You are on page 1of 39

VI KHUẨN HỌC TRONG

BỆNH NHA CHU


RHM20B
Trường Đại học Y dược Huế
MỤC TIÊU HỌC TẬP

I. Mô tả được hệ tạp khuẩn ở:


Người lành mạnh
Người bị viêm nướu
Người bị viêm nha chu mạn
Người bị viêm nha chu có bệnh toàn thân

II. Nêu được tính đặc thù của vi khuẩn gây bệnh nha
chu

III. Phân tích được những yếu tố độc hại của vi


khuẩn gây bệnh nha chu
NỘI DUNG

I. Các loại vi II. Hệ tạp khuẩn


khuẩn hiện diện của bệnh nha
trong miệng chu

III. Tính đặc thù IV. Yếu tố độc hại


của vi khuẩn của vi khuẩn gây
gây bệnh nha bệnh nha chu
chu

V. Khả năng gây


bệnh của một số
vi khuẩn điển
hình
I. Các loại vi khuẩn hiện diện trong miệng

⚫ Khoang miệng là một hệ sinh thái động, hệ vi sinh vật hiện diện trong môi
trường miệng hầu hết là vi khuẩn, nấm. Hiểu được cấu trúc, chức năng và
hoạt động vi sinh học của vi sinh vật trong miệng là hiểu được sự tồn tại
của vi sinh vật và khả năng gây bệnh của chúng
⚫ Ước tính trong khoang miệng có hơn 700 loài vi khuẩn được phát hiện (1/2
trong số đó vẫn chưa nuôi cấy được) và hơn 400 trong số này cư trú
trong túi nha chu. Trong bất kì mẫu mảng bám nào cũng phát hiện ít nhất là
30 loài vi khuẩn. Vì vậy màng sinh học trên bề mặt răng có thể là một trong
những màng sinh học phức tạp nhất có trong tự nhiên

-> Tại sao màng sinh học trên bề mặt răng (màng sinh học mảng bám
răng) là một trong những màng sinh học phức tạp nhất có trong tự
nhiên?
I. Các loại vi khuẩn hiện diện trong miệng

-> Có 3 lý do chính:
1/ Bề mặt răng là chỗ bám rất chặt cho vi khuẩn trú ngụ lâu dài và tạo cơ hội
cho các hệ sinh thái vô cùng phức tạp phát triển (hình dạng răng, sự thay đổi
cấu trúc răng, các vị trí tiếp giáp răng,…)

2/ Nguồn dinh dưỡng khá dồi dào cũng như khả năng tương tác với nhau đặc
biệt của các vi khuẩn trong màng sinh học (hỗ trợ và cạnh tranh)

3/ Vi khuẩn trong màng sinh học kháng với kháng sinh 1000 đến 1500 lần so
với khi “ở một mình” (nồng độ kháng sinh trong màng, pH, chuyển hóa chậm
của vi khuẩn,..). Đặc tính này của màng sinh học khiến cho việc điều trị bệnh
nha khu bằng thuốc kháng sinh dễ gặp thất bại
I. Các loại vi khuẩn hiện diện trong miệng

Nhắc lại:

- Nguyên tắc xác định vi khuẩn: đầu tiên, ta xác định tính chất bắt màu
Gram của vi khuẩn, sau đó xác định hình thái tế bào -> từ đó ta có thể mô
tả: Cầu khuẩn Gram dương hay trực khuẩn Gram âm,..Tiếp theo đó, ta
tiến hành các thử nghiệm xác định các tính chất đơn giản như khả năng
thích nghi với oxygen, tính di động -> từ đó ta có thêm các đặc tính của
các nhóm vi khuẩn: hiếu khí, kị khí, tùy nghi/ di động, không di động…

- Cách đặt tên vi khuẩn: hệ thống tên đôi, tên đầu chỉ giống với chữ cái đầu
viết hoa, tên sau là tính từ đặc tả không viết hoa, cả hai tên được in
nghiêng, tên giống có thể được viết tắt tên đầu. Ví dụ: Escherichia coli ->
E.coli
I. Các loại vi khuẩn hiện diện trong miệng

Các nhóm vi khuẩn trong miệng


2/ Vi khuẩn Gram âm
a/ Cầu khuẩn
1/ Vi khuẩn Gram dương
a/ Cầu khuẩn

b/ Trực khuẩn
b.1/ Kỵ khí tùy nghi và ưa CO2
b/ Vi khuẩn hình que và sợi
b.2/ Kỵ khí bắt buộc
I. Các loại vi khuẩn hiện diện trong miệng

1/ Vi khuẩn Gram dương


a/ Cầu khuẩn
- Streptococci: được phân lập từ tất cả các vị trí trong khoang miệng
+ Nhóm Mutans (S.mutans)
+ Nhóm Salivarius (S.salivarius)
+ Nhóm Anginosus (S.anginosus)
+ Nhóm Mitis (S.mitis)
- Các cầu khuẩn Gram dương khác
b/ Vi khuẩn hình que và sợi
- Actinomyces: thành phần chính của mảng bám răng, đặc biệt là ở các vị trí xung quanh khe
nướu. Chúng có thể được tìm thấy ở những bệnh nhân bị viêm nhiễm sâu ở chân răng và số
lượng vi khuẩn này tăng khi bệnh nhân bị viêm nướu
- Eubacterium và các chi có liên quan: chiếm hơn 50% vi khuẩn kỵ khí trong túi nha chu và rất phổ
biến trong các ổ áp xe ở khu vực xương hàm và những vùng lân cận
- Lactobacillus: thường được phân lập từ khoang miệng, đặc biệt là ở các mảng bám răng và ở
lưỡi, mặc dù chỉ chiếm dưới 1% các vi khuẩn cư trú tại đây. Số lượng của chúng có thể tăng lên
trong những trường hợp tổn thương men răng và nhiễm trùng chân răng
- Các chi khác: Propionibacterium spp.,..
I. Các loại vi khuẩn hiện diện trong miệng

2/ Vi khuẩn Gram âm
a/ Cầu khuẩn
- Neisseria: hiếu kỵ khí tùy nghi, có thể phân lập được từ hầu hết các vị trí trong
khoang miệng. Đây là một trong những loại vi khuẩn cư trú đầu tiên ở răng, góp
phần quan trọng trong việc hình thành mảng bám bằng cách tiêu thụ oxy và tạo điều
kiện cho các vi khuẩn kỵ khí bắt buộc phát triển được
- Veillonella: kỵ khí bắt buộc, được phân lập từ hầu hết các bề mặt trong khoang
miệng và chúng xuất hiện với số lượng cao nhất trong mảng bám răng. Veillonella
spp. thiếu glucokinase và fructokinase, do đó chúng không thể chuyển hóa
carbonhydrat. Thay vào đó, chúng tạo ra một số chất chuyển hóa trung gian, ví dụ
như lactat, sử dụng như một nguồn năng lượng, do đó, đóng vai trò quan trọng trong
việc hình thành mảng bám răng và cũng góp phần vòa nguyên nhân của sâu răng.
Acid lactic là acid mạnh nhất được sản xuất với số lượng đáng kể bởi các vi khuẩn
trong khoang miệng và có liên quan đến sự hủy hoại men răng
- Megasphaera
- Moraxella catharrhalis
I. Các loại vi khuẩn hiện diện trong miệng

b/ Trực khuẩn

b.1/ Kỵ khí tùy nghi và ưa CO2


- Haemophilus : loài tìm thấy nhiều nhất trong miệng là H.parainfluenzae.
H.parahaemolyticusis được phân lập từ mô mềm trong khoang miệng nhưng đây
không phải là thành viên thường trú của hệ vi sinh vật đường miệng. Các vi khuẩn
trước đây được xếp loại là Haemophili, hiện nay đã được xếp vào chi mới,
Aggregabacter, ví dụ như A. aphrophilus
- Actinobacillus actinomycetemcomitans, là tác nhân liên quan đến viêm quanh
răng tiến triển ở thanh thiếu niên, chúng đã được xếp loại lại thành Aggregabacter
actinomycetemcomitans
- Eikenella corrodens
- Capnocytophaga có khả năng di động, được tìm thấy nhiều trong các mảng
bám dưới nướu trong viêm nướu
I. Các loại vi khuẩn hiện diện trong miệng

b/ Trực khuẩn
b.2/ Kỵ khí bắt buộc
- Chiếm một tỷ lệ lớn trong vi hệ của mảng bám răng và lưỡi
- Hầu hết các vi khuẩn kỵ khí bắt buộc cư trú trong khoang miệng thuộc các chi
Prevotella và Porphyromonas. Một số vi khuẩn từ những chi này tạo khuẩn lạc
với sắc tố màu nâu đen đặc trưng khi phát triển trên môi trường thạch máu. Sắc
tố này có thể hoạt động như một cơ chế bảo vệ giúp bảo vệ các vi khuẩn khỏi
những ảnh hưởng độc hại của oxy. Những sinh vật này được gọi chung là vi
khuẩn kỵ khí sinh sắc tố màu đen
- Một nhóm lớn khác là chi Fusobacterium, sản xuất sản phẩm đặc trưng là acid
butyric. Fusobacteria có thể gắn kết với hầu hết các vi khuẩn ký sinh khác trong
khoang miệng, do đó chúng được cho là một phần quan trọng cho cầu nối giữa
các vi sinh vật cư trú sớm và muộn trong quá trình hình thành mảng bám
I. Các loại vi khuẩn hiện diện trong miệng

- Năm 1998, Sigmund Socransky và đồng nghiệp của ông tại Viện
Forsyth ở Boston, MA, tiến hành một nghiên cứu để xác định phức hợp
vi sinh vật khác nhau trong màng sinh học (mảng bám răng) dưới nướu.
Đối với điều này, họ đã kiểm tra số lượng lớn mẫu mảng bám từ tổng số
185 người tham gia, trong đó 160 người bị viêm nha chu và 25 người
không bị bệnh. Mẫu mảng bám dưới nướu được thu thập từ mặt trong
của mỗi răng.Trong tổng số 13.261 mẫu, 40 phân loại dưới nướu đã
được xác định với sự giúp đỡ của toàn bộ đầu dò DNA bộ gen và DNA-
DNA lai hóa

-> 5 phức hợp vi sinh vật chính được xác định trong nghiên cứu tương ứng
là:
I. Các loại vi khuẩn hiện diện trong miệng

- Phức hợp tím, vàng và xanh lá được xem như là phức hợp vi khuẩn
tương hợp với sức khỏe mô nha chu
- Phức hợp cam và đỏ gồm có những vi khuẩn có tiềm năng gây bệnh nha
chu (theo Haffajee và cs, 1999)
II. Hệ tạp khuẩn của bệnh nha chu

A/ Quá trình hình thành hệ tạp khuẩn gây bệnh nha chu?

4 nhóm vi khuẩn đến sớm


- Vi khuẩn đến sớm nhất bám trên bề mặt răng là các loài Actinomyces
- Tiếp theo, 3 phức hợp vi khuẩn đến sớm là:
+ Phức hợp vàng: gồm các liên cầu khuẩn như Streptococcus sanguis
+ Phức hợp xanh: gồm các vi khuẩn Capbocytophaga, A.actinomycetecomitans
+ Phức hợp tím: V.parvula, A.odontolyticus
II. Hệ tạp khuẩn của bệnh nha chu

-> Những vi khuẩn trong các phức hợp này có liên hệ mật thiết với nhau và tạo
tiền đề cho những vi khuẩn Gram (-) chiếm ưu thế đến sau, đó là những vi
khuẩn phức hợp cam và phức hợp đỏ
- Những vi khuẩn thuộc phức hợp cam: Campylobacter spp.,
Fusobacterium.spp,…
- Những vi khuẩn thuộc phức hợp đỏ: P.gingivalis, T.denticola
II. Hệ tạp khuẩn của bệnh nha chu
II. Hệ tạp khuẩn của bệnh nha chu

- Các vi khuẩn phức hợp cam, đỏ là những vi khuẩn có liên quan tới sự khởi phát và tiến triển của
các bệnh nha chu, chủ yếu là viêm nha chu mạn. P.gingivalis và T.denticola là hai trong số ba vi
khuẩn được Hội thảo về Nha chu của Hiệp hội Nha chu Hoa Kỳ (1996) coi là tác nhân gây bệnh
nha chu. Tác nhân gây bệnh thứ ba chính là A.actinomycetemcomitans, xác định dựa trên vai trò
của nó trong các thể bệnh viêm nha chu tấn công

- Mô hình cư trú của vi khuẩn miệng theo không gian và thời gian cho thấy sự gắn kết giữa những vi
khuẩn tới sớm và vi khuẩn tới muộn trên bề mặt răng, vi khuẩn F. nucleatum là cầu nối trung gian,
loài này có thể gắn kết với các loài đến sau, trong đó có các loài là tác nhân gây bệnh nha chu
II. Hệ tạp khuẩn của bệnh nha chu

Tiêu chuẩn để đánh giá một tác nhân có thể gây bệnh nha chu (Sigmund Socransky )

• Phải liên quan tới bệnh, cụ thể là có sự tăng số lượng vi khuẩn ở những vị trí bệnh

• Phải bị loại bỏ hoặc giảm đi ở những vị trí đã được điều trị trên lâm sàng

• Phải gây đáp ứng ở ký chủ, biểu hiện bằng những thay đổi đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn
dịch qua trung gian tế bào ở ký chủ

• Phải có khả năng gây bệnh trên mô hình động vật trong phòng thí nghiệm

• Phải có những độc tố làm cho vi khuẩn có khả năng phá hủy mô nha chu

-> A.actinomycetemcomitans và P.gingivalis được công nhận là các vi khuẩn gây bệnh nha chu cũng dựa
vào những tiêu chuẩn này
II. Hệ tạp khuẩn của bệnh nha chu

B/ Các vi khuẩn liên quan đến các dạng bệnh nha chu

- Mỗi dạng bệnh lý nha chu kết hợp với 1 hệ vi khuẩn dưới nướu với các vi khuẩn đặc thù
- Các vi khuẩn đặc thù -> trực khuẩn Gram âm, kỵ khí : Porphyromonas gingivalis,
Prevotella intermadia, Fusobacterium nucleatum, Campylobacter rectus, Aggregatibacter
actinomycetemcomitans, Eikenella corodens...
- Giả thuyết mảng bám đặc hiệu đưa ra quan niệm như sau: “nguyên nhân của bệnh nha
chu là do một phức hợp vi khuẩn gây ra chứ không phải chỉ có một loại vi khuẩn, mỗi
nhóm vi khuẩn sẽ tạo ra một thực thể lâm sàng”
- Quan điểm về bệnh căn bệnh nha chu cho rằng có 3 nhóm yếu tố quyết định sự xuất hiện
bệnh nha chu:
(1) tính nhạy cảm của ký chủ
(2) sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh
(3) sự vắng mặt của các vi khuẩn bảo vệ
II. Hệ tạp khuẩn của bệnh nha chu

1/ Hệ tạp khuẩn ở người lành mạnh


- Đa số là vi khuẩn hiếu khí, tùy nghi (75%), nhiều vi khuẩn Gram (+) –> 85%, ít vi khuẩn
Gram âm (-) -> 15%. Ngoài ra, cũng có thể có một ít xoắn khuẩn và vi khuẩn di động nhưng
không quá 5%.
- Gram (+): Streptococcus và Actinomyces: S.sanguis, S.mitis, A.viscous, A.naelundii
- Gram (-): Prevotella intermedia, Fusobacterium nucleatum, Capnocytophaga

- Các vi khuẩn được xem là những vi khuẩn có lợi, hay vi khuẩn bảo vệ ký chủ gồm có
S.sanguis, V.parvula và C.ochraceus. Những vi khuẩn này ngăn ngừa sự tạo khúm và tăng
sinh của những vi khuẩn gây bệnh nha chu

-> Cơ chế?
S.sanguis sản xuất H2O2, chất này gây độc cho A.actinomycetemcomitans
II. Hệ tạp khuẩn của bệnh nha chu

2/ Hệ tạp khuẩn ở người viêm nướu


- Gồm 56% vi khuẩn Gram (+) và 44% vi khuẩn Gram (-), cũng như 59% vi khuẩn hiếu khí
không bắt buộc và 41% vi khuẩn kỵ khí:
+ Vi khuẩn Gram dương: A. naeslundii, S. sanguis, S. mitis, S. oralis và
Peptostreptococcus micros
+ Vi khuẩn Gram âm: F. nucléatum, P. intermedia, Capnocytophaga, Veillonella parvula,
Wolinellarecta, Heamophilus. Ngoài ra, còn có xoắn khuẩn và vi khuẩn di động chiếm 20%

Câu hỏi: Ở bệnh nhân có thể địa đặc biệt là phụ nữ mang thai đến khám sức khỏe  răng
miệng, hãy giải thích cơ chế thuận lợi phát triển vi khuẩn P.i ntermedia ở bệnh nhân mang
thai?

-> Bệnh viêm nướu do mang thai là một hiện tượng viêm cấp mô nha chu ở người mang thai.
Ở phụ nữ mang thai đến tuần lễ thứ 21 của thai kỳ thì tỉ lệ vi khuẩn Gram âm yếm khí có thể
lên đến 39%, trong đó Prevotella intermedia chiếm đa số. Sự gia tăng chọn lọc loại vi khuẩn
này có liên quan đến sự gia tăng Oestradiol và Progestérone ở trong máu và dịch nướu. Hai
chất này là yếu tố tăng trưởng tạo thuận lợi cho sự phát triến của Prevotella intermedia
II. Hệ tạp khuẩn của bệnh nha chu

3/ Hệ tạp khuẩn ở người viêm nha chu mạn

Note: Viêm nướu là tiền đề của bệnh viêm nha chu, trước khi viêm nha chu xảy ra thì bắt
buộc bệnh nhân phải có viêm nướu. Ngược lại, viêm nướu không phải luôn luôn diễn tiến
sang viêm nha chu, nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm nướu trong một thời gian dài nhưng
không bao giờ bị phá hủy mô nha chu hay bị mất bám dính
II. Hệ tạp khuẩn của bệnh nha chu

3/ Hệ tạp khuẩn ở người viêm nha chu mạn

- Hệ tạp khuẩn ở khe nướu của bệnh viêm nha chu mạn có 10% vi khuẩn tùy nghi, 90% vi
khuẩn yếm khí, 25% vi khuẩn Gram (-), 75% vi khuẩn Gram (+)
- Tăng xoắn khuẩn (Treponema)
II. Hệ tạp khuẩn của bệnh nha chu

3/ Hệ tạp khuẩn ở người viêm nha chu mạn

-> So sánh hệ vi khuẩn ở người khỏe mạnh, người bị viêm nướu, người bị viêm nha chu,
người ta thấy có sự chuyển biến vi khuẩn như sau:
- Từ Gram (+) sang Gram (-)
- Từ cầu khuẩn đến trực khuẩn (và ở giai đoạn sau thêm xoắn khuẩn)
- Từ vi khuẩn không di động sang vi khuẩn di động
- Từ hiếu khí tùy nghi sang kỵ khí bắt buộc
- Từ vi khuẩn lên men tới vi khuẩn ly giải protein
II. Hệ tạp khuẩn của bệnh nha chu

4/ Hệ tạp khuẩn ở người bị viêm nha chu có bệnh toàn thân

- Bệnh nhân có hệ thống miễn dịch suy yếu: vi khuẩn thường khu trú ở khe nướu hay túi
nha chu ở những bệnh nhân có hóa trị liệu lâu dài hay bệnh nhân cao tuổi (Acinebacter,
K.pneumonia, P.aeruginosa,..)
- Bệnh nhân bị nhiễm HIV: có hiện tượng nhiễm khuẩn mô nha chu trầm trọng do có hiện
tượng số lượng tế bào lympho T trong máu ngoại vi, mao mạch nướu. Viêm nướu trên
bệnh nhân này được thể hiện dưới ba dạng: (1) nướu viền đỏ thắm (2) điểm xuất huyết ở
nướu dính và nướu viền (3) ban đỏ lan tỏa. Hệ tạp khuẩn trong miệng gồm có A.
actinomycetemcomitans, F.nucelatum, W.recta,…và các vi khuẩn khác, kể cả vi khuẩn
đường ruột làm cho viêm nha chu trở nên trầm trọng, khó điều trị
II. Hệ tạp khuẩn của bệnh nha chu

4/ Hệ tạp khuẩn ở người bị viêm nha chu có bệnh toàn thân

- Bệnh đái tháo đường: hệ tạp khuẩn gồm có Capnocytophaga, P.intermedia -> hai loại vi
khuẩn này giữ vai trò quan trọng trong sự khởi phát bệnh nha chu. Bệnh nhân bị đái tháo
đường không lệ thuộc insulin nếu giữ vệ sinh răng miệng tốt sẽ giảm bớt tần số bị viêm
nha chu

- Ung thư máu: 50% những người bị ung thư máu có viêm nha chu nặng, áp xe nha chu.
Viêm nha chu trầm trọng ở người bị ung thư máu thường có gia tăng các loại vi khuẩn
như: K.pneumonia, P.aeruginosa, Staphylococcus,…

- Viêm nha chu hoại tử lở loét: chứa xoắn khuẩn chiếm từ 30-40%
III. Tính đặc thù của vi khuẩn gây bệnh nha chu

Ở người, khoang miệng chứa khoảng 700 loại vi khuẩn, chúng thiết lập mối quan hệ hợp
tác với nhau và tạo nên hệ tạp khuẩn cộng sinh (flore commensale), hệ tạp khuẩn này tương
hợp với tình trạng sức khoẻ của mô nha chu. Bản chất của các vi khuẩn gây bệnh nha chu
vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Ngày nay, các tác giả cho rằng:

- Bệnh nha chu không phải là bệnh được gây ra do 1 vi khuẩn chuyên biệt theo nguyên tắc"
một bệnh do một loại vi khuẩn” (ví dụ bệnh lao do Mycobacterium tuberculosis) mà là một
bệnh nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn gây ra. Trong bệnh nha chu người ta thấy có sự
hiện diện của vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí, vi khuẩn hiếu khí tùy nghi, mà trong đó số lượng vi
khuẩn kỵ khí chiếm đa số

- Bệnh nha chu xuất hiện là do sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh cơ hội, theo đó là sự
phá vỡ cân bằng giữa cơ thể và hệ tạp khuẩn cộng sinh -> sự xâm nhập của vi khuẩn gây
hại và bệnh biểu hiện khi số lượng của chúng phải đủ để vượt quá ngưỡng chịu đựng
của cơ thể vào đúng thời điểm, phải có sự hỗ trợ của các loại vi khuẩn khác để tạo
thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, phải có sự nhạy cảm của vật chủ đối
với vi khuẩn gây bệnh
IV. Yếu tố độc hại của vi khuẩn gây bệnh nha chu

1. Khả năng bám dính

- Vi khuẩn bám vào bề mặt răng nướu nhờ những cấu trúc: vỏ, sợi nhung mao, protein có
tính kết dính; dính vào tế bào biểu mô, nguyên bào sợi, hồng cầu, bạch cầu, màng đáy......vi
khuẩn cũng có thể kết dính giữa chúng với nhau

- Sự cạnh tranh giữa các loại vi khuẩn khác nhau trong cùng một môi trường cũng là yếu tố
quyết định cho sự bám dính
IV. Yếu tố độc hại của vi khuẩn gây bệnh nha chu

2. Yếu tố phá hủy mô

a/ Trực tiếp: Vi khuẩn phóng thích enzym và nội độc tố:


- Collagenase, pseudo-trypsine, peptidase, amino-peptidase..những chất này phá hủy mô liên
kết.
- Hyaluronidase, chondroitine-sulfatase... hủy hoại chất gian bào
- Ammoniac, acide béo, amines, indole, các hợp chất sulfure bay hơi...gây độc hại cho
nguyên bào sợi.
- Lipopolysaccharide của vi khuẩn Gram – có khả năng gây tiêu xương

b/ Gián tiếp
- Tiết chất trung gian gây viêm, phá hủy mô. Lipopolysaccharide có khả năng kích thích đại
thực
bào để phóng thích ra prostaglandins E (PGE2), interleukine-1 (IL-1): những chất này gây tiêu
xương
và làm tăng tính thấm thành mạch máu.
- Xâm nhập vào mô liên kết nướu như A. actinomycetemcomitans và P. gingivalis. Người ta
thấy một lượng lớn vi khuẩn này hiện diện ở mô liên kết của các bệnh nhân bị viêm nha chu
IV. Yếu tố độc hại của vi khuẩn gây bệnh nha chu

3. Yếu tố phá hủy hệ thống miễn dịch

- Một số vi khuẩn có khả năng lẩn trốn hàng rào bảo vệ và hệ thống bảo vệ tại chỗ của cơ
thể

- Vỏ bao của một số vi khuẩn chống lại được hiện tượng thực bào của tế bào bạch cầu đa
nhân, đơn nhân và đại thực bào
V. Khả năng gây bệnh của một số vi khuẩn điển hình

1. Porphyromonas gingivalis

- Trực khuẩn Gram(-), ngắn, không di động, kỵ


khí bắt buộc
- Điều kiện nuôi cấy và định danh: tăng trưởng
trong điều kiện kỵ khí, tạo màu tối (nâu, xanh
đen, đen) trên thạch máu do các sản phẩm
chuyển hóa từ máu (hemin)

Cấy vi khuẩn P.gingivalis Nhuộm vi khuẩn P.gingivalis P.Gingivalis dưới kính hiển vi
V. Khả năng gây bệnh của một số vi khuẩn điển hình

1. Porphyromonas gingivalis

Khả năng gây bệnh:


- Có fimbriae có khả năng bám dính, có lớp vỏ bảo vệ khỏi hiện tượng thực bào
- Tiết ra các Enzym gây tiêu protein như:
+ Collagenase: chia cắt collagen
+ Gelatinase: phân huỷ các collagen đã bị phá huỷ
+ Proteinnase: phân huỷ protein
+ Pseudo-trypsine: cắt các liên kết peptide
+ Phosphatase acid: gây tiêu xương
- Độc tố:
+ protease gây phá hủy các immunoglobulin (IgG, IgA, IgM), các yếu tố bổ thể: làm
tê liệt hệ thống miễn dịch
+ Sx yếu tố gây tiêu huyết và collagenase
+ Ức chế sự di chuyển của các bạch cầu đa nhân xuyên qua hàng rào biểu mô và
ảnh hưởng tới sự sản xuất hay phá hủy các cytokine
+ P. gingivalis có khả năng xâm nhập mô ký chủ
V. Khả năng gây bệnh của một số vi khuẩn điển hình

1. Porphyromonas gingivalis

Phương thức gây bệnh:


•P. gingivalis gây bệnh bằng cách sản xuất ra các độc tố như các polysaccharide,
fimbriae, hemaglutinin, chất gây tan huyết và các men phân hủy protein
•Arg- và Lys-cystein protease (còn gọi là gingipains ) là những men phân hủy peptid
quan trọng nhất do P. gingivalis tạo ra

Gingipains:
•Gingipains gồm 3 men protease liên quan tới cysteine có tác dụng thủy phân các
chuỗi peptid tại vị trí các nhóm carbonyl của Arginine và tận cùng Lysine
•Gingipains đóng vai trò then chốt trong quá trình tiến triển của bệnh viêm nha chu
ở người, đặc biệt làm tăng tích tụ vi khuẩn, ức chế đáp ứng bảo vệ của cơ thể, phá
hủy mô và làm thay đổi hệ thống miễn dịch của cơ thể.
•Gingipains còn giúp P. gingivalis xâm nhập sâu vào mô nha chu và vào máu gây
các biến chứng toàn thân.
V. Khả năng gây bệnh của một số vi khuẩn điển hình

2. Aggregatibacter actinomycetemcomitans

Cấu tạo:
- Trực khuẩn nhỏ, ngắn (0.4 – 1 μm) với 2 đầu tròn, Gram (-), không di động

- Nuôi cấy và định danh: khúm trên thạch máu có màu trắng trong, phẳng, không
tiêu huyết
• Môi trường nuôi cấy đặc biệt:
+ KS vancomycin và bacitrcin để ức chế sự tăng trưởng của các loài khác
+ 5 – 10% carbon dioxide làm cho khúm vi khuẩn có màu trắng trong và có cấu trúc dạng ngôi
sao
V. Khả năng gây bệnh của một số vi khuẩn điển hình

2. Aggregatibacter actinomycetemcomitans

Khả năng gây bệnh:


- Cũng có fimbriae, có khả năng bám dính
- Nội độc tố: lipopolysaccharide, leukotoxin (tạo những lỗ thủng trên bạch cầu hạt, tế
bào đơn nhân, lympho bào để tiêu diệt chúng do áp lực thẩm thấu). Lipopolysaccharide
của Aa có độc tính cao, kích thích ĐTB tiết cytokine: Int 1, PGE2: duy trì hiện tượng
viêm, tạo thuận loại cho tiêu huỷ mô
- collagenase (phá hủy mô liên kết)
- protease (có khả năng cắt IgG)
- leukotoxin: gây độc bạch cầu
- Sản xuất các chất gây tiêu xương
- Sản xuất các chất hoạt hoá tế bào lympho B
- Trốn tránh khả năng bảo vệ của cơ thể, tiêu huỷ các đại thực bào, phá huỷ hiện
tượng hoá ứng động của BC đa nhân trung tính
- Phá huỷ tế bào Lympho B và T
V. Khả năng gây bệnh của một số vi khuẩn điển hình

3. Treponema denticola
Cấu tạo: xoắn khuẩn, dài 5 - 15μm, đường kính vòng xoắn 0.5μ, có khoảng 3 – 8 vòng
xoắn, nhuộm Gram kém, âm tính

Điều kiện nuôi cấy và định danh: kỵ khí bắt buộc và môi trường chuyên biệt. Rất khó để
nuôi cấy Treponema denticola trên đĩa cấy, vì thế không xác định được vi khuẩn này
trên môi trường cổ điển. Nhận dạng và xác định số lượng chỉ có thể thông qua phân tích
DNA
Khả năng gây bệnh:
- Khả năng di chuyển trong môi trường nhầy nhớt làm cho chúng có thể di chuyển trong
dịch khe nướu và chui vào biểu mô và mô liên kết
- Khả năng phá hủy collagen và ngà răng
- T.denticola sản xuất các enzyme ly giải protein để phá hủy các immunoglobulin (IgA,
IgM, IgG) hay các yếu tố trong hệ thống bổ thể
Câu hỏi ôn tập

1. Nhóm vi khuẩn nào trong hệ tạp khuẩn của mảng bám răng sau đây thuộc nhóm đến trễ
A. Xanh dương (Actinomyces spp.)
B. Nhóm xanh lá
C. Nhóm tím
D. Nhóm cam

2. Vi khuẩn nào có khả năng bám dính với tất cả các loại vi khuẩn khác, liên kết giữa nhóm
tới sớm và tới trễ
E. Odontolyticus
F. T.forsythia
G. P.gingivalis
H. F.nucleatum

3. Vi khuẩn nào sau đây là xoắn khuẩn


A. T.denticola
B. F.nucleatum
C. T.forsythia
D. P.gingivalis
Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Bích Vân, 2021, Nha chu học (tái bản lần thứ hai, có chỉnh
sửa và bổ sung), nhà xuất bản y học, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

2. Trường Đại học Y Hà Nội, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, 2021, Sinh học
miệng và Sinh lý răng miệng

3. Nguyễn Thị Bích Vân, 2022, Bài giảng Vi khuẩn học trong bệnh nha chu

4. Richard, J. L, George, N. H. and Howard, F. J. (2014), Oral microbiology


and immunology, second edition, ASM Press

5. Bathla, S. (2017), Textbook of periodontics (first ed), Jaypee Brothers


Medical Publishers

You might also like