You are on page 1of 7

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI MA TRẬN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC : 2023-2024


MÔN : NGỮ VĂN
PHẠM VĂN CỘI

NĂNG NỘI MỨC MỨC ĐỘ VẬN VẬN


LỰC DUNG ĐỘ DỤNG DỤNG
CỘNG
CẦN
ĐÁNH
GIÁ Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cấp độ cao
thấp

-Văn bản - Tìm chi - Thông điệp Trình bày


ngoài tiết/biểu gửi gắm qua suy nghĩ
hiện có đoạn trích. về câu
SGK (Văn trong đoạn - Nêu nội
bản nghị chuyện
trích. dung/vấn đề/ bằng đoạn 2.0đ
luận hoặc câu chủ đề
văn 3- 5
văn bản của đoạn
câu
thông tin) trích.
Năng - Suy nghĩ về
lực đọc bài học rút ra
và giải từ đoạn trích.
mã văn - HS trình bày
quan điểm về
bản một vấn đề
đặt ra trong
tác phẩm

Tiếng - Xác định


Việt: Các phương
PCHT, phâm hội 1.0đ
dẫn trực thoại.
Năng - Xác định
tiếp và
lực tái cách dẫn
gián tiếp,
hiện, trực tiếp,
Sự phát
gián tiếp.
vận triển của
- Xác định
dụng từ vựng
nghĩa gốc,
nghĩa
chuyển
của từ và
phương
thức
chuyển

1
nghĩa.
- Tìm từ
mượn và
cho biết
nguồn gốc
của từ
mượn.
Nghị luận “Số
XH 1 ng chậm
Năng trang giấy lại, nghĩ
lực tạo thi khác đi và
lập văn yêu thương 2đ
bản nhiều hơn”

Tự sự: Kể - Viết bài


theo tác tập làm văn
phẩm văn tự sự hoàn
học có yếu chỉnh.
tố miêu tả -Đóng vai
nội tâm, kể lại một
yếu tố nghị tác phẩm
luận và truyện,
hình thức (Có sử dụng 5đ
đối thại, miêu tả, nội
độc thoại, tâm, nghị
độc thoại luận…)
nội tâm. Viết bài văn
Hoặc Viết nghị luận về
bài văn vẻ đẹp của
trình bày người lao
suy nghĩ động qua
về một tác văn bản
phẩm hay Đoàn
đoạn trích thuyền đánh
nói về chủ cá. Từ đó
đề .... Nêu nêu tác
tác động động của
của tác bài thơ đối
phẩm hoặc với em.
đoạn trích
đó với em.
Số câu 2 1 1 1 10 đ

2
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ 1
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2023 - 2024
PHẠM VĂN CỘI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian: 90 phút
ĐỀ THAM KHẢO
(Không kể thời gian phát đề)
(Đề gồm 01 trang)

Phần 1: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ
của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian
chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ
mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi
người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải
gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một
chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại,
có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó
đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ
của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.
(Theo báo Vietnamnet – Bài văn gây xúc động về thành công)
Câu 1:
a) Hãy chỉ ra thông điệp người viết gửi gắm qua hai câu: “Bạn được sinh ra, đó là một
thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của
thành công ấy”. (0.5 điểm)
b) Em cần làm gì để thực hiện thông điệp đó đối với bản thân mình? (0.5 điểm)
Câu 2: Tìm một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn thứ hai. Cho biết lời dẫn trực tiếp em vừa tìm
được nhắc lại nguyên văn lời nói hay suy nghĩ? Hãy chuyển lời dẫn đó thành lời dẫn gián tiếp
(1.0 điểm)
Câu 4: Trong văn bản trên, người viết cho rằng thành công đến với mọi người theo cách thật
giản dị và ngọt ngào như chăm sóc tốt người thân trong gia đình và nhận được tình yêu thương từ
họ,... Trong cuộc sống của mình, em đã từng đạt được thành công nào theo cách cũng giản dị và
ngọt ngào như thế? Hãy trả lời bằng một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu. (2,0 điểm)
Phần II: (7,0 điểm)
Câu 1(2,0đ): Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) bàn về quan niệm “Sống chậm lại,
nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn” (2,0 điểm)
Câu 2 (5,0đ) Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Em hãy vào vai một nhân vật trong tác phẩm văn học, viết bài văn kể lại một tác phẩm
truyện đã học trong chương trình Ngữ văn 9, tập 1. (Bài làm kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm,
đối thoại, độc thoại, nghị luận)

3
Đề 2: Viết bài văn nghị luận văn học về vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm đất
nước có chiến tranh qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” từ đó nêu tác động của bài thơ đối
với em.
--Hết--
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CUỐI KỲ I _NĂM HỌC: 2023 – 2024
PHẠM VĂN CỘI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9

PHẦN 1 (3 điểm):
Câu 1:
a) Thông điệp: Cha mẹ trải qua nhiều khó khăn, vất vả để sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta
thành người. Vậy nên hãy biết trân quý và bảo vệ bản thân thật tốt (0.5 điểm)
b) Hành động: Bảo vệ thân thể, rèn luyện sức khỏe, trau dồi đạo đức, trí tuệ,…(0.5 điểm)
(Gv chấm tùy theo diễn đạt của HS)
Câu 2:
- Lời dẫn trực tiếp: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi
việc mà thôi” (0.25 điểm). Đây là lời dẫn trực tiếp dẫn nguyên văn lời nói (0.25 điểm)
- Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: một giáo sư người Anh từng nói rằng cuộc sống này không có
thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi. (0.5 điểm)
Câu 3: Học sinh viết được đoạn văn từ 3 đến 5 câu về một thành công đã đạt được (trong cuộc
sống, trong học tập, trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè,…) (2 điểm)
(Gv chấm tùy theo diễn đạt của HS)
PHẦN 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về quan niệm “Sống chậm lại,
nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn” (2,0 điểm)
Tạo lập CÂU 1 a. Yêu cầu về kĩ năng
văn bản: - Nắm vững phương pháp viết nghị luận xã hội.
- Nội dung đầy đủ, rõ ràng, dẫn dắt hợp lý và nêu
được vấn đề.
- Văn trôi chảy, rõ ràng, thể hiện khả năng lí luận
tốt. Không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả,
dùng từ; trình bày rõ ràng.
b. Yêu cầu về kiến thức
1. Giải thích:
-“Sống chậm lại” là để cảm nhận những điều bình
dị và tốt đẹp trong cuộc sống, để nghĩ về cuộc sống 0,25đ
và mọi người xung quanh nhiều hơn.
- “Suy nghĩ khác đi” và là biết cách nhìn nhận,
đánh giá, lựa chọn những lối đi riêng.
- “Yêu thương nhiều hơn” là biết nghĩ, biết quan
tâm chăm sóc và hướng tới người khác nhiều hơn.
2 Bàn luận
- Sống chậm không có nghĩa là chậm chạp, lạc hậu

4
mà là sống một cách kỹ lưỡng, tránh những ồn ào,
hỗn tạp, a dua, ăn theo; tránh sống gấp, sống ẩu. 0,75đ
Sống lại chậm để ta biết mình vẫn còn nhiều thiếu
sót, biết mình phải cần cố gắng, cần nỗ lực hơn nữa
để hoàn thiện bản thân.
- Suy nghĩ khác không phải là những cách suy
nghĩ, cách nhìn lập dị, quái đàn, “bệnh hoạn”mà
phải là những suy nghĩ đem lại sự sống cho bản
thân, có sắc thái tích cực và có ích, đem lại những
điều ý nghĩa, lớn lao cho cuộc sống, xã hội. Nghĩ
khác đi còn giúp ta tìm thấy ánh sáng le lói nơi màn
đêm của bế tắc, đường cùng.
- Yêu thương nhiều hơn chính là mở rộng trái tim
mình trao yêu thương cho mọi người. Sống là biết
đi, biết thương yêu và chia sẻ, yêu chính là những
người đẹp tinh thần ấm áp nhất cần được trao đi.
Yêu thương là ngọn lửa cháy mãi, là nguồn sống
đẹp đẽ nuôi dưỡng mỗi tâm hồn chúng ta trở nên
đẹp đẽ, lương thiện và hoàn mĩ hơn.
3. Mở rộng vấn đề:
- Sống chậm giúp cho ta có khoảng lặng để rút
kinh nghiệm từ những điều thất bại và hi vọng cho
tương lai, giúp tâm hồn mỗi người trẻ tuổi trở thâm
trầm, sâu sắc, chín chắn và trưởng thành hơn. Suy 0,5đ
nghĩ tích cực, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn để
không rơi vào chán nản tuyệt vọng, biết lắng nghe
lòng mình; biết sống vị tha, bao dung, chia sẻ và
làm cho cuộc sống tốt đẹp.
- Phê phán lối sống thực dụng, cá nhân, cơ hội,
sống thử, sống gấp, thờ ơ, vô cảm trong một bộ
phận giới trẻ hiện nay.
4. Bài học nhận thức và hành động
- Mỗi chúng có một tâm hồn, một cách nghĩ khác
nhau, chỉ cần bạn ngừng lại nghĩ một chút, chịu
quan sát và để ý một chút, cuộc sống của bạn đã
thực sự khác rồi. 0,5đ
- Mỗi cuộc đời ta đang sống, mỗi hành trình ta
đang đi, dẫu có những chông gai, gian khó thì
mong rằng bạn đừng nản lòng bỏ cuộc, hãy chầm
chậm bước đi, nhìn lại những gì đã qua, dùng lí trí
để suy nghĩ và dùng trái tim để lựa chọn, hãy luôn
sống với một trái tim yêu thương nhất dành cho tất
thải mọi trong cuộc đời
Câu 2: Chọn một trong hai đề sau
Đề 1: Em hãy vào vai nhân vật trong tác phẩm văn học, viết bài văn kể lại một tác phẩm truyện
đã học trong chương trình Ngữ văn 9 Học kì I.
(Lưu ý: Có sử dụng yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, … khi kể
chuyện)
5
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài văn kể chuyện theo tác phẩm truyện.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng nhiều thao tác kể chuyện, đặc biệt phải nắm vững thao tác sử dụng ngôi kể cho
phù hợp yêu cầu đề (ngôi thứ nhất).
- Lời văn trôi chảy, sắp xếp thứ tự kể hợp lý; không mắc lỗi diễn đạt; không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. Chú ý cách trình bày lượt lời của nhân vật, cách dẫn
trực tiếp, gián tiếp ……
b. Yêu cầu về kiến thức:
Mở bài: (0,5 điểm)
- Giới thiệu câu chuyện định kể.
- Để lại dấu ấn, bài học gì? ....
Thân bài: (3,0 điểm)
- Xây dựng, sáng tạo cốt truyện dựa trên nội dung, hình ảnh, chi tiết trong bài thơ hoặc tác
phẩm truyện được kể.
- Trình bày thứ tự sự việc cần kể dựa trên nội dung của tác phẩm.
- Rút ra bài học ý nghĩa.
Kết bài: (0,5 điểm)
- Cảm xúc, suy nghĩ của em.
(GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá.
Bài làm không thực hiện các tiêu chí trên, tùy từng mức độ GV linh hoạt cho điểm.)
Đề 2: Viết bài văn nghị luận văn học về vẻ đẹp của người lao động qua Bài thơ “Đoàn thuyền
đánh cá” từ đó nêu tác động của bài thơ đối với em.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng các luận điểm vào bài văn
- Lời văn trôi chảy, sắp xếp luận điểm hợp lý; không mắc lỗi diễn đạt; không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.
b. Yêu cầu về kiến thức:
*Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
*Thân bài:
- Khái quát: Hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, khát quát chủ đề hoặc nội dung đoạn thơ
- Nêu cảm nhận:
+ Ở khổ thơ thứ ba, chúng ta thấy được rằng những con thuyền thật sự là những “chiến hạm” với
“chiến binh” là những ngư dân:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
+ Người lao động biển cả tiếp tục hiện ra dưới ngòi bút của nhà thơ Huy Cận với vẻ đẹp của sự
lạc quan,
yêu đời :
“Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”
6
*Tác động của tác phẩm đối với bản thân:
Có người nói rằng “Thơ bắt rễ từ cuộc đời, nở hoa nơi từ ngữ” . Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá
của Huy
Cận là bài thơ được sinh ra từ chuyến đi thực tế vùng biển Hòn Gai để đánh dấu sự hồi sinh cảm
xúc của tác giả đối với cuộc sống. Và vì thế, đến nay, bài thơ vẫn còn sức sống đem đến cho em
những cảm xúc đẹp và nhận thức mới mẻ về quê hương đất nước mình. Từ hình ảnh ngư dân
trong bài thơ, em hiểu lao động đánh cá thật nhọc nhằn đầy hiểm nguy, nếu không có tình yêu
công việc thì ngư dân không gắn bó đời mình với nghề đi biển lâu như vâỵ. Và cũng qua bài thơ
em thấy biển Việt Nam mình thật đẹp, thật giàu có đáng để tự hào ! Nhà thơ đã khéo léo thắp lên
trong em tình cảm đẹp về con người lao động . Ngư dân - người lao động bình dân , bằng tình
yêu và kinh nghiệm đi biển của mình đã góp phần cho cuộc sống chung của chúng ta những
hương vị biển cả thật tuyệt vời. Bài thơ khiến trong em có mong muốn thiết tha được một lần
khám phá vẻ đẹp biển đêm, được một lần cùng lao động với ngư dân..Trước mắt, em sẽ cùng các
bạn học tập thật tốt, rèn luyện những kĩ năng để sau này trở thành lực lượng lao động trẻ có tri
thức, có tình yêu đẹp với lao động …..
*Kết bài: Cảm nhận chung về tác phẩm
* Biểu điểm:
Điểm 4 - 5:
- Đáp ứng tốt, đầy đủ các yêu cầu về nội dung và kỹ năng. Văn viết mạch lạc, có các yếu tố tự
nhiên, đầy đủ, câu chuyện ý nghĩa, sâu sắc. (4.5 - 5đ)
- Đáp ứng khá tốt các yêu cầu nêu trên. (4đ)
Điểm 3 - 3.75:
- Đáp ứng các yêu cầu trọng tâm, diễn đạt mạch lạc, bài có nhiều ý, có yếu tố còn ít, có thể sai
ít lỗi chính tả
- Trình bày được câu chuyện. Diễn đạt đôi chỗ chưa mạch lạc, thiếu miêu tả và biểu cảm, sai
chính tả đôi chỗ.
Điểm 1 – 2.75:
- Bài văn chưa có bố cục rõ ràng, bố cục chưa hoàn chỉnh, ý trình bày còn sơ sài, diễn đạt
vụng về, kể chưa trọn vẹn câu chuyện, sai chính tả. (2 – 2.75đ)
- Chưa nắm được nội dung và phương pháp làm bài, lan man, ý rời rạc, không kể được kỉ
niệm. (1.25 – 1.75đ)
- Kỹ năng làm bài yếu.
- Chỉ viết một đoạn. (0.5->1đ)
Điểm 0:
- Bỏ giấy trắng.
* Lưu ý:
- Lạc đề: cao nhất 2đ
- Lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp: - 0.25đ -> 1đ ( tùy theo mức độ).
- Không có mở bài, kết bài: - 0.5đ

You might also like