoi University of Mining and Geology) là
trường đại học công lập, thành lập năm 1966, đã được công nhận đạt chuẩn chất
lượng giáo dục; là trường đại học kỹ thuật đa ngành, nhiều năm liền giữ vị trí
top 10 của bảng xếp hạng các trường đại học uy tín Việt Nam do Webometrics
bình chọn, top 20 các cơ sở nghiên cứu có nhiều công bố quốc tế nhất Việt Nam.
Trường Đại học Mỏ - Địa chất có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực
khoa học Trái đất và Mỏ, cũng như các lĩnh vực khoa học khác, đáp ứng nhu cầu
xã hội, phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế của đất nước.
Nhà trường không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo đại học và sau
đại học, nghiên cứu khoa học, cung ứng dịch vụ tư vấn, liên kết đào tạo bằng
tiếng nước ngoài theo chương trình tiên tiến và chương trình chất lượng cao với
các trường đại học có uy tín trong khu vực và quốc tế; phát triển các ngành và
chuyên ngành mới nghiên cứu về biển, môi trường, các ngành giao thoa giữa các
công nghệ khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên của đất nước;
xây dựng một số viện nghiên cứu chuyên ngành trong Nhà trường, củng cố và
hoàn thiện cơ sở đào tạo chính quy ngoài trường; quy hoạch và xây dựng trường
hiện đại, tiên tiến có hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm chuyên ngành, hệ
thống thư viện hiện đại, hệ thống phòng học đa năng, hệ thống phục vụ đào tạo
hoàn chỉnh tầm cỡ quốc gia và trở thành cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh
vực theo hệ thống tín chỉ, đáp ứng nhu cầu xã hội, hội nhập khu vực và thế giới.
Phấn đấu đến năm 2030, Trường Đại học Mỏ - Địa chất trở thành trường Đại
học định hướng nghiên cứu có thương hiệu trong nước và khu vực.
21
Hiện tại, Trường Đại học Mỏ - Địa chất có 12 khoa gồm:
 Khoa Công nghệ Thông tin
 Khoa Cơ - Điện
 Khoa Dầu khí
 Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
 Khoa Khoa học và Kỹ thuật địa chất
 Khoa Mỏ
 Khoa Môi trường
 Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai
 Khoa Xây dựng
 Khoa khoa học cơ bản
 Khoa Lý luận chính trị
 Khoa Giáo dục Quốc phòng

Bộ máy tổ chức của Trường Đại học Mỏ - Địa chất gồm Ban giám hiệu do
Hội đồng trường và hội đồng khoa học và đào tạo trường đứng đầu. Sau đó,
Trường sẽ chia ra gồm các khoa, phòng ban và công ty, trung tâm.

Những năm gần đây, số lượng sinh viên theo học tại trường ngày càng tăng
lên nhất là năm 2020. Và điểm chuẩn đầu vào Trường Đại học Mỏ - Địa chất
cũng tăng lên đáng kể, điểu này khẳng định được vị trí của trường ngày càng
được nhiều học sinh biết đến nhiều hơn và tin tường lựa chọn Trường. Năm
2023, điểm chuẩn vào Trường Đại học Mỏ - Địa chất dao động từ 15 – 24 điểm.

22
Hình 4.1: Điểm
Hình
chuẩn
4.1: Điểm
Trường
chuẩn
Đại học
Trường
Mỏ -Đại
Địahọc
chất năm 2023
b. Mỏ(Nguồn:
- Địa chất
Tuyensinh247.com)
năm 2023 (Nguồn:
Hoạt động tình nguyện của Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Phần lớn các hoạt động tình nguyện của Trường Đại học Mỏ - Địa chất là do
các tổ chức của Đoàn – Hội tổ chức. Trong đó, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên
sẽ chịu trách nhiệm chính về hoạt động tình nguyện của sinh viên trong trường.
Và để có được tình hình hoạt động tình nguyện của sinh viên thì nhóm nghiên
cứu chủ yếu sử dụng thông tin cập nhật từ Website của Đoàn trường cũng như
báo cáo của Văn phòng Đoàn thanh niên – Hội sinh viên trường.
23
Ban chấp hành Đoàn trường nhiệm kỳ 2022 - 2024 gồm: 21 đồng chí, Ban
thường vụ gồm có 07 đồng chí với 01 đồng chí Bí thư và 01 đồng chí Phó Bí
thư. Đoàn Thanh niên Trường hiện đang trực tiếp quản lý 11 Liên chi đoàn các
khoa với 252 chi đoàn sinh viên, 02 chi đoàn cán bộ trực thuộc, 02 đội Sinh viên
tình nguyện là đội Thanh niên Xung kích và đội Tuổi trẻ. Số đoàn viên hiện tại
của Đoàn trường là gần 10.000 đoàn viên.

Hiện trường có một số nhóm câu lạc bộ thành lập để có thể giúp sinh viên tiếp
cận dễ hơn với các hoạt động tình nguyện như: CLB sách và hành động, CLB
Hiến máu nhân đạo, CLB Hội đồng hương sinh viên Thanh Hóa, CLB Hội đồng
hương Nghệ - Tĩnh. Các CLB thường tổ chức cho các bạn sinh viên trong CLB
những chương trình, hoạt động tình nguyện để có thể đóng góp sức lực cũng
như để gắn kết mọi người với nhau hơn.

Một số chương trình hoạt động tình nguyện mà Trường Đại học Mỏ - Địa chất
vẫn đang thực hiện gồm:

Chiến dịch “Chủ nhật XANH – Thứ Hai SẠCH”: Chiến dịch được tổ
chức 2 tháng/lần vào ngày chủ nhật và thứ 2. Sinh viên tham gia chiến dịch này
sẽ cùng nhau chung tay với mục tiêu xây dựng khuộn viên xanh – sạch – đẹp
khu vực xung quanh trường học, tuyên truyền ý thức cho các bạn đoàn viên và
người dân khu vực xung quanh trong việc bảo vệ môi trường

Hình 4.2: Chiến


Hình
dịch
4.2:
“Chủ
Chiến
nhật
dịch
XANH
“Chủ–nhật
Thứ Hai SẠCH”
(Nguồn:XANH
Đoàn Thanh
– Thứ niên
Hai SẠCH”
– Hội sinh
(Nguồn:
viên HUMG)
24
Chiến dịch Tiếp sức mùa thi: Chiến dịch này được thực hiện vào mỗi mùa
thi tuyển sinh vào lớp 10 và kỳ thi tuyển sinh THPT Quốc gia trên địa bàn Quận
với mục đích là để có thể hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh và người nhà thí sinh trong
kỳ thi căm go và áp lực.

Hình 4.3: Chiến dịch Tiếp sức mùa thi


(Nguồn:
(Nguồn:
ĐoànĐoàn
Thanh
Thanh
niên niên
– Hội– sinh
Hội sinh
viên viên
HUMG)

Chiến dịch Mùa hè xanh: Vào mỗi dịp hè, Trường Đại học Mỏ - Địa chất
và Đoàn Thành niên – Hội sinh viên trường sẽ tổ chức chiến dịch Mùa hè xanh
nhằm mục đích cùng chung tay góp sức vì một xã hội tốt đẹp; Trải nghiệm một

Hình Hình
4.4: Chiến
4.4: Chiến
dịch Mùa
dịch Mùa
hè xanh
hè xanh
(Nguồn:
(Nguồn:Đoàn
ĐoànThanh
Thanhniên
niên– –Hội
Hộisinh
sinhviên HUMG)
25
tuổi trẻ không thể nào quên và tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời khi hòa
mình vào cộng đồng thiện nguyện đang cháy rực trên khắp cả nước.
6. Thực trạng tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại
học Mỏ - Địa chất:

Mặc dù các hoạt động tình nguyện trong Trường Đại học Mỏ - Địa chất vẫn
diễn ra rất tích cực và đẩy một cách rộng rãi nhưng liệu rằng số lượng sinh viên
tham gia tại trường có nhiều hay không? Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và cho ra
kết quả của từng chiến dịch mà Trường tổ chức như sau:

Số sinh viên tham gia


Hoạt động Tổng
Nam Nữ
“Mùa hè xanh” 15 20 35
“Chủ nhật XANH – Thứ hai SẠCH” 32 46 78
“Tiếp sức mùa thi” 24 26 50
Tham gia hỗ trợ nhập học K67 36 45 81
Tổng 107 137 244
Qua bảng số liệu ở trên, ta có thể thấy được rằng số lượng sinh viên tham gia
Bảng 4.5: Số lượng sinh viên tham gia hoạt động
hoạt động tình nguyện
các hoạt động tình nguyện không quá nhiều chỉ từ 15 – 45 sinh viên, chưa kể sẽ
có một số sinh viên sẽ tham gia từ 2 – 3 hoạt động tình nguyện. Theo một số bài
viết phản ánh trên Facebook hay trên Confession của Trường Đại học Mỏ - Địa
chất thì sinh viên có đưa ý kiến về hiệu quả của hoạt động tình nguyện mà nhà
trường tổ chức còn chưa cao. Đồng thời, một số sinh viên có một số những suy
nghĩ sai lệch về việc hoạt động tình nguyện. Vậy lý do vì sao sinh viên lại ít lựa
chọn các hoạt động tình nguyện như vậy?

Từ những điều này, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát và hỏi các bạn sinh
viên trong Trường Đại học Mỏ - Địa chất bằng hình thức online để có thể đưa ra
những thực trạng mà vấn đề này đang vướng phải mà cho một số ý kiến và giải
pháp để có thể giúp các bạn sinh viên hiểu được ý nghĩa của hoạt động tình

26
nguyện và mong rằng các bạn sinh viên sẽ tham gia nhiều hơn để phần nào
mang lại cho bản thân một hành trình, kỉ niệm đáng nhớ.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 trình bày cơ sở lý luận, vai trò, phân loại hoạt động tình nguyện nói
chung. Bên cạnh đó chương đã chỉ ra một số thực trạng của sinh viên Trường
Đại học Mỏ - Địa chất để từ đó xác định được vấn đề cần giải quyết và đưa ra
kêt quả nghiên cứu ở chương sau.

27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Nghiên cứu định tính
1. Phương pháp nghiên cứu:

Trước khi tiến hành thu thập ý kiến từ sinh viên trong Trường Đại học Mỏ -
Địa chất, nhóm nghiên cứu đã họp với nhau để thống nhất và đưa ra phương
pháp nghiên cứu định tính để lấy ý kiến sinh viên bằng bảng câu hỏi phỏng vấn.

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng ra một một số câu hỏi nháp để lấy ý kiến từ
các thành viên để lọc ra những câu hỏi phù hợp nhất:

Bạn đã từng tham gia hoạt động tình nguyện tại Trường Đại học Mỏ - Địa
chất chưa?
a. Nếu bạn đã tham gia rồi thì hãy chia sẽ bạn từng hoạt động trong chiến
dịch nào? Bạn có cảm nhận như thế nào về lần trải nghiệm đó.
b. Nếu chưa bạn hãy chia sẻ lý do vì sao bạn không tham gia. Bạn có biết
đến các hoạt động tình nguyện của trường không
Bạn có lo lắng hay khó khăn gì trong khi tham gia hoạt động tình nguyện tại
trường không? Nếu gặp một trường hợp bất ngờ xảy ra khiến bạn lo lắng thì bạn
sẽ xử lý nó như thế nào?
Bạn mong muốn gì khi làm tình nguyện viên? Bạn có hy vọng gì khi tham gia
hoạt dộng tình nguyện ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất không?
Bạn có cảm thấy bị ép buộc hay bị tạo áp lực để tham gia những chiến dịch
hoạt động tình nguyện tại trường hay không? Nếu có, bạn từ chối hay chấp nhận
như thế nào?
Bạn có cảm thấy được hỗ trợ hay khuyến khích khi tham gia hoạt động tình
nguyện hay không? Nếu không, bạn đã mong muốn được sự hỗ trợ hay khuyến
khích từ ai?

Sau khi đưa ra những câu hỏi trên, nhóm nghiên cứu đã ngồi lại và thử trả lời
các câu hỏi trên để đánh giá, nhận xét và chọn lọc các câu hỏi hợp lý nhất.

28
Kết quả thảo luận nhóm đều đồng ý và tán thành với một số câu hỏi trên
nhằm xác định lý do sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện nhằm xác định
được thực trạng mà sinh viên đang mắc phải để có được giải pháp hợp lý nhất.
Nhưng nếu phỏng vấn để trả lời tất cả bộ câu hỏi kia sẽ làm mất thời gian của
người được phỏng vấn nên nhóm sẽ chọn ra những câu hỏi mà có thể đáp ứng
được đề bài nghiên cứu mà nhóm đã đề ra.

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp và đưa ra những câu hỏi
thống nhất như sau:

Bạn đã từng tham gia hoạt động tình nguyện tại Trường Đại học Mỏ - Địa
chất chưa?

a. Nếu bạn đã tham gia rồi thì hãy chia sẽ bạn từng hoạt động trong chiến
dịch nào?
b. Nếu chưa bạn hãy chia sẻ lý do vì sao bạn không tham gia. Bạn có biết
đến các hoạt động tình nguyện của trường không?

Bạn có lo lắng hay khó khăn gì trong khi tham gia hoạt động tình nguyện tại
trường không?

Bạn có cảm thấy bị ép buộc hay bị tạo áp lực để tham gia những chiến dịch
hoạt động tình nguyện tại trường hay không? Nếu có, bạn từ chối hay chấp nhận
như thế nào?

2. Mẫu nghiên cứu:

Nhóm nghiên cứu sẽ lấy mẫu nghiên cứu là 8 sinh viên trong trường từ nhiều
khóa, ngành khác nhau để đưa ra câu trả lời một cách khái quát và chuẩn xác
nhất. Nhóm quyết định phân phối và chia công việc phỏng vấn cho từng người.

Trước khi tiến hành phỏng vấn, nhóm đã chuẩn bị sẵn lý do đặt câu hỏi, mục
tiêu cho đề tài nghiên cứu này để giúp cho người được phỏng vấn có thể nắm rõ
được mục đích mà nhóm lựa chọn và mong bạn sẽ đưa ra câu trả lời thành thật.

29
Sau khi nhận được câu trả lời từ bạn được phỏng vấn để thay lời cảm ơn,
nhóm nghiên cứu quyết định sẽ tặng mỗi bạn một quyển sổ nhỏ và lời cảm ơn vì
đã dành chút thời gian để tham gia buổi phỏng vấn này.

3. Kết quả nghiên cứu định tính:

Số mẫu thu được: 8/8 bài phỏng vấn

Tổng thời gian thu được: 75 phút

Dưới đây là bảng tóm tắt nội dung phỏng vấn:

Thời
Đối tượng Khóa, gian
STT Tóm tắt câu trả lời
phỏng vấn ngành ước
tính
Đã tham gia hoạt động tình
nguyện, tham gia “Mùa hè xanh,
Khóa 66,
tiếp sức mùa thi, Chủ nhật XANH -
Ngành
Thứ 2 SẠCH”.
1 Phạm Thị Dịu Quản trị 15 phút
Khó khăn là khá tốn nhiều sức
kinh
lực và mất khá nhiều thời gian để
doanh
được trường duyệt cho vào tham
gia tình nguyện.
Đã tham gia hoạt động tình
Khóa 66,
nguyện, tham gia “Mùa hè xanh,
Ngành
Trần Thị tiếp sức mùa thi”.
2 Quản trị 10 phút
Khuyên Không thấy khó khăn gì thay vào
kinh
đó lại cảm thấy rất vui.
doanh
Không thấy bị ép buộc.
3 Trần Đức Khóa 66, Chưa tham gia hoạt động tình 10 phút
Bảo Anh Ngành nguyện, vì tốn thời gian và sức
Quản trị khỏe.
30
Chưa từng nghe những chiến dịch
kinh
và hoạt động tình nguyện nào trong
doanh
trường
Chưa tham gia hoạt động tình
Khóa 67,
nguyện, vì chưa từng nghe đến các
Ngành
Nguyễn Thị hoạt động tình nguyện trong trường
4 Quản trị 5 phút
Hải Có biết 1 số hoạt động tình
kinh
nguyện mà trường tổ chức: “Mùa
doanh
hè xanh, tiếp sức mùa thi”
Khóa 66, Chưa tham gia hoạt động tình
Ngành nguyện, vì chưa từng nghe đến các
Nguyễn Hữu
5 Công hoạt động tình nguyện trong trường 5 phút
Bách
nghệ Có biết hoạt động tình nguyện mà
thông tin trường tổ chức: “Tiếp sức mùa thi”
Chưa tham gia hoạt động tình
Ngành nguyện, vì tốn thời gian và sức
Quản trị khỏe.
6 Khánh Hà 10 phút
kinh Chưa từng nghe những chiến dịch
doanh và hoạt động tình nguyện nào trong
trường
Chưa tham gia hoạt động tình
nguyện, vì chưa từng nghe đến các
Khóa 67,
hoạt động tình nguyện trong trường
7 Hồ Linh Ngành 10 phút
Có biết 1 số hoạt động tình
Kế Toán
nguyện mà trường tổ chức: “Mùa
hè xanh, tiếp sức mùa thi”
Khóa 67, Đã tham gia hoạt động tình
Tài chính nguyện, tham gia “Mùa hè xanh”.
8 Minh Anh 10 phút
– Ngân Không thấy khó khăn gì
hàng Không thấy bị ép buộc
31
Qua bảng thu thập mà nhóm đã đi phỏng vấn ở trên thì nhóm có thể đưa ra
một số nhận xét sau:

Trong 8 người được phỏng vấn thì chỉ có 3 người đã tham gia các hoạt
động tình nguyện trong trường
Trong 5 người còn lại thì có 2 người không biết gì về các hoạt động tình
nguyện của trường, những người còn lại thì chỉ biết từ 1 – 2 hoạt động tình
nguyện.
Trong 8 người được phỏng vấn thì chủ yếu người tham gia hoạt động tình
nguyện là nữ
2 người không tham gia vào hoạt động tình nguyện do cảm thấy việc này
tốn thời gian và sức khỏe của bản thân.

Từ nhận xét trên cũng có thể nhận định được thực trạng của sinh viên khi
không tham gia vào hoạt động tình nguyện là do tốn thời gian và sức khỏe. Khi
được hỏi thêm lý do vì sao bạn lại nghĩ việc tham gia các hoạt động này lại tốn
thời gian và sức khỏe của bản thân thì nhóm nhận được câu trả lời như sau:

“ Mình cảm thấy tốn thời gian và sức lực vì thay vì mình đi mấy cái hoạt
động này thì mình có thể ở nhà hoặc đi chơi với bạn bè mà không phải đi làm
một việc mà mình chẳng nhận được một lợi ích gì.”
“Em thấy việc tham gia hoạt động tình nguyện tốn thời gian và sức lực là
do em không muốn làm những việc đó, em có nhiều thời gian cho các việc khác
rồi và em thấy những người tham gia mấy hoạt động đó chủ yếu là để lấy thành
tích để xét cái gì đó. Mà em lại không xét cái đó nên em quyết định không tham
gia mấy hoạt động này trong trường”

Câu trả lời trên cũng đã nói lên thêm một thực trạng nữa của sinh viên về việc
tham gia các hoạt động tình nguyện mà trường phát động đó là suy nghĩ sai lệch
về việc tham gia hoạt động tình nguyện là việc của những người muốn có thành
tích, muốn được xét thành tích.

32
Nhưng có thể thấy rằng, khi sử dụng nghiên cứu định tính thì số lượng tham
gia phỏng vấn không nhiều, thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn bị kéo dài từ 10 –
15 phút. Và để có thể tăng độ tin cậy cũng như tăng số lượng sinh viên tham gia
trả lời câu thì nhóm nghiên cứu cần sử dụng thêm một phương pháp nghiên cứu
khác để có thể xác định rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình .

II. Nghiên cứu định lượng

Để có thể xem xét thêm những thực trạng mà sinh viên đang mắc phải thì
nhóm nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi để có thể nhân rộng mẫu nghiên cứu
và đưa ra thực trạng khái quát và rõ ràng hơn.

1. Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng google form để xây dựng bảng câu hỏi trắc nghiệm và tiến hành
phân tích số liệu và tổng hợp trên google form.

Nhóm tiến hành họp và phân chia để chuẩn bị bảng câu hỏi hoàn chỉnh trong
1 tuần. Sau đó, nhóm sẽ ngồi lại và nhận xét phần mình làm để đưa ra bảng câu
hỏi hoàn chỉnh như sau:

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN SINH VIÊN VỀ VIỆC THAM GIA HOẠT


ĐỘNG TÌNH NGUYỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1.Tên của anh/chị là:
2. Anh/chị học khóa bao nhiêu:
3. Hiện anh/chị đang học Lớp – Khoa nào:
4. Giới tính:
5. Anh/ chị đã từng tham gia hoạt động tình nguyện chưa?
 Đã từng
 Chưa từng
6. Anh/chị có ý định tham gia hoạt động tình nguyên không?
 Có ý định sẽ tham gia
 Không có ý định tham gia
7. Tham gia hoạt động tình nguyện có ảnh hưởng đến việc học tập cũng như
cuộc sống của anh/chị?
 Có
 Không
33
8. Anh/chị cảm thấy rằng hoạt động tình nguyện trong trường đại học có thể
giúp bạn phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề hay không?
 Có
 Không
9. Anh/chị đã tham gia hoạt động tình nguyên bao nhiêu lần?
 Chưa lần nào
 Từ 1-5 lần
 Trên 5 lần
10. Anh/chị tham gia loại tình nguyện nào?
 Hiến máu nhân đạo
 Mùa hè xanh
 Tiếp sức mùa thi
 Khác:

II. PHẦN THÔNG TIN VỀ VIỆC THAM GIA HOẠT ĐỘNG TÌNH
NGUYỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
Bạn hãy đánh dấu X để chọn 1 trong 5 đánh giá về các ý kiến sau
(Với 0: hoàn toàn không đồng ý; 1: Không đồng ý; 2: Bình thường; 3: Đồng ý; 4:
Hoàn toàn đồng ý)
0 1 2 3 4
Tôi tham gia tình nguyện vì tôi quan tâm
lợi ích chung của cộng đồng hơn lợi ích cá     
nhân
Tôi mong muốn xã hội cộng đồng trở nên
tốt hơn nhờ vào những đóng góp của hoạt     
động tình nguyện.
Tình nguyện là cơ hội tốt nhất để tôi rèn
luyện bản thân, thoát ra khỏi vùng an toàn     
và hoàn thiện bản thân mình.
Nhiều niềm vui và kỉ niệm đáng nhớ
    
trong quá trình làm tình nguyện.
Hoạt động tình nguyện giúp tôi cởi mở
    
hơn, tương tác nhiều hơn với các bạn
Hoạt động tình nguyện mang lại những
bài học kinh nghiệm giúp ích tôi trong cuộc     
sống.
Thiếu sự nhận thức và quan tâm từ cộng
    
đồng với hoạt động tình nguyện.
Thời gian tham gia hoạt động tình
    
nguyện quá rải rác, không ổn định.
Học cách làm việc nhóm, tương tác với
    
người khác và xử lý xung đột.
Thiếu tiền bạc để chi trả cho các chi phí     
34
liên quan đến hoạt động tình nguyện.
Tham gia hoạt động tình nguyện để được
cộng điểm rèn luyện     

Sau khi thiết kế bảng câu hỏi trên, nhóm cũng đã ngồi lại, làm việc, làm thử
và nhận xét về bảng câu hỏi. Nhóm nhận thấy bảng câu hỏi cần nên bổ sung
thêm một số câu để thấy được mức độ tham gia các hoạt động tình nguyện trong
trường cũng như lý do vì sao không tham gia.

Cuối cùng, nhóm đã chốt lại bảng câu hỏi sau để chuẩn bị tiến hành gửi cho
sinh viên:

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN SINH VIÊN VỀ VIỆC THAM GIA HOẠT


ĐỘNG TÌNH NGUYỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Tên của anh/chị là:
2. Giới tính:
3. Anh/chị học khóa nào?
 K65
 K66
 K67
 K68
4. Anh/chị đã tham gia hoạt động tình nguyên bao nhiêu lần?
 Chưa lần nào
 Từ 1-5 lần
 Trên 5 lần
5. Anh/chị có ý định tham gia hoạt động tình nguyên không?
 Có ý định sẽ tham gia
 Không có ý định tham gia
6. Tham gia hoạt động tình nguyện có ảnh hưởng đến việc học tập cũng như
cuộc sống của anh/chị?
 Có
 Không
7. Anh/chị cảm thấy rằng hoạt động tình nguyện trong trường đại học có thể
giúp mình phát triển kỹ năng mềm hay không?
 Có
 Không
8. Anh/chị tham gia loại tình nguyện nào?
 Hiến máu nhân đạo
 Mùa hè xanh

35
 Tiếp sức mùa thi
 Khác:
9. Anh/chị thấy hoạt động tình nguyện tại trường Đại học Mỏ - Địa chất
như thế nào?
 Thấy rất thích
 Thấy bình thường
 Thấy không thích

II. PHẦN THÔNG TIN VỀ VIỆC THAM GIA HOẠT ĐỘNG TÌNH
NGUYỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
Bạn hãy đánh dấu X để chọn 1 trong 5 đánh giá về các ý kiến sau
(Với 0: hoàn toàn không đồng ý; 1: Không đồng ý; 2: Bình thường; 3: Đồng ý;
4: Hoàn toàn đồng ý)
0 1 2 3 4
Tôi tham gia tình nguyện vì tôi quan tâm
lợi ích chung của cộng đồng hơn lợi ích cá     
nhân
Tôi mong muốn xã hội cộng đồng trở nên
tốt hơn nhờ vào những đóng góp của hoạt     
động tình nguyện.
Tình nguyện là cơ hội tốt nhất để tôi rèn
luyện bản thân, thoát ra khỏi vùng an toàn     
và hoàn thiện bản thân mình.
Nhiều niềm vui và kỉ niệm đáng nhớ
    
trong quá trình làm tình nguyện.
Hoạt động tình nguyện giúp tôi cởi mở
    
hơn, tương tác nhiều hơn với các bạn
Hoạt động tình nguyện mang lại những
bài học kinh nghiệm giúp ích tôi trong cuộc     
sống.
Thiếu sự nhận thức và quan tâm từ cộng
    
đồng với hoạt động tình nguyện.
Thời gian tham gia hoạt động tình
    
nguyện quá rải rác, không ổn định.
Học cách làm việc nhóm, tương tác với
    
người khác và xử lý xung đột.
Tham gia hoạt động tình nguyện vì thiếu
cơ hội để thể hiện và phát triển kỹ năng cá     
nhân.
Thiếu tiền bạc để chi trả cho các chi phí
    
liên quan đến hoạt động tình nguyện.
Tham gia hoạt động tình nguyện để được
    
cộng điểm rèn luyện
36
2. Mẫu nghiên cứu

Để có thể nhận thấy được vấn đề một cách chính xác và độ tin cậy cao, nhóm
quyết định sẽ lấy mẫu nghiên cứu cho phương pháp này là 50 sinh viên/

Tại phần mở đầu của bảng câu hỏi nhóm đã viết sẵn lý do đặt câu hỏi, mục
tiêu cho đề tài nghiên cứu này để giúp cho người được trả lời bảng câu hỏi có
thể nắm rõ được mục đích mà nhóm lựa chọn và mong bạn sẽ đưa ra câu trả lời
thực tế nhất

3. Kết quả nghiên cứu

Phần I: Thông tin cá nhân:

1. Giới tính

Biều đồ 1: Giới tính của sinh viên tham gia khảo sát

Qua kết quả thống kê tỷ lệ nam và nữ tham gia thống kê ngang nhau, nữ
(chiếm 58%) nhỉnh hơn nam (chiếm 42%) một chút

2. Anh/chị học khóa bao nhiêu?

37
Biểu đồ 2: Sinh viên các khóa Trường Đại học Mỏ - Địa chất tham gia khảo
sát

Mẫu khảo sát được tiến hành với sinh viên thuộc bốn năm học, trong đó sinh
viên năm ba chiếm tỷ lệ cao nhất (58%) tiếp đến là sinh viên năm hai (chiếm
26%) cuối cùng đồng hạng là sinh viên năm nhất và năm bốn cùng (chiếm 8%).

Kết quả thống kê từ biểu đồ 1 và biểu đồ 2 là các đặc điểm nhân khẩu của
sinh viên trong mẫu khảo sát của chúng tôi. Các đặc điểm trên đã đáp ứng các
yêu cầu của mẫu chỉ tiêu mà chúng tôi đề ra từ ban đầu. Trong quá trình mô tả,
phân tích kết quả nghiên cứu đề tài, ngoài các biến nhân khẩu này chúng tôi
cũng sẽ tiếp tục mã hóa các biến độc lập khác để có được các phân tích nhằm lý
giải phần nào thực trạng tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường
Đại học Mỏ - Địa chất.

3. Anh/ chị đã tham gia hoạt động tình nguyện bao nhiêu lần?

38
Biểu đồ 3: Mức độ tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên

Kết quả từ biểu đồ 3 cho thấy, mức độ tham gia hoạt động tình nguyện của
sinh viên rất khác nhau. Ở mức độ tham gia trên 5 lần (chiếm 18%), từ 1-5 lần
(chiếm 64%) đây là ý kiến có tỷ lệ cao nhất. Điều đó cho thấy sự nhiệt tình, tích
cực tham gia hoạt động tình nguyện của các bạn sinh viên Trường Đại học Mỏ -
Địa chất. Tuy nhiên, một số các bạn chưa từng tham gia hoạt động tình nguyện
(chiếm 18%) có thể do các bạn chưa có cơ hội để tham gia, quá bận cho việc học
và làm nên không có thời gian tham gia hay do nguyên nhân tiêu cực như gia
đình không cho phép hoặc bản thân không muốn tham gia. Để hiểu rõ hơn
chúng tôi tiến hành phân tích thực trạng tham gia hoạt động tình nguyện của
sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

4. Anh/chị có ý định thử hay tiếp tục tham gia hoạt động tình nguyện
không?

Biểu đồ 4: Ý định tham gia hoạt động tình nguyện


của sinh viên
Có ý định tham gia Không có ý định tham gia

35%

65%

Kết quả cho thấy có 75% không có ý định sẽ tham gia hoạt động tình nguyện
và chỉ có 35% không có nhu cầu tham gia, điều này cho thấy sinh viên không
quá quan tâm đến việc tham gia các hoạt dộng tình nguyện do Trường Đại học
Mỏ - Địa chất tổ chức. Có thể do các bạn sinh viên trong trường còn e dè, không

39
muốn tham gia các hoạt động tình nguyện, Ý định tham gia các hoạt động tình
nguyện của sinh viên dù nhiều hay ít, do hoàn cảnh điều kiện nào nhưng việc
sinh viên có nhu cầu tham gia các hoạt động tình nguyện là điều rất đáng trân
trọng. Tiếp đến, nhóm nghiên cứu đã khảo sát sự ảnh hưởng đến việc học tập
cũng như cuộc sống khi tham gia tình nguyện của sinh viên trường Đại học Mỏ -
Địa chất để thấy được cái nhìn, đánh giá khách quan về việc tham gia hoạt động
tình nguyện.

5. Anh/chị có nghĩ rằng tham gia hoạt động tình nguyện có ảnh hưởng
đến việc học tập cũng như cuộc sống không?

Biểu đồ 5: Tham gia hoạt động tình nguyện ảnh hưởng đến việc học tập cũng
như cuộc sống

Theo thống kê từ biểu đồ 5 có hai luồng ý kiến là tham gia hoạt động tình
nguyện có ảnh hưởng đến việc học tập cũng như cuộc sống (chiếm 44%) và
không ảnh hưởng gì đến học tập, cuộc sống (chiếm 56%). Những sinh viên
Trường Đại học Mỏ - Địa chất cho rằng việc tham gia hoạt động tình nguyện
không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của họ vì họ coi việc tình nguyện là một
công việc phụ, không liên quan trực tiếp đến cuộc sống cá nhân hoặc sự nghiệp.
Họ có thể sắp xếp thời gian của mình một cách linh hoạt để không làm ảnh
hưởng đến các hoạt động khác. Nhưng lại có các sinh viên khác trong trường
cho rằng việc tham gia tình nguyện ảnh hưởng tích cực đến việc học tập của họ.
Tham gia các hoạt động tình nguyện có thể cung cấp cho họ cơ hội học hỏi kỹ
40
năng mới, tăng cường khả năng quản lý thời gian, giao tiếp và làm việc nhóm.
Ngoài ra, tham gia tình nguyện cũng giúp mở rộng mạng lưới xã hội và tạo ra
các cơ hội kết nối trong cộng đồng làm cuộc sống vui vẻ, thú vị hơn. Tuy nhiên
không phải lúc nào tham gia tình nguyện đều mang đến lợi ích. Theo một số
sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất việc tham gia hoạt động tình nguyện
tạo ra áp lực thời gian và gây ảnh hưởng đến việc phân chia thời gian. Việc phân
bổ hợp lí thời gian tình nguyện và học tập là rất khó. Hãy thảo luận với gia đình,
bạn bè hoặc những người có kinh nghiệm để tìm ra cách linh hoạt và hiệu quả
nhất cho mình. Để hiểu rõ hơn, chúng tôi tiền hành khảo việc phát triển kĩ năng
miềm của sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất khi tham gia tình nguyện.

6. Anh/chị cảm thấy rằng hoạt động tình nguyện trong trường đại học
có thể giúp mình có thể phát triển thêm nhiều kĩ năng mềm hay không?

Biểu đồ 6: Hoạt động tình nguyện trong trường


đại học có thể giúp phát triển thêm nhiều kĩ năng
mềm
Có Không

45%
55%

Theo thống kê, 45% sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất cho rằng tham
gia hoạt động tình nguyện giúp phát triển thêm nhiều kĩ năng mềm như tính
đoàn kết, tính tự chủ, độc lập, khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp. Sinh
viên nói chung và sinh viên Trường Đại học Mỏ-Địa chất nói riêng có thể ít
nhiều thấy rằng việc lợi ích của việc tham gia hoạt động tình nguyện là rất lớn.
41
Tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn vẫn chữa cảm nhận được sự phát triển kĩ năng
mềm (chiếm 55%) do chậm trễ hoặc thiếu đánh giá. Có thể do những sinh viên
này tham gia tình nguyện nhưng chưa thể nhận ra rõ ràng sự phát triển của kỹ
năng mềm do họ vẫn chưa chắc chắn về sự tiến bộ của mình hoặc do thiếu sự hỗ
trợ hoặc hướng dẫn từ người điều hành hoặc tổ chức tình nguyện.

7. Anh/chị thấy hoạt động tình nguyện tại trường Đại học Mỏ - Địa chất
như thế nào?

Biểu đồ 7: Cảm nhận của sinh viên khi tham gia hoạt động tình nguyện tại
Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Theo số liệu, sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất cảm thấy bình thường
khi thamgia tình nguyện tại trường (chiếm 54%) là nhiều nhất. Sinh viên cảm
thấy bình thường khi tham gia tình nguyện có thể họ chưa tìm thấy hoạt động
tình nguyện phù hợp với sở thích và kỹ năng của mình. Nhưng sinh viên trong
trường Đại học Mỏ - Địa chất thấy rất thích khi tham gia hoạt động tình nguyện
của trường (chiếm 44%) chỉ ít hơn sinh viên cảm thấy bình thường một ít. Hoạt
động tình nguyện Trường Đại học Mỏ - Địa chất đem lại cho sinh viên sự hạnh
phúc và mãn nguyện khi họ có cơ hội góp phần vào cộng đồng và giúp đỡ người
khác. Ngoài ra, một số ít sinh viên có thể cảm thấy không thích, căng thẳng hoặc
không thoải mái (chiếm 2%) khi tham gia tình nguyện của Trường Đại học Mỏ -
Địa chất do nhiều yếu tố như lo lắng về kỹ năng, sự tự tin, hoặc áp lực từ xã hội.

8. Anh/chị đã từng tham gia hoạt động tình nguyện nào?

42
Theo bảng số liệu trên, tỷ lệ tham gia nhiều nhất là chương trình hiến máu
nhân đạo (với 49%) tiếp theo là các hoạt động khác (39,2%). Khi được hỏi một
số bạn chọn các hoạt động khác là bạn tham gia hoạt động gì tại Trường Đại học
Mỏ - Địa chất thì nhóm nghiên cứu đã thu thập được một số lý do sau:

 10 bạn trả lời là mình không tham gia các hoạt động này do không thích,
thấy các hoạt động này không thực tế, một số bạn lại có những câu trả lời rất bất
ngờ là “việc của mình còn chưa lo xong, sao phải lo việc ngoài làm gì, vừa tốn
thời gian, vừa hại sức khỏe”
Còn lại 10 bạn, trả lời là mình tham gia hoạt động tình nguyện ở trường
khác chứ ở trường mình, mình thấy nó không hào hứng lắm. Ở các trường khác
mình thấy mọi người tham gia các chiến dịch với các chương trình rất hay, rất
đặc biêt. Nếu trường mình có các hoạt động vui như thế này thì chắc chắn mình
sẽ tham gia. Nhưng có vẻ, trường không quá quan tâm đến những hoạt động này
lắm.

Vậy có thể thấy rằng, đang có một phần lớn bạn đang hiểu sai về hoạt động
tinh nguyện, nghĩ việc tình nguyện là hoạt động không tích cực, hay sống một
cách ích kỉ, chỉ sống cho bản thân mà không nghĩ đến những người xung quanh.

43
Đây chắc hẳn là những thực trạng rất đáng báo động để cả nhóm nghiên cứu
cùng nhìn nhận lại và đưa ra hành động, giải pháp thiết thực nhất. Nếu không
đưa ra một khái niệm rõ ràng nhất cho các bạn cùng hiểu thì có lẽ rằng, các hoạt
động tình nguyện tại trường sẽ chỉ tổ chức ra cho những bạn cần thành tích

Phần II: PHẦN THÔNG TIN VỀ VIỆC THAM GIA HOẠT ĐỘNG
TÌNH NGUYỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

16

14

12

10

0
0 1 2 3 4

sô người trả lời

Qua bảng dữ liệu ở trên, nhóm có nhận xét đầu tiên là rất nhiều bạn lựa chọn
0 (hoàn toàn không đồng ý), 1(không đồng ý) và 2 (bình thường). 11 câu hỏi mà
đến 10 bạn chọn hoàn toàn không đồng ý với các ý kiến của bảng câu hỏi. Có
thể thấy được rằng, các bạn không quá coi trọng việc tham gia các hoạt động
tình nguyện và như câu trả lời đã nhận được của 10 bạn ở phần I thì khẳng định
được sinh viên sống vì bản thân quá nhiều. Hay ở phần trả lời số 2 (bình
thường), cũng nhận thấy được các bạn không quan tâm quá nhiều vào các hoạt
động của trường.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày về kết quả mà nhóm đã thu được thông qua hai phương
pháp và nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Từ kết quả mà nhóm

44
thu được cũng thấy được thực trạng hiện nay của sinh viên là sự thờ ơ, không
quan tâm đến vấn đề của xã hội. Một số ít sinh viên lại muốn tham gia các hoạt
động này để nhận lại một thành quả nào đó xứng với công sức mà mình nhận
được. Để có thể phần nào giúp cho sinh viên có thể hiểu rõ cũng như giúp các
bạn có cái nhìn thực tế hơn thì sang chương tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ đưa
ra một số những giải pháp và ý kiến của mình đến sinh viên và nhà trường để
những hoạt động đẹp và thiết thực này được nhân rộng và được nhiều bạn đón
nhận hơn.

45
46
KẾT LUẬN
Qua bài nghiên cứu trên nhóm mong rằng sinh viên tham gia hoạt động tình
nguyện với tinh thần nhiệt huyết với tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với
cộng đồng và xã hội, những đóng góp ủa nhóm tuy chỉ góp một chút nhưng
mong rằng nó sẽ đem lại hiệu quả cho nhà trường.

Những nghiên cứu và số liệu mà nhóm đưa ra có thể sẽ chưa thể nào là chính
xác và thực tế nhất. Nhưng nhóm mong rằng, từ những nghiên cứu mà nhóm thu
thập được sẽ giúp các bạn có được cái nhìn thực sự khách quan, thực tế.

Bài nghiên cứu của nhóm có thể sẽ xảy ra sau xót. Vì vậy, nhóm mong rằng
cô sẽ đọc và đưa ra cho nhóm những nhận xét thật trực quan để nhóm có thể sửa
lại và đưa ra bài báo cáo hoàn chỉnh.

Nhóm xin cảm ơn cô đã dành thời gian đọc bài nghiên cứu của nhóm ạ!

47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Nghiên cứu Marketing, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007
2. VOLUNTEER FOR EDUCATION, Tình nguyện là gì? Những điều nên
biết về hoạt động tình nguyện.
3. truyenthong.hcmuc.edu.vn. 2023. LÝ DO BẠN NÊN THAM GIA CÁC
HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN.http://truyenthong.hcmuc.edu.vn/ly-do-ban-nen-
tham-gia-cac-hoat-dong-tinh-nguyen.html.
4. giaoducthoidai.vn. 2015. Được và mất khi tham gia các hoạt động tình
nguyện | Báo Giáo dục và Thời đại Online. https://giaoducthoidai.vn/duoc-va-
mat-khi-tham-gia-cac-hoat-dong-tinh-nguyen-post495204.html.
5. scholar.dlu.edu.vn. 2023. Available at:
https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/bitstream/DLU123456789/147465/1/
CVv146S252021214.pdf.
6. tapchiyhocvietnam.vn. 2023. SỰ SẴN SÀNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG
TÌNH NGUYỆN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA SINH VIÊN NĂM
THỨ 5 NGÀNH BÁC SỸ Y KHOA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI, NĂM 2022 |
Tạp chí Y học Việt Nam.
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/4439.
7. veo.com.vn. 2023. Vì sao sinh viên nên tham gia hoạt động tình nguyện? -
Volunteer for Education. https://veo.com.vn/vi-sao-sinh-vien-nen-tham-gia-hoat-
dong-tinh-nguyen/.

48

You might also like