You are on page 1of 4

2.

Các nhóm vi khuẩn và vai trò của chúng trong hệ sinh thái của khoang miệng:

2.1. Cầu khuẩn Gram (+)

2.1.1. Streptococci

Nhóm Mutans (streptococcus mutans)

- Hoại tử xương và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn


- Trên bề mặt cứng trong miệng như rang, hàm giả, hoạt động như tác nhân
gây bệnh cơ hội
- Sâu răng

Vai trò trong sâu răng:

+ Tương tác với màng phím

+ Chuyển hóa, lên men đường tạo acid

+ Tồn tại trong môi trường acid

Nhóm Salivarius (Streptococcus sallivarius)

- Ưu tiên phát triển ở các bề mặt niêm mạc, đặc biệt là lưỡi
- Chuyển hóa Sucrose tạo Levan
- Không được coi là tác nhân gây bệnh quan trọng

Nhóm Anginosus (Streptococcus anginosus)

- Phân lập dễ dàng từ mảng bám răng và bề mặt niêm mạc


- Tác nhân quan trọng gây các tổn thương sinh mủ nghiêm trọng ở người
- Không có khả năng sản xuất polysaccharides ngoại bào

Nhóm Mitis (Streptococcus mitis)

- S.sanguinis và S.gordonii là những vi sinh vật cư trú đầu trên bề mặt răng
- Sản xuất glucans ngoại bào góp phần sự hình thành mảng bám
- S.sanguinis sản xuất protease có thể phân cắt IgA
- S.gordonii có khả năng gắn với α-amylase trong nước bọt, ly giải tinh bột,
che giấu kháng nguyên
- S.oralis sản xuất neuraminidase (enzyme có khả năng loại bỏ acid sialic của
mucin trong nước bọt) và IgA protease
- Tác nhân gây bệnh cơ hội, đặc biệt viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

2.1.2. Các cầu khuẩn Gram (+) khác


- Vi khuẩn Gram (+) kỵ khí chủ yếu phân lập được từ răng trong trường hợp sâu
răng, nhiễm trùng tủy răng, các hình thức tiến triển của bệnh nha chu và từ các ổ áp
xe răng

- Enterococci tìm thấy trong miệng những người suy giảm miễn dịch hoặc bệnh
nhân viêm nha chu kháng, tủy răng tổn thương

2.2 Vi khuẩn Gram (+) hình que và sợi

2.2.1. Actinomyces

- Thành phần chính của mảng bám răng, đặc biệt ở tại vị trí khe nướu

- Tăng số lượng ở bệnh nhân viêm nướu

2.2.2. Eubacterium và các chi có liên quan

- Vi khuẩn kỵ khí bắt buộc

- Tìm thấy trong túi nha chu, ổ áp xe

2.2.3. Lactobacillus

Chiếm 1% vi khuẩn ở mảng bám răng và ở lưỡi. Đóng vai trò quan trọng khởi phát
sâu răng.

2.2.4. Các chi khác Propionbacterium spp.

P.acnes, P.propionicus: Vi khuẩn kỵ khí bắt buộc được tìm thấy trong mảng bám
răng.

2.3. Các cầu khuẩn Gram (-)

2.3.1. Neisseria

Phân lập được từ hầu hết vị trí trong miệng. Tiêu thụ oxy tạo môi trường kỵ khí.
Sản xuất polysaccharide ngoại bào

2.3.2. Moraxella catharrharis

Là tác nhân gây bệnh đường hô hấp trên, nhưng cũng được coi là tác nhân gây
bệnh cơ hội; nhiều chủng có thể sản xuất β-lactamase dẫn đến biến chứng trong
quá trình điều trị kháng sinh.

2.3.3. Veillonella

Vi khuẩn kỵ khí bắt buộc trong mảng bám răng.


Có thể làm giảm tác hại của acid lactic bằng các chuyển chúng thành các acid yếu
(chủ yếu là acid propionic)

2.3.4. Megasphaera

Là cầu khuẩn Gram (-) kỵ khí được phân lập từu mảng bám răng trong một số
trường hợp

2.4. Các trực khuẩn Gram (-)

2.4.1. Các vi khuẩn kỵ khí tùy tiện và ưa CO2

Actinobacillus actinomycetemcomitans

- Tác nhân gây bệnh nha chu trầm trong

- Xâm lấn tế bào biểu mô

- Sản sinh nội độc tố (Leukotocin, collagenase, protease có khả năng loại bỏ
IgG…)

- Tác nhân gây bệnh cơ hội (viêm nội tâm mạc, áp xe não, viêm tủy xương…)

2.4.2. Các vi khuẩn kỵ khí bắt buộc

Porphyromonas

- Không có khả năng chuyển hóa cacbonhydrat, sử dụng protein và peptide


cho tăng trưởng và phát triển
- P.gingivalis phân lập được vị trí dưới nướu; có khả năng sản xuất protease,
haemolysin, chất chuyển hóa gây độc tế bào
- Sản xuất yếu tố hủy hoại mô và né tránh hệ miễn dịch.

Fusobacterium

- Cấu trúc dạng sợi dài


- Có khả năng loại bỏ lưu huỳnh để tạo ra ammoniac, butyrate, hydrogen
sulphide và methyl mercaptan, chính các hợp chất gây ra hôi miệng
- Fusobacteria có thể gắn kết với hầu hết các vi khuẩn ký sinh khác ở khoang
miệng

You might also like